Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu, xác định mức độ tồn lưu chất độc da camdioxin và đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ hóa cơ xử lý dioxin tại khu vực sân bay biên hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.43 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------

TRẦN HỒNG CƠ

NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ TỒN LƯU
CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ HÓA CƠ XỬ LÝ DIOXIN
TẠI KHU VỰC SÂN BAY BIÊN HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - Năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

TRẦN HỒNG CƠ

NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ TỒN LƯU
CHẤT ĐỘC DA CAM/DIOXIN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ HOÁ CƠ XỬ LÝ DIOXIN
TẠI KHU VỰC SÂN BAY BIÊN HOÀ
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. NGUYỄN HÙNG MINH

Hà Nội - Năm 2014


LỜI CÁM ƠN!
Để có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, Tôi đã nhận được sự
giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các đồng nghiệp và gia đình trong suốt quá
trình thực hiện luận văn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được
bày tỏ lới cám ơn chân thành tới:
TS. Nguyễn Hùng Minh đã tận tình hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Văn phòng 33; Dự án “Xử lý dioxin tại những điểm ô nhiễm nặng ở
Việt Nam” đã tạo điều kiện về thời gian và cho tôi cơ hội được tham gia
nhóm khảo sát tại sân bay Biên Hòa và được tập huấn công tác thử nghiệm
công nghệ Hóa-Cơ xử lý dioxin tại.
Phòng thí nghiệm Dioxin (Tổng cục môi trường) đã giúp đỡ về chuyên
môn và hỗ trợ trong suốt quá trình lấy mẫu tại Biên Hòa và phân tích các số liệu.
Chân thành cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng đào tạo sau đại
học, Khoa Môi trường và Bộ môn Công nghệ Môi trường đại học Khoa học
Tự nhiên đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn TS.Vũ Chiến Thắng, Phó Chánh Văn
phòng 33 đã có những gợi ý, giải đáp những vướng mắc trong quá trình
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Cám ơn bố mẹ anh chị em và người vợ yêu quý đã luôn ở bên cạnh động
viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành luận văn này./.

iii



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vii
DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 3

1.1 Tổng quan về tình hình ô nhiễm dioxin tại Việt Nam ............................. 3
1.1.1 Tình hình sử dụng chất diệt cỏ có chứa dioxin trong thời gian chiến
tranh của Mỹ ở Việt Nam......................................................................... 3
1.1.2 Thực trạng ô nhiễm dioxin tại các điểm nóng ................................. 4
1.2 Các phương pháp xử lý dioxin .............................................................. 10
1.2.1 Công nghệ Hóa Cơ (Dehalogenation by mechanochemical
reaction- DMCR) ................................................................................... 10
1.2.2 Giải hấp nhiệt trong mố (In Situ Thermal Desorption- ISTD/IPTD).11
1.2.3 Công nghệ Sinh học. ..................................................................... 12
1.2.5 Biên pháp chôn lấp ....................................................................... 13
1.3 Kinh nghiệm trên thế giới áp dụng công nghệ cơ hóa trong xử lý dioxin14
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 17

2.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 17
2.1.1. Tính toán khối lượng đất nhiễm dioxin cần phải xử lý tại sân bay
Biên Hòa ............................................................................................... 17
2.1.2 Công nghệ Hóa-Cơ (MCD) xử lý đất bị ô nhiễm tại sân bay Biên
Hòa ........................................................................................................ 19
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 24
2.2.1 Phương pháp kế thừa, thu thập và tổng hợp tài liệu....................... 24
2.2.2 Phương pháp lấy mẫu ................................................................... 25
2.2.3 Phương pháp điều tra và nghiên cứu ngoài thực địa ...................... 27

2.2.4 Phương pháp chuyên gia ............................................................... 27
2.2.5 Phương pháp tính toán .................................................................. 27
2.2.6 Phương pháp phân tích tổng hợp đánh giá .................................... 28


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 29

3.1 Nghiên cứu, xác định mức độ ô nhiễm tại khu vực phía tây nam sân bay
Biên Hòa (khu vực Pacer Ivy) .................................................................... 29
3.1.1 Nhiễm độc dioxin trong đất bề mặt ............................................... 31
3.1.2 Nhiễm độc trong đất và trầm tích sâu............................................ 34
3.2 Đánh giá hiệu quả của công nghệ Hóa-Cơ xử lý dioxin ........................ 42
3.2.1. Kết quả phân tích đất trước và sau xử lý ...................................... 42
3.2.2 Đánh giá hiệu quả xử lý ................................................................ 45
3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý ..................................... 50
3.3 Đề xuất giải pháp công nghệ xử lý dioxin tại Sân bay Biên Hòa........... 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 58

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Số lượng các chất diệt cỏ đã được sử dụng tại miền Nam Việt Nam 3
Bảng 1.2: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ năm 2000 của Bộ Quốc phòng,
Văn phòng 33 và Ban 10-80. ............................................................................ 6
Bảng 1.3 Một số dự án thử nghiệm công nghệ Hóa Cơ .................................. 14
Bảng 1.4: Kết quả xử lý PCPs (ug/kg) ............................................................ 15
Bảng 1.5: kết quả xử lý dioxin và furan (Đơn vị tính:TEQ) ............................ 15

Bảng 1.6 : Kết quả xử lý Dioxins (total) ......................................................... 16
Bảng 3.1: Hàm lượng PCDD/Fs (ppt TEQ) trong mẫu đất bề mặt từ khu vực
phía Tây (Biên Hòa) ....................................................................................... 33
Bảng 3.2 Nồng độ dioxin lấy theo chiều sâu tại khu vực Pacer Ivy ................ 36
Bảng 3.3: Hiệu quả tiêu hủy dioxin từ mẻ 1-16 .............................................. 42
Bảng 3.4: Hiệu quả tiêu hủy dioxin từ mẻ 17-33 ............................................ 43
Bảng 3.5: Hiệu quả tiêu hủy dioxin từ mẻ 39-42 ............................................ 44
Bảng 3.6: Hiệu quả tiêu hủy phân chia theo nồng độ ...................................... 46
Bảng 3.7: Quan trắc môi trường đối với dioxin .............................................. 48
Bảng 3.8: Báo cáo quan trắc bụi khu vực xử lý .............................................. 49
Bảng 3.9: Các thông số độc lập từ mẻ 1-10 .................................................... 50
Bảng 3.10: Kết quả phân tích Hồi quy bội (Sử dụng Regression trong excel
để tính toán) ................................................................................................... 51
Bảng 3.11: Mối tương quan giữa các thông số với hiệu suất sử lý .................. 52
Bảng 3.12: So sánh hiệu quả xử lý của các giải pháp xử lý đất nhiễm dioxin . 54


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Các khu vực ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa ..................................... 7
Hình 1.2 Cấu tạo máy nghiền bi .............................................................................. 10
Hình 1.3 Mô tả quá trình đứt gẫy các liên kết hóa học. ............................................ 11
Hình 1.4 Mô hình công nghệ giải hấp nhiệt trong mố .............................................. 12
Hình 1.5 Biểu đồ độ giảm của TCDD trong nghiên cứu thử nghiệm tại Đà Nẵng .... 13
Hình 2.1 Kết quả lấy mẫu dioxin tại phía Tây Nam đường bay (Pacer Ivy) ............. 18
Hình 2.2 thiết bị sấy khô ......................................................................................... 21
Hình 2.3 bốn lò phản ứng được lắp song song ......................................................... 21
Hình 2.4 hệ thống máy nhào đất sau xử lý ............................................................... 22
Hình 2.5 Các bao đất nhiễm dioxin lưu tại nhà kho ................................................. 23
Hình 2.6 Phương pháp lấy mẫu đất dưới bề mặt ...................................................... 26

Hình 3.1 Các vị trí lấy mẫu tại khu vực Pacer Ivy .................................................... 30
Hình 3.2 Phân bố giá trị nồng độ TEQ tại khu vực phía Tây/Pacer Ivy (vàng và đỏ:
trên 1.000 ppt) ......................................................................................................... 32
Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn nồng độ dioxin phân bố theo chiều sâu (mẫu 11BH-H6)35
Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn nồng độ dioxin phân bố theo chiều sâu (mẫu 11BH-C3)36
Hình 3.5 Vị trí 10 mẫu core và nồng độ dioxin trong các lớp bề mặt (Màu xanh
<1.000 ppt; Màu tím > 1.000ppt) ............................................................................. 38
Hình 3.6 Phân chia ranh giới của các khu vực nhiễm độc tại khu vực Pacer Ivy (diện
tích ô 50x50m) ........................................................................................................ 41
Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn sự phá hủy dioxin từ mẻ 01-10 ..................................... 42
Hình 3.8 Biểu đồ biểu diễn sự phá hủy dioxin từ mẻ 11-16 ..................................... 43
Hình 3.9 Biểu đồ biểu diễn sự phá hủy dioxin từ mẻ 17-23 ..................................... 43
Hình 3.10 Biểu đồ biểu diễn sự phá hủy dioxin từ mẻ 24-30.................................... 44
Hình 3.11 Biểu đồ biểu diễn sự phá hủy dioxin từ mẻ 31-38.................................... 44
Hình 3.12 Biểu đồ biểu diễn sự phá hủy dioxin từ mẻ 39-42.................................... 45
Hình 3.13 Khu vực sàng đất trước khi đưa vào lò sấy .............................................. 47
Hình 3.14 Khu vực đầu ra của đất sau xử lý ............................................................ 48

vii


DANH MỤC VIẾT TẮT

BHA: Biên Hòa – Đồng Nai
BVTV: Bảo vệ thực vật
DDT: Dichlorodiphenyltrichloroethane
DRE: Hiệu xuất
DXL : Phòng Thí nghiệm dioxin
EDL: Công ty trách nhiệm tẩy độc môi trường
(Environmental Decontamination Limited)

MCD: Phá hủy cơ – hóa (Mechano Chemical Destruction)
GEF: Quỹ môi trường toàn cầu
GPS: Định vị toàn cầu
PCDD:Polychlorinated dibenzo-p-dioxins
PCDF:Polychlorinated dibenzofurans
PPT:đơn vị tính nồng độ (parts per trillion)
PTS: Hệ thống khoan di động
TCDD: Tetrachlorodibenzo -dioxin
TCDF:Tetrachlorodibenzo -furan
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TEQ: Tổng nồng độ độc tương đương
UNDP: Chương Trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc
US EPA: Cơ quan bảo vệ môi trường – Hoa Kỳ
QA:Quality Assurance/giám định đảm bảo chất lượng
QC: Quality Control/ kiểm soát chất lượng
VOC: Chất hữu cơ dễ bay hơi


MỞ ĐẦU
Trong thời gian chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, từ năm 1961 đến 1971,
quân đội Mỹ đã phun rải hơn 74 triệu lít chất diệt cỏ xuống miền nam Việt Nam,
trong đó ước tính có khoảng 366 kg dioxin. Đến nay, đã gần 5 thập kỉ trôi qua từ
khi chất độc da cam được sử dụng tại Việt Nam, dioxin vẫn tiếp tục gây ra ô nhiễm
môi trường, thâm nhập chuỗi thức ăn và cộng đồng dân cư, đặc biệt tại những khu
vực gần với các căn cứ không quân cũ của quân đội Mỹ, đây là nơi được coi là các
điểm nóng về ô nhiễm.Trong 3 điểm nóng (sân bay Phù Cát, Đà Nẵng, Biên Hòa)
thì Sân bay Biên Hoà được phát hiện là khu vực ô nhiễm dioxin nặng nhất. Ngay
sau khi chiến tranh kết thúc Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động
nghiên cứu và các biện pháp phục hồi môi trường tại các điểm nóng. Tại sân bay Đà
Nẵng đang áp dụng công nghệ giải hấp nhiệt để xử lý khoảng 73.000m3 đất và trầm

tích đất nhiễm, tại sân bay Phù Cát trong năm 2012 dự án “Xử lý ô nhiễm tại các
điểm nóng ở Việt Nam” thuộc Văn phòng 33 đã tiến hành chôn lấp cô lập 7.500m3
đất nhiễm. Riêng tại khu vực sân bay Biên Hòa chúng ta vẫn chưa tính toán được
chính xác khối lượng đất nhiễm dioxin cần xử lý để lên phương án xử lý dioxin.
Vì vậy, để có thể xây dựng được kế hoạch tổng thể tẩy độc đất nhiễm tại sân
bay Biên Hòa, việc điều tra, khoanh vùng và tính toán khối lượng đất nhiễm là cần
thiết. Cùng với đó là phải tìm kiếm được công nghệ có khả năng xử lý triệt để đất
nhiễm dioxin.Trong kế hoạch “Xử lý ô nhiễm dioxin tại các vùng nóng ở Việt
Nam” nhằm tìm kiếm các công nghệ áp dụng xử lý triệt để đất nhiễm dioxin, đáp
ứng cả về kinh phí và thời gian xử lý. Công nghệ hóa cơ còn được gọi là công nghệ
nghiền bi của New Zealand là một trong số các công nghệ nằm trong Chương trình
thử nghiệm.Chương trình này được thiết kế với sự phối hợp của các bên gồm
UNDP, Văn phòng 33 và các chuyên gia trong nước; theo đó nhất trí thử nghiệm
trên 100 tấn đất nhiễm dioxin trong sân bay Biên Hòa với nồng độ nhiễm được xác
định trước đó. Mục tiêu là thực hiện thử nghiệm đất nhiễm ở 3 mức độ nhiễm khác
nhau: cao (>10.000ppt TEQ), trung bình (2.000-10.000ppt TEQ) và thấp (<2.000ppt
TEQ). Với mục tiêu xử lý là đưa ngưỡng dioxin về dưới 1,000ppt TEQ sau xử lý là
phù hợp với mục tiêu của quốc gia và quốc tế (TCVN 8183: 2009 về quy định
ngưỡng dioxin trong đất và trầm tích để làm căn cứ cho hoạt động khoanh vùng, xử

1


lý dioxin tại các điểm bị ô nhiễm nặng dioxin). Tại dự án Thử nghiệm này cũng tiến
hành đào tạo, tập huấn cho các cán bộ ở Việt Nam nhằm chuyển giao công nghệ nếu
như công nghệ này chính thức được áp dụng xử lý. Tôi là một trong những cán bộ
được đơn vị cử đi tham gia khóa tập huấn này cùng với đợt khảo sát mức độ tồn lưu
dioxin tại Biên Hòa trước đó. Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu là “Nghiên cứu,
xác định mức độ tồn lưu chất độc da cam/dioxin và đánh giá hiệu quả thử
nghiệm công nghệ Hóa - Cơ xử lý dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa”

Với mục tiêu sau:
-

Xác định mức độ tồn lưu dioxin tại khu vực Tây-Nam đường bay Biên
Hòa, tính toán khối lượng đất cần xử lý.

-

Đánh giá hiệu quả thử nghiệm công nghệ hóa cơ xử lý dioxin tại sân bay
Biên Hòa


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về tình hình ô nhiễm dioxin tại Việt Nam
1.1.1 Tình hình sử dụng chất diệt cỏ có chứa dioxin trong thời gian chiến
tranh của Mỹ ở Việt Nam
Bảng 1.1: Số lượng các chất diệt cỏ đã được sử dụng tại miền Nam Việt Nam
trong thời gian chiến tranh với Mỹ

Đơn vị: lít
Tác giả

Chất da cam

Chất trắng

Chất xanh

Các chất:
tím, hồng,

xanh lá mạ

Tổng cộng

Westing (1976)

44.373.000

19.835.000

8.182.000

-

72.390.000

Stellman (2003)

49.268.937

20.556.525

4.741.381

2.387.963

76.954.806

Young (2009)


43.332.640

21.798.400

6.100.640

2.944.240

74.175.920

Trong bảng này số liệu của Westing không bao gồm các chất tím, hồng và
xanh mạ là những chất có hàm lượng dioxin rất cao (Bảng 1.1). Theo Young
(2009), thì con số 74.175.920 lít là tổng số Mỹ đưa vào Việt Nam, đến năm 1972
theo kế hoạch Pacer Ivy đã đưa về nước 25.200 phi (loại 208 lít) chất da cam, tương
đương 5.241.600 lít, còn lượng đã sử dụng là 74.250.800 lít. Theo số liệu của
Stellman (2003) thì số lượng tổng các chất diệt cỏ là 76.954.806 lít(~77 triệu) các
chất, tương đương với 95.112.688 kg (~ 95 triệu kg), trong đó có 67% các chất chứa
dioxin, mà chủ yếu là chất da cam với khối lượng 49,27 triệu lít, tương đương
63.000 tấn.
Khối lượng 95.112.688 kg các chất diệt cỏ này được phun rải lên 2,63 triệu
ha chiếm 15,2% diên tích toàn miền Nam Việt Nam (172.540.000 ha, theo SIPRI,
1971). Nếu chỉ tính riêng các chất có hoạt chất 2,4,5-T, thì diện tích bị phun rải loại
các chất này, cũng theo Stellman và cộng sự là 1,68 triệu ha, chiếm 9,7 % diện tích
toàn miền Nam.
Từ các số liệu trên đây, có thể đánh giá mật độ phun rải như sau: Tất cả các
chất là ~ 36 kg/ha, riêng các chất da cam với khối lượng 49.268.937 lít tương đương

3



63.064.240 kg, rải trên 1,68 triệu ha thì mật độ 37,5 kg/ ha, gấp 17 lần liều sử dụng
trong nông nghiệp theo hướng dẫn của bộ lục quân mỹ năm 1969 là 2,2 kg/ha. Với
mật độ này thì các chất diệt cỏ trở thành những chất độc phát quang và phá hoại
mùa màng có tính hủy diệt.
Theo ước tính có hơn 2,5 triệu ha rừng bị tác độc ở nhiều mức khác nhau gây
ảnh hưởng nặng nề đến sinh thái rừng ở nam Việt Nam (Văn phòng 33,2007). Và
hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin với nhiều loại chứng bệnh khác nhau:
ung thư, suy giảm miễn dịch, tai biến sinh sản, dị tật bẩm sinh, v.v. Đặc biệt, ở một
số sân bay như Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát, có những điểm bị ô nhiễm chất độc
da cam/dioxin rất nặng (những “điểm nóng” về môi trường), hàm lượng dioxin trong
đất, trong bùn ở đây cao hơn hàng trăm, có nơi hàng ngàn lần ngưỡng cho phép
(TCVN 8183: 2009, 1000 ppt TEQ đối với đất, 150 ppt TEQ với trầm tích, bùn).
1.1.2 Thực trạng ô nhiễm dioxin tại các điểm nóng
Theo các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay do Việt Nam và quốc tế phối
hợp thực hiện đã xác định các sân bay quân sự Đà Nẵng, Phù Cát và Biên Hòa là ba
điểm nóng ô nhiễm nặng dioxin trong đất, trầm tích, động vật thủy sinh, chủ yếu là
TCDD có nguồn gốc từ chiến tranh ở Việt Nam vốn được quân đội Mỹ sử dụng làm
kho chứa, tập kết chất da cam/dioxin trước khi đi phun rải. Hai điểm nóng sân bay
Đà Nẵng hiện đang được Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp với Cơ quan Phát
triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) bằng ngân sách của Chính phủ Mỹ thực hiện; sân
bay Phù Cát đã được xử lý trong năm 2012 bằng tài trợ của Quĩ Môi trường toàn
cầu thông qua Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (gọi tắt là Dự
án GEF/UNDP Dioxin). Riêng đối với sân bay Biên Hòa, do qui mô và tính chất ô
nhiễm phức tạp và không đồng nhất. Vì vậy, đến nay vẫn chưa có biện pháp cụ thể
xử lý đất nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa.
a. Tình trạng ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa
Các khu ô nhiễm trong sân bay quân sự Biên Hòa bao gồm Khu vực Pacer
Ivy (Góc phía Tây sân bay); Khu vực Tây Nam (Góc Tây Nam sân bay); Khu Nam
Z1 (bao gồm bãi chôn lấp Z1 và vùng xung quanh); Các hồ bên trong và bên ngoài



sân bay được xem là các nguồn ô nhiễm thứ cấp, các khu vực ô nhiễm được mô tả
trong hình 1.1
Từ năm 2000, các nghiên cứu được mở rộng và với sự tài trợ của UNDP
(Quỹ Ford), GEF (Quỹ môi trường toàn cầu), Ban 10-80/Hatfield (2007),
TTNĐVNg/Hatfield (2009), Văn phòng 33/Hatfield/UNDP (2007,2010).
Kết quả của các đợt khảo sát cho thấy nồng độ dioxin trong đất và trầm tích
của khu vực Z1 là rất cao, với nồng độ cao nhất là 410.000 ppt TEQ trong đất và
5470 ppt (theo trọng lượng khô) trong trầm tích. Các đợt khảo sát tiếp theo vào năm
2004-2005 cho thấy nồng độ vẫn cao trong một vài mẫu trầm tích tại hồ 2, với nồng
độ cao nhất trong mẫu trầm tích là 833 ppt TEQ. Trong chương trình khảo sát gần
đây nhất vào tháng 1 năm 2008, hiện trạng ô nhiễm dioxin tại khu Z1 vẫn còn cao,
với nồng độ TEQ của mẫu cao nhất là 262.000 ppt. Ngoài ra, các khu vực phía tây
nam sân bay và khu vực vành đai của Z1, nồng độ dioxin trong nhiều mẫu vượt quá
ngưỡng 1.000 ppt TEQ. Đặc biệt các mẫu lấy tại vùng đất thấp ở cuối dốc của khu
Z1 bao gồm các kênh rạch thoát nước, ao hồ tại đầu phía Nam của sân bay tiếp tục
bị ô nhiễm dioxin với nồng độ cao. Cần có thêm các chương trình lấy mẫu và phân
tích mẫu để có thể xác định chính xác thể tích đất và trầm tích cần được xử lý. Nồng
độ dioxin tại khu vực Pacer Ivy (địa điểm do Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị khảo sát,
nằm ở phía Tây Nam của sân bay) là tương đối cao, cho thấy khu vực này có thể đã
được sử dụng để phun thuốc diệt cỏ trong chiến tranh Mỹ - Việt Nam. Tuy nhiên số
lượng mẫu lấy tại khu vực này còn hạn chế. Vì đây là một khu vực có diện tích lớn
và có khả năng lan truyền ô nhiễm đến các hệ sinh thái nước qua hệ thống kênh
rạch, nên cần thiết phải có những đánh giá kỹ lưỡng về mức độ ô nhiễm.Kết quả
nghiên cứu được tổng hợp trong bảng 1.2.

5


Bảng 1.2: Tổng hợp các kết quả nghiên cứu từ năm 2000 của Bộ Quốc phòng, Văn

phòng 33 và Ban 10-80.
Loại mẫu

Số
mẫu
(n)

Nồng độ trung
bình (tổng
TEQ)

Khoảng nồng độ
(tổng TEQ)

Đất

50

18750 ppt

nd – 410000 ppt

Trầm tích

3

2990 ppt

1380 – 5470 ppt


Trầm tích

6

339 ppt

236 – 508 ppt

Đất

12

137 ppt

nd – 412 ppt

Trầm tích

2

52 ppt

44 – 50 ppt

Đất

8

83 ppt


5 – 256 ppt

Trầm tích

9

107 ppt

59 – 210 ppt

Đất

7

50 ppt

26 – 108 ppt

Trầm tích

7

88 ppt

17 – 149 ppt

Công ty
Hatfield &
Hồ phía Nam và hồ
Ban 10Biên Hùng

80, 200405

Trầm tích

-

-

36 – 833 ppt

Đất

-

-

nd - 425 ppt

Khu Z1

Đất

8

115390 ppt

109 – 262000 ppt

Góc Tây Nam


Đất

16

4617 ppt

4.12 – 65500ppt

Khu vực Pacer Ivy
(Góc Tây Nam của
đường bay)

Đất

11

2583 ppt

80,3 – 22800 ppt

Trầm tích

4

2835 ppt

1090 – 5970 ppt

Đất


30

1119 ppt

6,15 – 13300 ppt

Trầm tích

1

413 ppt

Trầm tích

5

966 ppt

Tên dự án

Vị trí

Dự án Z1 Khu vực Z1
& Chương
trình 33;
Hồ Cổng 2
2000,
2001
Khu ruộng gần hồ
Cổng 2

Hồ Biên Hùng

Khu ruộng phường
Quang Vinh

Công ty
Hatfield &
Văn phòng
33, tháng
1 năm
2008

Vành đai khu Z1
Ao hồ xung quang
khu Z1

20,9 – 2240 ppt


Hình 1.1. Các khu vực ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa
b. Tình trạng ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng
Kết quả các nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn Việt - Nga, Văn phòng Ban Chỉ
đạo 33; Ban 10-80 phối hợp với công ty tư vấn Hatfield thực hiện từ năm 1997 đến
năm 2012 Văn phòng 33/Hatfield/UNDP/Ban 10-80 (Hatfield/Ban 10-80 (1998,
2000, 2003, 2006, 2007,2011) tại khu vực sân bay Đà Nẵng như sau:
- Khu kho chứa, khu rửa và khu nạp. Nồng độ TEQ lớn nhất trong đất được
ghi nhận vào năm 2006 là 365.000 ppt trong các mẫu lấy tại khu trộn và nạp cũ,
nồng độ này vượt giá trị giới hạn cao nhất (1.000 ppt) 365 lần. Ba mẫu phân tích có
nồng độ TCDD > 100.000 ppt và 17 trong số 23 mẫu đất (74%) lấy tại sân bay có
nồng độ > 1000 ppt.

- Nồng độ TCDD đo được trong tháng 1 năm 2009 lấy tại trung tâm và phía
nam sân bay Đà Nẵng thấp hơn đáng kể so với các mẫu lấy tại phía bắc; trừ trường
hợp ở khu kho chứa Pacer Ivy (PISA). Nồng độ TCDD cao chỉ bắt gặp ở một mẫu
đất lấy tại vị trí gần khu vực PISA (20.600 ppt; 65% TCDD), và trong một mẫu cá
(25,4 ppt TEQ) lấy tại hồ D phía nam sân bay vào năm 2009.

7


- Tại khu nhiễm sân bay Đà Nẵng, dioxin đã thấm sâu vào đất đến 150 cm:
lớp đất 120-150 cm, có nồng độ TEQ là 952 ppt (n=5). Nghiên cứu hiện nay và
các nghiên cứu trước đây của Hatfield/Ban 10-80 đã xác nhận rằng, nồng độ chất
độc da cam dioxin cao nhất ở Việt Nam được tìm thấy trong đất ở lớp bề mặt 10
cm trên cùng; tại một số điểm nồng độ cao được tìm thấy ở độ sâu lớn hơn (ví dụ
> 30 cm), nhưng chỉ trong các vùng bị giới hạn tại khu nạp và trộn cũ, khu kho
chứa cũ, và PISA ở sân bay thành phố Đà Nẵng. Trong nghiên cứu này, mặt cắt
đứng ở khu kho chứa Pacer Ivy chỉ ra rằng nồng độ TEQ tăng theo độ sâu: 0-10
cm và 10-30 cm.
- Theo hướng lan tỏa, dioxin tích tụ trong hồ Sen, trong bùn, động vật, thực
vật thủy sinh: trong 3 hồ: hồ Sen A bị ô nhiễm dioxin nặng cần có biện pháp xử lý.
Hồ B và hồ C: trong các mẫu bùn và cá nồng độ dioxin không cao, dưới 100 ppt TEQ.
- Khu vực ngoài sân bay theo hướng lan tỏa: Đất khu dân cư, bùn trong các
hồ Xuân Hà, hồ 29-3, sông Hàn, sông Cẩm Lệ, sông Phú Lộc có nồng độ dioxin
thấp, dưới mức cho phép.
- Động vật, thực vật thủy sinh trong hồ Sen A có hàm lượng dioxin cao, trên
ngưỡng cho phép, cần xử lý và không được sử dụng làm thực phẩm và thức ăn cho
chăn nuôi.
- Kết quả khảo sát vào năm 2009 cho thấy nồng độ dioxin cao và khẳng định
khu vực đầu phía bắc sân bay Đà Nẵng là một điểm nóng. Ô nhiễm dioxin ở khu
phía nam sân bay Đà Nẵng ở mức nhỏ.

- Kết quả khảo sát mới nhất vào tháng 1 năm 2010 cho thấy mức độ ô nhiễm
dioxin trong đất tại các khu kho chứa, trộn và nạp; và trầm tích trong các khu kênh
rạch vẫn cao. Đặc biệt, là dioxin được tìm thấy trong nước ngầm với nồng độ khoảng
0,86 ppt TEQ, chúng tỏ dioxin đã có khả năng ngấm sâu vào các mạch nước ngầm.
Tình hình xử lý dioxin tại Đà Nẵng:
Đất và trầm tích ô nhiễm hiện đang được xử lý bằng công nghệ bằng công
nghệ giải hấp nhiệt tại mố (IPTD, in pile thermal destruction).
Tháng 4/2011 Bộ Quốc phòng đã phê duyệt dự án xử lý môi trường ô nhiễm
dioxin tại sân bay Đà Nằng do Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ)
làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 84 triệu USD và 35 tỷ đồng (trong đó: 84


triệu USD là vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Mỹ, 35 tỷ đồng là vốn đối
ứng trong nước từ ngân sách nhà nước); tiến độ thực hiện 2011-2015.
Mục tiêu, qui mô của dự án: Theo thiết kế được duyệt, mục tiêu là đào xúc
và xử lý triệt để tối thiểu 72.900 m3 đất, bùn ô nhiễm dioxin, trong đó: giai đoạn 1
(năm 2013, 2014) xử lý 34.800 - 41.500 m3; giai đoạn 2 (năm 2015, 2016) xử lý
khoảng 38.100 - 45.600 m3. (Dự án Dioxin,2011).
c. Tình trạng ô nhiễm tại sân bay Phù Cát
Theo tài liệu do Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp , sân bay Phù Cát phục vụ cho
chiến dịch “Ranch Hand” từ tháng 6 năm 1968 đến tháng 5 năm 1970. Lượng hóa
chất tập trung tại sân bay Phù Cát gồm: chất da cam: 17.000 thùng, chất trắng 9.000
thùng và chất xanh 2.900 thùng. Chính vì vậy, Trong sân bay Phù Cát đã hình thành
khu nhiễm chất da cam/dioxin: khu chứa, nạp, khu rửa phương tiện sau phun rải.
Sau một thời gian dài, chất da cam/dioxin đã thấm sâu vào đất.
Văn phòng33/Hatfield/UNDP/Ban 10-80 (Hatfield/Ban 10-80 (1998, 2000,
2003, 2006, 2007) tại khu vực sân bay Phù Cát như sau:
Nồng độ dioxin tại khu vực kho chứa vẫn còn rất cao (tới 236.000 pg/g
TCDD) và nồng độ này tương đương với kết quả tìm thấy tại Biên Hòa và Đà Nẵng.
Cần xử lý lâu dài và liên tục đất tại khu vực này để làm giảm sự phơi nhiễm dioxin

tiềm tàng cho các công nhân làm việc trong sân bay và cộng đồng dân cư sống ở
gần khu sân bay.
Trong khu vực nạp và rửa, nồng độ dioxin thấp hơn rất nhiều và có lẽ không có
nguy cơ lớn đối với sức khỏe con người và môi trường. Tương tự như vậy mẫu tại bể
sa lắng và các hồ A, B và C có nồng độ dioxin thấp. Do đó, không đòi hỏi cần khảo sát
tiếp theo cũng như các biện pháp làm giảm ô nhiễm.
Các mẫu lấy tại các khu vực do Bộ Quốc phòng Mỹ giới thiệu (khu vực góc
Đông Nam của sân bay), tuy nhiên các mẫu này đều có nồng độ dioxin thấp và tỷ lệ
TCDD trên tổng TEQ nhỏ (dưới 50%). Kết quả cho thấy khu vực này có lẽ không bị
sử dụng nhiều chất độc da cam trong thời gian chiến tranh, mà có thể đã được sử
dụng để làm văn phòng, doanh trại quân đội và các mục đích giải trí.
Đến năm 2011, trong khuôn khổ Dự án “Xử lý ô nhiễm môi trường tại những
điểm nóng ô nhiễm nặng dioxin tại Việt Nam”, từ nguồn kinh phí Quỹ Môi trường

9


toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP),
Văn phòng Ban Chỉ đạo 33 (Chủ dự án) năm 2011-2012 đã tiến hành chôn lấp, cô lập
7.500m3 đất và trầm tích nhiễm dioxin trên diện tích 2,06 ha (Dự án Dioxin,2011).
1.2 Các phương pháp xử lý dioxin
Xuất phát từ nhu cầu thực tế về việc bảo vệ và phục hồi môi trường, đặc biệt
là khắc phục hậu quả do chiến tranh để lại, từ những năm 90 của thế kỷ trước các
nhà nghiên cứu môi trường của Việt Nam cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức, các
nhà khoa học Quốc tế đã triển khai một số công trình nghiên cứu nhằm tìm ra các
giải pháp tẩy độc cho các khu vực bị ô nhiễm nặng chất độc da cam/dioxin ở sân
bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát. Các công nghệ đã và đang được nghiên cứu,
thử nghiệm và áp dụng tại Việt Nam được trình bầy sau đây:

1.2.1 Công nghệ Hóa Cơ (Dehalogenation by mechanochemical reactionDMCR)

Trong báo cáo công nghệ hóa cơ (Mechano-Chemical Destruction) (John
Robertson,2008) của công ty Environmental Decontamination, New Zealand có giới
thiệu. Quá trình xay nghiền tạo ra nguồn năng lượng lớn trong quá trình nghiền vật
liệu tạo ra một phản ứng đám mây tầng sôi của các hạt khoáng và một lượng lớn
electron (gốc phản ứng tự do) và ion trên bề mặt. Công nghệ này hoạt động tốt nhất khi
các chất chứa nhiều khoáng giòn và cứng. Khi những tinh thể bị đứt gẫy thì các liên kết
hóa học cũng bị phá vỡ theo nhiều cách khác nhau, đồng thời giải phóng năng lượng.
Cấu tạo máy nghiền (ball –milling).
Máy nghiền sử dụng tất cả các dạng bi khác nhau. Những viên bi cứng được
đẩy đi theo nhiều hướng khác nhau trong lò quay, và tổng hợp tất cả các tác động, ma
sát và áp lực cơ học khác nhau phá vỡ hợp chất liên tiếp thành những dạng nhỏ hơn.

Hình 1.2 Cấu tạo máy nghiền bi


Nhiệt độ trong máy nghiền là một chức năng quan trọng trong máy nghiền
năng lượng cao nhiệt độ lên đến 1800 C. Nhiệt độ cao hơn thúc đẩy phản ứng nhanh
hơn và bất kỳ sản phẩm của sự giảm nhiệt độ làm phá hủy nhanh chóng.
Cơ chế hoạt động:
Những hạt khoáng bị phá hủy hay bị nén đủ lực bị bẻ gẫy.
Các tinh thể và các liên kết hóa học từ những hạt bị vỡ. Chất rắn bị bẻ gẫy
làm các liên kết hóa học cũng bị bẻ gẫy. chỗ bị gẫy có thể bị phân giải thành các
ion, gốc điện tử và giải phóng năng lượng. phân chia các gốc tự do xuất hiện là cơ
chế chính.

Hình 1.3 Mô tả quá trình đứt gẫy các liên kết hóa học.
Quá trình phá hủy có thể được mô tả như sau:
Trung gian đầu tiên

Trung gian thứ 2


Dạng nhỏ

Sản phẩm phá hủy cuối cùng
1.2.2 Giải hấp nhiệt trong mố (In Situ Thermal Desorption- ISTD/IPTD).
Phương pháp do Terra-Therm Inc.(USA) đề xuất, hiện nay đã và đang được
áp dụng xử lý tại Sân bay Đà Nẵng. Phương pháp gồm hai bước, bước một là dùng
điện cực gia nhiệt cho đất, bùn nhiễm trong mố (ụ đất) đến nhiệt độ thích hợp để
làm bay hơi các hợp chất hữu cơ độc hại gây ô nhiễm (hình 1.4); bước hai là thu
gom và xử lý bằng các phương pháp thích hợp khác. (CDM Smith,2009)

11


Hình 1.4 Mô hình công nghệ giải hấp nhiệt trong mố
1.2.3 Công nghệ Sinh học.
Biện pháp sinh học xử lý chất ô nhiễm nói chung và các hợp chất dioxin nói
riêng đã được nghiên cứu ứng dụng từ lâu đã dần trở thành hướng đi triển vọng vì
đây là một biện pháp tuy có nhược điểm là thời gian xử lý kéo dài nhưng là một
biện pháp hiệu quả, rẻ tiền và đặc biệt là không tạo sản phẩm thứ cấp, an toàn đối
với con người và hệ sinh thái. Công nghệ này được chia thành 3 phương pháp:
- Bổ sung các vi sinh vật có khả năng phân hủy chất ô nhiễm vào vùng ô
nhiễm mà ở đó điều kiện môi trường có thể điều khiển được (bioaugmentation)
(Wise, 2000).
- Kích thích phát triển của vi sinh vật bản địa ngay tại nơi bị ô nhiễm
(biostimulation);
- Phân hủy bằng thực vật (phytoremediation) (Vroblesky và cs, 1998);
Đối với đất nhiễm dioxin tại các điểm nóng Biên Hòa và Đà Nẵng, Viện
công nghệ sinh học thuộc Viện khoa học công nghệ Việt Nam (2004) đã có các
nghiên cứu khảo sát ban đầu, đánh giá khả năng phân hủy dioxin của các vi sinh vật

bản địa. Các nghiên cứu ở điều kiện pilot hiện trường, số lượng vi sinh vật trong các
lô xử lý tăng rõ rệt (vài chục lần đến hàng nghìn, hàng triệu lần) đạt mức độ khác


nhau so với các lô đối chứng và đất trước khi xử lý. Trong đó, vi sinh vật ở các lô
đối chứng cũng tăng hơn so với đất nguyên thủy trước khi xử lý. Như vậy, biện
pháp cô lập, chôn lấp và hấp phụ đã tạo nên môi trường tương đối ổn định để vi
sinh vật phát triển. Điều này chứng tỏ công nghệ chôn lấp tích cực đã mang lại kết
quả khả quan; Gần đây nhất, bằng nguồn tài trợ của Quỹ Ford, Hoa Kỳ, Viện cùng
với US EPA đã triển khai thử nghiệm tại Đà Nẵng một số mô hình xử lý đất nhiễm
bằng vi sinh vật. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm sau 180 ngày tại thực địa cho thấy
mức độ suy giảm dioxin chưa thật rõ ràng, đặc biệt đối với khoảng nồng độ dioxin
<10.000 ppt.(Đ.T.C.Hà và CS, 2010).

Hình 1.5 Biểu đồ độ giảm của TCDD trong nghiên cứu thử nghiệm
tại Đà Nẵng

1.2.5 Biên pháp chôn lấp
Việc chôn lấp thuốc BVTV tồn đọng trong những năm trước đây (trước năm
2000) cũng đã được nghiên cứu và áp dụng ở nhiều cấp độ khác nhau ở hầu khắp
các địa phương trong cả nước, tất nhiên đây chỉ là giải pháp tình thế. Phần nhiều các
hố chôn có quy mô nhỏ, có kích thước từ vài khối đến vài chục khối, được xây bằng
gạch hoặc bê tông, chưa bọc lót bằng các vật liệu chống thấm và cách ly với môi
trường tốt. Những năm gần đây những khu đất nhiễm thuốc BVTV như DDT, GCB
cũng đã được thu gom và chôn cách ly trong những hố chôn đảm bảo tiêu chuẩn
tương tự như hố chôn đối với chất thải nguy hại.

13



Từ năm 2006 đến 2009 tai sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, cũng trên cơ sở
loại hình công nghệ này đã tiến hành cô lập triệt để tại chỗ khoảng gần 100.000m3
trên diện tích 4,3 ha đất nhiễm chất đôc da cam/dioxin trong các hố chôn an toàn
(báo cáo Dự án Z1, Bộ Quốc phòng). Vào năm 2012, Bộ Quốc phòng phối hợp với
Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ bằng ngân sách của Chính phủ Mỹ thực hiện đã
chôn lấp hoàn toàn 7.500m3 đất nhiễm tại sân bay Phù Cát do Văn phòng 33 làm
chủ dự án (2011-2012).
Phương pháp chôn cô lập không phải là phương pháp xử lý tận gốc nguồn
gây nhiễm, nhưng là giải pháp cô lập và ngăn chặn triệt để nguồn gây nhiễm; giải
pháp đơn giản, rẻ tiền có thể áp dụng trên nhiều vùng miền của Việt Nam.

1.3 Kinh nghiệm trên thế giới áp dụng công nghệ cơ hóa trong xử
lý dioxin
Theo báo cáo của Công ty EDL (EDL company,2011) thì dây truyền công
nghệ MCD của New Zealand đã được áp dụng thực tế xử lý đất bị ô nhiễm
dioxin ở các quy mô khác nhau và ở một số quốc gia, kết quả được trình bày
trong bảng dưới đây.
Bảng 1.3 Một số dự án thử nghiệm công nghệ Hóa Cơ
Năm

Địa điểm/dự án

Khối lượng

Công nghệ áp
dụng

Loại ô nhiễm

2006


USA – Francisco

9x10kg batch trial

1 Drum, Sr.V

Dioxins, thuốc trừ sâu

2007

USA - Francisco

12x20kg batch trial

1 Drum, Sr.V

Dioxins, Kim loại nặng

2010

Japan Osaka trail

200 kg batch

2 Drum Sr.V

Dioxins

- Năm 2006, EDL đã tiến hành thử nghiệm công nghệ ở Hunters Point

Shipyard, San Francisco cho lực lượng Hải quân mỹ để đánh giá hiệu quả công
nghệ MCD xử lý PCBs rò rỉ từ kho dự trữ hàng hóa. Kết quả cuộc thử nghiệm cho
thấy các hợp chất POPs bao gồm thuốc trừ sâu, Dioxins, Pentachlorophenol (PCP),
Total Petroleum Hydrocarbons (TPHs) và các chất ô nhiễm khác đạt hiệu quả cao
hơn 99% sau 45 phút xử lý.


Bảng 1.4: Kết quả xử lý PCPs (ug/kg)

- Năm 2007, công ty EDL tiếp tục tiến hành thử nghiệm xử lý đất nhiễm
POPs, Dioxins… tại San Fransisco. Kết quả xử lý dioxin và furan cho thấy trong 15
phút đầu, nồng độ dioxin và furan còn cao hơn nhiều lần so với nồng độ ban đầu.
Có thể giải thích rằng dioxin, furan được tạo thành do sự phá hủy thứ cấp của các
hợp chất hữu cơ khác. Sau 15 phút, dioxin và furan bắt đầu được phá hủy, và trung
bình sau 60 phút xử lý hiệu quả đạt đến 94%.
Bảng 1.5: kết quả xử lý dioxin và furan (Đơn vị tính:TEQ)

- Năm 2011, EDL tiến hành thử nghiệm xử lý ở Osaka, Japan. Với hệ thống
xử lý cải tiến hơn so với các cuộc thử nghiệm trước. Mô hình xử lý này giống
với mô hình công nghệ đã tiến hành thử nghiệm tại sân bay Biên Hòa vào cuối
năm 2012.
200kg đất đã được xử lý với độ ẩm 10%, kết quả được tóm tắt trong bảng sau:

15


Bảng 1.6 : Kết quả xử lý Dioxins (total)

Reactor 1 out: mẫu đất trước khi ra khỏi lò phản ứng số 1
Reactor 2 out: mẫu đất ra khỏ lò phản ứng số 2

Ngoài ra EDL còn tiến hành xử lý một số các hợp chất hữu cơ khó phân hủy
khác như Aldrien, thuốc trừ sâu và cả kim loại nặng… đều cho thấy hiệu quả xử lý
khá tốt của công nghệ MCD, đó là:
Năm 2004 Mapua, tại New Zealand công nghệ hóa cơ đã xử lý 8.650 m3 xử
lý: Sr IIIl DDT, aldrien, dieldrin, lindane.
2006 Hồng Kông 4x10kg thử nghiệm 1 thùng, Sr V TPH, kim loại nặng
2007 Trung Quốc Philippines 4x10kg thử nghiệm 1 thùng, Sr V Thuốc trừ sâu
2009 Nhật Bản Bộ thử 14x10kg thử nghiệm 1 thùng, Sr V dioxin, PCBs, BHC
2009 Alaska, Hoa Kỳ 140m3 quy mô đầy đủ xử lý , Sr V PCBs.


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Tính toán khối lượng đất nhiễm dioxin cần phải xử lý tại sân bay
Biên Hòa
Khu vực Tây Nam của đường băng (Pacer Ivy)
Trước những năm 2008, Bộ Quốc phòng và Văn phòng 33 không tập trung
vào nghiên cứu, khảo sát tại khu vực này. Đến năm 2007, dự án UNDP – Văn
phòng 33 (UNDP-Văn phòng 33 2008 & 2011) đã tiến hành lấy mẫu tại một số ở
khu vực phía Tây và Tây nam đường băng sân bay Biên Hòa. Kết quả cho thấy
nhiễm độc không đáng kể tại khu vực phía Tây nam sân bay Biên Hòa (30% mẫu
lấy tại khu vực này cho thấy hàm lượng trên 1.000 ppt TEQ). Tuy nhiên, trong
nghiên cứu ban đầu, số mẫu đã lấy không đủ để đưa ra một kết luận tổng quát về
phạm vi và sự mở rộng vùng nhiễm độc CĐHH/dioxin tại khu vực Pacer Ivy.
Vào năm 2008, đây là đợt khảo sát lấy mẫu chính thức đầu tiên được tiến
hành. Sau khi phía Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị khảo sát vì trước kia được sử dụng
làm nơi lưu trữ thuốc diệt cỏ. Diện tích khu vực lấy mẫu là 150.000 m2, bao gồm
một kho chứa bê tông. Ở phía Tây Nam của kho chứa là vùng vành đai dốc xuống
hệ thống rãnh thoát nước, lạch và ao nhỏ. Người dân ở đây nuôi và đánh bắt cá tại

các ao này.
Tại khu vực này, phân tích 15 mẫu trong tổng số 19 mẫu đất và trầm tích.
Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga phân tích 11 mẫu và Công ty AXYS phân tích 4
mẫu, bao gồm 2 mẫu lặp lại để kiểm chứng phương pháp.
Kết quả phân tích cho thấy, phía tây của khu vực này (chân dốc đường băng)
có nồng độ dioxin cao (2.000 và 22.300 ppt TEQ). Tại khu vực phía Tây - Nam
mức độ ô nhiễm thấp hơn. Đối với trầm tích, mẫu lấy tại cá ao hồ và rãnh thoát
nước dọc theo hướng dòng chẩy từ đường băng thì nồng độ dioxin đều cao hơn
ngưỡng cho phép của Việt Nam và Quốc tế (1090, 1500 và 5970 ppt TEQ). Đây là
khu vực có địa hình phức tạp với nhiều ao nuôi cá và hồ.Mức độ ô nhiễm dioxin rất

17


×