Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.08 KB, 65 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÔNG Á
Nhóm ngành: KD1

Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Lý
Cộng tác viên:

1. Đặng Ngọc Đức
2. Nguyễn Thị Thùy Dung

Phú Thọ, 2014
1


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế là một hoạt động chủ yếu quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của xã hội. Với sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp
đang gặp sự cạnh tranh gay gắt và ngày càng rõ nét. Đòi hỏi các doanh nghiệp
luôn phải nhận thức đánh giá tiềm năng của mình để có thể tồn tại. Muốn vậy,
doanh nghiệp không những phải quan tâm đến thu chi, lợi nhuận mà họ còn phải
thường xuyên nắm bắt được tình hình khả năng thanh toán cũng như các mối
quan hệ thanh toán trong và ngoài đơn vị. Để phù hợp, kịp thời với các yêu cầu
của nền kinh tế thị trường, phù hợp với nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế,
đồng thời phù hợp với đặc điểm, trình độ quản lý kinh tế ở nước ta.
Các hoạt động mua hàng và tiêu thụ hàng hóa ngày càng đa dạng và phức
tạp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, với ngân sách
phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các
nghiệp vụ thanh toán, nó có liên quan mật thiết với các nghiệp vụ quỹ và nghiệp
vụ tạo vốn. Cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phaỉ năng động, kinh


doanh có lãi để có thể tồn tại và phát triển trong nề kinh tế thị trường cạnh tranh
như hiện nay. Vì vậy, người quản lý không chỉ quan tâm tới doanh thu, chi phí,
lợi nhuận, cái mà họ thường xuyên nắm bắt chính là tình hình thanh toán, tài
chính của doanh nghiệp phản ánh việc làm ăn có hiệu quả hay không của doanh
nghiệp.Một trong những điều quyết đinh đến sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp đó là phải tổ chức tốt các nghiệp vụ kế toán về thanh toán, phân tích tình
hình và khả năng thanh toán của chính bản thân doanh nghiệp để từ đó nắm
vững và làm chủ tình hình tài chính của mình, thông qua đó có những biên pháp
xử lý tình hình công nợ của doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Đông Á được thành lập và đã đi vào hoạt động kinh
doanh trong khoảng 14 năm từ 1999-2013. Ban đầu số lượng hàng hóa rất ít, sau
khi mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh thu của công ty đã tăng.
Không chỉ chiếm lĩnh được thị trường trong nước , góp phần phát triển nền kinh
2


tế nước nhà. Công ty đã lập và thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh đồng thời
còn giải quyết việc làm cho người lao động. Trong các phần hành kế toán, kế
toán thanh toán của công ty được thực hiện khá chặt chẽ. Doanh nghiệp cũng
xác định rõ tầm quan trọng của kế toán thanh toán từ đó việc hạch toán của công
ty được thực hiện đều đặn hàng tháng, các thông tin được cung cấp đầy đủ cho
nhà quản lý. Tuy nhiên, công tác kế toán thanh toán tại công ty vẫn còn một số
hạn chế.
Trong quá trình học tập chuyên ngành kế toán tại trường Đai học Hùng
Vương, thông qua sư tìm hiểu và được sự đồng ý của ban lãnh đạo Công ty cổ
phần Đông Á, nhóm nghiên cứu chúng em quyết định chọn đề tài nghiên cứu
khoa học: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán thanh toán
tại Công ty cổ phần Đông Á”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung

Vận dụng cơ sở lý luận, nghiên cứu, đánh giá công tác kế toán thanh toán
tại Công ty cổ phần Đông Á. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả công tác kế toán thanh toán của công ty.
2.2 Mục tiêu cụ thể
− Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán thanh toán trong các doanh
nghiệp.
− Phản ánh và đánh giá thực trạng công tác kế toán thanh toán tai công ty.
− Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế
toán thanh toán tại Công ty cổ phần Đông Á.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Kế toán thanh toán với khách hàng, người bán tại Công ty cổ phần Đông Á.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
− Nội dung: Kế toán thanh toán với khách hàng, người bán tại Công ty cổ
phần Đông Á.

3


− Không gian: Tại Công ty cổ phần Đông Á – Khu 9 – Thị tấn Phong
Châu – Huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ.
− Phạm vi nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong ba năm
2010−Tháng 09/2013, tập trung vào tháng 08/2013.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp biện chứng duy vật và phương pháp duy vật lịch sử
nhằm tìm ra mối liên hệ kinh tế trong công tác kế toán thanh toán phân tích
nghiên cứu mối quan hệ công tác kế toán thanh toán tại công ty.
4.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những

tài liệu, số liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại cơ sở
nghiên cứu.
Các số liệu thu thập được đưa vào máy tính, dùng phần mềm EXCEL để
tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tương đối, số tuyệt đối và số
trung bình.
4.3 Phương pháp phân tích và tổng hợp
− Phương pháp phân tích
Là phương pháp đánh giá, tổng hợp, kết hợp với hệ thống hóa để có thể
nhận định đầy đủ về tình hình hoạt động chung và nêu ra các điểm mạnh, điểm
yếu trong công tác thanh toán với người bán và người mua, trong việc hạch toán
và quản lý tài chính tại công ty, từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty
trong thời điểm hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai.

− Phương pháp tổng hợp
Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà
khi ta sử dụng các phương pháp có được một kết luận hoàn thiện, đầy đủ. Vạch
ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hóa các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.
4.4 Phương pháp thống kê so sánh
Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ,
xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho ta phát hiện
4


những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang
tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định đồng thời giúp cho ta phân tích
được các động thái phát triển của chúng.
4.5 Phương pháp chuyên gia
Là phương pháp được thể hiện qua những cuộc đối thoại, những câu hỏi
giữa những người nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm kiếm thông
tin, kinh nghiệm, nhận thức và sự đánh giá của người cung cấp thông tin.

Nhóm nghiên cứu đề tài có tham khảo ý kiến, phỏng vấn trực tiếp các
thầy cô giáo và kế toán tại công ty.
4.6 Các phương pháp kế toán

− Phương pháp chứng từ kế toán
Là phương pháp kế toán sử dụng để phản ánh các hoạt động (nghiệp vụ)
kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm
phát sinh hoạt động đó vào các bản chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác kế
toán, công tác quản lý.

− Phương pháp tài khoản kế toán
Là phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại kế toán (từ đối tượng
chung của kế toán thành các đối tượng kế toán cụ thể), ghi chép, phản ánh và
kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và có sự
vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể nhằm cung cấp thông tin có hệ
thống về các hoạt động kinh tế, tài chính ở các đơn vị, phục vụ cho lãnh đạo,
quản lý kinh tế, tài chính ở đơn vị và để lập được báo cáo kế toán định kỳ.

− Phương pháp tính giá
Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định trị giá thực
tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định.

− Phương pháp tổng hợp-cân đối kế toán
Là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kế
toán theo các mối quan hệ vốn có của đối tượng kế toán nhằm cung cấp các chỉ
tiêu kinh tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ công
tác quản lý các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.
5



5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có ba
chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán thanh toán trong các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng kế toán thanh toán tại Công ty cổ phần Đông Á.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán
thanh toán tại Công ty cổ phần Đông Á.

6


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THANH TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1

Lý luận chung vê kế toán thanh toán

1.1.1 Khái niệm về kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán là một bộ phận của kế toán tổng hợp nhưng nó không
phải là kế toán tổng hợp vì kế toán tổng hợp là tập hợp toàn bộ quá trình của tiền
mặt, tiền gửi, tài sản cố định, thanh toán , giá thành….
Kế toán thanh toán theo dõi thường xuyên liên tục các khoản nợ của khách
hàng và khoản phải trả của Doanh nghiệp đồng thời lên kế hoạch thu nợ và
thanh toán nợ đảm bảo cho vòng tiền của doanh nghiệp.
Thanh toán là việc chuyển giao phương tiện tài chính từ bên này sang bên
khác. Nghiệp vụ thanh toán được hiểu là một quan hệ giữa doanh nghiệp với
chủ nợ, khách nợ, ngân hàng, các tổ chức tài chính và các đối tác về các khoản
phải thu, phải trả, các khoản vay trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp.Mọi quan hệ thanh toán đều tồn tại trong sự cam kết vay nợ giữa chủ nợ
và con nợ về một khoản tiền theo điều khoản đã quy định có hiệu lực trong thời
gian cho vay nợ.
Theo đó các nghiệp vụ thanh toán có thể chia làm 2 loại:
− Một là, các nghiệp vụ dùng tiền, hiện vật để giải quyết các nghiệp vụ
công nợ phát sinh.
− Hai là, các nghiệp vụ bù trừ công nợ.
1.1.2 Đặc điểm của các nghiệp vụ thanh toán
− Các nghiệp vụ thanh toán có liên quan đến nhiều đối tượng.
− Các nghiệp vụ này phát sinh nhiều, thường xuyên và yêu cầu phải theo
dõi chi tiết cho tường đối tượng thanh toán.
− Việc thanh toán ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp
nên thường có các quy định rất chặt chẽ trong thanh toán, vì vậy cần có sự quản
lý, giám sát thường xuyên để các quy tắc được đảm bảo.
7


− Các nghiệp vụ thanh toán phát sinh ở cả quá trình mua vật tư, hàng hóa
cho đầu vào và quá trình tiêu thụ. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại
thì nó tham gia vào toàn bộ quá trình kinh doanh (mua hàng và bán hàng).
1.1.3 Quan hệ thanh toán với công tác quản lý tài chính
Quan hệ thanh toán liên hệ mật thiết với dòng tiền vào, ra trong kỳ kinh
doanh, do đó nó có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của đơn vị. Vì vậy, tổ
chức quản lý tốt quan hệ thanh toán cũng có nghĩa là làm tốt công tác tài chính
tại doanh nghiệp. Việc đảm bảo cho hoạt động thanh toán được thực hiện một
cách linh hoạt, hợp lý và đạt hiệu quả cao sẽ góp phần đảm bảo khả năng thanh
toán cho doanh nghiệp, đồng thời tận dụng được nguồn tài trợ vốn khác nhau.
Do đó, cần phải kiểm soát các quan hệ kinh tế này.
Với chức năng thông tin và kiểm tra, hạch toán kế toán giúp cho doanh
nghiệp có được các thông tin cụ thể về số nợ, thời gian nợ và tình hình thanh

toán với từng đối tượng trong từng khoản phải thu, phải trả. Hơn thế nữa, với
các số liệu kế toán, nhà quản lý sẽ biết được khả năng thanh toán đối với các
khoản phải trả cũng như khả năng thu hồi các khoản phải thu. Từ đó doanh
nghiệp sẽ có những đối sách thu nợ, trả nợ kịp thời nhằm đảm bảo các khoản
công nợ sẽ được thanh toán đầy đủ, góp phần duy trì và phát triển mối quan hệ
kinh doanh tốt với bạn hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý tài chính của
doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cũng có thể khẳng định thêm rằng hạch toán kế toán là công
cụ quản lý duy nhất đối với các nghịêp vụ thanh toán. Bởi vì, khác với một số
phần hành như tiền mặt, vật tư, hàng hoá - hiện hữu trong két, trong kho của
doanh nghiệp, sự tồn tại của các nghiệp vụ thanh toán phát sinh chỉ được biểu
hiện duy nhất trên chứng từ, sổ sách.
1.1.4 Phân loại các nghiệp vụ thanh toán
Có thể phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo nhiều tiêu thức khác nhau như:
• Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động thanh toán, các nghiệp vụ thanh toán
được chia làm hai loại:
− Thanh toán các khoản phải thu
8


− Thanh toán các khoản phải trả
• Theo quan hệ đối với doanh nghiệp: thanh toán bên trong doanh nghiệp
(thanh toán tạm ứng, thanh toán lương) và thanh toán với bên ngoài
(thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng).
• Theo thời gian: thanh toán thường xuyên hoặc định kỳ.
Nhưng thông thường người ta thường phân loại các nghiệp vụ thanh toán theo
đối tượng, theo tiêu thức này thì có các nghiệp vụ thanh toán sau:
− Thanh toán với người bán
− Thanh toán với khách hàng
− Thanh toán tạm ứng

− Thanh toán với nhà nước
− Các nghiệp vụ thế chấp, ký cược, ký quỹ
− Các nghiệp vụ thanh toán khác
1.1.5 Một số phương thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay
1.1.5.1 Thanh toán bằng tiền mặt
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của doanh
nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín
phiếu và ngân phiếu.
Mọi khoản thu chi, bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ chịu trách nhiệm
thực hiện. Thủ quỹ không được phép mua bán vật tư, hàng hóa, tiếp liệu, hoặc
không được kiêm nhiệm công tác kế toán. Tất cả các khoản thu, chi tiền mặt đều
phải có chứng từ hợp lệ chứng minh và phải có chữ ký của kế toán trưởng và thủ
quỹ đơn vị. Sau khi thực hiện thu chi tiền, thủ quỹ giữ lại các chứng từ để cuối
ngày ghi vào sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ. Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ được in thành
2 liên, một liên lưu làm sổ quỹ, một liên làm báo cáo quỹ kèm theo chứng từ
thu, chi gửi cho kế toán quỹ. Sổ quỹ cuối ngày phải khớp đúng với số dư cuối
ngày trên sổ quỹ.
Thanh toán bằng tiền mặt bao gồm các loại hình thanh toán như: thanh
toán bằng tiền Việt Nam, trái phiếu ngân hàng, bằng ngoại tệ các loại và các loại
9


giấy tờ có giá trị như tiền. Khi nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ thì bên mua
xuất tiền mặt ở quỹ để trả trực tiếp cho người bán. Hình thức thanh toán này trên
thực tế chỉ phù hợp các loại hình giao dịch với số lượng nhỏ và đơn giản, bởi vì
với các khoản mua có giá trị lớn việc thanh toán trở nên phức tạp và kém an
toàn. Thông thường hình thức này được áp dụng trong thanh toán với công nhân
viên, với các nhà cung cấp nhỏ, lẻ.
1.1.5.2 Thanh toán không dùng tiền mặt
Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách tính chuyển tài

khoản hoặc thanh toán bù trừ qua các đơn vị trung gian là ngân hàng. Các hình
thức cụ thể bao gồm:
a) Thanh toán bằng Séc
Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản lập trên mẫu in sẵn đặc biệt
của ngân hàng, yêu cầu ngân hàng tính tiền từ tài khoản của mình trả cho đơn vị
được hưởng có tên trên séc. Đơn vị phát hành séc hoàn toàn chịu trách nhiệm về
việc sử dụng séc. Séc chỉ phát hành khi tài khoản ở ngân hàng có số dư.
Séc thanh toán gồm có séc chuyển khoản, séc bảo chi, séc tiền mặt và séc
định mức.
− Séc chuyển khoản: Dùng để thanh toán và mua bán hàng hoá giữa các
đơn vị trong cùng một địa phương. Séc có tác dụng để thanh toán chuyển khoản
không có giá trị để lĩnh tiền mặt, séc phát hành chỉ có giá trị trong thời hạn quy
định.
− Séc định mức: Là loại séc chuyển khoản nhưng chỉ được ngân hàng
đảm bảo chi tổng số tiền nhất định trong cả quyển séc. Sổ séc định mức có thể
dùng để thanh toán trong cùng địa phương hoặc khác địa phương. Khi phát
hành, đơn vị chỉ được phát hành trong phạm vi ngân hàng đảm bảo chi. Mỗi lần
phát hành phải ghi số hạn mức còn lại vào mặt sau của tờ séc. Đơn vị bán khi
nhận séc phải kiểm tra hạn mức còn lại của quyển séc.
− Séc chuyển tiền cầm tay: Là loại séc chuyển khoản cầm tay, được ngân
hàng đảm bảo thanh toán.

10


− Séc bảo chi: Là séc chuyển khoản được ngân hàng đảm bảo chi số tiền
ghi trên từng tờ séc đó. Khi phát hành séc đơn vị phát hành đưa đến ngân hàng
để đóng dấu đảm bảo chi cho tờ séc đó. Séc này dùng để thanh toán chủ yếu
giữa các đơn vị mua bán vật tư, hàng hoá trong cùng một địa phương nhưng
chưa tín nhiệm lẫn nhau.

b) Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu
Uỷ nhiệm thu là hình thức mà chủ tài khoản uỷ nhiệm cho ngân hàng thu
hộ một số tiền nào đó từ khách hàng hoặc các đối tượng khác.
c) Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi
Uỷ nhiệm chi là giấy uỷ nhiệm của chủ tài khoản nhờ ngân hàng phục vụ
mình chuyển một số tiền nhất định để trả cho nhà cung cấp, nộp ngân sách Nhà
nước ,và một số thanh toán khác.
d) Thanh toán bù trừ
Áp dụng trong điều kiện hai tổ chức có quan hệ mua và bán hàng hoá
hoặc cung ứng dịch vụ lẫn nhau. Theo hình thức thanh toán này, định kỳ hai bên
phải đối chiếu giữa số tiền được thanh toán và số tiền phải thanh toán với nhau
do bù trừ lẫn nhau. Các bên tham gia thanh toán chỉ cần phải chi trả số chênh
lệch sau khi đã bù trừ. Việc thanh toán giữa hai bên phải trên cơ sở thoả thuận
rồi lập thành văn bản để làm căn cứ ghi sổ và theo dõi.
e) Thanh toán bằng thư tín dụng - L/C
Theo hình thức này khi mua hàng, bên mua phải lập một khoản tín dụng
tại ngân hàng để đảm bảo khả năng thanh toán tiền hàng cho bên bán. Khi giao
hàng xong ngân hàng của bên mua sẽ phải chuyển số tiền phải thanh toán cho
ngân hàng của bên bán. Hình thức này áp dụng cho các đơn vị khác địa phương,
không tín nhiệm lẫn nhau.
Trong thực tế, hình thức này ít được sử dụng trong thanh toán nội địa
nhưng lại phát huy tác dụng và được sử dụng phổ biến trong thanh toán Quốc tế,
với đồng tiền thanh toán chủ yếu là ngoại tệ.
f) Thanh toán bằng thẻ tín dụng

11


Thẻ tín dụng được phát hành sau khi nhà cung cấp dịch vụ tín dụng duyệt
chấp thuận tài khoản thẻ, sau đó chủ thẻ có thể sử dụng nó để mua sắm tại các

điểm bán hàng chấp nhận loại thẻ. Khi mua sắm, người dùng thẻ cam kết trả tiền
cho nhà phát hành thẻ bằng cách ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết của thẻ cùng
với số tiền, hoặc bằng cách nhập mật mã cá nhân. Chủ thẻ không cần phải trả
tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho
người bán và chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch.
Hình thức này được sử dụng chủ yếu cho các khoản thanh toán nhỏ.
1.1.6 Yêu cầu quản lý, nguyên tắc và nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ
thanh toán
1.1.6.1 Yêu cầu quản lý các nghiệp vụ thanh toán
a) Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu
− Nợ phải thu được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải thu, theo
từng nội dung phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu
là các khách hàng có quan hệ thanh toán với doanh nghiệp về sản phẩm, hàng
hoá, nhận cung cấp dịch vụ.
− Không phản ánh các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp
dich vụ thu tiền ngay (tiền mặt, séc, hoặc đã thu qua ngân hàng).
− Hạch toán chi tiết, kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ: nợ
trong hạn, nợ khó đòi hoặc nợ không có khả năng thu hồi để có căn cứ xác định
số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ
phải thu không đòi được.
b) Đối với nghiệp vụ thanh toán các khoản phải trả
− Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ cần được hạch toán
chi tiết từng đối tượng phải trả. Đối tượng phải trả người bán, người cung cấp,
có quan hệ kinh tế chủ yếu đối với doanh nghiệp về bán hàng hoá, cung cấp dịch
vụ. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền ứng
trước cho người bán, người cung cấp, người nhưng chưa nhận hàng hoá, lao vụ.
− Không phản ánh các nghiệp vụ mua vật tư, hàng hoá, dich vụ trả tiền
ngay (tiền mặt, séc)
12



− Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng chưa đến
cuối tháng chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính dể ghi sổ và phải điều chỉnh
về giá thực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người
bán.
1.1.6.2 Nguyên tắc hạch toán
Để theo dõi chính xác, kịp thời các nghiệp vụ thanh toán, kế toán cần
quán triệt các nguyên tắc sau:
− Đối với các khoản nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ, cần theo dõi cả
về nguyên tệ trên các tài khoản chi tiết và quy đổi theo đồng tiền Việt Nam.
Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá thực tế.
− Đối với các khoản nợ phải trả, phải thu bằng vàng, bạc, đá quí, cần chi
tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật. Cuối kì điều chỉnh số dư theo giá thực tế.
− Không bù trừ công nợ giữa các nhà cung cấp, giữa các khách hàng mà
phải căn cứ trên sổ chi tiết để lấy số liệu lập bảng cân đối kế toán cuối kì.
− Theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng;
thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc để việc thanh toán được kịp
thời.
− Đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có
số dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối tháng kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng
khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn phải thanh toán, có xác nhận
bằng văn bản.
1.1.6.3 Nhiệm vụ hạch toán
Công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán đòi hỏi phải thực hiện tốt các
nhiệm vụ cơ bản sau:
− Ghi chép đầy đủ kịp thời trên hệ thống chứng từ, sổ sách chi tiết và tổng
hợp của phần hành các khoản nợ phải thu, phải trả.
− Thực hiện giám sát chế độ thanh toán công nợ và tính chấp hành các kỷ
luật thanh toán tài chính, tín dụng.


13


− Ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác rõ ràng các khoản nợ
phải thu, phải trả theo từng đối tượng phải thu, phải trả theo từng khoản và thời
gian thanh toán.
− Tổng hợp và xử lý nhanh thông tin về tình hình công nợ trong hạn, đến
hạn, quá hạn và phải thu khó đòi để quản lý tốt công nợ tránh dây dưa công nợ
và góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
1.2 Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán
Nghiệp vụ thanh toán với người bán thường xảy ra trong quan hệ mua
bán vật tư, hàng hoá, dịch vụ giữa doanh nghiệp với người bán, nghiệp vụ này
phát sinh khi doanh nghiệp mua hàng theo phương thức thanh toán trả chậm
hoặc trả trước tiền hàng, nghĩa là có quan hệ nợ nần giữa doanh nghiệp và người
bán. Khi doanh nghiệp mua chịu thì sẽ phát sinh nợ phải trả, khi doanh nghiệp
ứng trước sẽ xuất hiện một khoản phải thu của người bán.
1.2.1 Nội dung nghiệp vụ thanh toán với người bán
Phản ánh các khoản phải trả phát sinh sau khi mua hàng và phải thu do
ứng trước tiền mua hàng với từng nhà cung cấp.
− Tài khoản này không theo dõi các nghiệp vụ mua hàng trả tiền ngay
trực tiếp tại thời điểm giao hàng.
− Khi mua hàng đã nhập, đã nhận hàng nhưng cuối kỳ chưa nhận được
chứng từ mua hàng thì số nợ tạm ghi theo giá tạm tính của hàng nhận. Khi nhận
được chứng từ sẽ điều chỉnh theo giá thực tế thoả thuận.
− Phản ánh các nghiệp vụ chiết khấu, giảm giá phát sinh được người bán
chấp thuận làm thay đổi số nợ sẽ thanh toán.
1.2.2 Chứng từ hạch toán
− Các chứng từ về mua hàng: hợp đồng mua bán, hoá đơn bán hàng (hoặc
hoá đơn GTGT) do người bán lập, biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng
hoá ; phiếu nhập kho, biên bản giao nhận TSCĐ. . .

− Chứng từ ứng trước tiền: phiếu thu (do người bán lập)
− Các chứng từ thanh toán tiền hàng mua: phiếu chi, giấy báo Nợ, uỷ
nhiệm chi, séc.
14


Tuỳ theo quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ tổ
chức quản lý của doanh nghiệp mà lựa chọn số lượng, loại chứng từ sao cho phù
hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn sử dụng loại chứng từ không có
trong quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác thanh toán thì cần
có văn bản cho phép của Nhà nước.
1.2.3 Tài khoản hạch toán
Để theo dõi tình hình thanh toán với người bán,người cung cấp vật tư,
hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ…. kế toán sử dụng tài khoản 331 “Phải trả cho người
bán”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng thanh toán; trong đó
phải phân loại theo phải trả dài hạn người bán và phải trả ngắn hạn người bán.
Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
− Số tiền đã trả cho người bán (kể cả tiền đặt trước).
− Các khoản chiết khấu thương mại mua hàng, giảm giá hàng mua và
hàng mua trả lại, chiết khấu thanh toán được người bán chấp nhận trừ vào số nợ
phải trả.
− Số nợ giảm do tỷ giá ngoại tệ giảm.
− Các nghiệp vụ khác phát sinh làm giảm nợ phải trả người bán (thanh
toán bù trừ, nợ vô chủ…).
Bên Có:
− Tổng số tiền hàng phải trả cho người bán, người cung cấp vật tư, hàng
hóa, dịch vụ, TSCĐ,...
− Số tiền ứng thừa được người bán trả lại
− Các nghiệp vụ phát sinh làm tăng nợ phải trả người bán (chênh lệch

tăng tỷ giá, điều chỉnh tăng giá tạm tính…)
Tài khoản 331 có thể vừa có số dư bên Nợ lại vừa có số dư bên Có.
Dư Nợ: số tiền ứng trước hoặc trả thừa của người mua.
Dư Có: số tiền còn phải trả cho người bán.
1.2.4 Phương pháp hạch toán
1.2.4.1 Hạch
toán
Chứng
từ chi tiết
gốc

Sổ chi tiết
TK331 15

Bảng tổng
hợp chi tiết
TK331


Sơ đồ 1.1: Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ thanh toán với người bán
(1): Căn cứ vào các chứng từ gốc về thanh toán với người bán, kế toán chi tiết
ghi vào sổ chi tiết TK 331 được mở riêng cho từng nhà cung cấp. Mẫu sổ chi tiết
TK 331 đã được bộ tài chính ban hành và hướng dẫn cách ghi chép. Theo quy
định chung, đối với tất cả các khoản phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ phải có sổ
chi tiết riêng theo từng đối tượng thanh toán và theo từng loại ngoại tệ.
(2): Cuối kỳ, kế toán lập bảng tổng hợp chi tiết về việc thanh toán đối với người
bán. Bảng tổng hợp này sẽ là căn cứ để đối chiếu với sổ cái TK 331.

1.2.4.2 Hạch toán tổng hợp
TK 111, 112, 311


TK 331

Trả tiền cho người bán

TK 151, 156, 611

Mua hàng chưa trả tiền
16


TK 133
TK 151, 156, 611

Thuế GTGT

Giảm giá hàng bán, hàng bị trả lại
TK 133

Thuế GTGT
TK 515

Chiết khấu thanh toán được hưởng
Sơ đồ 1.2: Trình tự hạch toán thanh toán với người bán
1.3 Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng
Quan hệ thanh toán với khách hàng nảy sinh khi doanh nghiệp bán vật tư,
hàng hoá, tài sản, dịch vụ của mình theo phương thức trả trước. Thông thường
việc bán hàng theo phương thức nêu trên chỉ xáy ra trong các nghiệp vụ bán
buôn hàng hoá hoặc bán hàng của các đại lý của doanh nghiệp.
1.3.1 Nội dung nghiệp vụ thanh toán với khách hàng

Các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng phát sinh khi doanh nghiệp bán
sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo phương thức bán chịu hoặc trong trường hợp
người mua trả trước tiền hàng.
− Không theo dõi khoản tiền bán hàng đã thu trực tiếp tại thời điểm xảy ra
nghiệp vụ bán hàng.
− Phản ánh số tiền doanh nghiệp chấp nhận giảm giá, bớt giá, chiết khấu
cho khách hàng hoặc số phải trả khách hàng khi khách hàng trả lại hàng mua.
− Phản ánh tổng số phải thu của khách hàng (bao gồm số nợ gỗc và lãi trả
chậm phải thu) đối với trường hợp bán trả góp.

17


− Phản ánh số nợ phải thu hoặc số tiền ứng trước phải trả của tất cả các
khách hàng có quan hệ kinh tế chủ yếu với doanh nghiệp về mua sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ và tài sản bán thanh lý khác.
1.3.2 Chứng từ hạch toán
− Hoá đơn bán hàng (hoặc hoá đơn GTGT ) do doanh nghiệp lập.
− Giấy nhận nợ hoặc lệnh phiếu do khách hàng lập.
− Chứng từ thu tiền: phiếu thu, giấy báo Có.
1.3.3 Tài khoản hạch toán
Để theo dõi các khoản thanh toán với người mua (khách hàng) về tiền bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ,…kế toán sử dụng tài khoản 131 “Phải
thu của khách hàng”. Tài khoản này được theo dõi cho từng khách hàng; trong
đó, phân ra phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn khách hàng. Đồng thời phải phân
loại theo khách hàng đúng hạn, khách hàng có vấn đề,…để có căn cứ mức dự
phòng cần lập và biện pháp xử lý. Tài khoản này có kết cấu như sau:
Bên Nợ:
− Số tiền bán vật tư, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ hay xây dựng cơ
bản phải thu ở khách hàng.

− Số tiền thừa trả lại cho khách hàng.
− Điều chỉnh khoản chênh lệch do tỷ giá ngoại tệ tăng với các khoản phải
thu người mua có gốc ngoại tệ.
Bên Có:
− Số tiền đã thu ở khách hàng (kể cả tiền đặt trước của khách hàng).
− Số chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và
giá bán của hàng bán bị trả lại trừ vào nợ phải thu ở khách hàng.
− Các nghiệp vụ khác làm giảm các khoản phải tu ở khách hàng (chênh
lẹch giảm tỷ giá, thanh toán bù trừ, xóa sổ nợ khó đòi không đòi được,…).
Tài khoản 131 có thể đồng thời vừa có số dư bên Nợ vừa có số dư bên Có.
Dư Nợ: Phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu ở khách hàng.
18


Dư Có: Phản ánh số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa cho doanh
nghiệp.
1.3.4 Phương pháp hạch toán
1.3.4.1 Hạch toán chi tiết
Chứng từ
gốc

Sổ chi tiết
TK131

Bảng tổng
hợp chi tiết
TK131

Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi tiết các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng
(1) Căn cứ vào chứng từ gốc kế toán chi tiết tiến hành ghi vào sổ chi tiết cho

từng khách hàng.
(2) Cuối kỳ, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán với khách hàng,
bảng này sẽ dùng để đối chiếu với sổ cái TK 131.

TK 131

TK 532

TK 511
Giảm giá hàng bán

Doanh thu bán hàng

TK 3331

TK 531
Hàng bán bị trả lại

TK 642

TK 3331
TK 811
Doanh thu bán TSCĐ

Chiết khấu bán hàng

TK 139
Hoàn nhập
Dự phòng đã lập năm


Thu tền và trẩ tiền vay ngắn
han

Lập dự phòng

TK 111, 112

cho năm sau
trước
theo số chênh lệch

Số thực thu
Nợ phải thu đã thu và
thất thu thực tế

TK 642

TK 311

1.3.4.2 Hạch toán tổng hợp

(theo số

Số nợ thất thu

chênh lệch)
TK 642

19


Thu tiền của người mua
Người mua đặt trước tiền hàng


Sơ đồ 1.4: Trình tự hạch toán thanh toán với khách hàng
− Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
Các khoản doanh thu, thu nhập, doanh thu hàng bán bị trả lại hay giảm giá
hàng bán đều bao gồm cả thuế GTGT, thuế GTGT của hàng bán ra không được
hạch toán riêng

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THANH TOÁN TẠI CÔNG TY
20


CỔ PHẦN ĐÔNG Á
2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Đông Á
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
− Tên công ty: Công ty cổ phần Đông Á
− Địa chỉ: Khu 9 – thị trấn Phong Châu – Phù Ninh – Phú Thọ.
− Mã số thuế: 2600.283.240
− Điện thoại: 02103.829.624
− Số tài khoản: 102010000254175 tại Ngân hàng TMCP công thương
Việt Nam và tài khoản số 3541100051003 tại Ngân hàng TMCP Quân đội.

− Email:
− Giám đốc: Nguyễn Đức Trọng
− Giấy phép đăng ký kinh doanh số 2600.283.240 do sở kế hoạch và đầu
tư tỉnh Phú Thọ cấp.
Công ty cổ phần Đông Á bắt đầu hoạt động vào năm 1999, với số vốn điều

lệ là: 2.600.000.000 đồng (hai tỷ sáu trăm triệu đồng).
Kể từ khi thành lập đến nay, với 14 năm xây dựng và trưởng thành, Công
ty cổ phần Đông Á đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, góp phần thúc
đẩy thị trường hóa chất phát triển. “Tất cả các sản phẩm được Công ty cung cấp
với chất lượng tốt và giá cả phù hợp”. Đó là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược
phát triển lâu dài của Công ty. Công ty luôn chấp hành và thực hiện đầy đủ các
chính sách, đặc biệt về hạch toán kế toán, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách
Nhà nước.
Công ty cổ phần Đông Á luôn mong muốn được hợp tác kinh doanh với
tất cả các tổ chức với nguyên tắc hai bên cùng có lợi trên tinh thần: Bền vững,
lâu dài, hướng tới tương lai. Vì vậy, Công ty được nhiều bạn hàng tín nhiệm và
hợp tác lâu dài. Doanh thu thuần của Công ty ngày một tăng trưởng, đời sống
người lao động ngày càng được nâng cao và hứa hẹn nhiều thành công hơn nữa
trong thời gian tới.
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của công ty.
2.1.2.1 Chức năng
21


Công ty cổ phần Đông Á là một doanh nghiệp thương mại cung cấp mặt
hàng hóa chất như nước javen, dung dịch NAOH, axit HCL,….Bên cạnh đó,
Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng tiêu dùng như dầu ăn, nước mắm,…
2.1.2.2 Nhiệm vụ
Công ty cổ phần Đông Á được thành lập nhằm mục tiêu thực hiện việc
đảm bảo, phân phối hóa chất và một số mặt hàng tiêu dùng khác, nhưng nhiệm
vụ chính vẫn là việc cung cấp hóa chất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
khách hàng ở tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận (Yên Bái, VĨnh Phúc,…).
2.1.3 Tình hình cơ sở vật chất của công ty
Bảng 2.1 Tình hình cơ sở vật chất của Công ty cổ phần Đông Á
ĐV: Đồng

Thời
gian
Tên TSCĐ

Ngày sử

sử

dụng

dụng

Giá trị còn lại
Nguyên giá

(tính đến đầu năm
2013)

(thán
g)
I, Nhà cửa
Nhà kho
30/10/2007
Nhà điều hành
01/01/2011
Nhà xưởng MC
01/01/2011
II, Máy móc thiết bị
Thùng hóa chất
01/10/2007

Máy bơm nước
01/10/2008
Ống nhựa PVC
01/10/2008
Cụm máy lạnh
01/10/2008
Cân bàn điện
01/10/2008
Téc thép chứa 01/01/2009
hóa chất
Máy phát điện
Bộ máy vi tính
Máy nén khí
Cân bàn điện tử
Quạt gió tháp

01/05/2009
01/02/2009
19/03/2009
01/01/2010
01/06/2009

72
72
72

376.588.076
1.003.000.000
1.400.000.000


376.588.076
668.666.656
766.666.664

72
72
72
72
72
72

135.000.000
29.950.000
54.842.000
25.000.000
15.904.762
28.342.857

16.875.000
8.735.428
15.995.606
7.291.678
4.638.862
9.447.609

72
72
72
72
72


133.333.333
11.850.000
12.067.619
160.000.000
151.176.000

51.851.845
5.760.429
12.067.619
80.000.008
151.176.000

nhiệt HC
22


Bộ thiết bị sản 01/122011

72

1.404.000.000

1.150.500.000

xuất FRV
Bộ máy vi tính
20/03/2012
Máy photocopy
23/042012

Đầu bơm nước 15/05/2012

72
72
24

10.863.700
31.500.000
12.636.364

9.505.735
28.000.000
8.652.400

FORAS
Máy bơm nước 31/05/2012

24

17.500.000

12.371.525

FORAS
Đầu bơm chân 02/07/2012

60

50.000.000


45.000.002

không hóa lỏng
Bơm inoc
03/07/2012
Động cơ cho bơm 05/07/2012

24
24

13.500.000
40.000.000

10.143.750
30.166.665

chân không
Bệ, khớp nối bơm
Thép ống phi 21
Máy điều hòa
Bơm thép đen
Thép hình I150
Máy điều hòa
Bơm
inoc

09/07/2012
16/07/2012
18/07/2012
25/07/2012

27/07/2012
01/08/2012
01/08/2012

24
24
72
24
24
72
72

10.000.000
13.560.000
51.000.000
17.000.000
13.287.271
11.820.000
15.909.091

7.597.220
10.433.667
47.127.780
13.293.057
10.426.818
10.999.165
14.804.291

3,7kw,12m3/h
Bơm từ 3,7kw

25/09/2012
Đầu máy bơm 01/10/2012

72
72

27.500.000
12.000.000

26.277.779
11.499.999

Đức
Máy bơm nước 01/10/2012

72

29.570.000

28.337.918

5,5kw
Máy bơm nước 18/10/2012

72

21.250.000

20.521.990


160B,11KW
III, Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Xe máy Pulite II 01/04/2005
72
Máy
ủi 01/05/2004
72

16.604.795
95.328.000

CM65-

KOMASU
Xe máy Pulite II
Xe máy DreamII
Xe nâng
Xe ô tô con
………

01/05/2006
01/06/2006
01/10/2008
01/12/2009
…..

72
72
72
72

….

20.192.000
14.227.000
101.700.000
472.165.700
……..
23

29.662.500
229.524.991
…..


………
…..
………
…..
IV, TSCĐ khác
Giếng nước dùng 01/07/2012
cho SX
Tổng

….
….

……..
……..

24


49.218.182

…..
…..
36.913.634

41.905.000.000
24.226.776.309
(Nguồn: Công ty cổ phần Đông Á)

2.1.4 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
(2010-T09/2013)

24


Bảng 2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010, 2011, 2012
So sánh
Chỉ tiêu

1.

Năm 2011

Năm 2012

(đồng)

(đồng)


(đồng)

2011/2010
Chênh lệch

Tốc độ phát
triển (%)

2012/2011
Tốc độ phát
Chênh lệch

triển (%)

Tốc độ phát
triển bình
quân (%)

Tổng

doanh thu
2.

Năm 2010

14.320.675.455

24.117.791.769


52.295.255.317

+9.797.116.314

168,41

+28.177.463.548

196,76

182,03

13.528.359.784

23.068.321.686

48.867.594.963

+9.539.961.902

170,52

+35.339.235.179

261,22

211,05

1.049.470.083


3.427.660.354

+257.154.412

132,46

+2.378.190.271

339,82

212,16

144.303.226

262.367.521

856.915.088

+118.064.295

181,81

+594.547.567

326,60

196,99

648.012.445


787.102.562

2.570.745.266

+139.090.117

121,46

+1.783.642.704

326,60

199,17

Tổng

chi phí
3.

Lợi
792.315.671

nhuận
trước thuế
4.Thuế
TNDN
5.

Lợi


nhuận sau
thuế

(Nguồn:Công ty cổ phần Đông Á)

24


×