Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tài liệu thiết kế vải dệt thoi phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.16 KB, 7 trang )

Thiết kế vải dệt thoi

CHƯƠNG

1:
KHÁI NIỆM CHUNG

1.1. GIỚI THIỆU THUẬT NGỮ:
-

Vải là sản phẩm của ngành dệt nói chung, có dạng tấm hoặc dạng ống, làm nên từ xơ
hoặc từ sợi.

-

Vải dệt thoi là loại vải do hai loại hệ thống sợi nói chung đan thẳng góc với nhau tạo

-

nên. Hệ thống sợi nằm dọc theo chiều dài tấm vải gọi là sợi dọc (canh) và hệ thống sợi
nằm theo chiều ngang tấm vải gọi là sợi ngang (chỉ).
Rappo kiểu dệt (R) là một chu kỳ kiểu dệt được lặp đi lặp lại nhiều lần trên vải.
Rappo dọc (Rd) là số sợi dọc có trong một rappo kiểu dệt.
Rappo ngang (Rn) là số sợi ngang có trong một rappo kiểu dệt.

1.2. PHƯƠNG PHÁP BIỂU DIỄN KIỂU DỆT TRÊN GIẤY:
1.2.1. Phương pháp dùng ô vuông trên giấy kẻ ô:
Dùng ô vuông trên giấy kẻ ô là phương pháp biểu diễn kiểu dệt phổ biến hiện nay.
Người ta dùng giấy kẻ ô với các quy ước sau (Hình 1.1).

Hình 1.1. Biểu diễn kiểu dệt bằng các ô vuông trên giấy kẻ ô


Các cột thẳng đứng thể hiện các sợi dọc, các hàng nằm ngang thể hiện các sợi
ngang. Các ô là nơi giao nhau giữa sợi dọc và sợi ngang, được gọi là điểm nổi, trong đó
điểm nổi dọc là nơi sợi dọc đan trên sợi ngang được quy ước tô màu hoặc đánh dấu, còn
các điểm nổi ngang là nơi sợi ngang đan trên sợi dọc được quy ước để trống. Nếu chọn
một điểm nổi dọc nào đó làm điểm nổi gốc, khoảng cách từ nó đến một điểm nổi dọc
khác trên sợi nằm kề bên tính bằng đơn vị ô, được gọi là bước chuyển s.
Nếu sợi nằm kề được xét là sợi dọc, ta có bước chuyển dọc sd, nếu sợi nằm kề được
xét là sợi ngang, ta có bước chuyển ngang sn.

1


Thiết kế vải dệt thoi
Trong phương pháp này, tuy các cột và các hàng không thể hiện rõ sợi dọc và sợi
ngang, nhưng hình vẽ biểu diễn kiểu dệt thông qua tập hợp các điểm nổi giúp ta hình
dung khá rõ những hình hoa trên bề mặt vải sẽ được dệt. Các hình hoa biểu diễn trên giấy
còn có khả năng thể hiện khá trung thực các hình hoa dệt trên vài do tính chất đồng dạng
của chúng nếu ta chọn giấy kẻ ô có kích thước của ô tỷ lệ với mật độ của vải:
Trong đó:
x, y: kích thước ngang và dọc của ô
Pd, Pn: mật độ dọc và ngang của vải hoàn tất
Phương pháp dùng ô vuông còn được áp dụng để biểu diễn hình vẽ mắc máy.

1.2.2. Phương pháp dùng đường thẳng trên giấy kẻ ô:
Phương pháp này có lẽ có trước phương pháp trên, nhưng sử dụng nó không được
thuận tiện cho lắm. Trong phương pháp này, người ta quy ước (Hình 1.2).

sd = 3

sn = 4


Hình 1.2. Biểu diễn kiểu dệt bằng đường thẳng trên giấy kẻ ô
Các đường thẳng đứng thể hiện các sợi dọc, các đường nằm ngang thể hiện các sợi
ngang. Điểm giao nhau giữa hai hệ dường thẳng là các điểm nổi, trong đó điểm nổi dọc
được đánh dấu “x”.
Ngược lại với phương pháp trên, phương pháp dùng đường thẳng tuy thể hiện rõ sợi
dọc và sợi ngang, nhưng qua tập hợp các điểm nổi dọc và điểm nổi ngang, ta khó hình
dung được các hình hoa trên bề mặt vải sẽ có được sau khi dệt.
Phương pháp dùng đường thẳng cũng được áp dụng để biểu diễn hình vẽ mắc máy.

1.3. HÌNH VẼ MẮC MÁY:
Hình vẽ mắc máy thể hiện các điều kiện công nghệ dệt ra vải trên máy dệt và người
ta dùng nó để hướng dẫn công nhân xâu sợi dọc qua go, lược và lắp cam nâng go hoặc
cắm chốt cho xích điều go.
Hình vẽ mắc máy ba gồm 03 (hoặc 04) yếu tố, đó là rappo kiểu dệt, bảng mắc go và
bảng điều go (yếu tố thứ 4 là cách luồn sợi dọc qua khe lược). Hình vẽ mắc máy được
biểu diễn một cách khái quát trên hình 1.3.
2


Thiết kế vải dệt thoi

Hình 1.3. Sơ đồ khái quát hình vẽ mắc máy để dệt vải trên máy dệt
Trong đó:
A là yếu tố thứ nhất biểu diễn rappo chung của kiểu dệt nền và kiểu dệt biên của vải.
Rappo ngang của kiểu dệt chung bằng bội số chung nhỏ nhất của rappo ngang của kiểu
dệt nền và rappo ngang của kiểu dệt biên. Sợi dọc trong rappo được quy ước đánh số thứ
tự từ trái sang phải, còn sợi ngang được đánh số thứ tự từ dưới lên trên.
B là yếu tố thứ hai biểu diễn thứ tự xâu sợi dọc qua các khung go. Khung go được
ước đánh số thứ tự từ trên xuống dưới (hay từ sau ra trước máy dệt).

C là yếu tố thứ ba biểu diễn các loại miệng vải hay thứ tự nâng go để tạo miệng vải.
Để phù hợp với vị trí của bộ điều go nằm 2 ở bên phải hay bên trái máy dệt, thì bảng điều
go cũng sẽ được vẽ bên phải hay bên trái hình vẽ mắc máy.
Để biểu diễn cụ thể hình vẽ mắc máy, có thể dùng ô vuông hoặc đường thẳng như Hình
1.4.
1
2
3
4

1
2
3
4
1 2
1 2

1
2

1 2 3 4

1
2
3
4

1 2 3 4
1 2 3 4 5 6 7 8


Hình 1.4. Hình vẽ mắc máy biểu diễn bằng a) Ô vuông; b) Đường thẳng

1.3.1. Biết rappo

8
7
6
kiểu
5
4
3
2
1

dệt A và bảng mắc go B, hãy lập bảng điều go C:

1 2 3 4 5 6 7 8

3


Thiết kế vải dệt thoi

Hình 1.5. Cho trước hình vẽ kiểu dệt và bảng mắc go, tìm bảng điều go
1.3.1.1. Lần lượt xét các sợi dọc: Ở hình vẽ kiểu dệt, xem trong các lần mở miệng vải
nào cần nâng khung go tương ứng lên để tạo điểm nổi dọc cho mặt vải. Vậy ở bảng điều
go, ta sẽ đánh dấu “x” vào các ô giao nhau giữa hàng ngang và các cột dọc tương ứng.
1.3.1.2. Lần lượt xét các sợi ngang: Ở hình vẽ kiểu dệt, xem trong các lần mở miệng vải
tương ứng, cần nâng khung go nào lên để tạo điểm nổi dọc trên các sợi ngang đó. Vậy ở
bảng điều go, ta sẽ đánh dấu “x” vào các ô giao nhau giữa cột dọc và các hàng ngang

tương ứng.

1.3.2. Biết bảng điều go C và bảng mắc go B, xác định hình vẽ kiểu dệt A:
1
2
3
4
5
6
7
8
1 2 3 4 5 6 7 8

8
7
6
5
4
3
2
1
1 2 3 4 5 6 7 8

Hình 1.6. Cho trước bảng điều go và bảng mắc go, tìm hình vẽ kiểu dệt
Trước hết, cần xác định rappo của kiểu dệt. Rappo dọc bằng số cột dọc gióng từ
bảng mắc go xuống, còn rappo ngang bằng số cột trên bảng điều go.

4



Thiết kế vải dệt thoi
Để xác định điểm nổi dọc trên hình vẽ kiểu dệt, ta cũng có thể lần lượt xét từng sợi
dọc hoặc từng sợi ngang giống như bài toán trên.

1.3.3. Biết bảng điều go C và hình vẽ kiểu dệt A, tìm bảng mắc go B:
1
2
3
4
5
6
1 2 3 4 5 6

6
5
4
3
2
1
1 2 3 4 5 6

Hình 1.7. Cho trước hình vẽ kiểu dệt và bảng điều go, tìm bảng mắc go
Đối với loại bài toán này, chỉ có một cách giải quyết duy nhất đó là xét từng sợi dọc,
đối chiếu các điểm nổi dọc tương ứng với lần mở miệngv ải trên khung go nào thì đánhd
ấu luồn go vào khung go đó.

1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP MẮC GO:
1.4.1. Mắc liên tiếp: Rd = k = r
k=4
r=4


a)

b)
Hình 1.8. Kiểu mắc go liên tiếp

Đối với kiểu mắc này, sợi dọc được luồn liên tiếp từ khung go này đến khung go
khác theo thứ tự có thể là từ sau ra trước (Hình 1.8a) hoặc từ trước ra sau (Hình 1.8b) xét
theo vị trí khung go trên máy dệt. Số khung go đúng bằng số sợi dọc trong rappo kiểu dệt.
Ứng dụng: Kiểu mắc này rất phổ biến, có thể áp dụng cho nhiều trường hợp.
Ưu điểm: đơn giản, thuận tiện cho cả công nhân xâu go và công nhân dệt.
Nhược điểm: không dùng được với các kiểu dệt có rappo dọc lớn.

1.4.2. Mắc rải: Rd < k = r

5


Thiết kế vải dệt thoi

a)

b)
Hình 1.9. Kiểu mắc go rải

a) Với Rd = 2; k = r = 6;

b) Với Rd = 3; k = r = 6

Đối với kiểu mắc này, người ta chia số khung go được chọn để dệt ra làm nhiều

nhóm, số nhóm bằng Rd và các nhóm có số khung go bằng nhau. Sợi dọc sẽ được luồn
tuần tự từ khung go sau đến khung go trước hoặc từ khung go trước ra khung go sau vào
các khung go thứ nhất của mỗi nhóm rồi đến các khung go thứ hai của mổi nhóm … cho
đến hết rappo mắc go.
Ứng dụng: Sử dụng trong trường hợp mật độ sợi dọc của vải cần dệt quá lớn.
Ưu điểm: Đảm bảo các khung go luồn những sợi dọc dệt giống nhau được xếp cạnh
nhau, nhờ vậy chúng có thể được buột liền với nhau và do một cam chung điều khiển.
Nhược điểm: Số khung go có thể tăng lên gấp 2, 3 lần số sợi dọc trong rappo kiểu dệt.

1.4.3. Mắc đối xứng: Rd = r > k
Ứng dụng: Sử dụng trong trường hợp rappo kiểu dệt có dạng đối xứng.

Hình 1.10

a) Kiểu mắc đối xứng đơn với r = 2×5 – 2 = 8
b) Kiểu mắc đối xứng đơn với r = 2×5 = 10
c,d) Kiểu mắc đối xứng kép với r = 2×8 – 2 = 14
6


Thiết kế vải dệt thoi

1.4.3.1. Kiểu mắc đối xứng đơn:
Rappo mắc r phụ thuộc số khung go k:
r = 2k – 2
hoặc

r = 2k

1.4.3.1. Kiểu mắc đối xứng kép:

Rappo mắc r không phụ thuộc số khung go k mà phụ thuộc vào số thứ tự sợi dọc c
để từ đó kiểu mắc đổi hướng:
r = 2c - 2

1.4.4. Mắc phân nhóm: Rd = r > k
Ở kiểu mắc này, các khung go được chia thành nhiều nhóm. Số khung go của mỗi
nhóm có thể bằng nhau hoặc khác nhau, mỗi nhóm có kiểu mắc go riêng dùng cho sợi dọc
trong cùng kiểu dệt.
Áp dụng cho các loại vải dệt theo một số kiểu dệt khác nhau, các kiểu dệt này có thể
được bố trí trong vải theo ba cách:
-

Kiểu dệt này nằm cạnh kiểu dệt kia ở những loại vải kẻ dọc, kẻ ngang hoặc kẻ ô.

-

Kiểu dệt này lẫn vào kiểu dệt kia, ví dụ như sợi dọc của kiểu dệt này nằm xen vào
giữa những sợi dọc của kiểu dệt kia, cách bố trí thường gặp trong cấu trúc cơ rếp.

-

Ở vải nhiều lớp, mỗi lớp có kiểu dệt riêng.

*Mắc gián đoạn: Là một trường hợp đặc biệt của mắc phân nhóm, cũng dùng cho các
loại vải kẻ sọc và kẻ ô với những kiểu dệt khác nhau. Mỗi sọc có một nhóm mắc go riêng
cho những sợi dọc trong sọc đó. Rappo mắc go chung phụ thuộc số sợi dọc trên vải và số
sợi trong mỗi sọc.

1.4.5. Mắc rút gọn (mắc go theo hình vẽ kiểu dệt): Rd = r > k
Áp dụng khi trong rappo dọc của kiểu dệt có một số sợi dọc dệt giống nhau. Nguyên

tắc là các sợi dọc dệt giống nhau được luồn vào cùng một khung go.

---------------  ---------------

7



×