Giáo án Tiếng việt 4
Tập làm văn (Tiết 43)
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
Ngày dạy: Thứ ........., ngày ..... tháng ..... năm 201...
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức: Biết quan sát cây cối theo trình tự hợp lí, kết hợp các giác quan
khi quan sát; bước đầu nhận ra được sự giống nhau giữa miêu tả một loài cây với
miêu tả một cái cây (BT1)
2. Kĩ năng: Ghi lại được các ý quan sát về một cây em thích theo một trình
tự nhất định (BT2).
3. Thái độ; Gd HS yêu thích loài cây, biết giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ cây
cối.
II. Chuẩn bị:
- Bảng viết sẵn lời giải BT, d, e.
- Tranh, ảnh một số loài cây.
III. Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:
- Kiểm tra 2 HS.
- 2 HS lần lượt đọc dàn ý tả một cây ăn
- GV nhận xét và cho điểm.
quả đã làm ở tiết TLV trước.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài: - Ghi đề:
* Bài tập 1:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- HS đọc 3 bài Bãi ngô (trang 30), Cây
+ Câu a – b:
gạo (trang 32), Sầu riêng (trang 34).
- Cho HS làm câu a, b trên giấy. GV - HS làm bài theo nhóm trên giấy.
phát giấy đã kẻ sẵn bảng mẫu cho các
nhóm.
- Cho HS trình bày kết quả.
- Đại diện các nhóm lên dán kết quả
câu a, b.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
a.Trình tự quan sát cây.
- Bài Sầu riêng: quan sát từng bộ phận
của cây.
- Bài Bãi ngô: quan sát từng thời kì
phát triển của cây.
- Bài Cây gạo: quan sát từng thời kì
phát triển của cây (từng thời kì phát
triển của bông gạo).
b.Tác giả quan sát cây bằng các giác
quan:
- Quan sát bằng thị giác (mắt): các chi
tiết được quan sát: cây, lá, búp, hoa,
bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng (bài
Bãi ngô). Cây, cành, hoa, quả, gạo,
chim chóc (bài Cây gạo). Hoa trái,
dáng, thân,cành lá (bài Sầu riêng).
- Quan sát bằng khứu giác (mũi):
Hương thơm của trái sầu riêng.
- Quan sát bằng vị giác (lưỡi): Vị ngọt
của trái sầu riêng.
- Quan sát bằng thính giác (tai): tiếng
chim hót (bài Cây gạo), tiếng tu hú (bài
Bãi ngô).
+ Câu c – d – e.
- Một số HS phát biểu ý kiến.
- Cho HS làm bài miệng.
* Trang 3 bài đã đọc, em thích hình
ảnh so sánh và nhân hoá nào ? Tác dụng
của hình ảnh so sánh, nhân hoá đó ?
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét và đưa bảng liệt kê các
hình ảnh so sánh nhân hoá có trong 3 * Nhân hoá
bài.
- Búp ngô non núp trong cuống lá.
* So sánh
- Búp ngô chờ tay người đến bẻ.
Bài Sầu riêng:
- Các múi bông gạo nở đều, chín như
- Hoa sầu riêng ngan ngát hương cau, nồi cơm chín đội vung mà cười.
hương bưởi.
- Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi
- Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao xuân.
giống cánh sen con.
- Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư.
-Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ Cây đứng im cao lớn, hiền lành.
kiến.
- HS trả lời.
Bài Bãi ngô:
- Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như cây mạ
non.
- Búp như kết bằng nhung và phấn.
- Hoa ngô xơ xác nhu cỏ may.
Bài Cây gạo:
- Cánh hao gạo đỏ rực quay tít như
chong chóng.
- Quả hai đầu thon vút như con thoi.
- Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi
cơm gạo mới.
* Trong ba bài văn trên, bài nào miêu
tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây
cụ thể ?- GV nhận xét và chốt lại.
- Bài Sầu riêng và bài Bãi ngô miêu tả
một loài cây; Bài Cây gạo miêu tả một
cái cây cụ thể.
* Miêu tả một loài cây có cái gì giống
và có gì khác với miêu tả một cây cụ thể
?
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét và chốt lại:
+ Điểm giống nhau: Đều phải quan sát
kĩ và sử dụng mọi giác quan; tả các bộ
phận của cây; tả xung quanh cây; dùng
các biện pháp so sánh, nhân hoá khi tả;
bộc lộ tình cảm của người miêu tả.
- Một số HS phát biểu.
- Lớp nhận xét.
+ Điểm khác nhau: Tả loài cây cần chú
ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây
này với loài cây khác. Còn tả một cái
cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm
riêng của cây đó. Đặc điểm đó làm nó
khác biệt với các cây cùng loài.
* Bài tập 2:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT 2.
- GV hỏi HS: Ở tiết học trước cô đã
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS ghi những gì quan sát được ra
giấy nháp.
- Một số HS trình bày.
dặn về nhà quan sát một cái cây cụ thể. - Lớp nhận xét.
Bây giờ, các em cho biết về nhà các em
đã chuẩn bị bài như thế nào ?
- GV giao việc: Dựa vào quan sát một
cây cụ thể ở nhà, các em hãy ghi lại
những gì đã quan sát được. (GV có thể
đưa tranh, ảnh về một số cây cụ thể để - HS thực hiện
HS quan sát).
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét theo 3 ý a, b, c trong
SGK và cho điểm một số bài ghi tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục quan sát
và viết lại vào vở. chuẩn bị bài: Luyện
tập miêu tả các bộ phận của cây cối.