Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN đầu RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.39 KB, 5 trang )

DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG CHUẨN ĐẦU RA
Th.S Cao Thị Thanh Thủy
Q.TBM Địa lí – Việt Nam học – Công tác xã hội
I. Đặt vấn đề
Thực hiện Nghị quyết Trung ương XI với mục tiêu “Đổi mới căn bản, toàn diện
nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế”,
Bộ GD&ĐT đã và đang thực hiện nhiều quyết sách và chiến lược mang tính toàn diện.
Trong đó việc thực hiện các Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm
vụ trọng tâm của giáo dục đại học và đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn hiện
nay, Trường Đại học Quảng Bình đã tổ chức xây dựng và công bố chuẩn đầu ra cho
các ngành nghề đào tạo của trường. Đây là nhiệm vụ trọng tâm trong việc thực hiện kế
hoạch năm học những năm qua. Qua hai năm thực hiện đào tạo theo định hướng chuẩn
đầu ra, trường đã đạt được một số thành tựu nhất định, bên cạnh đó còn có một số vấn
đề nảy sinh cần trao đổi, thảo luận tìm ra giải pháp phù hợp là một việc làm quan trọng
và cần thiết. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo cam kết của Nhà
trường về chất lượng đào tạo với xã hội, về năng lực của người học sau khi tốt nghiệp.
II. Thực tiễn đào tạo hướng tới chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Quảng Bình
“Chuẩn đầu ra là quy định về nội dung kiến thức chuyên môn; kỹ năng thực hành, khả
năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà người học có thể đảm nhận
sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với từng trình độ, ngành đào tạo”. Hướng
tới chuẩn đầu ra, Đại học Quảng Bình đã có sự thay đổi khá lớn về cơ cấu bộ máy, tổ chức,
cách thứ làm việc nhằm phục vụ tốt , phù hợp hơn với yêu cầu mới.
- Phía Nhà trường:
+ Về cơ sở vật chất: thường xuyên được tu bổ, nâng cấp, mua sắm mới tạo điều
kiện cho công việc dạy, học thuận lợi hơn, tiện nghi hơn.
+ Về đội ngũ: thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lớn mạnh cả
về số lượng và chất lượng.
+ Các văn bản, hệ thống quản lí đang có những thay đổi tích cực, hướng tới đồng
bộ, hỗ trợ việc quản lí, triển khai các kế hoạch hiệu quả hơn:
xây dựng, rà soát và bổ sung chuẩn đầu ra hàng năm tiến sát hơn nhu cầu thực
tiễn xã hội; xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí tự đánh giá; sử dụng phần mềm quản lí


đào tạo, thường xuyên nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và hệ thống các Phòng,
Ban phục vụ tốt hơn, cơ sở hạ tầng.

1


- Phía các tổ chức, đoàn thể: như Đoàn trường, Hội sinh viên,… đã tạo nên những
sân chơi bổ ích, hấp dẫn, lí thú giúp sinh viên thư giãn và hình thành các kĩ năng mềm
khi tham gia.
- Phía Bộ môn và giảng viên:
+ Triển khai xây dựng các chương trình khung, chương trình chi tiết phù hợp với
yêu cầu chuẩn đầu ra: đảm bảo các kĩ năng cứng và kĩ năng mềm cho người học sau
khi tốt nghiệp. Tổ chức hoạt động ngoại khóa, cemine hiệu quả tốt.
+ Nâng cao năng lực tự nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy.
Tuy nhiên, do mới áp dụng, triển khai thực hiện nên những lúng túng, trở ngại là
điều không thể tránh khỏi. Những khó khăn do các điều kiện khách quan và chủ quan
mang đến
III. Một số kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý chuyên môn của bộ môn
Địa lí – Việt Nam học và Công tác xã hội.
Trong giảng dạy hướng tới chuẩn đầu ra, chúngtôi đã lựa chọn một số phương
pháp cơ bản làm mũi nhọn cho việc rèn luyện kĩ năng cho sinh viên. Các kĩ năng cứng
vốn có sẵn trong chương trình chi tiết đã được thiết kế. Tuy nhiên, cùng một chương
trình chi tiết khả năng hình thành kĩ năng mềm nhiều hay ít lại phụ thuộc vào hình thức
tổ chức và phương pháp daỵ học của từng giảng viên. Với một giảng viên giảng dạy
lâu năm, việc sử dụng, kết hợp các phương pháp nhuần nhuyễn sẽ làm cho buổi giảng
sinh động ấn tượng, mỗi phương pháp có một ưu thế nhất định và nó không bao giờ là
lạc hậu, là cũ nếu người dùng biết cách sử dụng đạt đến mức hấp dẫn nhất. Ví dụ
phương pháp thuyết trình, dùng lời vốn cho là phương pháp truyền thống trong dạy
học nhưng hãy sử dụng từ ngữ, âm lượng, ngữ điệu phù hợp nó lại trở thành công cụ rẻ
tiền, tiện lợi và có hiệu quả nhất trong dạy học. Đối lập với việc sử dụng phương tiện

hiện đại nhưng chỉ để trình chiếu bài giảng đơn thuần mà mà không có sự khai thác
thông tin. Sự kết hợp giữa các nhóm phương pháp trên một nền phương pháp chủ đạo
sẽ là cơ hội cho người học có khả năng tiếp cận kiến thưucs và kĩ năng bằngnhiều cách,
từ nhiều góc độ, lí thuyết và thực tiễn khác nhau. Một trong những phương pháp nền
mà chúng tôi sử dụng khá hiệu quả là phương pháp dạy học theo định hướng hành
động. Phương pháp này nó khá gần với việc đào tạo theo định hướng chuẩn đầu ra bởi
trong bài giảng, sinh viên được định hướng hành động, hành động đó được định hướng
sản phẩm và nhất thiết phải có sản phẩm. Thông qua việc trưng bày, biểu diễn sản
phẩm trước toàn lớp, sinh viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau và tự đánh giá
được sản phẩm cũng như năng lực của chính mình.

2


Ví dụ: Chúng tôi đã biến lớp học thành 05 công ty lữ hành khác nhau trong học
phần Lữ hành (4 tín chỉ) dành cho ngành Việt Nam học (chuyên ngành Văn hóa – Du
Lịch), các công ty này có nhiệm vụ chọn đặt tên công ty, xây dựng catolog, quản bá
sản phẩm du lịch, tính táon định giá thuế sản phẩm, thuyết minh, chào hàng bán sản
phẩm, chăm sóc khách hàng, lên kế hoạch, tổ chức thực hiện tuor du lịch áp theo giá
thị trường, … Buổi học của chúng tôi trở thành những buổi giao dịch, buổi hướng dẫn
lữ hành ấn tượng, vui vẻ và đầy sức sáng tạo của sinh viên.
Việc ứng dụng công nghệ thông trở thành phần quan trọng không thể thiếu trong
tin trong giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Buổi học đầu tiên của
học phần chúng tôi khảo sát sơ bộ về khả năng sử dụng máy tính và ứng dụng các
phần mềm. Sau đó hướng dẫn cho sinh viên sử dụng trong việc tìm kiếm thông tin
phục vụ học tập, khuyến khích các em làm bài tập bằng các phần mềm máy tính, bắt
buộc gửi bài kiểm tra qua email,… Sinh viên sẽ nhận được sự hỗ trợ về kĩ thuật trên
website tư liệu học tập của khoa nên các em nhanh chóng làm quen và sáng tạo. Sản
phẩm của kháo trước vừa là tư liệu tham khảo vừa là động lực để giúp các em vượt qua
được những cản trở bước đầu. Sản phẩm đầu tay của các em luôn được trân trọng và

góp ý kĩ càng, cuộc thảo luận, báo cáo hoàn hảo đã thúc đẩy ý tưởng nhiều hơn cho
những môn học sau.
Những môn học chuyên ngành là điều kiện thuận lợi cho giảng viên trong tổ chức
dạy học. Đối với những học phần chung hoặc dành cho khối không chuyên, cá biệt hóa
bài giảng là cách khai thác thông tin theo hướng chuyên ngành nhằm kích thích khả
năng tư duy và rút ngắn khoảng cách thực tiễn. Sinh viên thấy được ý nghĩa cần thiết
của học phần.
Ví dụ: Học phần Địa lí kinh tế
(02 tín chỉ ) dành cho sinh viên khối
kinh tế; trong phần cơ cấu ngành
công nghiệp có hai nhóm nghành:

Ví dụ: Học phần Địa lí Việt Nam (2 tín chỉ ) dành cho khối ngành Mầm non và
Du lịch, cùng một nội dung thảo luận về tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhưng
ngành Du Lịch sẽ đánh giá tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến các hoạt
động và sản phẩm du lịch. Với ngành Mầm Non việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ trong
điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cần lưu ý những gì?

3


Dạy học theo phương pháp dự án là một phương pháp khá mới mẻ, khá phù hợp
với việc hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên và giảng dạy cho sinh viên khối
ngành Công tác xã hội mà bộ môn đang quản lí. Sinh viên lớp CĐSP Địa – Giáo dục
công dân đã triển khai đề tài khóa luận “Ebook địalí Quảng Bình” theo cách thức một
dự án nhỏ. Nhóm sinh viên lập kế hoạch công tác, kế hoạch tài chính, công việc cá
nhân,… hàng ngày SV có nhiệm vụ báo cáo kết quả công việc cuối ngày cho nhóm và
giảng viên hướng dẫn qua email, thảo luận về sản phẩm và điều chỉnh kế hoạch cho
phù hợp. Khi thành sản phẩm cuối cùng, Sv tham gia có được kiến thức chuyên ngành,
kĩ năng nghiên cứu, làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thu thập và xử lí thông

tin, kĩ năng thuyết trình, thuyết phục, kĩ năng sử dụng các phần mềm phục vụ giảng
dạy và học tập khá thành thạo.
Nhóm ngành Công tác xã hội là ngành mới nhóm tiếp nhận quản lí, một số môn
học chuyên ngành như Công tác xã hội với người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em, người già,
người nghiện matúy và nhiễm HIV, phát triển cộng đồng,… là những học phần rất
thích hợp cho việc triển khai dạy học theo dự án nhỏ trong cộng đồng dưới dạng các
tình nguyện viên tham gia công tác xã hội. Các em vừa có những trải nghiệm trong
cộng cộng đồng, rèn luyện các kĩ năng quan sát, giao tiếp, kiểm huấn, phát hiện vấn đề,
kĩ năng lập kế hoạch và triẻn khai kế hoạch trong cộng đồng. Kết nối với các tổ chức
xã hội khác, tham gia hoặc phát động các hoạt động công tác xã hội, làm thành viên
mạng lưới là điều kiện gia tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
Hướng tới đào tạo chuẩn đầu ra, sinh viên cũ và các nhà tuyển dụng, doanh
nghiệp và các cơ quan, tổ chức là người hiểu rõ nhất sản phẩm đào tạo của nhà trường
có đạt chuẩn hay không, sản phẩm đào tạo bị lỗi ở khâu nào. Họ có thể giúp chúng ta
trong công tác điều chỉnh, cập nhật, bổ sung chương trình, hình thức tổ chức dạy đến
gần chuẩn hơn, tiến sát nhu cầu xã hội hơn.
Đào tạo theo định hướng chuẩn đầu ra ở trường ta là một nhiệm vụ trọng tâm ,
người giảng viên cần có những kĩ năng đạt chuẩn làm tiền đeề cho viẹc rèn luyện kĩ
năng sinh viên. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện tại, công tác công tác quản lí đào và
giảng dạy đổi mới từng bước, việc lựa chọn các phương pháp giảng dạy tạo bước đột
phá trong nhận thức sinh viên và giảng viên là một thách thức không nhỏ. Những gặt
hái ban đầu chia sẻ và trao đổi cùng các đồng nghiệp là một qúa trình tích lũy mười
lăm năm công tác. Thời gian ấy không dài nhưng đủ để đúc rút những kinh nghiệm cho
hai hình thức đào tạo niên chế và tín chỉ, định hướng kiến thức và định hướng đầu ra
sản phẩm trong đào tạo.

4


IV. Một số đề xuất và kiến nghị

Trong đào tạo chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Quảng Bình, việc đồng bộ hóa dữ
liệu trong quản lí đào tạo, quản lí sinh viên giúp giảng viên và sinh viên thuận lợi hơn.
Công tác cập nhật thông tin, quản lí sinh viên còn thiếu đồng bộ, lẽ ra phần mềm quản
lí sinh viên nó phải cho phép cập nhật toàn bộ thông tin về sinh viên (gồm thông tin cá
nhân, điểm, học phí, thư viện,…) và các phòng, khoa đều có khả năng sử dụng khi cần
thiết truy xuất thông tin.
Việc lấy ý kiến kiến phản hồi từ người học về giảng viên là một công tác tốt nhằm
nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên, sẽ tốt hơn nếu Nhà trường lấy ý kiến
phản hồi từ giảng viên và người học về các phòng , ban phục vụ.
Tạo các sân chơi năng động cho sinh viên nhiều hơn thông qua hình thức tổ chức
các Câu lạc bộ, ngoại khóa, tổ chức sự kiện hoạt động của các tổ chức đoàn thể.
Tạo cơ hội cho giảng viên thể nghiệm các phương pháp giảng dạy mới, học tập,
trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn.

Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ thị hướng dẫn triển khai xây dựng chuẩn
đầu ra . Tháng 4 năm 2010.

5



×