Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo " xu hướng biến động dân số, lao động, đất lú và sản lượng lúa của tỉnh Hải dương trong dài hạn 2005 2020 " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.77 KB, 5 trang )

Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp; số 2; từ trang 290-300
1

XU HƯỚNG BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ, LAO ĐỘNG, ĐẤT LÚA VÀ
S
ẢN LƯỢNG LÚA
CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG TRONG DÀI HẠN 2005 -2020

The trend of changing in population, agricultural labors, rice land, and rice production ò Hai
Duong province in the long run 2005 - 2020
Nguyễn Văn Song
1
, Nguyễn Phúc Thọ
1
, Trần Tấn Nhật
1
, Nguyễn Thị Hải Ninh
2
, Đỗ Xuân Thấm
3
SUMMARY
Using dynamic modeling, primary and secondary data, this study pointed out that the population of
Hai Duong in 2020 are 2,0160, 000 persons; rice land is 77.228 has; rice production will be about 1,113
thousand tons. If the rate birth is 0.8%, so the population of Hai Duong will be maintained around 2,001
thousand persons in 2020. Agricultural labor force will be decreased from 82% (2005) to 70% in 2020. In
2020, the average rice production per person of Hai Duong is about 550kg/per year. Hai Duong will be
able to distribute 35% of rice production to livestock.
Key words: dynamic modeling; rice production, rice land, agricultural labors
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hải Dương là một trong 11 tỉnh Đồng Bằng sông Hồng với lúa là cây trồng chính. Sản lượng lúa bình
quân đầu người của Hải Dương năm 2001 là 437 kg, thấp hơn so với mức bình quân 443 kg của cả nước.


Trong những năm gần đây, diện tích đất trồng lúa của tỉnh có xu hướng giảm do việc mở mang xây dựng
các khu công nghiệp và đô thị hoá. Vấn đề đặt ra là Hải Dương sẽ sản xuất được tổng sản lượng lúa gạo là
bao nhiêu trong 10 đến 20 năm tới trong xu thế biến động không ngừng về năng suất, diện tích và dân số.
Bên cạnh đó, Hải Dương có thể bán ra ngoài bao nhiêu lúa gạo sau khi đã cân đối nhu cầu tiêu dùng
nội bộ cho người và gia súc. Để giải đáp những câu hỏi này nhằm tìm ra kết quả cho các nhà hoạch định
chiến lược phát triển trong dài hạn, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Xu hướng biến động dân số, lao động,
đất lúa và
s
ản lượng lúa của tỉnh Hải Dương trong dài hạn 2005 –2020”
2. SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Số liệu
Nguồn số liệu phục vụ cho phân tích mô hình được điều tra từ sở NN & PTNT, Chi cục Thống kê
tỉnh Hải Dương và 50 hộ nông dân trồng lúa trong tỉnh Hải Dương.
2.2 Phương pháp sử lý số liệu
Mô hình phân tích hệ thống là loại mô hình dùng để mô tả và phân tích sự vận động của một chuỗi sự
vật hiện tượng kinh tế - xã hội trong một khoảng thời gian dài. Chuỗi sự vật hiện tượng trong mô hình có
mối quan hệ hữu cơ và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên một sự tương tác thay đổi có tính chất hệ thống động.
Sự phân tích kết quả của mô hình được gọi là phân tích hệ thống động.















TONG DAN SO
Sinh Chet
~
Ti Le Sinh
Ti Le Chet
Kha Nang Dat NN
TONG DIEN TICH LUA
Dien tich gieo trong
Dat Lua Danh Cho Nha O
Dat Lua Chuyen Cho Do Thi va CN
Dat Lua Chuyen Su Dung
He so su dung dat
CAN BANG LUONG THUC
San Luong lua gao
Nang Suat Lua
Lao Dong
Giong
Phan phoi lua gao
Nhu cau cho dan
Ti Tang Dien Tich
Tieu thu noi tinh
De Giong
Cho Chan Nuoi
Lao Dong Cho SX Lua
Thoc Binh Quan Dau Nguoi
Phan Bon
Xuat Khau
Hao Hut

Dat Nong Nghiep Tang
DAN SO CAN BANG LUONG THUC
DAT LUA

Sử dụng phần mềm
STELLA sử lý tìm ra các
biến động của các biến
chính: Dân số, lao động
nông nghiệp, đất nông
nghiệp, sản lượng lúa và
sản lượng lúa giành cho
chăn nuôi.

Hình 1. Mô hình phân tích


1
Khoa KT & PTNT - Đại
học Nông Nghiệp I
2
Trung tâm Sinh thái môi
trường - Đại học Nông
nghiệp I
3
Phòng bảo vệ - Đại học
Nông nghiệp I
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp; số 2; từ trang 290-300
2

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số nét cơ bản về địa bàn nghiên cứu
Hải Dương là một trong những tỉnh nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, đồng thời nằm
trong lưu vực sông Thái Bình, địa hình đơn giản, đất đai màu mỡ, khí hậu tương đối thuận tiện cho việc
phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, với 1040,91 ha diện tích đất nông nghiệp (năm 2003) chiếm 63,15%
tổng diện tích đất tự nhiên thì phát triển nông nghiệp là một trong những thế mạnh của Hải Dương. Tuy
nhiên, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh trong những năm gần đây có xu hướng giảm do tác động của
CNH - HĐH, năm 2003 diện tích này giảm 0,91% so với năm 2002.
Bên cạnh đó, Hải Dương là một tỉnh đồng bằng có mật độ dân số khá đông, phân bố đều trên địa bàn
tỉnh. Theo thống kê năm 2003, toàn tỉnh có khoảng 1,69 triệu người, tốc độ tăng dân số bình quân 3 năm
là 0,61%. Nhìn chung, phần lớn dân số của tỉnh vẫn sống ở nông thôn và phụ thuộc vào sản xuất nông
nghiệp. ở cả 3 năm (từ 2001 đến 2003) số khẩu nông nghiệp vẫn chiếm trên 80% tổng số nhân khẩu.
Năm 2003, GDP toàn tỉnh là 9.997 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 22,04%. Trong đó, GDP từ nông
nghiệp giảm mạnh nhường chỗ cho sự gia tăng của GDP từ công nghiệp và xây dựng. Tính đến năm 2003
thì nông nghiệp chiếm 30,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 41% cơ cấu GDP toàn tỉnh.
Có thể nói sự phát triển của CNH - ĐTH đã đem lại những thay đổi lớn trong bộ mặt kinh tế - xã hội
toàn tỉnh.
3.2. Phân tích kết quả mô hình động trong dài hạn (2005 –2020)
Kết quả của mô hình được gọi là phương án 1. Trong phương án này, chúng tôi sử dụng giá trị thực tế
của các yếu tố được thu thập từ các nguồn tài liệu thứ cấp của tỉnh, chưa đưa ra một giả định nào về sự
thay đổi của các yếu tố đó.
3.2.1. Xu hướng thay đổi của dân số - lao động
Kết quả mô hình cho thấy dân số của tỉnh trong những năm tới vẫn tiếp tục tăng lên, đến năm 2010 sẽ
ở mức 1.838.723 người. Mặc dù công nghiệp hoá vẫn diễn ra với tốc độ nhanh chóng nhưng số lượng lao
động nông nghiệp nói chung và lao động sản xuất lúa nói riêng vẫn gia tăng, nguyên nhân do sự chuyển
dịch lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác trong quá trình CNH, đặc biệt khi sức đẩy lao động
dư thừa ở nông thôn ra lớn hơn nhiều lần sức hút lao động ở đô thị.
Đồ thị cũng cho thấy lao động tham gia sản xuất lúa tiếp tục tăng, tuy nhiên tốc độ tăng lao động cho
sản xuất lúa chậm hơn tốc độ tăng lao động. Điều này chứng tỏ tỷ lệ chuyển lao động sang các lĩnh vực
phi nông nghiệp của tỉnh đang diễn ra khá nhanh. Theo tính toán của FAO, nếu khu vực kinh tế phi nông
nghiệp thu hút được toàn bộ số lao động nông nghiệp tăng thêm hàng năm thì tốc độ tăng việc làm trong

các ngành phi nông nghiệp phải đạt tỷ lệ 8,8%/năm. Đây là một chỉ tiêu khá cao, song tỉnh Hải Dương
cũng đã có nhiều cố gắng để đạt tới.
3.2.2. Xu hướng thay đổi sản lượng lúa
Mặc dù năng suất lúa trên toàn tỉnh có tăng từ 75,1 tạ/ha năm 2004 lên 75,2 tạ/ha vào năm 2002,
nhưng do diện tích đất canh tác lúa giảm nhanh hơn nên sản lượng lúa gạo có xu hướng giảm. Trên thực
tế, điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng phát triển của ngành sản xuất lương thực, dịch vụ là sản xuất
lúa.
Để góp phần thực hiện các chủ trương của Chính phủ, tỉnh Hải Dương đã chủ động tiến hành chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái, môi trường đạt kết quả bước đầu đáng
khích lệ. Cụ thể năm 2003, toàn tỉnh đã chuyển đổi 953 ha đất canh tác trũng, năng suất thấp sang trồng
cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích cây lâu năm 21.233 ha tăng 24% so với năm 2002, trong đó
20.322 ha là cây ăn quả, riêng diện tích cây vải là 13.915 ha (tăng 26,9%). Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ
sản đạt 8.148 ha, tăng 4,9%; sản lượng thuỷ sản đạt 24,7 nghìn tấn, tăng 12,7%, trong đó sản lượng thuỷ
sản nuôi trồng là 22,8 nghìn tấn, tăng 14%.
3.2.3. Xu hướng biến động của tiêu dùng lúa gạo
Theo số liệu điều tra, 70% sản lượng lúa gạo được nhân dân tỉnh Hải Dương sử dụng vào 2 mục đích
tiêu dùng cho gia đình và chăn nuôi. Cùng với sự gia tăng không ngừng của dân số thì sản lượng lúa gạo
phục vụ tiêu dùng gia đình cũng có xu hướng tăng nhanh.
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp; số 2; từ trang 290-300
3

Ngược lại, nhu cầu lúa gạo phục vụ chăn nuôi tăng từ năm 2003 đạt lớn nhất năm 2014 ở mức
628.744 tấn. Sau thời điểm này, sản lượng lúa gạo cho chăn nuôi bắt đầu giảm xuống. Có thể nói, đây là
xu thế hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế hiện nay của tỉnh Hải Dương. Quy mô
đàn gia súc, gia cầm liên tục tăng, năm 2003 tổng đàn lợn tăng 4,6%; đàn bò tăng 2,2%; đàn gia cầm tăng
7,6% so với năm 2002. Rõ ràng, nhu cầu lúa gạo cho chăn nuôi tăng lên cùng với sự gia tăng của quy mô
đàn gia súc, gia cầm. Song đến năm 2014, khi tỉnh hoàn thành công tác quy hoạch số lượng đàn gia súc,
gia cầm thì quy mô sẽ ổn định.
3.2.4. Xu hướng biến động của xuất khẩu lúa gạo
Nằm trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, điều kiện thời tiết khí hậu cũng như đất đai của tỉnh Hải

Dương rất thuận lợi cho cây trồng phát triển, dịch vụ là cây lúa. Năng suất lúa năm 2003 có nơi lên tới
270 kg/sào. Chính vì thế lúa đã trở thành cây trồng có thế mạnh xuất khẩu của tỉnh Hải Dương.
Đồ thị chỉ ra rằng từ năm 2003 đến năm 2014, sản lượng lúa để bán trong nước cũng như xuất khẩu
liên tục tăng. Song chúng ta cũng thấy diện tích canh tác lúa giảm nhanh chóng dưới tác động của công
nghiệp hoá - hiện đại hoá. Điều này khiến cho mức lúa gạo phục vụ xuất khẩu dần đi vào ổn định và bắt
đầu giảm sau năm 2014. Tính đến năm 2020 thì lượng lúa gạo dành cho xuất khẩu ở mức 360.604 tấn.
3.2.5. Phân tích xu hướng biến động đất đai
Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá luôn làm cho đất đai chuyển dịch theo 2 xu thế diện tích đất
canh tác lúa giảm, thay vào đó là sự tăng lên của diện tích đất đô thị. Kết quả mô hình càng chứng minh
rõ cho nhận định trên. Tổng diện tích đất lúa giảm từ 78.190 ha (năm 2003) xuống còn 77.759 ha (năm
2010) và 77.228 ha (năm 2020).Thực tế, xu hướng chuyển ruộng đất nông nghiệp sang đất công nghiệp
và đô thị diễn ra là tất yếu và ngày càng tăng lên trong quá trình CNH - HĐH. Xu hướng đó phản ảnh sự
tiến bộ của sự phát triển kinh tế.
3.2.6. Phân tích mối quan hệ giữa dân số, đất đai và cân bằng lúa gạo
Kết quả mô hình cho thấy dân số của tỉnh Hải Dương tăng không ngừng trong khi diện tích đất canh
tác lúa tiếp tục giảm cùng với quá trình công nghiệp hoá, bình quân diện tích đất lúa trên đầu người giảm
từ 0,046 ha năm 2003 xuống còn 0,042 ha năm 2010.
Mặt khác, đô thị cũng chỉ ra rằng sản lượng lúa cân bằng lớn nhất đạt được ở năm 2014 tương ứng
với số dân 1.925.460 người và 77.499 ha đất lúa. Sau thời điểm này sản lượng lúa gạo cân bằng có xu
hướng giảm trong khi dân số tiếp tục tăng và đất trồng lúa cũng giảm. Đứng trên khía cạnh sản xuất lúa
với mục tiêu sản lưọng cao nhất thì năm 2014 là thời điểm thích hợp cho tỉnh ổn định diện tích đất trồng
lúa.
3.3. Phân tích biến động của dân số - lao động, sản lượng lúa khi có sự thay đổi của các yếu tố khác
trong mô hình
3.3.1. Biến động sản lượng lúa khi hệ số sử dụng đất lúa tăng
Để nghiên cứu những biến động trong sản lượng lúa của tỉnh Hải Dương chúng tôi giả định hệ số sử
dụng đất lúa của tỉnh tăng từ 1,95 lần lên 2,2 lần (theo dự kiến phát triển sản xuất lúa của tỉnh). Kết quả
này được gọi là phương án 2.
Bảng 1. So sánh kết quả p/án 1 và p/án 2
2010 2020

Chỉ tiêu
ĐVT
P/án 1 P/án 2 SS P/án 1 P/án 2 SS
1. SL lúa tấn 1140212

1283865

143653

1133183

1275592

142409

2. DT lúa ha 77759

77733

-26

77228

77177

-51

3. CB lúa gạo tấn 2093317

2531836


438519

2122204

2596737

474533

4. Dân số người 1838723

1838723

0

2016288

2016288

0

5. SL lúa/ng Kg/ng 620.11

698.24

78.13

562.01

632.64


70.63

Nguồn: Kết quả phân tích mô hình
Bảng 1 minh chứng sự biến động của sản lượng lúa, diện tích đất lúa và dân số của tỉnh khi có những
thay đổi kể trên. Cụ thể, diện tích trồng lúa năm 2020 ở phương án 2 thấp hơn phương án 1 là 51 ha
nhưng sản lượng lúa cao hơn 142.400 tấn, khối lượng lúa bình quân đầu người năm 2010 ở phương án 2
cao hơn phương án 1 là 78,13 kg/người.
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp; số 2; từ trang 290-300
4

Như vậy, mặc dù diện tích canh tác lúa ở phương án 2 thấp hơn phương án 1 nhưng tỷ lệ quay vòng
đất lớn nên sản lượng lúa không bị giảm sút.
3.3.2. Biến động sản lượng lúa khi năng suất lúa tăng
Bảng 2. So sánh kết quả p/án 1 và p/án 3
2010 2020
Chỉ tiêu ĐVT
P/án 1 P/án 3 SS P/án 1 P/án 3 SS
1. SL lúa tấn 1140212

1194520

54308

1133183

1186764

53581


2. DT lúa ha 77759

77733

-26

77228

77177

-51

3. CB lúa gạo tấn 2093317

2262986

169669

2122204

2304451

182247

4. Dân số người 1838723

1838723

0


2016288

2016288

0

5. SL lúa/ng Kg/ng

620.11

649.65

29.54

562.01

588.59

26.57

Nguồn: Kết quả phân tích mô hình
Theo điều tra của chúng tôi, phân bón và giống là 2 yếu tố có tác động lớn tới năng suất lúa của tỉnh.
Do đó trong phần này chúng tôi giả định lượng phân bón tăng từ 147 kg/ha lên 154 kg/ha và lượng giống
tăng từ 2,67 kg/sào lên 2,8 kg/sào. Kết quả thu được trên bảng 12 gọi là phương án 3.
Các số liệu cho thấy việc đầu tư giống và phân bón cho sản xuất lúa là hoàn toàn hiệu quả. Năng suất
lúa tăng khiến cho sản lượng lúa cũng tăng lên mặc dù diện tích canh tác lúa năm 2020 ở phương án 3
thấp hơn phương án 1 là 51 ha. Hơn thế nữa, các biện pháp canh tác mới hiệu quả tạo điều kiện giảm số
lượng lao động trong nông nghiệp từ 82% xuống còn 70%.
3.3.3. Biến động dân số - lao động khi tỷ lệ gia tăng dân số giảm
Trong phần này chúng tôi giả định tốc độ tăng dân số của tỉnh giảm xuống mức 0,8%/năm. Kết quả

của mô hình được gọi là phương án 4.
Số liệu trên bảng 3 cho thấy, với tốc độ tăng dân số 0,8%/năm thì năm 2010 dân số toàn tỉnh là
1.832.498 người (ít hơn so với phương án 1 là 6.225 người); năm 2020 ít hơn 14.600 người. Bên cạnh đó,
sản lượng lúa gạo của phương án 4 thấp hơn so với phương án 1, năm 2010 là 1.036 tấn; năm 2020 là
2.396 tấn. Tuy nhiên, do dân số giảm nên sản lượng lúa bình quân đầu người của phương án 4 vẫn cao
hơn, năm 2010 là 1,54 kg/người; năm 2020 là 2,90 kg/người. Như vậy, quy mô dân số ổn định sẽ đem lại
nhiều thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển.
Bảng 3. So sánh kết quả p/án 1 và p/án 4
2010 2020
Chỉ tiêu ĐVT
P/án 1 P/án 4 SS P/án 1 P/án 4 SS
1. Dân số tấn 1838723

1832498

-6225

2016288

2001688

-14600

2. CB lúa gạo ha 2093317

2093972

655

2121204


2123965

2761

3. SL lúa tấn 1140212

1139176

-1036

1133183

1130787

-2396

4. Lao động ng/m2 410

409

-1

452

450

-2

5. SL/ng Kg/ng 620.11


621.65

1.54

562.01

564.92

2.90

Nguồn: Kết quả phân tích mô hình
3.3.4.
Biến động về sản lượng gạo dành cho chăn nuôi và xuất khẩu
Bảng 4. So sánh kết quả p/án 1 và p/án 5
2010 2020
Chỉ tiêu ĐV
P/án 1 P/án 5

SS P/án 1

P/án 5

SS
1. Dân số Người 1838723

1832498

-6225


2016288

2002688

-13600

2. Chăn nuôi
tấn
607062

634034

26972

615149

617908

2759

3. Xuất khẩu tấn 355864

362305

6441

360604

353090


-7514

Nguồn: Kết quả phân tích mô hình
Nguyễn Văn Song. 2009. Tạp chí khoa học kỹ thuật Nông nghiệp; số 2; từ trang 290-300
5

Chúng tôi giả định sản lượng thóc dành cho chăn nuôi tăng từ 29% lên 35% tổng sản lượng thóc sản
xuất ra. Kết quả của mô hình được gọi là phương án 5.
So với phương án 1 thì sản lượng thóc dành cho chăn nuôi của phương án 5 cao hơn qua tất cả các
năm. Năm 2010 là 26.972 tấn, năm 2020 là 2.759 tấn. Ngoài ra, tổng dân số theo kết quả của phương án 5
thấp hơn so với phương án 1. Vì thế sản lượng lúa phục vụ tiêu dùng của người giảm khiến cho sản lượng
lúa dành để xuất khẩu tăng lên, năm 2010 tăng 6.441 tấn.

4. KẾT LUẬN
Bằng việc ứng dụng mô hình phân tích hệ thống để phân tích xu hướng phát triển của dân số, lao
động, sản lượng lúa và chăn nuôi trong dài hạn cho tỉnh Hải Dương. Chúng tôi đi đến một số kết luận
như sau:
Một là: Tính đến năm 2020, dân số toàn tỉnh là 2.016.288 người, diện tích đất lúa còn 77.228 ha
với sản lượng lúa là 1.113.183 tấn (trong đó có 615.149 tấn dành cho chăn nuôi).
Hai là: Trong phương án 2 thì sản lượng lúa của tỉnh trong những năm tới vẫn tiếp tục tăng lên
do hệ số sử dụng đất tăng từ 1,95 lần lên 2,2 lần. Mặt khác, diện tích đất canh tác lúa có xu hướng giảm
mạnh do tốc độ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhanh. Đồng thời lao động nông nghiệp từ chỗ chiếm 82%
tổng số lao động, giảm xuống chỉ còn 70%.
Ba là: Khi tỷ lệ gia tăng dân số giảm xuống còn 0,8%/năm thì quy mô dân số của tỉnh sẽ ổn định
ở mức 2.001.688 người vào năm 2020.
Bốn là: Theo tính toán của chúng tôi, ngành chăn nuôi của tỉnh còn tiếp tục phát triển trong
những năm tới. Đến năm 2020 sẽ có 35% sản lượng lúa sản xuất ra được dành cho chăn nuôi.

Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. Một số vấn đề về lý luận, phương pháp luận, phương pháp xây
dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế Việt Nam, 2002.
Ngô Đức Cát, 2004. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh hưởng của nó tới lao động nông
nghiệp. Tạp chí Kinh tế phát triển, số 82.
Trần Đức Viên, 1998. Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống nông nghiệp trong hệ sinh thái
vùng trũng đồng bằng sông Hồng. Luận văn tiến sỹ. Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
Bruce Hannon & Matthias Ruth, 1994. Dynamic Modeling.
Lars Hein. 2005. Ecological-Economic Modelling of Environmental Change:Costs and benefits of
controlling water pollution. Wageningen University






×