Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 187 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------------

NGUYỄN ANH TÚ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)
Mã số:

62340410

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN VĂN NAM
2. PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ
Hà Nội, 2015


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------------------------------

NGUYỄN ANH TÚ

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý)
Mã số:

62340410

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. TRẦN VĂN NAM
2. PGS.TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ

Hà Nội, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Nguyễn Anh Tú


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thày, cô giáo
Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Khoa học quản lý, Viện Đào tạo Sau đại
học của Nhà trường. Đặc biệt gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Trần Văn Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả trân trọng cảm ơn lãnh đạo Vụ Báo chí Xuất bản, Ban Tuyên giáo

Trung ương, Cục Xuất bản, In và Phát hành, lãnh đạo các Nhà xuất bản đồng
nghiệp và các doanh nghiệp làm sách đã cho phép tác giả đến trao đổi, nghiên cứu,
thu thập số liệu cho luận án của mình.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp tại Nhà xuất bản Đại học kinh tế
quốc dân, Khoa luật, Khoa Khoa học quản lý và những người thân trong gia đình đã
luôn ủng hộ, tạo điều kiện, khuyến khích động viên, chia sẻ khó khăn trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả

Nguyễn Anh Tú


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ ....................................................9
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Giới thiệu luận án ................................................................................ 1
2. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 2
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ......................... 4
4. Mục tiêu nghiên cứu của luận án ........................................................ 10
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 10
6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN .....................................17
1.1. Hoạt động xuất bản - đối tượng quản lý của Nhà nước ........................... 17
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hoạt động xuất bản ................................... 17
1.1.2. Các loại hình xuất bản phẩm ........................................................ 26
1.1.3. Quy trình xuất bản ....................................................................... 30

1.2. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất bản......................................... 34
1.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ............... 34
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động
xuất bản ................................................................................................. 38
1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ................. 42
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động
xuất bản ................................................................................................. 58


1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản một số nước
và bài học cho Việt Nam ..................................................................................... 62
1.3.1. Trung Quốc ................................................................................. 62
1.3.2. Hàn Quốc .................................................................................... 64
1.3.3. Nhật Bản ..................................................................................... 64
1.3.4. Anh quốc .................................................................................... 65
1.3.5. Mỹ .............................................................................................. 66
1.3.4. Kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................... 67
Kết luận Chương 1 .............................................................................................. 69
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM ...........................................................70
2.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản....................... 70
2.1.1. Chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với
hoạt động xuất bản ................................................................................. 70
2.1.2. Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt
động xuất bản ........................................................................................ 87
2.1.3. Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản .......................... 90
2.2. Đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản........................... 95
2.2.1. Đánh giá theo các tiêu chí quản lý nhà nước ................................. 95
2.2.2. Điểm mạnh ................................................................................ 105
2.2.3. Điểm yếu ................................................................................... 110

2.2.4. Nguyên nhân của những điểm yếu .............................................. 115
Kết luận chương 2 ............................................................................................. 120


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM........................................121
3.1. Dự báo hoạt động xuất bản và phương hướng quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất bản đến năm 2020 ................................................................... 121
3.2. Quan điểm quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ..................... 122
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản .... 124
3.3.1. Hoàn thiện chiến lược ................................................................ 124
3.3.2. Hoàn thiện chính sách, quy định pháp luật .................................. 129
3.3.3. Hoàn thiện tổ chức thực hiện ...................................................... 132
3.3.4. Hoàn thiện kiểm soát .................................................................. 143
Kết luận Chương 3 ............................................................................................ 145
KẾT LUẬN ............................................................................................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................149
PHỤ LỤC ...............................................................................................................155
Phụ lục 1: Mẫu Phiếu điều tra về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất bản .............................................................................................. 155
Phụ lục 2: Kết quả xử lý dữ liệu thống kê bằng phần mềm SPSS ...................... 160


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ban TGTƯ

Ban Tuyên giáo Trung ương

Bộ TTTT


Bộ Thông tin và Truyền thông

Cục XBIPH

Cục Xuất bản, In và Phát hành

CNTT

Công nghệ thông tin

NXB

Nhà xuất bản

QLNN

Quản lý nhà nước

HĐXB

Hoạt động xuất bản

XBP

Xuất bản phẩm

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU, HÌNH VẼ
Hình vẽ
Hình 1. Khung lý thuyết nghiên cứu ....................................................... 12
Hình 2. Quy trình nghiên cứu ................................................................. 12
Hình 2.1. Câu hỏi khảo sát 1.2 ............................................................... 74
Hình 2.2. Câu hỏi khảo sát 1.3 ............................................................... 74
Hình 2.3. Câu hỏi khảo sát 2.4 ............................................................... 96
Hình 3.1. Câu hỏi khảo sát 7.6 ............................................................. 124
Hình 3.2. Câu hỏi khảo sát 7.7 ............................................................. 144
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất xuất bản phẩm.......................................... 27
Sơ đồ 1.2. Quy trình biên tập ................................................................. 33
Sơ đồ 1.3. Mô hình tác động quản lý trong hoạt động xuất bản ............... 55
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản
.............................................................................................................. 88
Bảng
Bảng 2.1. Thống kê số lượng sách xuất bản từ 2010 - 2014 .................... 72
Bảng 2.2. Thống kê cơ cấu sách từ 2010 - 2013 ...................................... 73
Bảng 2.3. Tổng doanh thu của các NXB 2010-2014 ............................... 99
Bảng 2.4. Lợi nhuận sau thuế của các NXB 2010-2014 ........................ 100
Bảng 2.5. Tổng nộp ngân sách của các NXB 2010-2014 ....................... 100


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Luận án với đề tài "Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt
Nam" bao gồm Lời mở đầu 17 trang và 3 chương với số trang lần lượt là 53,

55, 27 trang. Nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất bản.
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở
Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất
bản ở Việt Nam.
Luận án có 79 tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng Anh, 7 hình vẽ, 4 sơ đồ,
5 bảng biểu và 34 trang phụ lục.
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
1. Luận án đã đưa ra 4 mục tiêu của quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất
bản, bao gồm: (1) Phát triển đúng định hướng của Đảng; (1) Nâng cao dân trí và đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân; (3) Bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người
sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; (4) Nâng cao hiệu quả
kinh tế.
2. Dựa trên lý thuyết về khoa học quản lý, luận án đã đưa ra nội dung của
quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản theo quy trình quản lý, bao gồm:
Chiến lược, quy hoạch, chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất
bản; Tổ chức thực hiện chính sách và quy định pháp luật đối với hoạt động xuất
bản; Giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất bản.
3. Khái quát và phân định rõ 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước
đối với hoạt động xuất bản: Các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý; các yếu tố thuộc
về đối tượng quản lý; các yếu tố về môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội.


2

Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu
1. Luận án đã đưa ra dự báo về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối
với hoạt động xuất bản trong thời gian tới với ảnh hưởng mạnh mẽ của sách điện tử

và xuất bản trực tuyến. Luận án nêu ra các quan điểm về quản lý nhà nước đối với
hoạt động xuất bản trong đó nhấn mạnh quan điểm xã hội hóa hoạt động xuất bản.
Tác giả cho rằng đã đến lúc cần nâng cấp vai trò của tư nhân đối với hoạt động xuất
bản, cho phép thí điểm cổ phần hóa 1,2 NXB để tạo động lực mới cho hoạt động
xuất bản.
2. Luận án đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất bản trong thời gian tới. Trong các giải pháp, tác giả
nhấn mạnh vào việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật
(công an, tòa án, viện kiểm sát) trong việc phòng chống sách giả sách lậu là yêu cầu
cấp bách hiện nay đối với sự phát triển lành mạnh của hoạt động xuất bản hiện nay.
3. Bên cạnh những kết quả của luận án, tác giả nhận thấy còn một số nội
dung cần được tiếp tục nghiên cứu. Đây cũng là nội dung nghiên cứu của tác giả
trong thời gian tới. Các nội dung đó bao gồm: Thứ nhất, đi sâu vào nghiên cứu mô
hình và phương thức hoạt động của một nhóm NXB cụ thể, ví dụ nhóm NXB thuộc
các trường đại học với các xuất bản phẩm chuyên biệt chủ yếu là sách nghiên cứu
khoa học. Thứ hai, nghiên cứu sâu về quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội
hóa lĩnh vực xuất bản, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực này trong khi vẫn
đảm bảo yêu cầu của quản lý nhà nước trong tình hình mới.

2. Lý do chọn đề tài
Xuất bản có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế, xã
hội nói chung, văn hóa nói riêng. Các quan hệ xã hội về xuất bản rất đa dạng, phong
phú và phức tạp. Hoạt động xuất bản là một hoạt động đặc thù thuộc lĩnh vực văn
hoá tư tưởng và khá nhạy cảm về chính trị- xã hội. Kinh tế- xã hội càng phát triển
thì hoạt động xuất bản cũng càng phát triển. Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn
hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã
hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống


3


tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của
người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội,
đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (Luật xuất bản,
2012, Điều 3).
Sau khi Cách mạng Tháng 8 thành công, tháng 11 năm 1946, Quốc hội họp
khóa thứ 2 đã thông qua Hiến pháp, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân,
trong đó có quyền tự do xuất bản: "Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận,
tự do xuất bản...". Kể từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có những bổ sung, sửa đổi
các chủ trương, đường lối quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản nhằm phát
triển kinh tế - xã hội. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản đã có những đổi
mới đáng kể, mang lại những kết quả tích cực, đặc biệt là từ khi Luật Xuất bản 2004
có hiệu lực thi hành và hiện nay là Luật Xuất bản 2012. Tuy nhiên, quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất bản ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: Mô
hình tổ chức và cơ chế chính sách cho hoạt động xuất bản còn nhiều bất cập, hoạt
động xuất bản có những khó khăn, thách thức gay gắt, một số NXB chỉ chú ý đến
lợi ích kinh tế đơn thuần, coi nhẹ chức năng, nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội;
xuất hiện một số xuất bản phẩm có nội dung không lành mạnh, không phù hợp với
truyền thống văn hóa Việt Nam, bị dư luận phê phán; một số NXB khác hoạt động
kém hiệu quả, kém năng động, còn nặng về trông chờ, bao cấp. Nạn in lậu, in trái
phép chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, thị trường xuất bản phẩm chưa được
quản lý chặt chẽ, hệ thống phát hành xuất bản phẩm của Nhà nước không được
quan tâm, củng cố đúng mức, đang có nguy cơ bị thu hẹp, nhất là ở miền núi, vùng
sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, các xuất bản phẩm có chất lượng cao, đóng góp vào tri
thức nhân loại còn rất ít.
Sau hơn 10 năm thực hiện Chỉ thị 42 CT/TW (ngày 25/8/2004) của Ban Bí thư
về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản ", cùng với Luật Xuất
bản 2012 được ban hành và triển khai thực hiện, hoạt động xuất bản đã có những
chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với

hoạt động xuất bản vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần hoàn thiện cả về lý luận và
thực tiễn.


4

Hơn nữa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, kỹ thuật in ấn và
công nghệ thông tin phát triển vượt bậc cho phép một cá nhân có thể ngay lập tức
xuất bản tác phẩm của mình phổ biến toàn thế giới một cách hết sức dễ dàng. Điều
này đem lại những tác động tích cực, nhưng cũng có thể gây ra những tiêu cực hay
nguy cơ trong đời sống kinh tế- xã hội. Quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất
bản đòi hỏi thực hiện được đồng thời cả hai nhiệm vụ, đó là phát huy khả năng sáng
tạo ra tác phẩm và kiểm soát được vấn đề nội dung của xuất bản phẩm. Vì vậy, hoàn
thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản trong điều kiện hội nhập quốc tế
là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay không chỉ cho các nhà nghiên cứu mà còn có ý
nghĩa thiết thực cho các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến lĩnh vực này. Từ
những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất bản ở Việt Nam" để nghiên cứu.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
3.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động xuất bản là lĩnh vực đặc thù, do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
khác nhau mà các nước có quan điểm khác nhau về quản lý đối với lĩnh vực này.
Tại các nước phát triển, các doanh nghiệp xuất bản hoạt động thuần túy trong cơ
chế thị trường. Mục tiêu hoạt động xuất bản của họ tập trung vào giải quyết mối
quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng mang tính chất kinh doanh là chủ yếu,
do vậy Nhà nước không có cơ chế chính sách riêng cho hoạt động này. Vì vậy, các
đề tài nghiên cứu của họ thường tập trung vào các nghiên cứu tiếp cận thị trường,
quan hệ công chúng, các trào lưu xuất bản mới ảnh hưởng thế nào đến thị trường
xuất bản truyền thống,..

Chinese Publishing Industry Going Global: Background and Performance
(Công nghiệp xuất bản Trung Quốc: Bối cảnh và Hiệu suất): Xu và Fang (2008)
phân tích thị trường giao dịch bản quyền tại Trung Quốc, so sánh số lượng sách
được mua và dịch tại Trung Quốc và số lượng sách Trung Quốc được bán ra thị
trường thế giới, theo đó các số liệu phân tích cho thấy sự mất cân bằng nghiêm
trọng giữa nhập khẩu và xuất khẩu trong thương mại sách bản quyền của Trung
Quốc, nhập khẩu hoặc mua lại quyền dịch thuật và in lại vượt quá rất nhiều xuất
khẩu hoặc bán các quyền đó.


5

Digital Publishing in Developing Countries: The Emergence of New Models?
(Xuất bản kỹ thuật số ở các nước đang phát triển: Sự nổi lên của các mô hình mới?):
Kulesz (2011) phân tích về xuất bản điện tử tại các nước đang phát triển. Theo đó,
tại các nước đang phát triển, nơi xuất bản truyền thống phải đối mặt với thách thức
rất lớn với xuất bản điện tử. Sử dụng phương tiện kỹ thuật số có thể làm việc rất
nhanh, bỏ qua nhiều giai đoạn để ra một cuốn sách.
Survey of Book Publishing in Russia (Khảo sát xuất bản sách ở Nga):
Grigoriev và Adjoubei (2009) báo cáo tóm tắt ngành công nghiệp xuất bản ở Nga,
so sánh dữ liệu trong hai năm 2006-2007, vị trí, số lượng và quy mô của các công ty
xuất bản ở Nga. Những thách thức bao gồm cả sự suy giảm của văn hóa đọc trong
thanh niên và cạnh tranh của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Ngày nay,
xuất bản cuốn sách của Nga là một ngành công nghiệp có lợi nhuận và năng
động. Sự phát triển của nó được phản ánh trong sự tăng trưởng hàng năm. Năm
2006, lần đầu tiên trong lịch sử xuất bản Nga, hơn 100.000 cuốn sách được xuất
bản, với tổng bản in lên tới 633,5 triệu bản. Trong năm 2007, một kỷ lục mới được
thiết lập trong đó gần 109.000 cuốn sách đã được phát hành với số bản in là 665,5
triệu bản. Và trong năm 2008, số lượng sách tăng ấn tượng 13,4% so với số lượng
sách xuất bản năm 2007, đạt 123.336 cuốn, tổng bản in đã lên đến 760,44 triệu bản

trong năm 2008, tăng 14,2% về bản in so với năm 2007.
Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác về thị trường xuất bản phẩm cũng như
xu hướng lấn át của xuất bản điện tử so với xuất bản truyền thống, tiêu biểu có thể
kể đến các bài viết sau: The Global Ranking of the Publishing Industry 2009 [78],
Governments, Industries and Markets: Aspects of Government-Industry Relations in
the UK, Japan, West Germany and the USA since 1945 [77], China's Book
Publishing Industry: A Review of 2011 [73], Trade Book Publishing in Germany:
Summary Report for 2011 [71], Looking Back at 2010: The Book Industry in
Germany Still Trying to Find Its Way into Digitization [70], The Book Industry in
Germany: Looking Back at 2009 [69], Survey of Book Publishing in Russia [65],
Book Publishing Business in Romania - An Analysis from the Perspective of
Porter's Five Force Model [64], Glimpses of Indian Publishing Today in the Words


6

of Publishing Professionals [63], Publishing in Taiwan 2011: Government
Intervention at Its Best [76], Publishing in China and Indi a: Opportunities and
Challenges [75], Digital Publishing in Europe: a Focus on France, Germany, Italy
and Spain [74], Digital Publishing in Developing Countries: The Emergence of
New Models? [68], Evolution of the book publishing industry Structural changes
and strategic implications [67], Book publishing industry trends [66], Glimpses of
Indian Publishing Today in the Words of Publishing Professionals [63], Valuation
of the publishing industry [61].
Các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản là rất ít,
tiêu biểu có nghiên cứu của de Prato và Simon (2014) [60]. Mục đích nghiên cứu
của de Prato và Simon (2014) là xem xét lại các chính sách công và sự can thiệp của
chính phủ trong ngành công nghiệp xuất bản sách. Báo cáo tập trung vào năm vấn
đề chính: quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề vi phạm bản quyền, quy định về giá
sách, quy định về thuế GTGT giữa sách in và sách điện tử, các tổ chức đóng vai trò

như các thư viện và cơ quan đăng ký, và các vấn đề cạnh tranh. Bài viết này tập
trung nhiều hơn vào việc phân tích các văn bản chính sách và vị trí của đối tượng quản
lý. Nghiên cứu này không bao gồm các vấn đề quan trọng khác của chính sách công
như vai trò của nền dân chủ, nhân quyền, tự do thông tin và tính đa dạng văn hóa.
Các nghiên cứu này cho thấy thị trường xuất bản ở các nước rất phát triển và
được xem như một ngành công nghiệp nội dung lớn.
Tại Trung Quốc, quốc gia có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam, hoạt động
xuất bản là sự nghiệp văn hóa tư tưởng do Đảng lãnh đạo. Mục tiêu xuất bản của
Trung Quốc là xuất bản xã hội chủ nghĩa không phải đơn thuần là công cụ kiếm tiền
của cá nhân hay tập thể. Vì vậy các đề tài nghiên cứu của Trung Quốc về lĩnh vực
này tập trung xây dựng chiến lược phát triển sự nghiệp xuất bản phục vụ xã hội theo
định hướng xã hội chủ nghĩa [72], [62].

3.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Trong quá trình tìm tư liệu nghiên cứu, nghiên cứu sinh đã thấy một số bài
viết, một số đề xuất, kiến nghị trong khuôn khổ một số hội thảo liên quan đến quá
trình soạn thảo Luật Xuất bản 2004, luật sửa đổi một số điều của Luật Xuất bản


7

năm 2008 và Luật Xuất bản năm 2012. Gần đây, có một số đề xuất liên quan đến
vấn đề lựa chọn mô hình hoạt động của NXB trong khuôn khổ Hội nghị xây dựng
mô hình NXB đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế
do Vụ Báo chí Xuất bản - Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 3/6/2009. Một
số đề tài khoa học và luận án tiến sĩ đã công bố có liên quan đến vấn đề này.
Một số đề tài khoa học cấp bộ do các cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản
tiến hành như Cục Xuất bản, In và Phát hành, Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Thông tin
- Truyền thông trong các năm 2009, 2010 cũng là những kết quả quan trọng để đề
tài có thể kế thừa. Các nghiên cứu này bao gồm:

Nghiên cứu đánh giá nhu cầu đọc sách để định hướng xuất bản phục vụ bạn
đọc, góp phần phát triển văn hoá đọc tại các vùng, miền - Cục Xuất bản, In và Phát
hành - Chủ trì: Đỗ Kim Thịnh - 2009: Nghiên cứu này cho kết quả về nhu cầu đọc
sách theo các vùng miền tại Việt Nam, là căn cứ quan trọng cho quản lý nhà nước đối
với hoạt động xuất bản, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đọc sách của người dân [6].
Nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất
bản - Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông - Chủ trì: Phạm Thị Xuân Thủy 2009: Nghiên cứu này đã chỉ ra các nhóm giải pháp để phòng ngừa cũng như ngăn
chặn các hành vi vi phạm trong lĩnh vực xuất bản [42].
Nghiên cứu các cơ sở khoa học và lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật
trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, báo chí, xuất bản và công nghệ thông tin
- Vụ Pháp chế, Bộ Thông tin và Truyền thông - Chủ trì: Phan Quốc Vinh - 2009:
Nghiên cứu này đưa ra một số cơ sở lý luận và khoa học chung cho nhiều lĩnh vực
thuộc sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, không phải chuyên cho lĩnh vực
xuất bản [43].
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và pháp lý nâng cao hiệu quả xử lý
xuất bản phẩm vi phạm pháp luật - Cục Xuất bản, In và Phát hành - Chủ trì:
Nguyễn Kiểm - 2010: Nghiên cứu này đề xuất các giải pháp nhằm xử lý một cách
có hiệu quả các xuất bản phẩm vi phạm pháp luật, là một trong những giải pháp
nhằm tăng cường quản lý trong lĩnh vực xuất bản [35].
Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường quản lý Văn phòng đại diện của


8

nước ngoài tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực xuất bản và phát hành xuất bản
phẩm - Cục Xuất bản, In và Phát hành - Chủ trì: Nguyễn Kiểm - 2010 [8].
Đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp Nhà nước, mã số ĐT ĐTĐL.2009G/32
“ Xuất bản Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” do Hội
đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương)
chủ trì, PGS.TS. Nguyễn Hồng Vinh làm chủ nhiệm. Các cơ quan chính tham gia

nghiên cứu bao gồm: Hội xuất bản Việt Nam, Vụ Báo chí Xuất bản - Ban Tuyên
giáo Trung ương, Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ TTTT. Đây là lần đầu tiên
lĩnh vực xuất bản được nghiên cứu một cách tương đối toàn diện từ cơ sở lý luận
chung, thực trạng, đánh giá sự tác động của 2 yếu tố chính là cơ chế thị trường và
hội nhập quốc tế, bước đầu đưa ra các nhóm giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển
lĩnh vực xuất bản trong trung và ngắn hạn [34].
Một số đề tài luận án tiến sĩ có liên quan bao gồm: Kinh doanh xuất bản phẩm
trong cơ chế thị trường ở Việt Nam: Luận án PTS KH Kinh tế: Phạm Thị Thanh
Tâm - 1996; Luận án chỉ đề cập đến vấn đề kinh doanh xuất bản phẩm từ năm 1989
đến năm 1993 trên cơ sở nghiên cứu 02 tình huống điển hình là Tổng công ty phát
hành sách (Savina) và Công ty phát hành sách TP. Hồ Chí Minh (Fahasa). Luận án
này không đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản [40].
Pháp luật xuất bản ở Việt Nam, quá trình thực hiện và đổi mới trong điều kiện
cơ chế thị trường định hướng XHCN - Luận án PTS KH Luật học - Vũ Mạnh Chu 1996: Đây là một đề tài nghiên cứu pháp luật về xuất bản từ năm 1945 đến năm
1996. Đây là thời điểm Luật Xuất bản 1993 đã thực thi được 3 năm và đã bộc lộ
những thiếu sót. Đề tài đã đưa ra những phân tích tương đối toàn diện, logic về hệ
thống pháp luật tại giai đoạn này. Sau gần 20 năm kể từ năm 1996, Quốc hội đã ban
hành Luật Xuất bản mới, Luật Xuất bản 2004, sửa đổi 2008 và Luật Xuất bản 2012
với nhiều thay đổi căn bản [58].
Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức quản lý ở các NXB nước ta hiện nay Luận án PTS kinh tế - Khuất Duy Hải - 1994: Luận án đi vào nghiên cứu vấn đề
hoàn thiện tổ chức quản lý ở các NXB, đề xuất cách thức tổ chức quản lý, tổ chức
hoạt động của các NXB [22].
Đổi mới quản lý nhà nước đối với hoạt động của các NXB trong bước chuyển


9

sang cơ chế thị trường - Luận án PTS kinh tế - Đường Vinh Sường - 1993: Luận án
nghiên cứu và đề xuất cách thức quản lý nhà nước đối với các NXB trong bối cảnh
Quốc hội vừa thông qua Luật Xuất bản năm 1993 (tháng 7/1993). Luận án đã đưa ra

nhiều kiến nghị phù hợp tại thời điểm đó. Nhiều kiến nghị đã được đưa vào các văn
bản quy định chi tiết thi hành Luật Xuất bản 1993 mà tiêu biểu là sự thay đổi pháp
luật vào năm 2004 với sự ra đời của Luật Xuất bản 2004 [18].
Nghiên cứu vấn đề quản lý thị trường xuất bản phẩm ở Việt Nam từ năm 1993
đến nay - Luận án tiến sĩ Văn hoá học - Đỗ Thị Quyên - 2008: Đây là một luận án
tiến sĩ chuyên ngành văn hóa học. Luận án nghiên cứu vấn đề quản lý thị trường
sách từ năm 1993 đến năm 2006 và đề xuất một số giải pháp quản lý thị trường sách
in. Luận án trả lời câu hỏi quản lý thế nào để phát triển thị trường sách khi sách đã
được sản xuất [16].
Các đề tài này là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh kế thừa cho nghiên cứu
của mình.
Tóm lại, các nghiên cứu về lĩnh vực xuất bản có thể chia làm 2 nhóm. Nhóm
các nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu tiếp cận xuất bản như một lĩnh vực kinh tế
đơn thuần với những thách thức trước mắt là xuất bản điện tử, đem đến nhiều cơ hội
cũng như nhiều thách thức mới cho ngành. Nhóm nghiên cứu về xuất bản trong
nước chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động
xuất bản. Nhìn chung, các nghiên cứu của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất bản có giá trị cao về mặt thực tiễn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó không
tránh khỏi cái nhìn chủ quan từ phía các cơ quan quản lý do vậy đưa ra các giải pháp
quản lý theo hướng “quản thật chặt” hay “thuận lợi cho người quản lý, bất lợi cho
người bị quản lý”. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những sai phạm có chiều hướng gia
tăng trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa này. Do vậy, rất cần có những nghiên cứu
khách quan hơn, đứng từ góc độ khoa học quản lý và những đơn vị làm xuất bản,
giúp cho hoạt động xuất bản ở Việt Nam thực sự phát triển cả về lượng và chất cũng
như khắc phục được những yếu kém hiện nay trong công tác quản lý nhà nước đối
với lĩnh vực này. Đây cũng là "khoảng trống" nghiên cứu mà luận án hướng tới
nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam trong
tình hình hiện nay.



10

4. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
Mục tiêu của luận án bao gồm:
- Hệ thống hoá và phát triển có chọn lọc cơ sở lý luận quản lý nhà nước đối
với hoạt động xuất bản;
- Phân tích thực trạng hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất bản ở nước ta hiện nay, chỉ ra các cơ hội và thách thức, các điểm mạnh và
điểm yếu, nguyên nhân những điểm yếu của hoạt động xuất bản và quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất bản hiện nay;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước để phát triển hoạt động
xuất bản ở Việt Nam trong thời gian tới.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất
bản tại Việt Nam. Hoạt động quản lý nhà nước trong luận án này được tiếp cận theo
quy trình quản lý, bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra hoạt động
xuất bản ở Việt Nam.
Vấn đề quản lý được nghiên cứu giải quyết trong luận án là hoạt động quản lý
vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản, tiếp cận theo quy trình quản lý.
Luận án không đi vào quản lý vi mô của các đơn vị xuất bản, in phát hành. Tuy
nhiên, các dẫn chứng minh họa trong luận án, ngoài việc sử dụng số liệu của ngành,
còn sử dụng các số liệu của các cơ sở xuất bản, in phát hành để việc luận giải có
tính thuyết phục hơn.
Hoạt động xuất bản bao gồm 3 lĩnh vực là xuất bản, in và phát hành. Luận án
chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề quản lý nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản (tổ
chức bản thảo), các lĩnh vực in và phát hành chỉ để đề cập ở một mức độ nhất định.
Xuất bản phẩm bao gồm: Sách in; Sách chữ nổi; Tranh, ảnh, bản đồ, ápphích, tờ rời, tờ gấp; Các loại lịch; Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc
minh họa cho sách. Sản phẩm của các NXB được phân tích, đánh giá trong luận án
chủ yếu là sách, bao gồm cả sách in và sách điện tử.

Thời gian nghiên cứu từ 2009 đến nay, số liệu thu thập được trong 5 năm từ
2010 đến hết 2014. Giải pháp của luận án đề ra từ nay đến năm 2020.


11

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Khung lý thuyết
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu được tác giả sử dụng cho luận án bao
gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua điều tra, phỏng vấn sâu một số
cơ quan, cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, một số NXB và nhà sách
với tư cách là người bị tác động chủ yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động
xuất bản. Dữ liệu thu được có thể góp phần chứng minh được tính phù hợp, tính
hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước hiện hành trong lĩnh vực xuất bản.
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để lượng hóa đánh giá về
hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản của đối tượng bị
quản lý trong lĩnh vực xuất bản bao gồm chủ yếu là lãnh đạo NXB và các NXB, cơ
sở in và phát hành tư nhân. Căn cứ vào đó, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ được
nhìn nhận, đánh giá khách quan của đối tượng bị quản lý đối với công việc của nhà
quản lý.
Để xử lý được các dữ liệu định lượng và định tính thu được, tác giả sẽ sử dụng
phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê dưới sự trợ giúp của phần mềm thống kê
SPSS để phân tích dữ liệu. Kết quả xử lý dữ liệu là cơ sở để đánh giá khách quan
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản hiện tại có phù hợp, hiệu lực
và hiệu quả hay không? Cần phải hoàn thiện từ khâu nào?
Nguồn dữ liệu phục vụ nghiên cứu gồm cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.
Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu thống kê, các cuộc điều tra khảo sát, bài báo
và công trình nghiên cứu trước, số liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành - Bộ
Thông tin Truyền thông, Tổng cục Thống kê. Số liệu sơ cấp thu thập được do việc

chọn mẫu thích hợp để điều tra, khảo sát thực tế thông qua phiếu câu hỏi đối với các
đối tượng nghiên cứu.
Khung lý thuyết nghiên cứu của luận án là lý thuyết về quản lý nhà nước theo
quá trình quản lý từ lập kế hoạch, tổ chức, điều hành đến kiểm soát thực hiện.


12

Hình 1. Khung lý thuyết nghiên cứu
Các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý
nhà nước
-

-

-

Chủ trương,
đường lối của
Đảng đối với
hoạt động
xuất bản
Đội ngũ cán
bộ quản lý
nhà nước đối
với hoạt động
xuất bản
Năng lực của
các đơn vị

xuất bản

Mục tiêu

Quản lý
nhà nước
-

-

Chiến
lược, quy
hoạch,
chính
sách và
quy định
pháp luật
Tổ chức
thực hiện
Kiểm
soát

Hoạt
động
xuất
bản

-

-


Phát triển hoạt
động xuất bản
đúng định hướng
của Đảng và Nhà
nước.
Nâng cao dân trí
và đời sống văn
hóa tinh thần của
nhân dân.
Nâng cao hiệu quả
kinh tế của hoạt
động xuất bản.

Nguồn: Tác giả xây dựng

6.2. Quy trình nghiên cứu
Hình 2. Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu
tổng quan

Phỏng vấn
chuyên gia

Xây dựng
khung lý
thuyết

Thu thập
dữ liệu

thứ cấp

Thu thập
dữ liệu
sơ cấp

Phân tích
dữ liệu,
đánh giá
thực
trạng

Kết
luận,
kiến
nghị

Nguồn: Tác giả xây dựng


13

6.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
6.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu báo cáo thống kê ngành xuất bản năm nào cũng có. Mỗi năm,
ngành xuất bản tổ chức 2 cuộc họp tổng kết, một cuộc họp vào khoảng tháng 7 hàng
năm để tổng kết 6 tháng đầu năm và bàn kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm, một
cuộc họp được tổ chức vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 hàng năm để tổng kết năm
và bàn kế hoạch năm sau. Chủ trì các cuộc họp tổng kết là Cục Xuất bản, In và Phát
hành và Ban TGTW. Từ năm 2009 đến nay, nghiên cứu sinh đều tham gia đủ 2

cuộc họp tổng kết ngành được tổ chức hàng năm. Nội dung các cuộc họp tổng kết
đều có báo cáo tổng kết của Cục Xuất bản, In và Phát hành và Ban TGTW. Nội
dung của báo cáo bao gồm:
Phần 1: Kết quả thực hiện công tác trong kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, bao gồm cả 3
lĩnh vực xuất bản, in và phát hành. Về xuất bản, báo cáo nêu rõ số liệu về sách và
văn hóa phẩm xuất bản trong kỳ, bao gồm cả số lượng đầu sách xuất bản và số
lượng bản in; báo cáo về việc thực hiện pháp luật xuất bản của các NXB (về đăng
ký kế hoạch xuất bản, thực hiện lưu chiểu, về liên kết xuất bản và về nội dung xuất
bản phẩm). Báo cáo cũng có số liệu kinh doanh, lãi lỗ của các NXB trong kỳ. Về
lĩnh vực phát hành, báo cáo cũng có số liệu liên quan đến tổng số sách phát hành
trong kỳ, tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu sách trong kỳ, ưu, nhược điểm của
hoạt động phát hành.
Báo cáo cũng có các thông tin tóm tắt về kết quả hoạt động quản lý nhà nước
đối với hoạt động xuất bản trong kỳ: công tác tham mưu, đề xuất cơ chế chính sách,
xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật; công tác đọc lưu chiểu xuất bản
phẩm và xử lý vi phạm; công tác Nhà nước đặt hàng, trợ cước xuất bản phẩm, công
tác bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ xuất bản; những hạn chế tồn tại của quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất bản.
Phần 2: là các kế hoạch công tác của ngành 6 tháng hoặc 1 năm.
Phần 3: là các phụ lục trong đó có các số liệu, thông thường bao gồm:
- Số lượng sách và xuất bản phẩm trong kỳ
- Số lượng bản in


14

- Số lượng đầu sách nộp lưu chiểu của từng NXB
- Phân loại cơ cấu đề tài xuất bản
- Phân loại phương thức xuất bản (tự xuất bản hay liên kết xuất bản)
- Phân tích tình hình lưu chiểu của các NXB

- Tổng hợp hoạt động kinh doanh của các NXB trong kỳ
- Tổng hợp hoạt động kinh doanh của các công ty phát hành sách trong kỳ
Các thông tin và số liệu trong báo cáo là nguồn dữ liệu quan trọng, cập nhật giúp
cho tác giả giảm bớt được rất nhiều công sức cũng như chi phí điều tra nghiên cứu.
Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn thu thập được các dữ liệu thứ cấp ngành xuất
bản tại niên giám thống kê các năm. Đặc biệt, trong các báo cáo khoa học, đề tài
nghiên cứu cấp Bộ và cấp Nhà nước về xuất bản đã có rất nhiều bảng hỏi được thu
thập trong lĩnh vực xuất bản mà luận án có thể kế thừa. Đối với một số đề tài do
Cục Xuất bản, In và Phát hành thực hiện được, nghiên cứu sinh đã tiếp cận được các
bảng hỏi gốc mà đề tài thu thập được. Qua đó nghiên cứu sinh đã lọc ra các ý đã
được điều tra, khai thác chúng theo cách nhìn riêng của luận án.

6.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Sau khi tổng hợp toàn bộ các dữ liệu thứ cấp, luận án đã phát hiện ra các
thông tin chưa được thu thập hoặc cần khai thác, đào sâu thêm. Qua đó, dựa trên
khung lý thuyết nghiên cứu, luận án đã xây dựng bảng hỏi để khai thác các thông tin
còn thiếu. Đối tượng được hỏi chủ yếu là các cá nhân làm việc tại các NXB và các
NXB, cơ sở in và phát hành tư nhân, đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động
quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Người được hỏi chủ yếu là lãnh đạo
NXB và các NXB, cơ sở in và phát hành, những người hiểu nhất về hoạt động xuất
bản và quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản. Nghiên cứu sinh may mắn
được tham gia hàng năm 2 cuộc họp với lãnh đạo toàn bộ 63 NXB trên toàn quốc.
Thông qua các cuộc họp đó, nghiên cứu sinh thu thập được các bảng hỏi một cách
khá dễ dàng. Ngoài ra, nghiên cứu sinh có hỏi một số cá nhân làm việc tại các cơ
quan quản lý về xuất bản và một số chuyên gia làm việc tại các cơ quan nghiên cứu
về quản lý nhà nước để xem mức độ đánh giá của họ khác biệt như thế nào với 2 đối
tượng trên. Tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu, số phiếu thu về là 137 phiếu.


15


Bảng hỏi gồm 48 câu hỏi được chia làm 2 phần: phần 1 đánh giá về hoạt động
xuất bản tại Việt Nam, phần 2 đánh giá về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất
bản. Phần một chia làm 2 nhóm câu hỏi xin ý kiến đánh giá của người được hỏi về
(1) hoạt động xuất bản sách và (2) đánh giá về môi trường kinh doanh sách. Phần 2
chia thành 5 nhóm câu hỏi xin ý kiến đánh giá của người được hỏi về (1) cơ chế
chính sách đối với hoạt động xuất bản, (2) xây dựng và thực thi pháp luật về xuất
bản, (3) hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, (4)
công tác xã hội hóa hoạt động xuất bản, (5) các giải pháp chính sách của Nhà nước
nhẵm hỗ trợ cho hoạt động xuất bản.
Ngoài một số câu hỏi mở, hầu hết các câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức độ:
(1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) lưỡng lự, (4) đồng ý, (5) rất đồng ý. Để dễ
phân tích, các câu hỏi được thiết kế theo các mệnh đề tích cực, theo đó nếu người hỏi
trả lời rất không đồng ý nghĩa là vấn đề đó đang yếu kém và ngược lại, ví dụ:
Đánh giá chung về hoạt động xuất bản:

1.1. Thị trường sách rất phong phú
1.2. Có nhiều sách nghiên cứu cho
các đối tượng bạn đọc

Rất
không
đồng ý
1
1

Không
Đồng
đồng Lưỡng
ý

ý
lự
2
3
4
2

3

4

Rất
đồng ý
5
5

Hoặc:
Đánh giá về hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất bản
Rất
không
đồng ý
3.1. Các cơ quan quản lý nhà
nước đối với hoạt động xuất bản
luôn tạo điều kiện thuận lợi cho
NXB, cơ sở in và phát hành
3.2. Thủ tục hành chính trong
việc xuất bản sách thuận lợi cho
các NXB, cơ sở in và phát hành


Không
đồng ý

Lưỡng
lự

Đồng
ý

Rất
đồng
ý

1

2

3

4

5

1

2

3

4


5


16

Qua 7 nhóm vấn đề được hỏi, luận án sẽ có cơ sở xem xét mức độ đánh giá của
người được hỏi về các vấn đề luận án quan tâm.
Câu hỏi số 8 là câu hỏi mở để người được hỏi có thể tự do đưa thêm các ý
kiến riêng của mình về hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước đối với hoạt
động xuất bản.
Bảng hỏi có câu hỏi số 9 để biết người được hỏi làm việc tại khu vực nào: (1)
cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất bản, (2) NXB, (3) nhà sách tư
nhân (4) cơ quan nghiên cứu hay (5) độc giả đơn thuần. Qua đó, luận án sẽ biết
được mức độ đánh giá khác nhau về cùng 1 vấn đề đối với 5 đối tượng khác nhau.

6.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu
Sau khi thu thập các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, nghiên cứu sinh tiến hành làm
sạch dữ liệu, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm SPSS
để xử lý dữ liệu.
Ngoài kết quả phân tích của phần mềm SPSS, nghiên cứu sinh còn sử dụng
phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu các dữ liệu thứ cấp
và sơ cấp với nhau, đối chiếu giữa mức độ đánh giá của các nhóm đối tượng hỏi
khác nhau để phân tích làm rõ thực trạng hoạt động xuất bản và quản lý nhà nước
đối với hoạt động xuất bản ở Việt Nam hiện nay.


×