Chương 2
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN
VÀ TÍN DỤNG CỦA NHTM
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động
quan trọng bậc nhất của NHTM
vì : thông qua hoạt động này Ngân hàng có đầy đủ nguồn
vốn để thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng
(cho vay) và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng. Huy động
vốn được phản ánh bên phần tài sản Nợ của Ngân hàng.
1
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN
VÀ TÍN DỤNG CỦA NHTM
Theo luật các tổ chức tín dụng hiện hành của
nước ta thì NHTM được huy động vốn dưới các hình
thức sau:
1.
Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các tổ
chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ
hạn và các loại tiền gửi khác
2.
Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu
và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức cá
nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc
NHNN chấp thuận
3.
Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại
Việt Nam và các tổ chức nước ngoài
Vay vốn ngắn hạn của NHNN theo quy định của
4.
NHNN Việt Nam
2
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NHTM
2.1.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi
Là hình thức huy động truyền thống của NHTM, là
điểm khác biệt giữa NHTM và các tổ chức tín dụng
phi Ngân hàng hình thức này làm cho Ngân hàng còn
được gọi là tổ chức nhận ký thác trong khi các tổ chức
phi Ngân hàng được gọi là các tổ chức không nhận ký
thác
Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu gửi tiền của
khách hàng rất đa dạng và rất lớn nên để thu hút được
nhiều khách hàng gửi tiền các NHTM đã sử dụng
nhiều hình thức khác nhau:
3
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA
NHTM
2.1.1. Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi
Tiền gửi thanh tốn (tiền gửi cĩ thể phát Séc)
Tiền gửi cĩ kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm
Tiết kiệm khơng kỳ hạn
Tiết kiệm cĩ kỳ hạn
Tiết kiệm khác
4
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.1.1 Tiền gửi thanh toán
Là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở
cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi
thanh toán theo đó Ngân hàng thực hiện việc trích
chuyển tiền của khách hàng phải thanh toán bằng cách
ghi Nợ vào tài khoản, chuyển sang tài khoản của đơn
vị thụ hưởng bằng bút toán ghi Có vào tài khoản, điều
kiện để thực hiện nghiệp vụ thanh toán này đòi hỏi
khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở
Ngân hàng.
5
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.1.1 Tiền gửi thanh toán
- Số dư Có trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách
hàng có thể hình thành từ hai nguồn:
+ Do khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản của mình ở
Ngân hàng
+ Do khách hàng nhận tiền chuyển từ tài khoản của các nơi
khác đến
6
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.1.1 Tiền gửi thanh toán
Số dư này nhằm duy trì khả năng thanh toán của khách hàng ở
bất cứ thời điểm nào. Ngân hàng có thể sử dụng số dư này trong
lúc tạm thời nhàn rỗi để thành nguồn vốn của Ngân hàng.
Tài khoản tiền gửi là loại tài khoản không kỳ hạn khách hàng có
thể rút bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho Ngân
hàng nên Ngân hàng không chủ động trong việc sử dụng loại
tiền gửi này nên thường trả lãi suất rất thấp hoặc thậm chí không
trả lãi suất bởi vậy số dư trên từng tài khoản không lớn nhưng do
Ngân hàng là trung tâm cung cấp dịch vụ thanh toán nên với số
lượng khách hàng rất đông, thường xuyên giao dịch khiến cho
tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả khách
hàng trở nên không nhỏ.
7
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn
- Đối tượng: khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp
- Khách hàng không được cung cấp các dịch vụ thanh toán
- Khách hàng không được rút vốn trước thời hạn. Nếu rút trước
hạn sẽ chỉ được hưởng lãi không kỳ hạn.
8
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.1.3 Tiền gửi tiết kiệm
a. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Dành cho đối tượng
khách hàng cá nhân có tiền nhàn rỗi muốn gửi Ngân hàng
vì mục tiêu an toàn và sinh lợi. Đối với Ngân hàng vì loại
tiền gửi này khách hàng muốn rút bất cứ lúc nào nên Ngân
hàng phải đảm bảo mức tồn quỹ để chi trả và khó lên được
kế hoạch chủ động nên trả lãi rất thấp.
9
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.1.3 Tiền gửi tiết kiệm
b. Tiết kiệm định kỳ: Khác hẳn với loại tiết kiệm không kỳ
hạn tiết kiệm loại này dành cho các tổ chức cá nhân có
mục tiêu sinh lợi. Lợi tức có được theo định kỳ lãi suất
cao trong thời kỳ có biến động về tiền tệ, mức lãi suất thay
đổi theo kỳ hạn gửi (3,6,9,12) tùy theo loại tiền gửi (VND,
USD, EURO) hay vàng.
10
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.1.3 Tiền gửi tiết kiệm
c. Các loại tiết kiệm khác: Như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm
có thưởng, tiết kiệm an khang, với nét đặc trưng riêng
nhằm đa dạng hóa hình thức và khuyến khích thu hút
khách hàng tăng tính cạnh tranh giữa các khách hàng.
11
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức phát hành để huy
động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản
tiền trong một thời hạn nhất định, theo điều kiện trả lãi và
các khoản cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người
mua. Các nội dung ghi trên chứng từ có giá gồm:
12
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.2. Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
Mệnh giá: Là số tiền gốc được in sẵn hoặc ghi trên
giấy tờ có giá và phát hành theo hình thức chứng chỉ
hoặc ghi trên giấy chứng nhận quyền sở hữu với giấy
tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ.
Thời hạn: Là khoản thời gian từ lúc tổ chức tín dụng
nhận nợ đến hết thời gian cam kết thanh toán toàn bộ
khoản nợ
Lãi suất được hưởng: Là tỷ lệ lãi áp dụng để tính cho
người mua giấy tờ có giá được hưởng
Giấy tờ có giá được chia thành nhiều loại khác nhau
như ký danh vô danh
13
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.2.1. Huy động vốn ngắn hạn
Các tổ chức tín dụng thường phát hành chứng từ có giá
ngắn hạn đề huy động vốn ngắn hạn (thời hạn dưới 12
tháng) bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín
phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Khi phát hành
giấy tờ có giá các tổ chức tín dụng phải được NHNN xem
xét phê chuẩn, phải lập hồ sơ đề nghị phát hành bao gồm:
14
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.2.1. Huy động vốn ngắn hạn
Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn: Mục đích phát
hành, phương án sử dụng, số lượng giấy tờ có giá ngắn hạn đầu
năm tài chính, tổng số mệnh giá phát hành giấy tờ có giá trong
năm tài chính, số đợt và thời điểm dự kiến phát hành, tên gọi
giấy tờ có giá và đồng tiền phát hành.
Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất tính đến thời
điểm phát hành
Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính
Điều lệ và giấy phép hoạt động (đối với tổ chức phát hành lần
đầu)
Các thay đổi về bộ máy tổ chức nếu có
15
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.2.1. Huy động vốn ngắn hạn
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành
tổ chức tín dụng sẽ phải ra thông báo công khai về đợt phát hành đó trên
thông tin đại chúng trong thông báo phải đầy đủ những thông tin tối thiểu
như sau:
Tên đơn vị phát hành
Loại chứng từ có giá (tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi…)
Tổng định giá của đợt phát hành
Thời hạn giấy tờ có giá
Hình thức phát hành: Như đấu thầu công khai hoặêc hạn chế
Ngày phát hành,
Ngày đến hạn thanh toán
Lãi suất, cách trả lãi
Phương thức hoàn trả tiền gốc
16
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.2.2. Huy động vốn trung và dài hạn
Để huy động vốn trung và dài hạn (3 năm, 5 năm, 10 năm)
các NHTM có thể phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền
gửi và cổ phiếu. Trái phiếu do Ngân hàng phát hành được
xem là một loại công ty. Trái phiếu này rủi ro cao hơn trái
phiếu chính phủ
17
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.2.3. Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ
Ngân hàng Trung Ương
NHTM có một bộ phận vôn huy động từ các tổ chức tín
dụng khác và từ NHNN. Các tổ chức tín dụng khác mở tài
khoản ở NHTM để tham gia dịch vụ thanh toán thông qua
đó NHTM có thể huy động vốn giống như các doanh
nghiệp khác, ngoài ra NHTM còn vay của NHNN dưới
hình thức chiết khấu và tái chiết khấu
18
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.1.2.4. Các giải pháp khác về huy động vốn
NHTM có thể huy động vốn bằng các hình
thứ như sau:
- Sáp nhập và mua lại các ngân hàng không
còn khả năng thanh toán.
- Huy động nguồn tiền gửi từ nhân viên,
người lao động trong nội bộ ngân hàng nhằm
mục đính cơ bản tăng nguồn vốn huy động
và thu hút nhân lực có trình độ cao.
19
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.2. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
Cho vay là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và
tài sản từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn
nhất định với một khoản chi phí nhất định.
20
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.2.1. Đặc trưng tín dụng Ngân hàng thương mại
Tín dụng Ngân hàng có các đặc trưng sau:
Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn và tài sản từ
người sở hữu sang người sử dụng.
Tài khoản giao dịch trong tín dụng Ngân hàng bao gồm
hai hình thức là cho vay bằng tiền và cho thuê (bất động
sản và động sản)
21
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.2.1. Đặc trưng tín dụng Ngân hàng thương mại
Sự chuyển nhượng theo nguyên tắc hoàn trả theo thời
gian như trong hợp đồng thỏa thuận giữa khách hàng
và Ngân hàng
Giá trị hoàn trả bao gồm cả vốn gốc, lãi và phí tín
dụng.
Sự chuyển nhượng phải dựa trên cơ sở pháp lý như
hợp đồng tín dụng, phụ lục hợp đồng … Trong đó
khách hàng cam kết với Ngân hàng hoàn trả khi đến
hạn thanh toán.
22
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.2.2. Các loại tín dụng của Ngân hàng
thương mại
Tín dụng NHTM được chia thành nhiều loại
khác nhau dựa theo các tiêu thức phân
loại khác nhau:
2.2.2.1. Căn cứ vào mục đích
Dựa vào tiêu thức này tín dụng NHTM có
thể chia thành các loại sau:
Cho vay phục vụ cho kinh doanh công thương
nghiệp
Cho vay bất động sản
Cho vay nông nghiệp
11/1/2008
14:37:28
‹#›
23 Cho
vay
kinh doanh xuất nhập khẩu
Chương 2( tt)
2.2.2.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Dựa vào tiêu thức này tín dụng có thể chia thành ba loại
sau:
Tín dụng ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 12
tháng, mục đích thường tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản
ngắn hạn hoặc các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Loại cho vay này thường chiếm tỷ trọng cao nhất đối với
các NHTM
24
11/1/2008 14:37:28
‹#›
Chương 2( tt)
2.2.2.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng
b. Cho vay trung hạn: là loại cho vay nếu ở Việt Nam thì có
thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng còn đối với các nước
trên thế giới thời hạn có thể từ 12 tháng đến trên 60
tháng, mục đích cho vay để đầu tư mua sắm tài sản dài
hạn, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng
sản xuất kinh doanh.
25
11/1/2008 14:37:28
‹#›