Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Xây dựng và sử dụng website dạy học chương từ vi mô đễn vĩ mô vật lý 12 nâng cao trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ THANH LỘC

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC
CHƯƠNG “ TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ ”
VẬT LÝ 12 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HỒ THANH LỘC

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC
CHƯƠNG “ TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ ”
VẬT LÝ 12 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chuyên ngành: Lý luận và PPDH môn Vật lí
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. MAI VĂN TRINH


NGHỆ AN, NĂM 2013


LỜI CẢM ƠN

Trong quá thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè, người
thân. Với những tình cảm chân thành và trân trọng nhất, tôi xin trân
trọng cảm ơn TS. Mai Văn Trinh, người trực tiếp hướng dẫn tôi thực
hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, các
thầy cô giáo khoa Vật lý, khoa Đào tạo Sau đại học trường Đại học
Vinh, lãnh đạo trường THPT Nguyễn Đức Mậu và trường THPT Quỳnh
Lưu 2 tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm
luận văn.
Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tôi an tâm học tập và
hoàn thành luận văn này.

Nghệ An, tháng 08 năm
2013
Hồ Thanh Lộc


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNTT

:


Công nghệ thông tin

GD-ĐT :

Giáo dục- Đào tạo

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

MVT

:

Máy vi tính

PMDH

:

Phần mềm dạy học


PP

:

Phương pháp

PPDH

:

Phương pháp dạy học

PTDH

:

Phương tiện dạy học

QTDH

:

Quá trình dạy học

SGK

:

Sách giáo khoa


THPT

:

Trung học phổ thông

TNSP

:

Thực nghiệm sư phạm

TBDH

:

Thiết bị dạy học


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ
1. Danh mục các bảng biểu.
TT

KÝ HIỆU

TÊN BẢNG BIỂU

TRANG

1


Bảng 3.1

Lớp và số học sinh TNSP

68

2

Bảng 3.2.

Bảng thống kê các điểm số (Xi) của
bài kiểm tra

68

3

Bảng 3.3

Bảng phân loại theo điểm kiểm tra
HS

68

4

Bảng 3.4

Bảng phân phối tần suất


69

5

Bảng 3.5

Bảng phân phối tần suất lũy tích

70

6

Bảng 3.6

Bảng tổng hợp các tham số

71

2. Danh mục các hình vẽ.
TT

KÝ HIỆU

TÊN HÌNH VẼ

1

Hình 1.1


Biểu tượng của WordPrss

25

2

Hình 1.2

Biểu tượng của NukeViet

26

3

Hình 2.1

Màn hình trang chủ

44

4

Hình 2.2

Màn hình Bài giảng điện tử

44

5


Hình 2.3

Video mô phỏng Hệ Mặt Trời

47

6

Hình 2.4

Màn hình của bài giảng điện tử ở
thời điểm bắt đầu giờ học

48
48

7

Hình 2.5

Màn hình của bài giảng điện tử khi
bắt đầu nháy chuột lần thứ nhất vào
không gian làm việc của bài giảng.

8

Hình 2.6

Màn hình của bài giảng điện tử khi
đang sử dụng


49

9

Hình 2.7

Màn hình sách giáo viên

50

10

Hình 2.8

Màn hình trang thư viện

51

11

Hình 2.9

Màn hình trang đề thi

51

12

Hình 2.10


Màn hình trang lịch sử vật lý và các
nhà bác học

52

3. Danh mục các biểu đồ

TRANG


TT

KÝ HIỆU

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

1

Biểu đồ 3.1

Phân loại theo điểm kiểm tra

68

2

Biểu đồ 3.2


Phân phối tần suất

69

3

Biểu đồ 3.3

Phân phối tần suất lũy tích

70

4. Danh mục các đồ thị
TT

KÝ HIỆU

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

1

Đồ thị 3.1

Phân phối tần suất

69


2

Đồ thị 3.2

Phân phối tần suất lũy tích

70


MỤC LỤC
Mục

Tên đầu mục
MỞ ĐẦU

Trang
1

1

Lý do chọn đề tài

1

2

Mục đích nghiên cứu

4


3

Nhiệm vụ nghiên cứu

4

4

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5

5

Giả thuyết khoa học

5

6

Phương pháp nghiên cứu

5

7

Cấu trúc luận văn

6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỤNG
VÀ SỬ DỤNG WEBSITE DẠY HỌC

8

1.1

Website dạy học

8

1.2

Đặc trưng của Website dạy học

10

1.3

Chức năng hỗ trợ dạy học của Website

11

1.3.1

Website với hoạt động dạy và học

11

1.3.2


Chức năng hỗ trợ dạy học của các tài liệu điện tử

15

1.4

Cấu trúc của Website dạy học

20

1.5

Các bước xây dựng Website dạy học

22

1.5.1

Lập kế hoạch

22

1.5.2

Xây dựng và phát triển Website

22

1.6


Nguyên tắc xây dựng Website dạy học

23

1.7

Một số công cụ chủ yếu cho việc xây dựng Website

26

1.7.1

Mã nguồn mở

26

1.7.2

Công cụ xây dựng Video clip

29

1.8

Hình thức sử dụng Website trong dạy học vật lý

30

1.9


Quy trình sử dụng Website DH

31

1.10

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng Website dạy học

33

1.11

Những hạn chế cần khắc phục khi sử dụng Website
DH làm PTDH

35

Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY

36
38


HỌC VẬT LÝ CHƯƠNG TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ
BẰNG MÃ NGUỒN MỞ WORDPRESS
2.1

Cấu trúc và nội dung chương Từ vi mô đến vĩ mô

trong chương trình vật lý lớp 12 THPT.

39

2.2

Tìm hiểu thực trạng DH chương “ Từ vi mô đến vĩ
mô ” vật lý lớp 12 nâng cao THPT

39

2.3

Website hỗ trợ dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ
mô”

44

2.3.1

Bài giảng điện tử

45

2.3.2

Sách giáo viên, sách bài tập định tính và câu hỏi
thực tế

50


2.3.3

Video – tranh ảnh – thí nghiệm

51

2.3.4

Đề thi

52

2.3.5

Lịch sử vật lý học và các nhà bác học

53

2.4

Các kỹ năng cơ bản sử dụng Website hỗ trợ dạy học
chương Từ vi mô đến vĩ mô

53

2.5

Tiến trình dạy học các bài cụ thể với website


55

Kết luận chương 2

64

CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

66

3.1

Mục đích của thực nghiệm sư phạm

66

3.2

Nội dung thực nghiệm sư phạm

66

3.3

Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm

67


3.3.1

Đối tượng thực nghiệm sư phạm

67

3.3.2

Phương pháp thực nghiệm sư phạm

68

3.4

Kết quả thực nghiệm sư phạm

68

3.4.1

Nhận xét về tiến trình dạy học

68

3.4.2

Đánh giá kết quả học tập của HS

68


3.4.3

Hiệu quả của tiến trình dạy học với sự hỗ trợ của
Website

73

Kết luận chương 3

75

KẾT LUẬN CHUNG

77

Phụ lục 1

Bài kiểm tra

P1

Phụ lục 2

Các thuộc tính của hành tinh

P4


Phụ lục 3


Hướng dẫn cài đặt Wordfress

P5

Phụ lục 4

Tiến trình dạy học bài 60: Sao. Thiên hà

P19


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hiện nay chúng ta đang sống trong sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học công nghệ và sự hội nhập hợp tác quốc tế của nước ta với cộng
đồng quốc tế. Việc nước ta đã gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế
(WTO)... đã tác động vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trong
đó có lĩnh vực giáo dục. Để theo kịp sự phát triển của khoa học và hòa
nhập vào nền kinh tế thế giới, toàn ngành giáo dục phải có sự đổi mới
toàn diện và đồng bộ nhằm đào tạo ra những con người mới có trình độ
văn hóa cao, ham học hỏi, tự tin, năng động, sáng tạo, có kỹ năng thực
hành giỏi, biết sử dụng những phương tiện mới và hiện đại, chủ động
đưa ra những cách thức tốt nhất để chiếm lĩnh tri thức, có ý thức vươn
lên làm chủ khoa học công nghệ. Thực tế đòi hỏi phải có những thay đổi
có tính chiến lược và toàn cục về phương pháp dạy học ở trường phổ
thông. Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI) về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo (26/12/2012) đã chỉ rõ “Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo là một yêu cầu khách quan và cấp bách của
sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo bao gồm: đổi mới tư duy; đổi mới mục tiêu đào tạo;
hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và đào tạo; nội dung, phương pháp
dạy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý;
cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện bảo đảm..., trong toàn hệ thống”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: "...đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào
năm 2020..."


Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền
vững, đúng định hướng thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn
xây dựng nguồn lực con người, phải đẩy mạnh đồng bộ giáo dục đào tạo,
khoa học công nghệ và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công
nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đổi mới
và phát triển giáo dục Việt Nam là vấn đề tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu
đào tạo nguồn nhân lực cho một nền kinh tế tri thức hiện nay như Quyết
định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông
tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. [ 25 ]
Tại điều 28 của Luật quy định:“Phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh;
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng
kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh"
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 đã nêu: "Đổi mới và

hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức
thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy
trong quá trinh tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự
học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích,
tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ
động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập...".[ 2 ]
Nhận thức được tầm quan trọng của mã nguồn mở đối với đổi mới
giáo dục, thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ


trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã
nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
Hiện nay, sự phát triển của CNTT đã mở ra triển vọng to lớn trong
việc đổi mới phương pháp dạy học. Hầu hết các trường đều được trang
bị máy vi tính, phòng học CNTT, kết nối Internet… Máy vi tính được sử
dụng trong dạy học để hỗ trợ được các nhiệm vụ cơ bản của quá trình
dạy học (QTDH) và nhất là hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học chương
trình mới theo hướng tích cực hóa người học. Với sự trợ giúp của máy vi
tính và phần mềm dạy học, giáo viên (GV) có thể tổ chức quá trình học
tập của học sinh (HS) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh. MVT là công cụ có thể
được sử dụng vào những giai đoạn khác nhau của quá trình DH đặc biệt
với DH Vật lí, MVT có thể thay thế nhiều phương tiện DH như: tranh
ảnh, sơ đồ, biểu bảng, đồ thị, âm thanh, hình ảnh, các thí nghiệm…để
minh họa và trình bày kiến thức một cách sinh động, mô phỏng diễn tiến
các quá trình theo mục đích, yêu cầu đã định trước, mà các quá trình
trong thực tế khó thực hiện, khó tiếp cận được
1.2. Thực tế ở những trường THPT hiện nay hầu hết đã được trang
bị máy vi tính, nhưng chủ yếu vẫn đang sử dụng để dạy môn Tin học và
tiếp cận các chương trình Tin học văn phòng, chưa khai thác được triệt

để các khả năng của máy vi tính trong các môn học khác.
1.3. Kết quả nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn dạy học cho
thấy máy vi tính dưới tác động của CNTT được xem là một phương tiện
dạy học hiện đại, có tác động rất tích cực đến việc đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay, nhưng chưa được sử dụng phổ biến và phát huy được
vai trò quan trọng đó của nó trong dạy học đặc biệt là bộ môn Vật lý.
1.4. Máy vi tính với ứng dụng mã nguồn mở để xây dựng Website
dạy học đang là một hướng đi mới mang tính thời sự, thu hút sự quan


tâm của nhiều nhà khoa học, nhưng các phần mềm dạy học đã được biên
soạn trong nước đang ở dạng đơn lẻ, chưa có hệ thống và còn mang tính
thử nghiệm.
1.5. Chương Từ vi mô đến vĩ mô ở vật lý lớp 12 nâng cao THPT là
chương có nhiều nội dung vật lý được rút ra từ các kết quả quan sát và
thí nghiệm phức tạp mà các thiết bị ở trường phổ thông chưa thực hiện
được.[9]
Vì những lý do mà thực tiễn mang lại nên trong quá trình dạy học
chương Từ vi mô đến vĩ mô không tiến hành được thí nghiệm mà GV
chủ yếu chỉ sử dụng phương tiện dạy học là phấn và bảng sẽ làm giảm
tính trực quan của hiện tượng, kiến thức đưa ra mang tính công nhận,
không thuyết phục, làm giảm lòng tin đối với khoa học của HS. Những
nhược điểm này có thể khắc phục được nếu khi dạy học chương này có
sử dụng máy vi tính với ứng dụng công nghệ thông tin nhờ các phần
mềm mô phỏng hay các ảnh quét hoặc các Video clip thí nghiệm.
Từ nhận thức vấn đề như trên, chúng tôi hướng tới và tiến hành nghiên
cứu đề tài “ Xây dựng và sử dụng website dạy học chương từ vi mô
đến vĩ mô vật lý 12 nâng cao trung học phổ thông ”, nhằm mục đích
đề xuất thêm một hướng sử dụng phương tiện hiện đại trong hệ thống
các phương tiện dạy học vật lý, hướng đến hoạt động dạy học phần vi

mô và vĩ mô nói riêng, dạy học vật lý nói chung đạt hiệu quả cao hơn.
2. Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng và sử dụng website dạy học chương từ vi mô đến vĩ mô
vật lý 12 nâng cao trung học phổ thông nhờ mã nguồn mở Wordfress.
Qua đó, tạo điều kiện cho GV, HS tiếp cận với công nghệ thông tin và
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lý trong trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Nghiên cứu lý luận về xây dựng và sử dụng website trong DH
vật lý ở THPT


3.2. Tìm hiểu thực trạng sử dụng máy vi tính và ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học ở một số trường THPT.
3.3. Nghiên cứu khái niệm, cấu trúc, chức năng, đặc trưng và
nguyên tắc xây dựng Website dạy học nhằm mục đích hoàn thiện và ứng
dụng Website trong dạy học Vật lý.
3.4. Nghiên cứu ứng dụng mã nguồn mở Word Fress
3.5. Xây dựng Website hỗ trợ dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô
ở vật lý lớp 12 nâng cao THPT, kiểm chứng tính hiệu quả của chương
trình đến hoạt động dạy học, thông qua đó đề xuất yêu cầu sử dụng máy vi
tính và ứng dụng công nghệ thông tin làm phương tiện dạy học vật lý ở
trường THPT.
3.6. xây dựng tiến trình dạy học bốn bài học của chương từ vi mô
đến vĩ mô theo SGK vật lý 12 nâng cao THPT.
3.7. Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính đúng đắn của đề tài
nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Nội dung, phương pháp giảng dạy vật lý THPT; máy vi tính và
ứng dụng Công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hoá phương tiện dạy
học Vật lý.

- Sử dụng máy vi tính và ứng dụng mã nguồn mở Word Fress
trong dạy học vật lý chương Từ vi mô đến vĩ mô theo hướng hiện đại
hoá phương tiện dạy học.
- Học sinh lớp 12 của trường THPT Nguyễn Đức Mậu – Nghệ An
và trường Quỳnh Lưu 2 – Nghệ An có trang bị máy vi tính.
5. Giả thuyết khoa học
Có thể kích thích hứng thú học tập, góp phần đổi mới phương
pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Vật lý ở lớp 12
THPT nếu xây dựng được Website hỗ trợ dạy học chương Từ vi mô
đến vĩ mô và khai thác nó một cách thích hợp.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu lý luận.


+ Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp dạy học.
+ Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy vật lý.
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của lập website dạy học.
+ Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy
học.
+ Nghiên cứu chương trình vật lý 12 THPT.
+ Nghiên cứu, khai thác các tài liệu liên quan đến việc thiết kế các bài

học
theo website.
+ Thiết kế tiến trình dạy học theo website chương Từ vi mô đến vĩ mô
lớp
12 THPT Ban Nâng cao.
6.2. Nghiên cứu thực nghiệm
Thực hiện các bài dạy đã thiết kế, so sánh với lớp đối chứng để rút

ra những kết luận cần thiết, chỉnh lý thiết kế đề xuất hướng áp dụng vào
thực tiễn, mở rộng kết quả nghiên cứu.
- Điều tra thực tế.
- Thực nghiệm sư phạm.
- Thống kê toán học.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 phần chính:
Phần 1:

Mở đầu

Gồm: 1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.


5. Giả thuyết khoa học
7. Cấu trúc của luận văn.
8. Đóng góp của đề tài.
Phần 2:

Nội dung

Gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE
DẠY HỌC VẬT LÝ THPT
1.1. Website dạy học
1.2. Đặc trưng của Website dạy học

1.3. Chức năng hỗ trợ dạy học của Website
1.4. Cấu trúc của Website dạy học
1.5. Các bước xây dựng Website dạy học
1.6. Nguyên tắc xây dựng Website dạy học
1.7. Một số công cụ chủ yếu cho việc xây dựng Website
1.8. Hình thức sử dụng Website trong dạy học vật lý
1.9. Quy trình sử dụng Website DH
1.10. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng Website dạy học
1.11. Những hạn chế cần khắc phục khi sử dụng Website dạy học làm
phương tiện dạy học
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÝ
CHƯƠNG TỪ VI MÔ ĐẾN VĨ MÔ BẰNG MÃ NGUỒN MỞ
WORDFRESS
2.1. Cấu trúc và nội dung chương Từ vi mô đến vĩ mô trong chương
trình Vật lý 12 nâng cao THPT.


2.2. Tìm hiểu thực trạng DH chương “ Từ vi mô đến vĩ mô ” vật lý lớp
12 nâng cao THPT
2.3. Website hỗ trợ dạy học chương Từ vi mô đến vĩ mô
2.5. Tiến trình dạy học các bài cụ thể với website
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
3.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
3.3. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Phần 3:

Kết luận


8. Đóng góp của đề tài.
Xây dựng được website dạy học chương từ vi mô đến vĩ mô lớp 12 nâng
cao THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy học


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG
WEBSITE DẠY HỌC VẬT LÝ THPT
1.1. Website dạy học
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã có ảnh hưởng
sâu sắc đến nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Nói riêng trong
giáo dục, một loạt khái niệm mới đã nảy sinh và dần trở nên quen thuộc
đối với mọi người. Nhưng những khái niệm ấy cho đến nay hầu như vẫn
chưa được định nghĩa một cách đầy đủ, chính xác và khoa học. Trong
các công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục
hay những sản phẩm của công nghệ thông tin dành cho giáo dục ở nước
ta, các khái niệm ấy được dùng hoặc là như một tên gọi mặc nhiên, hoặc
là đưa ra khái niệm chỉ dựa vào một vài đặc điểm, thuộc tính của nó mà
chưa lột tả hết ngoại diên và nội hàm của khái niệm. Đó cũng là điều dễ
hiểu, vì rằng sự phát triển của khoa học Tin học có tính bùng nổ và chưa
phải đã đạt đến đỉnh điểm. Do đó, cùng với sự phát triển của Tin học,
các khái niệm cũng sẽ dần dần được hoàn thiện và chính xác hoá. Hơn
nữa, sẽ tồn tại những cách định nghĩa khác nhau nếu như dựa trên những
căn cứ khác nhau.[4],[12]
Về phần mình, chúng tôi đưa ra định nghĩa khái niệm '' Website
dạy học'' chủ yếu dựa vào chức năng dạy học mà không quan tâm đến
các yếu tố kỹ thuật hàm chứa trong nó. Hay nói cách khác, khái niệm
được nhìn nhận dưới nhãn quan của người nghiên cứu khoa học giáo
dục.
WWW (World Wide Web) là một dịch vụ thông tin mới nhất và

hấp dẫn nhất trên Internet, nó dựa trên một kỹ thuật biểu diễn thông tin
đầy đủ hơn về chính thuật ngữ đó. Sự mở rộng ở đây thực chất là chúng
được liên kết tới các tài liệu khác (có thể là văn bản, hình ảnh, âm thanh
hay hỗn hợp của chúng) chứa các thông tin bổ sung[7]. Khái niệm siêu
văn bản do Ted Nelson đưa ra đầu tiên (1965), nhưng mãi đến 1980,
khái niệm này mới được tin học hoá nhờ công sức của kỹ sư trẻ người


Anh là Tim Berners-Lee ( ở Viện nghiên cứu hạt nhân Châu Âu CERN
của Thuỵ Sĩ ). Đến năm l990, cùng với đồng nghiệp của mình là Robert
Cailliau, Tim Berners-Lee đã bắt tay vào dự án thiết kế mạng thông tin
toàn cầu dựa trên khái niệm siêu văn bản. Thuật ngữ WWW được dùng
để mô tả dự án và được công bố lần đầu tiên vào 8/1991 trên nhóm tin
alt.hypertext . Từ đó, nhiều nhà phát triển khai thác đã tham gia vào việc
phát triển Web trên các hệ điều hành khác nhau. Nói một cách chính xác
thì WWW không phải là một hệ thống cụ thể mà là một tập hợp các công
cụ tiện ích và các siêu giao diện (Meta Interrface) giúp người sử dụng có
thể tạo ra các siêu văn bản và cung cấp cho những người sử dụng khác
trên Internet, ta gọi tắt là công nghệ Web. Công nghệ Web cho phép truy
cập và xử lý các trang dữ liệu đa phương tiện (Hypermedia) trên
Internet. Để xây dựng các trang thông tin đa phương tiện như vậy, Web
sử dụng một ngôn ngữ có tên là HTML (Hyper Text Markup Language).
HTML cho phép đọc và liên kết các kiểu dữ liệu khác nhau trên cùng
một trang thông tin.[26]
Như vậy, trang Web (Web page) là trang thông tin trên mạng
Internet. Nội dung thông tin được diễn tả một cách sinh động bằng văn
bản, đồ hoạ, ảnh tĩnh, ảnh động, phim, âm thanh, tiếng nói ... Mỗi trang
Web được đánh dấu bằng một địa chỉ để phân biệt với các trang khác và
giúp mọi người truy cập đến. Bảng Web (Website) là tập hợp các trang
Web được liên kết lại với nhau xuất phát từ một trang gốc (Home page),

hay còn được gọi là trang xuất phát, trang đầu tiên. Mỗi bảng Website có
một địa chỉ riêng và đó cũng chính là địa chỉ của trang gốc hay trang
xuất phát.[7]
Để thực hiện được việc truy nhập, liên kết các tài nguyên thông
tin khác nhau theo kỹ thuật siêu văn bản, WWW sử dụng khái niệm
URL (Uniform Resource Locator), đây là một dạng tên để định danh
duy nhất cho một tài liệu hoặc một dịch vụ trên Web. Cấu trúc của
URL gồm các thành phần thông tin như: giao thức Internet được sử
dụng, vị trí của server (domain name), tài liệu cụ thể trên server (path
name) và có thể có thêm các thông tin định dạng khác.


Hoạt động của Web cũng dựa trên mô hình Client/Server. Tại trạm
Client, người sử dụng sẽ dùng Web Browser để gửi yêu cầu tìm kiếm các
tệp tin HTML đến Web Browwser ở xa trên mạng Internet nhờ địa chỉ
URL. Web Server nhận các yêu cầu đó và thực hiện rồi gửi kết quả về
Web Client, Web Browser sẽ biên dịch các thẻ HTML và hiển thị nội
dung các trang tài liệu được yêu cầu. Để nối kết Internet, người ta dùng
giao thức SLIP (Serial Line Internet Protocol) hoặc PPP (Point-to-Point
Protocol). Hai giao thức này đều cho phép người sử dụng nối với
Internet qua các đường dây điện thoại quay số (Dial-up-Telephone).
Nhưng vì đơn giản, dễ cài đặt và không yêu cầu cấp phát địa chỉ riêng
(địa chỉ này sẽ được nhà cung cấp dịch vụ tạm thời khi sử dụng dịch vụ)
nên PPP được ưa chuộng hơn so với SLIP.
Xuất phát từ khái niệm của Website ở trên, ta có thể hiểu Website
dạy học là một phương tiện dạy học (dưới dạng phần mềm máy tính),
được tạo ra bởi các siêu văn bản (là các tài liệu điện tử như bài giảng,
SGK, SBT, SGV...) trên đó bao gồm một tập hợp các công cụ tiện ích
và các siêu giao diện (trình diễn các thông tin Multimedia: văn bản, âm
thanh, hình ảnh), để hỗ trợ việc dạy học và cung cấp cho những người

sử dụng khác trên các mạng máy tính. [16], [17], [26]
1.2. Đặc trưng của Website dạy học
Website dạy học được cấu thành từ những Site riêng biệt khác
nhau, mỗi một Site là một siêu văn bản sẽ thực hiện một chức năng hỗ
trợ dạy học nào đó. Với khả năng thực hiện hầu như vô hạn các liên kết
giữa các Site với các dạng thông tin (multimedia) khác nhau, trên một hệ
thống vô số các máy tính liên kết thành mạng, đã tạo nên một đặc trưng
riêng biệt của Website.
Đặc trưng nổi bật của Website là có thể hỗ trợ nhiều mặt cho hoạt
động dạy và học. Khi truy cập vào Website, tuỳ thuộc vào đối tượng truy
cập, vào mức độ được phân quyền mà trình duyệt đưa ra quyết định,
hoặc là có thể xem ( như đối với học sinh hay những người sử dụng
khác), hoặc là có thể xem đồng thời vừa có thể cập nhật ở một mức độ
nào đó (như đối với GV) hoặc có tất cả các quyền (đối với những người


trong ban chuyên môn - quản trị Website). Đối với những người có quan
tâm đặc biệt đến các vấn đề dạy học bộ môn, thực hiện việc ''đăng nhập'',
hệ thống sẽ cấp quyền cập nhật nhưng ở một giới hạn nhất định thông
qua việc cấp Password và User name. Như vậy, đặc trưng thứ hai của
Website là không hạn chế năng lực sáng tạo và phong cách riêng của
từng GV khi sử dụng. Tập hợp được sức mạnh trí tuệ, kinh nghiệm nghề
nghiệp, trình độ chuyên môn... của nhiều tầng lớp xã hội để nâng cao
chất lượng dạy và học thông qua việc phân tích, tổng hợp và đánh giá
khu vực dữ liệu dành riêng cho GV.[24]
Website được thiết kế với giao diện hết sức thân thiện, không yêu
cầu nhiều đến kiến thức Tin học và kỹ năng thao tác, là một phần mềm
thân thuộc với nhiều người, có thể cài đặt để triển khai ứng dụng dưới
nhiều cách khác nhau. Đây cũng là đặc trưng, thể hiện tính hơn hẳn của
Website so với các chương trình ứng dụng khác đòi hỏi phải giao tiếp

trên nhiều menu và các hộp thoại. Về mặt kỹ thuật tin học, Website là
một phần mềm duy nhất được hỗ trợ nhiều công cụ để tạo điều kiện cho
các nhà lập trình phát triển được nhiều ứng dụng trên nó.
Cuối cùng, có thể nói rằng Website là một môi trường siêu giao
diện, siêu trình diễn các thông tin Multimedia. Đặc trưng này đã làm
tăng hiệu quả tác dụng hỗ trợ nhiều mặt của Website, đặc biệt là đối với
hoạt động dạy và học là một quá trình truyền thông đa phương tiện.
1.3. Chức năng hỗ trợ dạy học của Website
1.3.1. Website với hoạt động dạy và học
Đối với hoạt động dạy của GV, thực nghiệm cho thấy Website là
một phương tiện đã hỗ trợ rất có hiệu quả trên nhiều mặt trong hoạt động
giảng dạy. Sử dụng nó trong dạy học GV đã được giải phóng khỏi hầu
hết những công việc chân tay bình thường. Từ việc ghi chép nội dung bài
học lên bảng, trình bày các tranh ảnh, biểu bảng, biểu đồ; hướng dẫn các
thao tác thực hành; theo dõi và điều tiết tiến trình thực hiện bài giảng,
đến việc ghi nhớ những nội dung cần phải thuyết trình và giảng giải,
những công thức, những số liệu, những phép tính từ đơn giản đến phức
tạp, tóm tắt nội dung bài học... thậm chí cả việc trình bày bài giảng bằng


lời đều đã được máy tính hỗ trợ. Tập trung tất cả các khả năng hỗ trợ ấy
làm cho máy vi tính trở thành một ''trợ giảng đắc lực, có hiệu quả''. Điều
đáng nói ở đây, người trợ giảng này là hình ảnh của chính GV đang tiến
hành tiết dạy, vì rằng nội dung, tính chất và cách thức hoạt động của
người trợ giảng đều do chính GV đứng lớp quyết định. Sự thống nhất,
đồng cảm, phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động của người trợ giảng với
GV đã không thể có được trong cách tổ chức dạy học truyền thống.
Về chức năng hỗ trợ công tác quản lý quá trình dạy học, Website
sẽ giúp GV hỗ trợ giám sát và quản lý kết quả học tập của HS (điểm
miệng, kiểm tra 15 phút, một tiết và học kỳ) thông qua việc cho điểm

đánh giá hàng ngày vào hồ sơ HS của từng lớp. Nhờ đó, GV sẽ kịp thời
điều chỉnh hoạt động dạy học của mình sao cho phù hợp với từng đối
tượng HS, đánh giá chính xác năng lực và sự tiến bộ của mỗi HS theo
tiến trình. Việc đánh giá năng lực học tập của HS theo tiến trình luôn là
một công việc gặp rất nhiều khó khăn trong cách tổ chức dạy học truyền
thống.
Một chức năng có tính nổi bật và đặc thù riêng của Website là
chức năng trình diễn thông tin Multimedia, có tương tác và gây được ấn
tượng mạnh. Chính nhờ chức năng này mà chúng ta đã phát huy được
sức mạnh của máy vi tính và nâng cao một cách đáng kể hiệu quả của
việc sử dụng nó. Hầu hết các tài liệu liên quan đến môn vật lý đều được
số hoá và đưa vào Website như: SGK, SGV, SBT. Nhờ đó đã tạo nên
được những thư viện như: thư viện các tranh ảnh, thư viện các Video
Clip về thí nghiệm, hướng dẫn thực hành, thư viện các bài tập, đề thi,
kiểm tra. Nói chung, tập hợp các thư viện như vậy và sự liên thông giữa
chúng cùng với hệ thống các bài giảng điện tử là đủ để phục vụ tốt cho
hoạt động dạy học. Khi sử dụng Website để thực hiện các tiết giảng thực
nghiệm, một số chức năng hỗ trợ của Website được các GV đánh giá rất
cao như chức năng quản lý kết quả học tập của HS (vì nó cho phép đánh
giá năng lực học tập của HS theo tiến trình dạy học, giảm công sức lao
động của GV trong việc làm sổ sách cuối kỳ, cuối năm học, thực sự tích
cực hoá được hoạt động nhận thức của HS); chức năng cập nhật thông
tin riêng của GV(vì nó vẫn tôn trọng tính chủ động, sáng tạo, những sắc


thái riêng của mỗi GV và tập hợp được sức mạnh tập thể trong việc ngày
càng nâng cao chất lượng giáo dục); chức năng kiểm tra đánh giá năng
lực, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết các nhiệm vụ học tập
thông qua thư viện các bài tập, đề thi và kiểm tra. [24]
Chức năng tăng cường tính trực quan, với khả năng xử lý các kiểu

dữ liệu khác nhau, năng lực đồ hoạ phong phú có thể xây dựng các phim
dạy học, quay phim thí nghiệm, làm trực quan hoá các hiện tượng vật lý
dưới dạng hình ảnh động. Bằng các chương trình mô phỏng, minh hoạ
các quá trình vật lý, HS sẽ hiểu rõ hơn bản chất của các hiện tượng vật
lý.
Đối với hoạt động học của HS: có thể nói rằng những gì mà
Website đã hỗ trợ được cho hoạt động dạy của GV, thì cũng có nghĩa là
nó đã hỗ trợ cho hoạt động học của HS. Điều này thật dễ hiểu vì các
phương tiện dạy học giúp cho GV nâng cao hiệu quả của quá trình
truyền thụ thì cũng chính nó sẽ có tác dụng làm dễ dàng cho quá trình
nhận thức của HS. Website đã giải phóng cho GV thoát khỏi những công
việc chân tay bình thường để tập trung chỉ đạo hoạt động nhận thức của
HS, thì điều này cũng có nghĩa là Website đã có tác dụng tăng cường
được hoạt động nhận thức độc lập, chủ động sáng tạo cùng với việc nâng
cao một cách đáng kể chất lượng của hoạt động đó (vì GV đã có nhiều
thời gian hơn để tổ chức, điều khiển, giám sát, đánh giá và điều chỉnh
hoạt động học tập của từng cá thể HS). Cũng theo cách hiểu như vậy thì
Website đã có tác dụng tích cực hoá được hoạt động nhận thức của HS
(kích thích được hứng thú, tạo động cơ học tập, nâng cao ý thức trách
nhiệm trong việc học, tăng cường sự bền bỉ của trí nhớ, sự sâu sắc của tư
duy...); hỗ trợ tốt cho việc tự học, tự đánh giá, ôn tập củng cố, hệ thống
hoá kiến thức (nhờ hệ thống các bài tập luyện tập, kiểm tra, của tài liệu
tự học theo kiểu chương trình hoá, sự liên kết giữa các thư viện, giữa các
tài liệu điện tử...).
1.3.1.1. Xây dựng trang Web hỗ trợ hình thành kiến thức, kỹ
năng mới


Có thể xây dựng trang Web gồm các bài giảng điện tử nhằm hỗ
trợ hình thành kiến thức và kỹ năng mới cho HS. Trong đó các mô hình,

tranh ảnh, các đoạn Video clip quay các hiện tượng thật, mô phỏng các
hiện tượng, đồ thị nhằm cung cấp cho HS nhiều hình ảnh trực quan với
tư cách là những cơ sở thực nghiệm giúp HS khái quát hoặc kiểm chứng
kiến thức về các khái niệm, định luật vật lý.
Các đoạn Video quay các nghiên cứu của các nhà bác học, trong
đó sự kết hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo nên sự trình diễn sinh động,
hấp dẫn. Sử dụng các ứng dụng mô phỏng, HS có thể thao tác trên máy
vi tính như đang đóng vai nhà nghiên cứu cũng góp phần rèn luyện
phương pháp thực nghiệm cho HS trong điều kiện không thể tiến hành
thí nghiệm thật được. Bởi trong dạy học vật lý, chức năng góp phần phát
triển năng lực nhận thức HS của phương tiện dạy học thể hiện rõ nhất
trong việc hỗ trợ tổ chức cho HS tiến hành các thực nghiệm với các thiết
bị thí nghiệm thực hành. Thông qua đó góp phần hình thành kỹ năng,
rèn luyện tính trung thực, rèn luyện thói quen tiếp thu tri thức một cách
tự lực, tích cực và có cơ sở khoa học.
Việc tiến hành thí nghiệm trên Web có thể thực hiện bằng nhiều
công cụ khác nhau:
- Quay băng hình tiến trình của một thí nghiệm, bố trí thí nghiệm
sao cho HS có thể đọc được số liệu trên màn hình. HS có thể tham gia
một số khâu của quá trình thực nghiệm (thu thập số liệu và xử lý kết quả
thí nghiệm).
- Lập trình mô phỏng các thiết bị thí nghiệm (thí nghiệm ảo), với
các thiết bị được mô phỏng, để từ đó giúp HS có thể tiến hành thí
nghiệm trên các dụng cụ thí nghiệm thật một cách dễ dàng hơn. Tuy
nhiên trong phương pháp này có một nhược điểm là các kết quả thí
nghiệm đã được lập theo một công thức nhất định, vì vậy kết quả thí
nghiệm coi như đã được định sẵn. Trong khi thực tế có thể diễn ra
không đúng như vậy. Ngoài ra, để thực hiện các thí nghiệm ảo như thế
phụ thuộc rất nhiều vào khả năng lập trình của người xây dựng Web, đòi



hỏi nhiều công sức, cần có một nhóm lập trình viên bậc cao thực hiện
mới đạt được hiệu quả.
Tuy nhiên, việc sử dụng các thí nghiệm đều tạo ra được sự tranh
luận trí tuệ - thực tiễn của HS đối với đối tượng học tập, HS phải tham
gia vào các giai đoạn của quá trình thí nghiệm với mức độ cao nhất có
thể được.
1.3.1.2. Xây dựng trang Web hỗ trợ học sinh củng cố, ôn tập
Ôn tập là khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Để HS có thể
ôn luyện kiến thức của mình cần xây dựng trang Web ôn tập cho một
chương, một phần. Trong chương trình ôn tập có thể biểu diễn phối hợp
các dạng thông tin khác nhau như các sơ đồ, các hình mô phỏng, các
đoạn phim thí nghiệm về những hiện tượng vật lý... Qua đó, nhằm giúp
HS có thể nắm vững kiến thức đã học, phát triển khả năng khái quát hoá,
năng lực tổng hợp các vấn đề, các sự kiện; HS cũng có thể được giải các
bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau như trắc nghiệm, tự luận, thông
qua đó mà hiểu sâu sắc hơn những kiến thức đã lĩnh hội được. Đặc biệt,
có thể đưa vào trang Web ôn tập những sự kiện thực tiễn, tạo cơ hội cho
HS gắn hoạt động học tập trong nhà trường với thực tế ứng dụng ngoài
cuộc sống.
1.3.1.3. Xây dựng trang Web để kiểm tra và đánh giá kiến
thức, kỹ năng mà HS đã thu nhận được.
Các bài kiểm tra trắc nghiệm trên Web với tư cách là một phương
tiện dạy học được sử dụng như một biện pháp tích cực, hữu hiệu để chỉ đạo
hoạt động học. Nó có tác dụng định hướng hoạt động tích cực, tự chủ của
HS.
Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được soạn thảo công phu, theo các
thời điểm khác nhau của quá trình dạy học trên Web như: Bắt đầu học một
chương, trong quá trình học một chương, kết thúc một chương, được coi
như một công cụ, phương tiện để định hướng hoạt động chiếm lĩnh kiến

thức, đánh giá mục tiêu và phương pháp dạy học. Có thể lưu giữ các bài
kiểm tra trong một thư viện các bài kiểm tra chuẩn và cập nhật nó thường
xuyên. Trên cơ sở đó, GV sẽ thiết kế các bài kiểm tra thích hợp với trình


×