Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.37 KB, 33 trang )

0TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam hiện nay”
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Mai Văn Bưu
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Quỳnh Anh
Lớp chuyên ngành : Kinh tế và quản lý công K49
Mã số sinh viên : CQ490088
Hà nội, tháng 11/ 2010
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị truờng rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi,
mà đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây
chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Lịch sử phát triển của hệ thống
ngân hàng gắn liền với sự phát triển kinh tế cuả mỗi quốc gia. Sự an toàn trong
kinh doanh của các ngân hàng thương mại luôn là mối quan tâm của xã hội, bởi sự
sụp đổ của ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế-chính trị và
xã hội của mỗi nước, trong nền kinh tế thị truờng cạnh tranh càng khốc liệt thì
nguy cơ rủi ro của hệ thống ngân hàng càng dễ phát sinh.
Trên thế giới người ta đã thống kê được tới 11 loại rủi ro cố hữu trong hoạt
động ngân hàng như rủi ro lãi xuất, rủi ro ngoại hối, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khoản, rủi ro quốc gia... Song được quan tâm nhất là rủi ro tín dụng, bởi vì trong
thưc tiễn hiện nay, phần lớn thu nhập của các ngân hàng thương mại là từ hoạt
động kinh doanh tín dụng, mặt khác đây lại là mặt trận kinh doanh tiềm ẩn nhiều
rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh ngân hàng .
Trước thực trạng nợ xấu hiện nay thì vấn đề rủi ro tín dụng lại cần phải được
quan tâm nghiên cứu nhiều hơn nữa, để từ đó chúng ta có thể rút ra được nhiều bài
học và đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.
Chính vì lẽ đó mà em đã chọn dề tài:
"Hạn chế rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam


hiện nay '' cho đề án của mình.
Nội dung của đề án gồm 3 phần cơ bản như sau:
Phần I : Lý luận chung về tín dụng và rủi ro tín dụng
Phần II : Thực trạng rủi ro tín dụng tại một số NHTMCP Việt Nam
Phần III : Một số giải pháp nhằm hạn chế RRTD
Đề án này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bài viết của em được
hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Mai Văn Bưu đã giúp đỡ em
hoàn thành đề án này.
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49
Đề án môn học
PHẦN I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN
DỤNG
0.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền và hàng hóa) giữa bên cho vay
(Ngân hàng và các định chế tài chính khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài
sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận (quan hệ
chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn). Theo đó bên đi vay có trách nhiệm
hoàn trả cả gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Theo đó, tín dụng NH là quan hệ tín dụng giữa một bên là NH và một bên là
các chủ thể của nền kinh tế. Tín dụng NH là quan hệ vay mượn giữa NH với tất cả
các cá nhân và các tổ chức trong xã hội. Đây không phải mối quan hệ dẫn vốn trực
tiếp từ các chủ thể tạm thời thừa vốn tới các chủ thể tạm thời thiếu vốn mà còn
gián tiếp thông qua một trung gian tài chính là NH.
0.2 Vai trò của tín dụng NH
0.2.1 Tín dụng NH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Hoạt động sản xuất kinh doanh của cá doanh nghiệp dựa trên nguồn vốn chủ
sở hữu và vốn đi vay. Một địa chỉ vay vốn chủ yếu của doanh nghiệp chính là NH,
đó là một nguồn tài trợ hiệu quả bởi vì nó thoả mãn nhu cầu vốn về cả số lượng và
thời hạn. Hơn nữa, để có thể vay vốn từ NH, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo

các nguyên tắc tín dụng, đồng thời nâng cao uy tín của mình đối với NH. Muốn
vậy các dự án kinh doanh của doanh nghiệp phải thể hiện mức sinh lãi cao nhất và
hiện thực hóa mức lợi nhuận ấy. Từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế của dự án,
phương án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.
Mặt khác, một trong những quy định tín dụng của NH là khâu giám sát sử
dụng vốn vay. Với việc giám sát này, buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn vay
đúng mục đích, phải nhạy bén với những thay đổi của thị trường nhằm sử dụng vốn
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49
Đề án môn học
vay đạt hiệu quả cao nhất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó,
vai trò tư vấn của cán bộ tín dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được
những khó khăn, vượt qua khó khăn để đứng vững, điều này cũng góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế.
0.2.2 Tín dụng NH góp phần vào sự vận động liên tục của nguồn vốn, làm
tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ và tạo cơ chế phân phối một cách có hiệu quả
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhằm đảm bảo
duy trì hoạt động liên tục và thông suốt, vốn của doanh nghiệp phải tạm thời tồntại
trong cả 3 giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Chính vì vậy mà hiện tượng
thừa vốn, thiếu vốn tạm thời diễn ra thường xuyên. Khi đó, tín dụng NH điều tiết
nguồn vốn, huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ các chủ thể tạm thời thừa vốn sang các
chủ thể tạm thời thiếu vốn, hay nói cách khác, góp phần vào quá trình vận động
liên tục của nguồn vốn, làm tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ, tạo điều kiện cho hoạt
động sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Thông qua cơ chế sàng lọc, giám sát
NHTM sẽ chỉ cho vay các dự án có tính khả thi cao, khả năng thu hồi vốn lớn.
Điều này tạo nên một cơ chế phân phối vốn hiệu quả.
0.2.3 Tín dụng NH góp phần hỗ trợ chính sách tiền tệ
Một trong những chức năng quan trọng của NHTM là chức năng tạo tiền
thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán. Khi nhà nước muốn tăng khối lượng
tiền cung ứng thì NHNN có thể tăng hạn mức tín dụng cho các NHTM đối với nền
kinh tế và ngược lại. Nhờ vậy, thông qua tín dụng NH, Nhà nước có thể kiểm soát

được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông.
0.2.4 Tín dụng NH góp phần thúc đẩy mở rộng các mối quan hệ giao lưu kinh
tế quốc tế
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, việc phát triển kinh tế của một nước luôn
phải gắn liền với sự phát triển của các nước khác trong nền kinh tế thế giới. Sự hợp
tác, bình đẳng cùng có lợi giữa các nước trên thế giới và trong khu vực đang được
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49
Đề án môn học
tăng cường mạnh mẽ. Trong đó, đầu tư vốn ra nước ngoài và kinh doanh xuất nhập
khẩu là hai lĩnh vực hợp tác quốc tế thông dụng và phổ biến nhất giữa các quốc
gia. Vốn là điều kiện tiên quyết cho việc thực hiện quá trình này. Nhưng trên thực
tế không phải một tổ chức kinh tế nào cũng có đủ vốn để đáp ứng các hoạt động
này. NHTM với tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động tín
dụng sẽ là trợ thủ đắc lực về vốn cho các nhà đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Từ đó, mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia sẽ được mở rộng.
0.3 RỦI RO TÍN DỤNG
0.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Ở Việt Nam, theo qyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày
22/04/2005 của NHNN Việt Nam thì: RRTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt
động NH của tổ chức tín dụng, khách hàng không thực hiện hoặc không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
Như vậy, có thể hiểu RRTD là những tổn thất tài chính ngoài dự kiến mà
NH phải gánh chịu, được tạo ra khi NH cấp tín dụng cho khách hàng, do người đi
vay vốn không trả nợ đúng hạn, không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong
hợp đồng tín dụng hoặc mất khả năng thanh toán vì bất kể lý do gì.
0.3.2 Các hình thức RRTD
Rủi ro tín dụng bao gồm các hình thức chủ yếu sau:
- Rủi ro đọng vốn: Là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong việc thực
hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và/hoặc lãi vay. Rủi ro đọng
vốn do khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn làm ảnh hưởng đến ké hoạch sử

dụng vốn của Ngân hàng. Rõ ràng, khi kế hoạch sử dụng vốn bị ảnh hưởng sẽ gây
ra tác động dây chuyền, làm cho Ngân hàng mất nguồn thu mới, uy tín của Ngân
hàng trong các khoản vay mới bị suy giảm và gây khó khăn trong việc chi trả
người gửi tiền.
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49
Đề án môn học
- Rủi ro mất vốn: Là rủi ro tín dụng khi người vay sai hẹn trong thực hiện
nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng, bao gồm vốn gốc và lãi vay. Rủi ro mất vốn là do
khách hàng không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ vay, làm cho Ngân hàng cho
vay phải tăng chi phí do phải trích lập dự phòng rủi ro, chi phí cho việc đi thu nợ,
dẫn đến đồng tiền của Ngân hàng giảm sút đồng thời doanh thu của Ngân hàng
chậm lại hoặc mất mát.
0.3.3 Hậu quả của RRTD
a) Đối với bản thân Ngân hàng
- Làm giảm doanh thu của NH
Khi xảy ra rủi ro tín dụng, NH không thu hồi được số vốn tín dụng đã cấp và
lãi cho vay, nhưng NH vẫn phải trả vốn và lãi huy động khi đến hạn, dẫn đến mất
cân đối trong thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm, mất cơ hội đầu tư cho các dự
án khác, khiến cho NH kinh doanh kém hiệu quả, chi phí NH tăng lên so với dự
kiến và làm giảm doanh thu.
- Làm giảm khả năng thanh khoản và có nguy cơ dẫn tới phá sản
Khi một tín dụng nào đó mất khả năng thu hồi, NH sẽ phải dùng tới nguồn
vốn của mình để chi trả cho người gửi tiền, đến một mức độ nào đó, NH không còn
đủ nguồn vốn để chi trả thì NH rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh toán, có thể gặp
rủi ro thanh khoản. Kết quả là làm hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm
sút, uy tín, sức cạnh tranh trên thị trường giảm, tình hình kinh doanh ngày càng
xấu, dẫn tới nguy cơ phá sản. Việc phá sản của một NH có thể gây phản ứng dây
chuyền kéo theo những NH khác cũng đứng trên bờ vực phá sản, tác động tiêu cực
đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Làm giảm uy tín của NH

Bất kì một NH nào có mức độ RRTD cao cũng đều chứng tỏ năng lực quản
lý, hiệu quả hoạt động của NH là không tốt. Từ đó dẫn tới giảm lòng tin của khách
hàng, gây khó khăn lớn cho việc huy động vốn để tiếp tục duy trì hoạt động kinh
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49
Đề án môn học
doanh của NH. Đồng thời, điều này cũng là một trở ngại lớn đối với việc thiết lập
các mối quan hệ đại lý, quan hệ đối tác với các tổ chức khác.
b) Đối với người đi vay
- Khi xảy ra RRTD, người đi vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ theo
hợp đồng tín dụng đã kí kết, họ sẽ phải chịu lãi suất quá hạn là 150% lãi suất trong
hạn, mức lãi suất cao khiến tổng nợ của khách hàng tăng lên nhanh chóng, tình
hình tài chính của họ càng thêm khó khăn, khả năng trả được nợ càng thấp. Mặt
khác, khi để xảy ra RRTD, chứng tỏ việc sử dụng đồng vốn của người đi vay là
kém hiệu quả, họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ của NH. Điều này làm giảm uy
tín của người đi vay, sẽ rất khó khăn để có thể thiết lập một quan hệ tín dụng mới
với bất kì một NH nào khác, khiến cho khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh của
họ càng khó khăn hơn.
c) Đối với nền kinh tế
- Hoạt động kinh doanh của NH có quan hệ mật thiết với tất cả các thành phần
kinh doanh của nền kinh tế. Khi một khoản tín dụng gặp rủi ro thì tức là lợi ích
kinh tế dự kiến thu được từ khoản vay đó sẽ mất đi, quyền lợi của khách hàng gửi
tiền sẽ không được đảm bảo, ảnh hưởng xấu đến tiết kiệm và đầu tư của nền kinh
tế. Các doanh nghiệp cần vốn để đầu tư tái sản xuất nhưng không được đáp ứng kịp
thời có thể dẫn đến ngưng trệ sản xuất, ảnh hưởng tới nguồn cung sản phẩm đáp
ứng cho người tiêu dùng. Mặt khác, các NHTM có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
khi một NH phá sản có thể kéo theo sự phá sản của các NHTM khác, gây ra tâm lý
hoang mang trong dân cư, dẫn tới tình trạng rút tiền đồng loạt trước thời hạn. Điều
này làm rung chuyển toàn hệ thống NH, tác động tiêu cực đến nền kinh tế: giá cả
biến động, doanh nghiệp phải đóng cửa do sản xuất kinh doanh ngưng trệ và gặp
khó khăn trong trả nợ khiến cho thất nghiệp gia tăng, tệ nạn xã hội bùng phát, đồng

tiền mất giá khiến nền kinh tế khó khăn lại thêm khó khăn, nguy cơ khủng hoảng
kinh tế là không tránh khỏi.
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49
Đề án môn học
0.3.4 Chỉ tiêu phản ánh RRTD
Nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tiêu chí chủ yếu phản ánh RRTD
của các NHTM
Tỉ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của các tổ chức tín
dụng. tỉ lệ này cho thấykhách hàng có dấu hiệu khó khăn về tài chính nên khó có
khả năng trả nợ cho NH. Nếu tỉ lệ này cao thì đồng nghĩa với RRTD cao.
Tỉ lệ nợ xấu = x 100%
Cũng theo điều 6, điều 7 của quyết định 493/2005/QĐ-NHNH thì nợ xấu
gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, nợ nhóm 4, nợ nhóm 5.
Nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ xấu là khách hàng chỉ cốt sao vay được
tiền chứ không nỗ lực trong việc trả nợ của mình. Điều này gây khó khăn trong
việc đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của NH. Nếu như nợ xấu không được giải
quyết kịp thời thì đến một thời điểm nào đó, khả năng trích lập dự phòng rủi ro sẽ
không đủ để bù đắp tổn thất; đồng thời, việc nâng cao năng lực tài chính bảo đảm tỉ
lệ an toàn vốn trở thành vấn đề rất khó khăn cho NH. Do đó, NH phải thường
xuyên kiểm tra, đánh giá, phát hiện nợ xấu để có cơ sở trích lập dự phòng rủi ro và
đề ra các biện pháp nhằm bảo toàn vốn.
0.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD
a) Các yếu tố khách quan
* Môi trường tự nhiên
Những biến động thời tiết khí hậu ảnh hưởng rất lớn tới họat động sản xuất
kinh doanh của nền kinh tế nhưng nó lại thường xảy đến bất ngờ, khó dự đoán,
nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi xảy ra thiên tai, khách hàng
cùng NH sẽ bị tổn thất rất lớn, các phương án kinh doanh không có nguồn thu,
khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ NH.
* Môi trường chính trị và pháp luật

Sự ổn định hay bất ổn chính trị của một quốc gia cũng có ảnh hưởng tới
RRTD. Một đất nước ổn định về chính trị, không có bạo động hay khủng bố là môi
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49
Đề án môn học
trường kinh doanh lý tưởng với tất cả các nhà đầu tư. Doanh nghiệp hoàn toàn yên
tâm mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, doanh thu tăng, doanh nghiệp
trả nợ đầy đủ và đúng hẹn cho NH. Đồng thời, hệ thống pháp luật chặt chẽ, đồng
bộ, thống nhất sẽ giúp hạn chế và kiểm soát những hiện tượng lừa đảo trong việc
sử dụng đồng vốn NH.
* Môi trường xã hội
Các yếu tố như dân số, phong tục, tập quán, trình độ văn hóa, thói quen tiêu
dùng… cũng tác động ít nhiều tới hoạt động của các NH. Nếu các sản phẩm mà
NH đưa ra không phù hợp với tâm lý, thói quen tiêu dùng của cư dân địa phương
thì NH sẽ gặp rủi ro trong việc thu hút vốn.
* Môi trường kinh tế
Tín dụng chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố thuộc môi trường kinh tế như:
tỷ giá hối đoái, tỉ lệ lạm phát, thất nghiệp, chu kì kinh tế…Trong điều kiện kinh tế
tăng trưởng, các doanh nghiệp làm ăn có lãi, nhu cầu về vốn để mửo rộng đầu tư
tái sản xuất tăng, đồng thời việc thanh toán nợ diễn ra nhanh chóng, các khoản nợ
xấu giảm. Ngược lại, trong điều kiện kinh tế suy thoái, lạm phát tăng cao đi kèm
với thất nghiệp, doanh nghiệp làm ăn kém hiẹu quả, lợi nhuận giảm sút, gây khó
khăn trong việc thanh toán nợ cho NH.
* Môi trường công nghệ
Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng vừa là điều kiện thuận lợi
nhưng cũng là thách thức đối với doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có đủ năng lực
tài chính, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại thì việc sản xuất kinh doanh thuận
lợi, hàng hóa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, tiêu thụ nhanh, thu lợi nhuận lớn.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp chậm áp dụng khoa học công nghệ, sử dụng công
nghệ đã lạc hậu thì tiến độ sản xuất chậm, sản phẩm làm ra không phù hợp thị hiếu
người tiêu dùng, tiêu thụ sản phẩm kém, doanh nghiệp khó khăn trong trả nợ NH.

b) Các yếu tố chủ quan
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49
Đề án môn học
* Yếu tố chủ quan từ phía khách hàng
- Khách hàng là các nhân
Tất cả những biến cố xảy đến với cá nhân khách hàng đều có thể gây ra
RRTD đối với NH. Chẳng hạn như họ bị mất việc, gặp tai nạn rủi ro, ốm đau…
đều khiến cho thu nhập của họ kém ổn định, giảm khả năng trả nợ đối với NH.
Một nguyên nhân phổ biến khác là do các nhân khách hàng lừa đảo chiếm
dụng, sử dụng vốn sai mục đích cũng gây ra RRTD đối với NH.
- Khách hàng là doanh nghiệp
+ Thị trường cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: giá nguyên vật liệu tăng đột
biến, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng ngoài dự kiến. Nếu như lúc này
doanh nghiệp tăng giá bán hàng hóa thì rất khó tiêu thụ, gây ra ứ đọng vốn đối với
doanh nghiệp. Còn nếu doanh nghiệp giữ nguyên giá bán thì doanh nghiệp thua lỗ
là điều khó tránh. Tất cả đều ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của NH.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm: khi doanh nghiệp lơ là nghiên cứu thị
trường tiêu thụ, cung ứng số lượng sản phẩm lớn hơn so với nhu cầu tiêu dùng của
thị trường hoặc chất lượng sản phẩm cung ứng không đáp ứng yêu cầu thì sẽ rất
khó khăn trong việc tiêu thụ, gây ứ đọng vốn, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ NH
của doanh nghiệp.
+ Năng lực quản lý của doanh nghiệp: việc quản lý các nguồn lực doanh
nghiệp kém hiệu quả, đầu tư tràn lan, sử dụng vốn sai mục đích…dẫn tới nguy cơ
phá sản, không trả được nợ cho NH.
+ Cơ cấu tài chính bất hợp lý: tỉ lệ nợ / tổng nguồn vốn cao, sử dụng vốn vay
ngắn hạn để tài trợ các hoạt động dài hạn như mua sắm trang thiết bị, TSCĐ, doanh
nghiệp bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài dẫn đến thiếu vốn để quay vòng sản
xuất…gây khó khăn cho việc trả nợ NH.
* Yếu tố chủ quan từ phía Ngân hàng
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49

Đề án môn học
- Chính sách tín dụng chưa hợp lý: NH không xác định đúng đối tượng cần
vay vốn, hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng chưa hợp lý, giám sát tín dụng
lỏng lẻo chỉ chạy theo lợi nhuận…
- Về phía cán bộ tín dụng:
+ Trình độ cán bộ tín dụng: chuyên môn hạn chế; không nghiên cứu kĩ năng
lực tài chính, kế hoạch kinh doanh của khách hàng; thiếu sự hiểu biết về các lĩnh
vực có liên quan như: pháp luật, phân tích tình hình kinh tế, xã hội,… dẫn tới đánh
giá khách hàng thiếu chính xác.
+ Phẩm chất đạo đức cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng cấu kết với khách
hàng nhằm trục lợi cá nhân, vẫn cấp tín dụng mặc dù khách hàng không đáp ứng
đủ các điều kiện cấp tín dụng.
- Về phía các tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo là những tài sản thuộc quyền sở hữu của người đi vay, được
người đi vay đem ra thế chấp, cầm cố cho NH khi họ thực hiện hợp đồng tín dụng
với NH. Nó giúp NH thu được nợ khi có sự cố và tăng niềm tin của NH đối với
khách hàng. TSĐB càng có giá trị, khách hàng càng dễ tiếp cận nguồn vốn tín
dụng của NH.
Các TSĐB thường khó định giá, giá cả thị trường cũng hay biến động, chịu
tác động của điều kiện tự nhiên (han gỉ, bị ăn mòn…), có tính khả mại (có tranh
chấp về pháp lý)…Điều đó gây khó khăn cho việc thanh lý tài sản. Thêm nữa, quy
trình và thủ tục phát mại, thanh lý TSĐB cũng phức tạp và mất khá nhiều thời gian.
PHẦN II : THỰC TRẠNG RRTD TẠI MỘT SỐ NHTMCP Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
Trong phần này em xin đưa ra số liệu về thực trạng RRTD chủ yếu tại 5
NHTM CP ở Việt Nam: Sacombank (Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
Thương Tín), SHB (Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội), MHB
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49
Đề án môn học
(Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long),

EXIMBANK (Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam), và
SouthernBANK (Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam) từ năm 2007-2009
2.1 Thực trạng RRTD
2.1.1 Tình hình huy động vốn
NHTM là một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh về tiền tệ và tín
dụng. Hoạt động kinh doanh cơ bản của các NHTM là các hoạt động đem lại lợi
nhuận cho NHTM bao gồm: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay và hoạt
động kinh doanh dịch vụ khác.
Như vậy huy động vốn là một trong các hoạt động đem lại lợi nhuận cho
NH. Qua nghiên cứu, các NHTM có tỷ lệ tăng trưởng huy động khá cao. Trong
năm 2009, mặc dù có nguồn vốn huy động thấp nhất nhưng NH Sài Gòn – Hà Nội
lại có tốc độ tăng trưởng huy động cao nhất 209%, kế đến là NH Phương Nam
176%, NH Sài Gòn Thương Tín tuy tốc độ tăng trưởng kém hơn nhưng lại có tổng
huy động cao hơn cả, hơn 86 nghìn tỷ đồng.
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49
Đề án môn học
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các NH)
2.1.2 Tình hình tăng trưởng tín dụng
Năm 2009, Sacombank có tổng huy động cao hơn hẳn, và trong tăng trưởng
tín dụng cũng có dư nợ tín dụng nhiều nhất, hơn 55 nghìn tỷ đồng với tốc độ tăng
trưởng 164%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất lại là NH Phương
Nam với tốc độ 207%.
SVTH: Nguyễn Quỳnh Anh – KT&QLC 49

×