Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bài giảng ngoại hối chương 2 GIAO DỊCH NGOẠI hối GIAO NGAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.65 KB, 18 trang )

CHƯƠNG II :
GIAO DỊCH NGOẠI HỐI GIAO NGAY
(FOREX SPOT TRANSACTIONS)

1

GIAO DỊCH NGOẠI HỐI GIAO NGAY
(FOREX SPOT TRANSACTIONS)
Mục tiêu:
• Nắm được thế nào là giao dịch giao ngay
• Nắm các quy ước và hiểu kỹ thuật giao dịch giao
ngay
• Nắm được đặc điểm họat động của thị trường
giao ngay liên ngân hàng và thị trường bán lẻ
• Nắm được các rủi ro trong giao dịch giao ngay
• Hiểu và biết cách thực hiện nghiệp vụ kinh doanh
chênh lệch tỷ giá (ARBITRAGE)
2

GIAO DỊCH NGOẠI HỐI GIAO NGAY
(FOREX SPOT TRANSACTIONS)
Nội dung:
2.1. Khái niệm giao dịch ngoại hối giao ngay
2.2. Kỹ thuật giao dịch ngoại hối giao ngay
2.3. Các rủi ro trong giao dịch ngoại hối giao
ngay
2.4. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá
3

1



2.1. KHÁI NIỆM GIAO DỊCH NGOẠI HỐI GIAO NGAY
 KHÁI NIỆM:
Giao dịch ngọai hối giao ngay (Forex Spot Transactions) là
giao dịch trong đó hai bên thỏa thuận mua bán ngoại hối
theo tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay và việc giao
hàng (thanh toán) được thực hiện trong vòng 2 ngày làm
việc kế tiếp.
** Tại sao cần 2 ngày làm việc ?
→ Các bên giao dịch (chủ yếu là các ngân hàng) cần thời
gian làm thủ tục hạch toán các tài khoản liên quan cho số
tiền đã thỏa thuận.
→ Các bên giao dịch có thể thuộc các vùng địa lý có múi
giờ khác nhau.
4

2.2. KỸ THUẬT GIAO DỊCH NGỌAI HỐI GIAO NGAY

2.2.1. Ngày giao dịch và ngày giá trị
2.2.2. Yết tỷ giá giao ngay
2.2.3. Giao dịch giao ngay bán lẻ
2.2.4. Thị trường giao ngay liên ngân hàng
5

2.2.

2.2.1. NGÀY GIAO DỊCH VÀ NGÀY GIÁ TRỊ

KỸ


 Ngày giao dịch (Transaction date / Trade date /
Contract date) : là ngày bên mua và bên bán ký kết
hợp đồng ngoại hối giao ngay.

THUẬT  Ngày giá trị (Value date / Payment date) : là ngày
GIAO

thực hiện hợp đồng, thường là ngày làm việc thứ
hai sau ngày giao dịch, thực hiện theo tỷ giá đã
thỏa thuận khi ký kết giao dịch.

DỊCH  Nếu ngày giá trị rơi vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ cuối
GIAO
NGAY

tuần thì sẽ được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp
gần nhất.
 Mỗi một quốc gia có quy định riêng về ngày nghỉ
cuối tuần và ngày nghỉ lễ → các nhà KD ngọai hối
6
(dealers) cần nắm rõ.

2


2.2.1. NGÀY GIAO DỊCH VÀ NGÀY GIÁ TRỊ

Ngày giao dịch

Ngày giá trị


T3

T4

T5

0

1

2
0

T6

T7

CN

T2

1

X

X

2


Ngày giao dịch

Ngày giá trị
7

2.2.1. NGÀY GIAO DỊCH VÀ NGÀY GIÁ TRỊ
* Một số giao dịch với ngày giá trị đặc biệt : Các nhà KD
ngọai hối (dealer) có thể tự thỏa thuận ngày giá trị khác
đi → tỷ giá áp dụng sẽ khác tỷ giá giao ngay .
 Tod : việc thanh toán được thực hiện ngay trong ngày
giao dịch (ngày giá trị = ngày giao dịch).
 Tom : việc thanh toán được thực hiện vào ngày làm
việc hôm sau (ngày giá trị = ngày giao dịch + 1 ngày làm
việc).
 Spot/Next : việc thanh toán được thực hiện vào ngày
làm việc thứ 3 sau ngày giao dịch (ngày giá trị = ngày
giao dịch + 3 ngày làm việc).

2.2.
KỸ
THUẬT
GIAO
DỊCH
GIAO
NGAY

8

2.2.2. YẾT TỶ GIÁ GIAO NGAY
 Khi yết tỷ giá trên thị trường, các nhà tạo thị trường

báo tỷ giá hai chiều : tỷ giá giao ngay mua vào
(Spot Bid Rate) và tỷ giá giao ngay bán ra (Spot Ask
Rate).
• Tỷ giá giao ngay mua vào (Sb) : tỷ giá tại đó nhà
tạo thị trường sẵn sàng mua giao ngay đồng tiền
yết giá.
• Tỷ giá giao ngay bán ra (Sa) : tỷ giá tại đó nhà tạo
thị trường sẵn sàng bán giao ngay đồng tiền yết
giá.
 Nhà tạo thị trường luôn mua đồng tiền với giá thấp,
bán đồng tiền với giá cao.
 Khách hàng (người chấp nhận giá) ở vị thế ngược
lại, tức mua đồng tiền với giá cao, bán với giá thấp.
9
Ví dụ : S(USD/GBP) = 1.9235 – 1.9264

3


2.2.2. YẾT TỶ GIÁ GIAO NGAY

** CÁCH YẾT TỶ GIÁ (VIẾT ĐẦY ĐỦ) :
- Cách 1 : USD1 = VND16820 – (/) 16860
- Cách 2 : 1USD = 16820 – (/) 16860VND
- Cách 3 : USD/VND16820 – (/) 16860
- Cách 4 : 16820 – (/) 16860VND/USD
- Cách 5 : VND16820 – (/) 16860/USD
10

2.2.2. YẾT TỶ GIÁ GIAO NGAY


** CÁCH YẾT TỶ GIÁ (VIẾT GỌN) :
- Cách 1 : USD1 = VND16820 – (/) 60
- Cách 2 : 1USD = 16820 – (/) 60VND
- Cách 3 : USD/VND16820 – (/) 60
- Cách 4 : 16820 – (/) 60VND/USD
- Cách 5 : VND16820 – (/) 60/USD
11

2.2.2. YẾT TỶ GIÁ GIAO NGAY
** CÁCH YẾT TRONG THỰC TẾ :

USD/CHF 1.2 5 48 / 63
Big Figure
 Con số 5 hay 1.25 :
Số lớn (Big Figure)
 Con số 48 : điểm tỷ
giá mua vào (Bid
Point)
 Con số 63 : điểm tỷ
giá bán ra (Ask Point)

Bid Point
Ask Point

12

4



2.2.2. YẾT TỶ GIÁ GIAO NGAY
TỶ GIÁ NGÀY 24/8/2007 TẠI EXIMBANK
Loại ngoại tệ

Tỷ giá mua
Tiền mặt

Đô-la Mỹ

Tỷ giá bán

Chuyển khoản

USD 50 - 100

16.217,00

16.239,00

16.239,00

5 - 20

16.201,00

16.239,00

16.239,00

Dưới 5


16.185,00

16.239,00

16.239,00

Bảng Anh

GBP

32.373,00

32.470,00

32.674,00

Đô-la Hồng Kông

HKD

2.030,00

2.069,00

2.094,00

Franc Pháp

FRF


3.027,00

Franc Thụy Sĩ

CHF

13.421,00

Mác Đức

DEM

10.536,00

Yên Nhật

JPY

Ðô-la Úc
Ðô-la Canada
Ðô-la Singapore

13.461,00

13.570,00

-

-


139,03

139,45

140,60

AUD

13.250,00

13.290,00

13.393,00

CAD

15.361,00

15.407,00

15.524,00

SGD

10.596,00

10.628,00

10.709,00


Euro

EUR

21.947,00

22.013,00

22.167,00

Ðô-la New Zealand

NZD

11.462,00

11.519,00

11.680,00

TGLNH : 16.158 VND/USD (+/-0,5%)

13

Nguồn : www.eximbank.com.vn/ tygia

14

2.2.3. GIAO DỊCH GIAO NGAY BÁN LẺ

 Thị trường giao ngay bán lẻ còn được gọi là thị trường
khách hàng.
 Diễn ra giữa khách hàng mua bán lẻ và ngân hàng thương
mại
 NHTM là nhà tạo giá, khách hàng mua bán lẻ là người
chấp nhận giá.
 Khách hàng mua bán lẻ (doanh nghiệp, nhà đầu tư, tổ
chức, cá nhân) mua bán ngoại tệ để thực hiện các hoạt
động XNK, đầu tư quốc tế, đi vay và trả nợ bằng ngoại tệ,
chuyển tiền phi mậu dịch…
→ giao dịch tiền mặt và giao dịch trên tài khỏan ngân hàng.15

5


2.2.3. GIAO DỊCH GIAO NGAY BÁN LẺ
 Thông thường sau khi xác nhận giao dịch mua hay bán
ngoại tệ với khách hàng, NHTM tiến hành bán lại hay mua
lại với khách hàng khác (hoặc thực hiện trên thị trường liên
ngân hàng) để kiếm lời.
 Giao dịch trên thị trường bán lẻ có quy mô tương đối nhỏ.
 Tỷ giá áp dụng : là tỷ giá mua bán lẻ với các đặc điểm :
 Được tính tóan trên cơ sở tỷ giá liên ngân hàng (tỷ giá
bán buôn).
 Ít biến động, thường là một ngày một giá hoặc chỉ thay
đổi 2 - 3 lần trong ngày.
 Spread rộng hơn so với spread trên thị trường liên ngân
16
hàng.


2.2.3. GIAO DỊCH GIAO NGAY BÁN LẺ
Cash
Buying

Client
Bid Rate

Interbank
Bid Rate

Interbank
Ask Rate

Client
Ask Rate

Cash
Selling

Interbank
Spread
Client Spread
Cash Spread
17

2.2.3. GIAO DỊCH GIAO NGAY BÁN LẺ
 Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán ngọai tệ tiền mặt
(cash spread) lớn nhất là do tốn nhiều chi phí bởi các
nguyên nhân sau :
 Doanh số giao dịch nhỏ.

 Chi phí cho nhân viên nhiều : nhân viên kho quỹ, kiểm
đếm, nhân viên bảo vệ phòng giao dịch, két bạc, vận
chuyển …
 Luôn phải dự trữ các lọai ngọai tệ tiền mặt trong két bạc
để đổi tiền khách hàng → không có lãi suất như tiền trên
tài khỏan.
 Rủi ro nhầm lẫn khi kiểm đếm ; rủi ro tiền rách, tiền giả ;
18
rủi ro trộm cắp, cướp giật khi vận chuyển.

6


2.2.3. GIAO DỊCH GIAO NGAY BÁN LẺ
TỶ GIÁ NGÀY 24/8/2007 TẠI EXIMBANK
Loại ngoại tệ

Tỷ giá mua
Tiền mặt

Đô-la Mỹ

Tỷ giá bán

Chuyển khoản

USD 50 - 100

16.217,00


16.239,00

16.239,00

5 - 20

16.201,00

16.239,00

16.239,00

Dưới 5

16.185,00

16.239,00

16.239,00

Bảng Anh

GBP

32.373,00

32.470,00

32.674,00


Đô-la Hồng Kông

HKD

2.030,00

2.069,00

2.094,00

Franc Pháp

FRF

3.027,00

Franc Thụy Sĩ

CHF

13.421,00

Mác Đức

DEM

10.536,00

Yên Nhật


JPY

Ðô-la Úc
Ðô-la Canada
Ðô-la Singapore

13.461,00

13.570,00

-

-

139,03

139,45

140,60

AUD

13.250,00

13.290,00

13.393,00

CAD


15.361,00

15.407,00

15.524,00

SGD

10.596,00

10.628,00

10.709,00

Euro

EUR

21.947,00

22.013,00

22.167,00

Ðô-la New Zealand

NZD

11.462,00


11.519,00

11.680,00

TGLNH : 16.158 VND/USD (+/-0,5%)

19

Nguồn : www.eximbank.com.vn/ tygia

TỶ GIÁ NGÀY 20/3/2008 TẠI VIETCOMBANK - HCM
Lọai ngọai tệ

Tỷ giá mua

Tỷ giá bán

Mã ngọai tệ

Tên ngọai tệ

AUD

Australia Dollar

14.099,00

14.170,00

14.533,00


CAD

Canadian Dollar

15.266,00

15.303,00

15.686,00

CHF

Swiss Franc

15.439,00

15.517,00

15.906,00

DKK

Danish Krone

-

3.217,00

3.330,00


EUR

Euro

24.055,00

24.176,00

24.794,00

GBP

British Pound

30.552,00

30.706,00

31.491,00

HKD

Hongkong Dollar

1.967,00

1.977,00

2.043,00


INR

Indian Rupee

320

320

JPY

Japanese Yen

NOK

Norwegian Kroner

SEK

Swedish Krona

SGD

Singapore Dollar

THB

Thai Baht

404


444

516

USD

US Dollar

15.830,00

15.830,00

15.830,00

TGLNH : 15.990 VND/USD (+/-1%)

Tiền mặt

Chuyển khoản

320

155,80

156,58

160,51

-


2.963,00

3.067,00

-

2.550,00

2.639,00

11.099,00

11.155,00

11.435,00

20

Nguồn : www.vcb.com.vn / tygia

2.2.4. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LIÊN NGÂN HÀNG
 Còn gọi là thị trường Interbank hay thị trường bán
buôn.
 Các NH thực hiện giao dịch cho khách hàng và cho
mình với nhiều mục đích khác nhau: bảo hiểm
(hedging), đầu cơ (speculation), và kinh doanh chênh
lệch giá (arbitrage).
 Được thực hiện dưới hai hình thức :
2.2.4.1. Thị trường liên ngân hàng trực tiếp giữa các

ngân hàng.
2.2.4.2. Thị trường liên ngân hàng gián tiếp thông
21
qua môi giới.

7


2.2.4. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LIÊN NGÂN HÀNG
2.2.4.1. Thị trường giao ngay liên ngân hàng trực tiếp :

 Các ngân hàng đều là những nhà tạo thị trường và
những người hỏi giá.
 Các ngân hàng hỏi giá và báo giá lẫn nhau thông
qua điện thọai, telex và hệ thống giao dịch điện tử
(Electronic Dealing System) do các hãng chuyên
cung cấp dịch vụ như Reuters hay Telerates cung
cấp.
 Giao dịch diễn ra liên tục.

22

2.2.4. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LIÊN NGÂN HÀNG
2.2.4.1. Cơ chế giao dịch liên ngân hàng trực tiếp :
 Trong một giao dịch, dealer hỏi giá được gọi là nhà
khởi tạo giao dịch (Market - initiator) và dealer báo
giá là nhà tạo thị trường (Market – maker)
 Khi hỏi giá, dealer hỏi giá thường không nói ý định
là mua hay bán cho đối tác biết.
 Khi báo giá, dealer báo giá phải báo giá cả hai chiều

đưa ra cả tỷ giá mua và tỷ giá bán cho dealer hỏi
giá.
23

2.2.4. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LIÊN NGÂN HÀNG
** Giao dịch bằng hệ thống giao dịch điện tử :
 Từ đầu 1990, giao dịch thông qua hệ thống giao dịch điện tử
trở nên phổ biến hơn.
 Với hệ thống giao dịch điện tử, các dealer có thể :

 Nạp thông tin báo giá lên hệ thống
 Truy cập bảng báo giá của các ngân hàng khác
 Khởi tạo giao dịch và xác nhận giao dịch với các dealer
của các ngân hàng khác
 Tiếp cận các bản tin thị trường được cập nhật liên tục
 Theo dõi các diễn biến tỷ giá đang diễn ra trên thị trường
 Lưu ý : Các dealer thường xuyên cập nhật tỷ giá mình muốn
yết lên hệ thống. Vì vậy, tại một thời điểm, tỷ giá thể hiện trên
màn hình có thể lỗi thời. Các dealer buộc luôn phải liên hệ với
ngân hàng yết giá để xác nhận về giá và khối lượng giao dịch
24
nếu muốn giao dịch.

8


25

2.2.4. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LIÊN NGÂN HÀNG
2.2.4.1. Cơ chế giao dịch liên ngân hàng trực tiếp :

 Khi giao dịch, các dealer phải đối mặt với các vấn đề về
việc xác định tỷ giá và trạng thái ngoại hối.
 Nếu trong một ngày mua vào và bán ra cùng một lượng
ngoại tệ tương đương nhau thì bid-ask spread là thu nhập
của dealer.
 Nếu mua nhiều hơn bán một loại ngoại tệ, dealer ở trạng
thái trường ròng ngoại tệ đó (net long position).
 Nếu bán nhiều hơn mua một loại ngoại tệ, nhà kinh doanh ở
trạng thái đoản ròng ngoại tệ đó (net short position).

26

2.2.4. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LIÊN NGÂN HÀNG
2.2.4.1. Cơ chế giao dịch liên ngân hàng trực tiếp :

 Khi nhà kinh doanh nhận ra mình đang tạo ra trạng thái
ròng không mong muốn (vượt quá hạn mức trạng thái
ngọai hối cho phép), anh ta sẽ điều chỉnh tỷ giá mua vào
và bán ra sao cho chỉ khuyến khích một phía giao dịch
(hoặc không khuyến khích giao dịch) để điều chỉnh trạng
thái ngọai hối trở về như mong muốn.
 Khi đó, các dealer sẽ khuyến khích chiều hướng giao
dịch bằng các kỹ thuật sau :

Kỹ thuật “Using Spread”
Kỹ thuật “Shading the rate”

27

9



Shading the rate

Using Spread

 Áp dụng khi cần khuyến khích

giao dịch chỉ theo một hướng
hoặc mua hoặc bán (có trạng
thái ngọai hối đỏan ròng hay
trường ròng vượt mong muốn).
 Khi cần mua, dealer đưa ra giá
mua cao hơn giá mua phổ biến
trên thị trường → giá bán cũng
cao hơn giá bán trên thị trường.
 Khi cần bán, dealer đưa ra giá
bán thấp hơn giá bán phổ biến
trên thị trường → giá mua cũng
thấp hơn giá mua trên thị
trường.

 Áp dụng khi không muốn mua
và cũng không muốn bán một
đồng tiền (có trạng thái ngọai
hối mong muốn, không thay đổi)
 Dealer đưa ra giá mua thấp hơn
giá mua của thị trường → gởi
tín hiệu không mua
 Đưa ra giá bán cao hơn giá bán

của thị trường → gởi tín hiệu
không bán
→ Dealer yết tỷ giá với spread rộng

** Lưu ý khi sử dụng kỹ thuật “Shading the rate” :
- Dealer có thể không đạt được mục đích nếu chênh lệch giữa giá dealer
đưa ra và giá thị trường quá nhỏ.
- Nếu chênh lệch giá quá lớn, dealer có thể để mất một số điểm đáng kể và
có thể khiến các dealer khác nghi ngờ rằng dealer đang ở trạng thái ngọai
28
hối khó khăn.

2.2.4. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LIÊN NGÂN HÀNG
2.2.4.2. Thị trường giao ngay liên ngân hàng gián tiếp :
 Các dealer giao dịch thông qua các nhà môi giới chuyên nghiệp.
 Các dealer gửi các lệnh mua và lệnh bán tới nhà môi giới với
nhiều lọai lệnh khác nhau (lệnh phải thể hiện tỷ giá, số lượng…)
 Nhà môi giới đối chiếu các lệnh mua và lệnh bán để :
 Làm khớp các lệnh mua và lệnh bán nếu có tỷ giá mua = tỷ
giá bán.
 Đưa ra giá tốt nhất cho khách hàng, tỷ giá này gọi là giá tay
trong (inside price) : giá chào mua cao nhất và giá chào bán
thấp nhất.
 Nhà môi giới chỉ giao dịch duy nhất là cho khách hàng, không
giao dịch mua bán cho chính mình.
 Nhà môi giới thu hoa hồng từ cả hai bên giao dịch mua và bán.
→ Đây là thị trường bán tập trung, liên tục, đặt lệnh có giới hạn
29
và thông qua đấu giá một chiều.


2.2.4. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LIÊN NGÂN HÀNG
2.2.4.2. Thị trường giao ngay liên ngân hàng gián tiếp :
Ví dụ : Một nhà môi giới nhận được các lệnh mua và bán EUR
(tỷ giá USD/EUR) như sau :

Ngân hàng

SL

Bid

Ask

A

1M

1.4531

1.4535

B

2M

1.4533

C

1M


D

1M

1.4532

E

2M

1.4530

F

2M

1.4536
1.4533
1.4537

30

10


2.2.4. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LIÊN NGÂN HÀNG
2.2.4.2. So sánh thị trường giao ngay liên ngân hàng trực
tiếp và gián tiếp :
THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN

HÀNG TRỰC TIẾP

THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG
GIÁN TIẾP

Các dealer luôn biết đối tác Các dealer chỉ biết chi tiết của đối tác
của mình là ai khi bắt đầu khi giao dịch được thực hiện → giấu
giao dịch.
mình lúc giao dịch.
Các dealer phải báo giá hai
chiều và phải chịu sự ràng
buộc đối với các mức giá
đưa ra.

Các dealer không cần báo giá hai
chiều ; sử dụng các lọai lệnh để thực
hiện giao dịch theo mục đích của
mình một cách chủ động ; có thể hủy
bỏ lệnh trước khi nó được thực hiện.

Tỷ lệ giao dịch thành công Tạo nên thị trường bán tập trung →
không nhiều.
giao dịch thành công dễ hơn → tăng
tính thanh khỏan cho thị trường. 31

2.2.4. THỊ TRƯỜNG GIAO NGAY LIÊN NGÂN HÀNG
* Thủ tục thanh tóan :
 Việc thanh tóan giữa các ngân hàng được thực hiện qua hệ
thống thanh tóan điện tử SWIFT (the Society for Worldwide
Interbank Financial Telecommunication). SWIFT họat động từ

năm 1977, kết nối hơn 3.000 ngân hàng thương mại và đầu tư
từ hơn 60 quốc gia (Moosa, 1998). Và đến tháng 12/2007, kết
nối hơn 8.332 tổ chức tài chính của 208 quốc gia
().
 Ở Mỹ, các giao dịch ngọai hối thanh tóan bằng USD giữa các
ngân hàng được thực hiện qua CHIPS (Clearing House
Interbank Payments System).
 Ở Việt Nam, mua bán VND/USD, các ngân hàng thương mại
thường thanh tóan chuyển khỏan qua Vietcombank hoặc Trung
32
tâm Giao dịch (Operation Centre) tại Ngân Hàng Nhà Nước.

2.3. CÁC RỦI RO TRONG GIAO DỊCH
NGỌAI HỐI GIAO NGAY
Có 2 loại rủi ro chủ yếu:
Rủi ro thanh toán
Rủi ro thị trường

33

11


2.3. CÁC RỦI RO TRONG GIAO DỊCH
NGỌAI HỐI GIAO NGAY
Rủi ro thanh toán:
Là rủi ro không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng từ phía đối tác
mặc dù bạn đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán ở phần mình
→ rủi ro này được gọi là “herstatt risk”.


Rủi ro thị trường:
Là rủi ro lỗ phát sinh từ sự biến động bất lợi của thị trường
khi bạn đang ở trạng thái ngoại hối mở (trường hay đỏan).
Lợi nhuận dự tính có thể nhanh chóng biến thành lỗ hoặc
một khoản lỗ dự tính có thể trở nên nặng nề hơn.
34

2.3. CÁC RỦI RO TRONG GIAO DỊCH
NGỌAI HỐI GIAO NGAY
Rủi ro thị trường :
Ví dụ :
Lúc 10 a.m bạn mua 5 triệu GBP từ ngân hàng A tại mức tỷ giá
1.9145 USD/GBP. Một giờ sau, vào lúc 11 a.m, GBP giảm giá so
với USD, tỷ giá lúc này là 1.9115 USD/GBP, trong khi bạn lại có
nhu cầu bán và bạn đã bán 5 triệu GBP lấy USD vào thời điểm
này.
 Lỗ ròng trong trường hợp này là 5 triệu * (1.9115 - 1.9145)= 15,000 USD. Lỗ ròng được cộng dồn trong ngày và được thể
hiện trên sổ sách kế toán. Việc thanh toán thực tế diễn ra vào
ngày giá trị khi tài khoản nostro của bạn giảm đi số tiền 15,000
USD.
35

2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ

Khái niệm:
 Là nghiệp vụ thực hiện việc mua một
đồng tiền ở nơi giá thấp và bán lại ở nơi
có giá cao hơn (hoặc ngược lại) tại cùng
một thời điểm để thu lợi nhuận từ chênh
lệch giá.

36

12


2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ

Đặc điểm :
 Hành vi mua vào và bán ra diễn ra tại cùng một thời điểm
nên về mặt lý thuyết kinh doanh chênh lệch tỷ giá không
chịu rủi ro tỷ giá và vốn không cột chặt vào bất cứ thời gian
nào.
 Do các đồng tiền được mua bán ở nhiều thị trường ngọai
hối khác nhau trên thế giới nên đôi khi xảy ra sự không
thống nhất về tỷ giá giữa các thị trường → cơ hội kinh
doanh chênh lệch tỷ giá.
 Cơ hội kinh doanh chệnh lệch tỷ giá chỉ tồn tại trong chớp
nhoáng.
37

2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
Arbitrage 2 điểm :
được thực hiện tại 2 thị trường khác nhau.
Arbitrage 3 điểm (triangular arbitrage) :
được thực hiện tại 3 thị trường khác nhau.
 Ngòai ra, còn có một dạng kinh doanh chênh lệch
tỷ giá (kỳ hạn) nữa, thực chất là kinh doanh
chênh lệch lãi suất có bảo hiểm rủi ro tỷ giá
(covered interest arbitrage - CIA) : đã học ở môn
Tài Chính Quốc Tế, sẽ nhắc lại ở Chương 3 và 4.

38

2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
Arbitrage 2 điểm :
 Là nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá được thực hiện
bằng cách đồng thời mua vào và bán ra giao ngay một
đồng tiền tại hai thị trường khác nhau để thu lợi nhuận từ
sự chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường này.
 Nghiệp vụ này dễ nhận biết và được thực hiện khá đơn giản.
 Ít có cơ hội thực hiện trong thực tế do :
 Thông tin trên thị trường tương đối thông suốt → cùng
một tỷ giá tại hai thị trường hiếm khi có sự chênh lệch
đủ để kiếm lợi nhuận.
 Dễ nhận biết nên có nhiều nhà kinh doanh trên thị
trường cạnh tranh với nhau để kiếm lợi nhuận nếu có
cơ hội.
39

13


2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ

Arbitrage 2 điểm :
* TH1 : Không có khoảng cách giữa tỷ giá mua vào
và tỷ giá bán ra (không có chi phí giao dịch)
Ví dụ :
Vào lúc 9:00 ngày 25/07/20XX
Ngân hàng A : S(USD/EUR) = 1.5541
Ngân hàng B : S(USD/EUR) = 1.5568

Có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá ?
Thực hiện kinh doanh như thế nào : Nếu có 1 EUR ?
Nếu có 1 USD ?
40

2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ

Arbitrage 2 điểm :
* TH2 : Có khoảng cách giữa tỷ giá mua vào và tỷ
giá bán ra
Ví dụ :
Vào lúc 9:00 ngày 25/07/20XX
Ngân hàng C : S(USD/EUR) = 1.5549/58
Ngân hàng D : S(USD/EUR) = 1.5513/21
Có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá ?
Thực hiện kinh doanh như thế nào : Nếu có 2,000,000
EUR ? Nếu có 2,000,000 USD ?
41

2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
Arbitrage 3 điểm (Triangular arbitrage) :
 Là nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch tỷ giá được thực hiện dựa
trên sự không thống nhất về tỷ giá giữa 3 đồng tiền trên 3 thị
trường. Các nhà kinh doanh sẽ dùng đồng tiền thứ nhất để
mua đồng tiền thứ hai; rồi dùng đồng tiền thứ hai mua đồng
tiền thứ ba ; sau đó dùng đồng tiền thứ ba mua lại đồng tiền
thứ nhất. Các giao dịch này phải xảy ra tại cùng một thời điểm.
 Nghiệp vụ này khó nhận biết hơn và được thực hiện khá phức
tạp.
 Cơ hội thực hiện trong thực tế có thể nhiều hơn so với

“arbitrage 2 điểm” do khó nhận biết vì phải tính tóan mới phát
hiện ra cơ hội.
 Được thực hiện dựa trên 3 giao dịch mua bán giao ngay giữa 3
đồng tiền cùng một lúc.
 Giúp giải thích tại sao tỷ giá giữa các đồng tiền ở các thị trường
42
khác nhau dường như thống nhất với nhau.

14


2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ

Arbitrage 3 điểm :
* TH1 : Không có khoảng cách giữa tỷ giá mua vào
và tỷ giá bán ra (không có chi phí giao dịch)
Ví dụ :
Vào một thời điểm, có các thông tin về tỷ giá các cặp đồng tiền
ở 3 trung tâm ngoại hối khác nhau như sau:
A : 2.6410NZD/GBP
B : 2.1040AUD/GBP
C : 1.2573NZD/AUD
Có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá hay không?
Nếu có, bạn sẽ kinh doanh như thế nào nếu bạn có
1.000.000 AUD. Lợi nhuận là bao nhiêu (bỏ qua chi phí cho
43
hoạt động kinh doanh này) ?

2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
Arbitrage 3 điểm :

Hai bước thực hiện :
- Bước 1 : Tính tỷ giá chéo giữa hai thị trường và so sánh với
tỷ giá thực tế được yết tại thị trường thứ ba xem có bằng nhau
không ? Nếu không bằng nhau tức có cơ hội kinh doanh
chênh lệch tỷ giá.
Sau đó, cần xác định đồng tiền yết giá tại thị trường thứ ba
được định giá cao hay định giá thấp. Nếu định giá cao thì bán
đồng tiền yết giá và nếu định giá thấp thì mua đồng tiền yết giá
tại thị trường thứ ba này.
- Bước 2 : Xác định quy trình kinh doanh (Sử dụng mô hình
44
tam giác).

2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
Arbitrage 3 điểm :
* TH1 : Không có khoảng cách giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá
bán ra (không có chi phí giao dịch)
Bước 1 : Tính tỷ giá chéo (NZD/AUD) từ tỷ giá (NZD/GBP) và
tỷ giá (AUD/GBP) được yết tại thị trường A và B :

S ( NZD / AUD ) =

S ( NZD / GBP ) 2.6410
=
= 1.2552
S ( AUD / GBP ) 2.1040

→ Tỷ giá chéo giữa hai TT A & B < tỷ giá được yết ở thị
trường C (có nghĩa là đồng tiền yết giá AUD được định giá cao
so với NZD ở thị trường C) → Tồn tại cơ hội kinh doanh chênh

lệch tỷ giá.
* Nguyên tắc : Định giá cao : bán ; Định giá thấp : mua
→ Bán AUD, mua NZD tại thị trường C

45

15


Arbitrage 3 điểm
Bước 2 : Xác định quy trình kinh doanh

TTA : 2.6410NZD/GBP
TTB : 2.1040AUD/GBP
TTC : 1.2573NZD/AUD
Tỷ giá chéo :
1.2552NZD/AUD

Bắt đầu với 1,000,000AUD
Thị trường B

Thị trường C

AUD

Bán 476,069.67 GBP
Nhận 1,001,650.58 AUD

Bán 1,000,000 AUD
Nhận 1,257,300 NZD


GBP

NZD
Bán 1,257,300 NZD
Nhận 476,069.67 GBP
Thị trường A
- Như vậy, bắt đầu với 1,000,000 AUD, kinh doanh chênh lệch tỷ giá thu
về được 1,001,650.58 AUD.
- Lợi nhuận thu được là (1,001,650.58 – 1,000,000) = 1,650.58 AUD
46
- Tỷ suất sinh lời / vốn kinh doanh : 1,650.58/1,000,000 x 100% = 0,165%

2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
Arbitrage 3 điểm :
* TH2 : Có khoảng cách giữa tỷ giá mua vào và tỷ giá bán ra
Ví dụ :
Vào một thời điểm, có các thông tin về tỷ giá các cặp đồng tiền
ở 3 trung tâm ngoại hối khác nhau như sau:
A : 1.5478 – 1.5483USD/EUR
B : 1.9243 - 1.9247USD/GBP
C : 1.2464 - 1.2469EUR/GBP
Có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá hay không?
Nếu có, bạn sẽ kinh doanh như thế nào nếu bạn có 1.000.000
USD. Lợi nhuận là bao nhiêu (bỏ qua chi phí cho hoạt động
kinh doanh này) ?
47

2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
Arbitrage 3 điểm :

Hai bước thực hiện :
- Bước 1 : Tính tỷ giá chéo giữa hai thị trường và so sánh với tỷ
giá thực tế được yết tại thị trường thứ ba xem có cơ hội KD
không ? Có cơ hội kinh doanh khi xảy ra một trong hai trường
hợp sau :
+ Tỷ giá chéo mua vào giữa hai thị trường > Tỷ giá bán ra
yết tại thị trường thứ ba
+ Hoặc Tỷ giá mua vào tại thị trường thứ ba > Tỷ giá chéo
bán ra giữa hai thị trường.
Sau đó, cần xác định đồng tiền yết giá tại thị trường thứ ba được
định giá cao hay định giá thấp. Nếu định giá cao thì bán đồng tiền
yết giá và nếu định giá thấp thì mua đồng tiền yết giá tại thị
trường thứ ba này.
- Bước 2 : Xác định quy trình kinh doanh (Sử dụng mô hình tam
48
giác).

16


2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
Arbitrage 3 điểm :
Tính tỷ giá chéo USD/EUR ở 2 thị trường B và C :
S (USD / EUR) =

Bid (USD / GBP) Ask(USD / GBP) 1.9243 1.9247

=

= 1.5432 − 1.5442

Ask( EUR / GBP) Bid ( EUR / GBP) 1.2469 1.2464

Ở thị trường A : 1.5478 – 1.5483 USD/EUR
* So sánh : Vì tỷ giá mua vào tại TT A = 1.5478 USD/EUR > tỷ
giá chéo bán ra được tính giữa hai TT B và C = 1.5442
USD/EUR → có cơ hội KDCLTG.
→ Đồng tiền yết giá EUR được định giá cao (so với USD) ở thị
trường A (TT thứ ba)
(Nguyên tắc : Định giá cao : bán ; Định giá thấp : mua)
→ Bán EUR, mua USD tại thị trường A (TT thứ ba)

49

Bắt đầu với 1,000,000 USD
Thị trường A

USD

Thị trường B

Bán 1,000,000 USD
Nhận 519,561 GBP

Bán 647,580 EUR
Nhận 1,002,324.32 USD

EUR
Bán 519,561 GBP
Nhận 647,580 EUR


GBP

Thị trường C
- Như vậy, bắt đầu với 1,000,000 USD, kinh doanh chênh lệch tỷ giá thu

về được 1,002,324.32 USD
- Lợi nhuận thu được là (1,002,324.32 – 1,000,000) = 2,324.32 USD
- Tỷ suất sinh lời / vốn kinh doanh : 2.324.32 / 1,000,000 x 100% = 0,23%
50

PHÂN BIỆT ARBITRAGE VÀ SPECULATION :
Tiêu chí

Arbitrage

Speculation

Thời gian

Mua và bán xảy ra đồng Mua và bán xảy ra tại hai
thời
thời điểm

Trạng thái ngoại hối

Không tạo ra trạng thái Tạo ra trạng thái ngoại hối
ngoại hối
mở

Rủi ro tỷ giá


Không chịu rủi ro tỷ giá

Vốn kinh doanh

Vốn không bị cột vào bất
Chôn vốn một thời gian
cứ thời gian nào

Cơ sở kinh doanh

Quan sát thị trường

Phán đoán thị trường và
sẵn sàng chịu rủi ro

Địa điểm kinh doanh

Tại 2 thị trường trở lên

Có thể tại 1 thị trường hay
nhiều hơn

Cơ hội kinh doanh

Tồn tại trong chớp nhóang

Có thể kinh doanh bất cứ
lúc nào


Lãi kinh doanh

Chắc chắn và biết trước

Không chắc chắn
không biết trước

Chịu rủi ro tỷ giá


51

17


2.4. NGHIỆP VỤ KINH DOANH CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ
BÀI TẬP 1 :
Vào một thời điểm, có các thông tin về tỷ giá các cặp đồng tiền
ở 3 trung tâm ngoại hối khác nhau như sau:
A : 1.4367 – 1.4376 SGD/USD
B : 108.12 – 108.28 JPY/USD
C : 75.49 – 75.66 JPY/SGD
Có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá hay không?
Nếu có, bạn sẽ kinh doanh như thế nào nếu bạn có 3.000.000
USD. Lợi nhuận là bao nhiêu (bỏ qua chi phí cho hoạt động
kinh doanh này) ? Tính tỷ suất sinh lời/vốn kinh doanh.

52

18




×