Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến thế kỷ VII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.66 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ QUỲNH

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ
ĐỐI VỚI VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
TỪ THẾ KỶ I ĐẾN THẾ KỶ VII

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


2

NGHỆ AN - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHAN THỊ QUỲNH

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN ĐỘ
ĐỐI VỚI VƯƠNG QUỐC PHÙ NAM
TỪ THẾ KỶ I ĐẾN THẾ KỶ VII
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:



TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG


4

NGHỆ AN - 2013


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Nguyễn Thị
Hương - người đã gợi ý đề tài và luôn tận tâm hướng dẫn tôi trên con đường
nghiên cứu khoa học.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử Trường Đại Học
Vinh có những ý kiến đóng góp quan trọng, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu. Tôi xin cảm ơn tới thư viện Trường Đại Học Vinh, thư
viện Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, thư viện Trường Đại Học Quốc Gia
Hà Nội… đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tìm tài liệu luận
văn. Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các học viên lớp K19 Lịch Sử đã ủng hộ,
giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin được gửi tới gia đình và những người bạn thân thiết
lời biết ơn sâu sắc vì đã động viên, chia sẻ.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 10 năm 2013
Tác giả

Phạm Thị Quỳnh


MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

7

1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..............................................................................................9
3. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................13
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................................14
6. Đóng góp của luận văn.................................................................................................15
7. Cấu trúc của luận văn...................................................................................................15
Chương
1


SỞ

CỦA

ẢNH

HƯỞNG

VĂN

HÓA

ẤN


ĐỘ

ĐỐI VỚI VĂN HÓA PHÙ NAM......................................................16
1.1. Khái quát một số nét về văn hóa Ấn Độ....................................................................16
1.1.1. Khái quát về lịch sử Ấn Độ cổ - trung đại..........................................................16
1.1.2. Một số nét về văn hóa Ấn Độ.............................................................................18
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Phù Nam......................................................25
1.2.1. Phù Nam thời sơ kỳ (thế kỷ I - III).....................................................................25
1.2.2. Phù Nam thời hưng thịnh (thế kỷ III - V)..........................................................28
1.2.3. Sự khủng hoảng và suy vong của Phù Nam (thế kỷ V - VII).............................31
1.3. Các con đường và phương thức du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Phù Nam............35
1.3.1. Con đường thương mại.......................................................................................35
1.3.2. Con đường truyền đạo........................................................................................40
1.3.3. Con đường di dân...............................................................................................41
Tiểu kết chương 1.............................................................................................................43
Chương
2
NHỮNG BIỂU HIỂN CỦA ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ
Ở PHÙ NAM.....................................................................................45
2.1. Chữ viết và bi ký.......................................................................................................45
2.1.1. Sự du nhập chữ Brahmi và Sanskit vào Vương quốc Phù Nam và vai trò của nó
......................................................................................................................................45
2.1.2. Bi ký Phù Nam...................................................................................................46
2.2. Tín ngưỡng, tôn giáo.................................................................................................48
2.2.1. Tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy của người Phù Nam.....................................49
2.2.2. Sự du nhập của tôn giáo Ấn Độ vào Phù Nam và vị trí của các tôn giáo này
trong tiến trình lịch sử..................................................................................................50
2.3 Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc..............................................................................56
2.3.1. Nghệ thuật kiến trúc...........................................................................................56
2.3.2. Nghệ thuật điêu khắc..........................................................................................59

2.4. Gốm và các sản phẩm thủ công nghiệp ở Phù Nam..................................................70
2.5. Tiền cổ Phù Nam.......................................................................................................73


7
Tiểu kết chương 2.............................................................................................................76
Chương
3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ẤN
ĐỘ ĐỐI VỚI VĂN HÓA PHÙ NAM...............................................79
3.1. Văn hóa Ấn Độ có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của văn hóa Phù
Nam..................................................................................................................................79
3.2. Phù Nam tiếp nhận văn hóa Ấn Độ theo xu hướng bản địa hóa...............................82
3.2.1. Nguồn gốc của xu hướng bản địa hóa................................................................82
3.2.2. Cách thức và biểu hiện.......................................................................................88
3.3. So sánh ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở Phù Nam với các nước khác trong khu vực
Đông Nam Á....................................................................................................................92
3.3.1. Nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với các nước trong
khu vực Đông Nam Á..................................................................................................92
3.3.2. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với các nước khác trong khu vực Đông Nam
Á...................................................................................................................................94
KẾT LUẬN 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................108

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tính cấp thiết và ý nghĩa khoa học của đề tài
Phù Nam là một Vương quốc cổ từng tồn tại ở khu vực Đông Nam Á.
Trong suốt thời gian tồn tại khoảng bảy thế kỷ (từ thế kỷ I đến thế kỷ VII),
Vương quốc Phù Nam đã có vị trí đặc biệt trong tiến trình phát triển lịch sử văn hóa của khu vực Đông Nam Á. Phù Nam từng giữ vị trí quan trọng trong

con đường thương mại trên biển từ Ấn Độ Dương sang biển Đông, nó trở
thành một “trung tâm liên vùng” đồng thời là một “trung tâm liên thế giới”.
Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển khá cao, Phù Nam dần mở rộng vị trí
của mình vươn lên trở thành một đế quốc cổ đại đầu tiên ở Đông Nam Á,
kiểm soát con đường buôn bán qua khu vực này. Trên thực tế, vị thế “trung
tâm liên thế giới” của Phù Nam còn tỏa rạng trên cả phương diện văn hóa.
Trên cơ sở giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa khác như: Trung Quốc, Ấn
Độ và các nước khác trong khu vực... đặc biệt là sự giao lưu và tiếp xúc với
văn hóa Ấn Độ, Phù Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phát triển


8
hết sức rực rỡ và độc đáo. Phù Nam đã trở thành nơi truyền bá văn hóa Ấn Độ
vào khu vực Đông Nam Á.
Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Phù Nam là sự ảnh hưởng mang
tính bao trùm, trên tất cả các lĩnh vực như : tôn giáo, kiến trúc, điêu khắc, chữ
viết... Vì vậy có thể nói, nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với
Phù Nam là một trong những nội dung quan trọng khi muốn tìm hiểu văn hóa
của Vương quốc này. Tuy nhiên, cho đến nay theo sự hiểu biết của chúng tôi,
vấn đề văn hóa Phù Nam trong sự giao lưu và tiếp biến với văn hóa Ấn Độ,
tuy đã được đề cập đến dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn
chung còn tản mạn, rời rạc, không ít vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để có
được một cái nhìn hệ thống, toàn diện, sâu sắc về ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ đến Vương quốc cổ này. Chính vì thế, việc nghiên cứu để hiểu một cách
sâu sắc, toàn diện về những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương
quốc Phù Nam, cũng như vai trò và tác động của văn hóa Ấn Độ đối với văn
hóa Phù Nam trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà
khoa học đi trước, kết hợp với những tư liệu sưu tầm được của bản thân tôi là
một việc làm cần thiết.
1.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Nam Bộ Việt Nam đã từng là một bộ phận lãnh thổ của Vương quốc
Phù Nam, điều đó có nghĩa Nam Bộ Việt Nam cũng là một bộ phận lịch sử,
văn hóa của Vương quốc Phù Nam, có thể là một bộ phận quan trọng, hình
thành sớm nhất, phát triển nhất, tiêu biểu nhất của văn hóa Phù Nam và
Vương quốc Phù Nam. Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với
văn hóa Phù Nam, người viết có điều kiện tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, văn
hóa đất nước mà mình đã sinh ra và lớn lên. Từ đó có ý thức bảo tồn và phát
huy nền văn hóa ấy bằng cách tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm và gìn giữ nó.
- Phù Nam là một Vương quốc nằm trong khu vực Đông Nam Á, vì thế
việc nghiên cứu vấn đề ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đến Vương quốc Phù Nam


9
cũng là một cách để tác giả tiếp cận với văn hóa của các quốc gia Đông Nam
Á, đặc biệt trong giai đoạn cổ trung đại. Bởi vì tiếp nhận văn hóa Ấn Độ là
một đặc điểm chung trong quá trình phát triển lịch sử văn hóa của các nước
Đông Nam Á. Từ đó giúp tác giả có được cái nhìn toàn diện hơn về mức độ
ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Phù Nam nói riêng và Đông Nam Á
nói chung.
Với tất cả những lý do nêu trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài
“Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Vương quốc Phù Nam từ thế kỷ I đến
thế kỷ VII” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phù Nam là Vương quốc cổ từng tồn tại ở khu vực Đông Nam Á, tuy
chỉ tồn tại trong thời gian ngắn khoảng bảy thế kỷ, nhưng Phù Nam đã trở
thành Vương quốc hùng mạnh. Vì vậy, nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Phù
Nam là đề tài hấp dẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể nói
nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Phù Nam được bắt đầu từ những năm đầu của
thế kỷ XX - với cuộc khai quật khảo cổ đầu tiên vào năm 1944. Nhưng cũng
từ đó các cuộc khai quật khảo cổ và các công trình nghiên cứu về Phù Nam đã

bắt đầu được triển khai và công bố. Dưới đây tác giả xin điểm qua những tác
phẩm và công trình nghiên cứu tiêu biểu có nội dung liên quan đến vấn đề mà
đề tài nghiên cứu.
Ở nước ngoài, người đầu tiên phải kể đến là G. Coedes với cuốn sách
“Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hóa ở viễn đông” xuất bản tại Hà Nội, năm 1944.
Dù còn một số hạn chế nhưng đây là tài liệu rất có giá trị nghiên cứu về Đông
Nam Á cổ đại nói chung, Phù Nam nói riêng. Cuốn sách đã làm rõ những nét
cơ bản của lịch sử Phù Nam. Đặc biệt tác giả nêu ra các quan điểm khoa học
về quá trình du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Đông Nam Á trong đó có Phù
Nam. Trong tác phẩm này tác giả đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong


10
việc đánh giá vai trò, ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với lịch sử và văn
hóa Đông Nam Á.
Người thứ hai có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu Phù Nam là L.
Malleret - ông là một nhà khảo cổ học đồng thời là nhà nghiên cứu tài năng.
Năm 1944 ông đã thực hiện khai quật hàng loạt di chỉ khảo cổ từ Đồng Nai
đến Kiên Giang. Sau đó dựa trên những nguồn tài liệu khảo cổ học có được từ
cuộc khai quật này, L.Malleret đã viết cuốn “Khảo cổ học đồng bằng sông
Cửu Long” (L’Archeologie du delta du Mekong) gồm 4 tập xuất bản từ 1959
- 1963 ở Paris. Trong tác phẩm này, tác giả đã tập hợp nguồn tài liệu vật chất
được phát hiện trong các di tích khảo cổ và sắp xếp lại một cách có hệ thống.
Tập III (Paris - 1962) có nhan đề “Nền văn hóa Phù Nam”, trên cơ sở nguồn
tài liệu khảo cổ học, khi xem xét mối quan hệ giữa văn minh Óc Eo và văn
hóa Phù Nam ông khẳng định: - văn minh Óc Eo là văn hóa vùng duyên hải
của quốc gia cổ Ấn Độ hóa - Phù Nam. Tuy nhiên, bộ sách chỉ mới dừng lại ở
việc giới thiệu và hệ thống hóa nguồn tài liệu hiện vật phát hiện được ở các
cuộc khai quật mà chưa làm rõ được nhiều vấn đề như nguồn gốc, niên đại,
nhân chủng của các hiện vật đó.

Ngoài ra, tác giả Getesch người Ấn Độ với tác phẩm “Những dấu vết
văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam” cũng đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn
hóa Ấn Độ và Việt Nam. Ông khẳng định mối quan hệ này đã xuất hiện từ rất
sớm. Trong đó, có một phần ông viết về “Vương triều Phù Nam: các công
trình khai quật tại đồng bằng sông Cửu Long”. Ở phần này dựa vào di vật
khảo cổ khai quật được ở đồng bằng sông Cửu Long ông khẳng định cư dân
đồng bằng sông Cửu Long đã có mối quan hệ từ rất lâu với Ấn Độ. Văn hóa
Ấn Độ được truyền bá và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của Vương quốc
Phù Nam. Tuy nhiên, trong tác phẩm này tác giả mới chỉ đề cập đến một số
lĩnh vực nhất định, đặc biệt là Ấn Độ giáo và Phật giáo.


11
Ở Việt Nam, Giáo sư Lương Ninh là người có nhiều năm nghiên cứu về
Phù Nam, ông là tác giả của nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu về lịch sử, văn
hóa Phù Nam. Cuốn “Vương quốc Phù Nam - lịch sử và văn hóa”, Nhà xuất
bản Văn hóa thông tin, năm 2005. Trong tác phẩm này, tác giả nêu rõ quá
trình hình thành, thành tựu văn hóa của Phù Nam nhưng chưa nói một cách có
hệ thống đến vấn đề ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Phù Nam. Năm 2009,
tác giả lại xuất bản quyển sách với tên gọi “Vương quốc Phù Nam”, Nhà xuất
bản ĐHQGHN, trên cơ sở cuốn “Vương quốc Phù Nam - lịch sử và văn hóa”.
Cuốn sách cung cấp cho chúng ta các cơ sở lịch sử và khoa học trong việc tìm
hiểu lịch sử, văn hóa Phù Nam. Phần IV mang tên “Văn hóa Phù Nam”, tác
giả đã tập trung đi sâu vào phân tích các sản phẩm văn hóa tiêu biểu của Phù
Nam là văn bia và tượng, do đó tác giả chưa làm nổi bật được tính toàn diện
của văn hóa Phù Nam cũng như ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ đến Phù Nam.
Cuốn “Văn hóa Óc Eo và Vương quốc Phù Nam” của Hội Khoa học lịch
sử Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới 2008, là tập hợp những bài chuyên sâu của
nhiều nhà nghiên cứu trong nước tìm hiểu về Vương quốc Phù Nam và văn hóa
Óc Eo. Cuốn sách cung cấp cho chúng ta cái nhìn nhiều chiều về văn hóa Óc

Eo, Vương quốc Phù Nam và mối quan hệ lịch sử, văn hóa giữa chúng.
Luận án tiến sĩ lịch sử “Nghệ thuật Phật giáo và Hin du giáo ở đồng
bằng sông Cửu Long trước thế kỷ X” của tác giả Lê Thị Liên, Hà Nội, năm
2003 là công trình nghiên cứu chuyên sâu, tập hợp, giới thiệu đánh giá về
nghệ thuật Phật giáo và Hin du giáo ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên,
quyển sách này mới chỉ bàn sâu về hai mặt là nghệ thuật điêu khắc và kiến
trúc mà chưa đề cập một cách toàn diện về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến
Phù Nam.
Luận văn thạc sĩ “Văn hóa vật chất của Vương quốc Phù Nam ở Nam
Bộ Việt Nam và miền Đông Campuchia từ thế kỷ I đến thế kỷ VII” của tác giả
Trần Thị Xuân Giao, Vinh, năm 2010. Trong luận văn của mình tác giả đã


12
tiến hành nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc
Phù Nam đồng thời nghiên cứu sâu về văn hóa vật chất của Phù Nam. Tuy
nhiên, luận văn chỉ mới trình bày sơ lược về sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
với Phù Nam.
Ngoài ra, còn có nhiều cuốn sách, bài nghiên cứu đã được đăng tải trên
các tạp chí chuyên khảo như: Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, Tạp chí Khảo cổ học… cùng nhiều bài giới thiệu, nghiên cứu
trong bộ sách “Những phát hiện mới về khảo cổ học”. Cụ thể như bài:
“Những quá trình du nhập đầu tiên của văn hóa Ấn Độ vào lãnh thổ và cộng
đồng Việt ở phía Nam” của tác giả Bùi Thiết đăng trên tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á. Bài viết đã trình bày về tiến trình du nhập văn hóa Ấn độ vào
lãnh thổ - cộng đồng Việt ở phía Nam. Tuy nhiên, tác giả chỉ mới phác thảo
một số nét mà chủ yếu là quá trình du nhập của đạo Phật vào phía Nam bán
đảo Đông Dương.
Các bài “Những dấu tích xưa nhất của văn hóa Ấn Độ trên đất Đồng
Tháp” của Dương Thị Ngọc Minh, “Nước Phù Nam và hậu Phù Nam”, của

Lương Ninh, “Chứng cứ khảo cổ học về buổi đầu tiếp xúc với Ấn Độ ở đồng
bằng sông Cửu Long” của Lê Thị Liên… đã đề cập tới nhiều nội dung liên
quan đến văn hóa Phù Nam và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với Phù Nam.
Xét một cách khái quát, việc nghiên cứu về Vương quốc Phù Nam đã
được bắt đầu khá sớm, chủ yếu tập trung vào tìm hiểu quá trình hình thành,
phát triển, và suy vong của Vương quốc Phù Nam thông qua nguồn tài liệu cổ
sử và các cuộc khai quật khảo cổ học; phân tích và đánh giá những vấn đề cụ
thể về niên đại, địa điểm, tên gọi, triều đại của Vương quốc Phù Nam. Qua đó
khẳng định sự tồn tại và phát triển của một Vương quốc cổ ở khu vực Đông
Nam Á. Tuy nhiên, nghiên cứu về ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Phù
Nam một cách có hệ thông thì hầu như còn rất hạn chế.


13
Cũng có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ của văn hóa Ấn
Độ đối với Phù Nam. Các tác giả đã có những điểm chung khi đánh giá, nhận
xét về vai trò của văn hóa Ấn Độ đối với Phù Nam nhưng lại chỉ đi sâu vào
một mặt nào đó chứ chưa tìm hiểu một cách có hệ thống và toàn diện trên tất
cả các lĩnh vực văn hóa.
Như vậy, tất cả những cuốn sách và bài viết trên đây là những tài liệu
vô cùng quý giá giúp tác giả tìm hiểu về sự giao lưu tiếp xúc của văn hóa Ấn
Độ với Phù Nam. Tuy nhiên, những tác phẩm và các bài viết đó mới chỉ đề
cập đến một số mặt nào đó của sự giao lưu tiếp xúc đó chứ chưa trình bày một
cách toàn diện, có hệ thống về quá trình ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối
với Vương quốc Phù Nam. Chính điều đó đã gợi mở hướng nghiên cứu cho
tác giả khi tiến hành làm luận văn của mình.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Vương quốc Phù
Nam nhằm mục đích:
- Làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Phù Nam

và sự du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Phù Nam
- Hệ thống hóa các mặt ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Vương
quốc Phù Nam. Từ đó để thấy được vai trò của văn hóa Ấn Độ trong tiến trình
phát triển của Vương quốc Phù Nam đặc biệt là trên lĩnh vực văn hóa.
- Dựa trên quá trình tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đối với Phù
Nam để thấy được sự sống mãnh liệt nền văn hoá bản địa. Chính sức sống
mãnh liệt đó đã làm cho văn hoá Phù Nam mãi giữ vững bản sắc của nền văn
hoá dân tộc và tồn tại mãi với thời gian.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


14
Đối tượng mà đề tài nghiên cứu là tất cả những lĩnh vực văn hóa của
Phù Nam, đặc biệt là những dấu tích văn hóa còn sót lại đã được phát hiện từ
trước đến nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn “Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Phù Nam (từ thế kỷ I
đến thế kỷ VII)” tập trung nhằm nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề sau:
* Về phạm vi nội dung:
- Sự du nhập của văn hóa Ấn Độ vào Phù Nam
- Những biểu hiện của ảnh hưởng: chữ viết và bi ký, tôn giáo, nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc…
- Đặc điểm của quá trình tiếp nhận các yếu tố văn hóa Ấn Độ ở Phù Nam
- Vai trò của các yếu tố văn hóa Ấn độ đối với sự hình thành và phát
triển lịch sử văn hóa Phù Nam
* Về phạm vi thời gian:
- Từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, tức thời gian tồn tại của Vương quốc Phù
Nam, từ khi thành lập (thế kỷ I) đến lúc bị diệt vong (thế kỷ VII)
* Về phạm vi không gian:

- Toàn bộ lãnh thổ của Vương quốc Phù Nam cổ bao gồm vùng Nam
Bộ Việt Nam, trung lưu sông Mêkông và phần lớn châu thổ sông Mê Nam
(phía bắc bán đảo Mã Lai và vùng ven vịnh Thái Lan)
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn dựa vào các nguồn tài liệu sau:
- Những phát hiện khảo cổ học liên quan đến lịch sử - văn hóa Phù Nam.
- Các cuốn sách đã xuất bản, các công trình nghiên cứu về văn hóa Phù
Nam và văn hóa Ấn Độ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước (chủ yếu
là phần tài liệu nước ngoài đã được dịch ra tiếng việt; các bài viết, bài nghiên


15
cứu đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên khảo cùng nghiên cứu về nội
dung này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng chủ yếu hai
phương pháp chuyên nghành cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp
lô gíc kết hợp với phương pháp khoa học liên nghành khác. Ngoài ra, tác giả
cũng sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, so sánh, đối chiếu,
tổng hợp... để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
- Trình bày một cách có hệ thống vấn đề ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
đến Phù Nam
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu văn
hóa Phù Nam cũng như văn hóa Việt Nam và đặc biệt là mối quan hệ giữa
văn hóa Ấn Độ với Phù Nam cổ.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở của ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ đối với văn hóa
Phù Nam.
Chương 2. Những biểu hiện ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với
Phù Nam.
Chương 3. Một số nhận xét về sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối
với Phù Nam.


16
Chương 1
CƠ SỞ CỦA ẢNH HƯỞNG VĂN HÓA ẤN ĐỘ
ĐỐI VỚI VĂN HÓA PHÙ NAM
1.1. Khái quát một số nét về văn hóa Ấn Độ
1.1.1. Khái quát về lịch sử Ấn Độ cổ - trung đại
Ấn Độ nằm ở Nam Á, hiện nay là nước lớn thứ bảy thế giới và có dân
số đứng thứ hai trên thế giới. Tên gọi Ấn Độ - India, Hinduxtan, đây là tên
gọi do người Ba Tư và người Hi Lạp lấy tên sông Ấn (Indu) để gọi tên nước
này. Còn tên gọi truyền thống mà cư dân Ấn Độ gọi nước mình là Bharat. Ấn
Độ cổ đại rộng lớn hơn Ấn Độ ngày nay, bao gồm bán đảo Hinduxtan, nghĩa
là bao gồm lãnh thổ của năm nước hiện nay là Ấn Độ - Pakistan - Butan Nepan - Bangladet. Ấn Độ được chia làm ba miền rõ rệt, đó là vùng thuộc dãy
Hymalaya, vùng đồng bằng sông Hằng - sông Ấn và vùng cao nguyên Đêcan.
Nhà nước Ấn Độ cổ đại ra đời từ rất sớm, đầu tiên là sự xuất hiện nền văn
minh sông Ấn gắn liền với vai trò của người Đraviđa. Chính họ là chủ nhân
của nền văn hóa này.
Cho đến đầu thế kỷ XIX, hầu như người ta chưa biết gì về thời tiền sử
và sơ sử của Ấn Độ. Đầu thế kỷ XX nhiều công trình nghiên cứu, khai quật đã
xác định, ngay từ thời xa xưa nhất ở Ấn Độ đã có con người cư trú. Trước khi
Ấn Độ bước vào thời kỳ nhà nước cổ đại đã xuất hiện một nền văn minh đô
thị rực rỡ. Đó là nền văn minh sông Ấn tồn tại từ đầu thiên niên kỷ III (TCN)
đến giữa thiên niên kỷ II (TCN). Đây là nền văn minh cổ xưa và đạt được

những thành tựu rực rỡ, là một trong những thời kỳ quan trọng của lịch sử Ấn
Độ. Nó đã đặt nền móng đầu tiên và có ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế xã hội và văn hóa sau này.
Tiếp đến là thời kỳ Vê đa, đây là thời kỳ mà lịch sử Ấn Độ được phản
ánh trong kinh Vêđa (trong kinh, ngoài việc tập hợp những nghi lễ chúc tụng


17
thần linh là việc phản ánh những hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của Ấn
Độ từ giữa thiên kỷ II - I TCN). Đây là thời kỳ lịch sử diễn biến quan trọng
phức tạp, phản ánh nhiều mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội Ấn Độ.
Đó là quá trình xâm nhập của người Arian, quá trình hình thành chế độ đẳng
cấp Vacna và tôn giáo Bàlamôn.
Cho đến nửa đầu thiên kỷ I (TCN), ở Bắc Ấn đã xuất hiện nhiều Vương
quốc nhỏ, giữa các Vương quốc đó thường xung đột lẫn nhau. Thế kỷ VI
(TCN), Bắc Ấn có chừng 16 quốc gia, trong đó có 2 quốc gia lớn tranh giành
ảnh hưởng lẫn nhau là Magada và Vogada. Chẳng bao lâu sau Magada đã
chinh phục được một vùng đất rộng lớn từ núi Hymalaya ở phía Bắc đến núi
Vina ở phía Nam.
Từ thế kỷ VI (TCN) đến năm 28 (TCN) tồn tại Vương quốc Magada,
trải qua nhiều Vương triều trong đó Vương triều Moria là thời kỳ hưng thịnh
nhất.
Thế kỷ VI (TCN), đạo Phật ra đời. Vương quốc Magada muốn đấu
tranh chống thế lực tăng lữ Bàlamôn để tăng cường quyền lực quốc gia đã dựa
vào lực lượng Phật giáo ngày càng mạnh. Thời Asoka, đạo Phật được tôn làm
quốc giáo.
Khi Asoka từ trần (236 TCN), Vương quốc Magada nhanh chóng suy
yếu, đất nước bị chia cắt, bị ngoại tộc xâm lược và thống trị. Mãi đến thế kỷ
IV (sau CN), Ấn Độ mới được thống nhất và cường thịnh dưới thời Vương
triều mới.
Lịch sử Ấn Độ thời phong kiến được quy định từ sau công nguyên đến

thế kỷ XVII với bốn thời kỳ sau:
- Thời kỳ hình thành chế độ phong kiến với Vương triều Guta (đầu
công nguyên đến thế kỷ VII).
- Thời kỳ phong kiến phân tán (từ thế kỷ VII đến thế kỷ XII).


18
- Thời kỳ Vương triều Hồi giáo Đê Li thống trị (từ thế kỷ XIII đến thế
kỷ XV).
- Thời kỳ thống trị của Mogon (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII)
Đến giữa thế kỷ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của Anh, bắt đầu từ
đây Ấn Độ bước vào thời kỳ cận đại.
1.1.2. Một số nét về văn hóa Ấn Độ
+ Tôn giáo
Ấn Độ được xem là quê hương của nhiều tôn giáo trong đó có đạo
Bàlamôn (rồi sau đó được bổ sung chuyển đổi thành đạo Hindu), đạo Phật,
đạo Giaina, đạo Xích. Ngoài ra, Ấn Độ còn tiếp thu một số tôn giáo khác như
đạo Hồi, đạo Do Thái. Các tôn giáo ở Ấn Độ có sự kết hợp rất chặt chẽ với
triết học, nó trở thành những con thuyền chuyển tải tư tưởng.
- Đạo Bàlamôn
Trong thời kỳ đầu của Vê Đa, tín ngưỡng của cư dân Ấn Độ mang
nhiều dấu vết của tín ngưỡng nguyên thủy. Nhưng dần dần với sự phân hóa
giai cấp ngày càng sâu sắc trong lòng xã hội thì các tín ngưỡng dân gian ấy
dần dần được tập hợp thành một tôn giáo gọi là đạo Bàlamôn.
Đạo Bàlamôn không có người sáng lập, tổ chức của nó không chặt chẽ.
Đây là tôn giáo đa thần, trong đó cao nhất là thần Brama, được coi là thần
sáng tạo ra thế giới. Nhưng cũng có nơi xem thần Shiva là thần cao nhất.
Cũng có nơi quan niệm là thần Shiva là thần cao nhất (thần bảo vệ, thần ánh
sáng, thần sắc đẹp). Do sự thiếu thống nhất như vậy nên dần dần các tăng lữ
đạo Bàlamôn đã nêu ra quan niệm mặc dù là ba nhưng thực chất là một.

Ngoài ra, một số động vật khác cũng được coi là đối tượng sùng bái của đạo
Bàlamôn như voi, bò. Một trong những nguyên lý của đạo Bàlamôn là thuyết
luân hồi. Người ta giải thích rằng linh hồn của con người thực chất là một bộ
phận của Brama tạo ra, mà Brama lại tồn tại vĩnh hằng nên mặc dù con người
có sống, có chết nhưng linh hồn thì mãi mãi tồn tại. Nó tồn tại từ kiếp này


19
sang kiếp khác, với những ai thực hiện đúng luật lệ của đạo thì kiếp sau được
đầu thai làm những người cao quý. Còn những ai được coi là tà đạo sẽ bị đầu
thai làm chó, ngựa.
Xét về xã hội, đạo Bàlamôn là công cụ bảo vệ đắc lực cho chế độ đẳng
cấp ở Ấn Độ. Mà trong đó thực chất nhằm bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp tăng
lữ, quý tộc Bàlamôn. Tôn giáo này thịnh hành trong xã hội Ấn Độ mãi cho
đến thế kỷ VI (TCN) khi đạo Phật xuất hiện mới bắt đầu tàn lụi.
Đến khoảng cuối thế kỷ VII (TCN), đạo Phật bắt đầu suy sụp ở Ấn Độ
thì đạo Bàlamôn dần dần được phục hưng. Nó bổ sung thêm một số đối tượng
để sùng bái, bổ sung thêm một số luật lệ cũng như nghi thức tế lễ. Từ đây nó
được gọi là Hindu giáo hay Ấn Độ giáo, bắt đầu từ thế kỷ VIII trở đi phát
triển mạnh mẽ.
Hinđu giáo được coi là tôn giáo hết sức đặc biệt. Đối tượng sùng bái
của nó vẫn chủ yếu là ba vị thần: Brama được biểu hiện bằng bốn cái đầu để
nói rằng thần có thể nhìn thấy tất cả. Thần Visa được biểu hiện có mắt trên
trán. Còn thần Visnu được quan niệm là đã từng giáng trần 9 lần với hình thức
là các con vật như cá, lợn… Ngoài ba vị thần nói trên một số loài động vật
như khỉ, bò, rắn, hổ… cũng được coi là thần của đạo Hindu. Trong đó, quan
trọng nhất là thần khỉ, thần bò.
- Đạo Giaina
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Giaina là một người xuất
thân từ tầng lớp Satoria. Ông được các tín đồ gọi là Mihariva. Đạo Giaina

xuất hiện vào thế kỷ VII (TCN), nghĩa là cùng thời của sự xuất hiện của đạo
Phật. Tôn giáo này không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ không phải do
đấng hóa công nào tạo ra. Mà đó là cái có sẵn, tự nhiên nhưng họ lại chủ
trương thờ các thần thánh huyền thoại. Họ quan niệm rằng vạn vật đều có linh
hồn, vì vậy họ cũng thừa nhận thuyết luân hồi.


20
Xét về giới luật đạo Giaina có 5 điểm cơ bản sau:
- Không giết bất cứ sinh vật nào.
- Tuyệt đối không được nói dối.
- Không được lấy bất kỳ vật gì của người khác nếu không được coi là
vật ban tặng.
- Không được dâm dục.
- Không được tích trữ của cải nhiều mà phải sống khổ hạnh.
Theo quan niệm của đạo Giaina về thế giới, về nhân sinh như vậy cho
nên tôn giáo này đã kịch liệt chống lại Vê Đa. Từ đó chống lại luôn hình thức
cúng bái của đạo Bàlamôn và đạo Hindu sau này.
Cũng giống như đạo Phật, sau một thời kỳ phát triển tôn giáo này phân
thành hai phái: phái Áo trắng và phái Áo trời.
Do đạo luật của nó quá khắt khe và lại được phát sinh cùng thời với đạo
Phật, tôn giáo được coi là mở. Do đó tín đồ theo tôn giáo này không đông
đảo. Hiện nay ở Ấn Độ có 0,7% dân số nước này theo tôn giáo này, chủ yếu
tập trung ở miền Tây Nam của đất nước.
- Đạo Phật
Đạo Phật là một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới hiện nay. Điều đặc
biệt là Ấn Độ mặc dù là quê hương của Phật giáo, nhưng hiện nay số tín đồ
theo đạo Phật rất ít mà chủ yếu là các quốc gia ở Đông Nam Á. Trong đó có
một số quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo như Phù Nam, Chăm Pa…
Xét về hoàn cảnh ra đời, đạo Phật được ra đời trong bối cảnh khi mà ba

đẳng cấp bên dưới nó là đẳng cấp Vương công vũ sỹ cũng như đẳng cấp bình
dân đang ngày càng chiếm ưu thế trong xã hội. Họ đang đấu tranh chống lại
Bàlamôn giáo.
Mọi tôn giáo đều nêu lên vấn đề giải thoát. Tuy nhiên, mỗi tôn giáo có
những cách giải thoát riêng của mình. Đức Phật đã đưa ra phương pháp giải
thoát cho chúng sinh thật là độc đáo và hấp dẫn. Đó là thuyết “Tứ Diệu Đế”.


21
Xét về mặt thế giới quan, đạo Phật đề cập đến tất cả “vô tạo giả”, “vô
ngã” lẫn “vô thường”, có nghĩa là nó vừa mang tư tưởng triết học duy vật vừa
mang tư tưởng duy tâm. Xét về mặt xã hội, đạo Phật không ai quan tâm đến
chế độ đẳng cấp, bởi vì Phật quan niệm rằng nguồn gốc xuất hiện của con
người không phải là điều kiện để được cứu vớt, mà tất cả những ai tuân theo
đạo Phật, hành đạo đúng lời Phật dạy thì cũng đều được lên cõi niết bàn. Như
thế, có nghĩa chủ trương của đạo Phật là không phải dựa vào luật pháp để trị
nước, không được chuyên quyền độc đoán, mà yếu tố có tính chất cơ bản nhất
để xã hội bình yên đó chính là tính thiện của mỗi con người.
Về quá trình phát triển, cùng với quá trình phát triển của lịch sử, dần
dần đạo Phật phân thành hai phái: phái Tiểu Thừa và phái Đại Thừa. Nếu như
phái Tiểu Thừa chủ trương giữ nguyên những giáo lý nguyên thủy thì phái
Đại Thừa chủ trương bổ sung thêm một số giáo lý nhằm phù hợp với một số
điều kiện và hoàn cảnh mới.
Nếu như phái Tiểu Thừa chủ trương thừa nhận một vị Phật duy nhất đó
là Phật Thích Ca Mâu Ni, thì phái Đại Thừa lại thừa nhận thêm nhiều vị Phật
khác nhau như: Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc…
Nếu như phái Tiểu Thừa dần dần phát triển về phía Nam Ấn sau đó
truyền sang đảo Sriranca để từ đó đến với các nước Đông Nam Á, thì phái
Đại Thừa phát triển về phía Bắc Ấn sau đó truyền sang khu vực Trung Ấn và
từ khu vực Trung Á ảnh hưởng tới Trung Quốc, từ Trung Quốc truyền sang

Nhật Bản, Triều Tiên, Đại Việt.
Nếu điện thờ của Phật Tiểu Thừa tĩnh lặng và chỉ thờ một vị Phật tổ là
Phật Thích Ca thì phái Đại Thừa ngoài thờ Phật tổ còn thờ rất nhiều vị Phật
khác và cả Bồ Tát, La Hán nữa. Cho nên ngôi đền của Đại Thừa nhộn nhịp,
đông vui.


22
Có thể nói rằng trong những ảnh hưởng của Ấn Độ đối với Phù Nam thì
Phật giáo có tác động mạnh nhất, để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sống
tinh thần, trong tâm thức, phong tục tập quán và nếp sống đạo đức của họ.
+ Văn học Ấn Độ
Ấn Độ từ thời cổ trung đại đã có một nền văn học phong phú, đa
dạng. Ở đây văn học, tôn giáo tồn tại song song bên nhau có quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Văn học Ấn Độ rất phong phú, đồ sộ bao gồm nhiều thể loại thần thoại,
thơ ca lịch sử, kinh truyện…
Kinh Vê đa là một bộ kinh cầu nguyện, đồng thời là những tác phẩm
văn học xưa nhất. Nội dung của nó lý giải về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc các
loài và thủy tổ của loài người. Kinh gồm 4 bộ:
- Rig Vê đa: ca tụng thần linh.
- Yajuya Vê đa: các thể thức tế tự.
- Sama Vê đa: những khúc ca cầu nguyện.
- Acthava Vê đa: Những câu thần chú.
Ở Ấn Độ, đang lưu giữ hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata đồ sộ.
Người Ấn Độ tự hào về hai bộ sử thi này. Ngoài giá trị về văn học to lớn nó
còn được coi là bộ bách khoa toàn thư về đời sống chính trị, xã hội và văn hóa
Ấn Độ truyền thống. Người ta thường ví hai bộ sử thi này với Iliát và Ođixê
của Hi Lạp nhưng quy mô lại lớn hơn nhiều.
Mahabharata gồm 11 vạn câu thơ đôi, chia làm 18 cuốn, gấp 7 lần

tổng số của hai bộ Iliát và Ođixê gộp lại. Nội dung chính của tác phẩm phản
ánh cuộc chiến xảy ra trong dòng họ Bharat. Bộ sử thi miêu tả đời sống xã
hội hồi đó, cảnh ăn chơi cung đình, những mối tình éo le. Mahabharata ca
ngợi sức mạnh tinh thần nhất là về đạo đức, bổn phận, bài học cho người
đời: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo… Tư tưởng hòa bình thấm đượm trong
toàn bộ tác phẩm.


23
Nội dung chính mô tả cuộc chiến tranh chiếm 1/4 tác phẩm và còn lại là
những câu chuyện ngụ ngôn mang tính chất triết học. Đây là bản tổng kết sâu
sắc, cô đọng quan điểm triết học, tôn giáo, đạo đức, là cuốn kinh của đạo
Hindu. Các lãnh tụ phong trào giải phóng Ấn Độ đều nghiên cứu sâu sắc tác
phẩm này tìm được lý tưởng phụng sự qua triết lý của nó. Mahabharata tồn tại
qua hơn 20 thế kỷ, được người Ấn truyền khẩu từ đời này sang đời khác.
Ramayana là tác phẩm lớn thứ hai, tác phẩm kể lại công đức - sự
nghiệp của Rama - một nhân vật lý tưởng của đẳng cấp quý tộc Kasatrya, một
hóa thân thứ 7 của thần Visnu ở trần gian để khuyến thiện, trừ ác. Ramayana
có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân Ấn Độ qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Nếu Mahabharata nói lên ước vọng tâm linh cao cả mang tính tôn giáo,
triết học thì Ramayana thể hiện tâm hồn trong sạch, yêu thương hết mình, che
chở và an ủi khổ đau cho con người, đó là giá trị nhân văn của sử thi.
Hai tác phẩm trên là niềm tự hào và cảm hứng vô tận của các nhà thơ,
nhà văn, nghệ sỹ Ấn Độ từ thời cổ cho đến bây giờ.
Tuy chịu ảnh hưởng của tôn giáo, các nghệ sĩ vẫn thể hiện chủ nghĩa
nhân đạo cao cả, đề cao tư tưởng tự do, miêu tả cuộc sống con người với nội
tâm của nó: Sự lo lắng, nỗi vui buồn, tình yêu đôi lứa, chống lại lễ giáo khắt
khe, lên án bản chất giả dối, lừa gạt của giai cấp thống trị.
Đại biểu cho các nhà văn, nhà thơ này là nhà thơ Bơhaxa, Sudovaba và
đặc biệt là Kalidasa ngôi sao sân khấu và văn học Ấn Độ. Ông là tác giả của

nhiều vở kịch nổi tiếng như: “lòng dũng cảm của Unavasi”, “truyện mười ông
hoàng”. Trong đó vở kịch “Sơkutila” là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ
trong suốt 15 thế kỷ qua.
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm chính luận sắc sảo, có giá trị về các đề tài
kinh tế, xã hội như: “Luận về đạo pháp”, “Luận về lạc thú”, “Luận về chính
trị”, “Luật Manu”…


24
Ngôn ngữ biểu đạt trong văn học Ấn Độ là chữ Phạn (Sancrit). Đó là
ngôn ngữ có nguồn gốc từ ngữ hệ Ấn - Âu và có quan hệ mật thiết với ngôn
ngữ Ba Tư - Arap.
Hiện nay ở Ấn Độ có 16 ngôn ngữ chính thức được thừa nhận, tiếng
Anh là ngôn ngữ quốc gia bổ sung.
+ Nghệ thuật Ấn Độ
Nghệ thuật Ấn Độ rất phong phú và đa dạng. Trước thời Asoka thế kỷ
III (TCN) các công trình khác hầu như không còn dấu tích đến ngày nay. Đến
thời kỳ Asoka người ta bắt đầu xây dựng những công trình bằng đá như
những cột đá, những tháp mộ (Stupa). Nhưng cột đá thường cao khoảng 1,2m
đến 1,5m, trên đầu các cột có khắc hình một con vật (như sư tử ở cột đá
Sornath, bò đực đầu cột đá ở Rampura…).
Ở Ấn Độ những chùa Phật, chùa hang được xây dựng rất nhiều và hết
sức công phu. Cùng với kiến trúc điêu khắc, các lĩnh vực khác của nghệ thuật
Ấn Độ như mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, lễ hội… góp phần làm rực rỡ nền
văn minh Ấn Độ.
+ Những thành tựu về khoa học - kỹ thuật
Cũng giống như Trung Quốc và các nền văn minh khác, ngay từ rất sớm
Ấn Độ đã có những phát minh quan trọng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.
- Thiên văn
Người Ấn Độ sớm nhận biết được 5 hành tinh kim - mộc - thủy - hỏa thổ, cũng như quy luật vận hành của một số sao. Từ rất sớm người Ấn Độ đã

quan niệm quả đất cũng như mặt trăng là hình cầu. Họ cũng sớm làm ra lịch,
lịch của họ một năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, mỗi ngày có
30 giờ và cứ 5 năm nhuận một lần.
- Toán học
Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu, đóng góp lớn nhất của người
Ấn Độ là việc phát minh ra chữ số và số không. Một nhà toán học người Pháp


25
đã nói về cách viết chữ số của người Ấn Độ như sau: Người Ấn Độ đã dạy
cho chúng ta các phép tính toán tài tình ấy, chỉ dùng có 10 ký hiệu mà biểu
hiện được mọi số lượng. Mỗi chữ số đều nói lên một trị số nhất định ở vị trí
cố định. Đó là một phát minh thần diệu cực kỳ quan trọng. Chẳng qua ngày
nay chúng ta dùng nó mãi, quen đi, trông nó đơn giản quá rồi không thấy cái
chân giá trị của nó nữa. Nhưng cũng chính vì cái tính chất đơn giản đó của
các số chữ mà môn toán học ngày nay có thể xếp thành hàng đầu trong các
phát minh có lợi nhất cho loài người. Thành tựu vẻ vang đó của người Ấn Độ
thời cổ đáng được mọi người khâm phục và biết ơn.
Người Ấn Độ cũng sớm tìm ra chữ số Pi. Ngoài ra các kiến thức về
hình học của người Ấn Độ cũng rất phát triển.
- Về vật lý
Từ sớm người Ấn Độ quan niệm rằng vật chất được cấu tạo từ một yếu
tố mà họ gọi là Anu (phần tử nhỏ nhất, ngày nay người ta cũng tìm ra vật chất
được cấu tạo từ nguyên tử). Sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác là
do cách sắp xếp khác nhau giữa các Anu.
- Về y học
Trong lĩnh vực này người Ấn Độ cũng thu được nhiều thành tựu. Ngay
trong bộ Vê đa rất nhiều loại bệnh được nêu lên cùng với các loại thuốc chữa
trị. Người Ấn Độ đã biết phẫu thuật từ rất sớm để chữa bệnh, ví dụ như chắp
xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai…

Tất cả những thành tựu văn hóa trên là cơ sở hết sức quan trọng để từ
đó phát huy ảnh hưởng của mình đến các khu vực khác trên thế giới, trong đó
đáng kể là ảnh hưởng đến Phù Nam.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Phù Nam
1.2.1. Phù Nam thời sơ kỳ (thế kỷ I - III)
Về sự thành lập nước Phù Nam, đến nay các nhà khoa học đã tìm
được những bằng chứng cả về văn hóa dân gian lẫn khảo cổ học để đưa ra


×