Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

thiết kế quy họach hệ thống tưới hồ trà co

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.22 MB, 145 trang )

Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

LỜI CÁM ƠN!
Trải qua thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp, nhờ sự giúp đỡ, chỉ bảo
tận tình của thầy hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Hoàng và các thầy cô trong trường,
đến nay em đã hoàn thành những nhiệm vụ đã đặt ra với đề tài “Thiết kế Quy
hoạch hệ thống tưới hồ Trà Co thuộc 2 xã Phước Tân và Phước Tiến huyện Bác Ái,
tỉnh Ninh Thuận”.
Trong quá trình làm đồ án, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân còn có sự
trao đổi giúp đỡ của các bạn trong lớp. Vì thời gian có hạn mà nội dung cần giải
quyết tương đối nhiều, được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn em đã giải quyết
những vấn đề cơ bản và tương đối hoàn chỉnh.
Trong thời gian làm đồ án đã giúp em cũng cố lại kiến thức được học trong 5
năm học và rèn luyện tại trường Đại học Thủy Lợi. Vì kiến thức còn nhiều hạn chế
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất momg nhận được sự đóng góp
của thầy cô, bạn bè để em có thể hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, bộ
môn Thủy Nông, và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án này.
Trong quá trình làm đồ án không thể tránh khỏi những sai sót, mong các thầy cô
giáo trong bộ môn chỉ bảo, góp ý kiến để em cũng cố thêm kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ninh Thuận, ngày 15 tháng 4 năm 2010

Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 1



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................................................................... 1
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................................. 2
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................... 6
PHẦN THỨ NHẤT: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
Chương 1: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH THẾ - XÃ HỘI
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HỆ THỐNG
1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................................................................ 9
1.1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................................................................................... 9
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng ................................................................................................................... 10
1.1.4. Đặc điểm thủy văn sông ngòi ................................................................................................................. 14
1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng đất đai ................................................................................................................. 14
1.2. TÌNH HÌNH DÂN SINH KINH TẾ VÀ CÁC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN CỦA
KHU VỰC
1.2.1. Tình hình dân sinh ........................................................................................................................................... 16
1.2.2. Tình hình kinh tế ............................................................................................................................................... 17
1.2.3. Các yêu cầu phát triển kinh tế của khu vực ................................................................................ 18
1.3. HIỆN TRẠNG THỦY LỢI VÀ NHIỆM VỤ QUI HOẠCH THỦY LỢI CHO
KHU DỰ ÁN
1.3.1. Hiện trạng thủy lợi .......................................................................................................................................... 19
1.3.2. Nhiệm vụ qui hoạch thủy lợi cho khu dự án .............................................................................. 20
PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG TÍNH TOÁN
Chương 2: TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC
2.1. TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG CỦA KHU VỰC
2.1.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán ...................................................................................... 21

2.1.2. Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính toán ............................................................. 21
2.1.3. Tính toán mô hình mưa vụ thiết kế ................................................................................................... 22
2.1.4. Tính toán bốc hơi và bốc hơi phụ thêm khi có hồ ................................................................. 32
2.1.5. Xác định các đặc trưng khí tượng khác (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió …) ...........34
2.2. TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ THỦY VĂN CỦA KHU VỰC
2.2.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán ...................................................................................... 34
2.2.2. Tính toán dòng chảy năm thiết kế ...................................................................................................... 35
2.2.3. Tính toán dòng chảy lũ thiết kế ............................................................................................................ 40
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 2


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

2.2.4. Tính toán dòng chảy bùn cát ................................................................................................................... 45
Chương 3: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH THỦY LỢI
VÀ BỐ TRÍ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH CHO KHU VỰC
3.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH THỦY LỢI
3.1.1. Mục đích, ý nghĩa ............................................................................................................................................ 48
3.1.2. Nội dung nghiên cứu đề xuất phương án qui hoạch thủy lợi .......................................48
3.2. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH ĐẦU MỐI
3.2.1. Mục đích, ý nghĩa ............................................................................................................................................ 48
3.2.2. Lựa chọn hình thức lấy nước và vị trí công trình đầu mối..............................................49
3.2.3. Phương án công trình đầu mối .............................................................................................................. 49

3.3. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN HỆ THỐNG KÊNH VÀ CÔNG
TRÌNH TRÊN KÊNH
3.3.1. Nghiên cứu đề xuất phương án hệ thống kênh ........................................................................ 50
3.3.2. Nghiên cứu đề xuất phương án các công trình trên kênh ................................................53
3.4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ
3.4.1. Nhà quản lý ........................................................................................................................................................... 60
3.4.2. Công trường .......................................................................................................................................................... 60
3.4.3. Đường quản lý .................................................................................................................................................... 60
Chương 4: TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG NƯỚC CỦA HỆ
THỐNG
4.1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ NỘI DUNG TÍNH TOÁN
4.1.1. Mục đích, ý nghĩa ............................................................................................................................................ 61
4.1.2. Nội dung tính toán ........................................................................................................................................... 61
4.1.3. Phương pháp tính toán chế độ tưới cho các loại cây trồng ............................................ 61
4.2. TÍNH TOÁN LƯỢNG BỐC HƠI MẶT RUỘNG
4.2.1. Mục đích, ý nghĩa ............................................................................................................................................ 63
4.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến bốc hơi mặt ruộng ........................................................................ 63
4.2.3. Các phương pháp tính toán lượng bốc hơi mặt ruộng ....................................................... 63
4.2.4. Tính toán lượng bốc hơi nước mặt ruộng ..................................................................................... 66
4.3. BỐ TRÍ CƠ CẤU CÂY TRỒNG
4.3.1. Mục đích, ý nghĩa ............................................................................................................................................ 69
4.3.2. Các chỉ tiêu cơ lý đất ..................................................................................................................................... 69
4.3.3. Cơ cấu và thời vụ cây trồng ..................................................................................................................... 69

Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 3



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

4.4. TÍNH TOÁN CHẾ ĐỘ TƯỚI CHO CÁC LOẠI CÂY TRỒNG, CHẾ ĐỘ
TƯỚI CỦA HỆ THỐNG
4.4.1. Hình thức canh tác, cơ sở và phương pháp tính toán, các tài liệu tính toán ....70
4.4.2. Tính toán chế độ tưới cho cây Mía .................................................................................................... 73
4.4.3. Tính toán chế độ tưới cho cây Bông vụ khô .............................................................................. 81
4.4.4. Tính toán chế độ tưới cho cây Thuốc lá vụ mùa .................................................................... 86
4.4.5. Tính toán chế độ tưới cho hệ thống ................................................................................................... 89
4.5. TÍNH TOÁN XÁC ĐỊNH NHU CẦU DÙNG NƯỚC CỦA HỆ THỐNG
4.5.1. Mục đích, ý nghĩa ............................................................................................................................................ 95
4.5.2. Các tài liệu liên quan dùng trong tính toán ................................................................................. 95
4.5.3. Tính toán lưu lượng thiết kế .................................................................................................................... 95
Chương 5: THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH VÀ TÍNH TOÁN KHỐI
LƯỢNG
5.1. TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC
5.1.1. Mục đích, ý nghĩa ......................................................................................................................................... 102
5.1.2. Nhu cầu nước của nông nghiệp ......................................................................................................... 102
5.1.3. Nhu cầu nước của chăn nuôi ................................................................................................................ 103
5.1.4. Nhu cầu nước của sinh hoạt ................................................................................................................. 104
5.1.5. Nhu cầu nước của hệ thống .................................................................................................................. 104
5.1.6. Tính toán cân bằng nước của hệ thống ........................................................................................ 105
5.2. ĐIỀU TIẾT HỒ CHỨA
5.2.1. Mục đích, ý nghĩa ......................................................................................................................................... 106
5.2.2. Nguyên lý tính toán điếu tiết hồ ........................................................................................................ 106
5.2.3. Xác định các đặc trưng địa hình hồ chứa .................................................................................. 107
5.2.4. Xác định mực nước chết và dung tích chết .............................................................................. 108

5.2.5. Các tài liệu liên quan đến tính toán điếu tiết hồ ................................................................... 109
5.2.6. Tính toán điều tiết hồ chứa năm bằng phương pháp lập bảng .................................110
5.2.7. Tính toán mực nước dâng bình thường ....................................................................................... 112
5.3. THIẾT KẾ CỐNG NGẦM LẤY NƯỚC DƯỚI ĐẬP ĐẤT
5.3.1. Những vấn đề chung ................................................................................................................................... 113
5.3.2. Thiết kế kênh hạ lưu ................................................................................................................................... 119
5.3.3. Tính khẩu diện cống ................................................................................................................................... 120
5.3.4. Kiểm tra trạng thái chảy và tính toán tiêu năng ................................................................... 124
5.3.5. Chọn cấu tạo cống ........................................................................................................................................ 128
5.3.5. Tính toán kết cấu cống .............................................................................................................................. 130
5.4. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CỐNG
.......................................................................................................................................................................................................

Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 4

135


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Chương 6: XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN
6.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TÍNH TOÁN KINH TẾ
.......................................................................................................................................................................................................


137

6.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN
6.2.1. Nội dung tính toán ........................................................................................................................................ 137
6.2.2. Phương pháp tính toán .............................................................................................................................. 137
6.3. TÍNH TOÁN CHI PHÍ CHO DỰ ÁN .............................................................................................. 138
6.3.1. Tính tổng mức đầu tư ban đầu của dự án .................................................................................. 138
6.3.2. Chi phí quản lý vận hành ........................................................................................................................ 138
6.4. THU NHẬP THUẦN TÚY CỦA DỰ ÁN
.......................................................................................................................................................................................................

139

6.5. TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH TẾ
6.5.1. Chỉ tiêu giá trị thu nhập ròng hiện tại – Net present Value (NPV) ......................139
6.5.2. Hệ số nội hoàn – Internal Rate of Return (IRR) ..................................................................140
6.5.3. Tỷ số thu nhập với chi phí B/C – Benefit Cost Ratio ( BCR) .................................. 141
6.6. THỜI GIAN HOÀN VỐN CỦA DỰ ÁN
.......................................................................................................................................................................................................

141

6.7. XÁC ĐỊNH ĐỘ NHẠY CẢM CỦA DỰ ÁN
.......................................................................................................................................................................................................

142

6.8. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
6.8.1. Hiện trạng môi trường trước khi có dự án ................................................................................ 143
6.8.2. Ảnh hưởng của môi trường khi có dự án ................................................................................... 143

6.8.3. Diễn biến của môi trường ....................................................................................................................... 144
6.8.3. Biện pháp khắc phục ................................................................................................................................... 145
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN
.......................................................................................................................................................................................................

146

CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
.......................................................................................................................................................................................................

Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 5

147


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ QUY HOẠCH HỆ THỐNG TƯỚI HỒ TRÀ CO
HUYỆN BÁC ÁI – TỈNH NINH THUẬN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S NGUYỄN VĂN HOÀNG
SINH VIÊN : LÊ THỊ HỒNG CHIÊU
LỜI MỞ ĐẦU
Khu vực dự án hồ chứa nước Trà Co thuộc 2 xã Phước Tân và Phước Tiến –

Huyện Bác Ái - Tỉnh Ninh Thuận.Khu tưới một phần thuộc xã Phước Tân, phần lớn
thuộc xã Phước Tiến.Giới hạn của khu tưới là vùng đồng bằng nằm kẹp giữa suối
Trà Co và Sông Cái.Dân cư sống trong vùng phần lớn là dân tộc RắcLây sống chủ
yếu bằng nghề làm rẫy,ruộng canh tác trên các thềm sông bậc I, bậc II dọc sông,
nhưng rất thiếu nước mùa màng bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, đời
sống kinh tế rất khó khăn và văn hóa thấp.
Vì vậy xuất phát từ nhu cầu cần nước nên việc đầu tư xây dựng hồ chứa nước
Trà Co là rất cần thiết.Dự án hồ chứa nước Trà Co sau khi được thực hiện sẽ khai
thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nước của suối Trà Co, tưới tự chảy cho 942 ha
đất.Góp phần điều hòa lượng nước, cải tạo môi trường sinh thái ở vùng khô hạn và
cung cấp đủ nhu cầu cho nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho năng suất
cao, cải thiện đời sống nhân dân trong khu vực.
Em nhận Đề tài tốt nghiệp: “ Thiết kế quy họach hệ thống tưới hồ Trà Co –
Huyện Bác Ái – Tỉnh Ninh Thuận”.Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn
Văn Hoàng. Để thiết kế hệ thống tưới nhằm cung cấp đủ nước cho nhu cầu sản xuất
hiện nay, nội dung đồ án gồm 6 chương:
- Chương 1: Tình hình chung của vùng dự án
- Chương 2: Tính toán các yếu tố khí tượng thủy văn của khu vực
- Chương 3: Phương án quy họach, bố trí tổng thể công trình
- Chương 4: Tính toán xác định nhu cầu dùng nước của hệ thống
- Chương 5: Thiết kế hệ thống công trình và tính tóan khối lượng
- Chương 6: Xác định hiệu quả kinh tế của dự án
Em xin chân thành cảm ơn nhà trường, khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, bộ môn
Thủy Nông, và các thầy cô giáo đã tạo điều kiện để em hoàn thành đồ án này. Trong
quá trình làm đồ án không thể tránh khỏi những sai sót,mongcác thầy cô giáo trong
bộ môn chỉ bảo, góp ý kiến để em cũng cố thêm kiến thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N


Trang 6


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

PHẦN THỨ NHẤT

TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC
CHƯƠNG 1
PHẦN 1: TÌNH HÌNH CHUNG CỦA KHU VỰC DỰ ÁN
1.1: Điều kiện tự nhiên của hệ thống
1.1.1. Vị trí địa lý
Dự án hồ chứa nước Trà Co thuộc 2 xã Phước Tân và Phước Tiến - Huyện
Bác Ái - Tỉnh Ninh Thuận
Khu dự án được chia làm 2 vùng :
Vùng 1 : Dự kiến xây dựng hồ chứa nước Trà Co trên thượng nguồn suối Trà
Co thuộc địa phận xã Phước Tân
Vùng 2 : Khu tưới của hồ chứa nước Trà Co là một vùng đồng bằng
nằm kẹp giữa suối Trà Co và sông Cái. Một phần của khu tưới thuộc địa phận
xã Phước Tân, phần lớn diện tích còn lại thuộc địa phận xã Phước Tiến.
Phía Bắc của dự án giáp dãy núi cao của xã Phước Tân
Phía Đông của dự án vùng lòng hồ giáp dãy núi cao của xã Phước Tiến, khu
tưới giáp suối Trà Co.
Phía Tây và Phía Nam của dự án giáp Sông Cái.
Toạ độ địa lý của vùng dự án :
Từ 108o48’ đến 108o50’ Kinh độ Đông.
Từ 11o13’ đến 11o15’ Vĩ độ Bắc.


Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 7


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

1.1.2. Đặc điểm địa hình
1.1.2.1) Đặc điểm địa hình vùng 1 (Khu tưới của hồ chứa nước Trà Co)
- Hồ chứa nước Trà Co nằm giữa các dãy núi cao, Phía Đông là dãy núi
Tiacmong, núi Yabô, Núi Mavô, núi Ya biô (+1220m), phía Tây là dãy núi đá đen,
núi Fgiagog, Núi A sai, phía Bắc là dãy núi Tha Ninh (+1020m), Tara Nhin và núi
Ma rai (+1636m), núi Mavia
- Địa hình lòng hồ là vùng lòng chảo, mở rộng phía hạ lưu, phía thượng lưu
nhỏ dần. Suối chính nằm sát giữa hai dãy núi cao. Vùng lòng hồ có ba yên ngựa có
cao trình thấp, yên thấp nhất có cao trình +152,4m, nên ngoài đập chính phải xây
dựng thêm ba đập phụ nhỏ.
1.1.2.2) Đặc điểm địa hình vùng 2 (Khu tưới của hồ chứa nước Trà Co)

Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 8



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Khu tưới hồ chứa nước Trà Co là một vùng tương đối bằng phẳng nằm kẹp
giữa suối Trà Co và Sông Cái, giới hạn từ cao độ +118 đến +138.
Với đặc điểm là dải đất dạng thung lũng ven sông, nên khu tưới của hồ Trà
Co có những đặc điểm như sau :
- Khu tưới có cao độ cao, độ dốc địa hình lớn.
- Hướng dốc địa hình từ Tây Bắc sang Đông Nam.
- Mặt bằng bị chia cắt nhiều bởi các suối tự nhiên.
Với đặc điểm địa hình như trên khu tưới vừa có yếu tố thuận lợi vừa có
những yếu tố không thuận lợi cho việc bố trí hệ thống kênh mương.
1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng
1.1.3.1. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu vùng dự án nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa bình
quân nhỏ nhất trên lưu vực vào khoảng 1500 mm. Biến trình mưa hàng năm chia
làm hai mùa rõ rệt : mùa khô và mùa mưa. Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8,
trong thời kỳ này vào tháng 5,6 xuất hiện những trận mưa lớn gây nên lũ gọi là lũ
tiểu mãn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, tuy có 4 tháng mùa mưa nhưng
lượng mưa chiếm từ 70% đến 80% lượng mưa cả năm, lượng mưa lớn tập trung
nhiều nhất vào hai tháng 10 và 11. Lượng mưa lớn cường độ mạnh dễ gây nên lũ
lớn thông thường lũ lớn thường xảy ra nhiều nhất vào 2 tháng 10 và tháng 11.
1.1.3.2. Đặc điểm khí tượng
1. Nhiệt độ không khí
Lưu vực nghiên cứu được thừa hưởng chế độ bức xạ mặt trời nhiệt đới có cân
bức xạ trong năm luôn luôn dương và ít biến động mang tính nhiệt đới rõ rệt. Chênh
lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ tháng nóng nhất và nhiệt độ tháng nhỏ nhất từ 5 - 6 0C.
Nhiệt độ trung bình ngày hầu như vượt trên 250C trừ một số ngày chịu sâu ảnh hưởng

của gió mùa cực đới.
Bảng phân phối các đặc trưng nhiệt độ không khí ( Bảng 1-1)
Tháng

I

Tcp (0C)

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

24.6 25.8 27.2 28.4 28.7 28.7 28.6

29.0

27.3 26.6 25.9 24.6 27.1


Tmax ( C) 33.5 35.2 36.2 36.6 38.7 40.5 39.0

38.9

36.5 34.9 34.5 34.0 40.5

Tmin(0C)

21.2

20.8 19.3 16.9 14.2 14.2

0

15.5 15.6 18.9 20.7 22.6 22.5 22.2

Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

X

XI

XII

Năm

Trang 9



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

2. Độ ẩm không khí
Do hoàn lưu quanh năm, gió đều có hướng từ biển thổi vào nên mặc dù gặp
không khí cực đới hay Tín phong Bắc bán cầu thì lượng hơi nước trong không khí
cũng không nhỏ. Độ ẩm ven biển luôn luôn đạt trên 70%. Từ tháng 5 đến tháng 8 độ
ẩm thấp nhất xấp xỉ 75% do kết quả của hiệu ứng Fơn. Từ tháng 9 đến tháng 10 độ
ẩm tăng nhanh và giảm dần từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Độ ẩm không khí
tương đối trung bình và độ ẩm tương đối thấp. Độ ẩm tương đối lớn nhất hàng
tháng đều đạt tới Umax = 100%
Bảng phân phối các đặc trưng độ ẩm tương đối ( Bảng 1-2)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII


IX

X

XI

XII

Năm

Ucp (%)

69 70 70 73 78

76

76

71

80

83

78

72

75


Umin(%)

20 24 14 22 28

26

24

26

23

39

38

16

14

3. Nắng
Thời kỳ nhiều nắng từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, số giờ nắng trung bình
lớn hơn 200 giờ/ tháng, thời kỳ từ tháng 6 đến tháng 11 số giờ nắng trung bình từ
180 đến 200 giờ/ tháng.
Bảng phân phối số giờ nắng trong năm ( Bảng 1-3)
Tháng

I

Giờ nắng 266


II

III

IV

V

VI

VII

VIII IX

X

XI

XII

Năm

271

312

268

247


183

242

206

183

191

222

2789

198

4. Gió
Vùng dự án chịu ảnh hưởng chế độ gió mùa gồm hai mùa gió chính trong năm là
gió mùa đông và gió mùa hạ. Vận tốc gió trung bình hàng tháng dao động từ 2 m/s đến
3m/s, biến trình vận tốc gió trung bình nhiều năm.
Bảng vận tốc gió trung bình các tháng trong năm (Bảng 1-4)

Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 10



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X

XI

XII

Năm


V(m/s)

2.3

2.6

2.8

2.5

2.3

2.2

2.5

2.2

1.8

1.8

2.2

2.3

2.4

Để phục vụ tính toán vận tốc gió lớn nhất thiết kế trong xây dựng công trình,
với liệt số liệu vận tốc gió lớn nhất theo 8 hướng chính đã quan trắc tại 2 trạm Nha Hố

và Phan Rang tiến hành xây dựng đường tần suất vận tốc gió (Vmax).
Bảng tính vận tốc gió thiết kế theo 8 hướng chính (Bảng 1-5)
Đặc trưng Đơn vị

B

ĐB

Đ

ĐN

N

TN

T

TB

13.1

13.6

11.8

12.3

12.9


14.4

13.7

13.5

Cv

0.49

0.20

0.14

0.16

0.24

0.40

0.43

0.47

Cs

0.92

0.64


1.35

1.21

0.86

2.36

1.29

2.13

Vtb

m/s

V2%

m/s

29.3

20.0

16.2

17.6

20.5


31.7

29.6

32.1

V4%

m/s

26.2

18.8

15.3

16.5

19.1

27.3

26.2

27.5

V10%

m/s


21.7

17.2

14.0

14.9

17.0

21.6

21.7

21.6

V20%

m/s

18.1

15.7

13.0

13.7

15.2


17.6

18.0

17.2

V30%

m/s

15.7

14.8

12.4

13.0

14.1

15.3

15.7

14.7

V50%
m/s
12.2 13.3 11.5
11.9

12.5
12.5
12.5
11.6
Ghi chú:Năm 1993 tại Phan Rang đã quan trắc được trị số Vmax = 35m/s, đây
là những trị số cảnh báo trong tính toán thiết kế.
5. Bốc hơi
Lượng bốc hơi hàng năm 1656 mm. Biến trình bốc hơi trong năm tuân theo quy
luật lớn về mùa khô, nhỏ về mùa mưa. Lượng bốc hơi Trung Bình Nhiều Năm.
Bảng phân phối lượng bốc hơi trong năm (Bảng 1-6)
Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII VIII

IX

X


XI

XII

Năm

Zpiche (mm) 151.1 151.4 183.5 156.4 134.1 134.6 161.2 181.6 97.6 78.3 93.9 133.2 1656

6. Lượng mưa
Lượng mưa phân bố theo không gian lớn dần từ Đông sang Tây, từ hạ lưu đến
thượng lưu. Lưu vực Trà Co được khống chế bởi các trạm đo mưa :
Phía Tây Bắc : Trạm Hòn Bà Xo = 3300 mm
Phía Đông Bắc : Trạm Khánh Sơn Xo = 1800 mm
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 11


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Phía Tây Nam : Trạm Sông Pha Xo = 1400 mm
Phía Đông Nam : Trạm Tân Mỹ Xo = 1000mm và trạm Nha Hố Xo= 800mm
1.1.4. Đặc điểm địa chất công trình và thủy văn sông ngòi
1.1.4.1. Đặc điểm địa chất công trình
1.Địa chất lòng hồ
Cấu tạo địa chất:Toàn bộ khu vực lòng hồ, bao gồm nền và bờ hồ chứa

được cấu tạo bởi đá trầm tích gắn kết gồm: đá phiến sét, đá phiến serixit,
đá phiến thạch anh serixit, đá sừng ... thuộc hệ Là nhà (J 2ln), có tuổi Jura
giữa.
Đá được gắn kết cứng chắc, không bị chia cắt bởi các đứt gãy kiến tạo.
Trong đá phát triển nhiều khe nứt, chủ yếu là khe nứt cắt, với mô đun khe nứt khác
nhau, trung bình 10-15 khe nứt/1m, nhưng chủ yếu là các khe nứt kín, hoặc là được
lấp nhét bằng các vật liệu sét và ô xít sắt, không có khả năng dẫn nước.
Trong khu vực lòng hồ, hiện tượng trượt bề mặt, sạt lở, đá lăn kém phát triển
do địa hình sườn núi có độ dốc không lớn từ 15-20 o, bề dày lớp đá phong hoá, tầng
phủ mỏng.
Về mặt địa hình: Xét về mặt địa hình bụng của hồ chứa không lớn, ứng với
mực nước dâng bình thường là 158,36m thì hồ chứa phải có 3 đập phụ (đập phụ I,
II, III) để ngăn nước chảy về phía hạ lưu.Còn các khu vực khác của hồ có các sườn
núi cao chung quang cung cấp nước cho hồ chứa, chiều dày của vùng phân thuỷ lớn
(từ 100-500m) đá ngăn cản việc thấm nước của hồ sang các lưu vực bên.
Về mặt địa chất: Vùng hồ và các tuyến đập nằm trên đá trầm tích gắn kết
gồm các đá phiến, cấu tạo phân lớp mỏng, không thấm nước.
Về mặt kiến tạo: Theo bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000 (Tờ Đà Lạt - Cam
Ranh C-49-I và C49-II) và các tài liệu tham khảo khác thì khu vực lòng hồ không
có biểu hiện của các đứt gãy trong khu vực, khả năng thấm mất nước không xảy ra.
Khu vực lòng hồ các sườn núi có độ dốc trung bình 10-20 0, được phủ
bởi các lớp sườn tích mỏng, chiều dày từ 0,5-2,0m. Đá lộ ra ở sườn núi
đến sát mép nước, ổn định. Mặt khác lòng hồ hẹp, nằm kẹp giữa các dãy
núi đá cao, thảm thực vật, cây cối phát triển mạnh, ít chịu ảnh hưởng của
sóng nước gây nên, bởi vậy vấn đề sạt lở tái tạo bờ hồ ít xảy ra.
Khả năng bồi lắng của lòng hồ Trà Co nằm trên khu vực được cấu tạo từ
đá gốc cứng chắc, lớp phủ sườn tích mỏng, chủ yếu là dăm sạn, lớp phủ
thực vật dày hạn chế được sự rửa trôi các hạt mịn, giảm việc bồi lắng
lòng hồ.
2. Địa chất tuyến công trình

Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 12


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Địa tầng bao gồm tầng phủ và đá gốc với các lớp theo thứ thự từ trên xuống
bao gồm:
Lớp1a: Thành phần hỗn hợp cát, cuội, sỏi, đá tảng màu xám vàng, cuội sỏi
chiếm 25-30%. Đá và cuội có thành phần chủ yếu là đá mac ma, thạch anh, phong
hoá nhẹ, tương đối tròn cạnh, kích thước và màu sắc đa dạng. Lớp này phân bố dọc
suối, từ thượng lưu đến hạ lưu. Chiều dày từ 4-5m. nguồn gốc bồi tích trẻ (aQ)
Lớp 2: Đất á sét nặng lẫn ít dăm sạn đá phiến serixít mềm bở, màu xám nâu,
nâu đỏ. Trạng thái cứng, kết cấu chặt vừa. Phân bố sườn núi hai bên vai của tuyến
đập. Bên vai trái lớp 2 có chiều dày 4,0-5,0m. Vai phải mỏng hơn có chiều dày 0,51,0m. Nguồn gốc tàn tích không phân chia.
Đá gốc: Trong khu vực công trình đầu mối tuyến đập chính đá gốc là trầm
tích gắn kết hệ tầng La Ngà. Tuổi Jura giữa (J 2ln). Thành phần chủ yếu là đá phiến
serixít, xám xanh, màu xám xanh xẫm. Đá có cấu tạo phân lớp mỏng, phân phiến.
Kiến trúc hạt mịn. Thế nằm của lớp đá là 195<85. Trong đá gốc phiến serixít phát
triển khe nứt kiến tạo theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, thế nằm khe nứt 230250<50-55. Ngoài ra, còn có hệ thống khe nứt phát triển theo mặt lớp của đá.
Lớp 3: Đá phong hoá hoàn toàn thành đất á sét nặng, màu xám nâu, nâu đỏ
lẫn nhiều dăm sạn đá phiến serixit mềm bở. Trạng thái nữa cứng, trạng thái chặt
vừa. Đới đá phong hoá mãnh liệt – mạnh phân bố dưới lớp pha tàn tích và chủ yếu ở
hai vai. Chiều dày của đới ở vai trái 6.0 - 7.0m. gặp trong hố khoan KM3, KM6. ở
vai phải mỏng hơn 0.5-1.5m. Chỉ tiêu cơ lý của đá phong hoá mãnh liệt - mạnh

được lấy như chỉ tiêu cơ lý của đất.
Lớp 4: Đá phong hoá vừa màu xám, xám xanh. Đá nứt nẻ vừa, các khe nứt
lấp nhét bởi sét và oxít sét màu xám vàng, nâu vàng. Đá tương đối cứng. Đới đá này
phân bố ở hai vai đập và ở lòng suối, ở lòng suối đá phong hoá vừa nằm dưới lớp
cuội sỏi, chiều dày 2,5-3,0m. Kết quả thí nghiệm điạ chất thuỷ văn cho thấy lượng
mất nước đơn vị q= 0,025-0,032l/ph.m2.
Lớp 5: Đá phong hoá nhẹ - tươi màu xám, xám xanh xẫm. Nứt nẻ ít, cứng
chắc. Đới này phân bố ở cả hai vai đập và lòng suối dưới đá phong hoá vừa, ở lòng
suối đới này nằm sâu 7,0-8,0m.
Nhận xét: Với các đặc điểm đã nêu ở trên như lũng suối hẹp, có dạng hình
chữ U, hai bên là sườn núi có độ dốc không lớn, được phủ bởi lớp pha tàn tích, vai
phải có chiều dày từ 0,5-1,5m, vai trái dày hơn từ 4-5m. Đá gốc lộ ra ở vai phải là ở
chân núi hai bên mép nước, không có thềm sông bồi tích. Vì vậy, đây là vị trí có
điều kiện thuận lợi cho việc bố trí cụm công trình đầu mối
1.1.4.2. Đặc điểm thủy văn sông ngòi
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 13


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

1. Nguồn nước mặt
Sông Trà Co (Me Lam) nằm ở phía bờ trái sông Cái( sông lớn nhất tỉnh
Ninh Thuận), bắt nguồn từ phía Tây núi Ma Rai tại ranh giới Khánh Hoà-Ninh
Thuận ở độ cao 1.310 m, sông chảy theo hướng Bắc - Nam gần song song với dòng

chính sông Cái. Hệ thống sông ngòi có dạng chùm rễ cây khiến lũ tập trung nhanh.
Từ điều kiện khí hậu đã sản sinh ra chế độ dòng chảy trong sông thành hai
mùa lũ, kiệt rõ rệt. Mùa lũ nguồn nước dư thừa thường sinh ra lũ gây ngập úng, mùa
kiệt nguồn nước cạn kiệt không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt gây
nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế quốc dân. Sông Trà Co tính đến vị trí
xây dựng đập chính, có các đặc trưng địa lý:
Cơ cấu dân số
Lao
động

Dân tộc
kinh

Dân tộc
Rắklây

Nam

Nữ

Phước
Tiến

400

2203

876

155


2048

1185

1018

Phước Tân

319

1697

605

85

1612

748

949

Cộng

719

3900

1481


240

3660

1933

1967

Cơ cấu dân số vùng dự án (Bảng 1.7)
Diện tích lưu vực (đến đập chính) :

94 Km²

Chiều dài sông chính:

20,5 Km

Độ dốc sông chính:

10,7 0/00

Lượng mưa bình quân nhiều năm trên lưu vực: 1500 mm
2. Nguồn nước ngầm
Nhìn chung trong khu vực nước ngầm nghèo nàn, chủ yếu là nước trong tầng
bồi tích và trong đá gốc nứt nẻ.
Nước ngầm trong các tích tụ pha bồi tích và trong tầng phủ pha tàn tích của
đá gốc: chủ yếu là nước Bicacbonat Natri Canxi, nguồn cung cấp chủ yếu là nước
mưa, về mùa khô thường cạn kiệt và thường xuất lộ ở ranh giới giữa tầng phủ và đá
gốc.

Nước ngầm trong khe nứt của đá gốc: đây là loại nước ngầm chủ yếu trong
khu vực nghiên cứu, mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu từ 3 - 10m, thành phần hoá
học chủ yếu là nước Bicacbonat Natri Canxi, nước trong, ít cặn lắng. Nguồn cung
cấp chủ yếu là nước mưa và nước mặt vào mùa mưa; về mùa khô là nguồn cấp nước
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 14


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

chủ yếu cho nước sông. Nhìn chung nước chỉ tập trung ở trong khe nứt nên nguồn
nước nghèo nàn. Mực nước và thành phần hoá học của nước ngầm thay đổi theo mù
1.1.5. Đặc điểm thổ nhưỡng đất đai
Căn cứ vào các tài liệu nghiên cứu cho thấy đất trong khu tưới của hồ chứa
nước Trà Co chủ yếu thuộc loại phù sa thềm sông. Thành phần cơ giới là đất pha cát
màu xám nâu, loại đất này thích hợp cho trồng lúa, hoa màu, và các cây công
nghiệp ngắn ngày như bông , mía, thuốc lá…
1.2 : Tình hình dân sinh kinh tế và các yêu cầu phát triển của khu vực
1.2.1. Tình hình dân sinh
Dự án hồ chứa nước Trà Co nằm trên địa bàn của 2 xã Phước Tân và Phước
Tiến -huyện Bắc Ái- tỉnh Ninh Thuận.
Dân cư trong vùng dự án phần lớn là đồng bào dân tộc RắcLây, mật độ dân
cư trong vùng thưa thớt:100 người/km2, nơi tập trung đông dân nhất là xã Phước
Tiến và một số thôn như Đá Trắng, Ma ty thuộc xã Phước Tân.
1.2.2. Tình hình kinh tế

Căn cứ vào số liệu thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp của 2 xã Phước
Tân và Phước Tiến. Hiện trạng về sản xuất nông nghiệp được thống kê như sau:
Hiện trạng về sản xuất nông nghiệp (Bảng 1.8)
TT

Loại cây trồng

Đơn vị

Vùng 1

Vùng 2

Vùng 3

Tổng cộng

1

Lúa

ha

36

29,3

43,7

109


2

Lạc

ha
22
17,4
97.6
Bảng thống kê diện tích gieo trồng (Bảng 1.9)

137

TT

Loại cây trồng

Diện tích (ha)

Năng suất (kg/ha)

Sản lượng (tấn)

1

Lúa

109

2.500


272.5

2

Lạc

137

2.100

287.7

Dân cư trong vùng dự án sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, ruộng canh tác
trên các thềm bậc I, II dọc sông, nhận khoáng đất rừng và chăn nuôi trâu bò. Nước ở
đây rất khan hiếm, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên nên mùa màng bấp bênh,
đời sống kinh tế rất khó khăn, đời sống văn hóa còn thấp.Ngoài ra còn có một bộ
phận nhỏ người Kinh sống rải rác trên các trục giao thông, làm nghề thủ công hoặc
buôn bán nhỏ. Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, bình quân có tới 25% số hộ
thiếu ăn.

Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 15


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư


Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Việc nhận rừng khoán quản trong khu vực hiện nay mới chỉ thực hiện công
tác quản lý, bảo vệ, chưa thực hiện trồng rừng. Mỗi bộ phận khoán quản từ 25-30 ha
với giá 4500 đ/ha nên thu nhập cũng rất thấp .
Về chăn nuôi: tuy diện tích rộng nhưng không có quy hoạch khu đồng cỏ nên
về mùa khô không đủ thức ăn cho vật nuôi, thậm chí cả nước uống cũng thiếu. Chăn
nuôi mang tính chất tự phát, giá trị hàng hoá không cao. Những vật nuôi chủ yếu
được phân bố như sau:
Bảng thống kê vật nuôi (Bảng 2.1)


Trâu (con)

Bò (con)

Dê (con)

Heo (con)

Phước Tân

154

827

35

440


Phước Tiến
50
610
50
1.2.3. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

150

Ninh thuận là một tỉnh ven biển miền Nam Trung Bộ với diện tích 335,2
Km² có số dân là 501.000 người, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống trong đó chủ
yếu là dân tộc Kinh (chiếm 79%), dân tộc Chăm (chiếm 10%), dân tộc RăkLây
(chiếm 9%), còn lại là các dân tộc khác.
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế như : Đất đai, khí
hậu, nguồn nước, lao động để phát triển Nông nghiệp. Bờ biển dài 105Km, nguồn
lợi hải sản phong phú để phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt hải sản và sản xuất
muối công nghiệp.Diện tích đất tự nhiên và đất có khả năng trồng rừng lớn để phát
triển lâm nghiệp.Nhưng cho đến nay Ninh Thuận vẫn là một tỉnh nghèo vì cơ sở hạ
tầng phục vụ cho phát triển kinh tế còn rất yếu kém đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục
vụ cho nông nghiệp.
Mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Ninh Thuận từ nay cho đến năm 2010
phải đạt được là: Đẩy nhanh phát triển lực lượng sản xuất trên cơ sở phân bố sản
xuất hợp lý, phấn đấu vượt qua tình trạng nghèo và kém phát triển, khắc phục nguy
cơ tụt hậu, xây dựng tiềm lực kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Cơ cấu kinh
tế tổng thể là Nông – Ngư – Lâm – Công nghiệp chế biến và dịch vụ. Phải phát triển
nông nghiệp một cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với xây dựng
nông thôn mới, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ với mục tiêu đến năm 2010
giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản) chiếm
30%, công nghiệp-xây dựng chiếm 35%, các ngành dịch vụ chiếm 35% trong cơ
cấu GDP toàn tỉnh .
Dự kiến đến năm 2010 tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) tăng 2,5 lần so với

năm 2000 và GDP bình quân đầu người đạt từ 504 đến 600 USD, bằng 65 - 75%
mức bình quân chung cả nước.
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 16


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Với định hướng phát triển theo hướng tăng tỉ trọng 2 ngành công nghiệp và
dịch vụ, dự báo đến năm 2020 ngành công nghiệp sẽ đứng vị trí hàng đầu. Một số
chỉ tiêu cơ cấu kinh tế theo định hướng nêu trên theo từng thời kỳ được tổng hợp
như bảng sau.
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế (Bảng 2.2)
Đặc trưng

Hiện trạng 2005

Dự kiến 2010

Dự kiến 2020

1. Tổng giá trị GDP (106 đồng)

2 .627.769


3.919.350

8.826.114

- Nông nghiệp

1.075.491

1.175.805

1.765.224

- Công nghiệp

514.453

1.371.773

3.530.445

- Dịch vụ

1.024.675

1.371.773

3.530.445

2. Cơ cấu kinh tế (%)


100

100

100

- Nông nghiệp

40,9

30

20

- Công nghiệp

20,1

35

40

- Dịch vụ

39,0

35

40


3. Mức tăng trưởng (%)

5,2

10

12

4. Bình quân GDP (đ/người)

4.656.000

6.376.000

12.344.300

1.2.3.1. Phương hướng phát triển kinh tế của vùng dự án
Như phần hiện trạng Thuỷ lợi và Nông nghiệp đã trình bày cho thấy tiềm
năng về đất đai có khả năng canh tác trong vùng dự án là khá lớn: Gần 1000 ha,
nhưng vì không chủ động được nước tưới nên diện tích có hiệu quả là rất ít
Trong những năm tới để phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế của Tỉnh thì
phải đưa gần 1000 ha đất canh tác vào sản xuất 2 vụ / năm chủ động nước tưới với
cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như :
Bảng thống kê diện tích gieo trồng theo kế hoạch (Bảng 2.3)
TT

Loại cây trồng

Diện tích (ha)


Năng suất (kg/ha)

Sản lượng (tấn)

1

Lúa

377,6

6000

2265,6

2

Lạc

282,2

2000

564,4

3

Bắp lai

471


7000

3297,0

4

Cỏ

471

65000

30615,0

Nhận xét chung: Khu vực dự án có tiềm năng đất đai là rất lớn (gần 1000 ha)
nhưng không chủ động được nước tưới nên hàng năm chỉ gieo cấy được một vụ
năng suất thấp, sản lượng bấp bênh.
Mặc dù trong vùng dự án đã có đập dâng Trà Co nhưng chỉ có đủ nước vào
mùa mưa, còn mùa khô lượng cấp rất ít, hiệu quả của đập dâng là không lớn.
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 17


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước


Việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi hồ chứa Trà Co nhằm khai thác và
sử dụng có hiệu quả nguồn nước của suối Trà Co, tưới tự chảy cho 942 ha đất trong
đó mới có một phần sản suất được 1 vụ nhờ nước trời, cho năng suất thấp thành
ruộng sản suất 2 vụ chủ động được nước tưới cho năng suất cao, góp phần khai thác
tiềm năng về đất đai, khí hậu, nguồn nước và lao động trong vùng là một việc làm
hết sức cần thiết và cấp bách
Dự án hồ chứa nước Trà Co sẽ góp phần điều hòa lượng nước, cắt giảm lũ
cho vùng hạ du suối trà Co và vùng hạ lưu sông Cái Phan Rang, làm giảm thiệt hại
về tài sản và con người của vùng. Ngoài ra dự án thủy lợi hồ chứa Trà Co còn có tác
dụng cải tạo môi trường sinh thái ở vùng khô hạn.
Sau khi có nguồn nước tự chảy của hồ Trà Co, cần bố trí cơ cấu cây trồng
cho toàn bộ khu tưới một cách hợp lý để mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đặt biệt là đồng bào dân tộc ít người
Răc Lây.
1.3.Hiện trạng thủy lợi,nhiệm vụ quy họach thủy lợi cho khu vực dự án
1.3. Hiện trạng thủy lợi
Tình hình hạn hán trong khu vực
Ninh Thuận được bao bọc bởi các dãy núi cao, chỉ có một mặt giáp với biển,
lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt 600 mm, nắng nóng, gió nhiều, bốc hơi
mạnh là đặc trưng khí hậu của vùng đất này. Chính vì vậy mà đây là một trong
những tỉnh khô hạn nhất nước, tình trạng thiếu nước, hạn hán kéo dài luôn thường
xuyên diễn ra. Số liệu thu thập được về tình hình hạn hán ở Ninh thuận trong những
năm gần đây được tổng hợp trong bảng sau:
Tổng hợp tình hình hạn hán từ 2002 đến 2004 (Bảng 2.4)

Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 18



Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Diễn biến qua các năm

Hạng mục

Đơn vị
tính

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

1. Diện tích bị hạn

Ha

4.400

2.909

5.185

Lúa


Ha

750

607

1.241

Màu

Ha

3.650

2.302

3.944

2. Rừng trồng bị chết

Ha

730

3. Thuỷ sản bị khô

Ha

600


500

4. Số người thiếu nước

Người

138.823

45.000

150.000

5. Thiệt hại do hạn

109 đ

138

30

140

6. Gia súc bị thiếu nước

Con

150.000

70.000


230.000

7. Số người bị thiếu ăn

Người

26.886

72.405

184.115

1.200

Nhận xét: Qua bảng tổng hợp trên ta thấy rằng tình hình hạn hán trong vùng
diễn ra thường xuyên, với mức độ ngày càng tăng.Năm 2004 được xem là năm hạn
lịch sử của vùng, các sông, suối, hồ chứa hầu như đều cạn kiết nước làm cho diện
tích tưới vụ Đông Xuân năm 2004 -2005 và vụ Hè Thu năm 2005 giảm gần 5000 ha
so với các năm bình thường.Từ đó cho thấy rằng việc đầu tư xây dựng các công
trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa là 1 việc làm hết sức cần thiết và cấp bách
trong giai đoạn hiện nay, nhằm chủ động cấp nước cho nông nghiệp, sinh hoạt và
các nghành kinh tế khác trong vùng
- Tình hình lũ lụt
Bên cạnh tình trạng hạn hán thì tình trạng lũ cũng là một trong những vấn đề
bức xúc của vùng đất duyên hải Nam Trung Bộ này.
Theo số liệu tổng hợp của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt-bão của tỉnh Ninh
Thuận, tình hình ngập lụt trong những năm gần đây được tổng hợp trong bảng sau:
Tổng hợp tình hình ngập lụt tỉnh Ninh Thuận từ 1998 đến 2003 (Bảng 2.5)


Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 19


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Hạng mục

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

ĐV tính

1998

1999

2000

2003

1. Số người chết

người

30

1


11

15

2. Nhà bị ngập

Nhà

10.614

438

7.859

23.000

3. Phòng học bị hư hỏng

Phòng

27

3

143

137

4. Ghe thuyền bị chìm


chiếc

9

5

22

5. Tổng diện tích bị ngập

Ha

13.094

3.083 7.082

15.591

- Diện tích lúa bị ngập

Ha

7.034

2.241 3.988

9.190

- Diện tích màu-CCN bị ngập Ha


4.012

552

2.199

4.886

- Nhà bị ngập

Ha

2.048

290

895

1.515

7. Cây khác bị ngập

Ha

4.012

552

1.324


4.765

8. Gia súc bị ngập

Con

1.085

550

27.000

45.644

9. Công trình thuỷ lợi bị hư

công trình

18

15

17

50

10. Công trình giao thông bị hư công trình

85


8

73

170

11. Thuỷ sản bị ngập

100

10

64

1.059

Ha

12. Tổng thiệt hại
109 đ
133,4
7,1
122,4
191,0
Nhận xét: Qua số liệu thống kê cho thấy lũ lụt đã gây ra những thiệt hại hết
sức to lớn về tính mạng cũng như tài sản của người dân trong vùng. Thêm 1 lần
nữa, các biện pháp phòng tránh, hạn chế các thiệt hại do lũ lụt gây ra cần phải cần
được xem xét, nghiên cứu một cách thoả đáng trong tiến trình phát triển thuỷ lợi
trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là việc xây dựng các hồ chứa phòng lũ cho hạ du .

1.3.2. Hiện trạng thủy lợi của vùng dự án
Hiện nay, trong khu vực đang có đập dâng Trà Co làm nhiệm vụ cấp nước
cho 58 ha đất thuộc địa phận xã Phước Tiến. Tuy nhiên do đặc điểm dòng chảy của
suối Trà Co thường rất kiệt vào mùa khô, nên hiệu quả của đập dâng Trà Co là
không lớn, trong khu tưới vẫn thiếu nước vào những tháng không có mưa.
Phần diện tích còn lại(khoảng 837ha) thuộc 2 xã Phước Tân và Phước Tiến,
trong số này có một phần diện tích đã được khai hoang nhưng không có nước tưới,
nhân dân đang canh tác một vụ lúa hoặc một vụ lạc vào mùa mưa.
Nhận xét: Khu vực dự án có tiềm năng đất đai là rất lớn (khoảng gần 1000
ha), nhưng vẫn chưa chủ động được nước tưới nên vẫn chưa khai thác được thế
mạnh của vùng.Vì vậy, thiết nghĩ việc đầu tư xây dựng các hồ chứa là 1 việc hết
sức cần thiết và cấp bách nhằm phát huy thế mạnh của vùng, góp phần nâng cao đời
sống của đồng bào dân tộc RăcLây.
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 20


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

1.3.3. Nhiệm vụ quy họach thủy lợi cho khu vực dự án
- Việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi hồ chứa nước Trà Co là góp phần thực
hiện phương hướng phát triển kinh tế của tỉnh và địa phương, nhằm nâng cao đời
sống của nhân dân và khai thác tiềm năng về đất đai, khí hậu, nguồn nước và lao
động trong vùng.Và góp phần cắt giảm lũ cho vùng hạ lưu suối Trà Co và vùng hạ
lưu sông Cái Phan Rang, làm giảm thiệt hại về tài sản và con người.


PHẦN THỨ HAI

NỘI DUNG TÍNH TOÁN
Chương 2
TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC
2.1. TÍNH TOÁN CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG CỦA KHU VỰC
2.1.1. Mục đích, ý nghĩa và nội dung tính toán
2.1.1.1. Mục đích, ý nghĩa
Các yếu tố khí tượng của khu vực quyết định đến các yếu tố thủy văn của khu
vực, từ đó tác động gián tiếp đến công trình thủy lợi và chế độ làm việc của công
trình thủy lợi thông qua các yếu tố thủy văn mà nó gây nên.
Mặt khác các yếu tố khí tượng của khu vực như nhiệt độ, độ ẩm không khí,
ánh sáng, gió, bốc hơi, lượng mưa... ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cây trồng
và cơ cấu cây trồng của khu vực,ảnh hưởng trực tiếp tới chế độ tưới của từng loại
cây trồng.
Xác định các yếu tố khí tượng của khu vực chính là xác định các đặc trưng
thủy văn với một tần suất thiết kế nào đó, từ đó đánh giá khả năng của nguồn nước
đến, so sánh các yêu cầu dùng nước thực tế của hệ thống, để tính toán tưới tiêu cho
cây trồng trong các giai đọan sinh trưởng khác nhau, đồng thời tìm biện pháp công
trình và lập các phương án về nguồn nước và khu nhận nước tiêu, đảm bảo cấp
thoát nước theo yêu cầu sinh họat và sản xuất của tất cả các nghành kinh tế quốc
dân.
2.1.1.2. Nội dung tính toán
Nội dung tính toán các các yếu tố khí tượng của khu vực phục vụ tưới nông
nghiệp và cung cấp nước cho các ngành kinh tế khác gồm:
+ Tính toán mô hình mưa vụ thiết kế.
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N


Trang 21


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

+ Tính toán mưa năm của khu vực.
+ Tính toán bốc hơi và bốc hơi phụ thêm khi có hồ.
+ Xác định các đặc trưng khí tượng khác (nhiệt độ, độ ẩm, nắng, gió ..)
2.1.2. Chọn trạm, tần suất thiết kế và thời đoạn tính toán
2.1.2.1. Chọn trạm tính toán và tần suất thiết kế
1). Nguyên tắc chọn trạm tính toán: Trạm đo mưa phải nằm trong hoặc
gần khu vực được tưới thể hiện được chế độ mưa đặc trưng của khu vực.
Trạm có số năm quan trắc đủ dài (≥ 20 năm), tài liệu đã được chỉnh biên hợp
lý, đảm bảo độ tin cậy cao.
2). Chọn trạm tính toán
Hồ chức nước Trà Co thuộc 2 xã Phước Tân và Phước Tiến , huyện Bác Ái,
tỉnh Ninh Thuận có một số trạm đo ở gần khu vực nghiên cứu,nằm trong hệ thống
lưới khí tượng thủy văn
Phía Tây Bắc

: Trạm Hòn Bà

Phía Đông Bắc : Trạm Khánh Sơn
Phía Tây Nam : Trạm Sông Pha
Phía Đông Nam : Trạm Tân Mỹ và Trạm Nha Hố
Nhưng do khu vực nghiên cứu nằm ngay sát trạm đo mưa Tân Mỹ, có số liệu
quan trắc dài từ năm 1984 đến năm 2004 và đáng tin cậy. Do đó, chọn trạm đo mưa

Tân Mỹ làm trạm tính toán.
2.1.2.2. Chọn tần suất thiết kế
Theo quy phạm TCXD VN 285 - 2002 công trình thủy lợi - các quy định chủ
yếu về thiết kế, bảng 4.1 đối với các dự án về nguồn nước phục vụ tưới nông nghiệp
hiện nay ở nước ta thì tần suất thiết kế cho tưới là P = 75%.
2.1.2.3. Chọn thời đoạn tính toán
Mô hình mưa vụ thiết kế là tài liệu phục vụ tính toán chế độ tưới cho cây
trồng, vì vậy chọn thời đoạn tính toán theo thời đoạn sinh trưởng của cây trồng
gồm:
+ Lúa Hè Thu : từ tháng 4 đến tháng 7 (vụ mùa).
+ Lúa Đông Xuân : từ tháng 12 đến tháng 3 (vụ mùa).
+ Ngô Vụ Mùa : từ tháng 8 đến tháng 11 (vụ mùa)
+ Bông Vụ Khô : từ tháng 1 đến tháng 5 (vụ mùa).
2.1.3. Tính toán mô hình mưa vụ thiết kế
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 22


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

2.1.3.1. Mục đích,ý nghĩa
Tính toán mưa tưới thiết kế nhằm mục đích tìm mô hình phân phối mưa vụ
thiết kế để phục vụ cho tính toán chế độ tưới hợp lý cho cây trồng, đảm bảo cho cây
trồng cho năng suất cao và ổn định.
Dựa trên cơ sở mô hình mưa tưới thiết kế tính toán được có thể xác định được

lượng nước thừa, thiếu đối với từng lọai cây trồng trong từng thời đọan khác nhau.
Do đó tính toán chế độ tưới cho cây trồng hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ nước theo
yêu cầu của cây trồng đồng thời tiết kiệm được lượng nước tưới.
2.1.3.2. Phương pháp tính toán: Hiện nay thường dùng các phương pháp
nghiên cứu tính toán sau`
+ Phương pháp phân tích căn nguyên
+ Phương pháp lưu vực tương tự
+ Phương pháp tổng hợp địa lý
+ Phương pháp thống kê xác suất
Trong 4 phương pháp trên thì phương pháp thống kê xác suất được ứng dụng
và phát triển rộng rãi hơn cả. Trên cơ sở lý thuyết thống kê xác suất, xem các
hiện tượng khí tượng là các hiện tượng ngẫu nhiên, vẽ đường tần suất và xác
định được trị số của các đặc trưng thủy văn ứng với một tần suất thiết kế nào đó.
Căn cứ vào tình hình số liệu quan trắc khí tượng thủy văn và yêu cầu tính
toán để chọn phương pháp tính toán thích hợp, hoặc cũng có thể sử dụng kết hợp cả
4 phương pháp trên.
Với trường hợp tính mưa tưới thiết kế, trạm tính toán được chọn là Tân
Mỹ có tài liệu mưa ngày khá dài từ năm 1984 đến năm 2004. Vì vậy chọn
phương pháp tính toán là phương pháp thống kê xác suất.
Nội dung tính toán theo phương pháp thống kê xác suất như sau:
 Bước 1: Chọn mẫu: {xi}, i = 1, n
Mẫu được chọn từ chuỗi tài liệu thực đo của trạm, để mẫu càng gần với tổng
thể, mẫu phải đảm bảo là: có tính đại biểu, tính độc lập và tính đồng nhất.
 Bước 2: Xây dựng đường tần suất.
 Đường tần suất kinh nghiệm:
+ Thống kê lượng mưa vụ hàng năm (Xvụ i ).
+ Sắp xếp lượng mưa vụ theo thứ tự giảm dần.
+ Tính lượng mưa vụ bình quân nhiều năm theo công thức:
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu


Lớp:TH14N

Trang 23


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

1 n
∑X i
n i =1
Trong đó: Xi là giá trị lượng mưa vụ năm thứ i.
n là số năm của chuỗi số liệu.
X=

(2.1)

+ Tính tần suất kinh nghiệm có thể tính theo một trong các công thức:
m
×100%
Công thức kỳ vọng : P1 =
(2.2)
n +1
m - 0.5
×100%
Công thức trung bình: P2 =
(2.3)
n
m - 0.3

×100%
Công thức số giữa : P3 =
(2.4)
n + 0.4
Trong đó: Pi: là tần suất kinh nghiệm ứng với giá trị Xvụ i
n: là số năm được chọn.
m: là số thứ tự của Xvụ i sau khi sắp xếp.
Công thức kỳ vọng bao giờ cũng cho kết quả lớn hơn công thức số giữa
và công thức trung bình. Tần suất lớn khả năng xuất hiện lượng mưa nhiều do
đó công thức kỳ vọng cho kết quả an toàn, nên thường dùng công thức kỳ vọng
để tính.
Vẽ đường tần suất kinh nghiệm (Xvụ i ~ Pi %) trên giấy Hazen.
 Đường tần suất lý luận:
Để vẽ được đường tần suất lý luận phù hợp với đường tần suất kinh nghiệm
có thể sử dụng các phương pháp:
• Phương pháp mô men: Tính toán các đặc trưng thống kê
+ Hệ số phân tán tính theo công thức:
n

∑ (k i − 1)

i =1

CV =
Trong đó: k i =

2

(2.5)


n −1

X vuï i

là hệ số mô đun lượng mưa.
Xvuï
+ Hệ số lệch tính theo công thức:
n

CS =

∑ (k i -1)

3

(2.6)

i =1

(n - 3)C

3
V

Từ các tham số X vuï , CV, CS trên vẽ được đường tần suất lý luận.
Phương pháp mômen có ưu điểm là nếu liệt tài liệu dài, phản ánh đầy đủ quy
luật thống kê của đặc trưng thủy văn thì kết quả tính toán sẽ phù hợp với thực tế.
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N


Trang 24


Đồ án tốt nghiệp kỹ sư

Ngành kỹ thuật tài nguyên nước

Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là không xử lý được các điểm đặc biệt
và thường cho kết quả tính toán thiên nhỏ khi tính các đặc trưng thống kê.
• Phương pháp thích hợp:
+ Lần lượt tính X vuï và CV theo các công thức (2.1) và (2.5).
+ Hiệu chỉnh X vụ, CV, CS cho đến khi đường tần suất lý luận phù hợp với
đường tần suất kinh nghiệm. (dạng đường Pearson III hoặc Kritxki-Menken).
Điều kiện ứng dụng dạng đường Pearson III: CS ≥ 2C V

(2.7)

Các sai số cho phép trong khi hiệu chỉnh:
+ Sai số (tuyệt đối) trị số bình quân: σ X vuï =
+ Sai số (tuyệt đối) hệ số phân tán: σC V =

C V .X
n

CV
1 + C 2V
n

+ Sai số (tuyệt đối) hệ số thiên lệch: σ C S =


(2.8)
(2.9)

6
(1+ 6CV2 + 5CS4 )
n

(2.10)

Phương pháp thích hợp cho ta khái niệm trực quan, dễ dàng nhận xét, xử lý
điểm đột xuất. Xong việc đánh giá tính phù hợp giữa đường tần suất lý luận và kinh
nghiệm còn phụ thuộc vào chủ quan người vẽ.
Nếu sử dụng chương trình phần mềm máy tính để xây dựng đường tần suất
thì phương pháp thích hợp giúp cho việc điều chỉnh sự phù hợp giữa đường tần suất
lý luận và các điểm kinh nghiệm nhanh và dễ dàng.
• Phương pháp 3 điểm: dựa vào các giả thiết:
+ Đường tần suất là đường P III.
+ Đường tần suất lý luận và kinh nghiệm trùng nhau hoàn toàn.
+ Đường tần suất lý luận và kinh nghiệm trùng nhau khi có 3 điểm trùng
nhau, thường chọn 3 điểm đó là các điểm ứng với 5%; 50%; 95%.
Cách vẽ đường tần suất lý luận:
+ Chọn trên đường tần suất kinh nghiệm 3 điểm là X5; X50; X95.
+ Từ giả thiết đường tần suất là đường P III ta có phương trình:
Xp = Φ(CS, P).σ + X
(2.11)
+ Thay 3 điểm trên vào phương trình (4.7) lập được hệ phương
trình:
X5 = Φ(CS, 5).σ


+X
X50 = Φ (CS, 50).σ + X

(2.12)

X95 = Φ (CS, 95).σ + X
Sinh viên: Lê Thị Hồng Chiêu

Lớp:TH14N

Trang 25


×