Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại công ty TNHH Ngân Hạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.69 KB, 61 trang )

Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá trên thế giới đang
diễn ra rất mạnh mẽ. Tất cả các công ty đều mong muốn được tham gia vào
hệ thống phân công lao động quốc tế. Hoạt động ngoại thương không chỉ
đem lại lợi ích cho mỗi quốc gia, cho người sản xuất cũng như người tiêu
dùng mà còn đem lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho các công ty tham
gia vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên thị trường thế giới vô cùng phức tạp và chứa đựng rất
nhiều rủi ro. Tham gia vào thị trường này các công ty xuất nhập khẩu phải
đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ giữa các công ty trong nước mà
cả với rất nhiều công ty nước ngoài. Chính vì vậy bất kỳ công ty nào muốn
tồn tại và phát triển được trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy
đều phải không được phép ra những quyết định sai lầm. Nhất thiết công ty
phải xây dựng được phương án kinh doanh có hiệu quả và nắm bắt được cơ
hội.
Công ty TNHH Ngân Hạnh tham gia hoạt động kinh doanh thương
mại chưa lâu song cũng đã có những thành tựu đáng kể. Mà một nhân tố
đóng góp một phần rất lớn chính là những thông tin từ phòng kế toán. Công
tác tổ chức kế toán khoa học và chính xác đảm bảo đưa ra được những chiến
lược kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Với những kiến thức đã được học và
trong thời gian kiến tập tại công ty TNHH Ngân Hạnh, em đã có điều kiện
để tìm hiểu cách thức tổ chức kế toán tại một công ty kinh doanh thương
mại đặc biệt là trong hoạt động bán hàng.
Xuất phát từ thực tế đã được tìm hiểu, cùng với sự hướng dẫn của
cô giáo TS. Trần Nam Thanh, sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo, phòng kế toán
công ty, em xin trình bày báo cáo về công tác tổ chức kế toán tại công ty
TNHH Ngân Hạnh.
Nguyễn Tiến Phong 1 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Nội dung báo cáo gồm ba phần:


Phần 1: Tổng quan về công ty TNHH Ngân Hạnh
Phần 2: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại
công ty TNHH Ngân Hạnh
Phần 3: Nhận xét và đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán
tại công ty TNHH Ngân Hạnh
Trong quá trình kiến tập tại công ty, em đã cố gắng thu thập số liệu,
thống kê, từ đó phân tích, so sánh tổng hợp và đánh giá tất cả tài liệu mình
có được để hoàn thành bài viết. Tuy nhiên vì thời gian còn hạn chế và vẫn
còn những vấn đề em chưa nắm vững nên bài viết không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và
bạn bè đẻ bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn công ty TNHH Ngân Hạnh
đã tạo điều kiện cho em kiến tập tại công ty và đăc biệt là cô Trần Nam
Thanh đã hết sưc giúp đỡ em trong đợt kiến tập vừa qua.

Nguyễn Tiến Phong 2 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NGÂN HẠNH
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên của công ty là: CÔNG TY TNHH NGÂN HẠNH. Tên giao dịch
là: NGANHANH COMPANY LIMITED. Tên giao dịch viết tắt là:
NGANHANH CO.,LTD. Công ty có trụ sở chính đặt tại Xóm 1, Mễ Trì
Thượng, Từ Liêm, Hà Nội. Điện thoại: (++84) (4) 7 845433 / 7 850 324. Fax:
(++84) (4) 7850 325. E-mail: Backup mail:
Website: . Số giấy phép
đăng ký kinh doanh: 053980. Mã số thuế: 0100701506. Số tài khoản VNĐ
(Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Từ Liêm – Hà Nội):
42110102018. Số tài khoản USD (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Từ Liêm – Hà Nội):42210137020182. Doanh thu trung bình hàng
năm đạt 30 tỷ VNĐ. Đội ngũ nhân viên khoảng 50 người.

Tiền thân của Công ty TNHH Ngân Hạnh là công ty TNHH kỹ nghệ
lạnh Thăng Long. Công ty TNHH kỹ nghệ lạnh Thăng Long được thành lập
theo Giấy phép số 000467 GP/TLDN – 02 của UBND Thành phố Hà Nội và
được trọng tài kinh tế Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 043354
ngày 20/07/1993.
Năm 1997, với những qui chế và chính sách mở cửa của Nhà nước, đặc
biệt là những chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu và nhu cầu tiêu thụ đồ
uống trong nước ngày cành gia tăng đòi hỏi công ty phải phát triển và mở
rộng qui mô hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Trước tình hình như
vậy, Ban Giám Đốc quyết định thành lập công ty mới lấy tên là Công ty
TNHH Ngân Hạnh. Ngày 22/09/1997 theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh số 053980 của Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội công ty TNHH
chính thức được thành lập. Công ty hoạt động theo điều lệ công ty và chịu sự
quản lý của UBND Thành phố Hà Nội.
Nguyễn Tiến Phong 3 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Công ty TNHH Ngân Hạnh là công ty TNHH nhiều thành viên, thành
lập có số vốn đăng kí là 530 triệu VNĐ bao gồm 4 thành viên trong hội đồng
quản trị. Khi mới thành lập trụ sở chính của công ty đặt tại 134 Cầu Diễn, Từ
Liêm, Hà Nội và kho của công ty đặt tại Nam Hồng, Đông Anh, Hà Nội.
Năm 2003, công ty quyết định tăng vốn lên 5 tỷ VNĐ. Đồng thời công
ty cũng chuyển trụ sở chính về Km 3 đường Láng – Hòa Lạc.
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty
Trong thời gian đầu mới thành lập, công ty kinh doanh chủ yếu trong
các lĩnh vực: Lắp đặt dây chuyền công nghệ chế biến thực phẩm, chế biến
thực phẩm, sửa chữa tủ lạnh, máy làm kem,…
Ngày 22/09/1997 công ty TNHH Ngân Hạnh chính thức được thành
lập và hoạt động trong các lĩnh vực sau: Buôn bán hàng tư liệu sản xuất, chế
biến thực phẩm (nước giải khát, nước đá, bia hơi), dịch vụ lắp đặt dây chuyền
công nghệ chế biến thực phẩm.

Năm 2003, công ty quyết định mở rộng thêm một số lĩnh vực sau: Dịch
vụ ăn uống, dịch vụ sinh thái, dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Hiện nay công ty không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh thông qua
các hoạt động đa dạng như: Kinh doanh nguyên liệu, hương liệu, vật tư thiết
bị ngành bia và hóa thực phẩm; sản xuất bia, rượu và các loại nước giải khát;
thiết kế chế tạo lắp đặt chuyển giao công nghệ sản xuất bia hơi, bia chai và
các loại nước giải khát; lắp đặt nhà lạnh, kho lạnh, điều hòa không khí.
Thị trường đầu ra:
Hiện nay trên thị trường ngành bia, nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng
về số lượng và chất lượng. Công ty TNHH Ngân Hạnh cung cấp nguyên liệu
và máy móc thiết bị chủ yếu cho các công ty sản xuất có quy mô vừa và nhỏ
tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Trung. Đa phần đây là các nhà máy
sản xuất bia hơi và bia chai phục vụ cho tầng lớp bình dân.
Nguyễn Tiến Phong 4 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Là một công ty đã hoạt động lâu năm trên lĩnh vực bia công ty có
nhiều kinh nghiệm và khá có uy tín với khách hàng vì vạy rất thuận lợi trong
hoạt động kinh doanh và mở rộng thị trường.
Hơn nữa do nhu cầu uống bia của con người ngày càng cao nên
lượng bia tiêu thụ ở nước ta tăng lên rất nhiều. nếu như trước đây bia là một
loại đồ uống cao cấp đối với người dân lao động thì hiện nay bia đã trở thành
đồ uống cao cấp cho mọi tầng lớp, vì vậy nhu cầu về nguyên liệu sản xuất cho
ngành bia cho những năm tới sẽ tăng lên rất cao. Đây là điều thuận lợi cho
công ty tham gia vào thị trường nguyên liệu sản xuất bia.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường mới xuất hiện một số lượng malt
nhập từ Trung Quốc và đặc biệt công ty đường malt sản xuất malt trong nước
tuy chất lượng không cao và ổn định như malt nhập từ Úc, Pháp,…nhưng giá
cả lại rất cạnh tranh. Điều này cũng gây khó khăn cho công ty. Vì vậy công ty
đang cố gắng thương lượng và tìm giải pháp hạ giá thành hơn nữa.
Đối với dây chuyền thiết bị sán xuất bia, đặc điểm cơ bản của mặt

hàng này là lâu hỏng, ít phải thay thế nên việc tiêu thụ sản phẩm này chậm
hơn. Tuy vậy công ty vẫn luôn cố gắng mở rộng thị trường nhằm đạt doanh
thu cao nhất.
- Thị trường đầu vào:
Khi tham gia vào hoạt động ngoại thương, công ty TNHH Ngân
Hạnh có rất nhiều cơ hội để lựa chọn các đối tác đến từ hơn 200 quốc gia trên
thế giới. Hiện nay công ty nhập khẩu chủ yếu từ các quốc gia: Úc, Đức, Ấn
Độ,…
Thị trường nhập khẩu chính của công ty là Úc, Đức, Đan Mạch
chiếm 87.45% tổng giá trị hợp đồng nhập khẩu. Đây là các đối tác lâu năm và
có quan hệ khá tốt với công ty. Hàng hóa do các đối tác từ Úc, Đức, Ấn Độ
cung cấp có chất lượng khá tốt. Hơn nữa do có quan hệ kinh doanh lâu năm
nên phương thức thực hiện hợp đồng với các đối tác này khá thuận lợi.
Nguyễn Tiến Phong 5 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Hai năm gần đây 2005, 2006 công ty cũng đã mở rộng một số mặt
hàng ở thị trường nhập khẩu với số lượng chưa nhiều nhưng cũng rất khả
quan: Nhập khẩu malt từ Đan Mạch, nhập khẩu máy móc chủ yếu từ Trung
Quốc,...Vì vậy giá trị nhập khẩu từ một số thị trường chủ yếu trước đây có
giảm nhẹ (Úc, Ấn Độ). Tuy nhiên tỷ trọng nhập khẩu từ các quốc gia láng
giềng (Trung Quốc) và các quốc gia khác lại tăng đáng kể.
Việc đa dạng hóa thị trường sẽ giúp công ty giảm được rủi ro khi thị
trường của một số đối tác chính có nhiều biến động.
Qua biểu đồ trên ta thấy, hiện nay công ty TNHH Ngân Hạnh còn
chiếm tỷ lệ thị phần tương đối thấp (5%). Các đối thủ cạnh tranh chiếm tỷ lệ
thị phần tương đối lớn là Công ty TNHH Thái Tân (10%), Công ty TNHH
Tân Úc Việt (10%), Công ty cổ phần Đa Cao (7%). Tuy nhiên ban lãnh đạo
công ty đang có chiến lược mở rộng thị phần trong thời gian tới, đạt khoảng 7
– 8%.
- Khái quát tình hình kinh doanh:

Tổng tài sản của công ty trong 3 năm gần đây tăng với tốc độ rất lớn.
Với 6.987.883.923 VND năm 2004 đã lên tới 11.493.392.311 VND năm
2005 và 16.159.995.027 VND năm 2006.
Nguyễn Tiến Phong 6 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Bên cạnh đó, để hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của công ty,
chúng ta theo dõi biểu đồ sau:
Qua biểu đồ trên ta thấy doanh thu của công ty TNHH Ngân Hạnh tăng
liên tục qua 3 năm gần đây. Từ năm 2004 đến năm 2005 doanh thu thuần tăng
từ 16.840.501.517 VND lên 25.896.152.261 VND (tăng 9.055.650.650.750
VND tương đương với 53,77%). Năm 2006 doanh thu lên tới 37.354.361.182
VND (tăng 11.458.208.920 VND) so với năm 2005, tương đương với
44,25%). Đây là những con số rất đáng kể, phản ánh tốc độ phát triển mạnh
mẽ trong hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, đẩy mạnh hoạt động bán
hàng, áp dụng những chiến lược kinh doanh mới mang lại hiệu quả cao. Với
tốc độ tăng doanh thu thuần như trên có thể dự đoán trong những năm sắp tới,
qui mô của Công ty TNHH sẽ tăng lên đáng kể, giành một vị trí lớn ở thị
trường trong nước, trở thành một nhà cung cấp lớn và đáng tin cậy cho nhiều
bạn hàng đặc biệt là ở khu vực Miền Bắc và Miền Trung.
+ Tình hình lợi nhuận 3 năm 2004 – 2005 – 2006
Nguyễn Tiến Phong 7 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Qua biểu đồ trên ta thấy lợi nhuận tương ứng với tốc độ tăng của doanh
thu thì lợi nhuận trong 3 năm gần đây cũng tăng với tốc độ rất lớn. Năm 2005
tăng 119,66% so với năm 2004. Năm 2006 lợi nhuận sau thuế lên tới
124.852.178 VND, tăng 42,15% so với năm 2005. Kết quả trên cho thấy công
ty làm ăn có lãi, ngày càng phát triển, lợi nhuận ngày càng tăng, tạo điêu kiện
xây dựng uy tín và tìm một chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong thời
gian tới.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Nguyễn Tiến Phong 8 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Sơ đồ 1.3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Ngân Hạnh
Nguồn: Giới thiệu về công ty TNHH Ngân Hạnh
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ, mối liên hệ các phòng ban
1.3.2.1 Hội đồng quản trị
Là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền quyết định mọi hoạt động
của công ty. Hội đồng quản trị có trách nhiệm định hướng phát triển và tổ
chức bộ máy hoạt động của công ty. Hội đồng quản trị đảm nhận các chức
năng quan trọng như: quyết định phương hướng phát triển của công ty, quyết
định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương hướng huy
động thêm vốn, quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn
hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty, quyết định
mức lương, lợi ích khác đối với giám đốc, kế toán trưởng, thông qua báo cáo
tài chính hàng năm, phương án sử dụng hoặc phân chia lợi nhuận hoặc
phương án xử lý lỗ của công ty, quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty,
quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Các quyết định được Hội
đồng quản trị thông qua theo nguyên tắc > 50% phiếu thuận. Hội đồng quản
trị họp định kỳ 1 năm 1 lần.
Nguyễn Tiến Phong 9 Kiểm toán 46B
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó Giám đốc
P. Tổ chức –
hành chính
P. Kế toán –
Tài vụ
P. Kinh doanh P. Xuất nhập
khẩu

Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
1.3.2.2 Ban Giám đốc
Giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng
ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như: tổ chức thực hiện các quyết định
của Hội đồng thành viên; quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt
động hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh đầu tư
của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong
công ty trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; ký kết
hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của chủ tịch
Hội đồng thành viên; trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Hội
đồng thành viên; kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các
khoản lỗ trong kinh doanh.
1.3.2.3 Phòng tổ chức – hành chính
Phòng tổ chức – hành chính giữ nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân
sự đối với toàn công ty; giúp Giám đốc tổ chức bộ máy hoạt động của công
ty; quản lý nhân viên; tuyển dụng, đào tạo và tái tạo đội ngũ cán bộ năng
động sáng tạo cho công ty.
1.3.2.4 Phòng kế toán – tài vụ
Phòng tài chính kế toán là nơi tiến hành mọi hoạt động về kế toán, tài
chính, là cơ quan tham mưu cho Ban Giám đốc về các hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Phòng kế toán chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài
chính cho năm; theo dõi và lập báo cáo về tình hình thu chi của công ty; thực
hiện các nghiệp vụ thanh toán; theo dõi, tổng hợp, phân tích và đánh giá hiệu
quả sử dụng vốn từ đó giúp Ban Giám đốc lập phương án tối ưu sử dụng vốn
có hiệu quả nhất.
1.3.2.5 Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh phụ trách việc tiêu thụ hàng hóa trong thị trường
nội địa; tìm hiểu, nghiên cứu thị trường; dự đoán nhu cầu của thị trường, phân
tích từ đó lựa chọn mặt hàng để lập kế hoạch nhập khẩu; phân phối hàng ra

Nguyễn Tiến Phong 10 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
thị trường sao cho hàng hóa có thể đến tận tay người tiêu dùng; chăm sóc
khách hàng truyền thống, chủ động tiếp cận các khách hàng tiềm năng;
nghiên cứu mở rộng thị trường.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, sáng tạo, nhiệt tình
trong công tác, lấy phương châm: “ Khách hàng là thượng đế”, Phòng kinh
doanh đã đóng góp vai trò rất lớn trong việc mở rộng thị trường và tăng
doanh thu hàng năm cho công ty.
1.3.2.6 Phòng xuất nhập khẩu
Là một công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vì
vậy phòng xuất nhập khẩu đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động
của công ty.
Các cán bộ phòng xuất nhập khẩu của công ty TNHH Ngân Hạnh đều
đã tốt nghiệp Đại học Ngoại thương. Họ là những người có kiến thức chuyên
môn về lĩnh vực nhập khẩu, am hiểu thị trường, giỏi ngoại ngữ đặc biệt rất
nhạy bén trước tình hình biến động trước thị trường thế giới.
Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ: xem xét kế hoạch nhập khẩu từ
phòng kinh doanh; nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ thị trường nước ngoài
thông qua mạng internet, hoặc trực tiếp sang tham quan các bạn hàng từ đó sẽ
lựa chọn nhà cung cấp, tiến hành thương lượng, ký kết hợp đồng; tiến hành
các hoạt động liên quan đến hoạt động nhập khẩu.
1.4. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu
Hiện nay hoạt động nhập khẩu được diễn ra dưới rất nhiều hình thức
phong phú, đa dạng và khá phức tạp. Công ty TNHH Ngân Hạnh khi tham gia
vào hoạt động nhập khẩu đã lựa chọn hai hình thức nhập khẩu chính đó là
nhập khẩu trực tiếp và nhập khâu qua đơn vị nhận ủy thác. Trong đó hình
thức nhập khẩu trực tiếp chiếm doanh số chủ yếu, hình thức nhập khẩu qua
đơn vị nhận ủy thác chỉ chiếm một phần nhỏ khi hàng của công ty phân phối
vào Miền Nam nơi công ty chưa mở được đại diện.

Nguyễn Tiến Phong 11 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Tổng giá trị hợp đồng nhập khẩu hàng năm đạt hơn một triệu đôla
Mỹ. Tình hình nhập khẩu của công ty tương đối ổn định và có xu hướng tăng
qua các năm trừ năm 2004 do mới thay đổi lĩnh vực kinh doanh nên giá trị
hàng nhập khẩu có giảm rõ rệt. Năm 2003 tổng kim ngạch là 1.251.600 USD
trong khi đó năm 2004 giảm xuống chỉ còn 730.935 USD. Năm 2005 tổng
kim ngạch đạt 1.272.507 USD và năm 2006 kim ngạch đạt 1.415.100 USD.
Giá trị và doanh số của hợp đồng nhập khẩu tăng lên hàng năm. Tình
hình nhập khẩu từ các nước qua các năm là tương đối ổn định. Đây là một
dấu hiệu đáng mừng vì điều này thể hiện công ty ngày càng phát triển và lớn
mạnh.
Những năm gần đây công ty TNHH Ngân Hạnh đã thực hiện tốt các
hợp đồng nhập khẩu. Tất cả các hợp đồng nhập khẩu đều được thực hiện chặt
chẽ, có hiệu quả. Vì vậy doanh thu từ các hợp đồng nhập khẩu ngày càng tăng
và thời gian để thực hiện một hợp đồng đã rút ngắn chính vì vậy trong một
năm công ty đã thực hiện được nhiều hợp đồng hơn.
Năm 2005 và năm 2006 công ty đã mở rộng thực hiện được rất nhiều
hợp đồng với các đối tác mới, thiết lâp được thêm nhiều quan hệ hợp tác. Đây
là một dấu hiệu cho thấy công ty có nhiều kinh nghiệm và phát huy tốt năng
lực của mình.
Nguyễn Tiến Phong 12 Kiểm toán 46B
Bỏo cỏo kin tp k toỏn ti Cụng ty TNHH Ngõn Hnh
Bng 1: C cu th trng nhp khu ca cụng ty TNHH Ngõn Hnh
STT Thị trờng Mặt hàng
2003 2004 2005 2006
Giá trị
USD
Tỷ trọng
(%)

Giá trị
USD
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
USD
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
USD
Tỷ trọng
(%)
1
úc
- Malt
812200 64,89 485624 66,44 953719 74,95 677200 47,86
2 Đan Mạch - Malt 169100 13,51 80840 11,06 67800 5,33 210600 14,88
3
Đức -Dây chuyền thiết
bị,
-Hoa Hublon
- Cao CO
2
137300 10,97 86350 11,81 109230 8,58 249240 17,62
4
ấn độ
- Nắp chai
55400 4,63 50221 6,87 69620 5,47 117360 8,29
5
Singapo - Bột trợ lọc

- Enzyme
- Hơng bia...vv
35500 2,84 6200 0,85 16988 1,34 57240 4,04
6 Trung Quốc Chất tẩy rửa: NaOH. 20400 1,63 1400 0,19 13030 1,02 21000 1,48
7
Các quốc gia
khác
- Bom bia
- Van...vv
- Hoa Hublon,
21700 1,73 20300 2,78 42120 3,31 82460 5,83
8
Tổng
1251600 100 730935 100 1272507 100 1415100 100
Ngun Bỏo cỏo hng nm ca cụng ty TNHH Ngõn Hnh
Nguyn Tin Phong 13 Kim toỏn 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Quy trình hoạt động nhập khẩu tại công ty TNHH Ngân Hạnh
Sơ đồ 1.4.1: Quy trình thực hiện hoạt động nhập khẩu
Công ty giao dịch để nhập khẩu tuân thủ nghiêm ngặt các bước như quy
trình nhập khẩu ở trên. Theo đó:
- Phòng kinh doanh lập kế hoạch nhập khẩu dựa trên kết quả của công
tác nghiên cứu thị trường.
- Phòng xuất nhập khẩu xem xét kế hoạch nhập khẩu từ phòng kinh
doanh, lựa chọn nhà cung cấp và ra quyết định nhập khẩu.
Nguyễn Tiến Phong 14 Kiểm toán 46B
Lập kế hoạch
nhập khẩu
Xem xét và đưa
quyết định NK

Ký hợp đồng
nhập khẩu
Thuê tàu và mua
bảo hiểm (nếu cần)
Làm thủ tục
hải quan
Làm thủ tục
thanh toán
Khiếu nại về hàng
hóa (nếu có)
Xin giấy phép
NK (nếu cần)
Mở LC
Kiểm tra hàng
hóa
Nhận hàng và
chở về kho
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
- Thực hiện đàm phán ký kết hợp đồng. Cần đạt tới sự thỏa thuận về tất
cả các điều khoản trong hợp đồng như: sản phẩm, số lượng, giá, bao bì, thanh
toán, vận chuyển, bảo hiểm,…
- Tiến hành thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa (nếu có). Tuy nhiên đa
số hợp đồng công ty ký với nhà cung cấp đều theo giá CIF nên bước này thường
chỉ được thực hiện trong một số ít trường hợp.
- Xin giấy phép nhập khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Công ty làm đơn xin mở LC, thường công ty mở LC không hủy ngang
trả ngay 100% tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh
Từ Liêm – Hà Nội như đã đăng ký trong điều khoản thanh toán.
- Khi có giấy báo tàu đến công ty chuẩn bị các giấy tờ để nhận hàng như
tờ khai hải quan, vận đơn có chữ ký hậu của Ngân hàng để đổi lấy giấy nhận

hàng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận số lượng, chất
lượng, bảo hiểm,…
- Tiến hành kiểm tra hàng hóa theo các điều khoản đã ký trong hợp
đồng.
- Nhận hàng và chở về kho. Hiện nay công ty có 3 kho lớn đặt tại hà
Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.
- Làm thủ tục thanh toán.
- Khiếu nại về hàng hóa (nếu có)
2. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH NGÂN HẠNH
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty TNHH Ngân Hạnh là một doanh nghiệp nhỏ, chính vì thế việc hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khá đơn giản và dễ quản lý. Bộ máy kế toán
được tổ chức chặt chẽ phù hợp với quy mô và tổ chức của công ty. Công ty tiến
hành hạch toán theo hình thức tập trung.
Nguyễn Tiến Phong 15 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Đối với công tác hạch toán kế toán tại công ty: Trực tiếp tổ chức hạch toán
toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tổng hợp lập báo cáo quyết toán tài
chính.
Sơ đồ 2.1.1: Bộ máy kế toán của công ty
Quy định về chức năng nhiệm vụ của nhân viên phòng kế toán:
Phòng kế toán Công ty TNHH Ngân Hạnh gồm hai người. Quy định chung
về chức năng nhiệm vụ đối với nhân viên phòng kế toán là:
(Trích theo quyết định phân công bằng văn bản của Ban giám đốc Công ty)
để thấy rõ tính chặt chẽ trong phân công chức năng nhiệm vụ của tổ chức.
• Thực hiện nghiêm túc các quy định trong Luật Kế toán số 03/2003/QH11
của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp 3
thông qua ngày 17/06/2003 và các quyết định khác về chế độ tài chính kế toán
của Nhà nước.

• Chủ động phối hợp, đối chiếu với nhau về những công việc có liên quan
để hoàn thành tốt công việc được giao.
• Tự chịu trách nhiệm về công việc được phân công.
Trưởng phòng kế toán Mai Hương Giang có nhiệm vụ sau:
• Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Giám đốc về toàn bộ công tác
tài chính kế toán.
• Tổ chức hướng dẫn công tác hạch toán kế toán, chỉ đạo việc báo cáo quyết
toán.
• Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế định kỳ.
Nguyễn Tiến Phong 16 Kiểm toán 46B
Kế toán trưởng
Mai Hương
Giang
Kế toán viên
Đoàn Thị Phương
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
• Chỉ đạo công tác lập kế hoạch tài chính, và báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch tài chính hàng tháng, quý năm theo quy định.
• Xây dựng các quy chế về quản lý tài chính , lập và luân chuyển chứng từ,
quản lý hóa đơn.
• Chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra công việc tài chính kế toán theo đúng
quy định.
• Quản lý chi tiêu hàng ngày, trực tiếp ký chứng từ thu chi tiền mặt, TGNH
và các chứng từ có liên quan.
• Chỉ đạo công tác xử lý các vấn đề tồn đọng về tài chính kế toán.
Kế toán viên Đoàn Thị Phương có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
• Theo dõi các tài khoản liên quan đến các khoản phải thu, phải trả, giám
định chi phí thu mua, thuê kho bãi.
• Theo dõi các tài khoản liên quan đến thuế và các khoản phải nộp Ngân
sách Nhà nước.

• Theo dõi tiền gửi Ngân hàng của Công ty, các khoản tiền vay, phải trả
khách hàng. Theo dõi Giá vốn hàng bán, các khoản phải thu, phải trả khác.
Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của chứng từ chi tiêu bằng tiền, tiền gửi Ngân
hàng trước khi làm thủ tục thanh toán, lưu trữ chứng từ thu chi tiền gửi Ngân
hàng theo đúng chế độ. Kiểm tra đối chiếu thường xuyên giữa sổ kế toán của
Công ty với sổ phụ của Ngân hàng.
• Theo dõi doanh thu bán hàng, các khoản phải thu bán hàng.
• Theo dõi chi phí mua hàng, các khoản phải trả người bán.
• Theo dõi các khoản thuế phải nộp bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị
gia tăng và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước khác.
Trên đây là sự phân công chủ yếu nhiệm vụ của từng cá nhân theo quyết định
của Ban Giám đốc, tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể hay thực tế đòi hỏi
kế toán viên phải chịu sự phân công và hướng dẫn trực tiếp từ kế toán trưởng,
Nguyễn Tiến Phong 17 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
công việc có thể linh hoạt hơn nhằm giúp cho công việc luôn được xuyên suốt
và hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian.
2.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại đơn vị
2.2.1 Chính sách kế toán chung
- Kỳ kế toán: kỳ kế toán năm bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền sử dụng: Việt Nam Đồng (VND)
- Chế độ kế toán áp dụng: Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC (QĐ 15)
của Bộ tài chính do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.
2.2.2 Vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán được thực hiện theo nội dung, phương pháp lập, ký
chứng từ theo quy định của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP
ngày 31/05/2004 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến
chứng từ kế toán và các quy định trong chế độ này.
Quy trình lập chứng từ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của

Công ty đều lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho một
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán đầy đủ các chỉ
tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Chữ viết trên chứng từ rõ ràng, không tẩy xóa, không viết tắt. Số tiền viết bằng
chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ.
Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo
cùng một nội dung bằng máy tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than.
Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các
liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và
tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.
Các chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung
quy định cho chứng từ kế toán.
Nguyễn Tiến Phong 18 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Ký chứng từ kế toán
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên
chứng từ mới có giá trị thực hiện. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều
phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được kí bằng mực đỏ, bằng bút chì,
chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký
trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký
đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau
phải khớp với chữ ký các lần trước đó.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình
Giám đốc ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán

- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi
chép trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã
ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có
liên quan.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách,
chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, từ chối thực
hiện (không xuất quỹ, thanh toán, xuất kho,…) đồng thời báo ngay cho Giám
đốc Công ty biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số
không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu
cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Nguyễn Tiến Phong 19 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Công ty chỉ đạo và hướng dẫn phòng Kế toán vận dụng thực hiện đúng với
chế độ Kế toán hiện hành. Thêm vào đó Công ty đã ra những quy định về việc
tiếp nhận và lập hóa đơn, chứng từ, báo cáo, quy định về bộ chứng từ thanh toán
hàng mua, bán, vận chuyển hàng hóa, các thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Luân
chuyển hóa đơn, chứng từ, báo cáo trong mua bán hàng hóa, trong chi tiêu tài
chính và những quy định về tổ chức thực hiện trong Công văn của lãnh đạo
Công ty số 24/Cty-KTTK về việc hướng dẫn luân chuyển chứng từ ngày
24/09/2004.
Hệ thống biểu mẫu kế toán bao gồm 5 chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu lao động tiền lương;
- Chỉ tiêu hàng tồn kho;
- Chỉ tiêu bán hàng;
- Chỉ tiêu tiền tệ;
- Chỉ tiêu TSCĐ.
Danh mục các chứng từ kế toán sử dụng tại Công ty:

Tên chứng từ Số hiệu Tính chất
I. Lao động tiền lương
- Bảng chấm công 01a-LĐTL hướng dẫn
- Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL hướng dẫn
- Giấy đi đường 04-LĐTL hướng dẫn
II. Hàng tồn kho
- Phiếu nhập kho 01-VT hướng dẫn
- Phiếu xuất kho 02-VT hướng dẫn
III. Bán hàng
- Bảng thanh toán hàng đại lý 01-BH hướng dẫn
IV. Tiền tệ
- Phiếu thu 01-TT Bắt buộc
- Phiếu chi 02-TT Bắt buộc
V. Tài sản cố định
Nguyễn Tiến Phong 20 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
- Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ hướng dẫn
- Bảng tính&PBKHTSCĐ 06-TSCĐ hướng dẫn
Danh mục chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác
- Hóa đơn giá trị gia tăng 01GTKT-3LL Bắt buộc
- Phiếu xuất kho 03-PXK-3LL Bắt buộc
Luân chuyển chứng từ
- Bộ chứng từ nộp về phòng kế toán: toàn bộ chứng từ chi tiêu tài chính
phát sinh và các báo cáo tài chính có liên quan được tập hợp và nộp về phòng kế
toán trong kỳ đối chiếu hàng tháng.
- Nộp báo cáo quyết toán chi tiêu tài chính hàng tháng về phòng kế hoạch
để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và lưu trữ.
Lưu trữ chứng từ
Chứng từ được phân loại và lưu trữ trên Công ty, được bảo quản cẩn thận
và ngăn nắp, lưu trữ chứng từ đúng thời gian theo chế độ quy định và thực hiện

tốt trình tự tiêu hủy chứng từ theo luật định.
Hiện tại Công ty TNHH Ngân Hạnh không có loại chứng từ đặc biệt nào.
2.2.3. Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế
tài chính theo nội dung kinh tế.
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm các tài khoản cấp 1, cấp
2, cấp 2, chi tiết cho tên các khoản mục chính, tài khoản trong Bảng cân đối kế
toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán đúng theo quy định trong chế độ.
Dưới đây là ví dụ các tài khoản tiêu biểu và cách mở chi tiết cho tài khoản
của công ty:
o Tài khoản 111 – Tiền mặt
111 Tiền mặt
1111 Tiền mặt VND
1112 Ngoại tệ
Nguyễn Tiến Phong 21 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
o Tài khoản 112 – TGNH
112 TGNH
1121 Tiền Việt Nam
11211 Ngân hàng NN và Phát triển Nông thôn Từ Liêm-Hà Nội
11212 Ngân hàng NN và Phát triển Nông thôn Nam-Hà Nội
11213 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
1122 Ngoại tệ
11221 Ngân hàng NN và Phát triển Nông thôn Từ Liêm-Hà Nội
11222 Ngân hàng NN và Phát triển Nông thôn Nam-Hà Nội
11223 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Công ty có tiền gửi tại 3 Ngân hàng và mở tài khoản chi tiết tiền gửi cho 3
Ngân hàng đó như trên.
oTài khoản 113 – Tiền đang chuyển
1131 Tiền Việt Nam

1132 Ngoại tệ
o Tài khoản 156 – Hàng hóa
1561 Giá mua hàng hóa
1562 Chi phí thu mua hàng hóa
o Tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3331 Thuế GTGT phải nộp
33311 Thuế GTGT đầu ra
33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
3333 Thuế xuất, nhập khẩu
3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp
3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp
Nguyễn Tiến Phong 22 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
2.2.4. Vận dụng sổ sách kế toán
Công ty TNHH Ngân Hạnh áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Sổ
kế toán được mở vào đầu kỳ kế toán năm , bắt đầu từ ngày 01/01 hàng năm. Sổ
kế toán dùng mẫu in sẵn và đóng thành quyển. Trang đầu sổ được ghi tên công
ty, tên sổ, ngày mở sổ, họ tên, chữ ký của kế toán trưởng. Sổ kế toán được đánh
số trang từ trang đầu đến trang cuối, giữa hai trang sổ có đóng dấu giáp lai của
công ty.
Ghi sổ: việc ghi sổ kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán đã được
kiểm tra bảo đảm các quy định về chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế
toán bắt buộc phải có chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lý chứng minh.
Khóa sổ: Cuối kỳ kế toán phải khóa sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài
chính.
Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót trong qua trình ghi sổ kế toán thì khồn
được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo
một trong các phương pháp: cải chính, ghi số âm, ghi bổ sung.
Khi báo cáo quyết toán năm được duyệt hoặc khi công việc thanh tra,
kiểm tra kết thúc và đã có ý kiến kết luận chính thức, nếu có quyết định phải sửa

chữa lại số liệu trên báo cáo tài chính liên quan đến số liệu đã ghi sổ kế toán thì
công ty sửa lại sổ kế toán và số dư của những tài khoản kế toán có liên quan
theo phương pháp quy định. Việc sửa chữa được thực hiện trực tiếp trên sổ kế
toán của năm đã phát hiện sai sót, đồng thời phải ghi chú vào trang cuối (dòng
cuối) của sổ kế toán năm trước có sai sót (nếu phát hiện sai sót báo cáo tài chính
đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền) để tiện đối chiếu, kiểm tra.
Nguyên tắc ghi sổ của hình thức Nhật ký chung:
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ
nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và
theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu
trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Nguyễn Tiến Phong 23 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
Bao gồm các loại sổ chủ yếu sau đây:
- Sổ Nhật ký chung;
- Sổ Cái;
- Các sổ thẻ, kế toán chi tiết
Trình tự ghi sổ kế toán:
- Hàng ngày, căn cứ vào những chứng từ đã kiểm tra được dùng làm
căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó
căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp và ghi vào các sổ, thẻ chi tiết liên quan.
- Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng
cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên
Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng
để lập Báo cáo tài chính.
Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát
sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký
chung cùng kỳ.


Nguyễn Tiến Phong 24 Kiểm toán 46B
Báo cáo kiến tập kế toán tại Công ty TNHH Ngân Hạnh
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
2.2.5. Vận dụng tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Phòng kế toán công ty lập và trình bày báo cáo tài chính tuân thủ chặt chẽ
các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 – trình bày báo cáo tài chính,
gồm:
- Trung thực và hợp lý;
- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định
của tưng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với
Nguyễn Tiến Phong 25 Kiểm toán 46B
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi
tiết
SỔ CÁI
Bảng tổng hợp chi
tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI
CHÍNH

×