Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG hỗ TRỢ TRẺ KHIẾM THỊ TRƯỚC KHI đi học hòa NHẬP tại các TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2015

Tên công trình:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TRẺ KHIẾM THỊ
TRƯỚC KHI ĐI HỌC HÒA NHẬP TẠI
CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Điển cứu: Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng
Đ/c: số 1-đường 7-khu phố 3-phường Tam Bình-Q.Thủ ĐứcTP.Hồ Chí Minh.

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Lương Thu Phương

(Lớp CTXH K06; khóa 2012-2016)

Thành viên: Huỳnh Thị Thủy Chung

(Lớp CTXH K06; khóa 2012-2016)

Lê Trọng Tuấn

(Lớp CTXH K06; khóa 2012-2016)

Nguyễn Hoàng Ly Đan

(Lớp CTXH K06; khóa 2012-2016)



Người hướng dẫn: TS. Đỗ Hạnh Nga (trưởng khoa Công tác xã hội).



MỤC LỤC


1

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Hiện nay, nhóm người khuyết tật nói chung đang là nhóm người được xã hội quan
tâm do họ phải chịu nhiều thiệt thòi hơn những người bình thường khác. Xã hội ngày
càng phát triển là cơ hội để họ có thể hòa nhập hơn với cuộc sống, để họ có thể làm chủ
cuộc sống của mình và ít phụ thuộc vào người khác. Đặc biệt, trong nhóm người khuyết
tật, trẻ em khiếm thị là một nhóm rất thiệt thòi. Các em phải chịu nhiều thiệt thòi hơn
những gì mà chúng ta vẫn thường thấy. Do đó, là sinh viên ngành công tác xã hội, chúng
tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về những thiệt thòi, khó khăn của các em để góp phần cùng xã
hội có những tác động tích cực để giúp đỡ các em. Chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu là
thực trạng hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị trước khi đi học hòa nhập tại các trường phổ
thông với mong muốn tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động hỗ trợ hiện tại, từ
đó chọn ra những phương pháp thích hợp nhất để hỗ trợ các em khiếm thị, giúp các em có
cơ hội được học tập như bao trẻ em khác và cũng là cơ hội để các em hòa nhập với xã hội.
Hơn thế, việc học tập, chinh phục tri thức là con đường phù hợp nhất với các em, để các
em có thể tự làm chủ cuộc sống của mình.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng cả phương pháp nghiên cứu
định tính và định lượng để thu thu tập thông tin là phát bảng hỏi (30 mẫu) và phỏng vấn
sâu (11 mẫu). Sau đó tiến hành tổng hợp và phân tích dữ liệu để đưa ra kết quả nghiên
cứu. Chúng tôi nêu ra các thực trạng chủ yếu ở các hoạt động hỗ trợ về sinh hoạt, định
hướng di chuyển và học tập của trẻ khiếm thị, phân tích thực trạng trên ở các khía cạnh

gia đình, trung tâm khiếm thị mà trẻ đang sinh hoạt, bản thân trẻ và cả xã hội. Với kết quả
đã đạt được, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị với hi vọng góp một phần nhỏ vào việc hỗ
trợ trẻ em khiếm thị được đi học hòa nhập tại các trường phổ thông và giúp mọi người có
những suy tích cực hơn về trẻ khiếm thị.


2

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, nhà nước ta đã có nhiều chính sách quan tâm đến người
khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng. Các trung tâm, mái ấm, nhà mở nuôi
dạy trẻ khiếm thị ngày càng nhiều và số lượng học sinh khiếm thị theo học hòa nhập cùng
những học sinh sáng mắt cũng tăng lên. Tuy nhiên khi theo học hòa nhập học sinh khiếm
thị vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn như: Tâm lý không ổn định trước môi trường học mới,
các vấn đề khó khăn về giao tiếp với bạn bè thầy cô, thiếu kỹ năng khi tiếp cận với những
phương pháp học tập của người sáng mắt… Những khó khăn này có thể dẫn đến một số
hậu quả như: kết quả học tập không tốt, tâm lý hoang mang, tự ti, mặc cảm về bản thân
dẫn đến nghỉ học giữa chừng… Những vấn đề này của các em xuất phát từ nguyên nhân
chính là các em chưa có được sự giúp đỡ cũng như can thiệp sớm. Đối với mỗi dạng
khuyết tật, các em có những khó khăn nhất định. Các em khiếm thị cũng vậy, trở ngại lớn
nhất chính là không thể quan sát được hoặc quan sát rất kém các sự vật hiện tượng.
Những kỹ năng mà các em cần được phát huy để bù lại phần khiếm khuyết ấy là tăng
cường sự rèn luyện các giác quan khác như: nghe, nếm, ngửi, sờ. Chính vì những khác
biệt đặc thù đó mà các em khiếm thị cần có những giúp đỡ và can thiệp phù hợp kịp thời.
Những vấn đề này của các em hoàn toàn có thể được cải thiện thông qua các hoạt
động hỗ trợ trước khi đi học hòa nhập. Tuy nhiên, phần lớn gia đình có con khiếm thị và
trung tâm nơi các em sinh hoạt mới chỉ quan tâm đến việc học chữ và kiến thức mà chưa
hỗ trợ nhiều kỹ năng cho các em trong môi trường học mới. Chính vì thế vai trò của phụ
huynh và giáo viên trong việc chuẩn bị cho trẻ khiếm thị trước khi đi học hòa nhập là vô

cùng quan trọng. Cần có những biện pháp giúp đỡ một cách có hệ thống và bài bản để các
em có được sự chuẩn bị tốt nhất khi tham gia học cùng học sinh sáng mắt. Các em cần
được trang bị những kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng di chuyển trong môi trường
mới và cả kỹ năng học tập để hòa nhập với học sinh mắt sáng . Đây là những kĩ năng cần
thiết và căn bản nhất nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào biện pháp hỗ trợ từ phụ huynh và


3

giáo viên của các em. Hiện nay, các tài liệu hỗ trợ, hướng dẫn học sinh khiếm thị trước
khi đi học hòa nhập ở trong nước còn rất hạn chế, vì thế những biện pháp được phụ huynh
và giáo viên áp dụng hỗ trợ cho em còn rời rạc và chưa có hiệu quả cao. Xét về tính cấp
thiết đó nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thực trạng hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm
thị trước khi đi học hòa nhập ở trường phổ thông” để tìm hiểu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.
2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
2.1.1.Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu hoạt động hỗ trợ của đội ngũ giáo viên và phụ huynh cho trẻ khiếm thị
trước khi các em đi học hòa nhập tại các trường phổ thông. Từ đó hệ thống hóa và đề xuất
một số biện pháp cải tiến hoạt động chuẩn bị cho học sinh khiếm thị đi học hòa nhập, giúp
các em nhanh chóng hòa nhập vào môi trường học tập mới tại các trường phổ thông.
2.1.2.Mục tiêu cụ thể:
- Tổng hợp tài liệu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài: người khuyết tật,
người khiếm thị, học hòa nhập và các hoạt động chuẩn bị cho học sinh khiếm thị đi học
hòa nhập ở trường phổ thông.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động hỗ trợ của đội ngũ giáo viên và phụ huynh cho trẻ khiếm
thị trước khi các em đi học hòa nhập ở các trường phổ thông.
- Đề xuất một số khuyến nghị chuẩn bị cho trẻ khiếm thị học hòa nhập tại các trường phổ
thông.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu cần phải làm rõ thực trạng hoạt động hỗ trợ dành cho trẻ khiếm
thị trước khi đi học hòa nhập. Để làm được điều đó, nhóm thực hiện đề tài cần tìm hiểu,
thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn sâu và sử dụng bảng hỏi đối với phụ huynh, giáo
viên của các em, các Soeur và chính các trẻ khiếm thị tại trung tâm. Ngoài ra, đề tài còn


4

cần làm rõ sự phối hợp giữa gia đình và trung tâm trong việc dạy các kĩ năng để hỗ trợ
các em. Và cuối cùng là đưa ra một số khuyến nghị để cải thiện hoạt động này.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị trước khi đi học hòa nhập tại
các trường phổ thông.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
- Trẻ khiếm thị
- Giáo viên giáo dục đặc biệt
- Các Soeur và phụ huynh của trẻ khiếm thị.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
3.3.1. Địa bàn nghiên cứu: Tại Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng
3.3.2. Giới hạn nghiên cứu:
Chỉ nghiên cứu trong giới hạn các hoạt động sau:
- Hoạt động chuẩn bị kĩ năng sinh hoạt hằng ngày.
- Hoạt động định hướng di chuyển của học sinh khiếm thị
- Kĩ năng học tập chung với người mắt sáng.
4. Gới hạn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu“Thực trạng hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị trước khi đi học hòa
nhập tại các trường phổ thông” còn nhiều điểm hạn chế như sau:
- Các phân tích còn chưa đi sâu, chưa làm nổi bật vấn đề.
- Nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế, chưa đa dạng.



5

- Việc khảo sát ý kiến còn chưa rộng rãi, số lượng người được khảo sát còn ít, bảng
hỏi còn chung chung, chưa đi sâu vào vấn đề.

5. Đóng góp mới của đề tài.
Sau quá trình khảo sát và hoàn thành, nhóm nghiên cứu tự nhận thấyđề tài có một
số điểm mới sau:
- Xác minh thực trạng các hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị trước khi đi học hòa nhập
tại các trường phổ thông ở cả gia đình và trung tâm.
- Tìm hiểu được những khó khăn gặp phải trong quá trình hỗ trợ trẻ.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện thực trạng này.
6. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn.
6.1. Ý nghĩa lí luận:
- Nắm rõ phương pháp làm bài nghiên cứu khoa học và tầm quan trọng của đối
tượng nghiên cứu.
- Đề tài giúp hiểu rõ thực trạng hỗ trợ trẻ khiếm thị trước khi học tập hòa nhập.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho người muốn tìm hiểu về phương pháp hỗ trợ trẻ
khiếm thị trước khi học hòa nhập.
- Đề tài đã đưa ra được giải pháp để cải thiện hoạt động chuẩn bị cho trẻ khiếm thị đi học
hòa nhập nhằm giúp trẻ khiếm thị có những phương pháp học tập mới phù hợp với bản
thân và giúp những phụ huynh trẻ khiếm thị có những kiến thức cơ bản để hỗ trợ các em
trước khi đến trường.
7. Các phương pháp nghiên cứu và kĩ thuật nghiên cứu


6


7.1. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định
lưỡng với kỹ thuật thu thập thông tin là khảo sát bằng bảng hỏi. Bên cạnh đó, đề tài còn
kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thu thập thông tin là thông qua
phỏng vấn sâu trẻ khiếm thị, phụ huynh trẻ khiếm thị, cô giáo và các Soeur tại Trung tâm
Bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng.
7.1.1. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp sử dụng những kỹ thuật
nghiên cứu để thu thập dữ liệu định lượng - thông tin có biểu hiện bằng các con số và bất
cứ gì có thể đo lường được. Với phương pháp này, chúng tôi muốn lượng hóa thực trạng
hoạt động hỗ trợ của đội ngũ giáo viên và phụ huynh cho trẻ khiếm thị trước khi các em
đi học hòa nhập tại các trường phổ thông. Đó là thực trạng chuẩn bị các kỹ năng sinh hoạt
hàng ngày, khả năng định hướng di chuyển của học sinh khiếm thị và kỹ năng học tập
chung với học sinh sáng mắt. Từ những thực trạng này, sẽ đề xuất một số biện pháp chuẩn
bị cho trẻ khiếm thị đi học hòa nhập tại các trường phổ thông. Phương pháp nghiên cứu
định lượng chính được sử dụng là phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi.
7.1.2. Phương pháp nghiên cứu định tính
Đây là phương pháp sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu đề thu thập dữ liệu, thông
tin có tính đặc trưng, chi tiết về những biện pháp mà đội ngũ giáo viên, các Soeur tại
Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng cũng như phụ huynh của các em học sinh khiếm
thị đã thực hiện để chuẩn bị cho các em khiếm thị trước khi đi học hòa nhập tại các
trường phổ thông. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu định tính cũng được sử dụng
đối với học sinh khiếm thị. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng là phương
pháp phỏng vấn sâu, quan sát.
7.2. Kỹ thuật nghiên cứu
7.2.1. Kỹ thuật thu thập thông tin:


7


- Bảng hỏi: Để thu thập thông tin định lượng, nghiên cứu sẽ sử dụng kỹ thuật khảo sát
bằng bảng hỏi được xây dựng với số lượng mẫu là toàn bộ học sinh khiếm thị đang được
nuôi dạy tại Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng, giáo viên, các Souer và phụ huynh
học sinh (khoảng 30 người).
- Phỏng vấn sâu: Để thu thập thông tin định tính với cấu trúc câu hỏi đã được phác thảo
trước theo các tiêu chí và chủ đề liên quan đến các biện pháp hỗ trợ trẻ khiếm thị trước
khi đi học hòa nhập.
- Quan sát: Được thực hiện khi ghi nhận mức độ thành thạo của học sinh khiếm thị khi
thực hiện các thao tác sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng định hướng di chuyển, kỹ năng học
tập trên lớp, kỹ năng học tập tại nhà của học sinh khiếm thị.
7.2.2. Kỹ thuật xử lí thông tin:
- Thông tin tư liệu: tổng quan tài liệu, một số khái niệm, các lí thuyết ứng dụng.
- Thông tin định tính: phân loại thông tin, gỡ băng phỏng vấn, các bảng biểu quan sát
- Thông tin định lượng: tổng hợp số liệu từ bảng hỏi.
7.3. Phương pháp chọn mẫu: phân tầng
7.3.1.Phương pháp định lượng: 30 mẫu
- Nhóm giáo viên (giáo dục đặc biệt): 20 người
- Nhóm phụ huynh (hỗ trợ tại nhà): 10 người
7.3.2.Phương pháp định tính: 11 mẫu
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu 5 học sinh khiếm thị, 4 giáo viên và 2 phụhuynh.
8. Kết cấu bài nghiên cứu.
MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:


8

2.


Tình hình nghiên cứu đề tài:

3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:

4.

Giới hạn của đề tài:

5.

Đóng góp mới của đề tài:

6.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:

7.

Kết cấu của đề tài:

CHƯƠNG 1: Cơ sở lí luận và hướng tiếp cận lí thuyết
CHƯƠNG 2: Tổng quan về trẻ khiếm thị và địa bàn nghiên cứu
CHƯƠNG 3: Thực trạng hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị trước khi đi học hòa nhập.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


9


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN LÍ THUYẾT
1.1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Cuốn sách “Giúp đỡ trẻ em mù” của tác giả Sandy Niemann –Namita Jacob do
dịch giả Bùi Đức Thắng dịch và được nhà xuất bản giáo dục Việt Nam ấn hành là một
trong những cuốn sách hữu ích đối với những bậc phụ huynh có con là người khiếm thị.
Cuốn sách này nói về sự hỗ trợ trẻ bị khuyết tật thị giác từ sơ sinh đến năm tuổi. Giúp
những người chăm sóc trẻ như: cha mẹ, các thành viên trong gia đình và các nhân viên y
tế thấu hiểu về khuyết tật, về cách giúp trẻ học tập và phát triển bằng cách sử dụng những
hoạt động phát triển trí tuệ thích hợp.Những nội dung chính của cuốn sách gồm:





Đánh giá mức độ khuyết tật thị giác của trẻ.
Kích thích sự hoạt động của trẻ qua hoạt động học tập.
Đương đầu với những thách thức tăng lên của trẻ bị khuyết tật thị giác.
Làm việc với những thành viên khác trong cộng đồng để tăng cường chăm sóc trẻ

có khuyết tật thị giác.
 Giúp trẻ trở thành một người năng động trong cộng đồng.
Cuốn sách gồm tám chương. Trong bốn chương đầu cung cấp những thông tin nền
tảng cho các bậc phụ huynh trong việc giúp con mình bị khiếm thị.Các chương còn lại tập
trung vào các ví dụ giúp trẻ phát triển các kỹ năng và những thông tin để các chăm sóc
viên có thể hỗ trợ lẫn nhau.
Có thể nói điểm thành công nhất của cuốn sách là thấy được những hỗ trợ cho trẻ
bị khiếm thị ở giai đoạn đầu là điều vô cùng cần thiết. Những ví dụ trong cuốn sách tương
đối cụ thể và sát thực. Tuy nhiên cuốn sách chỉ mới hạn chế trong phạm vi hẹp từ sơ sinh

đến năm tuổi.Cuốn sách cũng chưa bàn sâu đến những hỗ trợ có tính hệ thống của đội ngũ
giáo viên trong các trung tâm. Mặc dù vậy điểm tích cực là cuốn sách đã có được những
nghiên cứu đặc thù về người khiếm thị.


10

Cuốn sách: "Hướng dẫn phát triển cho trẻ khiếm thị sơ sinh – cẩm nang can thiệp
sớm” của các tác giả: Amanda hall Lueck, Deborah Chen và Linda S.kekelislà cuốn
sáchvô cùng quan trọng cung cấp một khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực trẻ
khiếm thị sơ sinh cho các bậc phụ huynh có con bị khiếm thị, các giáo viên và những
người quan tâm nghiên cứu trẻ khiếm thị. Từ những vấn đề cụ thể được đưa ra, các tác giả
đã có sự nghiên cứu, phân tích, đánh giá và gợi ý các giải pháp can thiệp giúp cho trẻ
khiếm thị sơ sinh có được những định hướng của phát triển ổn định, khắc phục dần khiếm
khuyết cơ thể để từng bước hòa nhập với cuộc sống. Cuốn sách bao gồm sáu phần tương
ứng với những nội dung phát triển sau:
+ Sự phát triển tình cảm, xã hội.
+ Sự phát triển dao tiếp.
+ Sự phát triển nhận thức.
+ Sự phát triển vận động tinh.
+ Sự phát triển vận động thô.
+ Sự phát triển thị giác chức năng.
Nhìn tổng thể cuốn sách đã bao quát các nội dung cơ bản của sự phát triển trẻ khiếm thị từ
0-24 tháng tuổi (sơ sinh) có khiếm khuyết thị giác ở các mức độ khác nhau. Trong mỗi
phần có các nội dung cụ thể và trong mỗi nội dung ấy lại được phân nhỏ thành các vấn đề.
Với sự trình bầy rõ rang , mạch lạc, có sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức cơ bản với
chuyên sâu, vận dụng cả lý thuyết với thực hành, cuốn sách mang đến cho người đọc cái
nhìn toàn diện về sự phát triển của trẻ khiếm thị sơ sinh, Từ đó người đọc có thêm nguồn
tư liệu tham khảo để có thể giúp đỡ trẻ khiếm thị sơ sinh phát triển tốt hơn.
Cuốn sách: "Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị" của Trần Thi Hòa là cuốn

sáchcung cấp những kiến thức cơ bản nhất về trẻ khiếm thị: đặc điểm tâm lí cơ bản của trẻ
khiếm thị như cảm giác tri giác, ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức, phát triển các kĩ năng đặc
thù của trẻ khiếm thị, giới thiệu hệ thống phương tiện trợ thị và tình hình giáo dục trẻ


11

khiếm thị ở Việt Nam. Qua cuốn sách, chúng ta nắm được những đặc điểm tâm lí của trẻ
khiếm thị trong nhận thức, giao tiếp và tình cảm xã hội, ngôn ngữ. Đặc biệt trong phần
phát triển các kĩ năng cho trẻ khiếm thị, chúng ta biết thêm rất nhiều kĩ năng hỗ trợ cho
trẻ khiếm thị gồm:
+ Kĩ năng định hướng di chuyển: là kĩ năng quan trọng nhất đối với trẻ khiếm thị. Trong
phần này, tác giả đã nêu ra kĩ thuật cụ thể như: kĩ thuật với người dẫn đường, kĩ thuật sử
dụng các thế tay an toàn, kĩ thuật sử dụng gậy…
+ Phát triển kĩ năng xúc giác: khi làm việc với người khiếm thị chúng ta phải kích thích
họ sử dụng xúc giác vì đây là cơ quan rất nhạy cảm, phát triển một cách khác biệt khi bị
khiếm thị.
+ Dạy kĩ năng đọc, viết chữ nổi: tư thế ngồi, cách đặt giấy, đọc chữ Braille…
+ Phát triển kĩ năng thị giác: kích thích và luyện tập thị giác ở các mức độ khác nhau cho
trẻ.
Những kiến thức này đặc biệt quan trọng đối với những gia đình có con bị khiếm thị nói
riêng và với các trung tâm hỗ trợ trẻ khiếm thị nói chung.
Những kiến thức, kĩ năng mà cuốn sách này đề cập rất hữu ích cho đề tài của
chúng tôi. Nó giúp chúng tôi hiểu rõ thêm về các kĩ năng để hỗ trợ trẻ khiếm, từ đó,
chúng tôi có thêm các tư liệu cần thiết đề hoàn thành đề tài này.

1.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ LÍ THUYẾT ỨNG DỤNG
1.2.1. Cách tiếp cận:
Bên cạnh việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các giáo viên đứng lớp và nhân viên cơ
sở, nhóm còn tiếp xúc và trao đổi với người thân của trẻ và cá nhân trẻ. Ngoài ra, nhóm

còn tham khảo ý kiến của những người có quan tâm đến lĩnh vực này, tìm hiểu thông tin
qua một số tài liệu tham khảo và internet.
1.2.2. Các lí thuyết ứng dụng.


12

 Thuyết nhu cầu của Maslow:
Maslow đã xây dựng học thuyết “nhu cầu” vào những năm 50 của thế kỷ XX nhằm
giải thích sự phát triển của con người trong sự lành mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần. Ông
đã xây dựng hệ thống nhu cầu của con người như là những bậc thang từ thấp lên cao. Các
nhu cầu sẽ tùy vào mức độ quan trọng mà được sắp xếp theo những thứ bậc.Và nếu một
trong những nhu cầu cấp thấp không được đáp ứng thì sự phát triển sẽ có sự lệch lạc.
Maslow đã chia hệ thống nhu cầu theo trình tự như sau:
+ Nhu cầu về vật chất: Đây được xem là nhu cầu cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan
trực tiếp tới sự sinh tồn của mỗi con người. Nhu cầu về vật chất bao gồm: đồ ăn, nước
uống, quần áo, nhà ở, phương tiện đi lại… Những nhu cầu này không thể thiếu với bất kỳ
ai. Nó càng trở nên quan trọng đối với những đứa trẻ khiếm khuyết một phần cơ thể, bởi
các em là người phụ thuộc rất nhiều vào người lớn.
+ Nhu cầu về an ninh và sự an toàn: Đây là nhu cầu tâm sinh lý khá phổ biến của mỗi con
người. Nó đảm bảo cho con người một môi trường không nguy hiểm có lợi cho sự phát
triển lành mạnh và lâu dài. Các mặt an toàn bao gồm: an toàn sinh mệnh, an toàn lao
động,an toàn môi trường, an toàn kinh tế, an toàn nghề nghiệp, an toàn ở và đi lại, an toàn
sức khỏe và an toàn tâm lý. Nhu cầu an toàn thể hiện ở tính chặt chẽ của pháp luật và
những quy định. Nếu không được an toàn con người sẽ không thực hiện được các nhu cầu
khác.
+ Nhu cầu được thừa nhận: Bản chất con người là luôn tìm kiếm tình bạn, sự thừa nhận và
tình yêu thương từ người khác. Nhu cầu này bao gồm các mặt như sự thân cận, gần gũi,
sự khích lệ… Nói chung nhu cầu này tương đối phong phú, đa dạng, kỳ diệu và cũng rất
phức tạp.

+ Nhu cầu về sự tự trọng: Tự trọng được xem là sự quan tâm đánh giá đúng mức về nhân
phẩm của một người. Nhu cầu về tự trọng gồm lòng tự trọng và được người khác tôn
trọng.


13

+ Nhu cầu về phát triển cá nhân: Nhu cầu cho sự trưởng thành cá nhân này có thể được
hiểu là sự tiếp cận với hệ thống giáo dục, bao gồm cả việc học ở nhà, đào tạo kỹ năng
nghề nghiệp, chơi thể thao, trải nghiệm….Đó là tất cả những gì có thể đem đến cơ hội và
sự phát triển toàn diện cho con người. Nhu cầu này được Maslow gọi là “Nhu cầu muốn
thể hiện toàn bộ tiềm lực của con người”.
Áp dụng thuyết “Nhu cầu” của Maslow vào nghiên cứu, chúng tôi thấy hơn lúc
nào hết những nhu cầu này càng trở nên rất quan trọng và bức thiết với những trẻ khiếm
thị. Các bậc thang trong Thuyết nhu cầu đều tương ứng với trẻ khiếm thị về mọi mặt. Đáp
ứng được những nhu cầu này sẽ giúp các em có điều kiện được lao động, sinh hoạt, được
học tập và tham ra các hoạt động xã hội để các em phát triển toàn diện bản thân trong sự
bình đẳng từ đó tạo cho các em một nền tảng tốt với đầy đủ những cơ hội.
 Thuyết hệ thống cảm xúc gia đình:
Từ những năm 1960 khi mới bắt đầu xuất hiện, học thuyết hệ thống cảm xúc gia đình
của Murray Bowen đề xướng đã trở nên rất hữu dụng đặc biệt trong việc đánh giá và trị
liệu gia đình. Học thuyết này đã cho một khung phân tích toàn diện để hiểu được các mối
liên kết tình cảm gia đình tác động như thế nào đến mỗi cá nhân trong gia đình. Học
thuyết này gồm các nội dung chính như sau:
+ Đa thế hệ: Cá tính của con người và cách ứng xử của họ trong gia đình chịu ảnh hưởng
từ nhiều thế hệ, không những thế các mối quan hệ với đại gia đình có thể cũng quan trọng
cho sự phát triển cá tính của con người như các mối quan hệ với gia đình hạt nhân.
+ Sự tách rời của cá nhân: Cá nhân lành mạnh hay dễ thích nghi là do sự tách rời cá nhân
quyết định. Điều này mang hai ý nghĩa, sự tách rời cả về tâm lý lẫn thể lý. Qua quá trình
trưởng thành, cá nhân lành mạnh sẽ dần dần tách khỏi gia đình, ở riêng, có suy nghĩ, cảm

xúc và cuộc sống riêng. Sự phát triển lành mạnh này không làm hại đến mối quan hệ tốt
đẹp với gia đình gốc.
+ Mối quan hệ ba chiều/ tam giác: Quan hệ thân thiết giữa hai người trong gia đình có thể
trở nên căng thẳng, vì vậy cần có người thứ ba để được ổn định. Người thứ ba giữ vai trò


14

trung gian hòa giải, cố vấn tâm lý, hay an ủi. Quan hệ ba chiều là lành mạnh, tuy nhiên
trong một số trường hợp, nó có thể ảnh hưởng tai hại đến sự tách rời của cá nhân.
+ Bồn chồn lo lắng trong hệ thống tâm lý gia đình: Là một cảm xúc khó chịu nhưng lành
mạnh có công dụng như một tín hiệu báo trước các mối đe dọa hay hiểm nguy. Cảm giác
này chỉ trở thành vấn nạn nếu nó cản trở khả năng giải quyết sự việc của cá nhân.
+ Cha mẹ phóng chiếu lên con cái: Đây là một trong những hình thức của “cơ chế tự vệ” :
quy kết những cảm nghĩ, tình cảm của mình cho người khác, gán cho người khác những
ước muốn và những xung đột bất ổn mà chính mình có, để khỏi phải đối diện với vấn đề
của mình.
+ Sự đồng hóa/ tan biến và cắt đứt tình cảm: Đây là tình trạng liên quan đến hai hay nhiều
người trong hệ thống tam giác mà trong đó một thành viên hi sinh sự tách rời, trưởng
thành của cá nhân để tạo ra sự quân bình cho hai người kia. Khi một người đặc biệt bị
đồng hóa/ tan biến trong mối tương quan với một người khác thì người này sẽ có phản
ứng mạnh mẽ với người kia.
Mặt khác Bowen còn cho rằng trong gia đình hạt nhân, thứ tự anh chị em ai sinh
trước, ai sinh sau cũng có thể nói lên phần nào đó sự phát triển nhân cách của trẻ. Các vấn
đề khác cũng cần quan tâm như giới tính của anh chị em, khoảng cách giữa từng người....
Đối với trẻ khiếm thị, do bị khiếm khuyết một phần cơ thể nên ít nhiều các em có
những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực. Do vậy, việc thay đổi hành vi, nhận thức của các em
có liên quan mật thiết tới sự tương tác của các em trong môi trường gia đình và xã hội mà
các em đang sống. Bên cạnh đó, mối quan hệ và tình cảm giữa các thành viên trong gia
đình tác động rất lớn các em. Nếu quan hệ trong gia đình tốt thì sự quan tâm động viên từ

gia đình sẽ giúp các em thoải mái hơn và suy nghĩ tích cực hơn và ngược lại. Do đó,
chúng tôi muốn sử dụng thyết này để tìm hiểu thái độ của gia đình có con, em là trẻ
khiếm thị trong việc hỗ trợ con trước khi học tập hòa nhập.
 Lí thuyết tương tác xã hội:


15

Tương tác xã hội là tác động qua lại giữa các cá nhân, nhóm xã hội với tư cách là
chủ thể của xã hội. Nghiên cứu về tương tác xã hôi có hai cấp độ là vĩ mô và vi mô. Ở cấp
độ vi mô là những nghiên cứu về những tương tác nhỏ nhất, ở cấp độ vĩ mô là những
nghiên cứu về sự tương tác của các cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội hay giữa các thiết chế
như gia đình, nhà trường, chính trị, tôn giáo… Tương tác xã hội còn là hànhđộng xã hội
liên tục, ở đậy là hành động xã hội cơ sở, tiền đề của tương tác xã hội là sự đáp lại của
một chủ thể này với một chủ thể khác trên hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Vừa là chủ thể, vừa
là khách thể trong quá trình tương tác, và đều chịu ảnh hưởng của các giá trị, chuẩn mực
xã hội, của những tiểu văn hóa, thậm chí là các phần văn hóa khác nhau. Trong tương tác,
mỗi người đều chịu những lực tương tác khác nhau, có ý nghĩa khác nhau và đều có sự tác
động khác nhau. Như vậy, tương tác vừa tạo nên những khuôn dáng mỗi người, vừa tạo
nên sự hợp tác và bất hợp tác mỗi người.
Là hình thức giao tiếp xã hội của ít nhất hai chủ thể hành động, nó được coi là quá
trình hành động và hành động đáp trả lại của chủ thể này đối với chủ thể khác. Ngoài ra
nó còn cho thấy sự đa dạng của các mối tương tác diễn ra trong xã hội. Với trẻ khiếm thị,
xây dựng các mối quan hệ xã hội là vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến mức độ hòa
nhập của các em. Tương tác xã hội của các em tốt thì việc học tập các kĩ năng hòa nhập sẽ
tốt hơn rất nhiều.
1.3. Các khái niệm có liên quan.
- Người khuyết tật: là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận của cơ thể hoặc bị
suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt học tập
gặp khó khăn.1

- Người khiếm thị: là người có khiếm khuyết về thị giác, mất khả năng nhìn hoặc chỉ nhìn
được rất kém, không rõ ràng2.

1

/>Theo Từ điển Tiếng Việt

2


16

- Trẻ khiếm thị: là trẻ dưới 16 tuổi có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiện trợ giúp
nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt.( Đại cương về giáo
duc trẻ khiếm thị, Đại học Sư phạm Đà Nẵng,2008)
- Học hòa nhập: là phương pháp giáo dục chung người khuyết tật với người không khuyết
tật trong cơ sở giáo dục.3
- Các hoạt động chuẩn bị cho học sinh khiếm thị đi học hòa nhập ở trường phổ thông:
+ Hoạt động tạo mô hình mẫu.
+ Hoạt động hỗ trợ học sinh khiếm thị kĩ năng tự chăm sóc bản thân.
+ Hoạt động hỗ trợ kĩ năng giao tiếp và sinh hoạt với học sinh sáng mắt.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng các hoạt động hỗ trợ cho trẻ khiếm trước khi đi học hòa nhập thị hiện nay
như thế nào? (sinh hoạt, di chuyển, học tập, tâm lí)
- Ưu điểm và hạn chế của những hoạt động đó?
- Những giải pháp nào hỗ trợ cho phụ huynh và giáo viên trong việc dạy trẻ khiếm thị?

3

/>


17

1.5. Khung phân tích

Yếu tố kinh tế

Gia đình

Yếu tố xã hội

Trung tâm bảo trợ khiếm thị

Trẻ khiếm thị

Thực trạng hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị trước khi đi học hòa nhập tại các
trường phổ thông

Về kĩ năng sinh
hoat

Về định hướng di
chuyển

Khuyến nghị

Về học tập


18


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TRẺ KHIẾM
THỊ
2.1. Bối cảnh văn hóa, xã hội tại Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí
Minh
Phường Tam Bình có tổng diện tích tự nhiên là 217 ha. Trong đó diện tích đất ở
chiếm trên 2/3; phường có hai trục lộ chính đi ngang qua là đường Quốc lộ 1A và đường
Tỉnh lộ 43; hai tuyến đường này có hai trục lộ chính vận chuyển hàng hóa từ các địa
phương khác vào trong thành phố và ngược lại. Phường được chia ra làm 5 khu phố với
48 tổ dân phố.4
+Về dân số: Tính đến năm 2006 tổng dân số toàn Phường là 2.433 hộ, với 17.127
nhân khẩu. Trong đó hộ thường trú có 1.489 hộ, với 8.348 nhân khẩu, phần còn lại là tạm
trú trung và ngắn hạn. Do thành phố qui hoạch Phường là khu phát triển dân cư nên hàng
năm dân số cơ học ngày một tăng, mật độ dân số hiện nay tính bình quân 202
người/km2 đất ở, phân bố không đồng đều.Khu phố 1, Khu phố 2 và Khu phố 3 dân số ổn
định, còn Khu phố 4 và Khu phố 5 mật độ dân số thưa thớt do còn nhiều đất sản xuất
nông nghiệp.
+Về giao thông: Phần lớn các đường và hẻm đã được bêtông hóa, nhựa hóa trên
90%, mặt đường hẻm nhỏ nhất là 4m đảm bảo qui chuẩn giao thông đô thị, các đường và
hẻm đều có đầu tư hệ thống thoát nước và được nối kế đồng bộ. Do đó đã khắc phục được
ngập úng cục bộ trong khu dân cư.
Về mạng lưới điện đã phủ kín toàn bộ địa bàn. Trong đó có đầu tư hệ thông điện 3
pha đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các cơ sở tiểu thủ công nghiệp.
+Về giáo dục: Tính đến thời điểm hiện nay trên toàn phường đã xây dựng 3
trường cho 3 cấp học công lập là trường Mẫu giáo Tam Bình, trường Tiểu học và trường
4

/>%C4%90%E1%BB%8Ba+l%C3%BD&ItemID=2&Mode=1



19

Trung học cơ sở, các trường đều đạt chuẩn quốc gia và đảm bảo thu nhận hết học sinh ở
địa phương trong mỗi năm học.
+Về y tế: Phường có 1 trạm Y tế được xây dựng trên diện tích 2.000 m 2 khang
trang sạch đẹp, Trạm y tế có đội ngũ y, bác sĩ luôn tận tình vơi công việc và hàng năm
luôn đạt thứ hàng cao trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong phường.
+Về phát triển quy hoạch: Trên địa bàn phường hiện nay đã có 04 công ty
TNHH đăng ký quy hoạch nhà ở, đó là công ty TNHH Lan Phương, Thái Hòa, Savico,
Minh Hưng với tổng diện tích quy hoạch là 194.618 m 2 .Ngoài ra UBND Thành phố đã
quy hoạch phần khu đất Lan Phương để sử dụng tái định cư cho các dự án của quận Thủ
Đức với diện tích 2.000m2
+ Về thương mại dịch vụ: Trên địa bàn phường hiện nay có 2 chợ do Ủy ban
nhân dân phường quản lý là chợ Tam Bình và chợ Tam Hải với tổng số hộ tiểu thương
đang kinh doanh là 400 hộ. Ngoài ra Khu phố 5 đã xây dựng chợ đầu mối Nông sản thực
phẩm Thủ Đức đi vào hoạt động năm 2002 với qui mô hơn 500 hộ tiểu thương kinh
doanh bán sỉ phục vụ cho khu vực nội thành.
2.2. Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng
Trung tâm bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng ban đầu hình thành là mái ấm khiếm thị
Nhật Hồng. Ngày 25 tháng 8 năm 1995, mái ấm khiếm thị Nhật Hồng chính thức được ra
đời do các nữ tu Hội Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức lập nên với sự cảm thông trước nỗi
bất hạnh của những đứa trẻ kém may mắn. Với ước mong chia sẻ những khó khăn, góp
phần xoa dịu nỗi đau tinh thần của các em, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các em có
thể hòa nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng một cách tốt hơn. Trải qua thời gian
xây dựng và phát triển, Hội Dòng đã phát triển được thêm 6 cơ sở phục vụ trẻ khiếm thị,
mới nhất là cơ sở khiếm thị Bừng Sáng (trên đường Nguyễn Tri Phương, trước đây là của
Thầy Đào Khánh Trường). Cơ sở thứ nhất nằm trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình
Thạnh, TPHCM, cơ sở thứ hai là trung tâm khiếm thị Long Thành, thứ ba là trung tâm
khiếm thị Suối Mơ, thứ tư là trung tâm khiếm thị Đà Lạt, thứ năm là trung tâm khiếm thị

Vị Thủy, thứ sáu là trung tâm khiếm thị ở Thủ Đức và thứ 7 là trung tâm khiếm thị Bừng
Sáng.


20

Trung tâm ở phường Tam Bình, quận Thủ Đức mới được xây dựng năm 2007 và
HD đã xin được sự giúp đỡ về tài chính của Hội CBM cùng các ân nhân. Trung tâm vẫn
mang tên Nhật Hồng với ý nghĩa là “mặt trời hạnh phúc”, ước mong mỗi thành viên cảm
nhận được ánh sáng tình yêu ấm áp của những người xung quanh, sẽ sống vui tươi, hạnh
phúc và góp phần đem niềm vui cho người khác.
Trung tâm đươc lập nên với một sứ mạng rất quan trọng là mong muốn chia sẻ với
các em những thiệt thòi trong cuộc sống. Chính vì vậy mà phục vụ trẻ khiếm thị, đặc biệt
là trẻ khiếm thị mồ côi và trẻ đa tật, giúp trẻ hòa nhập vào xã hội sống hạnh phúc và tự
lập theo khả năng của từng em chính là sứ mạng lớn nhất của trung tâm.
Trung tâm khiếm thị Nhật Hồng có các hoạt động hỗ trợ các em hòa nhập cộng
đồng rất đa dạng, đặc biệt là hỗ trợ các em hòa nhập tại các trường phổ thông bình
thường. Ngoài ra trung tâm còn có các hoạt động giáo dục đặc biệt như:
- Hướng dẫn kĩ năng chuyên biệt cho người khiếm thị: học chữ Braille, toán Socroban,
định hướng di chuyển,…; các kĩ năng sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp với môi trường xung
quanh.
- Phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thị đa tật (vừa mù vừa bị các khuyết tật khác như
câm, điếc, chậm phát triển trí tuệ…)
- Dạy âm nhạc, nghệ thuật và các kĩ năng nhận biết đồ vật.
- Hỗ trợ sinh viên khiếm thị theo học các trường cao đẳng, đại học sau giáo dục phổ
thông.
- Can thiệp sớm, hướng dẫn tại nhà cho phụ huynh và các em khiếm thị từ sơ sinh đến 6
tuổi.
- Dạy nghề xoa bóp và y học dân tộc, nghề thủ công…
- Trung tâm còn phối hợp hoạt động với các cơ sở khác như:

+ Trợ giúp về giáo dục cho trẻ khiếm thị tại các miền quê xa xôi hẻo lánh.


21

+ Giúp trẻ chữa mắt nếu có thể.
+ Mở các lớp huấn luyện và bồi dưỡng chuyên môn cho các giáo viên dạy trẻ khiếm thị ở
các trường khác và các cộng tác viên vào dịp hè.
- Đây là cơ ở in và cung cấp sách, trang thiết bị học tập cho các chi nhánh khác.
2.3. Tình trạng người khiếm thị ở Việt Nam
Việt Nam là đất nước chịu nhiều thiên tai và chiến tranh, dịch bệnh do đó có số
lượng khá đông người mù. Theo kết quả điều tra của bộ lao động thương binh xã hội
( năm 2002), ước tính Việt Nam có khoảng 900.000 người mù và kém mắt, trong đó
khoảng gần 700.000 người mù chiếm 1,2% dân số cả nước. Số liệu điều tra cho thấy các
tật liên quan đến thị giác chiếm 15%, chỉ xếp sau các tật vận động 35%. Người mù ở Việt
Nam phân bố không đồng đều giữa các lkhu vực. Ở Miền Tây Nam Bộ có số người mù
đông nhất cả nước. Cũng theo thống kê này, hiện có khoảng 9% là trẻ em mù, 49% người
mù trong độ tuổi lao động và 42% người mù già. Như vậy người mù già ở Việt Nam có số
liệu đông đảo hơn cả. Số người mù ở các thành thị có trình độ văn hóa cao hơn các vùng
nông thôn. Theo các số liệu điều tra gần như trẻ em mù đi học muộn hơn so với độ tuổi
quy định của nhà nước. Theo một số tài liệu thì có khoảng 90% người mù tập trung ở các
nước nghèo nhất trong đó có Việt Nam . Phần lớn người mù ở Việt Nam rất hạn chế về
vấn đề việc làm, chủ yếu tập trung vào các nghề làm tăm tre, chổi đót, tẩm quất-mát sa…
trong đó nghề tẩm quất-mát sa chiếm số đông hơn cả.
Các nguyên nhân chính gây mù lòa ở nước ta: chiến tranh, bệnh tật do dị tật bẩm
sinh, do ô nhiễm môi trường, một số loại vi khuẩn gây mù lòa, tai nạn lao động, một số
tai nạn và bệnh tật khác v.v.
Theo báo cáo của hội người mù Việt Nam (năm 2013), 50/63 tỉnh thành trong cả
nước có hội người mù. Hiện nay, Hội quản lí 66.443 hội viên.



22

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TRẺ KHIẾM THỊ TRƯỚC KHI
HỌC HÒA NHẬP TẠI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG
3.1.Thực trạng chung về các hoạt động hỗ trợ
Theo luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 5, Người khiếm thị thuộc dạng
khuyết tật nhìn và họ được hưởng các quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như được
tham gia các hoạt động xã hội, được hòa nhập cộng đồng, được chăm sóc sứ khỏe, phục
hồi kĩ năng, tiếp cận các dịch vụ xã hội… và thực hiện các nghĩa vụ công dân. Theo các
điều 7, điều 8, điều 9 chương I trong luật này cũng quy định trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức, gia đình đối với người khuyết tật và những cơ quan, tổ chức và gia đình có nghĩa
vụ thực hiện trách nhiệm của mình. Chính vì vậy, người khiếm thị có quyền được hưởng
các quyền lợi của mình, trong đó có quyền được hỗ trợ các kĩ năng để hòa nhập với cuộc
sống.
Trong quá trình khảo sát ý kiến của giáo viên và phụ huynh trẻ khiếm thị, chúng
tôi nhận được 86,7% số ý kiến cho rằng sử dụng các phương pháp hỗ trợ trẻ khiếm thị
trước khi đi học hòa nhập là rất quan trọng đối với các em, 13,3% còn lại cho rằng việc
này là quan trọng. Cũng trong khảo sát này, có 83,3% ý kiến rằng họ luôn luôn tìm hiểu
về các phương pháp hỗ trợ trẻ khiếm thị trước khi đi học hòa nhập ở các trường phổ
thông, trong đó, chiếm đa số là giáo viên và nhân viên trung tâm, có một số ít phụ huynh;
16.7% còn lại là số phụ huynh thỉnh thoảng tìm hiểu về các phương pháp này. Về các
hoạt động hỗ trợ trẻ khiếm thị trước khi đi học hòa nhập, có rất nhiều các kĩ năng cần phải
hỗ trợ cho các em để hòa nhập với mọi người, tuy nhiên, theo kết quả khảo sát,có 90% ý
kiến cho rằng 4 kĩ năng cần thiết cơ bản nhất là kĩ năng sinh hoạt, kĩ năng học tập, kĩ năng
di chuyển và kĩ năng sống, 10 % còn lại cho rằng chỉ cần kĩ năng học tập là đủ.

5


/>class_id=1&mode=detail&document_id=96045


×