Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.57 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÙI THỊ HUY TÙNG

VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI NGHỆ
AN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ CỨU NƯỚC
(1954 - 1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


2

NGHỆ AN - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

BÙI THỊ HUY TÙNG

VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI NGHỆ
AN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
MỸ CỨU NƯỚC
(1954 - 1975)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

TS. TRẦN VŨ TÀI


4

NGHỆ AN - 2013


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn tới các đồng chí Lãnh đạo Sở, Văn
phòng, Phòng truyền thống, cán bộ và nhân viên Sở Giao thông Vận tải Nghệ
An đã tạo mọi điều kiện để giúp đỡ tôi trong quá trình đi tìm tài liệu và khảo
sát thực tế tại đơn vị.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Thư viện Tỉnh Nghệ An, Trung tâm lưu trữ
quốc gia III, Ban nghiên cứu lịch sử đảng, Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Nghệ An,
Chi cục Lưu trữ Nghệ An, Trung tâm Thư viện Nguyễn Thúc Hào - Trường
Đại học Vinh đã cung cấp cho tôi những Tư liệu hết sức qúy báu để tôi hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Tiến sĩ Trần Vũ Tài,
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu
khoa học này.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Trọng Văn,
PGS.TS Trần Đức Cường và tập thể giảng viên trong và ngoài trường đã trực
tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trên con đường nghiên cứu khoa học của tôi.
Cuối cùng rất mong muốn được lắng nghe những ý kiến đóng góp quý
báu của quý thầy cô và các bạn để luận văn của tôi hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An. tháng 10 năm 2013
Tác giả


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 9
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................9
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................11
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu...................................................................14
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................................14
5. Đóng góp của luận văn.................................................................................................15
6. Cấu trúc của luận văn...................................................................................................15

Chương

1
KHÁI QUÁT VỀ VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN
TẢI NGHỆ AN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG
PHÁP (1945 - 1954)............................................................16

1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của giao thông vận tải Nghệ An...............16
1.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Nghệ An.......................................16
1.1.2. Sự hình thành mạng lưới giao thông ở Nghệ An................................................25
1.1.3. Sự phát triển mạng lưới giao thông Nghệ An trong thời kỳ Pháp thuộc............30
1.2. Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Pháp..........40
1.2.1. Tiêu thổ kháng chiến..........................................................................................40
1.2.2. Phục vụ sản xuất.................................................................................................42
1.2.3. Góp phần chi viện cho chiến trường..................................................................44

Tiểu kết chương 1.............................................................................................................49

Chương

2
VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI NGHỆ AN
TRONG GIAI ĐOẠN 1954 - 1964.....................................50

2.1. Góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, phục vụ sản xuất....................................50
2.1.1. Hàn gắn vết thương chiến tranh.........................................................................50
2.1.2. Phục vụ sản xuất.................................................................................................58
2.2. Góp phần thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và nghĩa vụ quốc tế với nước bạn
Lào....................................................................................................................................62
2.2.1. Góp phần thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất..............................................62
2.2.2. Thực hiện nghĩa vụ quốc tế đối với Lào.............................................................64
Tiểu kết chương 2.............................................................................................................66

Chương

3
VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI NGHỆ AN
TRONG GIAI ĐOẠN 1965 - 1975.....................................67


7
3.1. Vai trò của giao thông vận tải trong chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 1968).................................................................................................................................67
3.1.1. Đảm bảo mạch máu giao thông..........................................................................67
3.1.2. Phục vụ sản xuất.................................................................................................84
3.1.3. Góp phần chiến thắng chiến tranh phá hoại.......................................................87
3.1.4. Góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam.................................................89

3.2. Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong những năm 1969 - 1972...................94
3.2.1. Phục vụ sản xuất.................................................................................................94
3.2.2. Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai..............................................97
3.2.3. Đảm bảo mạch máu giao thông, chi viện cho chiến trường.............................102
3.3. Giao thông vận tải Nghệ An góp phần giải phóng Miền Nam (1973 - 1975).........108
Tiểu kết chương 3...........................................................................................................112

KẾT LUẬN.........................................................................................113
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................115
PHỤ LỤC 120


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBP

:

Điện Biên Phủ

GTVT

:

Giao thông Vận tải

HCM

:

Hồ Chí Minh


HTX

:

Hợp tác xã

NXB

:

Nhà xuất bản

PGS - TS

:

Phó giáo sư - Tiến sỹ

TDP

:

Thực dân Pháp

TNXP

:

Thanh niên xung phong


TW

:

Trung ương

UBHC

:

Uỷ ban hành chính

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa


9
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam đã kết thúc
với thắng lợi với Đại thắng mùa xuân 1975, chấm dứt cuộc chiến tranh phi
nghĩa của đế quốc Mỹ, đem lại tự do độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nhân dân ta đoàn kết một lòng, mỗi người dân thuộc mọi giai tầng
xã hội đã dốc hết bản lĩnh, trí tuệ của mình thành bản lĩnh trí tuệ dân tộc
Việt Nam. Thắng lợi vĩ đại của dân tộc là tổng hòa của nhiều yếu tố, thắng
lợi trên các mặt trận: quân sự, binh vận, văn hoá, giao thông vận tải... Mỗi

một mặt trận nào đều góp phần to lớn trong công cuộc vừa xây dựng vừa
kiến thiết nước nhà, phối hợp với các hoạt động qụân sự trên chiến trường
làm nên chiến thắng lẫy lừng cho đất nước. Góp phần vào thiên anh hùng ca
ấy, mặt trận giao thông vận tải đã cống hiến bao kì tích, biết bao huyền thoại
cho dân tộc.
Dưới làn mưa bom bão đạn của kẻ thù, đất đai cũng oằn mình vì bị cày
xới, người chiến sỹ giao thông vẫn lặng thầm để hoàn thành nhiệm vụ của
Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó, đảm bảo giao thông thông suốt khi mặt
đất không có tiếng bom, hoàn thành nhiệm vụ tiếp tế, chi viện vật chất, kĩ
thuật, con người và vũ khí cho chiến trường. Nghiên cứu về giao thông vận tải
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học
và thực tiễn.
1.2. Hoà mình vào dòng chảy dân tộc, ngành giao thông vận tải Nghệ
An cũng góp phần to lớn trong cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nuớc.
Nghệ An là nơi đất rộng, người đông, có vị trí chiến lược trọng yếu,
nhân dân các dân tộc Nghệ An vừa có sẵn truyền thống yêu nước và cách
mạng, vừa hiếu học lại rất cần cù trong lao động, kiên cường bất khuất trong
chiến tranh và nghĩa tình trong cuộc sống. Trong thời kỳ kháng chiến chống


10
Mỹ, Nghệ An là căn cứ địa vững chắc của quân khu 4, được các định là một
trong những căn cứ địa quan trọng trong cả nước, là cửa ngõ trục tiếp của
miền bắc chi viện cho miền Nam và là một căn cứ địa quan trọng của chiến
trường Đông Dương. Nghệ An luôn là điểm nhấn quan trọng trong mọi âm
mưu và hành động phá hoại của kẻ thù khi tấn công ra miền bắc trong hai lần
Đế quốc Mỹ đưa chiến tranh phá hoại miền bắc, Nghệ An là một trong những
địa phưong bị đánh phá đầu tiên và cũng là nơi cuối cùng địch buộc chấm dứt
chiến tranh phá hoại, trong klháng chiến, Nghệ An đã phải gánh chịu nhiều
mất mát hi sinh.

Phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của mình người Nghệ
An đã kiên cường vượt qua mọi gian lao thử thách. Dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã
phát triển thế trận chiến tranh nhân dân, phục vụ tốt cho nhu cầu kháng chiến
tại chỗ, huy động toàn lực của địa phương, động viên mọi tầng lớp nhân dân,
tạo nên sức mạnh tổng hợp hoàn thành mọi nhiệm vụ như đánh máy bay, bắt
giặc lái, đánh tàu chiến, chống gián điệp, xây dựng hậu phương vững chắc,
đặc biệt hơn nữa đảm bảo giao thông vận tải chi viện tiền tuyến. Không chỉ
phục vụ cho địa phương, cho đất nước người dân Nghệ An còn thực hiện
nghĩa vụ quốc tế cao cả đối với Lào và Cam-pu-chia.
Nhiều chiến tích vẻ vang của quân dân Nghệ An dã gắn liền với những
địa danh lịch sử: giao thông đường thuỷ với phà Bến Thủy, cầu Cấm, kênh
nhà Lê... đường bộ với núi Dũng Quyết, các tuyến đưòng chiến lược như
đưòng số 15 với mười hai cô gái Truông Bồn, cột mốc số không, đường 7...
Là những biểu tượng khí phách của người dân xứ Nghệ trong hai cuộc chiến
tranh phá hoại, trong nghĩa tình chung thuỷ đối với chiến trường Lào.
Mặt trận giao thông vận tải với tinh thần "Đường không ổ gà, cầu phà
vững chắc...". Thời kì kháng chiến chống Mỹ được đánh giá là thời kỳ lịch sử
sôi động của tỉnh nhà.


11
Việc nghiên cứu vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong kháng
chiến chông Mỹ Cứu nước không chỉ tái hiện những sự kiện lịch sử trên mặt
trận giao thông vận tải của cả nước nói chung mà còn phục dựng một cách
sinh động lĩnh vực giao thông vận tải Nghệ An, góp phần đánh giá vai trò tích
cực của giao thông vận tải Nghệ An trong nhu cầu phục vụ tại chỗ trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ tại địa phương và những đóng góp, chi viện phục vụ
các chiến dịch lớn trên mặt trận quân sự.
Do vậy, nghiên cứu về vai trò giao thông vận tải Nghệ An trong thời kì

lịch sư 1954 - 1975, thời kì gắn liền với bao sự kiện trọng đại của dân tộc
không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có ý nghĩa thực tiễn.
Thông qua đề tài tôi hi vọng góp phần bổ sung, cung cấp thêm tài liệu
phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu thêm về lịch sử địa phương
trong một hình thức mặt trận mới: Mặt trận giao thông vận tải.
Ngoài mặt giáo dục truyền thống lịch sử đề tài còn góp phần nâng cao
sức chiến đấu cho thế hệ mai sau, viết thêm vào trang sử hào hùng của ngành
giao thông vận tải Việt Nam nói chung, ngành giao thông vận tải Nghệ An
nói riêng, tô thắm thêm trang sử của tỉnh nhà trên mặt trận giao thông vận tải.
Xuất phát từ ý nghĩa trên tôi chọn vấn đề "Vai trò của giao thông vận
tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)"
làm đề tài luận văn thạc sĩ sử học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài chúng tôi nghiên cứu đã được đề cập từ những góc độ chuyên
môn khác nhau. Sau kết thúc cuộc chiến, có rất nhiều học giả trong và ngoài
nước viết về cuộc chiến tranh của Đế quốc Mỹ ở Việt Nam, có nhiều tác giả
là người trực tiếp tham gia chỉ huy, trực tiếp cầm súng đã gửi các bài viết, hồi
kí của mình góp phần tổng kết, đúc rút kinh nghiệm chiến tranh với nhiều
khía cạnh, lĩnh vực khác nhau.


12
Cuốn "Giao thông vận tải Việt Nam giai đoạn 1955 - 1965"của tác
giả Phan Văn Liên - Nhà xuất bản GTVT 1994 - Đã đi sâu vào phân tích
sự hình thành và phát triển mạng lưới giao thông vận tải hai miền Nam Bắc. Cuốn sách đề cập đến đặc điểm và tình hình giao thông vận tải Việt
Nam thời kỳ này.
Tập sách "Mặt trận giao thông trên địa bàn Quân khu IV trong chốn
Mỹ cứu nước" - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân - Hà Nội 2001 - đã đề cập
tới nhiều vấn đề xung quanh mặt trận giao thông ở Quân khu IV như vấn đề
tổ chức, chỉ đạo đảm bảo giao thông vận tải, về thế trận mặt trận phòng không

bảo vệ giao thông vận tải ở các tỉnh trên địa bàn thuộc quân khu. Qua cuốn
sách độc giả hình dung ra mặt trận giao thông vận tải trong cả nước.
Cuốn "Biên niên Lịch sử hậu cần quân khu IV" - Cục hậu cần 1994 có
đề cập đến nhiều vấn đề như: Tham gia thi công tuyến đường ống xăng dầu
của các đơn vị vũ trang cùng hàng ngàn dân công, thanh niên xung phong xây
dựng đường ống xăng dầu ở trên địa bàn quân khu trong kháng chiến chống
Mỹ. Cuốn sách cũng đã nêu những đóng góp của các đơn vị vũ trang quân
khu trong kháng chiến và chiến trường Lào.
Cuốn "Thanh niên xung phong Nghệ An - Những mốc son chói lọi" của
tập thể nhiều tác giả do Cựu thanh niên xung phong thực hiện xuất bản 2010
đã đề cập đến sự hi sinh và chiến công của thanh niên xung phong Nghệ An
trong kháng chiến chống Mỹ trên mặt trận giao thông vận tải.
Cuốn "Giao thông vận tải Nghệ An 60 năm xây dựng và phát triển" Nhà xuất bản Nghệ An 2005 đề cập đến thành tích của ngành giao thông vận
tải Nghệ An ở mức chung.
Cuốn "Nghệ Tĩnh 40 năm sự kiện và con số" - Nhà xuất bản Nghệ Tĩnh
1985 ghi lại những sự kiện của hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh trong kháng chiến
chống Mỹ ghi một số sự kiện liên quan đến giao thông vận tải.


13
Ngoài ra trong các công trình lịch sử Đảng bộ các địa phương thuộc tỉnh
Nghệ An như:- Lịch sử Đảng bộ huyện Nam Đàn, Lịch sử Đảng bộ huyện Nghĩa
Đàn, Lịch sử Đảng bộ thành phố Vinh... Nơi có những con đường giao thông
huyết mạch trong kháng chiến như đường số 7, cột mốc số 0, đường 15, quốc lộ
1, phà Bến Thuỷ... cũng đã đề cập ít nhiều đến đề tài chúng tôi nghiên cứu.
Cuốn lịch sử "Đảng bộ Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4"
Nhà xuất bản văn hoá thể thao Hà Nội, có ghi chép rõ sự ra đời của Cục công
trình I đến những thành tích cụ thể của Đảng bộ, công nhân cục công trình I
góp phần mở dường giao thông tham gia kháng chiến. Quá trình thi công các
con đường chiến lược theo chủ trương của Đảng và nhà nước.

Cuốn "Lịch sử giao thông vận tải đường bộ Việt Nam" đã ghi nhận ít
nhiều những đóng góp của giao thông vận tải Tỉnh nhà vào lịch sử giao thông
vận tải đường bộ.
Đặc biệt cuốn "Lịch sử giao thông vận tải Nghệ An 1945 - 1995" Nhà
xuất bản Giao thông vận tải Hà Nội 1996 ghi lại quá trình ra đời và phát triển
của ngành Giao thông Nghệ An trên cơ sở tập hợp các dữ liệu, hệ thống các
thời kì lịch sử, nêu lên chiến công, tinh thần dũng cảm, mưu trí sáng tạo của
nhiều lực lượng của ngành Giao thông vận tải, có niên biểu những sự kiện
trọng yếu của Giao thông vận tải Nghệ An và nhũng đóng góp lớn của nhân
dân trên lĩnh vực giao thông vận tải....
Tất cả những tài liệu nêu trên chưa có tài liệu nào chuyên khảo đề cập
tới vai trò của Giao thông vận tải Nghệ An trong sản xuất và chiến đấu thời
kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên đó là nguồn sử liệu vô cùng quan
trọng và quý báu giúp tôi tiếp tục nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Trên cơ
sở kế thừa các công trình đã công bố cả về Tư liệu lẫn phương pháp tiếp cận,
chúng tôi muốn làm rõ vai trò của mặt trận giao thông vận tải Nghệ An trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975).


14
3. Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước (1954 - 1975).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
- Phạm vi thời gian: từ năm 1954 đến năm 1975.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cơ
bản như sau:

• Khái quát về sự phát triển của ngành giao thông vận tải Nghệ An
• Phân tích các hoạt động của ngành giao thông vận tải Nghệ An.
• Đánh giá vai trò của ngành giao thông vận tải Nghệ An.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi dựa vào các
nguồn tư liệu sau:
- Tài liệu gốc gồm các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà
nước, của các cấp uỷ Đảng, chính quyền của Bộ Giao thông vận tải và tỉnh
Nghệ An về vấn đề giao thông vận tải Nghệ An trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước.
- Tài liệu tham khảo gồm các công trình nghiên cứu về giao thông vận
tải Nghệ An đã công bố.
- Tài liệu hồi cố: hồi ký, lời kể của các nhân chứng lịch sử đã hoạt
động trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Nghệ An thời chống Mỹ cứu nước.
- Tư liệu điền dã thông qua những lần thực tế tại các cung đường và
nút giao thông quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ mà vẫn còn dấu tích
để làm phong phú và sáng tỏ nội dung của đề tài.


15
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của
Đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng, về mặt trận giao
thôngvận tải trong chiến tranh.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Ngoài 2 phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành là lịch sử và lôgic, chúng tôi sử dụng các phương pháp liên
ngành khác như điều tra điền dã, phỏng vấn, thống kê kinh tế, thống kê xã hội
học để thực hiện đề tài này.
5. Đóng góp của luận văn

- Luận văn làm rõ về quá trình phát triển và hoạt động của ngành giao
thông vận tải Nghệ An.
- Đánh giá vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trên cả hai bình diện
phục vụ sản xuất và chiến đấu.
- Làm rõ vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong việc thực hiện
nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
- Hệ thống nguồn Tư liệu, góp phần nghiên cứu và giảng dạy lịch sử
địa phương, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1. Khái quá về vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Chương 2. Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An giai đoạn 1954 - 1964
Chương 3. Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An giai đoạn 1965 - 1975


16
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI NGHỆ AN
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954)
1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của giao thông vận
tải Nghệ An
1.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Nghệ An
Với vị trí địa lý nằm ở vùng trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, Nghệ An có
diện tích tự nhiên 16.490,68 km 2, đứng đầu các tỉnh thành phố trong cả nước,
chiếm 5,1 diện tích tự nhiên trong nước, trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và đường xuyên Á Đông Tây, cách thủ
đô Hà Nội 300km về phía Nam, phía Bắc giáp Thanh Hóa (chung địa giới
128km) phía Nam giáp Hà Tĩnh (chung địa giới 91km); phía Tây giáp nước

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 3 tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôly
khăm xay có chung 419,5 km đường biên giới, theo đường 8 cách biên giới
Việt - Lào khoảng 80km, biên giới Lào - Thái Lan gần 300km. Điểm cực Bắc
là đỉnh núi bản Liên xã Thông Thụ huyện Quế Phong, điểm cực Nam là sườn
nam dãy núi Thiên Nhẫn (Nam Kim - Nam Đàn). Điểm cực Tây là đỉnh Pù
Xơi xã Mường Ải - Kỳ Sơn, điểm cực đông là chân núi Xước - Đông Hồi
(Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu). Nghệ An hội nhập đủ các tuyến đường giao thông:
đưòng bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường sông và đường biển. Với vị trí địa lý
này Nghệ An là địa bàn quan trọng trong cả nước, có các tuyến giao thông
huyết mạch từ Bắc vào Nam có các cửa ngó sang nước bạn Lào và vùng đông
bắc Thái Lan (3 của khẩu) có biển và đường biển ra thế giới, một lợi thế thời
mở cửa. Với tuyến quốc lộ 1 dài 91km, đường Hồ Chí Minh chạy song song
với quốc lộ 1 dài 132km, quốc lộ phía Tây dài 149km chạy xuyên suốt tỉnh,
quốc lộ 7 nối với cửa khẩu Nậm Cắn dài 225km, quốc lộ 46 nối với của khẩu


17
Thanh Thuỷ dài 92km, quốc lộ 48 dài 122km nối với của khẩu Thông Thụ là
những tuyến nối liền phía Đông và phía Tây của tỉnh với các cửa khẩu Việt Lào, cùng với 421km đường cấp tỉnh và 3.670km đường cấp huyện đã tạo nên
mạng lưới giao thông thuận tiện, đóng vai trò quan trọng trong vận chuyển
hàng hoá đường nội tỉnh, giao lưu hàng hoá Bắc - Nam và vận tải quá cảnh.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94km, tuyến đường sắt Cầu Giát đi
Nghĩa Đàn dài 30km với 7 ga trong đó ga Vinh là ga trung tâm có khối
luợng hành khách và hàng hoá lưu thông lớn. Bên cạnh đường biên giới dài
419 km và 82km bờ biển tỉnh còn có sân bay Vinh, cảng Cửa Lò với quy mô
hiện tại 1, 3 triệu tấn, tàu ra vào một vạn tấn và có khả năng nâng cấp đạt
công suất 3, 5 triệu tấn và từ 6 - 8 triệu tấn vào 2020, tàu ra vào 3 - 4 vạn tấn
là tiềm năng lớn cho ngành vận tải biển và xúât nhập hàng hoá của Nghệ An,
của khu vực Bắc Trung bộ đồng thời là của ngõ thông ra biển của nước bạn
Lào và Đông Bắc Thái Lan. Nằm giữa hai cảng nước sâu là Nghi Sơn

(Thanh Hóa) và Vũng Áng (Hà Tĩnh) khi phối hợp tốt với cảng này thì cảng
Cửa Lò của Nghệ An sẽ phát huy năng lực vận chuyển vận chuyển hàng hoá.
Đầu mối giao thông lớn nhất của tỉnh là thành phố Vinh, nơi có cảng Bến
Thuỷ, sân bay Vinh, nhà ga Vinh thuận lợi cho việc giao lưu và vận chuyển
hàng hoá lớn đi qua.
Với vị trí địa lý và điều kiện nêu trên Nghệ An đóng vai trò là của ngõ
giao lưu kinh tế xã hội giữa Bắc Trung bộ, Bắc bộ và Nam bộ, kết cấu hạ tầng
được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới bằng mạng lưới giao thông đường
bộ, đường sắt đã tạo cho Nghệ An có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế xã hội với cả nước, khu vực và quốc tế.
Điạ hình Nghệ An dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bị chia cắt
mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thông sông suối chằng chịt, núi đồi chiếm
diện tích 83% sáu huyện ở miền núi cao, bốn huyện miền núi thấp, núi ở


18
Nghệ An là chủ yếu là núi trung bình và núi thấp, núi đồi xen lẫn các thung
lũng nhỏ hẹp đỉnh cao nhất là Puxailaileng 2.711m, rồi Pù Hoạt 2.452m, Pù
mát 1058m nhiều đỉnh cao khác cũng trên 1500m. Khu vực Tây Bắc có nhiều
dãy núi tuy không cao trên 2000m nhưng cũng có nhiều đỉnh cao như Pù
Huống 1.477m, trung du và đồng bằng ít núi cao nhưng Nghệ An có những
đặc điểm riêng không kéo dài liên tục mà thường nằm rải rác được nhân dân
gọi là "lèn". Lèn thường cao từ 200 - 300m [15, Tr 29]. Đồng bằng Nghệ An
không rộng so với đồng bằng ở một số tỉnh ở khu vực Bắc Bộ nhưng lại khác
đồng bằng ở Trung bộ và Nam Trung bộ ở đây có một số cánh đồng rộng lớn
do sự bồi đắp lâu đời của phù sa các vùng cao đổ xuống, thấp nhất là đồng
bằng Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, có nơi chỉ cao 0, 2m so với mực
nước biển. Đồng bằng Nghệ An có hai kiểu: đồng bằng bồi tụ tập trung ở phía
Đông và Đông Nam do phù sa sông cả bồi đắp có những cánh đồng rộng như
Văn Tràng (Đô Lương), Nam Cát, Kim Liên (Nam Đàn), Quỳnh Thạch,
Quỳnh Hậu, Quỳnh Hồng (Quỳnh Lưu)... miền núi có Nghĩa Trung, Nghĩa

Mỹ, (Nghĩa Đàn), Môn Sơn, Lục Gịa (Con Cuông). Địa hình đồng bằng ven
thấp và bằng phẳng bị các cửa sông chia cắt với sáu cửa sông cửa lạch. Dòng
sông Cả là một trong 5 con sông lớn nhất ở nước ta, sông Cả bắt nguồn từ
nước Lào chảy qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Anh Sơn, Thanh
Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, thành phố Vinh đổ ra biển Đông tại Cửa
Hội. Bắt nguồn từ tỉnh Hủa Phăn (Lào) chảy theo hướng tây bắc - đông nam
nhập vào đất Nghệ An tại xã Keng Đu (Kỳ Sơn), dòng chính đi sát biên giới
Việt - Lào chừng 40km sau đó đổi theo hướng Bắc - Nam nhập với nhánh
Nậm Mộ và lại chuyển dòng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Qua
nhiều lần uốn lượn đến chợ Tràng (Hưng nguyên) sông cả nhập với sông La
và đổi dòng một lần nữa theo hướng tây - đông rồi chảy ra Cửa Hội. Phần
miền núi lòng sông hẹp hình chữ V chảy len lỏi giữa các núi cao và dọc


19
đường nhận các nhánh sông suối, từ thượng nguồn đến hạ lưu có 117 ghềnh
thác, tại miền núi phía Tây đoạn từ Mường xén - Kỳ Sơn đến của Rào Tương
Dương có 3 thác khá nguy hiểm, từ Nậm Nơn đến Kim Đa có 5 thác trong đố
có thác kênh Tạng khó đi hơn cả (thác có 2 bậc, mỗi bậc cao chừng 2m), từ
cửa Rào về Đô Lương dòng sông thể hiện rõ tính chất trung lưu, đoạn này có
74 ghềnh thác trong đó có hai thác Tương đối cao ở Con Cuông [15, Tr 67,
68]. Mùa lũ tốc độ lớn cuốn trôi nhà cửa và đe doạ nghiêm trọng đê kè cầu
cống phương tiện và các công trình giao thông. Bên cạnh đó Thượng nguồn
có nhiều ghềnh thác có khả năng tạo ra nguồn năng lượng dồi dào cho phép
phát triển các công trình thuỷ điện mạnh công nghiệp thuỷ điện, khoảng 70
điểm có thể xây dựng các công trình thuỷ điện nhỏ và thuỷ điện gia đình nơi
thuỷ điện quốc gia chưa tới điều đó có ý nghĩa quan trọng khi hiện nay chúng
ta đang đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nông nghiệp nông thôn đăc
biệt là nông thôn miền núi Dòng sông Lam nhánh chính gồm Nậm Mộ, sông
Hiếu, sông Giăng, sông La và các con sông chảy trực tiếp ra biển đó là sông

Hoàng Mai, sông Thái, sông Bùng, sông Cấm. Các con sông này bắt nguồn từ
nội địa, sông ngắn, nhỏ, chảy quanh co, sông suối ở Nghệ An có giá trị lớn
đối với việc phát triển kinh tế xã hội, đó là cung cấp nguồn nước cho nông
nghiệp nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt hằng ngày của nhân dân là tuyến giao
thông đường thuỷ tiện lợi ở mức độ nhất định. Các tuyến sông trên địa bàn
tính phần lớn đều bắt nguồn từ miền núi cao độ dốc lớn, đi qua sác khu trung
tâm dân cư, các khu công nghiệp, các vùng kinh tế và các khu du lich của
tỉnh, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn nước chảy xiết gây nguy hiểm cho
các phương tiện hoạt động trên sông, mùa khô nhiều đoạn bị cạn thuyền bè đi
lại khó khăn, những tuyến sông ven biển chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, luồng
lạc thay đổi theo mùa. Các dòng sông ở Nghệ An trước hết là các dòng sông
địa lý, rồi đến dòng sông kinh tế xã hội và là những chứng nhân của lịch sử,


20
cạnh các dòng sông là những làng mạc sầm uất, các công trình kiến trúc nổi
tiếng, chợ búa, và các công trình giao thông.
Bên cạnh các nhánh sông chảy trong nội tỉnh, Nghệ An còn có các con
sông chảy trực tiếp ra biển, đó là sông Hoàng Mai, bắt nguồn từ Nghĩa Thọ Nghĩa Đàn chảy qua các xã bắc Quỳnh Lưu, qua cầu Hoàng Mai chảy trực
tiếp ra biển tại Cửa Cờn hay còn gọi là Cửa Cạp xã Quỳnh Phương, diện tích
lưu vực 370km vuông, có chiều dài khoảng 44km. Sông Thái bắt nguồn từ
dãy núi thuộc xã Quỳnh Châu - Quỳnh Tam chảy qua các xã phía Nam huyện
Quỳnh Lưu qua cầu Giát chảy ra biển tại Cửa Thơi, diện tích lưu vực 102 km
vụông, chiều dài 27 km. Sông Bùng bắt nguồn từ dãy núi thuộc xã Minh
Thành - Yên Thành chảy qua các xã bắc Yên Thành đến các xã đồng bằng
huyện Diễn Châu qua cầu Bùng chảy ra biển tại Cửa Vạn xã Diễn Vạn diện
tích 739km vuông, chiều dài khoảng 52km. Sông Cấm bắt nguồn từ Nghi
Công bắc - Nghi Kiều thuộc mái nam dãy Đại Huệ, chảy qua cầu Phương
Tích, cầu Cấm rồi chảy ra biển tại phường Nghi Thuỷ thị xã Cửa Lò diện tích
lưu vực 177km, chiều dài khoảng 32km [50, Tr 2]. Các vùng của sông ven

biển này chịu sự tương tác giữa môi trường nước ngọt và nước mặn, hoạt
động của thuỷ triều làm hình thành nên các hệ sinh thái vô cùng đa dạng,
phong phú ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và phát triển kinh tế của vùng,
trên dòng chảy của các con sông này có tác động thóat lũ nhanh ra biển, là nơi
đi về của của các phương tiện thuỷ nội địa từ xa xưa là nơi neo đậu đi về của
ngư dân ven biển, nơi neo đậu của tàu thuyền, là nơi phục vụ tàu và là đầu
mối giao thông quan trọng của giao thông đường thuỷ điểm tập hợp của
những phương tiện giao thông thuỷ bộ, trao đổi giao lưu văn hoá, hàng hoá
giữa các vùng miền, thúc đẩy buôn bán của nội tỉnh, góp phần làm thay đổi cơ
cấu hàng hoá trong khu vực và trong nước, là một trong những điểm giao
thông để giao lưu, đi lại giữa các vùng miền, tạo mối liên hệ vùng và quốc tế.


21
Nghệ An có bờ biển dài 82km và diện tích vùng biển 4.230 km vuông,
dọc bờ biển có 6 cửa lạch với độ sâu từ 1 - 3,5m thuận lợi cho tàu thuyền có
trọng tải 50 - 1.000 tấn ra vào, bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp
dẫn nước sạch, sóng không lớn độ sâu thoải, độ mặn thích hợp với vị trí thuận
lợi về giao thông đó là các bãi biển Cửa Lò, Nghi thiết, Cửa Hiền, Quỳnh
Bảng, Quỳnh Phương.Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch Nghệ An có nhiều
tiềm năng phát triển vận tải biển trong đó cảng Cửa Lò - cảng hàng hoá lớn
nhất của vùng, cách bờ biển Nghệ An 4 km có đảo Ngư với diện tích trên 100
hécta, nước mớm quanh đảo có độ sâu 8 - 12m có điều kiện xây dựng thành
cảng nước sâu trong tương lai, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá của
các nước trong khu vực. Biển Nghệ An có tiềm năng lớn để phát triển nuôi
trồng thuỷ sản, phát triển du lịch và vận tải biển [50, Tr 4].
Dải đồng bằng nhỏ hẹp chỉ có 17% chạy từ nam đến bắc giáp biển đông
và các dãy núi cao bao bọc. Địa hình của tỉnh với hệ thống sông ngòi dày đặc
và những dãy núi xen kẽ, độ dốc lớn nên gây trở ngại không nhỏ về giao
thông, thuỷ lợi nhất là ở miền núi.

Nghệ An nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt,
mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh ít mưa.Do ảnh hưởng của hệ
thống cao áp á của nhiệt đới, áp thấp khô nóng từ rìa phía Nam lục địa Ấn Độ
Myanma tràn sang, hệ thống gió tây nam khi thổi qua dãy Trường Sơn bị tác
động của hiệu ứng phơn khi đi qua địa hình Nghệ An thời tiết trở nên khô cằn
nóng bức. Nghệ An có hai chế độ gió mùa khác nhau mùa đông hoạt động từ
tháng 1 đến tháng 5 mùa hè hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. Do nằm ở
phía Bắc của vùng bắc trung bộ, nơi có sự giao thoa của 3 hệ thống gió mùa,
của tín phong bắc bán cầu, sự hoạt động của chế độ bão trên biển đông nứơc
ta nói chung hay Nghệ An nói riêng ở gần một trong 5 ổ bão của thế giới - ổ
bão tây bắc Thái Bình Dương miền trung là khu vực chịu nhiều ảnh hưởng


22
nhiều nhất của bão chiếm 65% số cơn bão ảnh hưởng đến Việt Nam [15, Tr
60, 61], trong đó Nghệ An chiếm 28,5%. Gío bão, mưa lớn, lũ lụt đã làm thiệt
hại tới nhà của, hoa màu, tàn phá các công trình giao thông.
Rừng Nghệ An phong phú và rậm rạp, trước đây không kể các huyện
miền núi các vùng đồng bằng cũng có rừng, rừng Nghệ An đa dạng, với diện
tích 720,13 ha bao gồm rừng tự nhiên cà rừng trồng đứng thứ 2 toàn quốc, tại
Nghệ An có 3 khu bảo tồn thiên nhiên đó là: Pù Mát ở phía tây nam, Pù
Huống ở trung tâm lưu vực sông Hiếu và thượng nguồn sông Cả, Pù Hoạt ở
phía tây bắc huyện Quế Phong.
Trên địa hình Nghệ An có 6 tộc người cùng chung sống đó là kinh,
Thái, Khơ Mú, Mông, ƠĐu trong đó người kinh chiếm số đông tại các thành
phố, thị xã dọc các quốc lộ 48, quốc lộ 7, đường HCM đều có tụ điểm dân cư
người kinh sinh sống.Từ thuở bình minh lịch sử họ đã đem cánh tay gân guốc
và trí tuệ của mình đào đá, chặt cây diệt thú dữ, làm ruộng, làm rẫy chống
ngoại xâm, chống bọn bóc lột và các thế lực hắc ám để bảo vệ quê hương,
xóm làng. Từ thế kỷ X trở về sau Nghệ An đón thêm luồng dân di cư từ nơi

khác đến, đó là những người đói nghèo từ các nơi di cư vào khai khẩn, làm
ăn. Bởi nơi đây là vùng viễn trấn xa kinh đô chưa được khai phá mấy nên một
số tiểu vùng còn gọi là Kimi (quản lý lỏng lẻo) nên mỗi khi ngoài bắc, ngoài
thanh có lụt lội hạn hán bà con vào đây để khai khẩn, lập làng hoặc dắm vào
làng đã có người cư trú. Số người này di cư không có sự tổ chức của nhà nước
đến Nghệ An đông nhất vào thế kỷ XI - XV. những quan chức được bổ nhiệm
trị nhậm tại Nghệ An rồi lấy vợ, sinh con, lập nghiệp tại đây không về quê
hương nữa, trong số này có một số người vào đây xây dựng căn cứ chống lại
tập đoàn phong kiến [16, Tr24] trung ương vốn là dòng tộc Tiền Lê, Trần,
Hậu Lê. Những người có "tội" với nhà nước phong kiến, những người thất bại
trong các cuộc khởi nghĩa, những người thất thế qua các làn sóng phế hưng


23
cua các vương triều hoặc qua các cuộc phân tranh của các tập đoàn phong
kiến, họ vào đây thay tên, đổi họ để tránh sự đàn áp, những lính thú lưu đồn
hoặc đến đánh trận lấy vợ sinh con không về quê hương vản quán nữa. Kiều
dân của Ai lao, Chăm Pa, Tống, Nguyên, Minh có người là tù binh, dân buôn
bán đến đây rồi ở lại... cho dù là ngườiTrung Quốc, Chăm Pa, Bồn Man, Ai
Lao hay cả người Bồ Lô cự trú ở một số cửa biển từ đời này qua đời khác,
theo tháng năm họ trở thành cư dân Việt Nam, ngưòi Nghệ An, trong một
trường kỳ lịch sử họ đã đóng góp công sức của mình vào việc khai phá, xây
dựng, chiến đấu và bảo vệ mảnh đất này.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tập trung ở miền núi sống thành làng
bản. Năm 2005 miền núi chiếm 83% diện tích tự nhiên. Đây là địa bàn quan
trọng có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh
đói với cả tỉnh và khu vực.
Nhìn chung các tộc người sinh sống trên đất Nghệ An tuy có khác nhau
về ngôn ngữ, phong tục tập quán, quá trình chuyển cư nhưng trước những
biến động của lịch sử, nhu cầu sinh tồn cư dân trên mảnh đất này đã cùng

chung lưng đấu cật để chế ngự thiên nhiên và các lực lượng khác để bảo vệ
bản làng, quê hương, đất nước.
Theo cố học giả Đặng Thai Mai, khi nói về tính cách người Nghệ An,
đã nhận xét: người Nghệ An can đảm đến sơ suất, cần cù đến liều lĩnh, kiên
quyết đến khô khan và tằn tiện đến mức cá gỗ [43, Tr 37]. Giáo sư Vũ Ngọc
Khánh một con người của chính đất Nghệ đã đưa ra những nhận định người
Nghệ An có chất lý tưởng trong tâm hồn, sự trung kiên trong bản chất, sự
khắc khổ trong sinh hoat, sự cứng cỏi trong giao lưu. Phong thổ và khí hậu
nơi đây đã tạo ra nét rất riêng của con người xứ Nghệ, mùa đông ẩm ướt, mùa
hè khô nóng, hằng năm hứng chịu nhiều cơn bão, sinh ra trong môi trường
thiên nhiên không mấy ưu đãi con ngưòi nơi đây luôn phải gồng mình luôn


24
phải đối mặt và gồng mình trong cuộc sống ngưòi Nghệ An luôn có ý chí
vươn lên khắc phục hoàn cảnh với quyết tâm cao, họ yêu chuộng sự giản di,
thật thà, chắc chắc chắn, nắng hạn, mưa dông, bão lũ không khuất phục được
họ mà chỉ khiến cho tinh thần của cộng đồng người nơi đây thêm kiên cường,
nghị lực, sức vóc thêm dẻo dai, cốt cách thêm cứng cáp. Người Nghệ An khí
khái thẳng thắn, nhưng giàu tình cảmchân thành trong quan hệ ứng xử, sẵn
sàng quên mình vì nghĩa lớn. Người Nghệ An coi trọng nghĩa khí, gan góc,
cứng cỏi, Tư duy cứng nhắc, rạch ròi.Trong hoàn cảnh thiên nhiên tai quái,
vua quan ức hiếp, nhà giàu bóc lột, cái đói nghèo đe doạ thường xuyên cộng
đồng dân cư làng xã ngưòi Nghệ luôn giúp đỡ tương trợ lẫn nhau để bảo vệ
tài sản, mùa màng và sự bình yên trong thôn làng [16,Tr39], khi có giặc ngoại
xâm làng còn xây dựng cả một cộng đồng chiến đấu. Trong hành động, nhất
là trong phong trào đấu tranh người Nghệ An thường quyết liệt hăng hái xông
pha đấu tranh vì chính nghĩa. Sử sách luôn ca ngợi xứ Nghệ luôn đi đầu trong
các phong trào đấu tranh yêu nước, đấu tranh cách mạng. Với vị thế là "đất
phên dậu", là "đất đứng chân" vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến, nhân dân

Nghệ An luôn đi đầu và kiên cường trong đấu tranh chống cường quyền, áp
bức, bất công, chống giăc ngoại xâm.
Xứ Nghệ là đất văn vật, mặc dù không phải là xứ nổi tiếng không vì
nhiều người đỗ đạt, nhưng được coi coi trọng bởi hiếu học, cần học, khổ học
trí tuệ trong sáng có nghĩa khí, trọng đạo lý làm người, gần gũi quần chúng
yêu nước, chống quan trường hủ bại, mang nhiều chính nghĩa. Nghệ An là
vùng đất đa tôn giáo - đặc điểm này được thể hiện hai khía cạnh, thứ nhất có
nhiều tôn giáo được nhiều người Nghệ An chấp nhận trên vùng đất này, thứ
hai trong một con người chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo. Hầu hết các tôn
giáo ở Nghệ An đều mang dầu ấn văn hoá địa phương do lòng độ lượng, nhân
ái, khoan dung và do yêu cầu đoàn kết bảo vệ dân tộc các tôn giáo hoà nhập,


25
đan xen với nhau chung sống bên n hau một cách hoà hợp để xây dựng quê
hương, gắn bó đoàn kết trong một cộng đồng chung.
Được coi là hình ảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ với đủ các vùng
miền, mảnh đất chịu nhiếu tác động thiên tai, khí hậu khắc nghiệt do vậy cộng
đồng dân cư nơi đây đã chung lưng đấu cật hình thành nên truyền thống lao
đông cần cù, sáng tạo, cải tạo tự nhiên, tổ chức xã hội để xây dựng cuộc sống
ngày càng tốt đẹp hơn.
1.1.2. Sự hình thành mạng lưới giao thông ở Nghệ An
Ngay từ thời Văn Lang Âu Lạc sử cũ có chép năm 179 Tr CN, Thục
Phán đã cùng con gái Mị Châu bỏ thành Cổ Loa chạy về phương Nam đến đất
Mộ Dạ (Diễn Châu) như vậy từ xa xưa đường sá đã hình thành và phát triển.
Trong thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc hệ thống giao thông thuỷ bộ cũng
được mở mang, con đường bộ xuyên suốt từ cực Nam Nghệ An đến quận
Giao Chỉ được chính quyền đô hộ đốc thúc xây dựng, sửa sang nhằm mục
đích hành quân trấn áp và vận chuyển nộp thuế, cống sản vật ngoài đường bộ
vựơt Hoành Sơn vào Chămpa lại có đường bộ vượt đèo Vụ Ôn (Hưong sơn)

sang đất Chân Lạp. Con đường sông Đáy - và đường bộ cũng như đường núi
dọc lưu vực sông Đáy nối miền thượng châu thổ (Mê Linh) với miền trung
châu thổ (Chu Diên) và miền hạ châu thổ (Vô Công) vào thời điểm Mã Viện
đưa quân sang đàn áp cánh quân của Chu Bá và Đô Dương trong cuộc khởi
nghĩa Hai bà Trưng ở miền Cửu Chân thì đường thuỷ giữa Giao Chỉ và Cửu
Chân dễ dàng đi lại hơn trước nhiều. Hệ thống đường thuỷ sông Lam, sông La
sớm được sử dụng đảm bảo mối giao lưu kinh tế giữa các địa phương. Có cả
những con đường do nguời Chân Lạp vượt dãy Trường Sơn sang đây buôn
bán và mua sắm các loại khí giới [32, Tr 9].
Phải chăng trên con đường muôn dặm ấy mà Mai Thúc Loan đã liên kết
các hào trưởng trong vùng và căn cứ Sa Nam còn liên kết được với các nước


×