Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

QUẢN LÝ HỆ SINH THÁI CỎ BIỂN Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.34 KB, 31 trang )

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG HỆ SINH THÁI THẢM CỎ BIỂN Ở
VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
HỆ SINH THÁI NÀY THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
GVHD: TRẦN VĂN PHƯỚC
NHÓM: 4


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
NỘI DUNG

I.
II.

1. Hệ sinh thái cỏ biển
1.1 Đa dạng loài và phân bố
1.2 Phân bố sinh thái
1.3 Vai trò của hệ sinh thái thảm cỏ biển
1.4 Hiện trạng kinh tế
2. Nguồn lợi sinh thái trong hệ sinh thái cỏ biển
II.1 Nguồn giống cá
II.2 Nguồn giống tôm
II.3 Nguồn giống cua
II.4 Động vật đáy trong thảm cỏ biển
II.5 Rong biển
II.6 Dugong và rùa biển
3 Sự suy giảm hệ sinh thái cỏ biển và hậu quả
4 Nguyên nhân suy thoái thảm cỏ biển
6.1 Tác động của thiên nhiên
6.2 Hoạt động con người
5 Quản lý và phát triển hệ sinh thái cỏ biển



6
III.
IV.

I.

5.1 Thuận lợi
5.2 Khó khăn
5.3 Cơ hội
5.4 Thách
Giải pháp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

ĐẶT VẤN ĐỀ
Cỏ biển thuộc ngành hạt kín, thích nghi hoàn toàn với môi trường ngập nước. Tuy số loài cỏ
biển không nhiều và diện tích phân bố hẹp (toàn thế giới có 58 loài phân bố trên 600000 km 2)
nhưng hệ sinh thái (HST) cỏ biển lại có vai trò quan trọng. Hệ sinh thái cỏ biển đóng vai trò quan
trọng trong cả hệ thống ven biển rộng lớn và có mối tương tác qua lại với môi trường sống này.
Các thảm cỏ biển được coi như một nguồn lợi biển quan trọng bởi khả năng ổn định nền đáy, tổng


hợp các chất hữu cơ từ vô cơ như cacbon, nitơ, oxy và phốt pho, tham gia vào chuỗi thức ăn, chu
trình dinh dưỡng và là nơi sống cho nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Càng ngày người ta càng
nhận ra vai trò rất quan trọng của HST cỏ biển trong biển và đại dương.
Ở Việt Nam cỏ biển ít được nghiên cứu khi so với các khu hệ động thực vật biển khác như rong
biển, rừng ngập mặn, sinh vật phù du, động vật đáy không xương sống, cá , chim, bò sát và thú.
Có một số nguyên nhân dẫn tới sự bỏ sót trên: thứ nhất, các nhà lập kế hoạch nghiên cứu khoa

học cũng như các nhà quản lý không coi HST cỏ biển quan trọng như các HST khác; thứ hai là cỏ
biển có số loài tương đối ít và thứ 3 là chúng không phải thực phẩm trực tiếp cho con người cũng
như trước mắt không được khai thác vì mục đích thương mại.
Các kết quả nghiên cứu đánh giá cho thấy HST cỏ biển là một trong những HST biển rất nhạy
cảm dễ bị tổn thương khi môi trường sống của chúng thay đổi. Cũng như cỏ biển của các nước
trên thế giới và trong khu vực ASEAN, HST cỏ biển của nước ta đang bị suy thoái nghiêm trọng.
Theo thống kê, trong hao thập niên gần đây diện tích các thảm cỏ biển của nước ta đã giảm đi 4060%. Nguyên nhân của sự suy thoái HST cỏ biển ở nước ta là do hang loạt các yếu tố tự nhiên và
hoạt động của con người gây ra.
Vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là làm thế nào để giảm thiểu tốc độ suy thoái HST cỏ biển góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển.

II. NỘI DUNG
1 Hệ sinh thái cỏ biển
1.1 Đa dạng loài và phân bố

Số loài cỏ biển trên toàn thế giới đến nay đã biết khoảng 60 loài thuộc 2 bộ Alismatales và
Potamogetonales ,Ở Việt Nam phân tích các mẫu cỏ biển lưu trữ tại Phân Viện Hải dương học
Hải Phòng thuộc Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, thu được trong các cuộc khảo sát ở
một số vùng ven biển và đảo (Long Châu, đảo Trần, Bạch Long, quần đảo Trường Sa, Côn
Đảo, Phú Quí, Phú Quốc đă xác định được 14 loài cỏ biển như Halophila beccarii (cỏ
nàn), H. decipiens (cỏ xoan đơn), H. ovalis, (cỏ xoan), H. minor (cỏ xoan nhỏ), Thalassia
hemprichii (cỏ vích), Enhalus acoroides (cỏ dừa biển) Halodule pinifolia (hẹ tròn), H.
uninervis (hẹ ba răng), Syringodium isoetifolium (năn biển), Cymodocea rotundata(kiệu
tròn), C. serrulata (kiệu răng cưa), Thalassodendron ciliatum (cỏ đốt tre), Zostera
japonica (cỏ lươn nhật), Ruppia maritima (cỏ kim)…


Dưới đây là hình thái và đặc điểm phân loại của các loài cỏ biển ở Việt Nam
Bảng 1: đặc điểm hình thái và đặc điểm phân loại của một số loài cỏ biển ở Việt Nam
Hình thái

1.Cymodocea rotundata (CR)

Đặc điểm phân loại


Lá dạng hẹp (rộng 2-4 mm), phẳng



Đầu lá mượt, tròn



Thân mượt



Các thẹo lá hình thành những vòng tròn
liên tục trên thân
Hiện diện ở những bãi rạn cạn và bằng
phẳng



2.Cymodocea serrulata (CS)


Lá dạng hẹp thẳng, rộng 5-9mm




Đầu lá răng cưa



Vỏ bọc cuống lá dạng tam giác hẹp ở gốc



Các thẹo lá không hình thành những vòng
tròn liên tục trên thân



Hiện diện ở bãi phẳng dưới triều và
những bờ cát



Lá dạng dải băng rất dài, từ 30-150 cm



Lá có đầu cong vào trong



Vỏ bọc cuống lá dày, có các rễ và lông
dài màu đen


3.Enhalus acoroides (EA)




Tìm thấy ở vùng nước cạn/bãi cát vùng
triều/những bãi bùn (thường tiếp giáp với
rừng sác)



Lá nhỏ, dài đến 20cm



Lá có 1 gân trung tâm



Gân lá trung tâm sậm màu chẻ đôi ở phần
đầu lá



Thường có bọc cuống lá màu nhạt, có các
thẹo lá màu đen rõ



Tìm thấy ở những bờ cát vùng triều




Thường lớn hơn Halodule pinifolia



Đầu lá có 3 đỉnh



Có 1 gân trung tâm chạy dọc chiều dài lá



Bọc cuống lá thường màu kem nhạt, có
những thẹo lá màu đen rõ



Là loại thức ăn ưa thích của bò biển
(Dugong)



Tìm thấy ở thủy vực cạn/những bãi bùn
hoặc cát vùng triều




Các lá sắp xếp thành hình hoa thị từ 4-10

Cuống lá và phiến lá phân biệt
Phiến lá hình elip hoặc hình mác
Lá có chiều rộng nhỏ hơn 4mm, chiều dài
6-11mm

4.Halodule pinifolia (HP)

5.Halodule uninervis (HU)

6. Halophila beccarii








7.

Thường xuất hiện ở khu vực trên triều
mọc ở bùn hoặc cát bùn vùng cửa sông
hoặc ven biển

Halophila decipiens (HD)
• Dạng lá nhỏ mỏng hình oval, dài 12.5cm
• Có 6-8 gân xéo
• Có lông trên cả 2 mặt lá

• Hiện diện ở vùng dưới triều (>10m)

8.

Halophila ovalis (HO)

• Lá hình oval mọc thành cặp
• Có 8 gân xéo trở lên
• Không có lông trên mặt lá
• Thức ăn ưu thích của bò biển
• Tìm thấy từ vùng triều đến dưới triều

9.

Halophila minor (HM)
• Có ít hơn 8 đôi gân xéo trên lá
• Lá nhỏ dạng oval mọc thành cặp
• Bọc cuống lá có dạng hình chiếc nêm


• Tìm thấy ở bãi cát vùng triều hay vùng
nước cạn

10. Ruppia maritima
• Gồm một thân hoặc thân rễ mảnh mai
• Lá kim
• Mỗi nách là hình thành một cụm hoa
• Có thể sống lâu năm
• Tìm thấy ở vùng nước ven biển nước
lợ


11.Syringodium isoetifolium (SI)
• Lá hình trục tròn như sợi mì spaghetti
• Đầu lá mỏng dần về 1 điểm
• Lá dài 7-30cm




Tìm thấy ở bãi rạn cạn và
những bãi cát

12.

Thalassia hemprichii

(TH)


Lá có những vạch sậm do các
tế bào tannin tạo thành



Bọc cuống lá dày, có những
thẹo lá xen kẻ giữa vị trí các
chồi




Lá dạng cong như lưỡi câu



Lá dài 10-40cm



Thường thấy ở những bãi rạn
cạn

13.Thalassodendron ciliatum
(TC)




Tìm thấy ở bãi rạn cạn và
những bãi cát



Nhánh mọc thẳng đứng, cuối
nhánh có 1 chùm lá hình băng
cong



Đầu lá tròn có răng cưa




Bọc cuống lá nhám màu gỗ, có
những thẹo lá từ các chồi để lại



Rễ phân nhánh cong tròn



Chỉ hiện diện ở vùng rạn đá với
đỉnh rạn chắc

14.

Zostera japonica


Lá dạng băng dài



Có gân song song dọc chiều
dài



Lá không có răng cưa




Đầu lá hình hơi nhọn



Tìm thấy ở bãi cát/bùn

Diện tích các bãi cỏ đã biết khoảng 9.650 ha. Chắc chắn diện tích phân bố cỏ biển của nước ta
còn tăng lên nhiều một khi công tác điều tra nghiên cứu bổ sung được tiến hành đầy đủ. Cỏ biển ở
các vùng ven biển từ Bình Thuận đến Cà Mau chưa được khảo sát. Cỏ biển xuất hiện chủ yếu
trong các vùng đầm phá , vịnh, rừng ngập mặn , cửa sông và vùng triều. Vùng ven biển Việt Nam,


nơi có nhiều đầm phá và vịnh rất phù hợp cho sự phát triển của các loài cỏ biển. Các loài cỏ biển
ưu thế là Enhalus acoroides, Thalassia hemprichii, Cymodocea serrulata, Halodule uninervis,
Halophila ovalis và Zostera japonica. Các bãi cỏ biển được hình thành đơn độc hoặc kếp hợp với
các loài khác tạo thành quần xã hỗn hợp . Ở Việt Nam, các bãi cỏ biển có diện tích từ 15 đến
2.000 ha mọc mọc trên các nền đáy khác nhau: đáy mềm trong vịnh, đầm phá (bùn, cát bùn hay
cát) và đáy cứng trên các vùng triều (lẫn trên các mảnh san hô chết).


Vùng Triều
Độ muối trong nước biển ở các vùng triêu hay quanh các đảo khá ổn định, nước biển trong
và song lớn. Có khoản 3000 hòn đảo nằm ven bờ và biển Việt Nam, gồm một số đảo xa như
Hoang Sa cách Đà Nẵng 300km về phía Đông ; đảo Trường Sa cách đông Nam Nha Trang
500km; và Bạch Long Vĩ cách cảng Hải Phòng 100km về phía Bắc. Nhìn chung, bao quanh
các đảo này là các bãi triều lớn có nhiều loài cỏ biển sinh trưởng và chịu đựng được nồng độ
muối cao. Các loài thường thấy là Enhalus acoroides, Thalassia hemprichii, Cymodocea
serrulata, Halodule uninervis, Halophila ovalis và H.pinifolia. Ba loài Thalassia hemprichii,

Cymodocea serrulata, H. ovalis thường chiếm ưu thế trên các nền đáy san hô cát ở vùng ven
biển Khánh Hòa và Ninh Thuận. Ở các bãi triều , nơi các rạn san hô bảo vệ cỏ biển bởi hoạt
động của sóng như ở Ninh Hải (Ninh Thuận) cỏ biển đa dạng với sự xuất hiện của Enhalus
acoroides, Cymodocea spp, Halophila spp và Halodule univervis. Đôi khi những loài này sống
chung với cỏ Halophila ovalis. Các bãi cỏ này cung cấp nơi sinh cư cho nhiều loài sinh vật



biển sinh sống tìm kiếm thức ăn.
Vùng cửa sông và rừng ngập mặn
Ở vùng cửa sông và rừng ngập mặn có ít loài cỏ biển hơn vùng triều. Một số loài như:
Halodule Univervis, Halophila ovalis, Halophila beccarii và Cymodocea rotundatata là thường
gặp. Trong đầm nuôi trồng hải sản hay rừng ngập mặn, các loài Halophila ovalis, Halophila
beccariilà phổ biến trên các bãi bùn hay cát bùn. Trong các rãnh mương Halophila ovalis,
Halophila beccarii bao phủ nền đáy (mật độ tối đa là hơn 10000 chồi /m vuông). Đặc biệt, loài
Zostera japonica phân bố rộng ở vùng cửa sông phía bắc vf miền trung Việt Nam. Cỏ biển
mọc dọc ven hai bờ sông và xâm nhập vào 3-4 km ngược dòng sông, thậm chí 7km vào nội



địa (cửa sông Nhật Lệ, Quảng Bình).
Đầm nước lợ
Dọc bờ biển Việt Nam, nhiều ao, đầm nước lợ đã hình thành với mục đích nuôi trồng hải sản.



Các loại cỏ Ruppia maritina và Halophila beccarii thương thấy trong những đầm này.
Vũng, vịnh, lagun
Trong các vũng Đầm Hà và Hà Cối ở phía Bắc Việt Nam, đã phát hiện quần xã hỗn hợp hai
loài cỏ biển Zostera japonica và Holophila ovalis cùng tồn tại. Trong vụng Laeng Cô, nơi có



nồng độ muối cao hơn, đã tìm được ba loài cỏ biển: Thalassia hemprichii, Halodule pinifolia
và Halophila ovalis, vịnh Đà Nẵng, Thị Nại (Bình Định), Cù Mông, O Loan( Phú Yên), Vân
Phong, Nha Trang(Khánh Hòa) là nơi rất phù hợp cho sự sinh trưởng của cỏ biển. Điều kiện
tốt nhất cho chúng phát triển là đáy bùn hặc cát bùn (Nguyễn Trọng Nho 1994, Nguyễn Hữu
Đại 20020.
1.2 Phân bố sinh thái
• Độ sâu

Ở vùng biển phía bắc độ trong của nước thấp (0,7-3m), đặc biệt vùng cửa sông. Hầu hết các
loại cỏ biển sinh trưởng ở vùng triều giữa, vùng triều thấp tới độ sâu 3-5m
Bảng2: Phân bố theo độ sâu của cỏ biển ở Ninh Hòa (Khánh Hòa)
Độ sâu

Loài

Mật độ (chồi/m2)

Triều thấp đến 3m

H. ovalis
H. uninervis
E. acoroides
T. hemprichii
C. serrulata
C. rotundatata
C. serrulata
H. ovalis
H. uninervis

H. ovalis
H. ovalis

3800
4880
75
730
650
732
460
2100
2600
1800
1400

3-5m
6-12m
12-15m

Sinh khối chồi
(g khô/m2)
40
68
342
389

32
40
9
6.4


Nguồn: Nguyễn Hữu Đại & sll, 1998 [58]
Ở vùng biển phía Nam, cỏ biển được phát hiện thấy ở mức triều thấp 1-2m đến độ sâu 1015m, nhưng phần lớn phân bố tập trung từ triều thấp cho tới độ sâu 2-3m. Các mặt cắt được đặt ở
Ninh Hòa ( Khánh Hòa ) cho thấy sự phân bố của một số loài cỏ biển phụ thuộc vào độ sâu như
sự biến động mật độ và sinh khối (bảng 3.4). Nghiên cứu về phân bố của cỏ biển ở vinh Côn Sơn
thực hiện vào năm 1998 (Bà Rịa Vũng Tàu) thấy rằng từ mức triều thấp đến độ sâu 10-15m có các
loài H. pinifolia, Halophila ovalis, H.uninervis, T.hemprichii,C.serrulata, S.isoetifolium,
H.decipiens. Hai loài H.decipiens và C.serrulata thường ở độ sâu 15=20m (Loo, 1994).
• Độ muối

Trong nghiên cứu sử dụng thang bậc độ muối của Constantinov(1967). Một số loài cỏ biển

phân bố liên quan đến độ muối ở Việt Nam như sau:
- Nhóm thích ứng với độ muối rộng (5-32 %o): Ostera japonica, Halodule pinifolia,
Holophula ovalis.


- Nhóm thích ứng với độ muối thấp (dưới 25%o): Halophila beccarii, Ruppia maritime
- Nhóm thích ứng với độ muối cao trên 25%o : Enhalus acoroides, Thalassia hemprichii,

Cymodocea serrulata, Cymodocea rtundatata, Thalassodendron ciliatum, Hlodule
uninervis, H.decipiens, H.minor
• Nền đáy

Các loại cỏ biển khác nhau có thể phân biệt bởi sự thích nghi của chúng với các loại chất
đáy. Zostera japonica thường xuất hiện ở vùng triều kín, cửa sông hay đầm phá nước lợ trên
nền đáy bùn sét bột và bùn nhão. Halophila ovalis, Halophila beccarii, Ruppia maritime phổ
biến ở vùng triều ven sông, đầm nuôi thủy sản với trầm tích bùn sét và vùng có nền đáy là cát
nhỏ. Ở đầm Lập An ( Huế), những loài này mọc từ vùng triều đến rìa rừng ngập mặn. Ở Côn
Đảo Thalassia hemprichii mọc trên nền đáy là cát san hô hay các mảnh vụn san hô trên các

rạn san hô chết vùng dưới triều . Cymodocea serulata phổ biến ở nền đáy bùn cát và cát san
hô và ít thấy trên nền cát thô và sỏi (bảng 3.5).
Bảng 3: Phân bố cỏ biển liên quan đến chất đáy
Loại trầm tích

Dạng trầm tích

Bùn

Bùn bột nhỏ

Bùn cát

San hô cát

Loài cỏ biển đặc
trưng
Zostera japonica

Bùn sét bột
Bùn sét bột

Halophia ovalis
Ruppia maritima,
Halophila beocarii

Bột lớn

Halodule pinifolia


Cát nhỏ

Halodule pinifolia

Bùn cát

Enhalus acoroides

Cát san hô

Cymodocea
semulata, Thalassia
hemprichii
Syringodium
isoetifolium

Cát

Địa điểm
Đầm Buôn (Quảng
Ninh)
Cát Bà (Hải Phòng)
Xuân Lộc (Thanh
Hóa), Kim Trung
(Ninh Bình)
Hòn Nồm ( Quảng
Bình)
Tam Giang, Lăng Cô
(Huế), Côn Đảo (Bà
Rịa – Vũng Tàu)

Cam Ranh (Khánh
Hòa), Phú Quốc
(Kiên Giang)
Côn Đảo (Bà RịaVũng Tàu)

Nguồn: Nguyễn Hữu Đại & al, 1998 [58]; Nguyễn Văn Tiến, 1999 [72]
1.3 Vai trò của hệ sinh thái thảm cỏ biển

Phú Quốc (Kiên
Giang)


Nhiều người đã rất quan tâm đến các sản phẩm của khu hệ cỏ thủy sinh vùng CSNL, họ
cho rằng bãi cỏ thủy sinh có vai trò quan trọng về mặt năng suất sinh học trong hệ thủy sinh.
Nó đóng góp vào sự phát triển của những sinh vật bậc cao hơn, thông qua chuỗi thức ăn, tạo
nơi che chở và lưu trú tránh địch hại cho động vật không xương sống có vỏ, cũng như các
giai đoạn ấu niên (juvenile) của các loài thủy sản. Ngoài ra chúng còn tạo nền cho sự phát
triển của những tập đoàn thực vật phụ sinh phong phú. Mặt khác, bằng cách sa lắng chất lơ
lững, hấp thụ chất dinh dưỡng và những chất hòa tan khác, cỏ thủy sinh giúp làm tăng độ
trong và giúp làm tốt chất lượng chung của nước vùng CSNL.
Nhờ sự cố định năng lượng mặt trời có hiệu quả và sản lượng sinh khối cao, cỏ biển có khả
năng tăng cường và duy trì độ phì nhiêu của thủy vực. Điều này còn được bổ sung bởi quá trình
trao đổi vật chất hữu cơ có hiệu quả diễn ra trên lá và nền đáy. Một chức năng quan trọng khác
của thảm cỏ biển là cầu nối trong con đường di cư của sinh vật và là quần cư ương giống cho
biển. Các thảm cỏ biển thường phát triển ở vùng trung gian của rừng ngập mặn và rạn san hô
hoặc là vùng đệm của hai hệ sinh thái khác nhau. Vì vậy, chúng trở thành điểm dừng chân của
nhiều loài cá, động vật không xương sống, thú và bò sát. Bằng việc cung cấp nơi ẩn náu cũng
như nguồn dinh dưỡng giàu có, thảm cỏ biển trở thành bãi ương giống chất lượng cao của nhiều
sinh vật. Nguồn giống sau khi được nuôi dưỡng ở đây sẽ phát tán đến các hệ xung quanh ra biển
khơi.

Tóm lại cỏ biển có những vai trò chính sau:
- Vai trò điều chỉnh: những thảm cỏ biển có thể làm thay đổi các quá trình sinh thái thủy vực,
đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định vùng đới bờ, góp phần chống xói lở vùng bờ
biển. Chúng còn là chỉ thị sinh học và tham gia làm sạch nƣớc thải công nghiệp và sinh
hoạt.
- Vai trò cung cấp: nơi nuôi trồng, khai thác, nơi cư trú, bãi đẻ, bãi giống, nguồn thức ăn của
nhiều loài sinh vật thủy sinh.
- Vai trò sản xuất: vật chất hữu cơ, nguồn gen, thực phẩm, nguyên liệu công nghiệp và năng
lượng.
- Vai trò thông tin: nghiên cứu học tập, du lịch và giải trí.
Thảm cỏ biển dày với hệ thống rễ neo chặt vào nền đáy có tác dụng làm giảm năng
lượng của sóng, dòng chảy và nhờ vậy chúng có khả năng chống xói lở, bảo vệ đường bờ
biển. Ở những vùng chịu nhiều bão tố, cỏ biển có vai trò lưu giữ trầm tích nhờ hệ thống
thân, rễ ngầm và nhờ vậy tạo nên vùng đệm chống sóng gió. Mặt khác, thảm cỏ biển là
bộ máy có hiệu quả cao đối với việc hấp thụ chất dinh dưỡng, chất thải từ đất liền và có
vai trò như những bẫy trầm tích làm giảm độ đục của nước.


Hiện nay, các thảm cỏ biển đang cung cấp cho loài người những sản phẩm trực tiếp như vật
liệu di truyền, thực phẩm; vật liệu thô cho công nghiệp và năng lượng. Ở các nước như
Philippines, Indonesia, các loài rong sống trong thảm cỏ biển như Caulerpa,Gracilaria,
Coclidiela đang được khai thác làm thực phẩm, chế biến các chất dùng trong công nghiệp và
phân bón cho nông nghiệp. Nhiều loài sinh vật đáy sống thường xuyên chỉ trải qua giai đoạn
ấu trùng trong thảm cỏ biển được coi như là có giá trị thương mại cao. Thành phần của chúng
khá đa dạng gồm: tôm, hải sâm, cầu gai, cua, vẹm và ốc. Tầm quan trọng của thảm cỏ biển đối
với nghề cá thường được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ với rạn san hô. Mặt khác, một
số loài cá được khai thác ngay trên thảm cỏ biển mà sản lượng cao thuộc về các họ bống và
dìa,... Ngoài ra, thảm cỏ biển còn được coi là môi trường thuận lợi cho nuôi trồng trên biển.
Du lịch biển cũng lấy thảm cỏ biển làm nơi giải trí, câu cá.
1.4 Hiện trạng kinh tế

So với các hệ sinh thái biển khác là rừng ngập mặn và rạn san hô thì các thảm cỏ biển ở Việt
Nam được nghiên cứu chưa nhiều. Điều này phản ánh một thực tế là chúng ta sử dụng các thảm
cỏ biển với tư cách là một đối tượng nghiên cứu khoa học hấp dẫn chưa được bao nhiêu. Chính
vì vậy, chúng ta hầu như chưa có hiểu biết đầy đủ về các thảm cỏ biển với tư cách là một hệ
sinh thái. Chính quyền và cộng đồng dân cư ở các khu vực có cỏ biển càng ít hiểu biết hơn. Họ
khai thác và sử dụng cỏ biển theo tập quán và khi cần thiết sẵn sang hủy diệt hoặc chuyển đổi
mục đích sử dụng các mặt nước có cỏ biển.
Cỏ biển đang được khai thác, sử dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm hoặc làm phân bón
cho các loại hoa màu trồng trên vùng đất cát ven biển. Cỏ biển được khai thác làm thức ăn cho
lợn, gà, vịt, cá Rô phi chỉ đóng vai trò là thức ăn độn, phụ. Mỗi hộ sử dụng một lượng rất ít
nhưng sử dụng quanh năm và số lượng hộ sử dụng rất lớn nên tổng lượng cũng là rất lớn.
Người dân vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế và một số vùng ở Khánh Hòa
đã khai thác cỏ lươn Zostera, cỏ kim Ruppia, cỏ lá dừa Enhalus, cỏ vích Thalassia và một số
loài thực vật thủy sinh Hydrophytes để làm phân bón và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ở Đầm Hà, Hà Cối, đảo Cô Tô (Quảng Ninh) nhân dân vùng ven biển khai thác cỏ lươn Zostera
để làm phân bón cho lúa, khoai. Ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tình Thừa Thiên
Huế có nhiều hộ làm nghề khai thác cỏ biển cung cấp cho các nhà vườn để làm phân xanh. Một
thuyền khai thác cỏ biển với 5 lao động (4 người cào cỏ và 1 người điều khiển máy), tùy thuộc
vào mùa vụ, có thể khai thác từ 1,2-2,4 tấn cỏ cho 6 giờ lao động liên tục
Các thảm cỏ biển còn được khai thác và sử dụng với tư cách là sinh cư, là bãi giống, Bãi cho
các loài thủy sản. Bằng kinh nghiệm, ngư dân biết được nơi nào có cỏ biển thì ở đó và quanh đó
các loài thủy sản có mật độ cao hơn, nên tập trung đánh bắt ở khu vực đó.


Quản lý các thảm cỏ biển dù với bất cứ tư cách gì cũng rất quan trọng, nhưng đáng tiếc lại chưa
được quan tâm đúng mức. Chính quyền không coi cỏ biển là một dạng tài nguyên thiên nhiên,
nên những người làm nghề khai thác cỏ biển với mục đích kinh doanh không phải đóng thuế tài
nguyên. Họ khai thác nhiều hay ít, khai thác vào lúc nào, bằng phương tiện gì hoàn toàn phụ
thuộc vào nhu cầu của người sử dụng và vào chủ quan của chính họ. Rất may là chính những
người chuyên khai thác cỏ biển cho mục đích thương mại không nhiều nên học không phải là

mối đe dọa chính với cỏ biển.
Quản lý các thảm cỏ biển với tư cách là nơi cư trú của các loài thủy sản là rất quan trọng, vì
nó quyết định đánh bắt trong khu vực, nhưng cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ở Việt
Nam, Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất đặt vấn đề nghiên cứu các bãi giống, bãi đẻ các loài thủy
sản có giá trị kinh tế trong đầm phá và các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những vùng có cỏ biển
cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt, toàn phân hoặc từng mùa
2 Nguồn lợi thảm cỏ biển
2.1 Nguồn giống cá
Kết quả phân tích 24 mẫu nguồn giống đã xác định được 828 trứng cá, 76 cá con, 1378 ấu trùng
tôm con và 1047 ấu trùng cua ở Đồng Bà Thìn. Ở Mỹ Giang đã xác định 1132 trứng cá, 17 cá con,
280 ấu trùng tôm con và 26 ấu trùng cua.
Hình 4.1 chỉ ra một số đặc điểm của cá con tại hai điểm nghiên cứu Đồng Bà Thìn và Mỹ Giang.
Tại Đồng Bà Thìn, Gobridae chiếm 42,31% trong bãi cỏ và 36% ngoài bãi cỏ. Thêm vào đó,
Clupeidae và Atherinidae là như nhau (16%). Các loại các khác chiếm một tỷ lệ nhỏ. Cá con xuất
hiện trong suốt năm với mật độ cao nhất là (4,57 cá thể/m3) vào tháng 5. Ở vùng bãi trống. mật độ
thấp. Tuy nhiên, số liệu phân tích về cá con chưa hoàn thiện ở Đồng Bà Thìn. Trong các bãi cỏ ở
Mỹ Giang, Atherinidae và Labridae có cùng giá trị ( 40%), VÀ Balistidae chiếm 20%. Ở Mỹ Giang,
mật độ cao nhất vào tháng 7 và 8 (giá trị trung bình là 1,85 cá thể.m3). Cũng như vậy ở Đồng Bà
Thìn, mật độ cá thể ngoài bãi cỏ thấp. Ở Đồng Bà Thìn lượng trứng cá Stolephorus trong cỏ chỉ
chiếm 0,18%, tuy nhiên số liệu phân tích ở bãi cỏ này chưa hoàn thiện.


Tóm lại sự đa dạng của các quần xá tảo đáy cùng với các loại cỏ biển khác nhau tạo nên một
habitat ổn định và là nơi gìn giữ thức ăn cho các sinh vật biển. Các kết quả bước đầu về trứng, cá
con, giáp xác trong và ngoài các bãi cỏ ở Mỹ Giang và Đồng Bà Thìn cho thấy: các sinh vật biển
trong các bãi cỏ cao hơn ngoài các bãi cỏ; đặc biệt, mật độ của ấu trừng và tôm con (penaeidae)
cũng như ấu trừng cua trong các bãi cỏ rất cao, thành phần loài và mật độ cá con, ấu trùng, tôm con
và cua con ở Đồng Bà Thìn thường cao hơn Mỹ Giang



2.2 Nguồn giống tôm

Tài liệu thu được ở Đồng Bà Thìn cho thấy, ấu trùng họ tôm he Penaeide và con non chỉ chiếm
9.0%, các nhóm tôm khác chiếm 91,0%. Con non họ tôm he Penaeidae không có ở nền đáy trống,
không có cỏ biển bao phủ nơi con non của các nhóm tôm khác sinh sống.
Ở Mỹ Giang, ấu trùng và con non Penaeidae cao hơn Đồng Bà Thìn với tỷ lệ 10,50% Penaeidae
và của các nhóm tôm khác. Bãi bùn không có cỏ, Penaeide là 6.30% và nhóm tôm khác là
93,70%
Bảng 5. Sự thay đổi mật độ ấu trùng và tôm con ở Đồng Bà Thìn Và Mỹ Giang (cá thể/m3)
Đồng Bà Thìn
Trong Bãi cỏ
Ngoài Bãi Cỏ
Tôm
Nhóm tôm
Tôm
Nhóm tôm
Tháng
5/98
6/98
7/98
8/98
9/98
2/99
3/99
4/99
6/99

he
1
8.5

7

khác
41.25
40.25
38

He
0
0
0

khác
43.25
0.62
1.63

0
0

0
38.59

0
0

7.25
9.25

0

0

1.8
1.51

0
0

9.68
0.06

Mỹ Giang
Trong Bãi cỏ
Tôm

Ngoài Bãi Cỏ
Tôm
Nhóm tôm

He

Nhóm tôm khác

He

khác

5.25
0


28.75
18

0.62
0

8.12
0.75

0
0
0

0.5
0
0.15

0
0
0

0
0
0.16

Nguồn: Nguyễn Hữu Đại, 2002
2.3 Nguồn giống cua

Ấu trùng cua trong các bãi cỏ ở Đồng Bà Thìn vào tháng 5 và 9 là 57,57 và 78 cá thể/m3. Ngoài
bãi cỏ ấu trùng cua phong phú vào tháng 5 (30,5 cá thể/m3). Ấu trùng cua ở Mỹ Giang trong và

ngoài các bãi cỏ đều thấp ( bảng 4.4)

Bảng 6: Sự thay đổi mật độ trứng cá, cá con và ấu trùng cua ở Đồng Bà Thìn và Mỹ Giang (cá thể.m3)
Tháng

Đồng Bà Thìn
Trong Bãi cỏ
Ngoài Bãi Cỏ
Trứng cá
ấu trùng
Trứng cá
ấu trùng

Mỹ Giang
Trong Bãi cỏ
Trứng cá
ấu trùng

Trứng

Ngoài Bãi Cỏ

ấu trùng



5/98
6/98
7/98
8/98

9/98
2/99
3/99
4/99
6/99

con cua

con cua

0.2 1.25
57.57
22.5 0.25
30.5
0
0
0
0 0.5
1
0 0.5
0
6.38
0
2.57

52.25 0.25
7.05 4.57
2.4
1.5


78
17.43

0.3
0.1

0.44
0

8.38 0.25
50
5

con

0 1.75
0
2

cua



con

cua

0
0


131.5 0.12
0
0

2.75
0

0.5
0
0.1

0
2.77 0.05
0.1
0

0
0.05
0.05

17.12
3.57

4 1.33
1.15 0.12

1.63
0

0

0.73
0.2

0
0

Ghi chú: - không có mẫu
Nguồn: Nguyễn Hữu Đại, 2000
2.4 Động vật đáy trong thảm cỏ biển

Các nhóm động vật đáy sống trong các thảm cỏ biển Việt Nam cho đến nay đã xác định được
127 loài thuộc 54 họ (Polychaeta, Crustacea Mollusca và Echinodermata)
Bảng 4: Cấu trúc động vật đáy trong các thảm cỏ biển ở Việt Nam
STT
1
2
3
4
5

Nhóm sinh vật
đáy
Polychaeta
Crustaceae
Gastropoda
Bivalvia
Echinodermata
Tổng số

Họ

8
12
13
14
7
54

Giốn
g
16
20
18
29
9
92

Loài
16
29
25
45
12
127

Tỷ lệ
(%)
12.5
23.5
19.5
35

9.5
100

Ghi chú
Điểm khảo sát:
Vùng phía Bắc từ Quảng
Bình tới Đà Nẵng
Vùng phía nam từ Khánh
Hòa tới Ninh Thuận

Nguồn: Nguyễn Hữu Đại và cộng sự, 1998 [58]; Đỗ Công Trung, 2000[26]
2.5 Rong biển

Các loài rong biển sinh trưởng và phát triển trong các bãi cỏ biển ở vùng triều, vịnh, đầm phá
cửa song và quanh các đảo nơi các rạn san hô tồn tại và nước trong với độ muối ổn định. Cỏ biển
và rong biển cùng với nhau tạo thành một quần xã đa dạng ở dưới biển. Đến nay đã xác định được
151 loài rong biển sống trong các bãi cỏ biển. Ưu thế thuộc về ngành Rong đỏ (Rhodophyta) với
73 loài (49%), sau đó là ngành Rong lục (Chlorophyta) với 36 loài, ngành Rong lam
(Cyanophyta) với 26 loài, ngành Rong nâu (Phaeophyta) với 16 loài. Rong thường mọc trên san
hô chết, đá và xác động vật hai mảnh vỏ.
Tảo phụ sinh (Epiphyte) là các loài tảo sống bám có mặt khắp mọi nơi và có vai trò quan trọng
tạo nên năng suất sơ cấp của các bãi cỏ biển. Tảo phụ sinh là nguồn thức ăn cho động vật sống
trong bãi cỏ. Các bãi cỏ biển là cây chủ của tảo phụ sinh. Hình thái, thời gian tồn tại của lá cỏ là


các nhân tố quan trọng ảnh hưởng lên sự nảy chồi của tảo. Thời gian tồn tại của từng phần trên lá
cỏ biển cũng ảnh hưởng đến đa dạng và sinh khối tảo.
2.6 Dugong và rùa biển
• Dugong


Dugong (Dugong dugong) là động vật có vú thuộc họ Dugonidae, bộ Sirenia, và còn được

gọi là bò biển. Dugong là động vật có vú duy nhất ở biển ăn cỏ biển, chúng có thể ăn 25kg cỏ
biển mỗi ngày. Dugong thường kiếm ăn ở những bãi cỏ nông nhiều hơn ở vùng sâu 10m. Nếu
trong trường hợp thiếu cỏ, dugong có thể bổ sung vào khẩu phần thức ăn là động vật không
xương sống như giun nhiều tơ, mực và hai mảnh vỏ. Khi ăn cỏ biển, dugong để lại dấu vết đi
ăn từ 1 đến 2cm có thể khi lên đến 15m và rộng khoảng 30cm. Sự có mặt của dugong có thể
được xác định bằng vết đi ăn. Tuy nhiên, dấu vết đi ăn cỏ biển của dugong không cần thiết để
xác định sự hiện diện của dugong - dấu vết đi ăn thường không rõ ràng, đặc biệt khi cỏ mọc
không nhiều, hay khi những loài cỏ biển là rộng chiếm ưu thế như Enhalus spp. (ví dụ quanh
đảo Phú Quốc, Kiên Giang) (Cox,2002).
Cho đến thời gian gần đây, dugong đã được quan tâm hơn bằng việc vườn quốc gia Côn Đảo
với 14 đảo nhỏ thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có tổ chức bảo vệ loài động vật biển này.
Mới chỉ có một nghiên cứu khoa học về dugong được thực hiện tại Việt Nam là Vườn Quốc
gia Côn Đảo (Cox,2002) và hầu hết các thông tin rời rạc, và các bài báo là những quan sát ở
tỉnh Quảng Ninh ( Vườn Quốc gia Bái Tử Long) và Tỉnh Kiên Giang (Phú Quốc và Hà Tiên).
Có một số báo cáo từ các vùng mà dugong tồn tại trong quá khứ, gồm: tỉnh Quảng Ninh|
(đảo Cô Tô), Hải Phòng, Khánh Hòa và Bình Thuận ( ví dụ đảo Phú Qúy), nơi bãi cỏ biển tồn
tại, nhưng những mối đe dọa từ việc đánh bắt trên các bãi cỏ biển có thể hủy diệt dugong tại
những vùng này. Báo cáo từ khu dự trữ Sinh quyển Cần Giờ ( gần thành phố Hồ Chí Minh) và
tỉnh Bạc Liêu cũng đã nói về sự xuất hiện theo mùa của dugong, nhưng những thông tin này
còn chưa được xác nhận và cần điều tra thêm.
Vườn Quốc gia Côn Đảo, phía nam Việt Nam một nơi được biết đến với sự xuất hiện của
dugong rất đều đặn. Sự di chuyển của dugong ở Côn Đảo gắn liền với sự di chuyển của dòng
thùy triều. Sự xuất hiện của các cá thể tại cùng vị trí liên quan đến chu kỳ chủy triều và cỏ
biển đặc trưng ở vùng nước sâu khi thủy triuef thấp và chúng di chuyển vào các bãi cỏ nông
khi thủy triều dâng. Dugong đã được tìm thấy ở các bãi biển nông nhất ( 2-3m) trong thời gian
triều cường. Dựa trên kết quả đánh giá của các nhà khoa học Viện Hải dương học Nha Trang,
ước tính có khoảng 10 con dugong tại Côn Đảo, Từ năm 1997 – 2002, có khoảng 10 con



dugong đã bị chết ở Côn Đảo. Các nhà khoa học cảnh báo rằng quần thể dugong ở Côn Đảo sẽ
bị đe dọa dẫn đến diệt vong trong vòng 5 đến 10 năm tới.
• Rùa biển
Năm loài rùa biển đã được phát hiện ở vùng ven biển Việt Nam (Chelonia mydas,
Eretmochelys imbricate, Dermochelys coriacea, Lepidochelys olivacea và Caretta caretta
(Phạm Thược và đồng nghiệp 2001), tuy nhiên chỉ có rùa xanh (vích) ( Chelonia mydas) là có
số lượng nhiều ở Côn Đảo. Thức ăn của loài vích Chelonia mydas chủ yếu là các loại cỏ biển
Thalassia hemprichii và Halophila ovalis. Côn Đảo là nơi làm tổ tốt nhất cho rùa biển, với
khoảng 250 rùa xanh mỗi năm.
3. Sự suy giảm hệ sinh thái thảm cỏ biển và hậu quả

Trong khi 12.000 km2 diện tích cỏ biển đã mất trên toàn cầu, riêng vùng biển Châu Á-Thái Bình
Dương có 10 điểm cảnh báo về sự suy giảm cỏ biển, chiếm 25% tổng số các vùng cỏ biển mất
trên toàn thế giới (Short và Wyllie -Echeverria, 1996). Riêng Việt Nam, theo thống kê từ các tài
liệu hiện có thì diện tích cỏ biển đang suy giảm từ 40% đến 50% bởi hàng loạt các tác động do
con người gây ra (Nguyễn Hữu Đại và cs, 2002; Nguyễn Văn Tiến, 2004). Trong đó, vùng biển
Khánh Hòa đã mất đi 30% trong vòng 5 năm từ năm 1997 đến 2002 (Nguyễn Hữu Đại và cs,
2006) do các hoạt động nuôi trồng thủy sản. Diện tích thảm cỏ biển vùng biển phía bắc giảm đi
đến 90% do các hoạt động xây dựng phát triển ven bờ. Một số thảm cỏ biển Zostera japonica ở
vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng đã bị biến mất hoàn toàn. Đây là loài cỏ biển ôn đới chỉ xuất
hiện ở vùng biển Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Nhìn chung, các thảm cỏ biển rất nhạy
cảm với sự biến đổi của môi trường nước và chúng giảm đi nhanh chóng khi môi trường bị tác
động mạnh.
Mất cỏ biển dẫn đến mất các chức năng và dịch vụ đi kèm của vùng ven biển. Thảm cỏ biển mất
làm thay đổi lưới thức ăn và mất nguồn lợi biển. Sự suy giảm chất lượng nước biển và phá hủy
nơi sinh cư tự nhiên đã làm giảm đáng kể nguồn lợi sinh vật biển. Khoảng 85 loài được liệt kê là
những loài đang bị đe dọa trong đó hơn 70 loài có trong sách Đỏ Việt Nam. Trữ lượng nguồn lợi
biển, năng suất và kích thước cá biển đang giảm sút; ví dụ năm 1984 đến 1994 trữ lượng cá giảm
30% (Nguyễn Văn Quân, 2006). Theo ngư dân ở Bãi Thơm (đảo Phú Quốc) cho biết khi các thảm

cỏ biển ở đây mất đi thì trữ lượng hải sản cũng suy giảm rõ rệt. Sự suy giảm của các thảm cỏ biển
cũng làm giảm nguồn lợi cá ngựa 200 - 250 kg/ha (năm 1980) xuống còn 70-80 kg/ha (Nguyễn
Văn Quân, 2006). Trong hiện tại và tương lai, sự suy giảm này còn tiếp tục ảnh hưởng đến đời
sống của người dân và thế hệ mai sau. Mặc dù, tỷ lệ đói nghèo của cộng đồng dân cư ven biển


thấp hơn các vùng khác, nhưng sự gia tăng dân số cùng với các phương thức đánh bắt hủy diệt và
phát triển không bền vững sẽ sớm tác động đến nền kinh tế.
4. Nguyên nhân suy thoái hệ sinh thái cỏ biển

Nguyên nhân suy thoái hệ sinh thái cỏ biển gồm có tác động của thiên nhiên và của con người gây
ra.
IV.1 Tác động của thiên nhiên
• Bão: Vùng biển vịnh bắc bộ hàng năm có khoảng 35 trận bão với tốc độ gió cao nhất là 50m/s.

Bão ,nước triều dâng gió lớn làm tăng các hoạt động sóng trên nền đáy. Các bãi cỏ biển quanh
đảo Cô Tô và Nam Yết (Trường Sa) bị ảnh hưởng nghiêm trọng của sóng khi bão. Loài cỏ
chính ở đây Thalassia hemprichii. Năm 1997 trận bão Linda đã làm mất đi bãi cỏ biển
Thalassodendron ciliatum đã tồn tại từ năm 1996 trở về trước ,nhưng sau trận bão ,loài này đã
không còn nữa. Trận bão Linda gây hại nghiêm trọng đến các bãi cỏ quanh Côn Đảo. Do tác
động của cơn bão Linda và con người, khoảng 20-30% cỏ đã bị mất ở Côn Đảo. Trước khi
cơn bão đến, mật độ cỏ Halophila ovalis là 2250 chồi/m2, sau đó giảm đi còn 1551 chồi/m2
(Nguyễn Xuân Hòa và Trần Công Bình, 2002)
• Độ đục và sự lắng đọng của trầm tích: Dọc bờ biển Việt Nam có nhiều sông đổ ra biển. Nước

sông đổ ra biển nhiều phù sa làm giảm độ trong của nước và hạn chế sự sinh trưởng của rong
biển và cỏ biển. Sự tăng độ đục của nước là nguyên nhân gây ra sự vắng mặt của các bãi cỏ
biển. Độ đục tăng vào mùa mưa làm giảm khả năng quang hợp của cỏ biển do bùn phủ trên bề
mặt lá cỏ hạn chế sự hấp thụ ánh sáng của lá cỏ. Các hoạt động của con người cũng là nguyên
nhân làm tăng độ đục như các hoạt động xây dựng và phát triển vùng ven biển. Hang Đầu Gỗ

và đảo Tuần Châu (Hạ Long) từng là các bãi cỏ rộng lớn vào trước những năm 70 của thế kỷ
20, nhưng sau 30 năm đã giảm sút nghiêm trọng.
• Dòng nước ngọt: Các loài cỏ biển tồn tại ở độ muối 15-30 0/00. Các dòng nước ngọt chảy vào
biển là nguyên nhân giảm độ muối là điều kiện không phù hợp với sự sống của cỏ,đặc biệt là
những loài cỏ sống ở vùng triều (Zostera japonica ,Halophila ovalis, H. beccarii).
IV.2 Hoạt động con người
• Phương pháp đánh bắt hủy diệt: Tại Việt Nam ngư dân sử dụng nhiều phương thức đánh bắt
hủy diệt như đánh bắt bằng vét lưới, lưới cào, lưới đáy, lưới phủ, lưới mắt nhỏ, lưới điện và
hóa chất xyanua.. Phương thức đánh bắt hủy diệt này đã phá hủy các bãi cỏ biển. Một bộ
lưới đáy ở độ sâu 4-6m tại tỉnh Quảng Trị kéo được 32 loài rong biển và 1 loài cỏ biển. Sự
giẫm đạp thu lượm và đào bới động vật ở vùng triều sông hàn và cửa biển ảnh hưởng đến


các bãi cỏ biển.
Đầm nuôi: Cỏ biển đã bị phá hủy bởi việc chuyển các bãi cỏ thành các đầm nuôi. Sự việc
này rất phổ biến ở các tỉnh khánh hòa.Sự phân bố của cỏ biển E. acoroides ở đầm thủy triều


đã bị giảm từ 20-30% vào năm 1998. Hơn nữa không có chồi cỏ nào ra hoa ở những vùng bị
suy thoái,điều này cho thấy khả năng phục hồi tự nhiên của cỏ biển rất thấp và cỏ biển sẽ bị


mất nếu hệ sinh thái tiếp tục bị tác động
Xây dựng bờ biển: Vùng ven biển là khu vực phát triển kinh tế chính về cảng, buôn bán và
du lịch, sự phát triển kinh tế nhanh chóng dẫn đến sự suy thoái môi trường và mất các hệ
sinh thái .Kết quả quan trắc hàng năm từ năm 1998-2000 về mật độ và sinh khối ở Côn Đảo
cho thấy sự phục hồi các bãi cỏ biển sau trận bão Linda rất chậm,trong khi các hoạt động
của con người như làm đường xây cầu cảng và hoạt động tàu bè dịch vụ tăng lên nhanh
chóng.Tất cả các hoạt động gây suy thoái môi trường đều dẫn đến mất đi các bãi cỏ biển.
Các hoạt động đào kênh rạch ở vịnh Hạ Long và Cát Hải cho tàu thuyền đi lại trên các bãi




cỏ gây ra sự xáo trộn trên các nền đáy và tăng độ đục ảnh hưởng đến các bãi cỏ.
Ô nhiễm: Các thông tin liên quan đến các tác động của ô nhiễm lên cỏ biễn vẫn bị hạn chế.
Sự đổ thải của kim loại nặng,trầm tích lơ lửng, dinh dưỡng và dầu là những tác hại xấu nhất
cho cỏ biển. Hầu hết các bãi cỏ biển nằm gần những nơi neo đậu của tàu thuyền. Dầu thải từ
tàu và thuyền đánh cá gây hại cho cỏ biển, dầu làm hỏng cỏ, đặc biệt là chồi và lá non,và



cũng làm ô nhiễm nền đáy.
Cải tạo đất nông nghiệp: Các hệ sinh thái cỏ biển đang chịu áp lực ngày càng tăng do các
hoạt động cải tạo đất nông nghiệp thông qua các hoạt động phá các bãi cỏ ở các vùng triều
thành đồng ruộng nông nghiệp. Ở Quảng Ninh,hàng ngàn hecta cỏ biển đã bị mất vì các

hoạt động cải tạo đất như vậy
5. Quản lý và phát triển hệ sinh thái cỏ biển
5.1 Thuận lợi
5.2 Khó khăn
5.3 Cơ hội
Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc quản lý và phát triển bền vững hệ sinh thái thảm cỏ biển
nhất là yếu tố đa dạng sinh học của hệ sinh thái thảm cỏ biển. So với các nước trong khu vực,
Việt Nam đứng thứ 3 về đa dạng loài cỏ biển chỉ sau Ôx - trây - lia thứ nhất (20 loài) và Philipin
đứng thứ hai (16 loài) (UNEP, 2004). Vùng biển Tây Nam Trung Bộ có đa dạng loài cao nhất
(Côn Đảo: 10 loài; đảo Phú Quốc: 9 loài; Khánh Hòa: 9 loài; Bình Thuận: 8 loài; Phú Quí: 7
loài (Nguyễn Văn Tiến và cs, 2006), sau đó là Tam Giang – Cầu Hai và Lập An thuộc miền
trung có 6 loài, vùng biển có thành phần loài cũng diện tích phân bố thấp là phía Bắc (Hạ Long,
Cát Bà: 5 loài).



Ở Việt Nam có cả các loài cỏ biển ôn đới và nhiệt đới, như loài Zostera japonica intertidally,
Ruppia maritima ở phía bắc và Halophila ovalis ở phía bắc và miền Trung và Halodule pinifolia
đặc biệt phổ biến các vùng biển phía nam. Các khu vực cỏ biển được phân bố dọc bờ biển từ
biên giới phía Bắc của Việt Nam với Trung Quốc, đến tận biên giới Tây Nam với Campuchia,
nhưng chủ yếu là các khu vực miền nam
Ngược lại, hệ sinh thái thảm cỏ biển cũng rất đa dạng về thành phần nguồn lợi như: cá, giáp
xác, thân mềm, loài da gai...và các loài thực vật rong và tảo biển.
Hiện nay, tuy các nghiên cứu về hệ sinh thái thảm cỏ biển ở Việt Nam không nhiều nhưng
chúng ta cũng đã có những nhận thức cơ bản về vai trò và tầm quan trọng của chúng. Vì thế nhà
nước và các tổ chức bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong và ngoài nước đang dần chú trọng thực
hiện nhiều cuộc điều tra, các công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố địa
lý từ đó đề ra các biện pháp bảo vệ và phục hồi các thảm cỏ biển. Các công trình nghiên cứu di
nhập cỏ biển vào những vùng cỏ đã mất đạt kết quả tương đối tốt mở ra giải pháp phục hồi hệ
sinh thái này
Ngoài ra chúng ta còn hợp tác quốc tế với các nước, các tổ chức trong khu vực Asean, EU…
được giúp đỡ về các mặt tài chính, nhân lực, trang thiết bị hiện đại.
5.4 Thách thức
a) Tác động của con người lên thảm cỏ biển

Con người tác động lên cỏ biển thông qua các hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp. Tác động
trực tiếp thường là các yếu tố cơ học như hoạt động của tàu thuyền, phương thức đánh bắt,
hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản, cải tạo đất…
• Hoạt động của tàu thuyền, xây dựng cảng và đô thị: Hoạt động của con người ngày càng gia

tăng ở vùng ven biển đang trở thành nguyên nhân chính làm thay đổi hệ sinh thái cỏ biển
(như: thuyền bè neo đậu, sử dụng phương thức đánh bắt huỷ diệt, khai thác bừa bãi, các công
trình xây dựng ở các khu vực ven biển) thông qua đó con người tác động lên chất lượng nước
và trầm tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự sống của cỏ biển (Short và Wyllie-Cheverria,
1996; Hemminga và Duarte, 2000) đồng thời làm thay đổi lưới thức ăn trong môi trường biển

mà cỏ biển là một mắt xích quan trọng. Vùng ven biển trở thành tâm điểm của các dịch vụ xã
hội và cộng đồng dân cư. Hoạt động cảng cũng gây ra áp lực lớn cho các thảm cỏ biển cận kề
do sự tăng độ đục và các chất dinh dưỡng xâm nhập bởi sự đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt
động giao thông hàng hải. Đô thị hóa ven bờ biển cũng liên quan đến đổ cát, đất khi xây dựng,


tăng xói lở bờ biển là vấn đề chính ở những vùng biển di lịch và ảnh hưởng đến thảm cỏ biển
và các hệ sinh thái khác. Trong một số trường hợp, hoạt động du lịch tác động trực tiếp khi
người ta “cải tạo” bãi biển bằng cách nhổ thực vật (trong đó có cỏ biển) để phục vụ nhu cầu
tắm biển. May thay, có một số chỉ tiêu mà du lịch ven biển phải thực hiện gồm có việc gìn giữ
các dịch vụ sinh thái và giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thảm cỏ biển.
• Phương thức đánh bắt: Tàu bè tăng nhanh chóng về số lượng và cả kích thước, điều đó song

song với việc tăng các tác động tiêu cực lên thảm cỏ biển thông qua hành động neo tàu, cũng
như đánh bắt thả lưới ở vùng biển nông, và ngay cả các hoạt động nhỏ liên quan đến việc thu
lượm hải sản như đào con sò và kéo lưới trên vùng triều và hơn nữa là phương thức đánh bắt
bằng thuốc nổ (Nguyễn Văn Tiến, 2004). Tám mươi phần trăm hộ gia đình ven biển có thu
nhập từ các hoạt động đánh bắt, là nguồn thu nhập đáng kể cho người nghèo mà còn cả với
những hộ giàu (MoFi, 2000). Hầu hết những hộ nghèo đều sống phụ thuộc vào đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản. Những ngư dân ven biển đều muốn may mắn và trở nên giàu có nên họ
đã sử dụng những phương thức đánh bắt cạn kiệt như dùng bình ắc quy và xung điện để diệt
những đàn cá lớn (như ở Tam Giang – Cầu Hai; Stanley 2006).
• Nuôi trồng thủy sản: Bên cạnh đó, nuôi trồng nước mặn và nước lợ đang phát triển nhanh
chóng ở vùng ven biển. Đay là ngành công sản xuất thức ăn có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.
Số đầm nuôi tăng dần theo đường cong số mũ, công nghiệp chế biến thức ăn tăng nhanh cũng
đã tác động đến cỏ biển (Nguyễn Hữu Đại, 2002; Duarte, 2002). Tổng số các đầm nuôi tôm
tăng lên từ 250.000 ha năm 2000 đến 478.000 ha năm 2001 và 530.000 ha năm 2003 và đến
nay Việt Nam có thể trở thành khu vực nuôi tôm lớn nhất thế giới (Hambrey, 2001). Những
hoạt động này gây áp lực đến cỏ biển thông qua hoạt động đổ thải cũng như hủy hoại chất
lượng nước và trầm tích.

• Cải tạo đất: Quá trình lắng đọng bùn gia tăng ở các vùng ven biển là tác động chính của con
người lên hệ sinh thái cỏ biển do các các hoạt động cải tạo hoặc thay đổi mục đích sử dụng
đất. Lắng động bùn là vấn đề chính ở vùng biển Đông Nam Á nói chung do tốc độ xói lở tăng,
hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và cải tạo đất. Lắng động bùn làm giảm ánh sáng khuyếch
tán xuống cỏ biển hoặc trôn vùi cỏ làm cho cỏ biển bị chết. Những nơi có hiện tượng tượng
lắng đọng bùn cao thì đa dạng, sinh khối và sinh sản của cỏ biển giảm nhanh chóng.
b. Sự thay đổi nhanh chóng của khí hậu toàn cầu
Những tác động gián tiếp của con người thường là những xáo trộn của thiên nhiên do nhiều
nguyên nhân, chúng kết hợp với ứng xử của con người ở các khu vực ven biển trong giao


thông, hoạt động giải trí. Các tác động gián tiếp gồm tăng mực nước biển, CO2 và tia cực tím,
và các tác động của con người lên đa dạng sinh học biển (Short và Neckle, 1999).
Cỏ biển hiện đang sống trong một môi trường có nhiệt độ trung bình và CO2 thấp. Tuy
nhiên xu hướng thay đổi khí hậu như nhiệt độ, mực nước biển và hàm lượng CO2 tăng sẽ gây
ra những áp lực đối với nhiều loài cỏ biển. Kèm theo đó là những tác động của con người đến
các hệ sinh thái ven bờ làm thay đổi chất lượng nước biển nhanh hơn thời gian thích nghi của
cỏ biển. Những tác động của con người làm tổn thương và giảm đa dạng cỏ biển. Con người
thay đổi cấu truc bờ biển bởi những hoạt động xây dựng cảng, dịch vụ ven biển ngăn cản sự di
trú của cỏ biển khi mực nước biển tăng. Thêm vào đó, các thảm cỏ biển tiếp tục bị mất để phát
triển vùng ven biển dẫn đến những hậu quả khó lường trong tương lai
Cùng với các hoạt động khai thác dưới biển là các hoạt động chặt phá rừng đầu nguồn, nước
thải sinh hoạt và công nghiệp đổ trực tiếp ra biển làm cho chính con người và các hệ sinh thái
tự nhiên đang phải đối mặt với hiện tượng thay đổi khí hậu toàn cầu. Sự thay đổi khí hậu toàn
cầu đang ngày càng tăng dự báo sự biến động lớn sắp xảy ra sẽ tác động mạnh đến dại dương
của toàn trái đất và cùng ảnh hưởng đến cỏ biển. Sự biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sinh sản, phân bố và chức năng của thực vật (Short và Neckles, 1999), như
nhiệt độ nước biển tăng từ hiệu ứng nhà kính, mực nước biển tăng làm thay đổi độ sâu của
nước và mực thủy triều, dòng chảy, độ muối.
• Nhiệt độ tăng: Nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng 1-3,5oC vào cuối thế kỷ 21 (Short và

Neckles, 1999). Nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cỏ biển
và khả năng cân bằng các bon, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố của cỏ biển. Các
quần xã cỏ biển bao gồm chính chúng và các loài tảo sống bám trên lá cỏ. Sinh trưởng và phát
triển của tảo phụ thuộc chính và nhiệt độ. Nhiệt độ tăng sẽ kích thích và thúc đẩy sự sinh
trưởng mạnh các loài tảo và thực vật phù du làm che phủ mặt nước, tăng độ đục và làm giảm
ánh sáng xâm nhập xuống nền đáy đồng thời làm giảm sự quang hợp của cỏ biển (Bryars và
Neverauskas, 2004; de Boer, 2007). Thêm vào đó, hiện tượng phì dinh dưỡng trong nước cũng
phá hỏng sự cân bằng giữa thực vật biểu sinh và cỏ làm giảm sự quang hợp của cỏ biển (Short
và Neckles, 1999), sinh trưởng cỏ biển suy giảm (Bernard và cs, 2007). Như vậy, tác động lâu
dài của sự thay đổi khí hậu tăng ưu dưỡng làm mất các thảm cỏ biển ở vùng nước nông ven
biển. Nhiệt độ nước biển tăng là nguyên nhân làm tăng cường độ các cơn gió lốc vùng nhiệt
đới, cùng với các trận bão mạnh (Dyer, 1995). Các trận bão, gió lốc gây nhiễu loạn và làm suy
giảm các thảm cỏ biển ở nhiều vùng trên thế giới (Short và Wyllie-Echeverria, 1996) và Việt


×