Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 119 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==============




LÊ THỊ DIỆP




SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA



LUẬN VĂN THẠC SĨ









Hà Nội - 2014
2



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==============




LÊ THỊ DIỆP



SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.01.21.


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Lê Dục Tú



Hà Nội - 2014
3


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5
1. Lý do chọn đề tài. 5
2. Lịch sử vấn đề. 6
3. Mục đích nghiên cứu 10
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
5. Phương pháp nghiên cứu 10
6 Cấu trúc luận văn. 11
Chương 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA VÀ HÀNH TRÌNH
SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC THUẦN 12
1.1. Khái niệm văn hóa. 12
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 15
1.2.1. Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa. 16
1.2.2. Văn học kết tinh các giá trị văn hóa. 18
1.2.3. Văn học như một ứng xử văn hóa. 22
1.3. Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học 24
1.3.1. Sự đa dạng của các phương pháp trong nghiên cứu văn học. 24
1.3.2. Ưu thế của phương pháp tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa. 26
1.4. Hành trình sáng tác của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần. 28
1.4.1. Vài nét về tiểu sử. 28
1.4.2. Sự chuẩn bị vốn sống, vốn văn hóa. 30
1.4.3. Quan niệm của Nguyễn Ngọc Thuần về văn chương. 32
Tiểu kết 35
Chương 2 : CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG SÁNG TÁC CHO 36
THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN 36
2.1. Con người – đối tượng thẩm mỹ mang dấu ấn văn hóa. 36
2.1.1. Ứng xử tình nghĩa như một phương thức sống của con người. 36
2.1.1.1. Ứng xử với thiên nhiên 37
2.1.1.2. Ứng xử trong các mối quan hệ xã hội. 43

2.1.2. Văn hóa gia đình - nền tảng nuôi dưỡng nhân cách con người. 50
4

2.1.2.1. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. 51
2.1.2.2. Quan hệ giữa anh (chị ) và em. 59
2.1.2.3. Quan hệ giữa vợ và chồng. 62
2.1.3. Thế giới tâm linh – cội nguồn những ý niệm văn hóa của con người. 65
2.1.3.1. Ý niệm về “hồn” và “ma”. 67
2.1.3.2. Ý niệm về niềm tin cổ tích. 71
2.2. Không gian văn hóa – nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa dân tộc. 76
2.2.1. Không gian làng quê. 77
2.2.2. Không gian miền biển. 83
Tiểu kết. 87
Chương 3 : NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG
SÁNG TÁC CHO THIẾU NHI CỦA NGUYỄN NGỌC THUẦN. 88
3.1. Ngôn ngữ. 88
3.1.1. Ngôn ngữ Nam Trung Bộ. 89
3.1.2. Ngôn ngữ dân gian 92
3.2. Giọng điệu. 95
3.2.1. Giọng điệu trữ tình, trong trẻo. 95
3.2.2. Giọng điệu suy tư, triết lý. 99
3.3. Biểu tượng 103
3.3.1. Biểu tượng khu vườn. 104
3.3.2. Biểu tượng đôi mắt. 109
Tiểu kết 112
KẾT LUẬN 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116


5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
1.1 Văn học là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần hình thành
nên bản sắc văn hóa dân tộc. Nó tiêu biểu cho diện mạo và các giá trị văn hóa của
một cộng đồng người trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Hơn nữa, văn học còn
có khả năng nhận thức, phản ánh, truyền tải và lưu trữ các giá trị văn hóa riêng biệt.
Hòa chung vào dòng chảy văn học dân tộc, văn học thiếu nhi cũng đóng một vai trò
quan trọng trong việc gìn giữ những giá trị văn hóa trong thế hệ trẻ thơ. Nhất là
trong thời đại ngày nay, xu thế hội nhập kéo theo sự va đập của những mỹ tục
truyền thống với xã hội đồng tiền tầm thường, dẫn đến sự băng hoại những giá trị
đạo đức nguồn cội. Hơn lúc nào hết, trong mối quan hệ với văn hóa, văn học Việt
Nam nói chung và văn học thiếu nhi Việt Nam nói riêng cần được nhìn nhận sâu sắc
và đa diện hơn. Nó cần lên tiếng để bảo vệ gìn giữ những giá trị truyền thống trong
“thế hệ vàng” của đất nước.
1.2 Văn học viết cho thiếu nhi ở nước ta ra đời tương đối muộn nhưng đã đạt
được những thành tựu nổi bật gắn liền với những tên tuổi như Tô Hoài, Phạm Hổ,
Võ Quảng, Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Nguyễn Hồng Kiên, Hoàng Hiếu Nhân,
Chu Hồng Quý, Khánh Chi Tiếp bước những thế hệ đàn anh là sự nở rộ của thế hệ
nhà văn trẻ đầy nhiệt huyết như Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh
Nhạc, Nguyễn Ngọc Thuần,… Trong đó, Nguyễn Ngọc Thuần là cây bút gây ấn
tượng mạnh với khả năng xây dựng một thế giới trẻ thơ tuyệt diệu. Xuất hiện trên
văn đàn với “bộ mặt” của một họa sĩ làm văn chương, bằng lao động chăm chỉ, vốn
sống dồi dào và đặc biệt là tình yêu trẻ thơ sâu đậm, Nguyễn Ngọc Thuần đã cho ra
đời nhiều tác phẩm hay, để lại ấn tượng đẹp không chỉ trong lòng trẻ thơ mà còn cả
thế hệ “dạy trẻ thơ”. Dễ dàng nhận thấy, trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc
Thuần là hệ thống những mạch ngầm giá trị văn hóa tinh thần độc đáo. Nhà văn đã
phục nguyên lại không gian văn hóa của những tập tục truyền thống, những lối ứng
xử đậm đà hương vị Việt. Tuy nhiên, những vấn đề này chưa được tập trung nghiên
cứu một cách nghiêm túc và hệ thống với một góc nhìn riêng, một phương pháp

riêng. Nghiên cứu văn học bằng góc nhìn văn hóa có khả năng mở ra nhiều triển
6

vọng mới cho việc cắt nghĩa, lý giải những hệ tư tưởng trong sáng tác thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần.
1.3 Trong hệ mạch những hướng nghiên cứu và tiếp cận văn học thì góc nhìn
văn hóa đang cho thấy là một hướng tiếp cận đem lại hiệu quả cao. Nó có khả năng
khai thác sâu giá trị nội tại của tác phẩm giúp chúng ta có thể thâu tóm một cách
toàn diện đời sống văn hóa con người của cả cộng đồng dân tộc. Với đề tài Sáng tác
cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi hi vọng sẽ
giải mã được các “mã văn hóa” mà nhà văn đã xác lập, để từ đó, tìm ra căn nguyên
những yếu tố đã chi phối, tác động đến tâm thức sáng tạo của nhà văn Nguyễn Ngọc
Thuần. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một phần công sức trong việc gìn
giữ và phát triển những giá trị văn hóa trong thế giới tâm hồn trẻ thơ.
Với thời đại mở cửa hiện nay, khi mà có nhiều nền văn hóa ngoai lai du nhập,
thì vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa con người Việt là vô cùng quan trọng. Thiết nghĩ,
các nhà nghiên cứu, phê bình có sự quan tâm hơn nữa đến mảng sáng tác dành cho
thiếu nhi và hy vọng các nhà biên soạn sách giáo khoa có thêm dữ liệu cho việc lựa
chọn một số tác phẩm hay và có ý nghĩa để đưa vào chương trình Ngữ văn các bậc
THCS và THPT để có thể giáo dục và bồi đắp vốn văn hóa cho thế hệ tương lai của
đất nước.
2. Lịch sử vấn đề.
Ở nước ta, vào những năm đầu thế kỷ XX, giới nghiên cứu đã rất chú ý đến
cách tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa. Các tác giả như: Trần Đình Hượu,
Phan Ngọc, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Nguyễn Văn Huyên, Trần
Đình Sử, Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Dân, Trần
Ngọc Vương, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn, … đã từng bước xác lập hướng nghiên
cứu văn học từ góc nhìn văn hóa khi xem tác phẩm văn học như một cấu trúc văn
hóa, kí hiệu văn hóa, văn bản của văn hóa và đặt văn học trong tương quan so sánh
văn hóa. Đặc biệt sự thành công của các luận án tiến sĩ như: Hoàng Thị Huế với

“Thơ Mới từ góc độ văn hóa – văn học” (2006), Ngô Minh Hiền với “Văn xuôi
Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa” (2008), Lương
Minh Chung với “Thơ Hoàng Cầm từ góc nhìn văn hóa” (2012), Đỗ Thị Ngọc Chi
7

với “Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa” (2013), Nguyễn Văn Đông với
“Truyện ngắn Sơn Nam và Bình Nguyên Lộc từ góc nhìn văn hóa học” (2013),
…đang cho thấy nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng tiếp cận
hiện đại, phù hợp với xu thế tiến bộ chung của khoa học văn học.
Về mảng văn học thiếu nhi Việt Nam, từ khi manh nha hình thành cũng luôn
nhận được sự quan tâm của các nhà phê bình nghiên cứu. Một số sách và giáo trình
tiêu biểu như: Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam của Vân Thanh và
Nguyên An; Giáo trình văn học thiếu nhi (Tủ sách Đại học Vinh) do Chu Thị Hà
Thanh, Lê Thị Thanh Bình biên soạn; Giáo trình Văn học trẻ em (NXB Đại học Sư
phạm, 2010) của Lã Thị Bắc Lý; … Ngoài một số giáo trình và sách kể trên còn có
rất nhiều bài báo, bài viết, các cuộc phỏng vấn, bàn về văn học thiếu nhi trên tạp
chí nghiên cứu, hoặc các trang web văn học như: Cảm nhận về văn học thiếu nhi thế
kỉ XXI của Lã Thị Bắc Lý trên Vannghequandoi.com.vn ; Văn học thiếu nhi Việt
Nam – Những chặng đường phát triển và những thành tựu của Thu Hương trên tạp
chí NCVH (số 1-2005) ; Mấy suy nghĩ về văn học thiếu nhi thời kì đổi mới của Lê
Phương Liên ( TC Phê bình VHNT, số 2- 2012),…
Những sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần xuất hiện và ngay lập tức
nó đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý từ giới phê bình và nghiên cứu văn học. Hàng loạt
các bài viết xuất hiện trên các tạp chí như minh chứng cho vị trí của tác giả trên địa
đàng văn học thiếu nhi Việt Nam. Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu sau:
Trước tiên, phải kể đến bài viết Nguyễn Ngọc Thuần – Người kể chuyện cổ
tích hiện đại của Nguyễn Thị Minh Thái trên báo điện tử Nxbtre.vn (ngày
11/04/2004). Trong bài viết, người nghiên cứu đã có cái nhìn khái quát về nội dung
và nghệ thuật trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần: “Mỗi truyện ngắn
nho nhỏ trong đó đã là một truyện tặng cho bạn đọc trẻ thơ, lại vừa là một truyện

dành cho người lớn. Bởi chúng nhiều tầng nghĩa, giàu chất thơ, và có lẽ, bởi cả tác
phẩm chính là kết quả cái nhìn độc đáo của một chủ thể thi sĩ viết văn xuôi, với
động thái đắm đuối nhị nguyên rất mới lạ” [46, tr.2]. Sau đó, tác giả bài viết đã giải
thích căn nguyên của những mảng hồn trong trẻo, tinh khôi đó chính là từ “nguồn
cội”, là tuổi thơ bên những gì thân thương nhất của gia đình, làng xóm, bè bạn, thầy
8

cô. Bằng những đoạn hội thoại nhân vật, Nguyễn Thị Minh Thái đã gián tiếp lý giải
cội nguồn văn hóa ứng xử của con người “Một đứa bé ra đời sẽ được học yêu
thương, học ăn, nói, gói, mở, bằng tình yêu của những người xung quanh, được hiểu
thế nào là người láng giềng, người nhà, thầy cô…” [46, tr.2]. Cùng đề cập đến vấn
đề văn hóa ứng xử, trên trang Vanhoahoc.vn (ngày 16/4/2004), nhà văn Hồ Anh
Thái trong bài viết Nguyễn Ngọc Thuần - nhà văn của trẻ em cũng đã có những
nhận xét rất tinh tế. Tác giả khẳng định nhân vật trong truyện Nguyễn Ngọc Thuần
có một lối ứng xử văn hóa mang đậm hơi thở Việt. Văn hóa ứng xử ấy được thể
hiện qua lời nói và hành động của nhận vật. Đó chính là khởi nguyên cho cái đẹp và
hướng đến giá trị nhân văn của tác phẩm.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Nhi trong bài viết Triết lý về giá trị con người trong
truyện thiếu thi của Nguyễn Ngọc Thuần cũng đã có những lời bình phẩm sắc sảo về
văn hóa truyền thống, về cái đẹp của miền quê nghèo Bình Thuận ẩn chứa trong
từng tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần. Người nghiên cứu phát hiện điểm nhìn
nghệ thuật của nhà văn được khúc xạ bằng điểm nhìn trẻ thơ, để từ đó khơi gợi
những mỹ tục thuở xưa trong tâm thức trẻ. Đặc biệt, ở bài viết này, Trần Viết Nhi
quan tâm đến giọng điệu trữ tình, triết lý mang hồn cốt dân tộc Việt trong mỗi ngôn
từ tác phẩm “nhẹ nhàng, thấm thía nhưng cũng không kém phần sâu sắc!”[34, tr.3].
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn, trong bài viết Nhìn lại 5 năm văn học nước
nhà đăng trên báo điện tử Tienphong.vn (số ra ngày 18/1/2005) đã dành những dòng
thật ưu ái cho Nguyễn Ngọc Thuần, coi nhà văn như một hiện tượng nổi bật nhất trên
văn đàn văn học thiếu nhi Việt Nam thời hiện đại: “Riêng Nguyễn Ngọc Thuần thực
sự là một hiện tượng! Chỉ trong vài năm, Nguyễn Ngọc Thuần cho ra mắt 4 cuốn

sách, đoạt 4 giải thưởng văn học danh giá, được báo chí đồng thanh biểu dương, được
in đi in lại, điều này không phải cây bút nào cũng làm được. Nguyễn Ngọc Thuần đã
vinh danh cho văn học thiếu nhi, lĩnh vực thường bị bỏ sót trong các công trình văn
học sử ” [40, tr.2]. Cùng nói về vị trí và vai trò của Nguyễn Ngọc Thuần trên văn đàn,
nhà văn Phan Thị Vàng Anh đã có những lời ngợi ca nghệ thuật viết truyện của anh:
“Cái kĩ thuật tung xa để bắt gọn lại như thế này có lẽ là cái rất thiếu trong các sáng
9

tác của nước mình. Cái lấn cấn của tôi, có lẽ một phần ganh tị, là vì sao lại có người
Việt Nam viết được theo lối này, viết được như thế này?” [1, tr.5].
Ngoài những bài viết tiêu biểu trên, còn rất nhiều những lời nhận xét, lời bình
về văn chương Nguyễn Ngọc Thuần, đặc biệt là sự ngợi khen về tác phẩm Vừa
nhắm mắt vừa mở cửa sổ của anh. Nhà văn Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét về
truyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã thật sự là
một cú đúp ngoạn mục về văn chương” [46, tr.5]. Nhà văn Hồ Anh Thái với những
cảm xúc chủ quan: “Nghĩ ngợi loay hoay, nhân đọc cuốn Vừa nhắm mắt vừa mở
cửa sổ. Ðọc xong ngẩn ngơ lâu lâu. Văn phong đẹp, trong vắt. Người đọc soi vào
đấy, thấy cả những ao ước tuổi thơ mình” và đặt tên cho cuốn sách là “Hoàng tử Bé
của văn học thiếu nhi Việt Nam”[dẫn theo 56, tr.5]. Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình
văn học trẻ em cũng có những nhận xét về nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần như sau:
“Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần có lối viết không mới mà
vẫn lạ. Anh thu hút người đọc ở giọng văn trong trẻo, với cái nhìn hồn nhiên, đầy sự
ngạc nhiên thơ trẻ” [26, tr.60].
Ngoài ra, còn một số công trình luận văn nghiên cứu về sáng tác thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần trên các phương diện khác nhau như : Đặc điểm truyện thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Thuần (2013) của Tạ Thị Liên (chuyên ngành LLVH - ĐH
KHXH&NV); Đặc sắc nghệ thuật trong truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần (2012) của Lê Thị Hằng (chuyên ngành VHVN – ĐH Vinh),…
Nhìn một cách tổng quan, gần như chưa có một công trình chuyên biệt nào
nghiên cứu về văn học thiếu nhi từ góc nhìn văn hóa. Riêng về hiện tượng Nguyễn

Ngọc Thuần những nhận xét của các nhà nghiên cứu về yếu tố văn hóa trong các tác
phẩm thiếu nhi của anh còn mang tính sơ khai, khái quát, chung chung. Hiểu được
tầm quan trọng của thực tiễn trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa trong thế hệ
tương lai của đất nước, chúng tôi mong muốn nghiên cứu sâu về sáng tác thiếu nhi của
Nguyễn Ngọc Thuần để góp phần làm sáng tỏ những tư tưởng, triết lý về giá trị văn hóa
truyền thống mà tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình.


10

3. Mục đích nghiên cứu
3.1 Luận văn dựa vào các phạm trù văn hóa, soi tỏ mối quan hệ giữa văn
hóa – văn học ở tầm khái quát và đi sâu vào sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần như một hiện tượng văn hóa cụ thể.
3.2 Luận văn chỉ ra những tầng giá trị ẩn sâu trong những sáng tác thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Thuần, từ đó, làm rõ căn nguyên tồn tại chất văn hóa trong
sáng tác của nhà văn. Qua đó cũng là cách khẳng định nét độc đáo và đóng góp của
anh trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam hiện đại.
3.3 Từ những hệ giá trị văn hóa nổi bật ấy, luận văn mong muốn đáp ứng
một phần nhu cầu thực tại là: lưu giữ và phát triển những nét đẹp văn hóa truyền
thống trong thế hệ thiếu nhi ngày nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi “khoanh vùng” phạm vi nghiên cứu ở địa hạt sáng tác
thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần. Bởi ngoài những sáng tác cho thiếu nhi, anh còn
có rất nhiều tác phẩm văn chương không dành riêng cho thiếu nhi như: Sinh ra là
thế, Kẻ quấy rối chồng và cô ta, Đời cơ bản là buồn… Nếu nghiên cứu toàn bộ
những sáng tác đó sẽ rất dễ gây sự “ôm đồm”, “loãng mạch” đối tượng.
Ngoài ra, chúng tôi còn so sánh tác phẩm thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần
với Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Giỏi… Các so sánh đó không được tách ra thành các
chuyên mục độc lập, riêng biệt mà đặt chúng trong sự soi chiếu với các tác phẩm

thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.
Thêm nữa, dưới quy phạm của những đặc điểm sáng tác cho thiếu nhi, chúng
tôi nghiên cứu những tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thuần từ góc nhìn văn hóa ở
điểm nhìn của tác giả và điểm nhìn trẻ thơ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài “Sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn
hóa”, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
5.1. Phương pháp liên ngành
Chúng tôi xác định đây là phương pháp trọng yếu của luận văn này. Thực
chất, phương pháp liên ngành giúp chúng tôi vận dụng, phối hợp một số tri thức liên
11

ngành văn hóa, lịch sử, triết học, tôn giáo, nhân học, ngôn ngữ học, tâm lý học, liên
văn bản nhằm cắt nghĩa văn học bằng truyền thống văn hóa, hoạt động văn hóa, góc
nhìn văn hóa.
5.2 . Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp này giúp chúng tôi cắt nghĩa, phát hiện các giá trị văn hóa kết
tinh trong sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.
5.3 . Phương pháp hệ thống.
Phương pháp này giúp chúng tôi xác lập, móc xích các biểu tượng trên nền
tảng triết học – mỹ học nhằm làm nổi bật dấu ấn văn hóa dân tộc Việt in đậm trong
những sáng tác thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần
5.4 . Phương pháp so sánh
Đây cũng là một phương pháp quan trọng giúp chúng tôi đối sánh văn nghiệp
của Nguyễn Ngọc Thuần với văn nghiệp các tác giả khác để tìm ra cá tính độc đáo
và sáng tạo của nhà văn trong mỗi tác phẩm thiếu nhi mà anh viết.
5.5 . Phương pháp tiếp cận văn hóa học
Phương pháp này thực chất đi giải mã các biểu tượng nghệ thuật, tìm ra dấu ấn
thời đại của tác phẩm, trên cơ sở tìm hiểu sự chi phối các quan niệm triết học, tôn
giáo, đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, quan niệm về con người… từng tồn tại trong một

không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về mặt xây dựng nhân vật, mô típ,
hình tượng, ngôn ngữ…
6 . Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có cấu trúc với 3 chương như sau:
Chương 1: Mối quan hệ giữa văn học – văn hóa và hành trình sáng tác của nhà
văn Nguyễn Ngọc Thuần
Chương 2: Các giá trị văn hóa trong sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc
Thuần.
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện những giá trị văn hóa trong sáng tác cho thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Thuần.

12

Chương 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HỌC – VĂN HÓA VÀ HÀNH
TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NGỌC THUẦN

1.1. Khái niệm văn hóa.
Theo khảo sát và thống kê sơ bộ của hai nhà văn hóa người Mỹ là A.L Krober
và Kluchon, tính đến năm 1972, đã có gần 170 định nghĩa về văn hóa trên các sách
và tạp chí phương Tây. Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc thì cho đến năm 1994,
những định nghĩa về văn hóa trên thế giới đã chạm ngưỡng con số kỷ lục là 420
định nghĩa. Đó là một con số khổng lồ cho những cách hiểu về văn hóa hay cũng
chính là minh chứng cho tính nguyên hợp đa nguyên của văn hóa. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Bá Thành cũng đã nhận định rằng: “Khoảng hơn chục năm nay, đúng ra là
từ đầu năm 1990 lại nay, Văn hóa bỗng trở thành một khái niệm có tính thời sự,
thậm chí là tính thời đại, tính thời thượng một cách đặc biệt… Chưa bao giờ như
bây giờ, người ta lại phong tặng cho văn hóa nhiều những danh hiệu tốt đẹp và
quang vinh như thế” [45, tr.7].
Trước hết, khái niệm văn hóa đã trải qua một hành trình hình thành và phát
triển về những ý niệm văn hóa. Nó được manh nha từ thời La Mã cổ đại khi nhà

hùng biện Cicero Marcus Tullius đã đem những hiểu biết bản thân vào cuộc nhiếp
chính với khái niệm triết học là sự gieo trồng tinh thần (bắt nguồn từ chữ latinh
“colere”). Từ đây, người châu Âu dùng thuật ngữ culture với hai nghĩa cơ bản nhất
là trồng trọt canh tác và văn hóa. Sau đó, Francis Bacon (1561-1626), Thomas
Hobbes (1586-1679), Pufedorf đều nhìn nhận văn hóa là cái đối lập với trạng thái tự
nhiên vốn có. Đến thế kỉ khai sáng, Voltaire (1694-1772) và J.G.Herder (1774-
1883) đã xác lập nguyên lý cơ bản cho văn hóa và tổng quát tất cả tri thức nhân
loại, họ mô tả văn hóa là kết tinh của sự tiến hóa cao cấp của con người, văn hóa
không chỉ gắn liền với con người mà còn là kết quả của sự phát triển. Một trường phái
triết học và mỹ học cổ điển Đức dành được nhiều thành tựu lớn khi E.Kant (1724-
1804), F. Schiller đã cho rằng văn hóa là nơi thể hiện sức mạnh cá nhân con người,
nơi mà con người bộc lộ cá tính riêng và sức mạnh riêng. Xét về mặt lý luận của
văn hóa phải nói đến F.Hegel (1770-1831) khi ông xác định rằng “mạch vị thế của
văn hóa trong sáng tạo vật chất và tinh thần, mối quan hệ văn hóa và xã hội…”[18,
13

tr.35]. Các nhà văn hóa phương Tây đã có một bước tiến lớn trong nghiên cứu lịch
sử nhân văn khi KLem sử dụng tiến trình phát triển văn hóa, xã hội làm cơ sở để
khảo sát về lịch sử con người. Nhà nhân chủng học người Anh E.B.Tylor xứng đáng
được giới khoa học Anh Mỹ suy tôn là người sáng lập ra môn Nhân học văn hóa khi
đã cho xuất bản ở Luân Đôn cuốn Văn hóa nguyên thủy (1871), một cuốn sách đầu
tiên nhìn văn hóa như một tổng thể thành tựu cơ bản của con người.
Có rất nhiều những định nghĩa về văn hóa, chúng tôi xin trích một vài định
nghĩa được coi là tiêu biểu nhất:
Tại hội nghị Quổc tế UNESCO (1992) diễn ra ở Mexico, các nhà văn hóa đại
diện cho hơn 100 quốc gia đã đưa ra 200 định nghĩa về văn hóa, sau đó họ cùng nhau
trao đổi và thống nhất một khái niệm là: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay
có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao
gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người,

những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con
người khả năng soi xét về bản thân…”[64, tr.5]. Cuốn Từ điển triết học do
Staeman chủ biên đã thiết lập một hệ thống các nhóm định nghĩa về văn hóa:
1. Định nghĩa mang tính chất miêu tả
2. Định nghĩa mang tính chất lịch sử
3. Định nghĩa nhấn mạnh vào nếp sống xã hội
4. Định nghĩa nhấn mạnh vào phương thức ứng xử
5. Định nghĩa nhấn mạnh vào khía cạnh học tập, giáo dục
6. Định nghĩa nhấn mạnh vào khả năng thích ứng của con người với
thiên nhiên
7. Định nghĩa mang tính chất di truyền xã hội
8. Định nghĩa nhấn mạnh vào khía cạnh tư tưởng
9. Định nghĩa nhấn mạnh giá trị
10.Định nghĩa nhẩn mạnh vào cấu trúc văn hóa
11. Định nghĩa mang tính chất điều khiển học, nhấn mạnh khía cạnh
thông tin của văn hóa” [dẫn theo 44, tr.21].
14

Ở trong nước, khái niệm văn hóa được đề cập đến trong một số công trình
nghiên cứu của các nhà văn hóa hàng đầu như: Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc
Thêm, Từ Chi, Phạm Đức Dương, Đào Duy Anh, Phan Kế Bính, Nguyễn Vãn
Huyên, Đoàn Văn Chúc, Phan Ngọc, Theo Từ điển tiếng Việt (1992) văn hóa có
5 ý nghĩa: 1/Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (ví dụ: kho tàng văn hóa Việt Nam). 2/ Những
hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần - nói một cách
tổng quát (ví dụ: Phát triển văn hóa). 3/ Tri thức kiến thức khoa học (ví dụ: Trình
độ văn hóa). 4/ Trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn
minh (ví dụ: sống có văn hóa). 5/ Nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa
được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc
điểm giống nhau (ví dụ: văn hóa Đông Sơn) [35, tr.345]. Học giả Đào Duy Anh

cũng đã nhắc đến khái niệm văn hóa trong công trình nghiên cứu Việt Nam văn hóa
sử cương. Ông chỉ ra một hướng tiếp cận đối tượng văn hóa trên hai phương diện
"tĩnh" (đồng đại) và “động” (lịch đại). Từ đó, cũng mở đường cho một nền khoa học
thiên về nghiên cứu thực nghiệm "muốn nghiên cứu văn hóa của một dân tộc,
trước hết phải xem xét dân tộc ấy sinh trưởng ở trong những điều kiện địa lý như
thế nào" [2, tr.12]. Dưới góc nhìn dân tộc học, Phùng Quý Nhâm đã nhấn mạnh đến
tính dân tộc của văn hóa rằng: “Văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh
thần con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và mang đậm bản sắc dân tộc”[32,
tr.249]. Dưới góc nhìn dân gian, phải kể đến những nghiên cứu độc đáo của tác giả
Chu Xuân Diên khi đã kết luận nội hàm của văn hóa gồm: “Văn hóa là một hoạt
động sáng tạo chỉ riêng con người mới có. Hoạt động bao trùm lên mọi lĩnh vực
hoạt động đời sống của con người: đời sống vật chất, đời sống xã hội, đời sống
tinh thần.” [11, tr.252]. Từ góc nhìn địa lý, Trần Quốc Vượng cho rằng: “Văn hóa
theo nghĩa rộng, là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kỹ thuật
kinh tế để từ đó hình thành một đời sống, một thế ứng xử, một thái độ tổng quát
của con người với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai trò của con người trong
vũ trụ đó, với hệ thống các chuẩn mực, những giá trị, những quan niệm, tạo nên
phong cách diễn tả tri thức và nghệ thuật của con người” [64, tr.27]. Tuy văn hóa
15

có nội hàm rộng và nhiều cách hiểu khác nhau nhưng nó là một thể thống nhất nên
dễ dàng nhận thấy sự tương đồng trong các định nghĩa của những người nghiên
cứu. Như vậy, văn hóa là tổng hòa của tất cả các khía cạnh đời sống, tồn tại hữu
thức và vô thức, mang dấu ấn của con người. Ngay cả những hiện tượng vụn vặt
của cuộc sống cũng mang những tín hiệu về văn hóa.
Có thể thấy, khái niệm văn hóa đã được giới nghiên cứu tiếp nhận theo nhiều
góc nhìn, nhiều cách hiểu khác nhau. Trong mỗi một thời điểm lịch sử, khái niệm
văn hóa lại có những nét khác biệt, bản thân chúng không thể bao quát đầy đủ nội
hàm rộng lớn của văn hóa mà chỉ có thể tóm lược khía cạnh nào đó của văn hóa.
Đồng thời, sự đa dạng và phong phú của các khái niệm và quan điểm văn hóa

cũng phản ánh những hướng tiếp cận khác nhau. Nghiên cứu một tác phẩm văn
học dưới hệ soi chiếu của văn hóa cũng vậy, mỗi một nhà nghiên cứu sẽ lựa chọn
cho mình một góc tiếp cận riêng biệt. Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng
tôi chỉ đi sâu khai thác những giá trị văn hóa tinh thần của con người và đặc biệt,
nhấn mạnh văn hóa ứng xử, văn hóa gia đình và văn hóa tâm linh như một khuôn
thước dạy dỗ thế hệ mầm non của đất nước.
1.2. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học.
Giữa cơ cấu đa dạng của văn hóa luôn có những sợi dây liên kết bất di bất dịch
để hòa trộn những ảnh hưởng của thiên nhiên, khí hậu, dân cư, thần linh trong tâm
thức con người thành một khối thống nhất cố định mà trí tính có thể nhận diện nó
một cách hoàn hảo nhất. Đồng thời, văn học có thể xem như một bức tranh “dân
sinh chí” mang trong mình sứ mệnh biểu đạt tinh tế nhất mọi khía cạnh nảy sinh
trong đời sống con người. Như vậy, mối quan hệ giữa văn học và văn hóa là mối
quan hệ gắn bó khăng khít, biện chứng, tương trợ lẫn nhau và mang tính đa chiều
kích. Tuy nhiên, để có thể hiểu thấu đáo về điều đó cần xác định rõ ràng vai trò
và vị trí của văn học trong văn hóa cũng như chức năng chứa đựng và bao bọc
văn học của văn hóa. Vì thế, chúng tôi tập trung làm rõ ba vấn đề cốt yếu nhất là
: 1/ Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa; 2/ Văn học kết tinh các giá trị
văn hóa; 3/ Văn học như một ứng xử văn hóa.

16

1.2.1. Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa.
Những thành tựu của văn hóa học ngày nay cho phép chúng ta có thể nhìn
nhận văn hóa giống như một tổng thể, một hệ thống bao gồm vô vàn những yếu tố
như ngôn ngữ, phong tục tập quán, luật pháp, tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật…,
trong đó, bộ phận quan trọng nhất là văn học. Hay nói cách khác, văn học chính là
một bộ phận trong tổng thể hệ hình văn hóa, một yếu tố không thể tách rời của hệ
thống văn hóa. Nó không thể nằm ngoài “mạch nguyên vẹn” của toàn bộ văn hóa
một thời đại trong khi nó phải tồn tại như một nhân tố chủ yếu. Không thể tách nó

khỏi các bộ phận khác của văn hóa hoặc trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội,
kinh tế mà bỏ qua văn hóa. Cần phải nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như
những hệ thống chỉnh thể ở hai cấp độ tăng tiến. Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm ra
nhập hệ thống chỉnh thể của văn học; hệ thống chỉnh thể của văn học, đến lượt nó,
lại ra nhập hệ thống chỉnh thể của văn hóa; và chỉ có hệ thống văn hóa mới ảnh
hưởng trực tiếp tới những lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Văn học của bất cứ quốc gia nào cũng luôn phản ánh hiện thực thông qua
lăng kính văn hóa và trở thành hiện thân của văn hóa. Văn học là thành tố của văn
hóa bởi nó không đơn thuần là mối quan hệ tác động chi phối giữa hệ thống với
thành tố, giữa toàn thể với bộ phận trong cơ tầng văn hóa mà nó còn là sự “tác động
ngược” trở lại giữa cái riêng với cái chung, nhỏ bé với vĩ đại, và mục đích cuối
cùng của mối quan hệ đó là lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Văn hóa Việt Nam trải qua thăng trầm của thời gian và ghi dấu vào tâm thức
mỗi con người tạo thành bản sắc văn hóa Việt Nam, và tất cả những điều ấy đều
được hiện hình rõ nét thông qua văn học. Những nhà nghiên cứu văn hóa Việt
Nam thường tìm đến văn học Việt Nam như một “điều kiện cần và đủ” để giải mã
văn hóa. Nói cách khác, văn học là hiện thân, là tấm gương phản chiếu văn hóa.
Với vai trò đắc địa của ngôn từ, văn chương hoàn toàn có thể mô tả lí trí cũng như
khơi gợi cảm xúc con người. Nó chiếm giữ vai trò trọng yếu trong hệ hình giá trị
tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc Việt. Nhà nghiên cứu Đỗ Thị Ngọc Chi đã có
những nhận xét cụ thể về vấn đề bản sắc dân tộc “Việt Nam không có nền văn hóa
lộ thiên đồ sộ như thánh địa, đền đài, chùa Vàng, chùa Bạc, những Ăng kor, ,
17

không có triết thuyết nhập thế, vô vi, âm dương ngũ hành, cũng không có triết lý
âm dương huyền bí như nhiều quốc gia trong khu vực nhưng chúng ta lại có bề
dày văn hóa của người Việt Nam với những đức tính cao đẹp như yêu nước, cần
cù, tinh thần đoàn kết, giàu lòng yêu thương” [5, tr.47]. Văn học góp phần làm lộ
diện bản sắc văn hóa. Vì vậy, bản sắc văn hóa của một dân tộc phải mang những
nét rất riêng biệt độc đáo. Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành trong cuốn Bản sắc

Việt Nam qua giao lưu văn học cũng nói rất rõ về điều này “Nhiều dân tộc có văn
hóa nhưng không phải nền văn hóa nào cũng có bản sắc. Những nền văn hóa có
bản sắc là những nền văn hóa tiêu biểu”[45, tr.40].
Có thể thấy, văn học Việt Nam là một hiện tượng văn hóa xã hội có giá trị
cao. Nếu gạt bỏ nhân tố văn học ra khỏi di sản văn hóa dân tộc thì nền văn hóa
Việt chỉ là sự trống rỗng vô giá trị. Trong lịch sử văn học dân tộc, việc trân trọng
Truyện Kiều như “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc, ngợi ca tư tưởng nhân nghĩa
của Nguyễn Trãi và chủ nghĩa nhân văn của Hồ Chí Minh đã góp tiếng nói khẳng
định nhân cách văn hóa con người Việt. Khi danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới
được trao tặng cho ba nhân vật kiệt xuất Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh,
tức là thế giới đã công nhận nét độc đáo trong giá trị tinh thần người Việt cũng
như những nhân cách văn hóa đại diện cho bản sắc dân tộc Việt. Và trong thời đại
ngày nay, khi văn hóa ngoại lai được du nhập, nó đã làm loãng những giá trị
truyền thống dân tộc thì văn học cần thể hiện sức mạnh của mình. Văn học luôn
hiện hình và trở thành đội quân tiên phong trong việc bảo vệ những giá trị văn hóa
dân tộc. Chính lịch sử văn hóa - văn học dân tộc đã cho chúng ta một nhận thức
đúng đắn rằng: người cầm bút chỉ trở thành một nhà văn lớn khi họ đã đạt đến tầm vóc
của một nhà văn hóa - tư tưởng. Văn học là sản phẩm của lịch sử, là đứa con được
sinh ra trong lòng cộng đồng dân tộc, là quý phẩm của sáng tạo con người. Vì vậy,
như một tất yếu, nó phải có trách nhiệm phản ánh lịch sử tồn tại của các thời đại
cùng những hệ giá trị riêng biệt mang tính bản sắc “vùng”. Hay nói cách khác, văn
học có chức năng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cha
ông để lại, còn người sáng tác văn chương chính là cầu nối chuyển giao những hệ
giá trị đó.
18

Là một bộ phận cốt yếu của văn hóa, là sản phẩm và hiện thân cho văn hóa,
văn học luôn chiếm giữ một vai trò đặc biệt trong văn hóa. Vì vậy, nó đã đặt ra
những nhu cầu, những góc nhìn đúng đắn đối với người thưởng thức cũng như
giới nghiên cứu phê bình tác phẩm văn học. Đó là cần phải đặt văn học trong bối

cảnh rộng lớn của văn hóa xã hội. Ngoài ra, phải xem văn học là một bộ phận
cấu thành nên văn hóa, tác phẩm văn học cũng chính là sản phẩm của văn hóa.
Vì vậy, cần giải mã nó trong ngữ cảnh của văn hóa. Hơn thế nữa, cần phải nhìn
nhận văn học như là một trong những loại hình nghệ thuật có khả năng thấu
nhận, chạm tới mạch ngầm của đời sống văn hóa cũng như chiều sâu tư tưởng
của người sáng tạo văn chương.
1.2.2. Văn học kết tinh các giá trị văn hóa.
Trước hết cần phải hiểu giá trị là gì? Giá trị (value) là kết tinh cô đọng nhất
của văn hóa, là hệ quy chiếu đánh giá sự văn minh nhân loại. Dưới cái nhìn tổng
quan, giá trị giống như một biểu hình, mà ở đó từng nét vẽ như kiến tạo nên bộ
mặt riêng biệt độc đáo của từng con người, dân tộc, thời đại. Giá trị và giá trị văn
hóa chính là hình thái của đời sống tinh thần con người, nó phản ánh và kết tinh
trong mọi khía cạnh cuộc sống con người. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong
cuốn Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa đã đưa ra định nghĩa về giá trị là “những đánh
giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo những gì là
cần, là tốt, là hay, là đẹp. Nói cách khác, đó chính là những cái được cho là Chân,
Thiện, Mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất con người” [49, tr.38]. Có thể
nói, giá trị văn hóa chính là giá trị xã hội và văn học là nơi thể hiện các hệ giá trị
ấy. Mặt khác, giá trị còn là một phạm trù tinh thần được con người tri giác, cảm
hóa và hun đúc từ những trải nghiệm thực tại. Bằng cảm thức về văn hóa riêng
biệt, con người tiếp cận giá trị với bộ lọc tinh vi để “phân loại” chúng. Những
dạng nào là phù hợp, quy chuẩn, tốt đẹp thì gìn giữ, bảo lưu, bảo tồn qua nhiều thế
hệ, góp phần làm giàu thêm cho bản sắc văn hóa của dân tộc. Ngược lại, những
dạng thức là “phản giá trị”, “phi giá trị” tất yếu sẽ bị “rũ bỏ”, đào thải như một
quy luật hiển nhiên.
19

Nếu âm nhạc “thu gom” những giá trị văn hóa thông qua tiết tấu, giai điệu;
kiến trúc biểu đạt văn hóa qua những cấu hình, bài trí, bố cục thì văn học lại có
khả năng kết tinh giá trị văn hóa theo cách riêng của mình thông qua ngôn ngữ và

biểu tượng. Bằng ngôn ngữ và biểu tương, văn học luôn luôn chủ động định hình
và lựa chọn những hệ giá trị tốt đẹp nhất cho con người. Văn học như một sự kết
tinh các giá trị văn hóa bằng những vai trò, chức năng riêng biệt của mình.
Thứ nhất, văn học gìn giữ và bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống
sống mãi với thời gian, với con người. Trải theo thời gian, sự va đập giữa mỹ tục
văn hóa truyền thống với cái xấu, cái ác của văn hóa ngoại lai thời hiện đại đã diễn
ra như một tất yếu của cuộc sống. Hơn nữa, văn học là một bộ phận cấu thành của
văn hóa và người sáng tác chính là chủ thể sáng tạo, là sản phẩm của cộng đồng
tộc người. Vì vậy, họ luôn chịu sự chi phối của những thành tố, những quy phạm
của văn hóa cộng đồng. Như một tất yếu, những đứa con tinh thần của họ cũng
phải tuân thủ nghiêm ngặt những hệ giá trị ngầm được hoạch định sẵn trong tâm
thức văn hóa mỗi con người. Đó chính là cội nguồn lý giải vì sao độc giả luôn
hướng đến Cái Đẹp - một phạm trù mỹ học gắn liền với tư tưởng của chủ thể sáng
tạo. Và một điều cần nhấn mạnh ở đây đó là dù giá trị thẩm mỹ có hướng ngòi bút
tác giả đến “vùng miền” nào của những ý niệm văn hóa thì cuối cùng vẫn phải
được đặt trên phông nền của đạo đức, văn hóa truyền thống. Trương Đăng Dung
trong Tác phẩm văn học như là quá trình (2004) cũng đề cập đến vấn đề này. Tác
giả gọi nó là điều kiện để quyết định tác phẩm của thời đại này bước sang thời đại
khác và giá trị thẩm mỹ đích thực trong tác phẩm văn học sẽ hướng con người tới
Chân – Thiện – Mỹ, nó sẽ xây dựng hình tượng con người theo cái Đẹp và xác định
một tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp. Như vậy, những tác phẩm văn học, vừa biểu
trưng bản chất đặc thù nghệ thuật vừa mang đến cho đối tượng thụ ngôn một cách
nhìn đúng hướng. Những hệ giá trị tốt đẹp trong văn học sẽ luôn được lưu truyền,
gìn giữ và phát huy trong các thế hệ con người và thời đại dân tộc.
Thứ hai, không chỉ gìn giữ và bảo lưu các hệ giá trị tốt đẹp, văn học còn sản
sinh ra các giá trị văn hóa tinh thần mới, đôi khi còn vượt ra khỏi những giới hạn về
mặt thời đại. Nói cách khác, văn học có khả năng đặc biệt – khả năng sáng tạo ra
20

các giá trị văn hóa. Văn học với năng lực kỳ diệu ấy đã tạo nên nhiều giá trị văn

hóa, trong đó, quan trọng nhất là giá trị ngôn từ dân tộc và những giá trị tư tưởng
của mỗi cá nhân con người trong dân tộc ấy.
Nghệ thuật ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng của văn hóa cũng như văn học.
Nó vừa là thành phẩm của một tiến trình văn hóa lâu dài của xã hội loài người, vừa
là phương thức cho sự phát triển văn hóa. Văn hóa càng gần đến ngưỡng văn minh
nhân loại thì ngôn ngữ càng trở nên phong phú, tinh diệu hơn. Bản thân nghệ thuật
ngôn từ đổi mới và phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của văn hóa. Do đó, chăm lo
cho văn học tức là chăm lo cho văn hóa, tạo điều kiện cho văn học phát triển là
bước đột phá cho sự phát triển của đời sống văn hóa. Trong lời Phi Lộ đăng trên
tạp chí Văn học số 1(5/1932), học giả Đinh Gia Trinh đã khẳng khái nhận xét rằng
“Muốn giữ cho cái quốc hồn của mình đừng siêu lạc, cái quốc túy của mình khỏi
tán thất, cái quốc hoa của mình ngày một thêm rực rỡ tốt tươi, thì thế nào cũng
phải trao lời trải chuốt, sửa sang, sắp đặt, gom góp thứ tiếng nói ấy cho thành văn
thành vẻ, thành riêng hẳn, là đặc sắc của dân tộc mình mới được”[63, tr.47]. Trên
hành trình phát triển, ngôn ngữ văn học luôn đóng một vai trò quan trọng trong
việc lưu giữ và sáng tạo các giá trị văn hóa dân tộc. Những giá trị ngôn ngữ truyền
thống, đặc biệt ngôn ngữ dân gian trở thành những tài sản vô cùng quý giá trong
suốt những chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc từ xưa đến nay.
Ở một góc độ khác, văn học bảo vệ, gìn giữ và hun đúc lên một hệ giá trị độc
đáo, đó chính là nhân phẩm con người. Nói cách khác, văn học với những khả năng
tiềm ẩn bên trong đã tạo lập quá trình xây dựng và phát triển nhân cách con người,
nhân cách văn hóa. Văn học có thể giải mã tất cả những ẩn số bên trong mỗi con
người thông qua ngoại hình, hành động. Nếu như khoa học khai hóa tri thức về tự
nhiên, xã hội, con người nói chung thì văn học có thể xuyên thấu vào từng hiện
tượng trái tim và tâm hồn con người mà phản chiếu nó một cách riêng biệt nhất. Khi
đời sống tâm hồn và tâm lý con người ngày càng trở nên phức tạp thì văn học nghệ
thuật càng có cơ hội để thể hiện vai trò của mình - soi thấu để định hình sự tự thức.
Một tác phẩm văn học thành công khi bản thân nó chứa đựng vô số những mảng đời
thực, nghĩa là người đọc thấy mình ở trong đó, và hiệu ứng “giáo dục nhân cách”
21


được tiếp giao hiệu quả nhất. Văn học có khả năng tác động tới sự tự ý thức của con
người. Con người tự nhận ra những mặt mạnh, những mặt yếu, những tiềm lực lớn
lao của bản thân, qua đó giúp họ thanh lọc, phát triển và hoàn thiện nhân cách chính
mình. Những tác phẩm văn học được coi là đạt đến độ chín khi nó thực sự chế ngự
được lòng người, nâng cao vốn văn hóa và làm thay đổi thế giới quan, nhân sinh
quan, hướng con người đến những giá trị tinh thần tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn.
Ngoài ra, văn học còn có chức năng tạo lập niềm tin, lạc quan vào những giá trị bất
tử có sức sống vượt thời gian, vượt qua sự băng hoại. Do đó, sáng tác văn học còn
có khả năng tác động, điều chỉnh các hành vi của con người trong mối quan hệ với
môi trường tự nhiên, xã hội và với chính bản thân mình. Văn học đã tạo ra những
cuộc hành trình bên trong có ý nghĩa quyết định tới sự cấu tạo, hoàn thiện, phát
triển bản thân. Nói cách khác, nó có vai trò quan trọng để phát triển những nhân
cách con người trong tổng hòa nhân cách văn hóa dân tộc, nhân loại.
Thứ ba, văn học không chỉ thẩm định, đánh giá mà còn có khả năng phê phán
những giá trị “phi văn hóa”, “phản văn hóa”. Nhìn tổng thể chung của định hướng
xã hội, văn hóa – văn học bao giờ cũng có mối quan hệ hữu cơ với các lĩnh vực
khác của đời sống như: Chính trị, kinh tế, đạo đức, Chúng ta hiểu rằng, văn hóa
là sản phẩm của thời đại lịch sử được kiến tạo bởi vô vàn những giá trị ổn định lâu
đời và lưu động. Những yếu tố bất biến, ổn định kết đọng thành mô thức còn những
yếu tố lưu động thì luôn vận hành không ngừng nghỉ theo nhịp thời đại vươn đến
ngưỡng tiến hóa của văn minh. Vì thế, giá trị văn hóa không chấp nhận sự ngưng
đọng, bất biến. Trong hiện trạng xã hội ngày nay, khi mà sự băng hoại về đạo đức
lối sống truyền thống và những hành vi lệch chuẩn, thì văn học không chỉ phát huy
vai trò thẩm định, đánh giá mà cao hơn nữa, nó còn thể hiện khả năng phê phán sắc
nhọn của mình.
Với các hệ giá trị, tác phẩm văn học sẽ giúp người nghiên cứu tránh được cái
nhìn thiển cận trong việc thẩm giá những mô hình phản ánh. Biểu hình giá trị sẽ chi
phối đến toàn bộ ý thức và phương thức sáng tạo của người nghệ sĩ. Ngược lại, với
những sản phẩm mà nhà văn đã nhào nặn, độc giả sẽ cảm thụ, tri nhận các giá trị

văn hóa qua biểu tượng, ngôn ngữ, giọng điệu, phong tục, tập quán, lối sống, thói
22

quen, tâm thức dân tộc, tâm lý cộng đồng. Điều đặc biệt, biểu hình giá trị không
“trình diễn” như hiện thực cuộc sống phơi bày ra trước mắt mà nhiều khi nó ngấm
ngầm trong chiều sâu của tâm thức, cho nên nó đòi hỏi người tiếp nhận phải tự tìm
tòi, tự chiêm nghiệm như một sự tự thức.
1.2.3. Văn học như một ứng xử văn hóa.
Văn hóa là tổng hòa các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong vĩ mạch đó, những nguyên tắc
ứng xử với thế giới tự nhiên, môi trường xã hội và bản thân con người chính là biểu
hiện căn bản của văn hóa. Vì thế có thể tóm lược ứng xử (behavior) là thái độ, hành
vi giao tiếp của con người nhằm bày tỏ quan niệm, quan điểm nào đó trước một
hiện thực khách quan, đặc biệt là sự tự tích lũy các hệ giá trị văn hóa phù hợp với
nguyên tắc chung của cộng đồng người. Văn học lúc này kiêm nhiệm cả hai chức
năng, vừa xác lập nguyên tắc ứng xử cộng đồng quy định lại vừa mang đến cái mới
mẻ của những nguyên tắc được cho là phù hợp hơn. Hay nói cách khác, văn học vừa
bảo lưu những nguyên tắc đã được coi là truyền thống, bất di bất dịch vừa khai
thông những nguyên tắc mới sao cho phù hợp với thời đại và con người mới.
Dường như lâu nay, người ta thường xem xét vấn đề giao tiếp hoặc xem xét
các mối quan hệ trong nội tại gia đình, họ hàng thân thiết, mọi người trong cùng
cộng đồng như một nội dung cơ bản nhất của văn hóa ứng xử. Cách hiểu con người
như một thực thể sống đơn thuần trong giao tiếp cộng đồng như vậy chưa đầy đủ.
Nếu xét con người ở cả khía cạnh vật chất và tinh thần thì những ứng xử của họ
cũng phải được hiểu ở sự toàn diện. Và văn học luôn nhìn con người trên mọi
phương diện và phạm trù ứng xử trong văn học luôn có một nội dung rộng lớn vì
nó hiện hữu trong cái nhìn thông thoáng, nhiều chiều, nhiều mối quan hệ. Ẩn sau
các mối quan hệ ứng xử, người ta nhận biết rõ hơn về bản chất xã hội, văn hóa
truyền thống dân tộc, tâm lý dân tộc, tiếng nói của cái thiêng, cao hơn còn mang cả
sự chi phối của tầng nền ý thức, sự vọng về từ quá khứ, từ cõi sâu thẳm của vô thức.

Dưới sự phản ánh của văn học về diện mạo đa chiều của văn hóa ứng xử,
người ta nhận thấy ở đây có cả văn hóa ứng xử vật chất và văn hóa ứng xử tinh
thần. Văn hóa ứng xử vật chất chính là những phản ánh trong một quá trình trải
23

nghiệm sâu sắc giữa con người với hiện thực khách quan, và sự tác động ngược trở
lại giữa sự vật hiện tượng khách quan đến con người nhằm đưa đến một nhận thức
đầy đủ nhất trong tư tưởng cũng như quan điểm sống. Còn văn hóa ứng xử tinh thần
chính là ứng xử mang đầy tính văn hóa với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
và chính bản thân mình. Văn học dưới góc nhìn văn hóa ứng xử hoặc những ứng xử
văn hóa trong văn học là hai thế giới có những nét chung nhưng không đồng nhất.
Tuy nhiên sáng tạo văn chương vẫn được coi là sự ứng xử nhạy cảm, tinh tế và vi
diệu nhất vì đó là ứng xử với tâm hồn và tâm linh con người. Nói cách khác, những
nét ứng xử này không chỉ được đặt trên khuôn thước giá trị mang tính bền vững mà
còn kết tinh trên sự trải nghiệm, thanh lọc, thăng hoa với những cảm xúc thầm kín,
với tiếng lòng tri ân của người nghệ sĩ trước cuộc đời.
Có một điều dễ nhận thấy, văn hóa đặc trưng mỗi quốc gia dân tộc luôn có sự
giao lưu, tiếp xúc và cọ xát với nhau. Trong thời đại mở cửa, quá trình đó diễn ra
càng mạnh mẽ hơn. Khi ấy, văn học với tư cách là một thành tố của văn hóa cần
phải thực hiện những chức năng ứng biến nhạy cảm để chọn lọc và chuyển dịch văn
hóa. Một vấn đề cần bàn ở đây đó là văn học phải phản ánh văn hóa ra sao trên cơ
sở hiện thực và dân tộc? Trong guồng quay đó, văn học thế giới nói chung và văn
học Việt Nam nói riêng cần tiến hành từng bước sàng lọc những yếu tố văn hóa
ngoại lai để kết hợp tinh diệu nhất với những chuẩn mực truyền thống trong mục
đích xây dựng một hệ thống các giá trị văn hóa cho tương lai đất nước. Và tuyệt
nhiên những nhiệm vụ này đều phải diễn ra đồng thời, cùng một thời điểm để
hướng đến sự thống nhất của một chỉnh thể văn hóa mới trong tư cách vừa là nền
tảng, vừa là động lực phát triển dân tộc. Đó chính là một góc ứng xử của văn học
với văn hóa như một nhân tố chủ động lưu hiện những giá trị truyền thống và hiện
đại của dân tộc.

Ở một khía cạnh khác, ứng xử chính là biểu hiện của hệ giá trị, một phương
thức mà nhà văn giao tiếp với cuộc sống xung quanh. Và không có bất cứ một nhà
văn nào lại thẳng thừng bộc lộ “hỉ, nộ, ái, ố” mà chỉ thể hiện thông qua những hình
ảnh, biểu tượng, cốt truyện,… Thậm chí nhiều nhà văn còn dùng nghệ thuật tương
phản để truyền tải thái độ, người ta có thể dùng giọt nước mắt để nói những niềm
24

vui, dùng tiền để nói đến nghèo đói, dùng động vật để phê phán con người, v.v.
Điều đó càng chứng tỏ khả năng tri nhận của độc giả cần phải phát triển ở một tầng
cao mới. Từ những giá trị được mã hóa kì công đó, người đọc phải dùng trực quan
và cảm xúc của mình để nhìn ra thái độ của nhà văn, thụ hưởng những thông điệp
mà họ gửi gắm nếu nó phù hợp với bảng màu giá trị và được cộng đồng chấp nhận.
Đồng thời, những gì đi ngược lại so với chuẩn mực thì sẽ bị độc giả xóa bỏ, cộng
đồng đào thải, lên án, coi thường. Như vậy, mỗi nhà văn chính là người trực tiếp
bộc lộ ứng xử văn hóa bằng tác phẩm của mình
Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi xin xét những sáng tác thiếu
nhi của Nguyễn Ngọc Thuần dưới góc nhìn văn hóa ứng xử tinh thần và coi đó là
nội dung cơ bản làm nên những hệ giá trị tư tưởng phong phú của nhà văn.
1.3. Phương pháp tiếp cận văn hóa học trong nghiên cứu văn học.
1.3.1 . Sự đa dạng của các phương pháp trong nghiên cứu văn học.
Văn học với tư cách là một loại hình nghệ thuật, một bộ phận quan trọng trong
hình thái ý thức xã hội, đã trải qua một cuộc hành trình phát triển “gian khó” trong
lịch sử nhân loại. Việc nghiên cứu bản chất, quy luật vận động, cấu trúc nội tại, sự
phát sinh, phát triển của văn học cũng trải qua những khó khăn nhất định. Và để quá
trình đó đạt hiệu quả cao nhất thì việc khái quát lý thuyết sâu sắc, có phương pháp
tiếp cận đúng đắn là những nhiệm vụ hàng đầu.
Cùng với lý luận văn học, phương pháp luận nghiên cứu văn học ra đời như
một quy luật tất yếu, đáp ứng yêu cầu “tiêu hóa” (Đoàn Đức Phương) thế giới văn
học của con người. Và để “tiêu hóa” một sản phẩm đa hệ giá trị như vậy thì sự tự
phân hóa những loại hình nghiên cứu khác nhau là một điều dễ hiểu. Viện sĩ M.B

Khrapchenco khẳng định rằng “Sự đa dạng của các loại hình và hình thức văn học,
tính phức tạp của những mối liên hệ giữa văn học với đời sống xã hội tạo ra khả
năng và tất yếu phải có những con đường nghiên cứu khác biệt nhau, tuy có sự
thống nhất nhất định” [23, tr.216]. Theo thống kê sơ bộ của nhà nghiên cứu Đoàn
Đức Phương thì đã có tới 18 phương pháp tiếp cận văn học chung và được chia
thành ba nhóm chính: Nhóm các phương pháp cận cảnh; nhóm các phương pháp
tổng quan; nhóm các phương pháp trung dung. Trong đó nhóm các phương pháp
25

cận cảnh có nhiệm vụ là “tiếp cận văn học ở cấp độ vi mô, đi sâu vào các yếu tố cấu
trúc cụ thể” và bao gồm các phương pháp “phương pháp thực chứng, phương pháp
hình thức, phương pháp hiện tượng học, phương pháp kí hiệu học, phương pháp cấu
trúc…”[39, tr.7]. Còn nhóm các phương pháp tổng quan có những đặc điểm chung
nhất là “mang tính chất bao quát, tổng hợp”, với nhiệm vụ “nghiên cứu các hiện
tượng văn học ở cấp vĩ mô, chúng thiên về nhiệm vụ tổng hợp, khái quát, chúng
giúp cho nhà nghiên cứu đánh giá và xác định vị trí, ý nghĩa của đối tượng trong các
mối quan hệ đa chiều, cung cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh với hiện tượng
văn học”[39, tr.8]. Hệ thống các phương pháp tối ưu thuộc nhóm này là “phương
pháp mỹ học, phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống, phương pháp thống
kê,…”. Nhóm cuối cùng là nhóm các phương pháp trung dung, nhóm này bao gồm
các phương pháp hoặc là không thuộc hai nhóm trên hoặc là mang tính chất của cả
hai nhóm và vai trò của chúng là “giúp nhà nghiên cứu vừa có cái nhìn phân tích cụ
thể vừa có sự tổng hợp, khái quát hóa với hiện tượng văn học”. Có thể liệt kê các
phương pháp chính cho nhóm này là phương pháp trực giác, phương pháp tâm lý
học, phương pháp giải thích học, phương pháp xã hội học, phương pháp tiểu sử,
phương pháp so sánh Ngoài ra, nếu nghiên cứu văn học như một chỉnh thể thống
nhất thì có bốn phương pháp chính: Phương pháp nghiên cứu trào lưu văn học;
phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học; phương pháp nghiên cứu nhân vật văn
học; phương pháp nghiên cứu tác giả văn học [39, tr.10].
Tựu chung lại, có thể nhận ra rằng : Có rất nhiều nhiều cách thức, phương

pháp, hướng nghiên cứu để tiếp cận và khám phá một tác phẩm văn học. Văn học
luôn được quan tâm ở nhiều góc độ khác nhau. Trong thời đại giao lưu hội nhập
ngày nay, việc nghiên cứu văn học như một khối hình đa diện là điều nên làm. Vì
thế, khi chúng tôi nghiên cứu sáng tác cho thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Thuần từ góc
nhìn văn hóa thì lẽ đương nhiên là cần phải “tranh thủ” những thế mạnh của những
góc nhìn, phương pháp khác như một sự bổ trợ cho việc nghiên cứu. Bởi thực chất,
hành trình phát triển của văn học là sự tiếp nối, kế thừa những nguyên lý, thành tựu
lý luận văn học, những tinh hoa của văn hóa nhân loại góp phần làm giàu cho bản
sắc văn hóa tinh thần của dân tộc. Đồng thời, việc bổ sung những công cụ nghiên

×