Tải bản đầy đủ (.pptx) (21 trang)

Phân tích chất và lượng giá trị hàng hóa, một số giải pháp nâng cao tính cạnh tranh cho hàng hóa việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.08 KB, 21 trang )

Chào mừng các bạn đã đến với
bài thuyết trình của nhóm3


Phân tích chất và lượng giá trị hàng hóa tứ đó
phân tích tính cạnh tranh của thị trường hàng hóa
Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn :Nguyễn Thị Quỳnh
Anh
Nhóm 3


Phần I: Phân tích mặt chất và lượng của
hàng hóa
1. Một số vấn đề cơ bản của mác về chất và
lượng của giá trị hàng hóa
• Khái niệm về hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người
Thông qua trao đổi và mua bán.
• Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và
giá trị (hay giá trị trao đổi).


a. Giá trị sử dụng
-. Khái niệm: giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa
mãn nhu cầu nào đó của con người.
-. Các đặc điểm của giá trị sử dụng:
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn
+ Một vật có thể có một hoặc nhiều công dụng nên nó có nhiều giá


trị sử dụng khác nhau.
+ Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng
nó. Khi chưa tiêu dùng, giá trị sử dụng chỉ ở dạng khả năng
+ Giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi (Giá trị).


b. Giá trị
- Khái niệm: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo
đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử
dụng loại khác.
- Ví dụ: 1 m vải = 5 kg thóc
- Giá trị của hàng hóa: là lao động xã hội của người sản xuất hàng
hóa kết tinh trong hàng hóa.
- Nhận xét:
+ Giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử
+ Giá trị của hàng hóa phản ánh quan hệ giữa người sản xuất hàng
hóa. Giá trị của hàng hóa là thuộc tính xã hội của hàng hóa.
=>Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa phải có đủ hai thuộc
tính giá trị sử dụng và giá trị.


2.Phân tích về mặt chất và lượng của giá trị
hàng hóa
a. Mặt chất của giá trị hàng hóa:
- Khái niệm: Chất giá trị hàng hóa là lao động
trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết
tinh trong hàng hóa.


b. Mặt lượng của giá trị hàng hóa

* Khái niệm:
- Lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao động
hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó quyết định.
- Thước đo lượng giá trị hàng hóa được tính
bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.


*. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:

• Năng suất lao động
-Khái niệm

- Có hai loại năng suất lao động: năng suất lao động cá biệt và
năng suất lao động xã hội.
- Năng suất lao động có ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng
hóa chính là năng suất lao động xã hội.
- Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian lao động xã
hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa càng giảm, lượng giá trị
của một đơn vị sản phẩm càng ít và ngược lại.
- Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động khác
nhau đối với tượng giá trị hàng hóa.
- Cường độ lao động là khái niệm nói lên mức độ khẩn trương
là sự căng thẳng mệt nhọc của người lao động.


• Mức độ phức tạp của lao động:
- Theo mức độ phức tạp của lao động có thể
chia lao động thành:lao động phức tạp và lao
động giản đơn
- Trong cùng một đơn vị thời gian lao động như

nhau, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn
so với lao động giản đơn.


Phần 2:Phân tích tính cạnh tranh của thị
trường hàng hóa Việt Nam
.Các định nghĩa liên quan tới cạnh tranh
• 1.Định nghĩa:Cạnh tranh là sự ganh đua về
mặt Ikinh tế giữa những chủ thể trong nền sản
xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoăc
tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều
lợi nhuận nhất cho mình.


2.Phân loại
- Về tính chất: cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh
không lành mạnh
- Về góc độ thị trường: Cạnh tranh thuần túy và cạnh
tranh không hoàn.
-Về công đoạn sản xuất kinh doanh: Cạnh tranh trước
khi bán, trong quá trình bán và sau khi bán hàng.
-Về kinh tế chủ thể trong cạnh tranh: cạnh tranh nội
bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành.
-Về phạm vi lãnh thổ: cạnh tranh trong nước và cạnh
trạnh quốc tế.


3.Các nhân tố cấu thành nên cạnh tranh:
- Chất lượng hàng hóa tốt

- Giá cả hàng hóa rẻ
- Thời gian và điều kiện dịch vụ ( bán nhanh,
thanh toán nhanh hay hay bảo hành, sửa chữa
tốt ...)


II. Một số kinh nghiệm liên quan đến nâng cao cạnh tranh
hàng hóa của các nước trên thế giới
- Nhật Bản
* Thứ nhất, việc mở cửa như thế nào để không để hàng nhập
không cản trở những ngành trong nước.
* Thứ hai, việc mở cửa phải kết hợp với chiến lược,chánh sách
sao cho việc mở cửa tạo nên sự cạnh tranh giữa các ngành
trong nước và trên thế giới.
* Thứ ba, hội nhập hiệu quả, tranh thủ được nhiều cơ hội của
thị trường thế giới, có chiến lược và đẩy mạnh việc xuất khẩu.


- Trung Quốc:
* Thứ nhất: Hạ giá thành sản phẩm, học tập
kinh nghiệm tổ chức và quản lý của nước ngoài,
lựa chọn mặt hàng thế mạnh(đồ chơi, dệt may,
hàng ngũ kim ...)
* Thứ hai, các chính sách tài chính và tiện tệ.
Thứ ba, mở rộng quan hệ đối ngoại để mở rộng
thị trường.


Thực trạng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
1. Thực tiễn sản xuất hàng hóa ở Việt Nam

• Ưu điểm:
− Ưu thế của nền sản xuất hàng hóa của nước ta đó là có nguồn lao động
dồi dào, giá rẻ
− Nguyên vật liệu ở nước ta rẻ, lại rất dồi dào,( nhất là nguyên liệu cho các
ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng…)
• Nhược điểm:
- Nền kinh tế nước ta mang nặng tính tự cung tự cấp, quan liêu bao cấp
Cơ cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội còn kém
-Hầu như không có nhà doanh nghiệp nào tầm cỡ, các doanh nghiệp phải cạnh
tranh với nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài với nhiều mẫu mã chủng loại
khác nhau
− Nguồn nhân lực của nước ta tuy dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu
là lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế


2. Đặc điểm hàng hóa Việt Nam hàng hóa ở việt nam
• Hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa Trung Quốc :giá cả
cao hơn , mẫu mã các loại mặt hàng không đa dạng
bằng,người Việt Nam chuộng hàng rẻ và bắt mắt.
⇒Sức cạnh tranh của thị trường hàng hóa Việt Nam bị
giảm mạnh
• Hàng hóa Việt Nam so với các nước Châu Âu, Hàn
Quốc và Nhật Bản :giá cả thấp hơn , chất lượng và mẫu
mã sản phẩm có thể bằng,người Việt Nam sính hàng
ngoại ,theo tập tính bày đàn
=>sức cạnh trạnh bị giảm mạnh


3.Các biện pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho
hàng hóa Việt Nam

1.Nâng cao năng suất lao động
-Nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho lực
lượng lao động, áp dụng thành tựu khoa học, kĩ
thuật, cải tiến công nghệ vào trong sản suất.
-Luôn luôn đổi mới, cải tiến quy trình sản xuất sản
phẩm. Đổi mới sản phẩm để tăng sức cạnh tranh và
tạo ra môi trường phát triển mới cho hàng hóa Việt.


2. Áp dụng chính sách chính phủ
-Nhà nước cần nhanh chóng định hướng đưa ra các
quản lí về giá cả
-Đưa ra chính sách khuyến khích các doanh nghiệp
trong nước mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm
-Tăng thuế nhập khẩu, giảm thuế xuất khẩu, giảm
thuế sản xuất hàng nội địa, giảm thuế đầu vào cho
các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa nội địa…
-Tăng chi tiêu chính phủ cho hàng nội địa.


3. Các doanh nghiệp
-Đầu tư về cải tiến công nghệ sản xuất, giống, mẫu
mã, mốt, đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu

-Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường nước
ngoài, nắm bắt cơ hội kinh doanh, xuất khẩu những
thứ thị trường cần
-Đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh quốc tế trong
các doanh nghiệp

thúc đẩy liên doanh liên kết với các đối tác nước
ngoài


4. Các biện pháp khác
•Mỗi chợ cần có những cửa hàng chuyên bán hàng Việt Nam
• Cha mẹ cần dùng hàng Việt Nam để làm gương cho con cái
• Đưa hàng Việt Nam về vùng sâu, vùng xa
• Cuộc vận động cần được quảng bá rộng rãi
•Cuộc vận động cần được quảng bá tại trường học
• Diễn đàn trên báo chí để người tiêu dùng phản ảnh chất lượng
hàng Việt


Hàng Việt Nam cần đảm bảo chất lượng và có giá cả phù hợp


THANK YOU FOR
WATCHING !



×