Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CÁC HÌNH THỨC tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.49 KB, 4 trang )

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
VĂN HỌC DÂN GIAN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Ths. Trần Thị Mỹ Hồng
1. Văn học dân gian là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Sư
phạm Ngữ văn hệ Đại học với khối lượng kiến thức 03 tín chỉ. Mục tiêu của học phần là
khái quát những kiến thức về văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hóa, những
đặc trưng và giá trị cơ bản của văn học dân gian, các thể loại chủ yếu, các vùng và các
thời kỳ phát triển của văn học dân gian Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu đó, chúng tôi nhận thấy, nếu chỉ dựa vào quỹ thời gian quy
định trên lớp để cung cấp kiến thức cho sinh viên thì chưa đủ. Vì vậy, chúng tôi đã
không ngừng suy nghĩ, tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học để đem lại hiệu quả cao
nhất. Qua thực tiễn giảng dạy học phần Văn học dân gian, c h ú n g tôi rất tâm đắc với
hoạt động ngoại khoá. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ xin được chia sẻ một số hình thức
tổ chức hoạt động ngoại khóa trong giảng dạy học phần Văn học dân gian cho sinh viên
chuyên ngành Đại học Sư phạm Ngữ văn ở Trường Đại học Quảng Bình, đáp ứng yêu
cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực theo nhu
cầu xã hội.
2. Theo quan điểm dạy học mới, HĐNK là một hình thức dạy học có tác dụng bổ
sung, củng cố, mở rộng kiến thức và kỹ năng của môn học ở chương trình chính khoá.
Nó đáp ứng yêu cầu đa dạng hoá hình thức học tập, khắc phục lối truyền thụ một chiều.
Đây cũng là hoạt động có tính tích hợp cao, giảng viên chủ động về cách dạy, tạo nên
những bài giảng mang phong cách, dấu ấn riêng. Trong bối cảnh đòi hỏi sự đổi mới thật
sự của việc dạy và học, thì hoạt động ngoại khoá với những hình thức phong phú, thiết
thực, phù hợp càng trở nên quan trọng và bổ ích. Sinh hoạt ngoại khóa sẽ tạo một không
khí mới lạ, thích thú để sinh viên phát triển các kỹ năng, năng lực nhận thức, đánh giá
và sự sáng tạo độc đáo.
Hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian là một vấn đề không mới. Nhưng có thể
nói, cho đến nay hoạt động này vẫn chưa được đầu tư đúng mức cả ở diện lý thuyết lẫn
thực hành, phần nhiều vẫn nặng về hình thức, chưa thực sự mang tính khoa học, hiệu
quả, ứng dụng. Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian là một công việc vừa có


ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động này cần
phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhiều mặt và phải lựa chọn hình thức ngoại khoá sinh
động, gây hứng thú, tránh sự đơn điệu, gò bó, căng thẳng. Căn cứ vào tình hình thực tế


và nhu cầu học tập của bộ môn, sau đây chúng tôi xin được đề xuất một số hình thức tổ
chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian cho đối tượng là sinh viên Đại học Sư
phạm Ngữ văn.
- Thuyết trình: Đây là hình thức hoạt động ngoại khoá quen thuộc, dễ thực hiện.
Nếu được chuẩn bị tốt và sáng tạo sẽ phát huy hiệu quả rất cao. Từ một chủ đề, sinh
viên sẽ chuẩn bị và báo cáo bài viết của mình. Tuy nhiên, không nên để sinh viên viết
những bản thuyết trình dài dòng và trình bày theo kiểu áp đặt. Cần phải tạo được sự sôi
nổi, tự nhiên trong mỗi buổi thuyết trình. Muốn vậy, đề tài thuyết trình phải phong phú.
Chúng tôi đã chọn nhiều đề tài như Kết thúc có hậu trong truyện cổ tích Tấm Cám, Có
hay không tình yêu đích thực trong truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, Môtip về sự ra
đời kỳ lạ trong truyện cổ dân gian, Lời tỏ tình trong ca dao...Nhìn chung, những buổi
thuyết trình đều tạo được sự sôi nổi, hào hứng và sự nuối tiếc khi thời gian kết thúc.
Với hình thức thuyết trình, sinh viên sẽ phát huy khả năng trình bày trước đám
đông, rèn luyện được kĩ năng nói, đọc diễn cảm, giúp sinh viên tự tin hơn khi diễn
thuyết một vấn đề nào đó trước tập thể.
- Tham quan, dã ngoại và sưu tầm văn học dân gian địa phương
Chương trình Ngữ văn ở bậc THCS và THPT có phần giới thiệu về văn học địa
phương. Vì vậy, việc để có sinh viên tham quan, dã ngoại và sưu tầm văn học dân gian
địa phương có ý nghĩa rất quan trọng. Sinh viên với tư cách là người sưu tầm và giới
thiệu sản phẩm tinh thần cha ông sẽ cảm nhận được đóng góp của mình vào việc bảo tồn,
phát huy vốn văn hóa, văn học địa phương.
Tham quan, dã ngoại, sưu tầm văn hóa, văn học dân gian địa phương là hình thức
thông dụng, phổ biến nhất. Từ hoạt động này, sinh viên có cơ hội mở rộng kiến thức, tích
lũy vốn hiểu biết bằng những điều mắt thấy, tai nghe. Chúng tôi đã tổ chức cho sinh viên
tham dự lễ hội Rằm tháng 3 Minh Hóa, đến Thác Bụt, cùng chơi những trò chơi dân

gian, nghe những điệu hò thuốc,…và sưu tầm các tác phẩm văn học địa phương nhằm
khai thác, bổ sung, phát huy vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và
sáng tỏ thêm kiến thức trong chương trình chính khóa.
Khi tiến hành công việc sưu tầm, giảng viên cần hướng dẫn và yêu cầu sinh viên
ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ tư liệu, tác phẩm, địa điểm sưu tầm. Đây là nguyên tắc bắt
buộc trong công việc nghiên cứu. Sưu tầm văn học dân gian góp phần nâng cao khả năng
tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám
phá kiến thức, góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm.
Để việc sưu tầm văn học đạt hiệu quả cao, về phía giảng viên cần xác định nội
dung, kế hoạch, đề tài, lĩnh vực sưu tầm; liên hệ với các cấp có thẩm quyền và người


dân nơi sẽ tiến hành công việc sưu tầm; những vấn đề cần được sưu tầm như: ca dao, dân
ca, hò vè, câu đố, tục ngữ, giai thoại, truyền thuyết về địa phương, phong tục, tập quán,
tín ngưỡng, lễ hội…Về phía sinh viên cần trực tiếp tiếp xúc, sưu tầm ở những đối tượng
như: nghệ nhân dân gian, những người am hiểu hiểu văn hóa, văn học dân gian, các cán
bộ văn hóa…Sau khi sưu tầm, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên viết bài thu hoạch,
báo cáo, viết nhận xét và trình bày trước tập thể.
Một trong những hoạt động ngoại khoá văn học sinh động có hiệu quả cao, theo
chúng tôi chính là hình thức Câu lạc bộ Văn học dân gian. Đây là một hình thức sinh
hoạt tập thể, lôi cuốn được sự tham gia của nhiều sinh viên khiến cho môn học t r ở
t h à n h một sinh hoạt văn hoá tinh thần vui tươi bổ ích. Trong hình thức câu lạc bộ văn
học dân gian, có thể tổ chức Sân khấu hoá tác phẩm văn học. Dưới sự hướng dẫn của
giảng viên, sinh viên tự chọn tác phẩm, tự chuyển sang kịch bản và biểu diễn.
Tổ chức Câu lạc bộ Văn học dân gian sẽ tạo được trong sinh viên niềm hứng khởi,
say mê; không chỉ trang bị cho các em những kiến thức, làm giàu thêm tình cảm dân tộc
trong mỗi người mà quan trọng hơn còn đem lại những kinh nghiệm quý báu để sau này
tổ chức cho học trò. Để buổi sinh hoạt CLB không trở thành một chương trình giải trí
đơn thuần, cần thiết kế một số bản tham luận mang tính chuyên môn sâu trình bày xen
kẽ. Phần trò chơi nên lồng ghép kiến thức, tái hiện kiến thức dưới dạng những trò chơi

dân gian truyền thống…Có như vậy mới giúp sinh viên tiếp cận tác phẩm văn học dân
gian bằng các hình thức phong phú và gắn với môi trường diễn xướng.
- Đố vui Văn học: Đây là một hình thức ngoại khoá l à m t h ỏ a m ã n n h u
c ầ u “ s ố n g l ạ i ” v ă n h ọ c d â n g i a n . Muốn tổ chức thành công, ngoài việc chuẩn
bị nội dung câu hỏi thật phong phú, hấp dẫn, vừa bao quát được kiến thức trong
chương trình, vừa khắc sâu, mở rộng thì khâu chọn lựa hình thức đố vui cũng rất quan
trọng.
Hình thức đố vui khá đa dạng, có thể thi theo đội với hình thức nhấn chuông
trả lời, thi trắc nghiệm, thi theo dạng bốc thăm lên trả lời câu hỏi… mỗi cách tổ chức
đều có những ưu điểm nhất định.
Thi theo đội: Mỗi đợt chỉ có thể tổ chức cho tối đa ba hoặc bốn đội. Hình thức
nhấn chuông trả lời nhanh và trả lời đúng câu hỏi luôn tạo khí thế sôi nổi cho cả người
chơi lẫn người xem. Tuy nhiên, hoạt động này có hạn chế là không mở rộng cho tất cả
các đối tượng sinh viên. Thông thường, chỉ có những sinh viên dự thi mới chuẩn bị đầy
đủ và nghiêm túc, những sinh viên còn lại chủ quan không chịu học.
Thi trắc nghiệm: Cách tổ chức này khá mới nhưng rất thành công nhờ sự mở rộng
đối tượng tham gia. Khi Ban giám khảo bốc thăm trúng mã số nào, tất cả sinh viên


cùng mã số sẽ có câu trả lời. Cách tổ chức này đem lại hiệu quả cao trong hầu hết các
cuộc thi đố vui.
Bốc thăm trả lời câu hỏi: Đây là hình thức hái hoa dân chủ. Sinh viên có mã số
tương ứng với số thăm của BGK sẽ chọn câu hỏi và trả lời. Hoạt động này luôn gây sự
hào hứng và hồi hộp cho người tham gia nhưng hạn chế về thời gian, khối lượng kiến
thức chuyển tải trong mỗi lần tổ chức không nhiều lắm.
3. Goethe - Đại thi hào Đức đã từng nói: “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ cây
đời là mãi mãi xanh tươi”. Đúng vậy, có thể có rất nhiều hình thức ngoại khóa văn học
dân gian khác mà các bạn đồng nghiệp đã tổ chức thực hiện, nhằm đem lại những hiệu
quả thiết thực, bổ ích, nâng cao chất lượng dạy học. Chúng tôi cho rằng, tổ chức hoạt
động ngoại khóa Văn học dân gian nâng cao chất lượng dạy học cho sinh viên chuyên

ngành Sư phạm Ngữ văn không chỉ nhìn ở phương diện hình thức, đó còn là sự hóa thân
sinh động của nguyên lý dạy học Ngữ văn - một bộ môn có những đặc thù riêng. Trên
đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của chúng tôi trong quá trình giảng dạy, xin được
chia sẽ, trao đổi với các thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao Đức Tiến (chủ biên) – Dương Thị Hương, Văn học, NXB ĐHSP, 2007.
2. Nguyễn Hữu Châu (chủ biên), Phương pháp, phương tiện, kĩ thuật và hình thức
tổ chức dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2005
3. Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Phạm Thu Yến, Nguyễn Việt Hùng, Giáo trình Văn
học dân gian, NXBGD, Hà Nội, 2012



×