Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Điều tra thành phần loài cây làm thuốc của đồng bào dân tộc Thái ở xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.75 KB, 65 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là nước
đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa dạng sinh vật với số loài thực
vật bậc cao có mạch ở nước ta hiện có tới 10.386 loài thuộc 2.257 chi và 305
họ, chiếm 4% tổng số loài,15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế
giới [28]. Ở nước ta nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30% trong
tổng số loài thực vật bậc cao có mạch, được thế giới đánh giá cao về sự phong
phú, ý nghĩa thực tiễn, giá trị khoa học cũng như kinh tế của nguồn tài nguyên
cây thuốc Việt Nam nói chung và trong các cộng đồng dân tộc thiểu số nói
riêng.
Thực vật không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hòa khí hậu,
là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực
vật rừng còn là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp (gỗ, giấy, dệt…) là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn
dược liệu quý giá đối với việc bảo vệ sức khỏe cho con người. Lịch sử phát
triển và tiến hoá của loài người gắn liền với việc sử dụng tài nguyên thiên
nhiên, trong đó cây cỏ được con người sử dụng đầu tiên để phục vụ cuộc
sống. Qua thời gian các kiến thức chữa bệnh bằng cây cỏ được lưu truyền từ
đời này qua đời khác, đã tạo nên kho tàng tri thức về y học cổ truyền cho
nhân loại.
Đảng ta chủ trương đề ra đường lối phát triển nền y dược học Việt Nam
là kết hợp y dược học hiện đại và y dược học cổ truyền, nhằm xây dựng nền y
dược học dân tộc. Nhờ đó mà dược liệu Việt Nam đang được quan tâm chú ý
phục vụ cho việc phòng, chữa bệnh. Ngày nay, dược liệu làm từ thực vật ngày
càng được ưa chuộng bởi những ưu điểm: vừa đáp ứng được nhu cầu người
bệnh, có tác dụng chữa bệnh tốt lại rẻ tiền, việc sử dụng tương đối dễ dàng và
đặc biệt là ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Những tính năng ưu việt trên



2
cũng là lý do để chúng ta cần coi trọng nguồn dược liệu quý giá của thiên
nhiên và coi đó như một loại cây công nghiệp cao cấp.
Theo thống kê của Viện dược liệu năm 1965 đã phát hiện và sử dụng
1863 loài thuộc 238 họ làm thuốc, thu thập được 8000 tiêu bản thuộc 1296
loài, theo Võ Văn Chi (2000), con số này đã lên tới gần 3.200 loài thuộc
1.200 chi trên 300 họ [8]. Đến năm 2011, Viện đã hoàn thành và xây dựng
được danh lục cây thuốc Việt Nam gồm 3948 loài, Danh lục các cây thuốc
quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng gồm 144 loài. Ngoài ra, Viện cũng xây
dựng được hệ thống bảo tồn nguồn gen và giống trên toàn quốc với 730 loài,
đánh giá được 630 loài. Qua đó, cho thấy việc nghiên cứu về các cây thuốc,
bài thuốc đã được quan tâm chú ý.
Tiềm năng của thảm thực vật nước ta thật là lớn. Tuy nhiên, một thực
trạng đáng lo ngại ở nước ta trong những năm gần đây là nạn phá rừng, làm
rẫy, lâm tặc lộng hành khai thác gỗ quý vẫn liên tiếp xảy ra dẫn đến diện tích
rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa với đa số diện tích là
đồi, rừng có số lượng và thành phần loài thực vật phong phú. Đó là nguồn
cung cấp dược liệu rất quý. Ở xã Thanh Lâm đến nay hiện tượng phá rừng
làm rẫy, xây nhà, lấy gỗ vẫn còn diễn ra làm xuất hiện nhiều khu đồi trọc, xói
mòn thành rãnh, rừng tái sinh sau nương rẫy nhiều. Nhưng đến nay chưa có
tác giả nào nghiên cứu về nguồn dược liệu tại đây.
Vì vậy chúng tôi chọn đề tài: "Điều tra thành phần loài cây làm
thuốc của đồng bào dân tộc Thái ở xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh
Thanh Hóa" nhằm góp phần đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc tại địa bàn
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài cây có thể sử dụng làm thuốc của đồng bào
dân tộc Thái ở xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.



3
- Xây dựng danh lục các loài cây thuốc và đánh giá tính đa dạng nguồn
tài nguyên cây thuốc tại địa bàn nghiên cứu.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới
Lịch sử nghiên cứu cây cỏ để sử dụng chúng làm các vị thuốc đã xuất
hiện cách đây hàng nghìn năm trước. Nhiều nước trên thế giới cũng như ở
nước ta đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc biệt phát
triển rộng rãi ở các nước phương Đông. Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại
không nhiều, tuy nhiên có thể coi năm 2838 trước Công nguyên (TCN) là
năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc và dược liệu. Cũng vào năm
này, Thần Nông viết cuốn: "Bản thảo đầu tiên" đã ghi chép 365 vị thuốc, đây
là bộ sách cổ nhất của Đông y [Theo 28].
Nhiều thế kỷ TCN người Hy Lạp đã biết trồng và sử dụng cây làm thuốc.
Thời Ai Cập cổ đại người ta đã sử dụng cây Lô hội (Aloe barbadensis) để
chữa trị vết thương cho các chiến binh [18].
Năm 79 - 23 (TCN), nhà tự nhiên học người La Mã: Plinus soạn thảo bộ
sách: "Vạn vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích.
Năm 60 - 20 (TCN), Thầy thuốc Dioscorides người Hy Lạp giới thiệu
600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng là người đặt nền
móng cho nền y dược học [Theo 7].
Trong đời sống hằng ngày các thổ dân da đỏ ở Trung Mỹ đã dùng một
số loại cây cỏ để trị các chứng viêm, sưng và làm thuốc trường thọ, người Ai
Cập cổ và người La Mã thường sử dụng loài Cúc (Chamomile recutita) đắp
lên vết thương cho chóng lành sẹo; việc dùng Tỏi (Allium sativan) làm thuốc
cũng đã có hàng ngàn năm trước đây, người Ai Cập khi xây dựng các kim tự
tháp ăn rất nhiều Tỏi để tăng cường sức lực chống lại bệnh tật, các binh sĩ ăn
nhiều tỏi để lấy dũng khí trước khi ra trận [9],[27]. Nhân dân Trung Quốc
dùng Tỏi để chữa bệnh đau màng óc và xơ vữa động mạch, chữa huyết áp cao



4
và viêm nhiễm đường ruột [1]. Ở Trung Quốc, Nhân sâm (Panax ginseng) từ
3000 năm trước công nguyên, đã được nói đến như một thần dược để tăng
cường sinh lực cơ thể, kéo dài tuổi thọ [21]. Vào đầu thập kỷ thứ II người
Trung Quốc cũng đã biết dùng các loài cây cỏ để chữa bệnh như: Nước chè
đặc; rễ cây cốt khí củ (Polygonum cuspidatum); vỏ rễ cây Táo tầu (Zizyphus
vulgaris) …để chữa vết thương; dùng các loài nhân sâm (Panax) để phục hồi
ngũ quan, trấn tĩnh tinh thần, chế ngự cảm xúc, chặn đứng kích động, giải trừ
lo âu, sáng mắt, khai sáng trí tuệ, gia tăng sự thông thái cũng đã được sử dụng
phổ biến từ lâu ở nước này [15].
Năm 890, trong cuốn: "Những cây làm thuốc" của Nhật Bản đã thống
kê gần 100 loài cây có tinh dầu trong số các cây sử dụng làm thuốc.
Đến thời kỳ Phục Hưng (đầu thế kỷ XV), nhiều bộ Bách khoa toàn thư
về cây cỏ đã được biên soạn ở nhiều quốc gia.
Năm 1533 - 1617, Piospiero Alpim người Ý phát hiện sự tồn tại của cá
thể đực, cái của cây Chà là, miêu tả được hình thái của cây Cà phê.
Nhà thực vật học người Thụy Sỹ: Alphonse de Cadoue, năm 1855 với
tác phẩm "Địa lý học tự nhiên" và năm 1883 với "Nguồn gốc cây trồng" đã
thống kê các loài cây có ích [Theo 7].
Ở châu Âu, người ta đã dùng nước sắc của quả Bạch dương (Betula
platyphylla) để bảo vệ sức khoẻ cho công nhân. Người Nhật sử dụng quả Anh
đào (Polypodium fortunei Kze) để trị đau nhức do phong thấp, tổn thương do
lạnh [22], còn theo Fujiki (Nhật Bản) cùng các nhà khoa học ở Viện hàn lâm
Hoàng Gia Anh thì Chè xanh (Thea sinensis L.) còn ngăn chặn sự phát triển
các loại ung thư gan, dạ dày nhờ chất Gallat epigallocatechine. Đất nước
Bungari sử dụng cây Hoa hồng (Rosa chinensis. Jacq.) để chữa trị nhiều bệnh,
dùng hoa, lá, rễ làm thuốc tan huyết, chống sưng phù, ngày nay khoa học đã
xác định trong cánh Hoa hồng có chứa hoạt chất Tamin, Glucosid và lượng

tinh dầu đáng kể [26].


5
Người Ấn Độ dùng lá cây Me rừng (Phyllanthus emblica L.) làm thuốc
mát lợi tiểu, nhuận tràng, ngoài ra người ta còn dùng quả Me rừng khô để trị
sốt xuất huyết, tiêu chảy, lỵ, nước lên men của quả Me rừng dùng để trị bệnh
vàng da, trị ho và ở Thái Lan quả Me rừng cũng được chế biến thành thuốc
chữa long đờm, hạ nhiệt, lợi tiểu [8], [10], [26].
Ở Malayxia người ta dùng cây Mùi tàu (Eryngium foetidum) phối hợp
với cam thảo làm thuốc lợi tiểu, chữa rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, giải độc, trị
phong thấp [10].
Ở Trung Mỹ từ lâu người Haiti và Dominic thường dùng cây cỏ Lào
(Chromolaena odorata (L) R.King et H.Rob.) để chữa vết thương nhiễm
khuẩn, chữa cầm máu, trị vết loét lâu ngày không liền sẹo [19] ,[30]. Ở Cuba
người ta dùng bột Papain lấy từ mủ cây Đu đủ (Carica papaya L.) kích thích
tổ chức cơ, trị vết thương mau lành. Ở Pêru người ta lấy hạt cây này để chữa
viêm bàng quang, viêm phế quản và đã chiết xuất được chất tromalit có tác
dụng kháng khuẩn cao [18].
Theo Y học Trung Quốc cây Lấu (Psychotria rubra Lour) dùng toàn
thân giã nhỏ chữa gãy xương, chữa tiêu sưng, mụt nhọt [26]. Trong cuốn sách
“Cây thuốc Trung Quốc” xuất bản năm 1985 đã liệt kê một loạt các cây cỏ
làm thuốc chữa bệnh như rễ cây Gấc (Momordica cochinesis) để chữa nhọt
độc, viêm tuyến hạch, hạt gấc trị sưng tấy đau khớp, chữa vết thương tụ máu
[10],[29]. Các nhà khoa học công nhận rằng tất cả các loài cây đều có tính
kháng khuẩn, tác dụng kháng khuẩn của các hợp chất tự nhiên thường gặp
trong cây cỏ là Phelnolic, Antoxian, các dẫn xuất của Quinon, Ancaloid,
Heterosid. Trong quá trình nghiên cứu các hoạt chất hoá học thực vật người ta
đã biết được trong cây thuốc có các thành phần vô cơ như các muối Kali,
Canxi, các chất hữu cơ có Acid silixic, các Acid hữu cơ có Glucosit, Tamin,

và các tinh dầu chúng có vai trò lớn trong việc chữa bệnh [9].
Bharat Aggarwal cùng với cộng sự tại trường đại học Texas đã tiến hành
chiết xuất thành công hoạt chất Curcumin từ củ cây Nghệ (Curcuma


6
zedoaria) chất này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và
kiềm chế quá trình di căn của ung thư vú. Các nhà khoa học Phần Lan và
Hồng Kông phát hiện chất Curcumin có tác dụng ngăn chặn hoạt tính của gen
gây bệnh Gan [17]. Trong cây Suplơ xanh (Brasica cauliflora Lizg.) có hai
hoạt chất là Sulforaphane và Indol 3- carbinoe có khả năng phòng chống một
số loại bệnh ung thư [19]. Trong vòng 200 năm trở lại đây có khoảng 121 hợp
chất hoá học tự nhiên mà con người biết được, có thể dùng làm thuốc như
thành phần dịch lá của cây Nha đam (Aloe vera) có chứa các vitamin B1, B2,
B6, Acid folic và các nguyên tố vi lượng hoặc như cây Chè xanh có chứa
Cafein kích thích thần kinh trung ương và có các Flavonol, các khoáng chất
và Acid hữu cơ [6],[10],[28]. Lucas và Lewis (1944) đã chiết xuất thành công
một hoạt chất có tác dụng với các vi khuẩn tả, mụn nhọt từ cây Kim ngân
(Lonicera japonica Thunb). Gotthall (1950) đã phân lập được các chất chứa
Glucosid, Barbaloin có tác dụng với vi khuẩn lao và tác dụng với Baccilus
subtilic [24]. Gilliver (1946) đã chiết suất được Berberin từ cây Hoàng liên
(Lonicera japonica Thunb) có tác dụng chữa bệnh đường ruột và kiềm chế
một số vi khuẩn làm hại cây cối, Schlederre (1962) cho rằng chất đó có thể
chữa khỏi bệnh Bontond orient [18],[24].
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì Trung Quốc hàng năm tiêu thụ hết
700.000 tấn, sản phẩm thuốc (đạt 1,7 tỷ USD trong năm 1986), ở Hàn Quốc
trong năm 2009 nhập khẩu tới 19.650 tấn cây thuốc, chiếm 78 % tổng lượng
nhập khẩu. Tổng giá trị thuốc từ thực vật trên thị trường Châu Âu- Châu Mỹ
và Nhật Bản đạt 43 tỷ USD năm 1985, ở các nước có nền kinh tế phát triển
tăng từ 335 triệu USD năm 1976 lên 551 triệu USD năm 1980 còn Nhật Bản

nhập khẩu thảo dược tăng từ 21.000 tấn (năm 1979) lên 22.640 tấn (năm
1980) tương đương 50 triệu USD, ở Mỹ đạt 4,5% tổng giá trị GDP (tương
đương 75 triệu USD) thu được từ cây hoang dại làm thuốc, Theo Alan
Hamilton (một chuyên gia thực vật) cho biết thị trường thuốc thảo dược ở Bắc
Mỹ và Châu Âu trong thập kỷ qua tăng 10% [15]. Điều này chứng tỏ ở các


7
nước công ngiệp phát triển, cây thuốc phục vụ cho Y học cổ truyền phát triển
nhanh, mạnh, cây thuốc là loài cây cung cấp nhiều hoạt chất có giá trị chữa
bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho con người.
Như vậy, thế giới thực vật vô cùng phong phú và đa dạng đem lại nhiều
nguồn lợi cho con người nhất là trong việc chữa bệnh. Những công trình
nghiên cứu về dược liệu đã có từ lâu đời, hình thành phát triển cùng với tiến
trình lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên, do sự hạn chế của trình độ khoa học
đương thời nên những công trình này chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê
và chỉ ra công dụng của chúng, chưa có cơ sở khoa học để chứng minh thành
phần hóa học của chúng có tồn tại trong đó và tham gia vào việc chữa bệnh
như thế nào. Chỉ đến khi khoa học kỹ thuật phát triển thì vấn đề này mới được
làm sáng tỏ tạo độ tin cậy đối với người bệnh khi sử dụng.
1.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam
Ở nước ta tập quán sử dụng cây cỏ làm thuốc đã có từ lâu đời. Dưới thời
các vua Hùng, nhân dân ta đã biết sử dụng hành, tỏi, gừng, riềng,.. làm gia vị
trong những bữa ăn hàng ngày.
Thế kỷ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm
miệng, uống nước chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu,... Điều đó nói lên
những hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng thuốc của dân tộc.
Thế kỷ II (TCN), hàng trăm loại thuốc đã được phát hiện như: sắn dây,
khoai lang, mơ, quýt,...và trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị thuốc của ta đã
được xuất sang Trung Quốc.

Dưới triều vua nhà Lý (1010 - 1224) có nhiều lương y nổi tiếng, trong
đó có nhà sư Minh Không (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thủy đã có công
chữa bệnh cho Lý Thần Tông. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông
(Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc.
Dưới triều Trần (1224 - 1399), Phạm Ngũ Lão đã trồng một vườn cây
thuốc lớn để chữa bệnh cho quân sỹ trên núi gọi là “Sơn Dược”, hiện vẫn còn
di tích để lại tại một đồi thuộc xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng.
Ở địa phương Hạt Giao Thủy, Sơn Nam (Nam Định), Dạ Cẩm, Hồng Châu
(Cẩm Bình, Hải Dương) nhà sư Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) đã mở nhiều cơ sở
chữa bệnh làm phúc ở các chùa và gây phong trào trồng thuốc ở gia đình. Ông


8
là một đại sư nước Việt chữa bệnh cho người dân với phương châm: "thuốc
Nam chữa bệnh người Nam" và đã truyền bá y dược cổ truyền cho nhân dân
trong các tác phẩm:
- "Nam dược thần hiệu": gồm 499 vị và 3932 phương thuốc trị 184 loại
bệnh, chia làm 10 khoa (1725). Đây là tập sách thứ hai xuất hiện trong lịch sử
nghiên cứu cây thuốc ở nước ta sau tập: "Bản thảo thực vật toàn yếu" do Phan
Phu Tiện biên soạn(1429) là tập cây thuốc và dược liệu đầu tiên của Việt
Nam.
- "Các bài thuốc Nam và thập tam phương gia giảm": chép 13 cổ
phương với bổ âm đơn do ông sáng chế để chữa các bệnh gia giảm theo
chứng. Các tài liệu này được in lại trong "Nam dược chính bản". Sau được
triều hậu Lê in lại các bài thuốc của ông trong "Hồng Nghĩa giác tư y thư"
(1717 và 1723), "Tuệ Tĩnh Y thư" và "Thương hàn tam thập thất trùng pháp"
được lưu truyền đến nay [Theo 14].
Sau Tuệ Tĩnh một thời gian dài không thấy xuất hiện tác giả nào, mãi
đến thời Lê Dụ Tông xuất hiện Hải Thượng Lãn Ông – tên thực là Lê Hữu
Trác (1721-1792). Ông là người am hiểu nhiều về y học, sinh lý học, học

nhiều sách thuốc. Trong 10 năm khổ công tìm tòi nghiên cứu, ông đã viết bộ
“Y tôn tâm lĩnh” gồm 66 quyển đề cập tới nhiều vấn đề y dược như: “Y huấn
cách ngôn”, “Y lý thân nhân”, “Lý ngôn phụ chính”, “Y nghiệp thần chương”
xuất bản năm 1772. Trong bộ sách này ngoài sự kế thừa “Nam dược thần
hiệu” của Tuệ Tĩnh ông còn bổ sung thêm 329 vị thuốc mới. Trong quyển
“Lĩnh nam bản thoản”. Ông đã tổng hợp được 2854 bài thuốc chữa bệnh bằng
kinh nghiệm dân gian. Mặt khác ông mở trường đào tạo y sinh, truyền bá tư
tưởng và hiểu biết của mình về y học. Do vậy Lãn Ông được mệnh danh là
“ông tổ” sáng lập ra nghề thuốc Viêt Nam. Cùng thời với Hải Thượng Lãn
Ông còn có hai trạng nguyên là Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh đã biên soạn
bộ “Vạn phương tập nghiêm” gồm 8 quyển xuất bản năm 1763 [13].
Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập "Nam dược"
với 620 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền. Đến thời
Triều Nguyễn (1802 - 1845), Nguyễn Quang Lương viết về phương thuốc
dân gian trong cuốn "Nam dược tập nghiệm quốc âm"


9
Trong thời Pháp thuộc (1848 - 1945), nhiều nhà thực vật học người
Pháp và người Việt góp công nghiên cứu cây thuốc Việt Nam như bộ "Trung
Việt dược tính hợp biên" của Đinh Nho Chân với 1600 vị thuốc Nam Bắc.
Công trình nghiên cứu của Ch.Crevost và A.Petelote (1917), đã nghiên cứu và
công bố kết quả điều tra về tài nguyên thực vật ở Việt Nam và Đông Dương.
Năm 1954, A.Petelote đã xuất bản bộ sách: "Những cây thuốc của
Campuchia, Lào, và Việt Nam" gồm 4 tập [Theo 14].
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, y dược học cổ truyền đạt được những
thành tựu to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Bộ y tế cùng y học hiện đại, sức khỏe
của người dân được quan tâm và khuyến khích công tác điều tra và nghiên
cứu nguồn cây thuốc.Vì vậy, sau khi nước nhà thống nhất việc nghiên cứu cây
thuốc ở nước ta được quan tâm nhiều hơn. Có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu,

tìm tòi và phát hiện thêm nhiều loài cây thuốc mới.
Trong thư gửi hội nghị ngành Y tế (17/2/1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh
đề ra đường lối xây dựng nền Y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại
chúng, dựa trên sự kết hợp giữa y học cổ truyền của dân tộc với y học hiện
đại. Bộ y tế cũng tạo điều kiện cho Đông y phát triển, nên việc nghiên cứu
thuốc Nam được xúc tiến mạnh mẽ, trong đó GS – TS Đỗ Tất Lợi là người đã
dày công nghiên cứu trong nhiều năm, xuất bản được nhiều tài liệu về việc sử
dụng cây, con, dùng làm thuốc của đồng bào dân tộc. Ông đã xuất bản 120
công trình nghiên cứu về cây thuốc, đáng chú ý là bộ “Dược liệu học và các
vị thuốc Việt Nam” (1957) gồm 3 tập. Năm 1961 tái bản in thành 2 tập, trong
đó tác giả đã mô tả và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam [32]. Từ
1962 - 1965 GS Đỗ Tất Lợi lại cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam” gồm 6 tập, đến năm 1969 tái bản thành hai tập trong đó có 500 vị
thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và khoáng vật. Sau đó sách được tái
bản nhiều lần. Lần tái bản thứ 7 (1995) số cây thuốc ông đã nghiên cứu được
lên tới 792 loài [26].
Năm 1963, Phó Đức Thành và cộng sự cho xuất bản cuốn “450 cây
thuốc Nam”. Vũ Văn Chuyên (1966) xuất bản cuốn “Tóm tắt đặc điểm các họ
cây thuốc” [11]. Vũ Văn Kính (1979) giới thiệu 500 bài thuốc gia truyền


10
trong cuốn như “Sổ tay Y học” [22]. “Sổ tay cây thuốc Việt Nam” (1980) của
Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chương đã giới thiệu 519 loài cây thuốc trong đó có
150 loài mới phát hiện [3]. Viện Dược liệu đã điều tra ở 2795 xã thuộc 351
huyện thị xã của 47 tỉnh thành trong cả nước, kết quả nghiên cứu được đúc
kết từ năm 1961 đến năm 1972 trong “Danh lục cây thuốc miền Bắc Việt
Nam”, “Danh lục cây thuốc miền Nam Việt Nam”, đã công bố Miền Bắc có
1114 loài cây thuốc, Miền Nam có 1119 loài. Tồng hợp kết quả điều tra trong
cả nước đến năm 1985 là 1863 loài và dưới loài, phân bố trong 1033 chi, 236

họ, 101 bộ [2],[3]. Võ Văn Chi (1976), trong luận văn PTS của mình đã thống
kê được 1360 loài cây thuốc 192 họ trong ngành hạt kín ở miền Bắc. Đến năm
1991, trong báo cáo tham gia hội thảo quốc gia về cây thuốc lần thứ 2 tại
thành phố Hồ Chí Minh Ông giới thiệu 2280 loài thuộc 254 họ. Năm 1996 Võ
Văn Chi xuất bản quyển “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã mô tả kỹ 3200 cây
thuốc của Việt Nam [7], ngoài ra Ông còn nghiên cứu cây thuốc cho nhiều địa
phương khác trong cả nước như “Hệ cây thuốc Lâm Đồng” (1982), “Hệ cây
thuốc Tây Nguyên” (1985) [8],[9]. Vương Thừa Ân (1995) xuất bản cuốn “Cây
thuốc quanh ta” [1]; “Cây thuốc trong trường học” của Ngô Trực Nhã (1985).
Viện Dược liệu với cuốn “Tài Nguyên Cây thuốc Việt Nam”. Trần Đình Lý và
cộng sự (1995) với công trình “1900 loài cây có ích ở Việt Nam” [27]. Nguyễn
Nghĩa Thìn (1994), với công trình nghiên cứu cây thuốc ở Lâm Sơn – Lương
Sơn – Hà Sơn Bình đã giới thiệu 112 loài thuộc 50 họ [Theo 18], [30].
Ngoài điều tra tài nguyên các loài cây thuốc thì công tác chiết xuất các
hoạt chất hoá học từ cây thuốc cũng được đẩy mạnh, như chiết xuất hoạt chất
Taxol từ các loài Thông đỏ (Taxus spp.) ở Đà Lạt có giá trị chữa trị ung thư,
các nhà khoa học Việt Nam đã chiết xuất thành công chất Rutin, Troxerutin
có trong hoa Hòe (Sophora japonica) – dùng để sản xuất thuốc làm bền mạch
máu, điều trị chứng xuất huyết não. Chất Curcumin, Quercetin có trong Nghệ
(Curcuma xanthorrhiza) để sản xuất thuốc chống khối u, hỗ trợ điều trị ung
thư dạ dày, sốt xuất huyết) [9], [10], [16].


11
Và còn rất nhiều bài báo đăng trên các tạp chí trung ương, địa phương
giới thiệu về cây thuốc, bài thuốc và tác dụng làm thuốc của cây cỏ quanh ta,
nhiều tổ chức về y học dân tộc được thành lập: Hội Đông y Việt Nam, Viện
nghiên cứu Đông y... đã có thành công trong việc điều tra, sưu tầm dược liệu.
Trên đây là các công trình nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
rất lớn phục vụ cho ngành dược và các nhà thực vật học. Hiện nay ở nước ta

nguồn cây cỏ dùng làm thuốc rất đa dạng và phong phú. Đây là nguồn tài
nguyên thiên nhiên có ý nghĩa và quan trọng đối với đời sống của con người.
1.3. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc ở tỉnh Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hoá là tỉnh miền Trung, nằm ở vào toạ độ địa lý 19,180 20,400 vĩ Bắc; 104,220 - 106,050 kinh Ðông, cách thủ đô Hà Nội 153km về
phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 11.106 km 2. Diện tích vùng núi
chiếm 77,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng trung du và đồng bằng chiếm
21,5% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Thanh Hóa là một tỉnh lớn, đứng thứ 5 về diện tích, thứ 3 về số dân
trong số các đơn vị hành chính trực thuộc trung ương và có 7 dân tộc anh em
cùng sinh sống, đó là: Kinh, Mường, Thái, H'mông, Dao, Thổ, Hoa. Các dân
tộc ít người sống chủ yếu ở các huyện vùng núi cao và biên giới, việc chữa
bệnh cho nhân dân xưa nay là do các ông Lang, bà Mế vì vậy kinh nghiệm sử
dụng cây thuốc và các bài thuốc dân gian của người dân tộc rất đa dạng,
phong phú. Tuy nhiên cho tới nay chưa có một công trình nào nghiên cứu
toàn diện về cây thuốc, bài thuốc của các dân tộc miền núi Thanh Hóa. Chỉ có
một số công trình nghiên cứu thực hiện đơn lẻ được công bố trên các tài liệu
như: sách của các tác giả Đỗ Tất Lợi, Đỗ Huy Bích, Vũ Văn Chuyên, trên các
tạp chí và website của Viện Dược Liệu Bắc Trung Bộ như: “Nghiên cứu và
thuần hóa thành công cây Hy thiêm từ hoang dại trở thành cây thuốc sản xuất
theo GAP, đáp ứng nhu cầu dược liệu tại tỉnh Thanh Hóa” và “Nghiên cứu
thuần hóa thành công cây Sâm báo từ lưu giữ bảo tồn trong nông hộ trở thành
cây thuốc được sản xuất hàng hóa theo GAP” [33]. Trong thời gian gần đây


12
có một số đề tài, luận văn thạc sĩ của các trường đại học cũng bắt đầu quan
tâm nghiên cứu về cây thuốc ở Thanh Hóa.
Tại xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa với đa số diện tích
là đồi, rừng có số lượng và thành phần loài thực vật phong phú. Đó là nguồn
cung cấp dược liệu rất quý cho cộng đồng dân tộc ở đây cũng như những

vùng khác trên cả nước. Ở đây việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chỉ mới được
các ông Lang, bà Mế khai thác và sử dụng theo kinh nghiệm gia truyền, cho
đến nay chưa có công trình nghiên cứu về nguồn dược liệu tại đây.
Nói chung việc điều tra cây thuốc của đồng bào các dân tộc miền núi
Thanh Hóa đã và đang được tiến hành nhưng còn rất ít. Vì vậy cần phải tiến
hành điều tra, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống trên qui mô toàn
tỉnh để thu thập cây thuốc, bài thuốc có giá trị nhằm đưa ra phương pháp nhân
rộng, khai thác khoa học hiệu quả và để bảo tồn nguồn gen, bài thuốc quý
tránh không bị thất truyền và mai một theo thời gian.
1.4. Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu
1.4.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
1.4.1.1. Vị trí địa lý
Như Xuân là huyện miền núi phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa, cách Thành
phố Thanh Hóa 60 km. Phía Bắc giáp huyện Thường Xuân; phía Nam và phía
Tây giáp tỉnh Nghệ An; phía Đông giáp huyện Như Thanh.


13

Bản đồ vị trí địa lí huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
1.4.1.2. Điều kiện đất đai
Tổng diện tích huyện Như Xuân: 71.994 ha, trong đó diện tích đất nông
nghiệp: 10.740,07 ha, diện tích đất lâm nghiệp: 52.614 ha và diện tích đất chưa
khai thác: 4.383,97 ha.
1.4.2. Điều kiện xã hội của huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Huyện Như Xuân có tất cả 18 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn là Thị
trấn Yên Cát và các xã: Thượng Ninh, Bãi Chành, Xuân Bình, Hóa Quỳ, Xuân
Quỳ, Bình Lương, Yên Lễ, Cát Vân, Cát Tân, Tân Bình, Thanh Quân, Thanh
Xuân, Thanh Hòa, Thanh Phong, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Xuân Hòa.
Toàn huyện có tất cả 11 xã thuộc diện xã đặc biệt khó khăn nằm trong

Chương trình 135, là các xã: Yên Lễ, Cát Vân, Cát Tân, Tân Bình, Thanh Quân,
Thanh Xuân, Thanh Hòa, Thanh Phong, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Xuân Hòa.
1.4.2.1. Dân số
Theo số liệu thống kê, tính đến cuối năm 2008, dân số toàn huyện có
13.349 hộ với 62.037 nhân khẩu, gồm có 4 dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa
bàn là: Thái 23.970 người, chiếm 38,63%; Thổ 9.775 người, chiếm
15,75%; Mường 5.484 người, chiếm 8,83%; Kinh 22.808 người, chiếm 36,79%
Mật độ dân số trung bình là 77 người/km2.


14
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,056%.
1.4.2.2. Lao động
Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện có 31.268 người trong độ tuổi lao
động, trong đó có 2501 người là lao động qua đào tạo, có trình độ.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân: 14,5%
- Thu nhập bình quân đầu người: 6,4 triệu đồng
- Thu ngân sách trên địa bàn: 4.376 triệủ đồng.
- Tỷ trọng NN – CN - TMDV: 49% - 26% - 25%
(Số liệu thống kê cuối năm 2008)
Tính đến cuối năm 2008, toàn huyện còn 6.178 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
46,28% so với tổng số hộ dân trên địa bàn huyện. Sau 1 năm thực hiện Nghị
quyết 30a, đến 31/12/2009 toàn huyện chỉ còn 5.375 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ
15,06%. Trong năm 2009 thực hiện xóa hoàn toàn 100% số nhà tạm trên địa bàn
huyện với tổng số 1070 nhà.
1.4.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân
1.4.3.1. Điêu kiện tự nhiên
Xã Thanh Lâm nằm ở phía Tây Nam huyện Như Xuân, cách thị trấn Yên
Cát 25 km và trung tâm thành phố Thanh Hóa 85 km.
Có ranh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp với núi Nùn, xã Cát Tân, xã Thanh Xuân
- Phía Nam giáp xã Thanh Hòa
- Phía Đông giáp với xã Xuân Quỳ, xã Cát Vân
- Phía Tây giáp xã Thanh Phong, xã Thanh Quân
Xã Thanh Lâm thuộc địa hình đồi núi cao với địa hình dốc, bị chia cắt
bởi nhiều khe, suối và được hình thành bởi nhiều quả đồi khác nhau.Tài
nguyên rừng tài nguyên đất đai còn rất lớn.
Thanh Lâm nằm ở tiểu vùng khí hậu Trung du Tây Nam, có nhiệt độ
thấp hơn các huyện đồng bằng. Tổng nhiệt độ năm 7.600 0 C – 8.0000C. Mùa
Đông tương đối lạnh, nhiệt độ trung bình vào 14- 15 0 C, nhiệt độ thấp nhất


15
tuyệt đối có thể xuống 00C ở nhiều nơi, mùa hè khá mát, nhiệt độ trung bình
tháng 7 từ 25 – 270C. Tổng lượng mưa trên 2000 mm/năm, mùa đông là 40
mm/tháng
Thanh Lâm có sông Chàng chảy qua, suối mặt nước chuyên dùng với
diện tích 57,11 ha, hàng năm cung cấp lượng nước tưới phục vụ nông nghiệp,
đồng thời vừa cải thiện được môi sinh, môi trường. Đăc trưng của dòng sông
Chàng là thời gian mưa lũ bắt đầu từ tháng sáu và kết thúc vào tháng 9, mùa
khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau.
Tài nguyên đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên 3.447,12 ha, diện tích
đất nông nghiệp: 429,43 ha; trong đó: 598,20 ha là diện tích đất phi nông
nghiệp và 95,15 ha là diện tích đất chưa sử dụng.
Tài nguyên rừng: Xã có 2.323,48 ha đất lâm nghiệp, trong đó diện tích
rừng phòng hộ là 710,04 ha, rừng sản xuất là 1.613,44 ha với các cây trồng
chủ yếu là: Lao, keo lá tràm và các loại cây bản địa khác có nhiều giá khác
Tài nguyên nước: Nước mặt chủ yếu được khai thác sử dụng từ các con
sông, suối, ao, hồ trên địa bàn, đặc biệt là hệ thống sông Chàng và diện tích
ao hồ đây là nguồn dự trữ nước khi mực nước sông chính xuống thấp, đặc biệt

vào mùa khô. Ngoài ra lượng nước hàng năm cũng là nguồn cung cấp, bổ
sung nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước ngầm
khá dồi dào, qua khảo sát những giến khơi của nhân dân khoảng cách từ mặt
đất đến mặt nước ngầm thường từ 3-5 m, vùng thung lũng nước ngầm có độ
sâu nông hơn khoảng từ 1-3 m.
1.4.3.2. Điêu kiện xã hội
Dân số năm 2010 là 2.894 người, với 652 hộ, Trong đó, nam 1.415
người chiếm 49%, nữ 1.479 người chiếm 51%.
Lao động trong độ tuổi 1.522 người. Nguồn lao động chủ yếu của xã tập
trung ở ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản; sau đó là ngành dịch vụ - thương
mại và công nghiệp – xây dựng, nhưng lượng lao động này chiếm tỷ lệ chưa
cao. Nhìn chung, kể từ năm 2005 trở lại đây ngành nông lâm nghiệp, thủy sản


16
đang có chiều hướng giảm dần, song song với nó là ngành dịch vụ thương
mại và công nghiệp xây dựng cũng có hướng gia tăng. Không thể không nhắc
đến nguồn lao động phi nông nghiệp trên địa bàn, số lượng này chiếm một
phần đáng kể (lao động chủ yếu là giao viên và công chức nhà nước trên đị
bàn). Phần lớn lao động trong xã là chưa qua đào tạo, chủ yếu lao động ngành
nông - lâm thủy sản. Nhìn chung về trình độ lao động hàng năm tăng đáng kể
từ năm 2005 cho đến nay, tuy nhiên số lượng tăng hàng năm không đáng kể.
Đa số các xã thuộc huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa nói chung và xã
Thanh Lâm nói riêng diện tích chủ yếu là đồi, rừng với kho tài nguyên thực
vật phong phú và đa dạng. Đó là kho tàng cung cấp nguồn dược liệu quý giá
mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, nhưng trong vài năm trở lại đây vì lợi
ích manh mún cộng với sự hiểu biết hạn chế của một số người dân sống ở bản
địa hiện tượng phá rừng làm rẫy, xây nhà, lấy gỗ, củi... ngày một gia tăng làm
xuất hiện nhiều khu đồi trọc, xói mòn thành rãnh, rừng tái sinh sau nương rẫy
nhiều dẫn đến hệ thực vật ở đây đã và đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy

cần có những chính sách hợp lí của Đảng và Nhà nước để đảm bảo sự khai
thác và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên.


17

CHƯƠNG 2 . ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ thực vật bậc cao có mạch được đồng bào Thái sử dụng làm
thuốc tại xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 6 năm
2013, chia thành 3 đợt :
- Đợt 1: từ 18 đến 25/ 09 /2012.
- Đợt 2: từ 22 đến 28/2/2013.
- Đợt 3: từ 20 đến 25/ 6/2013.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng bảng danh lục các loài cây cỏ được đồng bào Thái xã Thanh
Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa làm thuốc chữa bệnh.
- Phân tích, đánh giá tính đa dạng tài nguyên cây thuốc về các mặt:
+ Đa dạng về bậc phân loại
+ Đa dạng về dạng cây
+ Đa dạng về môi trường sống


18
+ Đa dạng về bộ phận sử dụng
+ Đa dạng về cách sử dụng
+ Đa dạng về nhóm bệnh chữa trị

- Thu thập các bài thuốc của người Thái tại địa bàn nghiên cứu.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu và nội dung mà đề tài đã đặt ra chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa những kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của bà con dân bản xã
Thanh Lâm, huyện Như Xuân và các công trình nghiên cứu về cây thuốc cũng
như các tài liệu liên quan đến đề tài có chọn lọc.
2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Điều tra, phỏng vấn rộng rãi bà con và các ông Lang, bà Mế dân tộc Thái
tại địa bàn nghiên cứu để thu thập các cây thuốc và sưu tầm bài thuốc.
2.4.3. Phương pháp thu hái, xử lý và bảo quản mẫu
- Mẫu vật được thu hái và xử lý theo phương pháp của Nguyễn Văn
Dưỡng, Trần Hợp (1971) [12] và Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [29].
Đối với cây gỗ, cây bụi mỗi cây thu mẫu ít nhất thu 2 - 3 mẫu, kích cỡ
phải đạt 29cm x 41cm có thể tỉa bớt cành, lá, hoa và quả nếu cần thiết. Đối
với cây thân thảo thì cố gắng thu cả rễ thân lá.
Sau khi thu mẫu thì đánh số hiệu vào mẫu. Đối với mẫu cùng cây thì
đánh cùng một số hiệu. Đặc biệt khi thu mẫu phải ghi ngay những đặc điểm
dễ nhận biết ngoài thiên nhiên vào phiếu ghi thực địa (phụ lục) vì những đặc
điểm này dễ mất khi mẫu khô: nhựa mũ, màu sắc, hoa, quả, lá… Khi thu mẫu
và ghi nhãn xong gắn nhãn vào mẫu, cho vào bao nilông bó vào bao tải buộc
lại sau đó mới đem về nhà xử lý.
Mẫu vật sau khi thu được cho vào cặp ép báo, có nhãn và ghi phiếu
điều tra, ghi chép các thông tin cần thiết như tên dân tộc, đặc điểm hình thái,


19
sinh thái, công dụng, bộ phận sử dụng, liều lượng cũng như cách sử dụng cây
thuốc theo kinh nghiệm của người dân.

Mẫu cây được đánh số hiệu và được đặt vào trong khổ giấy gấp 4, cho
vào cặp mắt cáo khoảng 20 đến 30 mẫu /cặp.
- Xử lý và trình bày mẫu: Các mẫu thu thập từ thực địa được làm tiêu bản
theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn [29].
Sau khi mẫu được xử lý sơ bộ ở ngoài thực địa, tiếp tục xử lý tại phòng
Bảo tàng thực vật của Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh. Sau khi ép mẫu
khô và xử lý theo đúng tiêu chuẩn, kết hợp với các thông tin thu thập tại thực
địa, chúng tôi tiến hành xác định tên khoa học của các loài.
2.4.4. Phương pháp xác định tên khoa học
- Xác định mẫu theo họ và chi

Giám định nhanh họ và chi mẫu cây ngoài thiên nhiên theo tài liệu “
Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [29].
“Cẩm nang nghiên cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” của
Nguyễn Tiến Bân (1997) [2].
- Xác định tên loài
Mẫu vật được xác định tên khoa học chủ yếu dựa vào phương pháp
hình thái so sánh. Trong quá trình tiến hành xác định tên khoa học phải theo
các nguyên tắc:
+ Phân tích tổng thể từ bên ngoài đến chi tiết bên trong.
+ Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.
+ Phân tích đi đôi với viêc tra khóa xác định.
+ Hoàn toàn trung thực, khách quan với mẫu thực.
+ Khi tra khóa luôn đọc từng cặp đặc điểm đối nhau cùng một lúc để
dễ phân định các cặp dấu hiệu.
Các tài liệu chính dùng trong quá trình xác định tên khoa học bao gồm:
- “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999-2000) (3 tập) [19].
- “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (1986-2003) [26].



20
- “Từ điển cây thuốc Việt Nam” Võ Văn Chi (2000) [8].
- Kiểm tra tên khoa học: Khi đã có đầy đủ tên loài, tiến hành kiểm tra
lại tên khoa học để đảm bảo tính hệ thống tránh nhầm lẫn và sai sót.
Điều chỉnh tên khoa học theo các tài liệu: “Vascular Plant Familes and
Genera” (Brummitt, 1992) và “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” (Võ Văn
Chi, 2007) [9].
- Bổ sung thông tin: Việc xác định các thông tin về đa dạng sinh học
của các loài về dạng sống, về công dụng và tình trạng đe dọa, bảo tồn, ngoài
các tài liệu trên, còn sử dụng các tài liệu khác như:
+ 1900 cây có ích (Trần Đình Lý, 1995) [27]
+ Sách đỏ Việt Nam (2007), Phần II. Thực vật [4]
+ Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập I - 1999, tập
II-2002) [10]
2.4.5. Phương pháp xây dựng danh lục
Xây dựng danh lục các taxon được sắp xếp theo cách sắp xếp của R . K.
Brummit (1992) [32].
2.4.6. Phương pháp đánh giá đa dạng thực vật về phân loại
2.4.6.1. Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành
Thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao,
trên cơ sở dựa vào bảng danh lục thực vật đã xây dựng, tính tỉ lệ % của các
taxon để từ đó thấy được mức độ đa dạng của nó.
2.4.6.2. Đánh giá sự đa dạng về dạng thân
Dạng thân cây có 4 dạng:
+ Thân gỗ
+ Thân thảo
+ Thân leo
+ Thân bụi
2.4.7. Đánh giá sự đa dạng về bộ phận của cây thuốc được sử dụng



21
Dựa vào kinh nghiệm của người dân và các ông Lang, bà Mế dân tộc
Thái tại khu vực nghiên cứu.
2.4.8. Đánh giá sự đa dạng về nơi sống của cây thuốc
Dựa vào sự phân bố môi trường sống của các loài thực vật khi thu mẫu.
2.4.9. Đánh giá sự đa dạng các loài cây thuốc theo cách sử dụng
Dựa vào kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các thầy lang Thái.
2.4.10. Đánh giá sự đa dang theo nhóm bệnh có khả năng chữa trị
Dựa vào kinh nghiệm chữa bệnh của các thầy lang dân tộc Thái.
2.4.11. Thu thập một số bài thuốc
Việc thu thập một số bài thuốc dựa vào các Thầy lang dân tộc Thái ở xã
Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các loài cây làm thuốc của đồng bào Thái ở xã Thanh Lâm, huyện Như
Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Kết quả điều tra, thu thập các loài cây được các ông Lang, bà Mế và bà
con dân tộc Thái ở xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa sử dụng
làm thuốc thể hiện ở bảng 3.2 gồm 173 loài, 141 chi, 70 họ thuộc 4 ngành.
3.2. Đánh giá tính đa dạng thành phần loài cây thuốc ở xã Thanh Lâm
3.2.1. Đa dạng taxon của các ngành thực vật
Số lượng các loài cây thuốc được đồng bào Thái ở khu vực nghiên cứu
sử dụng gồm 173 loài thuộc 141 chi, 70 họ, 4 ngành được thể hiện bảng 3.1.
Bảng 3.1. Bảng phân bố các taxon ngành cây thuốc của dân tộc Thái ở
xã Thanh Lâm
Họ
Số họ Tỉ lệ %
Lycopodiophyta
1

1.43
Polypodiophyta
3
4.29
Pinophyta
1
1.43

Chi

Ngành

Số chi
1
3
1

Tỉ lệ %
0.71
2.13
0.71

Loài
1
3
1

Loài
Tỉ lệ %
0.58

1.73
0.58


22
Magnoliophyta
Tổng số

65
70

92.85
100

136
141

96.45
100

168
173

97.11
100

Qua bảng 3.1 cho thấy: các loài cây thuốc được điều tra của dân tộc Thái
phân bố không đều ở 4 ngành là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Dương
Xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong
đó cây thuốc chủ yếu tập trung ở ngành Ngọc lan (Magnoliophyta), chiếm tới

92.85% về số họ, 96.45% về số chi và 97.11% về số loài; tiếp đến là ngành
Dương Xỉ (Polypodiophyta) với 4.29% về số họ, 2.13% về số chi và 1.73% về
số loài, còn ngành Thông (Pinophyta) và ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
chiếm tỉ lệ thấp nhất chỉ có 1 loài. Điều này cho thấy ngành Magnoliophyta
đóng vai trò chủ đạo trong hệ thực vật nói chung và được sử dụng nhiều làm
thuốc của dân tộc Thái của xã Thanh Lâm.


23

Bảng 3.2. Danh lục các loài cây thuốc ở xã Thanh Lâm, huyện Như Xuân tỉnh Thanh Hóa
TT Tên khoa học
I.
Lycopodiophyta
1. Selaginellaceae
1

Selaginella picta A.Br. ex Baker
II. Polypodiophyta
1. Lygodiaceae
2

Lygodium flexuosum (L.) Sw.
2. Polypodiaceae

3

Lindsaea lucida Blume
3. Pteridaceae


4

5

Pteris multifida Poir.
III. PINOPHYTA
1. Gnetaceae
Gnetum montanum Markgr.

Tên phổ
Tên Dạng MT BP
thông
dân tộc thân sống SD
Ngành Thông đất
Họ Quyển bá
Quyển bá
đốm

Nhà tạc B

Công
dụng

Cách
dùng

Ca

Cầm máu


Đ, R

Ca

Đái buốt đái ra
máu, lậu, viêm
bàng quang

Sắc
uống

R

T,
Re

Chữa đau lưng,
bệnh xương
khớp

Sắc
uống

Kh

Ca

Viêm ruột,
viêm đường tiết
niệu, đinh nhọt,

lở ngứa

Sắc
uống

R

T,
Re

Đ, R

Giả
đắp

Ngành Dương xỉ
Họ Bòng bong
Bòng bong

Cụt
hươn

Le

Họ Dương xỉ
Ráng liên
sơn sáng

Hăng
ca


Th

Họ Ráng seo gà
Cỏ seo gà
Ngành Thông
Họ Dây gắm
Dây gắm núi

Th

Chừa
ma

Le

Phong thấp,


24

TT Tên khoa học

IV. Magnoliophyta
Magnoliopsida
1. Acanthaceae

Tên phổ
thông


Justicia candida Benoist

Xuân tiết
trắng

7

Justicia gendarussa Burm.f.

Thanh táo

8

Phlogacanthus pubiflorus Lindau

9

Thunbergia eberhardtii Benoist

10

Achysanthes aspera L.
3. Anacardiaceae

11

Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf

Công
dụng

hậu sản, sốt,
kinh nguyệt
không đều

Cách
dùng
Sắc
uống

Ngành Ngọc lan
Lớp Ngọc lan
Họ Ô rô

6

2 . Amaranthaceae

Tên Dạng MT BP
dân tộc thân sống SD

Hỏa rô hoa
có lông
Cát đăng
vàng
Họ Rau dền
Cỏ xước

Cam
lấm


Chừa
nậm nẹ

Ỉa chảy,
đau bụng
Rắn cắn,
gãy xương

Giả
nhỏ
xoa
bóp
Sắc
uống

đắp
Ăn
sống
Đắp,


Tiểu tiện ít, đái
dắt, đái buốt

Sắc
uống

Bỏng

Đắp

nơi
bỏng

B

Kh

L

Bong gân

B

Đ

T,
L

Viêm khớp,vàng
da, gãy xương

B

Kh

L

Le

Kh


L

Th

Đ

Ca

Họ Xoài
Giâu da
xoan

G

R

Vo


25

TT Tên khoa học

Tên phổ
thông

12

Dracontomelon duperreanum Pierre


Sấu trắng

Sấu

G

13

Rhus chinensis Mill.

Muối

Có pật

G

4. Annonaceae
14

Mao quả đài
to

5.Apocynaceae

Họ Trúc đào

Catharanthus roseus (L.) G.Don

16


Holarrhena antidysenterica Wall.
6. Araliaceae

17

Aralia armata (G. Don) Seem.

18

Brassaiopsis aff. stellata Fang

19

Cayratia tenuifolia (Wight et Arn.)
Gagnep.

R
Đ

Qu
Vo
Re,
L

Công
dụng

Cách
dùng

Ngâm
Phong độc nổi
rượu,
mẩn,Tử cung
Sắc
xuất huyết.
uống
Ăn uống không
Sắc
tiêu, gãy xương uống

Họ Na

Dasymaschalon macrocalyx Fin et
Gagn.

15

Tên Dạng MT BP
dân tộc thân sống SD

B

Dừa cạn

Đ

Ca

Th


Đ

Ca

G

Đ

Vo

Thông huyết
Điều kinh tiêu
hóa kém, lỵ,
đi tiểu đỏ
Lỵ, lỵ amíp,
viêm gan

Mức hoa
trắng
Họ Nhân sâm


mục

Đinh lăng
gai


tang


Mô sao

Hống


B

R

Ca

Lỡ loét

Vác lá nhỏ

Tin
tạu

Le

R

T

Đau xương

B

R


Ca

Viêm gan cấp,
viêm họng, viêm
khớp.

Sắc
uống
Sắc
uống
Sắc
uống
Sắc
uống
Giả
nhỏ
đắp
Sắc
uống


×