Tải bản đầy đủ (.doc) (173 trang)

Tính sử thi trong tiểu thuyết Đất Miền Đông của Nam Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (705.32 KB, 173 trang )

1

B GIO DC V O TO
Trờng đại học vinh

SM HI YN

TNH S THI TRONG TIU THUYT
T MIN ễNG CA NAM H
CHUYÊN NGàNH: Lý LUậN VĂN HọC
Mã Số: 60.22.32

LUN VN THC S NG VN
Ngời HNG DN KHOA HC:

PGS.TS.

Nguyễn Văn

Hạnh

NGHệ AN- 2013


2

LỜI CẢM ƠN

Tìm hiểu và nghiên cứu các sáng tác của Nam Hà còn khá thưa thớt
trong nghiên cứu tác phẩm văn chương ở Việt Nam. Trong những thể nghiệm
ban đầu, luận văn của chúng tôi không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Chúng tôi


hi vọng sẽ nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn bè nếu có dịp
được trở lại đề tài ở phạm vi sâu rộng hơn.
Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy cô, bè bạn đã
luôn động viên, giúp đỡ. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và
sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Hạnh - người đã tận tâm hướng dẫn tôi thực
hiện đề tài này.
Vinh, ngày 3 tháng 10 năm 2013
Học viên: Sầm Hải Yến


3

MỤC LỤC
Trang


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nam Hà là nhà văn đã đồng hành cùng cuộc chiến đấu của dân tộc
ngay từ những ngày đầu đánh Mỹ, đã sinh tử cùng mảnh đất miền Đông Nam
Bộ. Ở đó, ông đã sống và viết trong tư cách một nhà văn chiến sĩ. Đề tài
xuyên suốt trong sáng tác của ông là người lính và chiến tranh cách mạng.
Với bộ ba tiểu thuyết Trong vùng tam giác sắt, Đất miền Đông, Ngày rất dài
gần 5000 trang, ông đã xác lập một kỷ lục về tiểu thuyết sử thi, mà cho đến
nay chưa có nhà văn Việt Nam nào vượt qua. Trong đó Đất miền Đông được
xem là tác phẩm xuất sắc nhất, tiêu biểu cho phong cách tiểu thuyết Nam Hà.
Năm 2005 cùng với Trong vùng tam giác sắt, Đất miền Đông đã mang lại cho
ông giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

1.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời hậu chiến, đặc biệt là từ sau đổi mới
(1986) đã có những tìm tòi thể nghiệm, và đã có những thành công. Bên cạnh
cảm hứng thế sự, đòi tư, nhiều nhà văn vẫn tiếp nối dòng cảm hứng sử thi của
văn học thời chiến tranh, mà Nam Hà là một hiện tượng tiêu biểu. Tuy nhiên,
so với giai đoạn trước đó, tiểu thuyết sử thi thời kỳ này cũng đã có nhiều đổi
mới trên nhiều phương diện. Tính sử thi của tiểu thuyết, vì vậy cũng đã có
nhiều thay đổi, cả trong quan niệm và thực tiễn sáng tạo. Đất miền Đông của
Nam Hà là một hiện tượng như vậy.
3. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Tính sử thi trong tiểu
thuyết Đất miền Đông của Nam Hà làm luận văn Thạc sĩ với hi vọng đưa ra
một cái nhìn hệ thống, toàn diện về tính chất sử thi của tác phẩm. Từ đó, thấy
được những đóng góp của Nam Hà cho Văn học Việt Nam, mà trước hết là
thể loại tiểu thuyết sử thi.
2. Lịch sử vấn đề
Trong văn học Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, chiến tranh là một đề tài
thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà văn và giới nghiên cứu, phê bình văn


2

học. Từ sau 1975, đặc biệt là từ ngày đất nước đổi mới, các nhà văn đã có một
cái nhìn mới về chiến tranh. Và theo đó, tiểu thuyết viết về chiến tranh cũng
đã có nhiều thay đổi. Sự đổi mới quan niệm về đề tài chiến tranh của nhà văn
Việt Nam sau 1975 vừa được phát biểu trực tiếp vừa được thể hiện qua thực
tiễn sáng tác. Đã có những công trình, những bài nghiên cứu mang tính tổng
kết, gợi mở nhiều vấn đề về đề tài chiến tranh trong văn xuôi thời hậu chiến,
tiêu biểu là các bài Thử nhìn lại văn xuôi mười năm qua của Lại Nguyên Ân;
Về một vài hướng tiếp cận với đề tài chiến tranh của Trần Cương. Trong bài
viết của mình, Lại Nguyên Ân đã trình bày những chuyển biến của tiểu thuyết
chiến tranh trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến năm 1985. Ông cho rằng

“cảm hứng cùng thời” là nét nhất quán bắt gặp trong các tác phẩm viết về đề
tài này. Theo Lại Nguyên Ân“Cảm hứng ngợi ca và cổ vũ chiến công là nét
nhất quán ở tất cả các sáng tác”, bên cạnh đó nhiều nhà văn đã có “ý thức về
khoảng cách” và chính ý thức này đã dẫn đến “những cách xử lí khác nhau”
trong hình thành các hình tượng nghệ thuật, mặt khác đã có “một số tác phẩm
xây dựng theo hướng tiểu thuyết hóa các sự kiện thực, tuy vậy tính chất tư
liệu vẫn đậm nét” hoặc có những tác giả đã nỗ lực để “dựng lại những trang
sử hiện đại bằng ngôn ngữ tiểu thuyết”. Trần Cương đã chia đề tài chiến tranh
theo ha hương tiếp cận: trực tiếp và gián tiếp. Theo ông, hướng tiếp cận trực
tiếp được thể hiện trong những sáng tác, như: “Ký sự miền đất lửa, Biển gọi,
Năm 1975 họ đã sống như thế, Nắng đồng bằng, Miền cháy, Rừng lá đỏ, Đất
miền Đông…”. Hướng “thể hiện đề tài không trực tiếp” (nghĩa là có đan cài
bổ sung giữa đề tài chiến tranh và các đề tài khác)”. Hướng tiếp cận không
trực tiếp này nhiều nhà văn “ đều có chung ý nghĩ là tìm về với cái muôn đời tức là các giá trị nhân bản đích thực, cụ thể - có cội rễ sâu xa từ trong đời
sống nhân dân và lịch sử dân tộc”. Theo đó, Đất miền Đông của Nam Hà
thuộc dạng thứ nhất – tiếp cận trực tiếp đề tài chiên tranh. Nhìn nhận về tiểu
thuyết sử thi thời kỳ hậu chiến, Trần Việt Dũng cho rằng,“các tác phẩm viết


3

về chiến trường thực ra chỉ phô bày sự hiểu biết về chiến trường, kể chuyện
chiến trường hơn là thể hiện một thái độ rất tôi của tác giả. Không có cá tính,
đúng hơn là chối bỏ cá tính, chối bỏ quan niệm riêng của mình trước hiện
thực là một trong những nguyên nhân tạo nên tình trạng yếu kém của các tác
phẩm văn học của ta” [19, 321]. Cũng cách nhìn ấy, Nguyễn Thiệu Vũ trong
bài Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang sau
1975 - những thành tựu nghệ thuật còn bị bỏ lỡ đã đưa ra nhận xét: “Sau
1975, các nhà tiểu thuyết đã nỗ lực mở rộng phạm vi hiện thực phản ánh
nhưng chưa có đủ sự táo bạo cần thiết cho việc phát huy trí tưởng tượng và

giải phóng những mãnh lực của hư cấu nghệ thuật”. Theo ông, các tác giả đã
“Tạo dựng những tính cách những số phận độc đáo, đặc biệt nhưng còn tự
giam mình trong những quan niệm nghệ thuật về con người chưa thoát khỏi
tính chất giản đơn, nhất phiến” và “đã ưu tiên cho việc phân tích tâm lí nhưng
chưa thực sự dám đối diện với những bí hiểm của tâm hồn con người”. Với
cai snhinf có phần lạc quan hơn về tiểu thuyết chiến tranh thời hậu chiến, Tôn
Phương Lan cho rằng,“với điểm nhìn mới, những sáng tác viết về chiến tranh
trong những năm gần đây cho chúng ta thấy được sự đổi mới của nó: cái ác
liệt của chiến trạnh đã được nhìn sâu vào bản chất. Chúng ta dễ nhận ra việc
đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới cách nhìn là cơ sở quan trọng để có có
được sự đa dạng về phong cách và giọng điệu với nhiều phương thức biểu
hiện mới mà trước đó chưa có, như sử dụng hiện thực tâm linh, yếu tố kì ảo,
dòng ý thức…Nhưng trong văn xuôi viết về chiến tranh, kĩ thuật đó chưa
được áp dụng nhiều”.
Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 là thời kì phát triển rực rỡ,
đỉnh cao của tiểu thuyết sử thi. Cảm hứng sáng tác này đã tạo nên những nhân
vật đậm chất lí tưởng, tỏa chiếu ánh sáng lí tưởng soi rọi, hướng bạn đọc đi về
cái cao cả, cái anh hùng. Văn học là tấm gương phản ánh lịch sử, và có lẽ tiểu
thuyết sử thi là thể loại nhạy cảm hơn cả với bước đi của lịch sử, với những


4

sự kiện lịch sử. Qua việc khảo sát tiểu thuyết thời hậu chiến về đề tài chiến
tranh, Nguyễn Thanh Tú và Hoàng Thị Thu Giang trong bài viết Tiểu thuyết
sử thi những đặc trưng thể loại đã khẳng định sức sống của tiểu thuyết sử thi
và cho rằng đó là một đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam, không nên “dị
ứng” với nó. Các tác giả viết: “Tính chất sử thi luôn là một đặc tính, thuộc
tính của văn học Việt Nam từ trước tới nay và mãi về sau. Chỉ nên phát triển
nó chứ không thể phủ nhận nó. Những ai “ dị ứng” với văn học sử thi cần có

một suy nghĩ khác”. Mặt khác, với cái nhìn cởi mở, khách quan đánh giá về
các hình tượng văn học trong tiểu thuyết sử thi Nguyễn Thanh Tú và Hoàng
Thị Thu Giang viết: “Trong tiểu thuyết sử thi hôm nay, cấu trúc hình tượng
nhân vật được nhận thức lại, trả về đúng với vị thế như nó vốn có, phức tạp,
đa dạng, đa diện hơn. Tập thể cách mạng, tập thể anh hùng cũng không thiếu
những kẻ đảo ngũ, cơ hội, cũng có những sai lầm nghiêm trọng do suy nghĩ
ấu trí, giản đơn, nhân vật người anh hùng có khi lại có những lí lịch không
trong sạch, có tính cách không mấy tốt đẹp”. Trong bài viết Một hình dung về
quá trình phát triển của tiểu thuyết sử thi Việt Nam từ 1945 đến nay Nguyễn
Thanh Tú cũng nhận xét: “Có thể hình dung quá trình phát triển của tiểu
thuyết sử thi Việt Nam từ 1945 đến nay như một dao động hình sin, điểm bắt
đầu là Xung kích, Con trâu, Vùng mỏ…, lên cao với Đất nước đứng lên và cực
đại là Dấu chân người lính…rồi đi xuống đến cực tiểu là Nỗi buồn chiến
tranh…và đi lên với Đất trắng, Chim én bay, Ăn mày dĩ vãng, Ngày rất dài,
Những bức tường lửa, Thượng Đức, Xiêng Khoảng mù sương, Xuân Lộc…sự
hình dung này chỉ căn cứ vào tính chất thể loại xem xét chất sử thi đậm nhạt
khác nhau chứ không căn cứ vào giá trị tác phẩm”.
Từ đầu thập kỉ 90 trở đi, bên cạnh những thành tựu của sáng tác, lí
luận, nghiên cứu và phê bình văn học đã có sự đổi mới trong phương pháp
tiếp cận, chú ý nhiều hơn tới giá trị nhân văn, ý nghĩa nhân bản và chức năng
thẩm mỹ của những sáng tác văn chương. Các vấn đề trong những tác phẩm


5

thuộc đề tài chiến tranh đã được quy chiếu và khúc xạ dưới góc nhìn hiện đại
ở những tác phẩm cụ thể. Hàng loạt bài viết về tiểu thuyết sử thi lần lượt được
giơi thiệu. Trong đó đang schus ya là các bài viết, như: Đề tài chiến tranh
trong tiểu thuyết của Chu Lai của Phạm Thúy Hằng; Nhân vật người lính
trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy của Đinh Thanh Hương; Thái Bá Lợi với

tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1975 của Phạm Phú Phong; Nguyễn
Minh Châu, người viết văn và thời đại của Vương Trí Nhàn… Chiến tranh đã
kết thúc và trong sự nhìn nhận, đánh giá, chiêm nghiệm về “những ngày tháng
đau thương nhưng huy hoàng” đó, tiểu thuyết về chiến tranh đã chạm đến
những vấn đề thuộc về đời tư, bản nhiên của con người. Xuất phát từ tinh thần
đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm về hiện thực chiến tranh cũng như
quan niệm nghệ thuật về con người, những yếu tố của đời sống cá nhân ngày
càng được đào sâu hơn và trở thành một đề tài nóng bỏng thu hút sự quan tâm
của các nhà văn. Chiến tranh tàn phá về vật chất, gây nên những mất mát đau
thương trên thân thể, trong tâm hồn, nhưng trước hết và trên hết, nó đã làm ức
chế, tước đoạt những nhu cầu tự nhiên nhất của bản năng con người.
Đề tài văn học viết về chiến tranh thu hút sự quan tâm và là những vấn
đề nghiên cứu trong một số luận án, luận văn. Các phương diện của tiểu thuyết
về chiến tranh được thể hiện, như: Quan niệm nghệ thuật về con người trong
tiểu thuyết chiến tranh sau 1975 (2003) của Nguyễn Thị Ngọc Diệp; Cảm
hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu về chiến tranh sau 1975 (2004)
của Bùi Thị Hường; Chủ đề chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm
1975 qua sáng tác của Nguyễn Trọng Oánh và Bảo Ninh” ( 2008) của
Nguyễn Quốc Bảo; Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh Việt Nam 2004 – 2008
(2009) của Nguyễn Thị Duyên; Tiểu thuyết về chiến tranh trong văn học Việt
Nam sau 1975 – Những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật (2013) của
Nguyễn Thị Thanh...


6

Với một cái nhìn sơ lược trên đây, đã phần nào cho thấy, thấy tiểu
thuyết viết về chiến tranh thời hậu chiến thực sự là một tâm điểm thu hút sự
chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học trong mấy thập niên qua. Ý kiến
đánh giá rất phong phú, đa dạng, bàn đến nhiều phương diện đổi mới của văn

học, đặc biệt là cảm hứng sử thi trong những tiểu thuyết hiện đại. Mặc dù có
nhiều ý kiến trái chiều, nhưng nhìn chung các ý kiến đều đánh giá cao tiểu
thuyết sử thi, nhất là viết về đề tài chiến tranh. Chính không khí đổi mới của
xã hội ta hôm nay phả vào chủ thể nhà văn, kích thích họ sáng tạo ra những
tác phẩm sử thi mới vừa mang âm hưởng hào hùng của ngày của ngày hôm
qua, vừa có không khí sống động của ngày hôm nay... Đất miền Đông của
Nam Hà là một tác phẩm như vậy.
Nam Hà đã xuất hiện trong đời sống Văn học Việt Nam bằng những bài
thơ, ký sự, bút kí, truyện ngắn. Tiểu thuyết của ông ra đời chủ yếu sau chiến
tranh (1975-1995). Ngay những tác phẩm đầu tiên ông đã gây được sự chú ý
cho người đọc và giới nghiên cứu văn học. Nhậnn xét về Nam Hà, trên Báo
Công an Nhân dân Nguyễn Văn Quân đã từng viết: “Nếu nói “Văn là người”
thì điều này có vẻ không đúng với nhà văn Nam Hà. Là tác giả những cuốn
sách hừng hực khí thế của những trận đánh như Đất miền Đông, Trong Vùng
Tam giác sắt, Ngày rất dài, Dưới những cánh rừng Ô rô… Song ngoài đời, vị
nhà văn mặc áo lính này lại nhỏ nhẹ và lặng lẽ như nhà tu hành đã giác ngộ
đạo”. Đúng vậy, Nam Hà là một trong những nhà văn đã đồng hành cùng
cuộc chiến đấu của dân tộc ngay từ những ngày đầu đánh Mỹ, đã sinh tử cùng
mảnh đất miền Đông Nam Bộ để viết nên những bộ tiểu thuyết sử thiđồ sộ.
Nhận xét về tiểu thuyết Đất miền Đông, nhiều người đồng ý khi cho rằng,
“đây là một tiểu thuyết hoành tráng về không gian, thời gian, diễn biến chiến
tranh được đề cập thông qua hàng trăm nhân vật được xây dựng. Những vấn
đề lớn của chiến tranh không chỉ của ta, mà của đối phương đã được tái hiện
một cách trung thực, khách quan, sống động, các nhân vật cao cấp nhất của


7

Mỹ-ngụy ở Sài Gòn đã trở thành những nhân vật văn học” [72]. Trong một
lần trả lời phỏng vấn, Nam Hà cho rằng, đi qua chiến tranh, ông là người có

lãi. Cái lãi mà ông nói tới ở đây chinh slà sự ra đời của những tác phẩm viết
về chiến tranh đầy ắp chi tiêt sự kiện, mà tiểu thuyết Đất miền Đông là một
trong số đó. Nam Hà thuộc lớp “nhà văn ra chiến trường và nỗi ám ảnh về
chiến tranh đã khiến ông không thoát ra khỏi được những trang văn về đề tài
chiến tranh cách mạng” [71]. Nói về con đường lao động nghệ thuật của Nam
Hà, Nguyễn Thế Hùng cho rằng, "Nam Hà thực sự là một tấm gương về sự
miệt mài lao động. Ba bộ tiểu thuyết sử thi Trong vùng tam giác sắt, Đất
miền Đông và Ngày rất dài với gần 5000 trang in, nhà văn Nam Hà đã lập nên
một kỷ lục mà khó nhà văn nào trong nước vượt nỗi". Và theo ông, "Nam Hà
và Nguyễn Trọng Oánh có lẽ là hai nhà văn đầu tiên của Việt Nam viết tiểu
thuyết sử thi một cách khá khách quan về hai phía" (Cong An.com,
20/12/2012).
Trong bài viết Bàn về xung đột của tiểu thuyết, Phạm Xuân Nguyên
cho rằng, để tạo được xung đột trong tiểu thuyết, nhà văn cần sáng tạo những
hoàn cảnh điển hình bằng cách tập trung xoáy sâu vào những thời điểm lịch
sử gay cấn, lựa chọn một địa bàn không gian hẹp, nhưng là nơi chứa chất
những xung đột gay gắt, căng thẳng nhất. Và theo ông, những hoàn cảnh điển
hình như "trước đây thấy có trong Ở xã Trung Nghĩa (Nguyễn Thi), Đất
Quảng (Nguyễn Trung Thành) và gần đây là trong Đất Trắng (Nguyễn Trọng
Oánh) và Đất miền Đông (Nam Hà)" (Sông Hương, 20/8/1986). Tuy nhiên,
theo ông, các tiểu thuyết nói trên, xung đột chỉ mới được biểu hiện dừng lại ở
sự đối lập, đối chọi, đấu tranh giữa hoàn cảnh và tính cách, giữa các hành
động bên ngoài có nhau. Đó mới chỉ là xung đột của lịch sử tác động đến con
người, chứ chưa phải là xung động bên trong tính cách, bên trong số phận con
người phản ánh xung đột của lịch sử. Dư luận bạn đọc, bạn bè đồng nghiệp
đánh giá cao Nam Hà ở sức viết, ở vốn tư liệu chiên tranh thể hiện trong


8


những tiểu thuyết sử thi. Song đánh giá mức độ thành công của tác phẩm, vần
còn những ý kiến kkhác nhau. Từ góc nhìn thi pháp văn xuôi, Lại Nguyên Ân
cho rằng, Đất miền Đông của Nam Hà thuộc số "tiểu thuyết tư liệu". Nghĩa là
ở đó, những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn chưa được thể hiện rõ nét. Ông
viết: "Cũng trong cố gắng ghi lại ấy, một số tác phẩm đã được xây dựng theo
hướng tiểu thuyết hóa các sự kiện thực, tuy vậy tính chất tư liệu vẫn là nét
đậm. Đất trắng (2 tập) của Nguyễn Trọng Oánh, Đất miền Đông và Trong
vùng tam giác sắt của Nam Hà, Sài Gòn 67 của Nguyễn Văn Bổng v.v... là
thuộc trong số những tiểu thuyết tư liệu ấy" (Tạp chí Văn học số 1&2/1986).
Như vậy có thể thấy. cho đến nay việc đánh giá về tiểu thuyết của Nam
Hà nói chung, Đất miền Đông nói riêng chưa có nhiều ý kiến. Nếu có, cũng
chỉ là điểm qua theo lối viện dẫn. Ngay cả những công trình nghiên cứu,
những bài viết dài hơi về tiểu thuyết sử thi trong văn học Việt Nam cũng chưa
đề cập đến những tiểu thuyết sử thi của Nam Hà một cách hệ thống. Nói cách
khác, Đất miền Đông nói riêng, tiểu thuyết sử thi Nam Hà nói chung chưa trở
thành đối tượng nghiên cứu độc lập. Từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài
này với mong muốn góp một tiếng nói vào quá trình khám phá những giá trị
đặc sắc của tiểu thuyết sử thi Nam Hà, trước hết là Đất miền Đông.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo
sát, phân tích một cách hệ thống những biểu hiện của tính sử thi trong tiểu
thuyết Đất miền Đông
3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ ra được vị trí của tiểu thuyết Đất miền Đông trong bối
cảnh tiểu thuyết viết về chiến tranh thời hậu chiến
Thứ hai, chỉ ra được những biểu hiện nổi bật nhất của tính sử thi trong
tiểu thuyết Đất miền Đông


9


Thứ ba, rút ra những vấn đề có ý nghĩa lí luận về tiểu thuyết sử thi.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thế giới nghệ thuật của tiểu
thuyết Đất miền Đông. Trong đó tập trung vào một số phương diện nổi bật
như: quy mô, kết cấu, giọng điệu.
4.2. Phạm vi tư liệu khảo sát chủ yếu của đề tài là bộ ba tiểu thuyết Đất
miền Đông (3 tập), Nxb Công An nhân dân, Hà Nội, 2005. Ngoài ra, để có cái
nhìn so sánh, chúng tôi khảo sát thêm một số tiểu thuyết sử thi của Nam Hà
và của các nhà văn khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng một số
phương pháp như:
- Phương pháp cấu trúc - hệ thống.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
Phương pháp so sánh - đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Đất miền Đông trong bối cảnh tiểu thuyết viết về chiến
tranh thời hậu chiến
Chương 2. Kết cấu sử thi trong tiểu thuyết Đất miền Đông
Chương 3. Giọng điệu sử thi của tiểu thuyết Đất miền Đông
Và cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo.


10

Chương 1
ĐẤT MIỀN ĐÔNG TRONG BỐI CẢNH TIỂU THUYẾT
VIẾT VỀ CHIẾN TRANH THỜI HẬU CHIẾN

1.1. Những xu hướng viết về chiến tranh thời hậu chiến
1.1.1. Nhìn chiến tranh từ góc nhìn thế sự, đời tư
Hiện thực với tư cách là đối tượng được phản ánh, khám phá từ sau
thời kì hậu chiến có nhiều biến chuyển mạnh mẽ “Hiện thực không chỉ là hiện
thực cách mạng với các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà còn là hiện
thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, đa sự,
phức tạp chằng chịt, đan dệt những mạch nổi và mạch chìm của đời sống.
Hiện thực đó còn là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề
riêng tư, số phận, nhân cách, với khát vọng nhiều mặt, cả hạnh phúc và bi
kịch” [43, 51]. Cảm hứng thế sự, đời tư là loại cảm hứng mô tả đời sống
nhằm mục đích nhận thức nó trong tất cả các trạng thái nhân thế phức tạp vốn
có. Cảm hứng sáng tạo này gắn liền với ý thức trách nhiệm đạo đức – xã hội,
với tinh thần “nhập thế” tích cực của người nghệ sĩ. Cảm hứng thế sự, đời tư
thường trỗi dậy mạnh mẽ khi con người phải đối mặt với một hiện thực méo
mó, bất toàn, do đó, nó thường đi cùng tinh thần phê phán trên cơ sở ý thức
hướng tới một môi trường xã hội nhân văn, tiến bộ. Với khao khát nhìn thẳng
vào sự thật, nói rõ sự thật, người nghệ sĩ trực diện hướng ngòi bút vào các chủ
đề xã hội, đặt lên hàng đầu những suy nghĩ và chủ kiến cá nhân để phản ánh,
lí giải hiện thực một cách triệt để. Đi cùng với một ý thức trách nhiệm đạo
đức – công dân, một thái độ, một lí tưởng xã hội mạnh mẽ, tích cực, họ cũng
khẳng định mình trong tư cách con người đời thường, với tất cả mọi biểu hiện
chân thực, nhân bản.
Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước trải qua 30 năm chiến tranh giải
phóng dân tộc. Lúc này vận mệnh đất nước được đặt lên hàng đầu. Nhiệm vụ


11

chủ yếu của cách mạng Việt Nam trong đó có văn học nghệ thuật kéo theo
trách nhiệm của bất kì người nghệ sĩ nào là phục vụ công cuộc kháng chiến

kiến quốc, cổ vũ chiến đấu. Các nhà văn trở thành người chiến sĩ, chuốt nhọn
vũ khí văn chương để phục vụ cho cách mạng. Cảm hứng thế sự, đời tư bởi
vậy không tập trung tập trung được nhiều tác phẩm chứa nhiều giá trị đặc sắc.
Vì vậy, những vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình, cảm quan cá nhân dường
như không được đề cập như một mảng sáng tác lớn trong văn học cách mạng
Việt Nam 1945 - 1975.
Sau năm 1975, đất nước ta hoàn toàn độc lập, thống nhất, non sông thu
về một mối. Lịch sử đã sang trang nhưng văn học vẫn trượt theo quán tính
một thời gian nữa, bởi vậy đây được đánh giá là thời gian giao thời của các
khuynh hướng sáng tácnghệ thuật đặc biệt là trên thể loại tiểu thuyết. Đề tài
chiến tranh cách mạng vẫn là đề tài ưa thích của văn nghệ sĩ. Cảm hứng ca
ngợi vẫn là cảm hứng chủ đạo của phần lớn tác phẩm ra đời trước 1980.Do
hoàn cảnh lịch sử - chính trị có tính đặc thù, văn học Cách mạng Việt Nam
giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu chi phối bởi cảm hứng sử thi. Tuy vậy nhu
cầu thị hiếu và cảm nhận văn học đã có những bước chuyển mình mới mẻ.
Những góc khuất trong bản ngã con người giữa dòng đời còn chất chồng bộn
bề, lo toan, khắc nghiệt như những bí ẩn lớn chờ đợi người nghệ sĩ khai thác.
Vào quãng cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80, cảm hứng thế sự, đời
tư mới chỉ xuất hiện rải rác trong sáng tác của một số tác giả và chịu sự phê
phán khá nặng nề của dư luận. Nó chỉ thực sự trỗi dậy mạnh mẽ trong văn học
Việt Nam vào quãng giữa những năm 80, được bảo chứng và hậu thuẫn bởi tư
tưởng dân chủ và Đổi mới của xã hội và những quan niệm nhân sinh – thẩm
mĩ tiến bộ, cởi mở.
Bước vào thập kỷ 80, đặc biệt sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986),
không khí đổi mới mang tính dân chủ tác động mạnh mẽ đến đời sống văn
học nghệ thuật tạo nên màu sắc đậm nét trong cảm hứng hiên thực.Văn nghệ


12


sĩ được cởi trói tự do sáng tác kéo theo đó là sự phong phú về tư duy nghệ
thuật và muôn vẻ về cách thức thể hiện. Nhà văn có nhiều trăn trở về trách
nhiệm của người cầm bút trong sự nghiệpđổi mới nền văn học nước nhà. Dần
dần xuất hiện thái độ chán ghét với lối sống công thức, tô màu, đồng thời tự ý
thức về vai trò của người cầm bút đối với đời sống, tôn trọng những giá trị sự
thật ngày càng trở nên phổ biến. Đó là những nỗ lực hòa nhập vào hơi thở của
thời đại để trả lời cho câu hỏi về những hiện thực mình đang sống nhằm cảm
nhận sâu sắc tâm nguyện của con người thời đại. Chính bởi vậy tồn tại bên
cạnh khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945-1975 xuất
hiện đa dạng cùng cảm hứng đạo đức - thế sự. Con người sử thi trong văn học
trước 1975 giờ xuất hiện với tần số ít hơn hẳn hình ảnh của con người nếm
trải. Vấn đề đời tư, bản thể, tự do luyến ái, đời sống tình dục... được đề cao.
Đề tài, chủ đề không còn bó hẹp, thiên về khai thác các vấn đề liên quan đến
những nhiệm vụ chính trị trước mắt mà được mở rộng từ đề tài gia đình, thân
phận tình yêu, số phận con người đến chiến tranh cách mạng, sản xuất xây
dựng... Các nhà văn không né tránh, ngại ngùng khi khai thác các mặt trái,
góc khuất, phần chìm của hiện thực cuộc sống. Cảm hứng mô tả này cho thấy
một ý thức công dân nhạy bén của người nghệ sĩ trước thời cuộc.
Nó cũng khẳng định tinh thần trách nhiệm, lương tri và bản lĩnh cứng
cỏi của người cầm bút.
Cảm hứng thế sự - đời tư không có sự đoạn tuyệt hoàn toàn với những
vấn đề mang tính truyền thống của văn học cách mạng. Cuộc đời và số phận
người lính trở về sau chiến tranh và số phận của chính lịch sử đều được nhận
thức lại. Mô típ người lính trở về và tồn tại trong những mối quan hệ đời
thường khá phổ biến, phía sau ánh hào quang của lịch sử cái còn lại là nỗi
trống vắng và sự mất mát lớn lao. Càng suy ngẫm, chiêm nghiệm càng thấm
thía và xót xa về sự sống trong tất cả ý nghĩa giản dị mà đời thường của nó.
Sau thời kì hậu chiến cảm hứng sự thật đòi hỏi cái nhìn đa diện, khách quan



13

và dám trực diên đối mặt với những hiện thực của cuộc sống. Thêm vào đó
cảm hứng thế sự, đời tư thay thế cảm hứng cách mạng tạo nên nhiều góc cạnh
đa dạng trong bức tranh đời sống xã hội. Những vấn đề về người lính, cách
mạng, nhân dân xuất hiện với mật độ dày đặc trong văn học trước kia nay
được nhìn nhận tinh tế dưới cái nhìn hiện thực và khám phá bề sâu nhằm
mang lại những thông điệp về cuộc sống nhân tình thế thái bộn bề, đa đoan.
Khi đất nước hòa bình và xã hội ở vào trạng thái ổn định thì con người đời
thường với các vấn đề thế sự sẽ được các nhà văn chú trọng quan tâm. Trong
các thể tài thế sự, đời tư “cái được xuất hiện chủ yếu là trạng thái tương đối
ổn định của toàn thể xã hội hay của một xã hội cụ thể nào đó” [61, 398]. Sau
hòa bình cái con người phải đối diện không còn là chiến trường ác liệt đầy
mưa bon bão đạ mà nằm trong sự cay cực, khốn khó triền miên, trong những
bon chen của cuộc sống cơm áo hàng ngày. Chế độ quan liêu bao cấp một mặt
góp phần thay đổi cơ chế thị trường góp phần rất lớn trong biến chuyển đời
sống kinh tế khó khăn sau hậu chiến, bước đầu hình thành nên kinh tế mở cửa
sẵn sàng giao lưu hòa nhập. Tuy vậy, phía sau những thay đổi có tính bước
ngoặt đó thì đời sống của con người cũng bắt đầu đối diện với sự xô bồ, lạnh
lùng, gai góc và tàn nhẫn. Như một nhu cầu bức thiết mà giới nghệ sĩ phải lựa
chọn khi không muốn tự chôn vùi sức sống trong các sáng tác của mình là
phải tham gia, đối mặt, dám “nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật”. Đọc sáng tác
của các nhà văn hậu chiến sáng tác theo khuynh hướng thế sự, đòi tư độc giả
được cung cấp một bức tranh hiện thực đời sống sinh động, cụ thể, thấm thoát
dư vị khốn khó, cơ cực khi xã hội chuyển mình. Nhân vật trung tâm thường
được lựa chọn nằm trong vòng xoáy những câu chuyện hàng ngày, chuyện
ứng xử và nhân sinh muôn thuở. Nội dung đề cập khá phong phú, đó là những
vấn đề hóa giải thù hận, hàn gắn vết thương chiến tranh, cuộc sống mưu sinh
khốn khó, vị trí của người lính trong thời kì hòa bình, cái nhìn khách quan và
nhiều chiều của thế hệ hôm nay đối với cha anh đi trước. Ở những tác phẩm



14

sáng tác theo khuynh hướng này chiến tranh không còn là đối tượng chủ yếu
mà là phương tiện để nhà văn thể hiện những vấn đề dời tư sinh động. Đằng
sau mỗi hiện thực được đề cập là biết bao cảm nhận, suy ngẫm, thái độ, cách
đánh giá cũng những bức thông điệp thấm đẫm giá trị gửi gắm đến độc giả.
Các tiểu thuyết tiêu biểu cho khuynh hướng này có thể kể đến Không phải trò
đùa (Khuất Quang Thụy). Thời của những tiên tri giả ( Nguyễn Viện), Cõi
đời hư thực (Bùi Quang Minh), Sống khó hơn là chết (Trung Trung Đỉnh)…
Dưới góc nhìn thế sự đời tư, chiến tranh hiện lên như một trò đùa oan
nghiệt của tạo hóa, cái nhìn dù xuất phát từ những người trong cuộc hay ngoài
cuộc đều một mực căm ghét, lên án và phê phán hậu quả của bi kịch này.
Trần Củng, nhân vật chính trong Cõi đời hư thực của Bùi Quang Minh là một
người lính, một anh hùng quân đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Trở về đời
thường lại phải đối mặt với cuộc chiến tranh thực sự diễn ra trong gia đình
nhỏ bé của mình. Cuộc chiến ấy cũng ác liệt, căng thẳng không kém gì những
lần nổ súng ở chiến trường. Nó âm ỉ, dai dẳng, giằng xé, gặm nhấm, hủy hoại
hạnh phúc gia đình nhỏ bé. Họ là những nạn nhân may mắn trong cơn binh
đao thảm khốc vừa qua và vẫn tiếp tục là những nạn nhân khốn khổ của chiến
tranh thời kì hậu chiến với những vết thương không bao giờ thôi nhức nhối.
Sinh ra và lớn lên trên đất nước thường xuyên đối mặt với họa ngoại xâm,
đương đầu với những kẻ thù tàn bạo bậc nhất trên thế giới các thế hệ người
Việt Nam, cũng như Trần Củng xác định “Lịch sử và tổ tiên giao cho thế hệ
anh phải hi sinh, phải chịu thiệt thòi để cho mầm xanh dân tộc hồi sinh. Anh
không có gì phải ân hận hoặc so đo tính toán” [70, 69]. Tuy vậy, khi phải đối
mặt với sự tàn nhẫn, khốc liệt của chiến trường Trần Củng đã ghi lại những
suy ngẫm chân thành nhưng vô cùng sâu sắc của mình “chiến tranh là một sự
ép buộc, nhưng người ta buộc phải tung chăn, xông ra giữa đêm đông để đánh

trả bọn trộm cướp” [70, 42]. Chiến tranh xảy ra đã tước đoạt quyền sống của
bao sinh linh trên trái đất, hủy hoại văn hóa và những nhu cầu chính yếu của


15

con người. Chứng kiến sự ngã xuống thương tâm của đồng đội và những
người lính bên kia chiên tuyến Trần Củng đã nhận ra rằng, “Chiến tranh đồng
nghĩa với tội ác” [60, 287]. Đất nước có chiến tranh, mỗi người công dân phải
gắn chặt đời mình với đất nước, “mọi người dân phải chịu sứ mệnh của đất
nước chi phối, không cách này thì cách khác, không trước thì sau” [70, 268].
Sinh ra vào thời tao loạn Trần Củng cũng như đồng đội của mình hăng say
chiến đấu, giành gật từng tấc đất, chấp nhận thiệt thòi, hi sinh để thế hệ sau
thừa hưởng bầu trời hòa bình. Bởi vậy mỗi khi nhắc đến cuộc chiến này anh
không có gì phải hối hận và ngay cả khi mắc căn bệnh kì quái, chuyện của
người khác không nghe, chuyện đương đại cũng không nghe, chỉ nghe đúng
chuyện của mình và phải là chuyện vinh quang của quá khứ. Nếu mỗi ngày
Trần Củng không dược nghe là căn bệnh lại tái phát. Chiến tranh có thể biến
cõi đời thành hư thực là một triết lí sâu sắc mà nhà văn Bùi Thanh Minh gửi
gắm trong tác phẩm của mình. Cõi đời hư thực là sự đan xen khéo léo, tinh tế
giữa quá khứ và hiện tại, giữa thế hệ đi trước và những thế hệ nối tiếp, giữa số
phận cuộc đời này với cuộc đời khác, nhà văn kết cấu tài tình mạch nguồn câu
chuyện trở nên hấp dẫn như một thực thể sinh động để rồi bất kì độc giả nào
khi buông cuốn sách tâm trạng buâng khuâng cứ đeo đuổi mãi. Xuất phát từ
điểm nhìn của người trong cuộc nên triết lí về chiến tranh của tác giả càng
tăng thêm sự sắc sảo và chân thực.
Nguyễn Minh Châu từng cho rằng: “bước ra khỏi một cuộc chiến tranh
cũng cần thiết phải có đầy đủ trí tuệ và nghị lực như bước vào một cuộc chiến
tranh”[ 26, 120]. Việc lựa chọn một cuộc sống đích thực, nối tiếp được ước
vọng của đồng đội đã ngã xuống, xứng đáng với những vinh quang của thời kì

hào hùng, giữ được những giá trị nhân phẩm cao quý đôi khi khó khăn hơn
việc chĩa súng vào kẻ thù mà xả thân. Để thoát khỏi bế tắc đó chỉ có thể thay
đổi bản thân mà điều đầu tiên là từ trong nhân thức, suy nghĩ như ở Khuất
Quang Thụy đã viết trong Không phải trò đùa: “Hãy thử tưởng tưởng xem,


16

nếu cuộc sống này chỉ toàn người tốt như các bạn thì cuộc sống này sẽ tẻ nhạt
biết nhường nào…các bạn có quá nhiều chuẩn mực để tuân theo nhưng lại
quên rằng cuộc sống này vốn đa dạng và không ngừng vận động ”[ 93, 395].
Cuộc sống mưu sinh của con người chỉ có thể trải qua nhiều thử thách mới có
thể tìm thấy hạnh phúc, đó là cách giải quết thấu đáo mà Nguyễn Minh Châu
đề cập trong Miền cháy vì: “Mặt đất chiến tranh phải đi qua nhiều tầng, nhiều
lớp, nhiều chặng đường mới đến mảnh đất sinh sống”[ 88, 119].
Khuynh hướng nhìn chiến tranh từ góc nhìn thế sự đời tư thường chú
trọng khắc họa chân dung nhân vật trong bối cảnh thời gian hiện tại. Các nhà
văn đi sâu vào từng ngõ ngách, lựa chọn những mảnh đời điển hình, từ đó
khắc họa số phận con người thời hậu chiến, truyền tải thông điệp tư tưởng về
cuộc sống, con người. So với tiểu thuyết trước đó, tiểu thuyết thời kỳ này đã
thể hiện một cái nhìn đa chiều, đa diện, cả bề nổi và những chìm khuất trong
con người. Nói cách khác, tiểu thuyết cố gắng khám phá con người trong con
người.
1.1.2. Nhìn chiến tranh từ góc nhìn đạo đức nhân sinh
Văn học ngày càng đi tới quan niệm toàn vẹn hơn về con người mà hạt
nhân cơ bản của quan niệm ấy là tư tưởng đạo đức nhân sinh. Con người
trong giai đoạn này không còn là con người nhất phiến, đơn trị mà là con
người đa diện, đa trị, lưỡng phân, trong đó có sự đan xen giữa bóng tối và ánh
sáng, cao cả và tầm thường, thiên thần và ác quỷ. Nhưng trên nền tảng đạo
đức nhân sinh văn học theo góc nhìn này không đi đến hoài nghi, hạ thấp hay

phủ nhận con người mà luôn cảm thông, nâng đỡ và đòi hỏi con người luôn
thức tỉnh để hướng đến cái thiện. Khi lấy con người làm hệ quy chiếu chiến
tranh là nỗi đau, là hi sinh, mất mát. Nó để lại những hậu quả khó lòng chỉ đo
đếm được bằng bề ngoài. Việc đề cao tính người và tình người là mục tiêu
quan trọng trước khi định hướng ngòi bút của các nhà văn. Những cuốn tiểu
thuyết viết về chiến tranh thời hậu chiến ở Việt Nam được đánh giá cao nhờ


17

mẫu số chung về đề cao đạo đức nhân sinh trong chiến tranh. Chính điều này
sẽ kết nối tinh thần nhân văn cao đẹp của các luồng tư tưởng vốn bị chia rẽ
bởi ý thức hệ khác nhau. Khi quan tâm nhiều số phận của từng mảnh đời gắn
liền với giá trị đạo đức nhân sinh các nhà văn góp phần tạo đước bước chuyển
mình cho văn học cách mạng bởi giá trị đặt trọng tâm suy tư về nhân tính
cũng như giá trị nghệ thuật. Mặt khác đề tài chiến tranh không đơn thuần là đề
tài văn học mà tính giáo dục thiết thực khéo léo lồng ghép trong mạch cảm
hứng chung gửi gắm đến độc giả. Tiêu biểu cho khuynh hướng tòi này là Thái
Bá Lợi.
Khác với nhiều nhà văn khi miêu tả về chiến tranh, Thái Bá Lợi không
chú trọng đến nhiều vấn đề lớn lao mà tập trung vào chủ đề đạo đức của con
người trong chiến tranh, được biểu hiện ở long trung thực, đức hi sinh và ý
thức trách nhiệm của người lính. Không chỉ ngợi ca tôn vinh phẩm chất tốt
đẹp, cao cả của con người trong cuộc chiến đấu một mất một còn trong cuộc
chiến với kẻ thù mà sáng tác của ông còn phát hiện cả những mặt khuất lấp
sau tấm huy chương gợi lên bao suy ngẫm về đạo đức nhân sinh. Tác giả khai
thác triệt để những điểm nhỏ đầy kịch tính như một chiến dịch, một trung
đoàn, một tiểu đoàn chủ công, một đại đội trinh sát, thậm chí là khoảnh khắc
ngắn ngủi trước và sau tiếng súng nổ trong cuộc chiến. Nhân vật của Thái Bá
lợi không phải là những anh hùng hoàn thiện, hoàn mỹ mà đều chứa đựng cái

tốt lẫn cái xấu, ưu điểm lẫn nhược điểm. Mây, nhân vật chính trong Hai
người trở lại trung đoàn, là một nữ trinh sát tràn đầy nhiệt huyết. Hơn hai
mươi năm trôi qua mà cô vẫn chưa quen được cảnh sống xa trung đoàn, cô
can đảm, tâm hồn trong trắng nhưng lại thường bồng bột và đã lầm lỡ. Sĩ
quan Vẻ là một đại đội phó có tài, dũng cảm, mưu trí rất nhanh nhẹn, nhưng
bị hạ cấp vì không chấp hành mệnh lệnh cấp trên để rồi cuối cùng cái giá anh
phải trả chính là mạng sống của chính mình (Thung lũng thử thách). Được
thừa nhận là đặc công xuất sắc và gan dạ nhưng đại đội trưởng Hải đã sống


18

trong ăn năn, hối hận, giày vò khi trong phút sơ sẩy đã bắn nhầm tiểu đoàn
trưởng của mình (Bán đảo). Hình tượng người lính trong chiến tranh tuy mỗi
người mang trong mình những nét tính cách riêng, số phận riêng nhưng họ
đều có những phẩm chất tốt đẹp: lòng dũng cảm, đức vị tha, chiến đấu hết
mình cho lẽ sống và lí tưởng chung của dân tộc. Đó là hình ảnh của Thạch,
Thanh (Hai người trở lại trung đoàn), Phan Nam, Trần Thán, Thái, Tánh (Họ
cùng thời với những ai), “tôi” và “nó” (Trùng tu). Dấu vết của chiến tranh
trên mặt đất này có thể bị xóa nhòa nhưng nó chẳng thể nào mất đi trong kí ức
của những người lính đã từng đi qua chiến trận. Ngòi bút của Thái Bá Lợi
luôn ý thức được rằng viết đúng sự thật nhưng cũng “đừng bao giờ làm tổn
thương những gì thiêng liêng của người lính, của con người”. Ngay cả những
tác phẩm không miêu tả trực tiếp chiến tranh như Khê mama những ám ảnh
của cuộc chiến vẫn không dễ gì phai nhòa trong ngòi bút của nhà văn: “Làng
này thời chống Mỹ nằm trong vùng giải phóng nên hứng nhiều bom đạn ác
liêt. Cả làng không còn một ngôi nhà nào nguyên vẹn. Dân không chịu nổi ác
liệt và gian khổ bật ra khỏi làng vào các thành thị và khu dồn dân. Số gia đình
ở lại trụ bám chỉ vài chúc trên vài trăm nóc nhà” [153, 192]. Khê mama là tác
phẩm nhằm trình bày một lối sống, một tính cách, một loại người có bản lĩnh

trong đời sống có nhu cầu “xê dịch” thế hệ mới sau chiến tranh. Tin tưởng và
trân trọng những giá trị đạo đức nhân sinh cao đẹp ngay chính xung quanh
bản thân chúng ta chính là tự mình làm cho cuộc sống có ý nghĩ, bởi số phận
con người thì mong manh đến nhường nào: “chẳng lẽ những con người có
khát vọng cháy bỏng tìm ra chính mình, tự hoàn thiện mình để rồi không bao
giờ đánh mất mình nữa đã lên đường đến xứ sở của họ rồi sao? Hay là họ
đang ở quanh ta? Hay họ ở ngay trong chính con người mà ta không nhận ra”
[175, 103]. Thông qua góc nhìn đạo đức nhân sinh tái hiện toàn bộ những tư
tưởng, quan điểm, tình cảm, quý trọng giá trị con người như trí tuệ, tình cảm,
sức mạnh, vẻ đẹp. Mặt khác nó bao hàm cả cách nhìn nhận, đánh giá con


19

người về nhiều mặt như vị trí, vai trò, khả năng, bản chất trong các mối quan
hệ tự nhiên, xã hội, đồng loại. Con người trong quá trình sinh tồn luôn phải
đấu tranh để chống lại mọi thế lực thù địch dưới mọi hình thức nhằm khẳng
định bản thân, đồng thời bày tỏ được khát vọng làm người mãnh liệt. Khi
cuộc chiến tranh qua đi giữa “ con người” và “ sự kiện” là hai lựa chọn
thường trực của mỗi nhà văn cách mạng. Nhà phê bình Hồng Diệu dứt khoát
cho rằng “nhà văn cần viết về thân phận con người trong cuộc chiến”. Xác
định được hình ảnh trung tâm như vậy nên với góc nhìn từ đạo đức nhân sinh
đã hướng văn học nghệ thuật vào sự sáng tạo và ca ngợi vẻ đẹp nhân cách con
người nơi trần thế, hướng đến giá trị lành mạnh, tự nhiên, hướng thiện, đề cao
khát vọng cao đẹp và niềm tin vào sức mạnh con người. Điều đặc biệt dưới
góc nhìn này anh hùng chiến trận trở nên gần gũi với đời thường.
Dưới góc nhìn này các nhà văn đã kéo hình ảnh người lính lại gần với
độc giả, phản quang theo nhiều góc cạnh, chiều hướng để rồi tinh hoa nồng
đượm ở từng tác phẩm là cách nhìn, cách sống, cách đánh giá các giá trị đạo
đức nhân sinh cần lưu truyền qua bao thế hệ. Bức tranh chân thực về đời sống

đầy những xúc động trước sự trôi dạt của số phận thức tỉnh ý thức hướng
thiện, nhân đạo cũng như tinh thần dân tộc, kết nối trái tim lại gần trái tim
trong mỗi con người Việt Nam
1.1.3. Nhìn chiến tranh từ những chấn thương tinh thần
Tiếng nói của cái tôi bị chấn thương là điều kiện cốt lõi làm xuất hiện
Văn học chấn thương. Mảng văn học này gồm các sáng tác, mà chính tác giả
là nạn nhân của các tội ác chiến tranh, kẻ sống sót sau các sự kiện khốc liệt,
nạn nhân may mắn của những hiểm họa kinh động do con người và xã hội
gây nên. Họ phải hứng chịu những chấn thương tinh thần nặng nề một cách
phi lí, bất công. Khi có điều kiện cầm bút, hay đúng hơn, khi các chấn thương
tinh thần thúc bách không thể nào yên, khi không còn phương cách nào trút
bỏ gánh nặng đau thương của bản thân, gia đình, bạn hữu, họ buộc phải mượn


20

sáng tác văn chương để phơi bày những chấn thương tinh thần, tự sự về
những sự thật, mô tả những bi kịch kinh hoàng, mà nếu không viết ra thì có
thể không mấy ai biết đến, thậm chí còn là đắc tội với hàng ngàn con người
xấu số, với tất cả nạn hữu đã khuất. Với góc nhìn này nhà văn đã xây dựng
nhân vật bị chấn thương tinh thần mà nguyên nhân chính là mất cân bằng tâm
lí do hậu quả của chiến tranh để lại hoặc mâu thuẫn giữa khát vọng hạnh phúc
với hoàn cảnh hiện tại của cuộc sống. Khuynh hướng này manh nha ở những
tiểu thuyết sử thi có sự “nới rộng biên độ hiện thực”, ở dư vị đời thường của
người lính như trong một số tác phẩm, như: Lửa từ những ngôi nhà (Nguyễn
Minh Châu); Sao đổi ngôi (Chu Văn)… Thế nhưng phải đến thập kỉ 90 nó
mới trở thành một khuynh hướng của tiểu thuyết viết về chiến tranh. Những
tác phẩm đó được đánh giá cao nhờ việc viết về chiến tranh bằng lòng yêu
chuộng hòa bình, bằng bi kịch tinh thần và nỗi đau của chính người trong
cuộc. Điển hình có thể kể đến các tác phẩm: Chim én bay (Nguyễn Trí Huân),

Nước mắt đỏ (Trần Huy Quang), Nỗi buồn chiến tranh( Bảo Ninh), Ăn mày dĩ
vãng( Chu Lai), Tàn đen đốm đỏ (Phạm Ngọc Tiến), Lạc rừng ( Trung Trung
Đỉnh), Đại tá không biết đùa ( Lê Lựu), Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức),…
Từ góc nhìn chấn thương tinh thần, tiểu thuyết thời hậu chiến đã tập trung
khai thác những ám ảnh của chiến tranh. Ở đó, bằng sự trải nghiệm của cá
nhân, các tác giả trực tiếp miêu tả con người bị chấn thương tinh thần và
những hậu quả mà chiến tranh để lại, đồng thời soi chiếu chiến tranh từ nỗi
đau nhân tinh của những người đã từng trải qua cuộc đấu tranh sinh tử.
Như một mảng bổ khuyết cho văn học trước 1975, hiện thực chiến
tranh trong thời kì văn học hậu chiến nói chung và tiểu thuyết nói riêng phản
ánh chân thực với những vẻ gai góc, thô ráp vốn có để tạo nên bức tranh chân
tực về cuộc chiến. Cảm hứng lãng mạn ngợi ca trong văn chương một thời
vẫn còn đó nhưng không đủ hào khí để lấp đi những khoảng lặng, những nốt
trầm của cuộc binh lửa kéo dài mấy mươi năm qua. Miêu tả tính chất nghiệt


21

ngã, bất thường, tàn bạo của chiến tranh, các nhà tiểu thuyết sau năm 1975
đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn cao cả trong tác phẩm của mình khi
nhận ra dù ánh hào quang có lấp lánh trên tấm huy chương của người chiến
thắng hay le lói mất mát trong đôi mắt của kẻ thất bại thì những đau thương,
thống khổ, thiệt thòi là điều không gì xóa nhòa được. Khuynh hướng này đi
ngược với xu hướng trước năm 1975 với quan niêm lạc quan về hiện thực
luôn vận động xuôi chiều nên văn học thường thể hiện chủ nghĩa anh hùng
với những con người bách chiến, bách thắng. Bằng niềm tin dù phải sống
trong bần cùng, hiểm nguy nhưng bằng nghị lực và sức mạnh của tình đoàn
kết sẽ luôn vượt qua mọi nỗi đau và hòa bình sẽ hàn gắn mọi vết thương đem
lại hạnh phúc cho mọi cuộc đời. Bởi vậy mà những tác phẩm đề cập đến sự
đau thương tang tóc thường bị lên án gay gắt. Với nghị quyết 05 của Bộ chính

trị thừa nhận văn nghệ là “tiếng nói của lương tri, của sự thật” đã thừa nhận tư
cách của sản phẩm tinh thần, quyền nói về nỗi buồn, bi kịch, thậm chí niềm
thất vọng trước nhân tình thế thái của văn học. Sự chuyển biến mạch cảm
hứng đã cho thấy biến chuyển mạnh mẽ trong cảm hứng thẩm mỹ, từ “ đường
ra trận mùa này đẹp lắm” đếm cảm nhận “ chiến tranh là nước mắt” và sau
đó viết về chiến tranh quan trọng nhất là “nêu lên được nỗi đau của nhân
vật”. Viết về bi kịch, về những chấn thương không thể chữa lành, chỉ ra bản
chất cố hữu của chiến tranh là phi nhân tính, là sự hủy diệt các nhà cầm bút
muốn gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người hãy tránh xa chiến tranh, gốc
cội của mọi đau thương và mất mát. Con người bị chấn thương tinh thần bởi
vậy ngày càng xuất hiện nhiều và trở thành kiểu nhân vật mới của tiểu thuyết
viết về chiến tranh.
Với Kiên, nhân vật chính trong Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)
những mất mát và đau thương mà con người phải chịu đựng trở thành một
chiều kích không thể quy giản. Không lẩn tránh hoặc trừu tượng hoá chiều
kích đó, Bảo Ninh cụ thể hoá nó thành những dòng tâm tư khủng khiếp của


22

những ám ảnh theo đuổi cựu chiến binh Kiên suốt quãng đời hậu chiến. Dẫu
vậy, trong anh, những đau đớn của cuộc sống hiện tại còn xuất phát từ sự lạc
lõng của anh trước “nền hoà bình thản nhiên thời hậu chiến”. Chính sự xung
đột ấy khơi dậy trong anh cái thiên mệnh phải làm phục sinh lại quá khứ, như
một cuộc đấu tranh chống lại sự lãng quên. Và cũng chính trong cuộc hành
trình đau đớn để làm phát lộ những chân lý đầy nhân bản về chiến tranh và
con người trong chiến tranh đó, hắt lên một thứ ánh sáng vào toàn bộ quá khứ
trận mạc của anh. Dấn thân vào cuộc chiến ở tuổi 17 bất chấp lời khuyên của
dượng, sự níu kéo của người yêu , anh mang theo niềm say hân hoan: “ chiến
tranh- từ nay mới thật là sống” [25,612]. Những năm đối mặt với kẻ thù bên

bờ sông Sa Thầy, chứng kiến những trận tàn sát đẫm máu trên chuông Gọi
Hồn, đồi Xáo Thịt, phiên hiệu tiểu đoàn bị xóa đi lập lại không biết bao nhiêu
lần, Kiên mới nhận ra chiến tranh thật khác xa với những lời kêu gọi, giục giã,
tuyên truyền mà trước kia anh biết. Chặng đường chiến tranh kéo dài hút vào
nó bao nỗ mệt mỏi, chán nản, bi quan, cái nhìn ảm đảm về tương lai được
nhân vật thành thực bộc lộ: “Thắng hay thua, kết thúc mau hay chậm, với tôi
hẳng nghĩa lí gì nữa(…). Đời tôi tàn rồi. Cả đời đi đánh nhau, thú thật tôi
chẳng thấy cái trò này có gì là vinh” [25,385]. Sau hòa bình Kiên là người
may mắn sống sót nhưng thảm cảnh mà anh phải gánh chịu thật kinh khủng.
Sự bi đát đó phần nào hé lộ ngay chính bức vẽ ngoại hình để rồi phần nào hé
lộ một tâm hồn bị tổn thương nặng nề: “Anh ta cao lớn mảnh dẻ, vẻ mặt
không đẹp, lầm lì, có ánh nhìn man rợ. Da dẻ anh khô và sạm, thủng lỗ chỗ,
đét lại như thuộc, lốm đốm vệt thuốc súng, môi mím chặt. Bên má một vết
đạn làm nản lòng người. Một cái nhìn chằm chằm mà chẳng nhìn gì cả, trống
rỗng, vô cảm” [76,75] . Cảm nhận từ bức chân dung mà Bảo Ninh phác họa ai
cũng xót xa trước vẻ từng trải qua nhiều đau khổ và có đời sống nội tâm
không yên ổn, không hạnh phúc. Những kí ức chiến tranh dữ dội bất chập ập
đến làm Kiên luôn sống trong hoảng loạn. Không chạy thoát khỏi miền kí ức


×