Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

BÀI THUYẾT TRÌNH XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.23 KB, 11 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ THẾ GIỚI

Học phần: Địa lí kinh tế xã hội đại cương1

Phú Thọ, 2015


THÀNH VIÊN NHÓM
STT
1

Họ và tên
Vũ Trung Hiếu

2

Tô Ngọc Tú

3

Nông Thị Hồng

4

Nùng Thị Hương

Ghi chú
Nhóm trưởng

Thư kí




1. Xu hướng biến động dân số thế giới
1.2 Quy mô dân số thế giới và sự gia tăng
Đầu công nguyên, dân số thế giới có khoảng 270 – 300 triệu người. Lịch sử
dân số nhân loại trải qua hang triệu năm mới xuất hiện tỉ người đầu tiên. Thời gian
để có thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn (từ 100 năm đến 30 năm , 15 năm, 12
năm). Năm 1999, dân số thế giới đạt 6 tỉ người. Năm 2003 tăng lên 6,302 tỉ người,
năm 2014 tăng lên 7,2 tỉ người và đến giữa năm 2015 là 7,3 tỉ người. Dự báo đến
năm 2030 là 8,5 tỉ người và đến năm 2050 là 9,8 tỉ người.
1.2.1 Quy mô dân số thế giới ngay càng lớn, tốc độ gia tăng còn mạnh
Quy mô dân số bắt đầu tăng nhanh từ đầu thế kỉ XX, nhất là từ sau năm
1950. Dân số gia tăng ở mức kỉ lục trong vòng 50 năm qua là nhờ áp dụng các
công nghệ y tế công cộng như thuốc kháng sinh và chất dinh dưỡng, thuốc tiêu
chảy và vacxin ở các xã hội có các mức sinh và mức chết cao. Do đó, mức chết,
đặc biệt mức chết ở trẻ sơ sinh giảm nhanh chóng trong khi mức sinh tuy có giảm
nhưng chậm hơn nhiều, dẫn tới sự “bùng nổ dân số”.

Bức tranh dân số thế giới, hành tinh 7 tỷ người


Quá trình phát triển dân số thế giới biểu hiện ở bảng sau
Bảng 1.1 Số lượng dân số thế giới qua các năm
Năm
Đầu CN

Dân số (triệu)
300

Diễn giải

Sau hàng triệu năm dân số mới đạt tỷ người
đầu tiên

1700
600
1800
900
1820
1000
1900
1600
1930
2000
Sau 110 năm đạt tỉ thứ hai
1955
2325
1960
3037
Sau 30 năm đạt tỷ thứ 3
1975
4067
Sau 25 năm đạt tỷ thứ 4
1987
5000
Sau 12 năm đạt tỷ thứ 5
2000
6198
2008
6705
2009

6810
2014
7238
Sau 27 năm đạt tỷ thứ 7
Giữa 2015
7336
Nguồn: Dân số thế giới, Population reference bureau


Thực trạng và xu hướng gia tăng quy mô dân số thế giới trong tương lai đòi
hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa trương trình dân số - sức khỏe sinh sản. Hạn chế tốc độ
gia tăng dân số, góp phần ổn định quy mô dân số thế giới vẫn là vấn đề cấp bách
có ý nghĩa toàn cầu.
b. Dân số thế giới tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Bảng số liệu dân số thế giới phân theo hai nhóm nước trong thời kì 1950
– 2050 (%)
Năm

Các nước đang phát triển Các nước phát triển

1950

33

67

2000

29,2


79,8

2025

16

84


Biểu đồ thể hiện cư cấu dân số thế giới phân theo hai nhóm nước trong thời kì
1950 – 2025

Sự chênh lệch trong quy mô dân số giữa các nhóm nước vẫn tiếp tục gia
tăng trong vài thập kỉ tới. 95% số dân gia tăng hang năm trên toàn thế giới xuất
phát từ các nước đang phát triển. Năm 1950, các nước thuộc khu vực đang phát
tiển chiếm 67% dân số thế giới, năm 2000 tăng lên 79%. Đến năm 2050, theo dự


báo sẽ có 84% dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển. Tỉ trọng dân số ở
các nước phát triển giảm từ 20,2% năm 2000 xuống còn 16% năm 2025.
Sự chênh lệch rất lớn về phân bố dân số giữa hai nhóm nước là kết quả của
tốc độ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau ngay từ thế kỉ XVIII. Mặc dù đã có
chiều hướng giảm tương đối rõ rệt trong những năm cuối của thế kỉ này, nhưng tốc
độ gia tăng dân số của các nước đang phát triển vẫn ở mức cao nên số dân ngày
càng nhiều hơn so với nước phát triển.
Phân bố dân số giữa hai nhóm nước tác động lớn đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, lao động – việc làm…, đặc biệt ở các nước đang
phát triển và chậm phát triển.
b.1 Một số đặc điểm của dân số ở các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển đối mặt với những vấn đề hoàn toàn khác như

nghèo đói, dân số tăng, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu. Chính vì vậy mà những lý
thuyết kinh tế học mà các nước phương Tây không thể đem áp dụng 100% vào các
nền kinh tế đang phát triển được. Do vậy, chúng ta cần thấy được những đặc điểm
chung của các nước đang phát triển, đó cũng chính là những đặc điểm riêng khi so
với các nước phát triển. Các nước đang phát triển có đặc điểm đó là: Mức sống
thấp, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng dân số và gánh nặng ăn theo, tỉ lệ thất
nghiệp và tỉ lệ thiếu dụng cụ nhân công cao và ngày càng tăng. Phụ thuộc rất lớn
vào nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm thô, bị chèn ép bị phụ thuộc và dễ bị tổn
thương trong quan hệ với bên ngoài.
- Y tế là một dịch vụ xã hội cực kì khan hiếm ở nhiều khu vực thuộc các
nước đang phát triển. Theo số liệu năm 80 trung bình có 9,4 bác sĩ trong số
100.000 dân ở các nước đang phát triển so vơi con soos161 bác sĩ ở các nước phát
triển tương tự như vậy tỉ lệ giường bệnh cũng chênh lệch giữa hai nhóm nước.
- Cơ hội học hành ở các nước đang phát triển cũng hạn chế, việc cố gắng tạo
ra cơ hội giáo dục ở bậc tiểu học là nỗ lực lớn nhất của các nước này, mặc dù có sự


tiến bộ trong việc vận động trẻ em đến trường nhưng tỉ lệ biết chữ vẫn còn thấp
65% so với 99% ở các nước phát triển…
b.2 Một số đặc điểm của các nước phát triển
Châu Á có quy mô dân số lớn nhất. Đây là nơi tập trung nhiều quốc gia đang
phát triển và đặc biệt có hai quốc gia đông dân nhất trên thế giới: Trung Quốc, Ấn
Độ. Số dân châu Phi tăng nhanh và liên tục.
Bảng dân số các châu lục thời kì 1980 - 2025
1980
Triệu
người
Toàn thế giới
4.444
Châu Á

2.642
Châu Âu
693
Châu Phi
476
Châu Mĩ
610
Châu Úc và châu 23

2015
% so với Triệu

2025 (dự báo)
% so với Triệu
% so với

thế giới
100,0
59,5
15,6
10,7
13,7
0,5

thế giới
100,0
60
10,1
16
13,4

0,5

người
7.336
4.397
742
1.171
987
40

người
7.818
4.714
717
1.268
1.079
40

thế giới
100,0
60,3
9,2
16,2
13,8
0,5

Đại Dương
[Nguồn; World Population Data Sheet 2015]
Xu hướng chung của thế giới cũng được thể hiện rõ ở nước ta. Cho tới
những năm cuối của thế kỉ XIX, dân số Việt Nam gia tăng rất chậm. Từ đầu thế kỉ

XX trở lại đây, tốc độ gia tăng ngày càng nhanh. Giai đoạn 1921 – 1955 (35 năm),
dân số tăng khoảng 9,5 triệu người. Đặc biệt, giai đoạn 1955 – 1995 (40 năm), dân
số tăng khoảng 48 triệu người. Theo số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày
1/4/1999, dân số nước ta là 76.324.753 người, đứng thứ 2 ở Đông Nam Á sau
Inđônê xia và thứ 13 trong tổng số hơn 200 nước trên thế giới. Năm 2003, dân số
nước ta đạt 80,7 triệu người và đứng thứ 14 thế giới sau Trung Quốc (1.287 triệu
người), Ấn Độ (144,5 triệu người), Hoa Kì (290,3 triệu người), In đônêxia (234,9
triệu người), Braxin (182 triệu người), Pakixtan (150,7 triệu người), LB Nga


(144,5 triệu người) Bănglađet (138,4 triệu người), Nhật Bản (127,2 triệu người),
Mêhicô (104,9 triệu người), Pilippin (84,6 triệu người), CHLB Đức (82,4 triệu
người) và đứng số 3 ở Đông Nam Á. Dân số Việt Nam có thể tăng nhanh trong
thời gian tới do hàng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn lớn. Nhưng
phương án dự báo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, vào năm 2024, dân
số Việt Nam có thể đạt con số trong khoảng từ 95,13 triệu người (phương án thấp
nhất) đến 104,28 triệu người (phương án cao nhất).
Bảng thể hiện quy mô dân số Việt Nam giai đoạn 1900 - 2015
Năm
1900
1921
1931
1941
1951
1955
1965
1975
1985
1995
1999

2002
2003
2015

Dân số (triệu người)
2.500
5.500
7.702
20.900
23.061
25.074
34.927
47.638
59.872
73.959
76.324
79.727
80.700
91.700


Sự gia tăng nhanh trong thời gian vừa qua đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá
trình phát triển kinh tê – xã hội. Quy mô dân số lớn đã tác động đến môi trường:
- Đất đai khan hiếm
- Cạn kiệt tài nguyên
- Ô nhiễm môi trường…
=> Ảnh hưởng đến việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
Bên cạch việc tuyên truyền, vận động về dân số và phát triển, vấn đề sức khỏe sinh
sản, chính sách dân số và các chính sách có liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh chấp
nhận quy mô gia đình ít con, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và

miền núi.
2. Một số chủ trương nhằm hạn chế gia tăng dân số ở Việt Nam


Một là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành từ
trung ương đến địa phương. Quán triệt công tác dân số là một trong những nội
dung quan trọng của hoạt động lãnh đạo, quản lý các cấp.
Hai là, củng cố tổ chức bộ máy làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình.
Cần thiết phải tập huấn đội ngũ cán bộ các cấp về mục tiêu, chương trình, kế hoạch
công tác dân số, nhất là đội ngũ cộng tác viên dân số ở cơ sở. Nghiên cứu sắp xếp
lại một cách hợp lý biên chế tổ chức các cơ quan làm công tác dân số. Ðiều chỉnh
chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ chuyên trách dân số, cộng tác viên dân
số. Cần có sự ưu tiên đối với cộng tác viên dân số ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân
tộc thiểu số.
Ba là, tăng cường mạnh mẽ chiến lược truyền thông, vận động và cung cấp
các dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình ở các tỉnh, thành phố đông dân, có mức
sinh cao. Chú trọng tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nhanh chóng, thuận lợi,
an toàn với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản và trẻ
em. Ðồng thời, tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội trong việc nâng cao nhận
thức của người dân nhằm thực hiện tốt việc giảm tỷ lệ sinh con thứ ba.
Bốn là, Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em cần tiếp tục đẩy mạnh triển
khai công tác truyền thông, tư vấn kế hoạch hóa gia đình có trọng điểm, hướng sự
tập trung về cơ sở với chủ đề chính của năm 2005 là: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ,
phòng, chống bệnh phụ khoa và phòng, chống HIV ở phụ nữ mang thai
Năm là, các địa phương, cơ quan, đơn vị phải có biện pháp xử lý kiên quyết
đối với những người sinh con thứ ba, nhất là cán bộ, công chức và đảng viên. Cần
đưa việc sinh con thứ ba thành tiêu chí cơ bản trong xem xét, đánh giá tư cách
đảng viên, tiêu chuẩn bình xét tổ chức đảng và cấp ủy trong sạch vững mạnh.




×