Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.88 KB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HẰNG

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRUYỆN VIẾT CHO
THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ HẰNG

ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TRUYỆN VIẾT CHO
THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2012



1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................7
6. Cấu trúc luận văn.....................................................................................7
Chương 1: CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN HỌC VIẾT CHO
THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN.........................................8
1.1. Khái niệm văn học viết cho thiếu nhi.................................................8
1.2. Bức tranh văn học viết cho thiếu nhi từ 1975 đến nay.....................9
1.2.1. Văn học thiếu nhi 1975 - 1985: giai đoạn chuẩn bị cho sự đổi mới...........9
1.2.2. Văn học thiếu nhi 1986 đến nay: giai đoạn đổi mới trên mọi
phương diện...................................................................................................16
1.3. Cơ duyên với văn học viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần........ 26
1.3.1. Vài nét tiểu sử .......................................................................................26
1.3.2. Sự chuẩn bị vốn sống, vốn văn hóa ........................................................27
1.3.3. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về truyện viết cho thiếu nhi ............30
Chương 2: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN....................32
2.1. Nhân vật người lớn..............................................................................32
2.1.1. Góc nhìn về nhân vật người lớn..........................................................32
2.1.2. Nhân vật bố, mẹ..................................................................................36
2.1.3. Những người hàng xóm thân thiết......................................................46
2.2. Nhân vật trẻ em....................................................................................51



2
2.2.1. Con mắt bạn bè nhìn về trẻ em...........................................................51
2.2.2. Những nhân vật giàu cảm xúc.............................................................54
2.2.3. Những nhân vật tự chủ, đầy cá tính....................................................62
2.3. Thiên nhiên, môi trường......................................................................68
2.3.1. Tâm thế nói về thiên nhiên, môi trường..............................................68
2.3.2. Thiên nhiên nguyên sơ, thuần khiết....................................................70
2.3.3. Thế giới đồ vật....................................................................................75
Chương 3: ĐẶC SẮC VỀ NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU VÀ TỔ CHỨC
VĂN BẢN TRONG TRUYỆN VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA
NGUYỄN NGỌC THUẦN ..........................................................................78
3.1. Đặc sắc về ngôn ngữ............................................................................78
3.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện.................................................................78
3.1.2. Ngôn ngữ đối thoại.............................................................................84
3.1.3. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm................................................................91
3.2. Đặc sắc về giọng điệu...........................................................................96
3.2.1. Giọng điệu trữ tình trong trẻo.............................................................96
3.2.2. Giọng điệu triết lý hồn nhiên..............................................................100
3.2.3. Giọng điệu giễu cợt tinh quái.............................................................105
3.3. Đặc sắc trong tổ chức văn bản............................................................108
3.3.1. Kết cấu “thơ”......................................................................................108
3.3.2. Kết cấu xâu chuỗi................................................................................113
3.3.3. Sự kết hợp kênh chữ và kênh hình.......................................................119
KẾT LUẬN..................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................126


1


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học thiếu nhi là bộ phận cấu thành và có vị trí đặc biệt trong
nền văn học dân tộc. Văn học thiếu nhi có vai trò quan trọng trong việc hình
thành nhân cách và làm giàu có tâm hồn con người ngay từ thời thơ ấu. Văn
học viết cho thiếu nhi ở nước ta ra đời khá muộn nhưng đã có những bước
phát triển mạnh mẽ với những tác giả nổi bật như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ
Quảng, Trần Đăng Khoa... Tiếp bước những thế hệ nhà văn đi trước là sự xuất
hiện của những nhà văn viết cho thiếu nhi cũng rất tâm huyết như Nguyễn
Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc
Thuần… Nguyễn Ngọc Thuần là nhà văn trẻ có sức viết khá dồi dào và đặc
biệt có duyên với truyện viết cho thiếu nhi. Chỉ trong một thời gian ngắn,
bằng sự lao động miệt mài, nghiêm túc và khả năng sáng tạo tuyệt vời
Nguyễn Ngọc Thuần đã cho ra đời hàng loạt các tác phẩm hay, càng viết càng
trở nên cuốn hút, càng gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả. Sự xuất hiện
của anh làm bao người phải ngỡ ngàng bởi một giọng văn trong trẻo đến lạ
thường. Tác phẩm của anh không chỉ thu hút bạn đọc trẻ tuổi mà còn nhận
được sự quan tâm của độc giả lớn tuổi bởi ai cũng thấy được hình ảnh tuổi thơ
của mình trong đó, thấy được cả miền kí ức xa xôi mà lâu nay đã bị lãng
quên, nó là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đông đảo bạn đọc. Bởi
thế, ai đã từng đọc tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần dù chỉ một lần cũng
không thể nào quên được nghệ thuật viết truyện hết sức độc đáo và đặc sắc
cái làm nên phong cách riêng của anh.
1.2. Viết truyện cho thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần thuộc thế hệ nhà
văn đi sau. Trước anh đã có những tác giả như Phạm Hổ, Nguyễn Quang
Sáng, Võ Quảng… Các tác phẩm của họ thường phản ánh thực tế đất nước


2

trong thời kì đau thương khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Nó đã gợi cho người đọc lớn tuổi cảm giác như sống lại thời thơ trẻ thử thách,
đầy gian khổ của chính mình và giúp cho thế hệ trẻ hôm nay có thể cảm hiểu
được một thời gian khổ mà hào hùng của cha anh mình. Với Tô Hoài, tạm
biệt chú dế mèn phiêu lưu, ông đưa đến cho người đọc trẻ tuổi một lối viết
truyện mới kết hợp giữa lịch sử với huyền thoại giúp họ tiếp nhận được những
tri thức lịch sử và văn hóa một cách dễ dàng qua bộ ba tác phẩm Nhà Chử,
Đảo hoang và Truyện nỏ thần. Trong những năm gần đây, Nguyễn Nhật Ánh,
Lê Cảnh Nhạc, Nguyễn Ngọc Thuần… cũng là những tác giả viết cho thiếu
nhi được chú ý. Nguyễn Ngọc Thuần nổi lên như là một hiện tượng bởi những
tác phẩm anh sáng tác hầu như đều đạt giải thưởng cao trong các cuộc thi viết
cho thiếu nhi. Phải kể đến là Giăng giăng tơ nhện - Giải 3 cuộc vận động sáng
tác văn học tuổi 20 lần 2; Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - Giải A cuộc thi văn
học thiếu nhi “Vì tương lai đất nước lần 2” do Nxb Trẻ và Hội Nhà văn TP.
Hồ Chí Minh tổ chức. Năm 2007, cuốn sách này được phát hành tại Thụy
Điển với bản dịch của Trần Hoài Anh và nhận giải thưởng Piter Pan; Một
thiên nằm mộng - Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của Nxb Kim
Đồng năm 2001 - 2002; Nhện ảo - Giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu
nhi năm 2003 và tác phẩm Trên đồi cao chăn bầy thiên sứ đoạt giải B (không
có giải A) cuộc thi sáng tác văn học cho tuổi trẻ do Nxb Thanh Niên phối hợp
với Nxb Văn nghệ tổ chức. Ngoài ra, anh còn xuất bản nhiều tập truyện khác
như Chuyện tào lao, Tuổi 20, Cha và con và tàu bay… Để đạt được những
giải thưởng danh giá như vậy, bên cạnh nội dung phong phú là sự sáng tạo
nghệ thuật đặc sắc tài tình. Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần chính là điều mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu.
1.3. Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu văn học thiếu nhi nói
chung và truyện viết cho thiếu nhi nói riêng được quan tâm chú ý. Nhìn chung


3

các công trình mới đi vào nghiên cứu văn học thiếu nhi trên những nét tổng
thể mà chưa đi sâu nghiên cứu các tác giả, tác phẩm cụ thể. Truyện viết cho
thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần vẫn là một hiện tượng còn bỏ ngỏ. Mới có
một vài bài phỏng vấn, lời nhận xét chung chung, khái quát của một số nhà
báo nhà văn, chưa có một công trình nghiên cứu công phu và dày dặn. Nhận
thức được điều này, chúng tôi nghĩ tìm hiểu về Đặc sắc nghệ thuật truyện viết
cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần là một việc làm cần thiết. Qua đề tài
này, chúng tôi còn mong muốn các nhà nghiên cứu, phê bình có sự quan tâm
hơn nữa đến mảng sáng tác dành cho thiếu nhi và hy vọng các nhà biên soạn
sách giáo khoa có thêm dữ liệu cho việc lựa chọn một số tác phẩm hay và có
ý nghĩa đưa vào chương trình Ngữ văn các bậc THCS và THPT.
2. Lịch sử vấn đề
Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đang được nhiều
độc giả quan tâm đón đọc. Qua những tác phẩm của mình, nhà văn đã khắc
họa nổi bật tâm lý của trẻ thơ, những linh hồn bé bỏng với những ước mơ,
khát vọng chính đáng và trong sáng; một thế giới tưởng tượng đầy huyền ảo,
một tấm lòng nhân ái bao la. Bằng những hình tượng chân thực nhất, gần gũi
nhất, Nguyễn Ngọc Thuần đã truyền đến cho trẻ thơ những bài học về đạo
đức nhẹ nhàng, sâu sắc thông qua những triết lý gần gũi. Từ năm 2000 trở lại
đây, anh đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Những tác phẩm xuất sắc ấy đã
đem lại cho anh nhiều giải thưởng lớn của Nxb Trẻ và Hội Nhà văn TP. Hồ
Chí Minh, Nxb Kim Đồng, giải thưởng Piter Pan của Thụy Điển… Những
thành quả của Nguyễn Ngọc Thuần không những được ghi nhận bằng các giải
thưởng văn học cao quý mà còn được Thủ tướng chính phủ trao tặng bằng
khen “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2004”. Chính vì thế, truyện viết
cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần đã thu hút được sự quan tâm chú ý của
nhiều nhà nghiên cứu phê bình trong cả nước. Tuy nhiên, những bài nghiên


4

cứu phê bình chưa nhiều, chủ yếu dừng lại ở một số bài báo, lời nhận xét khái
quát, những bài phỏng vấn.
Trên trang báo điện tử cand.com, Toàn Nguyễn trong bài Nguyễn Ngọc
Thuần - “Hoàng tử bé” biến mất đã viết: “Sự xuất hiện của anh trong làng
văn, với Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng đã tạo nên một
thế giới tươi sáng, mơ hồ mà quyến rũ. Sự đẹp đẽ của những trang văn
Nguyễn Ngọc Thuần đã "đánh gục" sự nghi ngờ của những nhà văn lão thành.
Ngay cả những nhà phê bình khó tính nhất cũng chấm cho anh trên điểm 5
trong thang điểm 10.”[39].
Trong một bài viết khác trên blog yume.vn, Trần Viết Nhi nhận xét về
truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần: “Cái đẹp trong văn xuôi
thiếu nhi Nguyễn Ngọc Thuần xuất phát từ điểm nhìn dưới cặp mắt trẻ thơ
của nhà văn. Sự kết hợp giữa các yếu tố màu sắc, đường nét trong hội họa, sự
giản dị, trong sáng và tinh khiết trong ngôn từ và giọng văn đầy chất cổ tích
trong từng trang viết của anh đã tạo nên mối giao cảm đa chiều giữa nhân vật
với nhân vật, nhân vật với độc giải và giữa độc giả với tác giả.” [40]. Quả
thật, với độc giả thiếu nhi, Nguyễn Ngọc Thuần mãi là người bạn của trẻ em
bởi vì anh biết đồng cảm, chia sẻ cùng trẻ những nỗi niềm tâm sự, thấu hiểu
nỗi lòng con trẻ. Đồng cảm với những trang văn của Nguyễn Ngọc Thuần,
Trần Viết Nhi trong một bài viết Triết lí về giá trị con người trong truyện
thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần tiếp tục biểu lộ cảm xúc: “thật nhẹ nhàng,
thấm thía nhưng cũng không kém phần sâu sắc! Qua những dòng văn đậm sắc
màu triết lý, Nguyễn Ngọc Thuần đã gửi gắm những quan niệm của mình về
giá trị của con người. Đó là cách tiếp cận mới mẻ, qua sự thể hiện sáng tạo,
sâu sắc, tế vi và mang đậm tính nhân văn.” [41].
Sau khi Cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi 2001 - 2002 kết thúc, nhà
văn Nguyễn Nhật Ánh trưởng ban chung khảo trong bản tổng kết cuộc thi


5

Những tín hiệu mới đã nhận định về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần và tác
phẩm của anh như sau: “Sau tác phẩm Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Nguyễn
Ngọc Thuần tiếp tục đem lại cho chúng ta sự thú vị qua truyện vừa Một thiên
nằm mộng với lối viết lạ, trong trẻo và giàu chất thơ. Bằng cái nhìn hồn nhiên
và ngạc nhiên của trẻ thơ, bằng những nắm bắt tinh tế, những phát hiện ngộ
nghĩnh nhưng có sức gợi lớn, qua ngòi bút của Nguyễn Ngọc Thuần thế giới
quen thuộc của chúng ta bỗng hiện lên mới mẻ, tinh khôi như mới sinh
thành.” [59, trang mở đầu].
Nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét về truyện Vừa nhắm mắt vừa
mở cửa sổ: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã thật sự là một cú đúp ngoạn
mục về văn chương. Mỗi truyện ngắn nho nhỏ trong đó đã là một truyện tặng
cho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện dành cho người lớn. Bởi chúng
nhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ, bởi cả tác phẩm chính là kết quả cái
nhìn độc đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi, với động thái đắm đuối nhị
nguyên rất mới lạ: Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ... nhìn ra thế giới. Và chỉ
để phát hiện ra rằng ''thế giới'' chính là tất cả những gì thân thuộc, thân mến
nhất ngay ở trước mắt: Khu vườn nhỏ cạnh cửa sổ nhà mình, cuộc sống hằng
ngày êm đềm của cha mẹ, bạn bè, cô giáo, hàng xóm láng giềng kế bên, và...
thật thú vị, ở ngay trong trái tim của chính mình, khiến mình phải viết... ra
giấy, cho chính mình trước hết”. [51].
Nhà văn Hồ Anh Thái lại có suy nghĩ khác: “Nghĩ ngợi loay hoay, nhân
đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Ðọc xong ngẩn ngơ lâu lâu. Văn
phong đẹp, trong vắt. Người đọc soi vào đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ
mình. Ðúng giọng đúng kiểu trẻ con, không phải giả vờ ngọng nghịu như
phần lớn người viết truyện thiếu nhi dễ mắc. Nhưng cũng không tự nhiên chủ
nghĩa ú ớ trẻ con mãi. Sau khi đã tạo dựng được một thế giới trẻ con đáng tin
cậy, tác giả khéo lồng vào đó chất lãng mạn tuyệt vời khiến những ai từng là
trẻ con đều phải bâng khuâng.” [50].



6
Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học thiếu nhi có nhận xét, đánh giá
về nhà văn trẻ này như sau: “Nguyễn Ngọc Thuần có lối viết không mới mà
vẫn lạ. Anh thu hút người đọc ở giọng văn trong trẻo, với cái nhìn hồn nhiên,
đầy sự ngạc nhiên thơ trẻ. Thế giới xung quanh rất quen thuộc qua con mắt
của anh bỗng trở nên sống động, tinh khôi, trong vắt và đầy yêu thương mới
lạ. Nguyễn Ngọc Thuần được coi là một hiện tượng của văn học thiếu nhi
Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XXI.” [31].
Nhìn chung, những nhận xét, đánh giá của những độc giả yêu mến, của
các nhà văn, nhà nghiên cứu phê bình về truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn
Ngọc Thuần mới chỉ là những bài nhận xét khái quát về giá trị các tác phẩm
đó mang đến cho độc giả hoặc là những nhận xét về một tác phẩm cụ thể. Đó
là những giá trị nhân văn về con người và cuộc sống về những gì thân thuộc
xung quanh mà nhiều khi chúng ta không để ý. Truyện của anh gần gũi với
các em thiếu nhi bởi anh nhìn cuộc sống dưới con mắt của trẻ thơ, anh đồng
cảm và chia sẻ với các em. Với lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ và đầy ý
nghĩa truyện của Nguyễn Ngọc Thuần đã để lại nhiều cảm xúc sâu lắng trong
lòng độc giả.
Chúng tôi thấy những đánh giá của các nhà nghiên cứu phê bình về
truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần còn rất ít. Đặc biệt chưa có
một công trình nghiên cứu quy mô về Đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho
thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần. Là độc giả yêu mến truyện viết cho thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Thuần, chúng tôi không chỉ muốn tìm hiểu truyện của anh ở
mức độ sơ lược, khái quát mà còn mong muốn nghiên cứu sâu tác phẩm của anh để
học tập, nhìn nhận những giá trị thẩm mĩ, đặc sắc nghệ thuật đó một cách khoa học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà đề tài chúng tôi hướng đến là Đặc sắc nghệ thuật truyện
viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.



7
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi quan tâm đến đặc sắc nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi
của Nguyễn Ngọc Thuần thể hiện qua các tác phẩm chính: Trên đồi cao chăn
bầy thiên sứ, Một thiên nằm mộng, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và Cha và
con và…tàu bay - tuyển tập “những truyện hay nhất và mới nhất” của Nguyễn
Ngọc Thuần.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Khái quát con đường đến với văn học viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần.
4.2. Tìm hiểu nét đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện con người và thiên
nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.
4.3. Phân tích những đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu và cách tổ
chức văn bản trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp:
phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp phân tích tổng hợp, phương
pháp so sánh - đối chiếu,…
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1. Con đường đến với văn học viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần.
Chương 2. Con người và thiên nhiên trong truyện viết cho thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần.
Chương 3. Đặc sắc về ngôn ngữ, giọng điệu và tổ chức văn bản trong
truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.



8
Chương 1
CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI VĂN HỌC VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN
1.1. Khái niệm văn học viết cho thiếu nhi
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “văn học thiếu nhi, theo nghĩa
hẹp “gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập văn học dành cho trẻ em”.
Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng
rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi
đọc của thiếu nhi”. [17, 412].
Giáo trình văn học thiếu nhi (dùng cho sinh viên khoa Giáo dục tiểu
học, Trường Đại học Vinh) viết: “Văn học thiếu nhi là những sáng tác do các
em viết và do các nhà văn chuyên nghiệp viết cho các em, bao gồm những tác
phẩm có mặt trong văn học truyền miệng của dân tộc cho tới những tác phẩm
văn học hiện đại, gồm cả những tác phẩm trong nước và nước ngoài”. [54, 7].
Trên thế giới, các tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi đã xuất hiện từ
rất sớm. Những cuốn sách đầu tiên mang nặng nội dung giáo khoa và tính
chất giáo huấn nghiêm khắc: đó là những sách học vần, sách bách khoa, sách
dạy các quy tắc ứng xử trong xã hội xuất hiện ở châu Âu thế kỉ XIV. Theo
quy luật phát triển của văn học, các tác phẩm mang tính chất giáo điều không
còn được độc giả chấp nhận, thay vào đó khuynh hướng đề cao nghệ thuật
trong các sáng tác của các em ngày càng được quan tâm chú ý. Đã có nhiều
sáng tác cho các em trở thành những tác phẩm kiệt xuất của nền văn học thế
giới, chẳng hạn: Truyện cổ Anđécxen, Truyện cổ Grim, Rôbinxơn Cruxô của
Đêphô, Không gia đình của Hecto Malô… Ở mỗi quốc gia, văn học cho thiếu
nhi có những nét đặc sắc riêng mang đậm dấu ấn của từng dân tộc, tuy nhiên,
những tác phẩm hay đều có điểm chung là hướng đến mục đích nhân văn,
hướng tới cái chân - thiện - mĩ trong cuộc sống.



9
Ở Việt Nam, sang đầu thế kỉ XX bắt đầu xuất hiện các tác phẩm văn
học viết cho thiếu nhi, nhưng phải đến sau Cách mạng tháng Tám 1945, nền
văn học thiếu nhi mới chính thức được hình thành. Trải qua nhiều giai đoạn
phát triển, đến nay văn học thiếu nhi Việt Nam đã có những bước phát triển
vượt bậc, phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại, chất lượng tác phẩm không
ngừng được nâng cao. Văn học thiếu nhi trở thành một bộ phận quan trọng
của nền văn học dân tộc.
1.2. Bức tranh văn học viết cho thiếu nhi từ 1975 đến nay
1.2.1. Văn học thiếu nhi 1975 - 1985: giai đoạn chuẩn bị cho sự đổi mới
1.2.1.1. Bối cảnh đất nước sau 1975
Sau ngày 30 - 4 - 1975, lịch sử dân tộc Việt Nam bước sang một trang
mới. Bên cạnh niềm vui được sống trong hòa bình, nhân dân Việt Nam đã
phải đối mặt với muôn ngàn khó khăn của thời kì hậu chiến. Con người trở về
với muôn mặt đời thường, phải đối mặt với bao nhiêu vất vả, khó khăn. Nền
kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước còn
nhiều chỗ khiếm khuyết chưa bám sát vào thực tế đất nước. Không những thế,
vừa thắng đế quốc Mĩ, nhân dân Việt Nam lại tiếp tục phải đương đầu với âm
mưu chống phá của bọn diệt chủng Pôn Pốt và nước láng giềng Trung Quốc.
Trước tình hình đó, yêu cầu cấp bách đặt ra đối với Đảng và Nhà nước là phải
đổi mới đất nước, cải thiện đời sống nhân dân. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến tư tưởng, nhận thức của các văn nghệ sĩ về hiện thực cuộc sống xã
hội. Đây là một tiền đề thúc đẩy sự đổi mới và cách tân của văn học sau 1975.
Đại hội VI của Đảng (tháng 12/1986) được coi là đại hội có ý nghĩa
lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong đường lối lãnh đạo, mở ra
một thời kì mới cho cách mạng Việt Nam. Đảng ta chủ trương xây dựng nền
kinh tế mở, vận hành theo cơ chế thị trường, hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Đảng cũng khuyến khích toàn Đảng, toàn dân đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào



10
sự thật của đất nước và cuộc sống của nhân dân. Những định hướng đúng đắn
trong đường lối phát triển đã làm cho đời sống nhân dân được cải thiện. Có
một sự thay đổi nhanh chóng và diệu kì của cả dân tộc ta trong thời kì mở
cửa, thời kì kinh tế thị trường, xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp cũ. Mọi mặt
của đất nước đang thay da đổi thịt: Chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng
mạnh, đời sống của nhân dân cả nước được nâng lên, văn hóa xã hội vì thế
cũng được phát triển mạnh mẽ và có sự đổi mới không ngừng. Song nền kinh
tế thị trường, bên cạnh việc đưa đất nước đi lên cũng bộc lộ những mặt trái
của nó. Văn học là một bộ phận hết sức nhạy cảm, trước những đổi thay của
đất nước các nhà văn cũng đã nhanh chóng tự đổi mới mình để đáp ứng nhu
cầu của thời đại, hòa nhập vào nền văn học của thế giới.
1.2.1.2. Sự chuẩn bị đổi mới của văn học viết cho thiếu nhi
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới
trong lịch sử đất nước ta, đồng thời cũng mở ra một thời đại mới với những
biến đổi lớn trên mọi mặt của đời sống văn học. Văn học thiếu nhi dù mới
bước đầu hình thành phát triển nhưng cũng đã có những đóng góp đáng kể
góp phần hình thành và tạo nên những giá trị phong phú cho nền văn học dân
tộc trong 30 năm đầu giành độc lập. Những thành tựu mà nó đem lại cũng đã
góp phần vào sự phát triển của nền văn học Việt Nam sau năm 1975.
Kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, nước nhà hoàn toàn độc lập,
toàn dân nhanh chóng bắt tay vào công cuộc khôi phục, xây dựng và phát
triển đất nước, bộ mặt xã hội đã có những biến đổi to lớn. Văn học thiếu nhi
trong mười năm (1975 - 1985) là giai đoạn trăn trở, tìm tòi, nhìn chung vẫn
gần với cách tiếp cận cũ. Điều này thể hiện rõ nhất trong những năm đầu sau
khi kháng chiến chống Mĩ kết thúc, chủ yếu các tác phẩm vẫn chỉ xoay quanh
đề tài kháng chiến.


11

Đề tài kháng chiến chống thực dân Pháp: Nhà văn Võ Quảng, sau
thành công của Quê nội, tiếp tục phát triển cốt truyện, mạch truyện và cho ra
mắt bạn đọc tác phẩm Tảng sáng. Điểm nổi bật ở hai thiên truyện này chính
là cảm hứng ngợi ca quê hương đất nước, ngợi ca cách mạng, ngợi ca nhiệt
huyết cách mạng của những em thiếu nhi xứ Quảng. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng
tinh thần chiến đấu dũng cảm, ý chí quật cường và tình bạn hết sức bình dị,
trong sáng của các em đã kiến mọi người phải nể phục. Ở đề tài này còn có
các tác phẩm tiêu biểu Cơn giông tuổi thơ của Thu Bồn, Đội thiếu niên tình
báo Bát Sắt của Phạm Thắng,…
Đề tài kháng chiến chống Mĩ có những tác phẩm Ngôi nhà trống của
Quang Huy, Hoa cỏ đắng của Nguyễn Thị Như Trang, Những tia nắng đầu
tiên của Lê Phương Liên. Các tác phẩm này chủ yếu được viết với cảm hứng
hồi cố về một thời đạn bom, một thời mang mũ rơm đi học đường dài, các em
nhỏ từ thành phố sơ tán về nông thôn xa nơi phố phường nhộn nhịp với cuộc
sống đầy đủ sung túc giờ đây phải tự lo toan cuộc sống với bao khó khăn,
thiếu thốn vất vả. Với lối kể chuyện nặng về hồi tưởng, lời kể dung dị mà
thiết tha, các tác phẩm này đã gợi cho người đọc những cảm giác về một thời
thơ ấu đầy gian khổ hào hùng nhưng cũng đầy thi vị, tình thầy trò, tình bạn bè
thuần khiết và đầm ấm đáng trân trọng. Đặc biệt nó còn giúp cho những bạn
trẻ hôm nay có thể thấu hiểu được những khó khăn vất vả của lớp thế hệ cha
anh đi trước. Từ đó các em biết trân trọng cuộc sống hòa bình, ấm no, hạnh
phúc, biết cố gắng phấn đấu để xây dựng đất nước tươi đẹp phồn thịnh. Tuy
nhiên, đất nước và con người trong hoàn cảnh chiến tranh giờ đây không còn
được nhìn nhận một cách đơn giản và xuôi chiều. Vì thế trái ngược với những
tác phẩm gợi lại “một thời để nhớ” thật cảm động này, các tác phẩm Hồi đó ở
Sa Kì của Bùi Minh Quốc, Cát cháy của Thanh Quế, Cơn giông tuổi thơ của
Thu Bồn,… đã mạnh dạn viết về những đau thương tổn thất nặng nề trong


12

chiến tranh, điều mà lâu nay văn học cách mạng ít đề cập đến nhất là văn học
viết cho thiếu nhi. Lần đầu tiên, truyện viết cho các em đã đề cập đến sự khốc
liệt của chiến tranh với những tổn thất nặng nề do chiến tranh mang lại. Các
tác phẩm trên đã dựng lại được không khí chung của đất nước trong thời kì
đau thương khói lửa của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Đó
không phải là thực tế tầm thường mà là cái thực tế “đã được rèn lại, đúc lại,
tái tạo lại”, “là những chất đã tinh chế, tỏa ra, chói sáng suy nghĩ, tâm tư
người viết”. Trong Hồi đó ở Sa Kì và Cát cháy, Bùi Minh Quốc và Thanh
Quế đã dựng nên cảnh tượng em gái Tư một mình dẫn bọn ngụy vào bãi mìn,
cùng nổ tung với chúng; hay hình ảnh cô bé Bích gan góc, không chịu khuất
phục khi tên sĩ quan Mĩ thọc mũi dao vào bụng đã để lại lòng kính trọng, sự
khâm phục và lòng tiếc thương vô hạn trong lòng người đọc. Nhưng dù có
chết chóc, có mất mát, tổn thất và cả sự phản bội thì cũng không vì thế mà
khiến con người ta bi quan. Bao trùm lên tác phẩm vẫn là tinh thần đấu tranh
quả cảm của nhân dân trong đó có đóng góp tích cực của các em.
Viết về cuộc sống mới, khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, các tác
phẩm viết cho thiếu nhi đã mở ra một bình diện mới trong cách lí giải thể hiện
về con người. Con người được nhìn trong mối quan hệ đa chiều với đời sống
tâm lí hết sức phức tạp. Vì thế sáng tác của các nhà văn quan tâm nhiều tới
vấn đề đạo đức của con người. Với các tác phẩm tiêu biểu được xem là mở
đầu trong việc mạnh dạn mổ xẻ, phanh phui những tiêu cực của xã hội với
thói hư, tật xấu, cái lạc hậu sự nhỏ nhen, đố kị và những mưu mô hiểm độc
của lòng người: Tình thương của Phạm Hổ, Chú bé có tài mở khóa của
Nguyễn Quang Thân, Hành trình ngày thơ ấu của Dương Thu Hương.
Ở tiểu thuyết Tình thương Phạm Hổ đã xây dựng hệ thống nhân vật trẻ
em rất đặc biệt. Câu chuyện xoay quanh một nhóm trẻ hư, đi lang thang bụi
đời và được tập chung đưa vào trường giáo dưỡng Kim Đồng. Mỗi nhân vật


13

khi vào trại giáo dưỡng đều có những hoàn cảnh, số phận đặc biệt éo le.
Trong đó đáng chú ý nhất là nhân vật Khải. Do cuộc sống gia đình không mấy
êm đềm, phải sống với người bố dượng xảo trá, độc ác Khải với tâm hồn non
nớt của một đứa trẻ đã không thể chấp nhận được điều đó em quyết định bỏ đi
khỏi nhà. Rời khỏi mái ấm gia đình em đã sa ngã vào con đường tội lỗi. Tác
giả đã khắc họa rất tài tình tâm trạng của Khải, sống ở trại giáo dưỡng khi mà
em nhận ra được sai lầm của mình và quyết tâm sữa chữa thì cũng đúng lúc
đó em lại bị thầy giáo nghi oan cho rằng em chính là thủ phạm ăn cắp bộ díp
của Phi “quăn”. Khải đau khổ, cô đơn, xót xa cho thân phận mình em muốn
tìm đến cái chết để quên đi tất cả nhưng không được và em bỏ trốn khỏi trại.
Phạm Hổ đã rất thành công khi đặc tả tâm trạng đứng bên bờ vực thẳm giữa
một bên là sự sống một bên là cái chết của nhân vật. Qua nhân vật Khải thông
điệp mà nhà văn đưa đến cho độc giả chính là một người muốn trở nên tốt,
lương thiện thì cần được sống trong môi trường tốt nếu bên cạnh họ còn
những người xấu thì con đường hoàn lương sẽ rất khó khăn. Chính hoàn cảnh
gia đình éo le, ngang trái là một nguyên nhân dẫn đến con đường sa ngã,
phạm tội của trẻ em, để cứu những đứa trẻ tội lỗi đó chúng ta cần sự quan tâm
chăm sóc tận tình và lòng bao dung, sự sẻ chia là liều thuốc tốt nhất kéo các
em trở về với bản tính lương thiện vốn có. Có thể nói Tình thương là tác phẩm
có những tìm tòi và phát hiện mới mẻ trong việc thể hiện số phận con người
nhất là thân phận trẻ em đã có những phút lầm đường lạc lối bởi những
nguyên nhân gia đình và xã hội.
Nếu như những tác phẩm viết cho trẻ em trước kia xây dựng nhân vật người
lớn đều là tốt đẹp, là đúng, người lớn có quyền dạy bảo trẻ em thì giờ đây quan
niệm này đã không còn phù hợp nhất là trong bối cảnh đất nước có nhiều đổi thay.
Thực tế cho thấy có nhiều người lớn không hẳn đã tốt và có nhiều lúc trẻ em có tác
động đến người lớn giúp người lớn nhìn lại chính bản thân mình. Vấn đề đạo đức


14

giờ đây không còn được miêu tả, quan niệm một cách xuôi chiều, phiến diện mà nó
được nhìn nhận từ chình đời sống nội tâm của nhân vật. Ở Chú bé có tài mở khóa,
diễn biến tâm trạng của chú bé Hùng có những điều hết sức đặc biệt. Hùng là chú
bé lười học, ham chơi rất nổi tiếng với chùm chìa khóa vạn năng đi ăn trộm khắp
nơi nhưng luôn mủi lòng trước những số phận bất hạnh. Hùng rất thương mẹ, người
mẹ tần tảo vất vả sớm hôm nhưng cũng không thể mang lại cho em cuộc sống sung
túc. Xót xa cho thân phận, em lại càng đau khổ, day dứt hơn khi tìm thấy trong
đống đồ ăn cắp của mình con búp bê - món quà sinh nhật của bé Liên. Hùng đã
quyết tâm mạo hiểm thân mình vượt qua mọi hiểm nguy chỉ để trả lại con búp bê ấy
cho bé Liên. Nguyễn Quang Thân đã rất thành công khi đưa cái xấu cái tiêu cực
trong hiện thực cuộc sống vào trong tác phẩm của mình một cách tinh tế, tài tình mà
trẻ em là nhân vật trung tâm. Tác giả đã khám phá ra những tiềm năng đạo đức của
con người đó là sự cảm thông, chia sẻ với người khác và khát vọng về một cuộc
sống tốt đẹp. Hùng mang một khát vọng lớn lao muốn trở thành một người tốt,
muốn làm những việc tốt có ích cho đời nhưng vì sự xấu xa, suy đồi về đạo đức của
một số người lớn đã làm vẩn đục tâm hồn trong sáng thơ ngây của em. Xây dựng
nhân vật Hùng, nhà văn muốn giúp các em nhìn nhận cuộc sống một cách đa chiều:
cuộc sống không phải lúc nào cũng tươi đẹp mà nó có mặt trái, mặt phải, các em
cần phải thấy được điều đó để không bị hoang mang, vỡ mộng và để tự tin bước
vào cuộc sống với bao khó khăn thử thách đang chờ.
Đề tài lịch sử ở giai đoạn trước rất phát triển thì đến bây giờ hầu như
chững lại. Các tác giả chuyên viết về đề tài lịch sử như Nguyễn Huy Tưởng,
Hà Ân, Lê Vân,… thường khai thác lịch sử gắn với các nhân vật anh hùng và
truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc, bây giờ gần như đi
vào bế tắc. Tô Hoài đã mở ra một hướng khai thác mới đó là gắn lịch sử với
huyền thoại, phong tục và văn hóa. Đọc Đảo hoang, Nỏ thần, Nhà Chử bạn
đọc được trở về với cái nôi văn hóa của người Việt cổ thời kì khai sơn lập địa.


15

Tác phẩm của Tô Hoài đã cung cấp cho các em những tri thức về truyền
thống chống lại thiên tai, địch họa, tri thức về thiên nhiên và con người thời
ăn hoa quả thay cơm, săn thú làm thức ăn, thuần hóa thú dữ, từ đó giúp các
em thấy được mối quan hệ mật thiết giữa con người với thế giới thiên nhiên
xung quanh.
Một sự kiện văn học gây được sự chú ý của đông đảo độc giả lúc bấy
giờ chính là sự ra đời tiểu thuyết Búp sen xanh của Sơn Tùng. Với quan niệm:
“các bậc thiên tài không có sẵn. Chính truyền thống gia đình, quê hương là
khởi thủy tạo nên những tính cách đầu tiên của mỗi con người đi vào đời…”
[62, trang bìa]. Tác giả dựng lên cuộc đời Bác thật giản dị, sinh động và gần
gũi làm cho người đọc nhớ về Bác với cảm xúc trong sáng, trân trọng. Lần
đầu tiên trẻ em Việt Nam được đọc một cuốn sách viết tỉ mỉ, đầy đủ về tuổi
thơ của Bác Hồ. Tiểu thuyết đã giúp bạn đọc biết được nguồn gốc xuất thân,
gia đình, quá trình sinh ra và lớn lên từ thuở thiếu thời tới lúc trưởng thành
của cậu bé Nguyễn Sinh Cung (tự Tất Thành). Chính vì thế người đọc càng
trân trọng cuốn sách vì họ tìm thấy ở đó hình ảnh của một con người đã hi
sinh tất cả vì nền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Đây chính
là một tác phẩm có đóng góp to lớn cho thiếu nhi ở đề tài viết về Bác Hồ, một
đề tài lớn của văn học Việt Nam hiện đại.
Tóm lại: trong khoảng mười năm sau khi đất nước hòa bình lập lại văn
học thiếu nhi đang trong giai đoạn trăn trở, tìm tòi. Nếu như mảng thơ viết
cho trẻ em gần như bế tắc thì truyện viết cho thiếu nhi có những tác phẩm mới
gây được sự chú ý của độc giả nhưng vẫn chưa thực sự tạo ra một bước ngoặt
lớn. Những tác phẩm truyện có dấu hiệu đổi mới trong giai đoạn này có đóng
góp to lớn cho quá trình đổi mới văn học thiếu nhi trong thời kì mới, thời kì
đổi mới toàn diện.


16
1.2.2. Văn học thiếu nhi 1986 đến nay: giai đoạn đổi mới trên mọi

phương diện
1.2.2.1. Đổi mới đất nước tạo đà cho đổi mới văn học và văn học thiếu nhi
Đại hội Đảng lần VI đã đem lại không khí tươi mới, tạo đà cho văn học nói
chung và văn học thiếu nhi nói riêng phát triển. Thực ra, không khí đổi mới đã có
từ trước đó nhưng phải đến sau năm 1986 sự đổi mới mới thực sự diễn ra đồng bộ
và mạnh mẽ. Các tác giả đã phát huy tối đa cá tính sáng tạo của mình trên từng
trang sách và tạo cho mình một phong cách riêng độc đáo, đặc sắc.
Trong không khí sôi nổi, hào hứng của công cuộc đổi mới dễ nhận thấy
mảng truyện viết cho các em có sự thay đổi mạnh mẽ hơn mảng thơ ca. Truyện
viết cho thiếu nhi thực sự bùng nổ vào năm 1986, 1987 với hàng loạt các tác phẩm
đạt giải thưởng văn học thiếu nhi như: Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang
Sáng, Tuổi thơ im lặng của Duy Khán, Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên, Người đi
săn và con sói lửa của Nguyễn Quỳnh, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán,…
Nhưng nếu như trong hai năm này, truyện viết cho thiếu nhi có được những thành
công nhất định thì đến năm 1988 văn học thiếu nhi lại bị cuốn vào vòng xoáy của
cơ chế thị trường. Sách viết cho các em rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm
trọng. “Trong năm 1988, Nhà xuất bản Kim Đồng chỉ xuất bản chưa quá 50 đầu
sách, hầu như chỉ in truyện cổ tích và truyện dịch. Văn học nói chung và văn học
thiếu nhi nói riêng bị rơi vào tình trạng thương mại hóa. Suốt mấy năm liền,
truyện dịch, truyện tình, truyện trinh thám rẻ tiền chiếm lĩnh trên thị trường sách.”
[30, 28]. Như vậy những biến đổi nhanh chóng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội đã
có tác động mạnh đến văn học nhất là văn học thiếu nhi. Sau mấy năm chịu sự chi
phối, tác động xấu từ nền kinh tế thị trường thì đến đầu những năm 90 văn học
thiếu nhi đã dần được điều chỉnh và định hướng theo chiều phát triển tích cực bám
sát với nhu cầu đích thực của độc giả. Hội Nhà văn phối hợp chặt chẽ với Nhà
xuất bản Kim Đồng, Uỷ ban chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em,… phát động


17
hàng loạt các cuộc thi, cuộc vận động sáng tác cho các em. Điều đó đã tạo đà cho

nhiều nhà văn, nhà thơ sáng tác nhiều tác phẩm có chất lượng cho độc giả nhỏ
tuổi, và nhiều giải thưởng lớn đã được trao cho các nhà văn có tác phẩm xuất sắc
nhất. Đây chính là động lực to lớn để đội ngũ sáng tác cho thiếu nhi ngày càng
phát triển nhanh về chất lượng và số lượng để ngày càng đáp ứng kịp thời nhu cầu
đọc sách của các em.
Trong quá trình đổi mới, nhà nước có chính sách mở cửa, giao lưu, hợp tác
với các nước trên thế giới điều này có ảnh hưởng lớn tới văn học thiếu nhi. Các
tác phẩm văn học thiếu nhi của nước ngoài được dịch in một cách ồ ạt tạo nên thế
cạnh tranh gay gắt với các tác phẩm trong nước, từ đó buộc các nhà văn Việt phải
cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để không bị lấn át. Bên cạnh sự du nhập của các tác
phẩm văn học nước ngoài, các phương tiện thông tin đại chúng ngày càng phát
triển dẫn tới văn hóa đọc đang có nguy cơ bị văn hóa nghe - nhìn lấn át. Thói quen
đọc sách của các em đang dần bị mai một. Điều này rất cần sự quan tâm sát sao
và định hướng đúng đắn của ngành giáo dục của cả xã hội và để trẻ em có môi
trường phát triển trí lực một cách tốt nhất.
1.2.2.2. Đội ngũ sáng tác gia tăng
Văn học thiếu nhi Việt Nam hình thành và phát triển qua nhiều thời kì.
Những tác giả tiêu biểu đã miệt mài viết cho các em là Tô Hoài, Võ Quảng,
Phạm Hổ,… Dù đã cao tuổi nhưng họ vẫn nhiệt tình viết và họ tự đổi mới bản
thân, tìm tòi, khám phá, khai thác những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu
của độc giả thời hiện đại.
Tiếp nối sự nghiệp của các bậc đàn anh đi trước, giờ đây đội ngũ sáng
tác cho các em ngày càng gia tăng về số lượng. Một số nhà văn cả đời viết
cho người lớn bây giờ lại đến với các em như một mối duyên nợ. Chính vì
vậy mà các tác phẩm của họ ẩn chứa biết bao tâm sự, tình cảm đáng trân trọng
dành tặng các em. Đó là những sáng tác thực sự tâm huyết và có chất lượng


18
được độc giả đánh giá cao. Tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Tuổi

thơ im lặng của Duy Khán,… là những tác phẩm tiêu biểu.
Đến đầu những năm 90, đội ngũ sáng tác cho các em được bổ sung
thêm nhiều cây bút mới như Lê Cảnh Nhạc, Trần Thiên Hương, Nguyễn Nhật
Ánh, Lê Phương Liên, Hoàng Dạ Thi, và đầu những năm 2000 là hiện tượng
Nguyễn Ngọc Thuần… Họ mang đến cho văn học thiếu nhi một làn gió mới,
một sức sống mới trẻ trung, tươi tắn. Điều đó giúp cho văn học thiếu nhi có
nhiều khởi sắc và gặt hái được những thành công nhất định.
Một điều đặc biệt nữa là chính các em cũng là một lực lượng quan
trọng đóng góp vào sự gia tăng nhanh chóng của đội ngũ sáng tác văn học
thiếu nhi. Phong trào sáng tác cho thiếu nhi phát triển mạnh mẽ vào những
năm 60 của thế kỉ XX, với sự xuất hiện của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.
Tiếp bước bậc đàn anh là hàng loạt các tác giả nhí góp mặt trên các tờ báo
dành cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng như Mực tím, Tuổi xanh, Thiếu niên
tiền phong,… Hiện tượng đáng chú ý nhất trong năm 2005 là em Hoàng Lê
Quỳnh Như đã đạt giải nhất cuộc thi thơ quốc tế với bài thơ Thế giới. Cuối
năm 2011 vừa qua dư luận cả nước xôn xao về hai thần đồng thơ thế kỉ XXI
của Việt Nam là Đặng Chân Chân 17 tuổi và Ngô Gia Thiên An 12 tuổi. Dù
tuổi đời còn rất trẻ nhưng các em đã giới thiệu đến độc giả tập thơ đầu tay của
mình do Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu và phát hành, Đặng Chân Chân
với tập Giấc mơ và Ngô Gia Thiên An với tập Những ngôi sao lấp lánh. Sáng
tác của các tác giả nhí chủ yếu thiên về phần thơ, đây cũng là điều dễ hiểu vì
vốn sống, vốn kinh nghiệm của các em còn rất non nớt mà cảm xúc của các
em dồi dào, thơ rất cần những người có cảm xúc dạt dào như thế.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn đội ngũ sáng tác cho các em đã
phát triển nhanh chóng với lực lượng khá hùng hậu. Nguyễn Nhật Ánh đã tự
định hình được phong cách, tìm cho mình một hướng đi phù hợp. Bộ truyện


19
Kính vạn hoa viết về cuộc sống của trẻ em nơi thành phố là tác phẩm tiêu biểu

nhất của anh. Đó là thành công ở mảng truyện, còn về mảng thơ viết cho các
em có nhiều tác giả chuyên tâm hơn như Mai Văn Hai, Dương Thuấn,
Nguyễn Hoàng Sơn,… Sự gia tăng đội ngũ sáng tác đông đảo là điều kiện
thuận lợi cho văn học thiếu nhi phát triển và giúp cho các em có nhiều tác
phẩm hay để thưởng thức.
1.2.2.3. Đề tài mở rộng, cách tiếp cận đời sống và khám phá con người
được đa dạng hóa
Trong thời buổi kinh tế thị trường con người cũng phải thay đổi để bắt
kịp với nhịp phát triển chung của thời đại, trẻ em sinh ra được tiếp xúc với
khoa học kĩ thuật tiên tiến, tiếp thu nhiều nguồn văn hóa của thế giới. Vì thế
lối sống, cách suy nghĩ của các em cũng phức tạp hơn trước. Văn học viết cho
thiếu nhi buộc phải có những tìm tòi, đổi mới để đáp ứng được yêu cầu của
độc giả. Đổi mới cách tiếp cận đời sống, mở rộng đề tài, đi sâu thể hiện khám
phá con người chính là lựa chọn đúng đắn nhất.
Đề tài cách mạng và kháng chiến còn được gọi là đề tài truyền thống,
cùng với việc kế thừa và phát huy những thành tựu cũ, tiếp tục đi sâu khám
phá các vấn đề mới phong phú và đa dạng hơn. Tuổi thơ dữ dội của Phùng
Quán, Bây giờ bạn ở đâu của Trần Thiên Hương,… là những tác phẩm có ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Nó không chỉ cho người đọc thấy được cuộc chiến
tranh ác liệt mà còn thể hiện số phận, nhân cách của những con người tham
gia trong cuộc chiến ác liệt đó. Tác giả Phùng Quán đã đặt các nhân vật vào
bối cảnh cuộc chiến đấu để bảo vệ thành phố Huế đang hồi khốc liệt giằng co
nhau từng tấc đất, ranh giới giữa sự sống và cái chết hết sức mong manh. Nếu
không có ý chí và tinh thần kiên định thì con người ta sẽ sa ngã, đánh mất
mình, chỉ trong lúc hiểm nguy ấy mới thấy được những con người anh hùng,
những tấm gương bất tử. Mừng bị nghi oan làm gián điệp, bị mọi người nghi


20
ngờ, xa lánh nhưng em không nản lòng vẫn một lòng đi theo kháng chiến. Em

đã chiến đấu và hi sinh anh dũng tại đài quan sát trên cây vả rừng cổ thụ. Tuổi
thơ dữ dội đã đem đến cho người đọc những câu chuyện hết sức cảm động về
tinh thần chiến đấu gan dạ của các em thiếu nhi thành Huế, tình bạn bè, đồng
đội, tình mẹ con ruột thịt thắm thiết. Đó cũng chính là bài học, là tấm gương
sáng cho lớp lớp thế hệ các em sau này học tập, noi theo.
Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta trải qua ngàn
năm Bắc thuộc, bốn mươi năm chiến đấu chống thực dân xâm lược dành lại
độc lập cho nước nhà. Lịch sử chính là đề tài lớn để các nhà văn khai thác và
thể hiện. Đề tài về những nhân vật lịch sử, anh hùng giữ nước như Hai Bà
Trưng, Trần Quốc Toản, Quang Trung,... đã được khai thác quá nhiều nên đôi
khi tác phẩm trở nên khô cứng, gượng ép không thu hút được độc giả. Dường
như giai đoạn này đề tài lịch sử trong văn học thiếu nhi rơi vào thế bế tắc, tác
phẩm chưa thực sự hấp dẫn. Riêng nhà văn Tô Hoài đã tự tìm ra hướng đi mới
khai thác lịch sử từ thời tiền sử gắn với phong tục tập quán của người Việt cổ
xưa là một sáng tạo mà ít người có thể bắt nhịp theo được.
Kí ức tuổi thơ là đề tài phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này. Hàng
loạt tác phẩm trở thành điểm sáng như: Tuổi thơ im lặng của Duy Khán,
Đường về với mẹ Chữ của Vi Hồng, Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn
Kháng,… Nếu như ở giai đoạn trước, kí ức là kí ức về chiến tranh, thì giờ đây
nó còn hướng về phong tục tập quán, văn hóa và đặc biệt là về các vấn đề đời
tư, thế sự. Dòng sông thơ ấu của Nguyễn Quang Sáng là kí ức của tôi về
những ngày làng quê đấu tranh giành chính quyền thắng lợi tháng Tám năm
1945. Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng là kí ức về người bà như một
huyền thoại. Duy và Thảo hai đứa bé côi cút, nhỏ nhoi được bà che chở, cưu
mang, an ủi bao đau khổ đắng cay, dìu dắt chúng đi qua những năm tháng
cách trở, bất công đi qua nơi hỗn độn để đến với sự an bằng. Tình thương, sự


21
hi sinh của bà đã giúp anh em Duy khôn lớn, trưởng thành. Khi đi sâu vào thể

hiện số phận con người tác giả đã gửi vào đó những điều ngỡ chỉ dành cho
một thời, nhưng hóa ra nhiều đời lấy đó làm bài học quý giá.
Tiếp cận trẻ em trong đời sống hiện đại, các tác giả đã làm nổi bật được
nhiều vấn đề của đời sống. Nhưng chủ đề được các tác giả dành sự quan tâm
đặc biệt ở giai đoạn này chính là trẻ em trong mối quan hệ với gia đình. Đây
là vấn đề nhạy cảm và tinh tế. Trong gia đình, mối quan hệ giữa bố mẹ với
con cái, giữa anh chị em với nhau là sợi dây gắn kết con người bền chặt, là
nhân tố quan trọng cấu thành nên nền tảng xã hội. Nếu mọi thành viên trong
gia đình gắn kết yêu thương thì xã hội sẽ phát triển lành mạnh, đoàn kết. Còn
gia đình có những mối bất hòa là mầm mống cho một xã hội có nguy cơ
không ổn định. Các tác giả chủ yếu khai thác mối xung đột, bất hòa trong gia
đình. Thường là mâu thuẫn của bố mẹ với con cái và mâu thuẫn giữa anh chị
lớn với em nhỏ. Có rất nhiều tác phẩm viết về đề tài này: Chị của Cao Xuân
Sơn, Kẻ thù của Quế Hương, Út Quyên và tôi, Em gái của Nguyễn Nhật Ánh,
Bỏ trốn của Phan Thị Thanh Nhàn,… Cô bé Thi trong Bỏ trốn từ khi mẹ mất,
bố đi lấy vợ hai rồi bà ngoại nhân từ cũng mất, phải ở với người bác dâu hẹp
hòi, nanh nọc, thủ đoạn, bị bác Mai vu oan cho là kẻ cắp để có lí do đuổi ra
khỏi nhà, Thi đã không còn niềm tin với người ruột thịt nữa. Trong quan hệ
giữa thi và bác Mai không còn tình bác cháu mà là mối quan hệ giữa hai nhân
cách đối lập nhau. Chính vì thế Thi đã quyết định bỏ trốn. Truyện đã cho
người đọc thấy được do sự khắc nghiệt của thời buổi kinh tế thị trường kéo
theo sự đổ vỡ của mô hình gia đình truyền thống, gia đình bị phân hóa rõ
ràng, sự lên ngôi của các nàng dâu thời hiện đại đã ảnh hưởng không nhỏ tới
cuộc sống của mỗi cá nhân mà ảnh hưởng sâu sắc tới tâm hồn thơ ngây của
các em. Không chỉ mảng truyện, thơ viết cho thiếu nhi cũng đề cập đến vấn
đề nhức nhối này với các tác phẩm Nhà không có bố của Nguyễn Thị Mai,
Tuổi thơ cánh diều của Trần Huyền v.v…



×