Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Mimosa pigra L một lòai cỏ nguy hiểm xâm lấn đến hệ sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.2 KB, 9 trang )

Mimosa pigra L. –một lòai cỏ nguy hiểm xâm lấn
đến hệ sinh thái nông nghiệp tại Việt Nam

Dương Văn Chín
Viện lúa đồng bằng sông Cửu long
Cờ Đỏ- Cần Thơ- Việt Nam

TÓM TẮT

Mimosa pigra (mai dương) đã được báo cáo xuất hiện lần đầu tiên tại huyện Mộc Hoá, tỉnh Long An, Việt
Nam vào năm 1979. Kể từ đó, nó tiếp tục sinh sản, phát tán và lan truyền đến nhiều vùng khác nhau trong cả
nước. Mimosa pigara là một kẻ xâm lấn hung hãn ở những nơi mà con người mất cảnh giác như ven lề
đường, các con đê, bờ ruộng, kênh mương dẫn thóat thủy và đất hoang hoá. Chúng xâm lấn mạnh mẽ dọc
theo bờ sông, chung quanh các hồ đập trữ nước, khu bảo tồn hoặc vườn quốc gia ngập nước. Trong một số
trường hợp, loài cỏ nguy hiểm này được báo cáo là đã xâm lấn đất nông nghiệp. Có rất nhiều nổ lực được
tiến hành để kiểm soát Mimosa pigra nhưng cho đến nay hiệu quả còn rất hạn chế. Sự nổ lực mạnh mẽ để
chặn đứng sự xâm lấn của loài cỏ nguy hiểm này là cần thiết trong tương lai.
Từ khóa: Mimosa pigra, invasive weed, wet land, Tram Chim National Park.
I) ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam thuộc vùng Đông Nam Á. Nước ta có biên giới chung với Trung quốc ở phía Bắc, Lào và
Cambodia ở phía Tây. Phía Đông và Nam là Thái Bình Dương. Khí hậu thống trị bởi hai mùa, mùa mưa từ
tháng 6 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 5. Mùa đông ở miền Bắc lạnh trong khi ở miền
Nam thì ấm quanh năm. Vĩ độ và độ cao địa hình ảnh hưởng đến qui luật khí hậu từng vùng. Diện tích lãnh
thổ Việt nam là 320.000 km
2
và bờ biển dài 3.260 km. Ba phần tư lãnh thổ là đồi nuí có độ cao biến thiên từ
100 đến 3.400 m, trong khi hai vùng bằng phẳng bao gồm lưu vực sông Hồng ở miền Bắc và lưu vực sông
Cửu long ở miền Nam. Vùng đất thấp rất phì nhiêu và mật độ dân số cao và phần lớn các họat động nông
nghiệp và công nghiệp được tập trung tại đây. Việt Nam có kiểu khí hậu nhiệt đới gío mùa, mặc dù có những
sự biến động thời tiết theo vùng do đất nước quá dài và cao trình biến động lớn. Nhiệt độ trung bình hàng
năm biến thiên từ 18


o
C đến 29
o
C, trong khi nhiệt độ trung bình của những tháng lạnh nhất vùng miền nuí
phía Bắc biến thiên từ 13 đến 20
o
C trong khi ở vùng nhiệt đới phía Nam là từ 20 đến 28
o
C.
Tại phần lớn các vùng đất của nước ta, vũ lượng trung bình hàng năm biến thiên từ 1.400 mm đến
2.400 mm, nhưng cũng có thể cao đến 5.000 mm hoặc thấp xuống 600mm ở một số vùng. Vũ lượng phân
phối không đồng đều trong năm, với khoảng 80-90% tập trung trong mùa mưa, gây ra lụt lội và thường kèm
theo lỡ đất. Tổng số ngày có mưa trong năm cũng biến động giữa vùng này và vùng khác và biến thiên vào
khoảng 60 đến 200 ngày (Chaudhry và Ruysschaert, 2008)
Việt Nam có một hệ thống sông ngòi dày đặc với 9 lưu vực lớn bao gồm: Hồng- Thái Bình (92.246
km
2
trong phần lãnh thổ của Việt Nam), Cửu Long (70.520 km
2
), Đồng Nai (36.261 km
2
), Đà (25.500 km
2
),
Cả (21.230 km
2
), Mã-Chu (17.600 km
2
), Ba(13.800 km
2

), Kỳ Cùng- Bằng Giang (11.200 km
2
), Thu Bồn
(10,350 km
2
) và những lưu vực nhỏ khác. Khởi nguyên từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc, sông Mê
Kong có chiều dài 4.800 km và chảy qua 6 quốc gia bao gồm: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan,
Cambodia và Việt Nam trước khi chảy ra Thái Bình Dương. Tổng cộng lưu vực là 795.000 km
2
. Hồ lớn
Tonle Sap ở Cambodia là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Hồ trữ nước vào mùa mưa và phóng thích
dần dần xuống hạ nguồn vào mùa nắng. Sự xâm nhiễm Mimosa pigra chung quanh biển Hồ, vùng đầm lầy
dọc sông Mê Kong và vùng đồng bằng ngập lụt của nó là rất nghiêm trọng (Chin Samouth, 2002). Hạt của
mai dương di chuyển theo nước sông xuống vùng hạ nguồn ở Việt nam
Trong khỏang thời gian từ 17.000 đến 7.000 năm trước công nguyên, mực nước biển dâng cao 9mm
mỗi năm và tổng cộng là 90 m. Một số cộng đồng xã hội bị ảnh hưởng trong đó có vùng Đông Nam Á, nơi
mà có khoảng 50% diện tích đất đai bị ngập chìm (Đáp, 1999). Việt Nam là một trong năm nước trên thế
giới chịu ảnh hưởng tệ hại bởi hiện tượng trái đất ấm dần gây nước biển dâng cao. Ở viễn cảnh nước biển
dâng cao thêm 1 m, sẽ có 40.000 km
2
đất đai sẽ bị ngập chìm trong nước chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu
long.
Hơn mười ngàn năm trước, vùng đất này đã bị ngập chìm. Trong tương lai, một phần lãnh thổ Việt
nam với hệ thống sông ngòi dày đặc sẽ lại ngập chìm trong nước do biến đổi khí hậu toàn cầu. Điều này sẽ
hình thành ra những vùng đất ngập nước rộng lớn phù hợp cho sự sinh trưởng và lây lan của loài cỏ rất nguy
hiểm – Mimosa pigra.
II) SINH HỌC CỦA CÂY Mimosa pigra
1) Mô tả



Khi trưởng thành, Mimosa pigra là cây thẳng đứng, dạng bụi có nhiều nhánh, chiều cao khoảng 3-6
m. Thân màu xanh lúc còn nhỏ và dần trở nên thân gỗ với độ dài đến 3 m và phân bố ngẫu nhiên. Lá màu
xanh sáng, lá kép dài 20-25cm, gồm 15 cặp lá đơn mọc đối, dài khỏang 5 cm, với phiến lá không cuống,
dạng thon hẹp, lá xếp lại khi bị va chạm hoặc vào ban đêm. Hoa nhỏ màu tím hoặc hồng, dạng tia và chụm
lại từng nhóm thành một đầu tròn có đường kính 1- 2cm. Phát hoa mọc trên một trục dài 2- 3 cm với hai
trong mỗi nách lá, trong khi đó vành có 4 cánh với 8 bao phấn màu hồng. Trái có lông rất dày đặc, có từ 20-
25 hạt, trái mọc thành từng chùm trên nách lá, trái dài 6,5-7,5 cm, và rộng từ 0,7-1cm. Trái chuyển sang màu
nâu khi chín, gảy ra thành từng phần nhỏ mang 1 hạt. Hạt có màu nâu hoặc xanh ô liu, dẹp, bầu tròn, dài 4-
6mm và rộng 2 mm (Walden et al., 1999).
2) Chu kỳ sống và tiềm năng xâm lấn
Hạt được hình thành trong từng ngăn riêng rẽ của trái và gảy ra từng phần nhỏ khi già. Trong những
điều kiện tối hảo, hàng năm mỗi cây có thể tạo ra 220.000 hạt. Kết quả nghiên cứu tại đồng bằng sông Cửu
long (ĐBSCL) cho thấy, trên tầng đất mặt có khỏang 100 hạt/1 m
2
. Trái lại, trung bình có 12.000 hạt/m
2
đã
được báo cáo ở vùng bị xâm nhiễm nặng ở miền bắc nước Úc (Lonsdale, 1992). Cây trưởng thành rất nhanh
và có thể tạo hạt ngay trong năm đầu tiên. Hoa có thể trỗ bắt đầu từ tháng thứ 6 đến tháng thứ 8 sau khi hạt
nảy mầm. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng và có thể nhờ gió. Thực vật này được cho rằng tự hòa hợp Hoa phát
triển trong vòng 7 đến 10 ngày và trái hình thành trong vòng 25 ngày. Mimosa pigra ra hoa và tạo trái quanh
năm ở ĐBSCL nhưng trái được tạo nhiều nhất trong mùa nắng (tháng 12- tháng 5). Hạt cực kỳ cứng và có
thể duy trì miên trạng trong vòng 15 năm tùy thuộc vào môi trường. Thí dụ, phân nửa quần thể hạt sẽ không
còn duy trì sự sống sau 99 tuần chôn ở độ sâu 10 cm trên lọai đất sét nhẹ, trong khi đó tỷ lệ giảm sự sống
tương tự chỉ xảy ra trong vòng 9 tuần trên đất sét nặng dễ nứt nẻ. Trên đất cát hạt có thể duy trì sự sống lâu
hơn. Miên trạng của hạt có thể bị phá vỡ do sự nỡ ra và sự nén chặt lớp vỏ cứng bởi sự thay đổi nhiệt độ từ
25- 70
o
C. Thông thường hạt chôn sâu hơn 10 cm khó nảy mầm thành công trừ khi mang chúng lên mặt đất
(Walden et al., 1999)

3) Phương thức xâm nhiễm đến địa điểm mới và phương thức phát tán địa phương
Cây Mimosa pigra có nguồn gốc từ Trung Mỹ và có thể đã xâm nhập vào lãnh thổ phía Bắc nước Úc
trước những năm 1890’s thông qua Vườn thực vật Darwin (Lonsdale et al., 1995). Nó tiếp tục là một lòai cỏ
dại địa phương trong vòng hơn 100 năm và chỉ tập trung quanh khu vực Darwin. Tuy nhiên hạt mai dương
rõ ràng đã phát tán và đã tìm thấy trên thượng nguồn dọc theo sông Adelaide và khi nó đến được vùng nhiệt
đới khô-ẩm ở phía Bắc Darwin, chúng gia tăng mật số đột ngột với sự giúp đỡ của lòai trâu nước hoang dã
(Lansdale, 1993 ; Lonsdale et al., 1995). Mai dương tiếp tục lan rộng ở những năm kế tiếp, đặc biệt trong
những năm 1970’s và vào năm 1989, chúng đã bao phủ 800 km
2
vùng đất ẩm ướt ở vùng giáp ven biển của
lãnh thổ phương Bắc. Sự xâm nhiểm tăng gấp đôi chỉ trong vòng một năm, tính trung bình trong vòng 6
năm. Vào năm 1981, phần lớn vùng đồng bằng ngập lụt của sông Adelaide đã bị bao phủ gần như chỉ một
lòai thực vật (Lansdale, 1993 ; Lonsdale et al., 1995). Mai dương thích môi trường nhiệt đới luân phiên giữa
ướt và khô, đất trãng, vùng đất ẩm như đồng bằng ngập lụt, đồng bằng ven biển và ven bờ sông. Thí dụ như
ở ĐBSCL của Việt Nam, nơi mà nó là lòai cỏ dại nghiêm trọng khi vũ lượng hàng năm đến 2.200 mm. Nó
không là vấn đề ở những vùng có vũ lượng dưới 75 mm và trên 2.250 mm/năm. Ở cả hai quốc gia Úc và
Việt nam, nó thích xâm lấn vùng đồng cỏ ngập lụt theo mùa. Dường như chúng thích thành lập hội đòan và
hiển nhiên trở thành vấn đề rắc rối ở những vùng đất có xáo trộn. Điều này là do khả năng của hạt mai
dương xác lập nhanh chóng trên đất trãng trống, ít bị cạnh tranh bởi những cây con của những lòai thực vật
khác. Nó rất phổ biến dọc theo bờ của các đập nước, kênh mương, bờ sông, những hố trũng dọc đường lộ,
đất nông nghiệp và những đầm lầy chăn thả súc vật thái quá. Ở Vịêt nam, điển hình nó được tìm thấy dọc
theo bờ của những kênh mương hồ đập tự nhiên hoặc nhân tạo và dọc đường lộ. Hạt đi qua hệ thống tiêu hóa
của súc vật mà không bị tổn thương dẫn đến kết quả là lây lan càng nhanh chóng. Đọan gảy của trái có mang
rất nhiều lông cứng giúp chúng có thể dính chặt vào lông súc vật hoặc quần áo. Con người lan truyền hạt qua
xe cộ, máy nông nghiệp, vải vóc bao bì. Hạt phát tán qua đất và bùn. Thí dụ, hạt Mimosa pigra có thể được
mang đến Vườn Quốc gia U Minh Thượng, Việt Nam, thông qua những khối lượng cát xây dựng có lẫn tạp
hạt mai dương. Trái có thể nổi và có thể phát tán thông qua lũ lụt và dòng chảy của nước trong kênh mương.
Dòng nước chảy mạnh có thể là phương tiện quan trọng nhất lan truyền cây mai dương ở ĐBSCL. Dòng
nước khích lệ sự lây lan Mimosa pigra tại nước Úc cũng đã được ghi nhận. Những trận lũ lụt lớn kết hợp với
việc khai thác chăn thả thái quá đồng cỏ đã khích lệ sự lan truyền của Mimosa pigra ở vùng đồng bằng ngập

lũ nước Úc vào những năm 1970’s (Walden et al., 1999).
4) Hiện trạng Mimosa pigra tại Việt nam
Nguồn gốc của Mimosa pigra là Trung Mỹ. Nó được mang đến châu Á vào cuối thế kỷ thứ 19. Ở giai
đọan đầu chúng xâm nhiễm từ từ và nó được ghi nhận hiện diện lần đầu tiên vào năm 1979 tại huyện Một
Hóa, tỉnh Long An, vùng ĐBSCL của Việt Nam (Triet et al., 2004). Hiện nay lòai cỏ dại này đã lây lan ra
nhiều địa điểm khắp cả nước. Gần đây, Mimosa pigra được đánh giá là một lòai cỏ dại nguy hiểm ở ĐBSCL
của Việt Nam. Mặc dù mai dương mới được du nhập vào Việt nam từ những năm 1970 ‘s, nó tiếp tục lan
truyền ra dọc đường lộ, vùng đất hoang hóa trên cao ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Một cuộc điều tra
của Viện Bảo vệ Thực vật Quốc gia tại 1.169 xã thuộc 89 huyện của 8 tỉnh vùng ven biển miền Trung và
Tây nguyên đã kết luận rằng có 31,3 % số huyện và 18,1% số xã có sự hiện diện của mai dương và tổng diện
tích bị xâm nhiễm là 680 ha. Chúng tập trung chủ yếu dọc đường lộ của tỉnh Quảng Nam và trên vùng cao
của tỉnh Gia Lai (Cam et al., 1997). Thực trạng tương tự được quan sát ở những tỉnh phía Bắc, nơi mà mai
dương tình cờ được ghi nhận tại một ít địa phương. Quan sát cho thấy chúng tập trung chung quanh các hồ
như Đồng Mô, Núi Cốc, Ba Bể, Thác Bà, Đại Nải và những nơi khác. Gần đây, mai dương được báo cáo đã
xâm nhiễm trên diện rộng ở vùng đất cao bỏ hóa thuộc tỉnh Quảng Bình. Loai này rất phổ biến những chỗ
đất công như: các khu vực bảo vệ, dọc đường, bờ sông, nhưng chúng xâm nhiễm rất chậm trên đất tư nhân.
Điều này có thể là do những người có quyền sử dụng đất đã cảnh giác chăm sóc mãnh đất của họ. Nó đã trở
thành lòai cỏ dại nghiệm trọng tại vùng đất ngập nước thuộc Vườn Quốc gia Tràm chim, Vườn Cát Tiên,
Yok Đôn, hồ Biển Lạc, hồ Trị An.
Mặc dù lòai cỏ này xuất hiện ở nhiều địa phương trong cả nước, nhưng những họat động nghiên cứu
đã tập trung nhiều ở đồng bằng sông Cửu long và miền Đông Nam bộ so với những vùng khác.
A) Đồng bằng sông Cửu long.
Vườn Quốc gia Tràm chim (VQGTC) tọa lạc tại huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp trong vùng Đồng
Tháp Mười. Vườn ở vĩ độ 10
o
40’ -10
o
47’ Bắc và kinh độ 105
o
26’ 105

o
36’ Đông. Trước năm 1980,
Mimosa pigra được quan sát thấy mọc thành những đốm nhỏ ở huyện Tân Hồng và Hồng Ngự. Sau đó nó
xâm lấn các huyện khác trong tỉnh Đồng Tháp như Thanh Bình, Tam Nông và cuối cùng xâm nhập VQGTC.
Chúng xâm nhiễm Vườn rất nhanh. Năm 1984-1985, mai dương được ghi nhận hiện diện lần đầu tiên trong
Vườn. Diện tích bị nhiễm tăng lên 150 ha năm 1999 và 490 ha năm 2000. Nó mở rộng ra 958 ha vào tháng 7
năm 2001 và 1.700 ha vào tháng 6 năm 2004, chiếm 22,7% tổng diện tích tòan Vườn. Như tên gọi, Tràm
chim là nơi sinh sống của sếu đầu đỏ, biểu tượng của sức mạnh, sự trường thọ và lòng trung thành. Mai
dương trước hết tấn công những vùng đất trống và đất bỏ hóa trong Vườn và sau đó xâm lấn tích cực đến
những cánh đồng năn, vùng thực phẩm của sếu đầu đỏ. Sau đó diện tích xâm nhiễm gia tăng gấp đôi mỗi
năm. Hạt cỏ bám dính dọc các bờ đê, thiết lập quần thể và xâm lấn đến những đồng cỏ dưới thấp ngập nứơc
theo mùa. Nó cũng tồn tại dưới tán rừng tràm nhưng với mật độ thấp. Việc đào những kênh xuyên rừng tràm
vào năm 2003 để chống cháy rừng trong mùa khô đã tạo điều kiện thuận lợi cho Mimosa pigra xâm nhiễm ra
diện rộng.
+ Các địa điểm khác vùng đồng bằng sông Cửu long.
Ở đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL), hàng ngàn ha mai dương đã xâm nhiễm tại An Giang, Kiên
Giang, Đồng Tháp, Long An và những tỉnh khác. Nó cũng đe dọa xâm chiếm đất trồng trọt. Có một sự cảnh
báo rằng không sớm thì muộn, mai dương sẽ xâm nhiễm đất trồng trọt, đặc biệt là ở các vùng đệm thuộc các
vườn quốc gia, và những cánh đồng bằng phẳng ngập lụt trong vùng. Nó đã xâm chiếm một vùng rộng đất
canh tác tại huyện Cát Lộc trong vùng đệm thuộc Vườn Quốc gia Nam Cát tiên. Mai dương có chiều hướng
nguy hiểm hơn ở những vườn quốc gia ngập nước nơi có sự khiếm khuyết trong quản lý. Mimosa pigra xuất
hiện bất cứ nơi nào trong tỉnh An Giang, đặc biệt với mật độ cao ở những mãnh đất hoang dọc theo sông
rạch, kênh mương, hồ tự nhiên, đất rừng và xâm lấn đất canh tác như ruộng lúa, vườn tược... Mai dương sinh
sản rất nhanh vì chúng trổ hoa bất cứ mùa nào trong năm (Tam, 2008). Dọc bờ kênh Vĩnh Tế từ thị xã Châu
Đốc đến huyện Tịnh Biên và dọc bờ của những kênh nhỏ như Tha La, Trà Sư, Số 10, lòai cỏ này đã hình
thành một quần thể dày đặc như rừng. Trước đây, những mãnh đất này là nơi sinh sống tự nhiên của
Sesbania sp., lòai cây có rất nhiều hoa vàng được sử dụng bởi người dân địa phương như là rau sạch hoặc
đem bán ngòai chợ gia tăng thu nhập. Thân Sesbania sp.được dùng làm củi đốt hàng ngày. Người nông dân
cảm nhận bị mất mát khi mai dương xâm lấn. Lòai cỏ này rất khó đốn bởi vì chúng có rất nhiều gai nhọn và
cứng có thể gây bị thương người định tiêu diệt chúng. Đất bỏ hóa mùa khô cũng bị xâm nhiễm. Vào mùa

ngập lũ (tháng 9-11) nước mang nguồn hạt cỏ từ Cambodia về trải trên những cánh đồng vùng Châu Đốc và
Tịnh Biên. Khi nước rút, Mimosa pigra nẩy mầm và mọc mầm trên tòan vùng (Tam, 2008).
b) Miền Đông Nam bộ.
Một cuộc điều tra về sự phân bố của Mimosa pigra ở lưu vực sông Đồng Nai- một trong những con
sông lớn và có ý nghĩa kinh tế ở Việt nam – đã được tiến hành. Một bản đồ về các vùng đất bị mai dương
xâm chiếm đã được thiết lập bao gồm sông Đồng Nai và và các nhánh của nó như sông Sài Gòn, sông Bé,
sông La Ngà và những đập trữ nước lớn như Trị An, Dầu Tiếng. Sự xâm lấn của Mimosa pigra ở vùng đất
ngập nước Vườn Quốc gia Cát tiên (VQGCT) – một vườn quốc gia lớn nhất ở lưu vực sông Đồng Nai – đã
được đánh giá chi tiết. Nghiên cứu cũng đã kết luận rằng sư di chuyển cát được khai thác từ lòng sông Đồng
Nai để san lấp mặt bằng phục vụ các công trình xây dựng là một phương thức quan trọng để lan truyền hạt
mai dương. Phương thức này có thể mang hạt cỏ đi rất xa kể cả bên ngòai vùng lưu vực sông. Ở vùng nhiệt
đới miền Nam Vịêt Nam, nơi mà lũ lụt xãy ra hàng năm, mai dương lây lan nhanh chóng và phát triển rất
mạnh mẽ. Mật số rất dày ở vùng đất ngập ẩm ướt như dọc bờ sông, hồ và các vườn quốc gia. Dọc bờ sông
La Ngà, mai dương đã xâm nhiễm khỏang 7.000 ha với mật số từ 2 đến 7 cây/m
2
. Mimosa pigra chiếm lĩnh
hồ Trị An ở phía Nam tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, cỏ này đã xâm chiếm khỏang 2.000 ha ở vùng hồ. Vào mùa
mưa mỗi năm, nước lũ đã mang hàng triệu hạt dọc dòng sông Đồng Nai và quần thể cây con tăng nhanh số
lượng ở nhiều vùng đất khác nhau.
c) Những vùng khác.
Mai dương tấn công một số tỉnh và vùng đất trong cả nước như vùng ven biển ở Bình Thuận, vùng
trung tâm tỉnh Quảng Trị. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng, vùng đất
thấp trong tỉnh bị xâm nhiễm nghiêm trọng. Nó chiếm 25 km dọc sông Đa Nhim và lấn sang 150 ha đất canh
tác của nông dân gần đấy (Phuoc, 2008). Mai dương đe dọa thật sự đến người dân tại Kroong, Sa Bình, Ya
Ly, Ia Chim, Sa Thầy, Dak Ha, thị xã Kon Tum thụôc tỉnh Dak Lak. Vùng đất ngập nước bên trong hồ Ya
Ly đã bị xâm chiếm bởi mai dương. Tại Kroong, cỏ đã xâm nhiễm 60 ha trong số đó 50 ha đã không còn sử
dụng được cho trồng trọt. Nó cũng xâm chiếm các vườn cây đa niên. Chúng cản trở sự di chuyển của nông
dân, gia súc và thường làm họ bị thương (Sang, 2008). Ở miền Bắc Việt Nam, lòai cỏ này cũng đã xuất hiện
tại Hà Tây, Nội Bài, Sóc Sơn (Hà Nội).
III)


ẢNH HƯỞNG CỦA Mimosa pigra
1) Ảnh hưởng sinh môi.
Sự hiện diện của mai dương làm giảm kích thước và số lòai trong quần xã thực vật và động vật. Tại
VQGTC chúng làm giảm mật số các lòai thuộc họ hòa bàn và họ cỏ lác như: cỏ ống (Panicum repens), cỏ
mồm (Ischaemum rugosum) và cỏ năn (Eleocharis dulcis), cũng như một số lòai cỏ lá rộng như: bèo tai
tượng (Pistia stratiotes), lục bình (Eichhornia crassipes) và rau dừa nước (Ludwigia adscendens). Sự xâm
lấn của mai dương vào đồng cỏ năn (Eleocharis dulcis) đe dọa lòai chim qúi hiếm (Grus antigone sharpii),
một trong 16 lòai được bảo vệ đặc biệt trên khắp thế giới (Triet and Dung, 2001). Tại VQGCT nhiều lòai
chim thường hội đòan lại sau khi di cư trong mùa nước nổi. Chúng sử dụng thân lá và hạt của những lòai cỏ
hòa bản, cỏ lác như Panicum repens, Brachiaria mutica, Phragmites karka, Ischaemum rugosum, Eleocharis
dulcis và các lòai cỏ lác (Cyperus spp.) cũng như những lòai cỏ lá rộng như là nguồn thực phẩm. Dưới tán
quần thể rậm rạp của mai dương, mật số của những lòai cỏ này giảm nhanh chóng dẫn đến sự biến mất của
nhiều lòai chim. Ở những nơi bị xâm nhiễm nặng bởi mai dương, rất ít các lòai thực vật bản địa có thể sinh
sống dưới tán cây của chúng. Tuy nhiên, quan sát cũng cho thấy rằng mai dương không lọai bỏ hòan tòan
các cây bản địa. Mặc dù lác đác, một số thực vật bản địa vẫn sống dưới tán rậm rạp của mai dương. Có 45
lòai thực vật có mạch được tìm thấy trong 30 lô mẫu, trong đó có 26 lòai vẫn tồn tại dưới tán mai dương che
phủ 70 đến 100%. Sự suy giảm thảm thực vật bản địa, đặc biệt là các lòai thân thảo, gây ra bởi mai dương đã
ảnh hưởng tiêu cực đến quần xã động vật bản địa. Thảm thực vật thân thảo ở VQGTC cung cấp chổ ở và
nguồn thức ăn cho một số lòai chim đang bị đe dọa tuyệt chủng. Sự xâm lấn của mai dương được xem là một
trong những nguyên nhân trực tiếp làm giảm quần thể sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii) tại VQGTC. Cỏ
năn ở vùng lõi là bãi cung cấp thức ăn cho sếu. Vùng này đang bị xâm nhiễm bởi mai dương và bị từ bỏ bởi
sếu.
2) Ảnh hưởng kinh tế.
Nông dân sống dọc sông La Ngà đang quan ngại về ô nhiễm nguồn nước sinh họat và môi trường
nuôi thủy sản do lá mai dương rụng xuống nước. Mai dương xâm nhiễm không những cản trở các họat động
nông nghiệp mà còn gia tăng chi phí sản xuất do phải kiểm sóat chúng. Mặc dù nông dân vùng ĐBSCL đã
áp dụng nhiều biện pháp lý học hàng năm để kiểm sóat chúng nhưng hàng ngàn ha đất phù sa đang bị xâm
chiếm bởi lòai cỏ này. Ở một số khu bảo tồn đất ngập nước như VQGTC, mai dương gây thiệt hại cho các
bãi cỏ hòa bản và cỏ lác là thức ăn cho sếu, dẫn đến sự di cư của sếu sang vùng đất khác. Điều này làm giảm

giá trị du lịch của vườn và làm giảm giá trị của một khu bảo tồn quốc gia.
IV) CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT
1)Phòng ngừa
Nhằm đối phó với sự xâm nhiễm, tỉnh Đồng Nai đã chi hàng ngàn USD để cố gắng kiểm sóat chúng
nhưng cho đến nay chưa thấy có kết quả. Trong quá khứ, chính quyền địa phương đã cố gắng du nhập những
cây cạnh tranh như trà để trồng chung quanh hồ Trị An nhằm khống chế sự sinh trưởng của mai dương.
2)Nhổ bằng tay
Những thí nghiệm tại VQGNCT đã chứng minh rằng nhổ bằng tay có thể kiểm sóat hòan tòan mai
dương. Tuy nhiên biện pháp này chỉ khả thi khi cây con còn nhỏ. Chi phí nhổ cỏ tay tùy thuộc vào chiều cao

×