Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Phát triển thôn với việc nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.91 KB, 51 trang )

Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam hiện nay vẫn còn là một nước sản xuất chủ yếu là nông nghiệp với trên
75% dân số sống tập trung ở nông thôn. Lao động nông nghiệp chiếm 80% lao động
nông thôn và trên 70% lao động toàn xã hội. Như vậy để thấy rằng phát triển nông
thôn đống vai trò rất quan trọng trong tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước.
Trong nhiều năm qua, sản xuất nông nghiệp ở nông thôn chiếm 25% đến 40% tổng
sản phẩm trong nước và đạt trên 40% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. ở nông
thôn cũng có trên 50 dân tộc khác nhau sinh sống, phân bố trên nhiều địa bàn rộng
lớn, có nhiều điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau.
Từ thực tế trên ta thấy rằng phát triển nông thôn không chỉ dừng lại ở việc nâng
cao chất lượng đời sống cho nhân dân các vùng nông thôn mà nó còn đóng góp đáng
kể vào chiến lược phát triển của đất nước. Tuy nhiên hiện nay nông thôn Việt Nam
còn nghèo và còn nhiều khó khăn phát triển chưa xứng đáng với tiềm năng và vai trò
đang có của nó.
Cùng với nhịp độ phát triển chung của thế giới và đất nước thì nông thôn Việt Nam
đang có những chuyển biến quan trọng đang triên đà phát triển, tạo đà chung cho đất
nước phát triển sánh kịp với thế giới. Việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế ở vùng
nông thôn nhìn chung chưa được tiến hành một cách đồng bộ và toàn diện điều đó
ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển chung.
Người dân nông thôn họ quen sống sau những luỹ tre làng với những phong tục tập
quán riêng, những hủ tục đã ăn sâu vào nếp sống của họ. Phát triển nông thôn phải
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

1


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
gắn liền với việc đẩy mạnh xoá bỏ các hủ tục lạc hậu đồng thời giữ các giá trị văn


hoá tốt đẹp có từ lâu đời. Chính điều đó đòi hỏi việc đầu tư phát triển và các chính
sách phát triển phải phù hợp, nó là động lực thúc đẩy nông thôn phát triển đi lên.
Tuy nhiên việc phát triển nông thôn phải chú ý đến vai trò của người phụ nữ. Hiện
nay ở các vùng nông thôn vai trò vị trí của người phụ nữ vẫn chưa được nâng cao.
Phụ nữ nông thôn vẫn đang phải chịu nhiều thiệt thòi, họ không có khả năng nhiều
hay nói cách khác là năng lực bị hạn chế. Họ chỉ quanh quẩn với công việc đồng
áng, chăm sóc con cái và gia đình. Họ ít có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã
hội, không được quan tâm như nam giới. Khả năng hay điều kiện để tham gia vào
các hoạt động chung và tham gia vào công tác lãnh đạo là rất ít. Họ còn gặp rất
nhiều rào cản trong việc tiếp cận với tri thức và xã hội bên ngoài.
So với phụ nữ ở vùng thành phố và đô thị thì phụ nữ nông thôn còn phải chịu rất
nhiều thiệt thòi. Xuất phát từ những vấn đề trên mà trong quá trình thực tập tại địa
bàn xã Hương Văn - Hương Trà - Huế, được tiếp cận và làm việc nhiều với phụ nữ
trên địa bàn xã. Những người phụ nữ trên địa bàn xã thực tập họ là những người phụ
nữ nông thôn, cũng tham gia đống góp sức mình vào việc phát triển gia đình và xã
hội nhưng bản thân họ rất ít có khả năng tham gia vào các hoạt động của xã, huyện.
Họ sống quanh quẩn với đồng ruộng, đàn lợn, đàn gà, chăm sóc con cái và gia
đình… chừng ấy công việc đã ngốn hết thời gian của họ kể cả thời gian nghĩ ngơi để
tham gia vào các hoạt động xã hội.
Phát triển nông thôn phải gắn liền với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ, đó
mới là chiến lược phát triển bền vững và đảm bảo công bằng xã hội. Đối với phụ nữ
xã Hương Văn – Hương Trà - Huế cần phải được nâng cao năng lực và gắn chương
trình phát triển thôn với việc nâng cao vị thế và vai trò của phụ nữ trong toàn xã tiến
tới gắn liền với phát triển chung của cả nước.
2. ý nghĩa lý luận thực tiễn
2.1.ý nghĩa lý luận
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

2



Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
Kết quả thực hành sẻ làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học như: Thuyết bình đẳng
giới, Thuyết hành động xã hội…
2.2.ý nghĩa thực tiễn
Với kết quả của việc nghiên cứu trên địa bàn sẻ giúp nâng cao vai trò vị trí của
người phụ nữ và tầm quan trọng của việc phát triển nông thôn trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
Người phụ nữ tự nhận thức được vai trò vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã
hội, không những thế bài báo cáo này sẻ giúp các cơ quan chính quyền và mọi người
có cái nhìn khách quan hơn đối với phụ nữ. Tiến tới xoá bỏ bất bình đẳng giới, đảm
bảo cuộc sống cho người phụ nữ và khả năng họ tham gia vào các hoạt động xã hội
chung.
Qua đợt thực tập này mà đặc biệt là việc đi sâu vào nghiên cứu thực trạng phát
triển nông thôn và nâng cao năng lực cho người phụ nữ chính là một cơ hội rất tốt để
tôi có thể áp dụng các lý thuyết, kiến thức, phương pháp đã học vào thực tiễn cuộc
sống. Chính từ đó giúp tôi có kinh nghiệm hơn trong các đợt nghiên cứu thực tập
tiếp theo trong quá trình công tác sau này.
3. Mục tiêu nghiên cứu (mục tiêu chiến lược lâu dài)
3.1 Mục tiêu tổng quát:
Đẩy mạnh chương trình phát triển nông thôn một cách toàn diện trên tất cả các
mặt của đời sống: Kinh tế - văn hoá - xã hội . Đua mục tiêu phát triển nông thôn trở
thành mục tiêu trọng điểm trong chương trình phát triển của quốc gia.Đưa nông thôn
Việt Nam đi lên gắn liền với việc nâng cao việc nâng cao đời sống cho nhân dân.
Không dừng lại ở đó mục tiêu phát triển nông thôn phải gắn liền với việc nâng cao
năng lực cho người phụ nữ, năng lực và vị thế của người phụ nữ nông thôn ngày
càng được nâng cao.
Đối với phụ nữ ở xã Hương Văn- huyện Hương Trà- Thừa Thiên Huế, gắn chặt với
chương trình phát triển nông thôn hoà chung với nhịp độ phát triển chung của cả
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29


3


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
nước và thế giới. Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã được nâng lên đáp ứng
được nhu cầu của người phụ nữ nói riêng và nhu cầu phát triển chung của đất nước.
Như vậy để thấy được rằng việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
phụ thuộc rất nhiều vào chương trình phát triển nông thôn. Nông thôn có phát triển
thì đất nước mới phát triển vì hơn 70% dân số sống tập trung ở các vùng nông thôn
trong đó vai trò của người phụ nữ trong các chương trình phát triển là rất quan trọng.
Chính vì vậy mà cần đẩy mạnh việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ ở các vùng
nông thôn mà cụ thể là phụ nữ thuộc xã Hương Văn – Hương Trà - Huế.
Cần đẩy mạnh hơn nữa chương trình công nghiệp hoá nông thôn gắn liền với việc
nâng cao năng lực cho người phụ nữ là mục tiêu mang tính chiến lược của đất nước
ta trong những năm gần đây và cả trong tương lai.
3.2 Mục tiêu cụ thể
Từ các mục tiêu tổng quát trên ta có thể đưa ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được
của đợt thực tập như sau:
 Giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn và khách quan đối với tình hình phát
triển nông thôn nước ta.
 Tìm hiểu thực trạng phát triển nông thôn trên địa bàn xã Hương Văn – Hương
Trà - Huế.
 Phụ nữ và vị trí của họ trong các chương trình phát triển nông thôn.
 Năng lực và trình độ, hiểu biết của phụ nữ xã Hương Văn – Hương Trà - Huế.
 Những hoạt động chính của phụ nữ trong đời sống và khả năng tham gia vào
các hoạt động chính được tổ chức trên địa bàn.
 Mối quan hệ giữa các chương trình phát triển nông thôn và việc nâng cao
năng lực cho người phụ nữ.
 Những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực và vị thế cho người

phụ nữ trên địa bàn Hương Văn – Hương Trà - Huế.
4. Đối tượng phạm vi thực hành
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

4


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
4.1. Đối tượng:
Phát triển nông thôn và việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ xã Hương Văn
– Hương Trà - Huế.
4.2. Phạm vi thực hành
 Không gian: xã Hương Văn – Hương Trà - Huế.
 Thời gian: bắt đầu từ ngày 14 tháng 4 năm 2008 đến ngày 24 tháng 4 năm
2008.
5. Câu hỏi và phương pháp thực hiện
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
-

Người phụ nữ thường tham gia vào các hoạt động xã hội nào trong phát triển

nông thôn?
-

Vai trò vị trí của người phụ nữ trong các chương trình phát triển?

-

Cơ quan và chính quyền xã đã nhìn nhận như thế nào về người phụ nữ và


khả năng tham gia vào các hoạt động phát triển?
-

Năng lực của người phụ nữ ở địa phương với chương trình phát triển nông

thôn có mối quan hệ như thế nào?
-

Cần làm gì để nâng cao năng lực và vị thế của người phụ nữ trong cộng

đồng nông thôn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiếp cận với người dân địa phương và cơ quan chính quyền xã
cùng với việc xem xét mục tiêu và các câu hỏi trên thì phương pháp được sử dụng
chủ yếu trong đợt thực tập là:
5.2.1. Phương pháp thu thập số liệu:
• Thu thập số liệu thứ cấp: Những thông tin thu được qua tiếp xúc làm việc
với chính quyền xã, thông qua các bản báo cáo phát triển kinh tế - xã hội hằng
năm và báo cáo của hội liên hiệp xã Hương Văn – Hương Trà - Huế được viết

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

5


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
từng năm và một số bản báo cáo khác của uỷ ban dân số gia đình và trẻ em,
trạm y tế xã và trường học trong công tác giáo dục.
• Thu thập số liệu sơ cấp: Là quá trình quan sát địa bàn một cách trực tiếp
đông thời tiếp xúc với những người dân trên địa bàn để thu thập thông tin một

cách sát thực phản ánh đúng tâm tư nguyện vọng của chị em phụ nữ trên địa
bàn. Thông qua các đợt tiếp xúc trực tiếp, tổ chức các buổi thảo luận, tiếp xúc
với từng các nhân bằng các phương pháp như: phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu
trú, sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu một cách chính xác nhất.
5.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Đây là phương pháp được sử dụng tương đối phổ biến trong quá trình thực tập tại
địa bàn. Cùng với việc sông chung với những người dân nơi đây chúng tôi có điều
kiện gặp gỡ trao đổi và nói chuyện với chị em phụ nữ để biết được những tâm tư
nguyện vọng của chị em, trong quá trình tiến hành phỏng vấn tôi đã gặp trực tiếp
và nói chuyện 12 người, trong đó: phó chủ tịch xã ( nữ) 01 người, chủ tịch hội liên
hiệp phụ nữ xã, nam giới đã lập gia đình 02 người, 06 chị em phụ nữ, nữ thanh
niên 02 người.
5.2.3. Phương pháp quan sát
Ngày thứ hai về ở cùng với dân nhóm chúng tôi có điều kiện để đi thăm làng,
nắm những đặc điểm cơ bản của địa phương. Những hoạt động chính của bà con,
quan sát người phụ nữ trên rộng lúa, ruộng lạc khom mình từ sáng đến trưa, những
em gái cũng phải làm việc mặc dù tuổi còn nhỏ. Phương pháp nay được tôi sử
dụng trong suốt quá trình thực tập tại địa phương.
5.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm
Do hạn chế về điều kiện thời gian và khả năng làm việc còn nhiều hạn chế nên
chúng tôi đã phải họp để tổ chức một buổi nói chuyện với 7 chị phụ nữ trong thông
Giáp Thương. Mặc dù ít nhưng qua buổi thảo luận các chị đã nhiệt tình trả lời các
câu hỏi của chúng tôi và chúng tôi cũng biết được những mong muốn của các chị.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

6


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
5.2.5. Phương pháp xử lý dữ liệu

Phân tích tất cả các tài liệu thu thập được liên quan đến việc phát triển nông thôn
và nâng cao năng lực vị thế cho người phụ nữ. Để biết được những vấn đề nổi cộm
và quan trọng nhất cần được giải quyết. Ngoài việc phân tích các dữ liệu trên thì
còn xem xét đánh giá những thông tin thu thập được qua việc phỏng vấn sâu cá
nhân trên địa bàn. Những thông tin thu thập có sự tổng hợp và đánh giá bằng các
phương pháp: thống kê, phân tích kinh tế trong hộ gia đình…
5.2.6. Phương pháp tổng hợp
Viết bài báo cáo thực tập kết thúc quá trình đi thực tế tại địa phương.
6. Tiến trình hoạt động
Quá trình thực hành CTXH diễn ra từ ngày 14 tháng 04 đến ngày 24 tháng 04
năm 2008 với tiến trình cụ thể như sau:
 09h ngày 14/04: Tiếp cận địa bàn, tập trung tại UBND Xã Hương Văn –
Hương Trà – Thừa Thiên Huế.
 14h30’ ngày 14/04: Nghe Bà Hậu PCT UBND Xã, giới thiệu khái quát về
tình hình Tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã hội của xã.
 Ngày 15/04: Ổn định chỗ ở.
 Ngày 16/04: Tiếp cận, quan sát, tìm hiểu địa bàn.
 Ngày 17/04: Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu “thứ cấp” từ các tổ chức
ban nghành, liên quan đến vấn đề thực hành.
 Ngày 18/04: Tiến hành thu thập tài liệu ‘sơ cấp” thông qua việc phát phiếu
điều tra và phỏng vấn sâu.
 Ngày 19/04: Tổng hợp và xử lý số liệu thu thập được.
 Ngày 21/04: Tiến hành phỏng vấn sâu và thu phiếu điều tra.
 Ngày 22/04: Tổng kết và nghiên cứu toàn bộ hông tin thu được.
 Ngày 23/04: Tổng kết và kêt thúc quá trình thực tập tại địa bàn.

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

7



Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ

PHẦN NỘI DUNG
ChươngI:

Tổng quan về địa bàn

1. Khái quát chung.
Hương Văn là một xã năm sát trung tâm huyện Hương Trà cách thành phố Huế
13 km về phía Bắc trên quốc lộ 1A song song với tuyến đường Bắc – Nam có chiều
dài 34 km. Phía Đông giáp xã Hương Xuân, phía Tây giáp xã Hương Vân, phía Bắc
giáp thị trấn Tứ Hạ và Quảng Phú huyện Quảng Điền, phía Nam giáp xã Hương
Xuân.
Diện tích đất tự nhiên của xã là 1390ha, trong đó 2/3 là đồng bằng còn lại là đồi
núi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.
Dân số là 8.650 người, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp với
hai loại cây chủ yếu là: Lạc và lúa. khoảng 15% là ngành nghề dịch vụ và buôn bán.
Đây là vùng có điều kiện khí hậu thay đổi thất thường. Hàng năm xã Hương Văn
còn phải chịu ảnh hương của các đợt thiên tai đặc biệt lũ lụt… Điều đó ảnh hưởng
rất lớn tới đời sống của bà con
Hương Văn là một xã có truyền thống cách mạng được Đảng và Nhà Nước phong
tặng danh hiệu “Anh Hùng lưc lượng vũ trang nhân dân” năm 1996, Xã có đình làng
Văn Xá được Bộ VHTT công nhận là di tích kiến trúc văn hoá năm trong quần thể di
tích Cố Đô Huế.
2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1 Tình hình kinh tế:
Kinh tế của xã Hương Văn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp- thương mại dịch vụ, công tác quản lí đất đai, công tác xây dựng cơ bản.
2.1.1. Sản xuất nông nghiệp:

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

8


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
Bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp


Trồng trọt: Cây lúa diện tích deo trồng cả năm là 396ha, năng suất 53,2 tạ

/ha, sản lượng đạt 2107,8tấn đạt 101,9% so với kế hoạch tăng 86,8 tấn so với năm
2006.
Cây lạc : Năm 2007 diện tích deo trồng đạt 289ha đạt 100% kế hoạch, năng suất
bình quân đạt 23tạ /ha, sản lương 664,7tấn đạt 104% so với kế hoạch đề ra, tăng
104,7tấn so với năm 2006.
Ngoài ra trên địa bàn còn trồng trọt các loại cây khác như cây sắn (xen lạc), năng
suất bình quân đạt 20,5tấn /ha, sản lượng 2870tấn. Các loại cây rau màu đạt 73ha.


Chăn nuôi: Các loại gia súc gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản .

Chăn nuôi trâu bò: Tổng đàn trâu, bò có 415 con tăng 15 con so với năm 2006.
Chăn nuôi gia súc nhỏ và gia cầm: Tổng đàn lợn 5300 con, tăng 100 con so
vơi năm 2006. Đàn gà 6000 con, đàn vịt 4000 con, giảm 6000 con so với năm
2006.
Nuôi trồng thuỷ sản với diện tích ao hồ khoảng 3,8ha. Sản lượng cá thu hoạch
năm 2007 ước tính đạt 7,8tấn.
2.1.2. Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:



Thủ công nghiệp: Mạng lưới cơ sở sản xuất ngày càng được nâng

cao và ngày càng hoạt động có hiệu quả, thu hút lao động tại địa phương như Lâm
Sơn, Trường Phú…. Nói chung thủ công nghiệp đang ngày càng phát triển và góp
phần vào sự tăng trưởng kinh tế của xã.
• Thương mại và dịch vụ: Trên địa bàn phát triển mạnh các ngành như: Xây
dựng sản xuất vật liệu xây dưng, sản xuất đồ mộc. Các hợp tác xã đang ngày càng
đẩy mạnh hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp như làm đất, thuỷ lợi, vật tư nông
nghiệp… Ngoài ra hiện nay trên địa bàn có 205 hộ tham gia hoạyt động thương
mại dịch vụ trong đó: Sản xuất vật liệu co 32 hộ, vận tải co 13 hộ, ăn uống có 15

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

9


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
hộ, thương nghiệp có 115 hộ các hoạt động dịch vụ khác là 30 hộ. Ngoài ra còn co
hàng chục hộ gia đình tham gia các hoạt động dịch vụ nhỏ lẻ khác.
Nói chung tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ đã góp phần tăng thêm
thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế
chung của toàn xã
2.2. Tình hình văn hoá- xã hội:


Giáo dục: Thực hiện chủ trương giáo dục là quốc sách hàng đầu nền giáo

dục của xã Hương Văn đang ngày càng lớn mạnh và đạt được những thành
tích đáng khen ngợi

Hiện nay trên toàn xã có 02 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở, 01
trường mầm non bán trú và mổi thôn có một trường mẫu giáo.Riêng thực hiện phổ
cập giáo dục trung học cơ sở đạt 100% năm 2006, 100% trẻ em đến tuổi đều được
cắp sách tới trường
Trường THCS Hương Văn đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia,trường
tiểu học 1 và 2 đang đề nghị được công nhận
Chất lượng dạy và học đang ngày càng được nâng cao, kết thúc năm học 20062007 tỉ lệ học sinh khá giỏi trong toan xã chiếm 45,6%, tỉ lệ tốt nghiệp THCS đạt
98,9%
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước củng như chính quyền địa phương
giáo dục ở Hương Văn ngày càng được xây dưng và mở rộng về quy mô cơ sở vật
chất hạ tầng được nâng cao về chất lượng giáo dục. Ngày một đóng góp nhiều hơn
nủa cho sự nghiệp phát triển của toàn xã và xa hơn nủa của đất nước


Y tế :
Luôn thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia và quốc tế. Y tế dự phòng

tiến hành tiêm phòng định kì hàng tháng cho trẻ dưới 6tháng tuổi, tổ chức tẩy giun
cho các em học sinh hàng năm.

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

10


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
Công tác chửa bệnh cho nhân dân ngày càng được đẩy mạnh. Năm 2007 tiến
hành khám và điều trị cho 5300 lượt người trong đó bảo hiểm y tế là 3041 lượt
người, hộ nghèo có 606 lượt người, trẻ em dưới 6 tuổi 2259 lượt cháu
Công tác phòng dịch được thực hiện thường xuyên đã phối kết hợp với các đoàn

thể tổ chức chăm sóc sức khoẻ ban đầu của thôn và y tế thôn hướng dẫn tuyên truyền
cho người dân chủ động phòng chống dịch. Những năm gần đây không co dịch bệnh
xảy ra.
 Dân số gia đinhg và trẻ em :
Dân số hiện nay của xã là 88201 người, năm 2007 tỉ suất sinh là 13,9%, tỉ suất
tử là 3,7%, tỉ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,02%.
Thực hiện cam kết không sinh con thứ ba ở trên 7/7 thôn, thành lập câu lạc bộ
tiền hôn nhân nhằm mục đích xây dưng lối sống bình đẳng lành mạnh
Trẻ em ngày càng nhận được sự quan tâm hơn từ gia đinh và chính quyền, trẻ
em dưới 6 tuổi được cấp bảo hiêm y tế và tiến hành tiêm phòng hàng năm, trẻ em
còn nhận được các chính sách như: được nhận học bổng và trợ cấp đột xuất, được
giới thiệu chữa bệnh như mổ tim phẩu thuật tay chân được cấp phương tiện đối với
trẻ khuyết tật…
Luôn duy trì thực hành bửa ăn dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ có con
dưới 36 tháng tuổi tuy nhiên trẻ em bị suy dinh dưởng vẩn còn cao 107/634 chiếm
16,5%.


Văn hoá:

Thực hiện cuộc vận động toán dân xây dựng đời sống văn hoá, duy trì và kiện
toàn ban cổ động xã tăng cường sinh hoạt tổ văn hoá chủ đề sinh hoạt luôn đuợc chú
ý và đi vào trọng tâm hơn đến nay trên địa bàn xã có trên 85,2 hộ gia đình dạt chuẩn
văn hoá các thôn và các trường giữ vững đơn vị đạt chuẩn văn hoá đã phê duyệt và
triển khai thực hiện quy ước thôn văn hoá, phối hợp với mặt trận tổ chức tót ngày
hội đại đoàn kết toàn dân hàng năm.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

11



Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
 Chính sách xã hội:
Thường xuyên quan tâm thăm hỏi tặng quà cho các gia đình chính sách, hộ
nghèo neo đơn không nơi nương tụa, hàng năm tổ chức tốt lễ kỉ niệm ngày thương
binh liệt sĩ 27/7, chi trả kịp thời cho các đối tượng chính sách hàng tháng
Góp phần cùng với nhà nước xây dựng và tu sửa nhà tình nghĩa tình thương,
công tác xoá đói giảm nghèo được chú trọng hiện nay tổng số hộ nghèo trên toàn xã
con 108 hộ chiếm 6,2%
Trên đây là tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Hương Văn – huyện
Hương Trà - Huế. Mặc dù còn nhiều khuyết điểm, khó khăn song nhân dân xã
Hương Văn đã thi đua sản xuất, lập thành tích cao trong lao động sản xuất

ChươngII:

Kết quả nghiên cứu

1.Tổng quan về vấn đề thực hành
1.1. Năng lực và vị thế của người phụ nữ hiện nay:
Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “ nói phụ nữ là nói nũa phần xã
hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng mọt nủa loài người. Nếu
không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”. Giải phóng
phụ nữ, nâng cao năng lực thùa nhận vị thế vai trò của người phụ nữ trong xã hội là
mục tiêu quan trọng , một cuộc đấu tranh vô cùng gay go quyết liệt , dai dẳng diễn ra
trong mỗi con người mỗi gia đình và xã hội.
Hiện nay một nửa của xã hội vẫn đang phải gánh chịu nhiều thiệt thòi, họ chua
được đối xử một cách bình đẳng, thời gian dành cho công việc gia đình nội trợ, rồi đi
làm đã ngốn hết thời gian của họ để có thể tham gia vào các hoạt động khác của xã
hội. Thời gian phụ nữ được nghỉ ngơi sau khi làm việc là ít hơn nhiều so với nam
giới.


Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

12


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
So với nam giới thì phụ nữ vẫn còn phải chịu nhiều thiệt thòi, để phát triển đất
nước một cách toàn diện thì cần quan tâm hơn tới vấn đề bình đẳng giới, đảm bảo tốt
hơn cho người phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội. So với thời kì tước đổi
mới thì hiẹn nay vai trò và vị trí của người phụ nữ đã được tăng lên đáng kể, tuy
nhiên họ củng đang là đối tượng phải gánh chịu nhiều thiệt thòi của xã hội. Trình độ
nhận thức và hiểu biết của người phụ nữ đã được nâng lên, tỉ lệ phụ nữ ừ 10 tuổi trở
lên biết đọc biết viết chiếm 88%. Về bình đẳng giới củng đã được quan tâm, thừa
nhận vai trò và vị thế của người phụ nữ đó chính là việc cân bằng bình đẳng giới
trong xã hội. Ngoài ra các hoạt động chính lao động sản xuất thì phụ nữ cũng đã
được tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí khác.
Phụ nữ tham gia vào các cơ quan có thẩm quyền quyết định và cơ quan đại diện
chính trị cũng được tăng lên đáng kể. Hiện nay có 27,31% số đại biểu quốc hội là nữ,
phụ nữ củng được tham gia vào các công việc quan trọng của đất nước như xây dựng
văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước, liên quan đến phụ nữ và trẻ em … Hiện
nay số phụ nữ là đảng viên chiếm tỉ lệ trên 20%... Những sự tiến bộ đó khẳng định vai
trò và vị trí của phụ nữ trên nhiều mặt, học vấn, năng lực…
Tuy nhiên ở uỷ ban nhân dân các tỉnh số phụ nữ chỉ chiếm tỉ lệ 6,4% và ở các
cấp dưới còn thấp hơn . Tỷ lệ phụ nữ nắm cương vị lãnh đạo trong chính phủ trung
ương còn thấp chỉ chiếm tỷ lệ11% bộ trưởng, 7% trong số các thứ trưởng , 12% là
giám đốc, 12% là phó giám đốc
Như vậy để thấy được rằng hiện nay mặc dù đã được cải thiện và nâng cao tuy
nhiên năng lực và vị thế của người phụ nữ nói chung trong cả nước chưa được nâng
cao, phụ nữ dang phải gánh chịu nhiều trách nhiệm nhưng vai trò vị trí của họ lai còn

rất thấp.
Đó là tình hình phụ nữ nói chung trong cả nước, trở về với phụ nữ xã Hương Văn
để có cái nhìn cụ thể hơn về phụ nữ nông thôn Việt Nam. Ở vùng nông thôn Hương
Văn phụ nữ chiếm 50% dân số toàn xã nhưng công việc của họ lại chiêm 80% công
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

13


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
việc của gia đình. Phụ nữ nói chung đã khổ phụ nữ nông thôn còn khổ hơn. Về trình
độ của phụ nữ trong xã tuỳ theo từng độ tuổi khác nhau và có sự khác nhau tuy nhiên
hiện nay công tác giáo dục được quan tâm nên trình độ học vấn của người phụ nữ
củng được nâng lên . Hiện nay công việc của người phụ nữ không chỉ là người phụ nữ
với công việc “vặt” của gia đình mà đó chỉ là công việc ngoài giờ của họ.Bởi số ít phụ
nữ xã tham gia buôn bán thương nghiệp, số ít là nhân viên công chức nhà nước thì đại
đa số phụ nữ của xã suốt ngày “Bán mặt ho đất bán lưng cho tời”, mùa lúa chưa xong,
mùa lạc mùa sắn đã tới. Nhìn chung thời tiết trên địa bàn không mấy khắc nghiệt nên
hầu hết thời gian tong năm đều có công việc, thời gian rảnh rỗi dư thưà của người phụ
nữ là không có đặc biệt đối với phụ nữ nghèo và phụ nữ đông con. Nếu như có ít thời
gian rảnh rỗi trong năm không sản xuất trên đồng ruộng thì họ lại làm nón, họ tỉ mỉ
khéo léo đối với những chiếc nón lá xinh xinh.
Vào những dịp 8/3, 20/10 thì trong xã củng có tổ chức các hoạt động nhằm nâng
cao vai trò vị trí của họ. Nhưng phần nhiều là phụ nữ không tham gia hết mà chỉ cử
một số ít đại diện vì bận công việc một phần nhưng phần nhiều là do mặc cảm, hay
chưa quen với những hoạt động chung nên đã hạn chế sự tham gia của phụ nữ rất
nhiều. Nhưng nhìn chung phụ nữ nông thôn đặc biệt phụ nữ tham gia vào các cơ
quan cấp tỉnh là rất ít và hạn chế, ở cấp xã càng hạn chế hơn.
Phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn còn chiếm tỉ lệ tương đối cao
người phụ nữ chưa nhận thức được vai trò và vị trí của mình trong các chương

trình phát triển mặc dù đóng góp của họ cho gia đình và xã hội là rất lớn. Chính vì
vậy mà điều cần thiết là phải nâng cao vai tròvà tăng năng lực cho phụ nữ đặc biệt là
phụ nữ nông thôn có như vậy mới đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội, mới đưa đất
nước đi lên được.
Năng lực và vị thế hiện nay của người phụ nữ nói chung trong cả nước và ở xã
Hương Văn- Hương Trà- Huế nói riêng đã được nâng cao tuy nhiên nó vẩn đang ở

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

14


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
mức độ rất khiêm tốn chưa tương xứng với những đóng góp của họ cho đất nước.
Chính vì vậy mà cần đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc và nâng cao năng lực cho
người phụ nữ một cách toàn diện trên tất cả các mặt: Hoạt động học tập, lao động
sản xuất, vui chơi giải trí… có phát triển và giải phóng phụ nữ thì mới đảm bảo được
sự phát triển đi lên của CNXH một cách toàn diện đặc biệt là đối với việc phát triển
nông thôn cần phải nâng cao năng lực cho người phụ nữ đây là công việc cần thiết
và rất quan trọng, phát triển phụ nữ một cách toàn diện là mục tiêu trọng điểm của
quốc gia trong nhiều năm qua nhằm nâng cao vai trò và vị thế của người phụ nữ
1.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực và vị thế của phụ nữ trong
công tác phát triển nông thôn.
Chúng ta thấy rằng phụ nữ Việt Nam mà đại đa số là phụ nữ nông thôn đang phải
chịu rất nhiều thiệt thòi trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Họ là một phần của
lao động xã hội, góp phần quan trọng trong việc tạo ra thu nhập cũng như đẩy mạnh
tốc độ của tiến trình tăng trưởng kinh tế. Tham gia vào tất cả các lĩnh vực của lao
động sản xuất nhưng liệu có phải trên tất cả các mặt của đời sống họ điều nhận được
sự quan tâm đúng mức hay không. Không chỉ dừng lại ở việc có đáp ứng nhu cầu và
nguyện vọng của người phụ nữ mà thậm chí là trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau

phụ nữ đang gặp rất nhiều khó khăn: Bạo hành trong gia đình, không được hưởng
các nhu cầu mà mình mong muốn… Chính vì vậy mà người phụ nữ không phát huy
hết tiềm năng của mình.
Trong chương trình phát triển nông thôn đó chính là phải phát triển một cách
toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Bên cạch đẩy mạnh các hoạt động
sản xuất cần chú ý tới các hoạt động văn hoá - xã hội. Trong tất cả các hoạt động đó
cần lôi kéo phụ nữ tham gia , tham gia một cách nhiệt tình và đầy đủ.
Nếu không có phụ nữ thì cuộc sống sẻ như thế nào? Đời sống của con người
không thể tồn tại nếu như không có phụ nữ, và trong tất cả các hoạt động của đời
sống nếu không có phụ nữ thì sẻ kém phần thú vị và trong gia đình nếu thiếu đi tiếng
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

15


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
nói của người phụ nữ thì cuộc sống sẻ thật buồn chán và tẻ nhạt. Vậy tại sao phụ nữ
và một nữa dân số của thế giới, đóng góp của họ là vậy mà tại sao họ không được
hưởng và thực hiện những nhu cầu mà họ mong muốn .
Trong các chương trình phát triển nông thôn thì phụ nữ tham gia vào các hoạt
động sản xuất nông nghiệp và công nghiệp … nói chung họ tham gia vào tất cả các
hoạt động của đời sống xã hội. Ở xã Hương Văn qua tiếp cận với chị em phụ nữ
chúng tôi được biết:
Trong sản xuất nông nghiệp: Đây là hoạt động mà họ dành nhiều thời gian nhất,
đến vụ lúa thì phải đi cấy làm cỏ, chăm sóc , thu hoạch, sau đó lại làm lạc, làm đậu,
trồng sắn, như vậy phụ nữ họ không chỉ quanh quẩn ở nhà mà vẫn ra đồng làm việc
như những người đàn ông khác trong xã. Thậm chí họ còn làm việc nhiều hơn, đa
phần người đàn ông cho rằng công tác chăm sóc cây trồng là công việc của người
phụ nữ, họ không nghỉ rằng các mẹ các chị cũng muốn các ông bố ông chồng tham
gia cùng họ. Không chỉ dừng lại ở đó mà sau khi làm đồng về họ còn phải chăm sóc

gia đình, con cái …công việc của họ không kể hết thành tên nhưng nói chung là họ
cứ làm việc hết công việc này đến công việc khác. Trên đây chỉ là một ví dụ cho các
hoạt động người phụ nữ làm mà đặc biệt là phụ nữ nông thôn thuộc xã Hương Văn.
Việc nâng cao năng lực và vị thế cho người phụ nữ trong công tác phát triển
nông thôn đóng vai trò rất quan trọng. Năng lực của người phụ nữ được nâng cao sẻ
đảm bảo tốt hơn hiệu quả của công việc và đảm bảo được nhu cầu học hỏi của người
phụ nữ. Vị thế và năng lực nó thể hiện quyền lực của người đàn ông trong xã hội và
chính năng lực và vị thế củng chính là điều kiện để người phụ nữ khẳng định mình.
Nhưng người phụ nữ sẻ không thể thực hiện nó nếu như không có sự trợ giúp của
“cách mày râu” và toàn xã hội”.
Việc phát triển nông thôn cần thiềt phải gắn với việc nâng cao năng lực và vị thế
cho người phụ nữ có như vậy mới đảm bảo nông thôn phát triển bền vững và nông
thôn tiên tiến. Hiện nay hơn đâu hết phụ nữ đang phải chịu rất nhiều thiệt thòi là phụ
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

16


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
nữ nông thôn cái mà họ phải đối mặt đó chính là bất bình đẳng xã hội đó là rào cản
khiến người phụ nữ không được giải phóng.
Thông thường ở nông thôn thường quen sống với những tập tục và lệ làng chính
vì vậy mà trong các chương trình phát triển nông thôn bên cạnh việc nâng cao năng
lực và vị thế cho người phụ nữ thì cần phải xoá bỏ những tập tục lạc hậu đặc biệt là
các tập tục gây khó khăn cho người phụ nữ đồng thời lưu giữ các giá trị văn hoá tốt
đẹp của người phụ nữ nông thôn có như vậy mới khuyến khích người phụ nữ tham
gia tham gia vào các hoạt động xã hội và tham gia vào lao động sản xuất đạt hiệu
quả.
Khi người phụ nữ được thừa nhận tức là họ đã được đối xử một cách công bằng
thì khả năng mà họ nhiệt tình tham gia vào các hoạt động sẻ cao hơn và hiệu quả

hơn và hiệu quả của các hoạt động đó củng tốt hơn. Thừa nhận vai trò và vị thế của
người phụ nữ cũng chính là đua lại cho họ niềm tin.
Nông thôn là nơi tập trung nhiều dân cư sinh sống và củng là nơi tập trung nhiều
người phụ nữ nhất. Đa phần phụ nữ nông thôn là người “yếu thế”. Chính vì vậy mà
muốn họ cống hiến sức lực và tài lực vào công việc phát triển nông thôn thì trước
hết cần thà nhận vai trò và vị trí của họ.
Ở xã Hương Văn người phụ nữ củng vậy khi nói “họ được thừa nhận vai trò và vị
trí của mình thì họ nghỉ gì” ? khi được hỏi như vậy thì tất cả đều nói rằng: Sẻ làm
việc có hiệu quả hơn vì tụ tin vào hơn vào khả năng của mình , mạnh dạn tham gia
các hoạt động của xã hơn vì không có cảm giác tự ti, thiếu tự tin nữa…
Như vậy để thấy được rằng phát triển nông thôn là một trong những chương trình
phát triển quan trọng của quốc gia. Nhưng phải thùa nhận rằng nếu vai trò vị trí của
người phụ nữ được nâng cao thì khả năng mà họ đóng góp cho xã hội được nhiều
hơn. Nông thôn xã Hương Văn nói riêng và nông thôn cả nước nói chung sẻ phát
triển nhanh hơn, tạo đà chung cho cả nước phát triển đi lên hoà nhập vào sự phát
triển của thế giới.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

17


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
Một hạn chế cho các chương trình phát triển nông thôn xã Hương Văn đó chính
là việc không huy động hết nguồn nội lực tứ phía người dân mà đặc biệt là không
huy động hết được tiềm năng của người phụ nữ, không tạo cơ hội cho họ phát triển,
để được xã hội thừa nhận họ vẫn đang sống với những suy nghỉ trọng nam khinh nữ
của xã hội …
Từ việc phân tích trên ta thấy rằng viịec nâng cao năng lực và vị thế cho người
phụ nữ ở xã Hương Văn có ảnh hưởng rất lớn tới tiến trình phát triển đi lên của toàn
xã, nếu người phụ nữ được tăng năng lực và được xã hội thừa nhận nó sẻ là “điểm

nhấn” mạnh nhất cho các chương trình phát triển của xã Hương Văn. Nhưng ngược
lại nếu tiếp tục ở trong tình trạng hiện nay tức là vai trò vị trí của người phụ nữ
không được nâng cao thì nó sẻ làm cho nông thôn không phát triển đi lên được và xã
Hương Văn sẻ không có đuợc mối quan hệ bình đẳng giữa nữ và nam, nó sẻ kim
hảm rất nhiều sự phát triển của xã rất nhiều.
Chính vì vậy mà một trong những chính sách quan trong trong chương trình phát
triển nông thôn xã Hương Văn đó chính là việc tăng năng lực và vị thế cho người
phụ nữ. tăng cường năng lực và vị thế cho người phụ nữ trong các chương trình phát
triển nông thôn là rất quan trọng chính điều đó sẻ đảm bảo cho nông thôn xã Hương
Văn nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung phát triển đi lên. Việc tăng năng lực
và vị thế cho phụ nữ nông thôn là rất quan trong.
2. Tình hình phát triển nông thôn và việc nâng cao năng lực cho người phụ
nữ ở xã Hương Văn
2.1 Tình hình phát triển nông thôn ở xã Hương Văn
So với những năm trước thì hiện nay nông thôn xx Hương Văn đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Nhìn vào
bảng dưới đây có thể thấy tình hình phát triển nông thôn xã Hương Văn. Như vậy
nông thôn đã được đẩy mạnh phát triển trên tất cả các mặt của đời sống xã hội đặc
biệt là trong lĩnh vực kinh tế và xây dựng đã đạt được những thành tựu đáng kể.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

18


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
Nhưng kết quả đạt được nói trên đó là sự nổ lực của nhân dân toàn xã trong đó vai
trò đóng góp của người phụ nữ là rất to lớn trong các chương trình phát triển. Nhưng
thành tựu mà nhân dân toàn xã dật được dã góp phần nâng cao và cải thiện đời sống
cho nhân dân.
1 Các chỉ tiêu chủ yếu

2 Tổng sản lượng lương
thực
3 Tổng sản lượng lạc võ
4 Diện tích trồng sắn

KH2007
2067 tấn

TH2007
2107,8

Đạt%
101,9%

638 tấn

tấn
664,7

104%

tấn
90 ha

+ 10%

80 ha

KM94
5 Bê tông kinh mương


2km

1,3km

65%

thuỷ lợi
6 Tổng thu ngân sách

3969

2364,5

59,5%

Trong đó: cố định

triệu
125

triệu
127,9

102,3%

7 Gía trị một ha cach tác
8 Tỷ lệ phát triển dân số
Giảm tỷ lệ sinh con thứ ba


triệu
30 triệu
1,15%
24%

triệu
28 triệu
1,02%
21,9%

-0,13%
-2,1%

xuống
9 Tỷ lệ trẻ em suy dinh

17,5%

16,8%

-0,7%

dương
10 Tỷ lệ hộ dùng nước

35%

18,7%

-16,3%


máy
11 Tỷ lệ hộ có hố xí
Trong đó hố xí xây
12Tỷ lệ hộ dùng điện
13 Tỷ lệ giảm hộ nghèo

100%
45%
99,5%
1,2%

90,3%
50,5%
98,6%
1,4%

-9,7%
+4,5%
-0,9%
0,2%

35

35%

14 Giải việc

làm và


năm
100

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

19


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
XKLĐ
Trong đó xuất khẩu lao

người
20-25

động
Bê tông GT nông thôn loại

người
2km

người
0
3km

0%
150%

2m
Tuy nhiên nhìn vào bảng thống kê trên ta củng có thế nhìn thấy được những mặt

mà nông thôn xã Hương Văn chưa đạt được : Trong xã vẫn nhiều hộ gia đình chưa
dùng điện trong khi đó một trong những mục tiêu quan trọng của phát triển nông
thôn đó là điệ khí hoá thế nhưng một số gia đình trong xã vẫn chưa có điều kiện để
dùng điện, hố xí xây chỉ mới bảm bảo 50,5% như vậy là còn quá ít và nó sẻ ảnh
hưởng tới đời sống sức khoẻ của bà con. Trong xã vẫn còn hộ gia đình nghèo tuy số
lượng không nhiều nhưng nó cũng cản trở sự phát triển của xã, cần phải đẩy mạnh
công tác xoá đói giảm nghèo trong toàn xã …
Ngoài những nhận xét trên thì nhìn chung nông thôn xã còn nhiều hạn chế
chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của vùng. Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác
phát triển bằng việc huy động mọi tiềm năng của xã đặc biệt là tạo điều kiên cho
người phụ nữ phát huy những năng lực của mình.
2.2. Việc nâng cao năng lực cho phụ nữ xã Hương Văn
Phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Hương Văn nói riêng đang phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn, điều đó có thể được thấy như sau: 34% phụ nữ
nông thôn phải làm việc ngay sau khi sinh số đáng buồn vừa được uỷ ban quốc gia
vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đưa rảưtong buổi toạ đàm công tác tuyên truyền
bình đẳng giới, chỉ có 1,6% phụ nữ nông thôn được nghỉ ngơi từ 120 ngày trở lên
sau khi sinh. Như vậy để thấy rằng sức khoẻ sinh sản của phụ nữ nông thôn chưa
được bảo đảm. Không chỉ có vậy mà bạo lực gia đình cũng có ảnh hưởng tới đời
sống tinh thần và sức khoẻ của người phụ nữ. Hơn 21% phụ nữ cho rắng đã từng bị
chồng chửi mắng gần 6% bị chồng đánh

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

20


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
Chúng ta nhìn thấy một thực tế rằng phụ nữ chỉ có thể phát huy đầy đủ các
tiềm năng của họkhi họ cảm nhận được các giá trị bản thân và tụ tin vào năng lực

của mình, thì khi đó họ sẻ tạo ra được những thay đổi cho bản thân vì hiện nay phụ ữ
trong quốc hội chiếm tỷ lệ 27% nhưng con số này chua tương xứng với năng lực và
đóng góp thực tế của họ, số người có trình độ ĐH- CĐ là 37%, nữ tiến sĩ là 20%,
phó giáo sư là 6,7%.
Nhân dịp 8/3, Bộ y tế CSVN thú nhận rằng: “Gần 90% phụ nữ nông thôn Việt
Nam không biết đến khám sức khoẻ là gì, phụ nữ nông thôn Việt Nam thường xuyên
làm việc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, trong điều kiện tiếng ồn vượt quá 46,5%
cho phép và khói bụi vượt qúa tiêu chuẩn 10%”. Bộ y tế cũng thú nhận thêm rằng:
“Phụ nữ nôngthôn là những người thiệt thòi về sức khoẻ nhiều nhất nhưng cũng ít
được chăm sóc y tế nhất: Có 26,2% phụ nữ nông thôn đi phun hoá chất bảo vệ thực
vật, vẫn dùng những hoá chất bị cấm như Monitor, Wolfatox, nhiều chị cũng đi phun
ngay cả khi đang mang thai, đang có kinh nguyệt hoặc cho con bú.
Vụ y tế dự phòng cũng thống kê được con số 68,8% phụ nữ phun hoá chất bảo vệ
thực vật có dấu hiệu bị nhiễm độc: 10% chị bị sẩy thai, phụ nữ nông thôn là đối
tượng bị tai nạn lao động nhiều nhất, ước tính 130/100000 (58,3% là tai nạn lao
động )
Như vậy để thấy được rằng không chỉ có năng lực mà vai trò của người phụ
nữ trong xã hội cũng thấp kém hơn nhiều so với nam giới.
2.2.1. Những đóng góp của phụ nữ trong các hoạt động của xã
Phụ nữ Việt Nam với trưyền thống yêu nước, cần cù sáng tạo trong lao động
sản xuất là người mẹ, người vợ mẫu mực của những đứa con, người thân trong mỗi
gia đình. Phát huy tinh thần đó phụ nữ xã Hương Văn thi đua tích cực học tập hưởng
ứng phong trào thi đua yêu nước “phụ nữ tích cực học tập – lao đọng sản xuất- xây
dựng gia đình hạnh phúc”, qua các chương trình thì phụ nữ xã Hương Văn đã có

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

21



Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
nhưng đóng góp to lớn trong tiến trình phát triển nông thôn của xã Hương Văn được
thể hiện qua các điểm sau:
2.2.1.1 Những đóng góp của phụ nữ vào sự tăng trưởng kinh tế và những
thành tựu tiến bộ trong lĩnh vực văn hoá xã hội của địa phương:
Phụ nữ xã Hương Văn là đội tiên phong trong phong trào vượt khó, khắc
phục mọi khó khăn thách thức, cần cù trong lao động sản xuất. Tích cực chuyển đổi
giống cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vận động chồng con, người
thân tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HDH phát triển mô hình
trang trại và sản xuất quy mô lớn, thực hiện tốt công tác giảm nghèo, có kế hoạch
giúp đở các hộ nghèo, giúp đỡ 35 chị thoát nghèo.
Trong công tác chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ môi trường: Chị em phụ nữ xã
Hương Văn đã có những đóng góp đáng kể, trong công tác xây dựng gia đình “ấm
no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” gắn với việc xây dựng gia đình văn hoá, lực
lượng phụ nữ đóng vai trò nòng cốt có trách nhiệm chăm sóc gia đình và con cái
phát triển một cách toàn diện.
Với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta “ lá lành đùm lá rách”, “uống nước
nhớ nguồn” chị em phụ nữ đã tham gia tích cực bằng cách góp ngày công, tiền, hiện
vật đẻ xây dựng tặng một ngôi nhà tình thương
Phụ nữ xã Hương Văn đã có những đóng góp đáng kể trong việc phát triển
kinh tế, cụ thể là thu nhập bình quân đầu người tăng (2000 là 1,8 triệu đồng đến năm
2005 là 3 triệu đồng) tăng 1,2 triệu đồng/người/năm
2.2.1.2. Những đóng góp của phụ nữ trong công tác xây dựng Đảng, Chính
quyền và công tác Quốc phòng- An ninh:
Phụ nữ xã đã tham gia vào các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội, vận
động người thân trong gia không phạm tội, tham gia tích cực trong việc xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29


22


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
địch, giữ gìn trật tự an toàn xã hội góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc que
hương đất nước.
Tỷ lệ Đảng viên là nữ ngày càng nhiều, phụ nư đã phần nào khẳng định được
vai trò và vị thế của mình. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào bộ máy của Đảng và Nhà
Nước ngày càng tăng, chị em đã phát huy được quyền làm chủ của mình, tham gia
đóng góp ý kiến trong việc xây dựng Dảng trong sạch vững mạnh.
Như vậy để thấy được rằng tại xã Hương Văn huyện Hương Trà Thừa Thiên
Huế, thì người phụ nữ đã tham gia vào tất cả các hoạt động, góp phần quan trọng
vào việc phát triển kinh tế xã hội của xã.
2.2.2. Việc nâng cao năng lực cho phụ nữ xã Hương Văn
Nhìn chung thì xã Hương Văn đã rất chú ú tới việc nâng cao năng lực cho
người phụ nữ, tuy nhiên chưa đạt được nhiều kết quả mong đợi, để nâng cao năng
lực và vị thế cho người phụ nữ thì xã đã tổ chức các hoạt động sau.
2.2.2.1 Tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, phù hợp hổ trợ phụ nữ phát huy
tiềm năng phấn đấu vì mục tiêu bình đẳng và tiến bộ của phụ nữ:
Đó chính là tạo điều kiện hổ trợ để phụ nữ nâng cao năng lực trình độ về mọi
mặt. Đó là tổ chức các buổi tập huấn, sinh hoạt hội đã tổ chức 7/7 chi hội học tập
nghị quyết của Đảng các cấp, nghị quyết của hội cấp trên thu hút 1046 hội viên tham
gia đạt tỷ lệ 85,5%. Tổ chức bài viết tìm hiểu về luật hôn nhân và gia đình 138 bài,
luật phòng chống ma tuý có 60 bài, luật an toàn giao thông có 140 bài có 58 bài viết
về chủ đề sống mãi phẩm chất anh bộ đội cụ hồ.
Ngoài ra thì hội còn tổ chức 3 hội thi, 6 buổi nói chuyện về giới, phụ nữ với việc
phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Nhân dịp
ngày lễ trọng đại của đất nước, kỉ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3, 20/10, 30 ngày giải
phóng quê hương hội đã tổ chức bnhiều hoạt động như mit tinh, thể dục thể thao,
tham gia thể dục thể thao tại huyện. Ngoài ra hội còn cử các thành viên tham gia các


Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

23


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ hội về phòng chống bạo lực gia
đình đối với phụ nữ…
2.2.2.2 Tổ chức hổ trợ phụ nữ nghèo xây dựng gia đình hạnh phúc:
Công tác chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ là công tác quan trọng hàng đầu của hội
liên hiệp phụ nữ xã, qua 5 năm đã có 1030 hội viên mua thẻ bảo hiểm y tế, 576 mua
bảo hiêm CNKH chiếm tỷ lệ 57,3%. Nhìn chung công tác giảm nghèo được chú
trọng với tinh thần lá lành đùm lá rách phụ nữ xã Hương Văn đã giúp đở các chị xây
dựng gia đình hạnh phúc.
2.2.2.3. Tạo điều kiện để phụ nữ nghèo vươn lên làm giàu chính đáng
Nhằm tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ tầng bước nâng cao chất lượng cuộc
sống, khắc phục những khó khăn của gia đình, tạo việc làm tăng thu nhập một cách
có hiệu quả , bằng tinh thương trách nhiệm đã giúp nhau bằng nhiều hình thức như
170 con giống cây trồng, trao đổi chia sẻ kinh nghiêm sản xuất, giúp nhau hàng ngàn
ngày công để dần đẩy lùi những khó khăn, nghèo khổ tiến đến đủ ăn và đảm bảo
cuộc sống gia đình, trong đó có các chị như: Lê Thị Huệ, Nguyễn Thị Gái, Trần Thị
Mai, Lê Thị Lan ở Giáp Thượng, Đặng Thị Cúc, Ngô Thị Tâm ở Bàu Đưng, Cao Thị
Yến, Nguyễn Thị Tý ở Giáp Trung … Ngoài ra còn có nguồn vốn của tổ chức NAV
là 81803000 đồng, giải quyết cho 586 chị vay vốn vệ sinh môi trường , 9 triệu đồng
để giải quyết cho 35 chị xây dựng hố xí hợp vệ sinh.
Trên đây là các hoạt động nhằm nâng cao nâng lực cho người phụ nữ tuy nhiên
kết quả đạt được không như mong đợi bởi trên thực tế qua tiếp xúc với người dân
trên địa bàn thì khả năng mà họ gặp phải những khó khăn những khó khăn trong
cuộc sống là rất lớn, phụ nữ xã vẫn là những người ngoan ngoãn ngày làm việc

ngoài đồng về nhà còn phải chăm lo công việc gia đình. Nhìn chung là chưa thoát ra
khỏi tình trạng chung của phụ nữ nông thôn trong cả nước đó là bạo lực gia đình
những rủi ro trong cuộc sống mà họ gặp phải … quyền lợi của người phụ nữ chưa
được quan tâm xác đáng.
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

24


Báo cáo thực tập: Phát triển nông thôn với việc nâng cao năng lực cho người phụ nữ
Hiện nay phụ nữ nông thôn xã Hương Văn đang sống trong vùng chịu ảnh hưởng
rất nhiều của nhà máy xi măng Luxvasi tiếng ồn, bụi baanr và cả công việc mà hộ
tham gia vào cơ quan khi mùa thu hoạch đã rãnh rỗi. Nghĩa là những việc đảm bảo
quyền lợi và hạnh phúc của người phụ nữ chưa được đáp ứng một cách thiết thực.
Ngoài những công việc chính thì vào những lúc rãnh rỗi họ còn tham gia vào công
việc khác để tạo thu nhập cho gia đình như công nhân mùa vụ cho nhà máy xi măng,
tham gia làm thêm cho các công trình xây dựng như: phụ hồ làm nón vào những
ngày mưa, nhàn rỗi … có nghĩa là họ tận dụng mọi thời gian mà họ có thể có để tạo
thu nhập cho gia đình, để đảm bảo cuộc sống cho gia đình của mình.
Người phụ nữ người mẹ trong gia đình còn pgải chịu nhiều khổ cực từ chính bản
thân gia đình của mình trong cuộc tiếp xúc với gia đình chị Lê Thị Lan chúng tôi
được biệt là : gia đình chị thuộc dạng bình thường trong thôn Giáp Thượng, thu nhập
chủ yếu dụă vào sản xuất nông nghiệp, vào những thời gian rãnh thì chị và con gái
thường làm nón để tạo thêm thu nhập … vào những lúc bình thường thì không sao
còn hki nào chồng chị có uống đôi chén thì chị và con gái thường bị chồng chửi
mắng . Nhiều lúc chị rất buồn nhưng không biết làm sao, đó là những lúc uống rượu
vào còn những lúc không hài lòng với công việc chị có góp ý thì anh lại cho rằng
dàn bà biết gì mà nói”. Trong quá trình làm việc tiếp xúc với một số chị khác thì các
chị cho rằng bị chồng chửi mắng một hai lần là việc bình thường trong đời sống gia
đình là không thể tránh khỏi.

Như vậy để thấy được rằng thật là đối lập với những gì họ đã đóng góp cho gia
đình và xã hội, nhưng bản thân mình họ chăng nhận được gì, cuối cùng họ cũng chỉ
là những người phụ nữ ngoan ngoãn nghe theo lời chồng, người mẹ cồng lưng suốt
đời lo cho con cái.
Trên thực tế tại địa bàn thì năng lự của người phụ nữ vẫn chưa được nâng cao
khả năng mà họ tham gia vào các đợt tập huấn, tuyên truyền nâng cao năng lực chỉ
là một số ít đại diện chị em phụ nữ còn dại đa số chỉ biết ngày ra đồng, về nhà lại
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Nguyệt Lớp CTXH K29

25


×