Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Quản trị rủi ro đề tài RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY SM ENTERTAINMENT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.48 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA TỔNG HỢP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Khóa học: 2012 - 2016


Môn học:
QUẢN TRỊ RỦI RO
Giảng viên: Thạc sĩ. Trần Thị Thùy Dung

Đề tài:
RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
CÔNG TY SM ENTERTAINMENT

Sinh viên thực hiện
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Tạ Thị Kim Chi
Thiều Thị Ngọc Diễm


Lê Thị Thanh Hải
Hoàng Thị Hoa
Đỗ Văn Huy
Nguyễn Bình Phương Huyền
Nguyễn Thảo Linh
Nguyễn Hoàng Long
Trần Thị Yến Nhi
Nguyễn Thị Tuyết Sương
Đinh Đỗ Hoàng Tân
Thiều Thị Thu Thảo
Nguyễn Thị Thu Thủy

Ngày thực hiện: 20-10-2014

1


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
I. KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ RỦI RO NGUỒN NHÂN
LỰC
II. NHẬN DẠNG RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
III. ĐO LƯỜNG RỦI RO
IV. KIỂM SOÁT RỦI RO
V. TÀI TRỢ RỦI RO
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY GIẢI TRÍ SM ENTERTAINMENT
I. GIỚI THIỆU CÔNG TY SM ENTERTAINMENT
II. NHẬN DẠNG CÁC RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
III. ĐO LƯỜNG VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO NHÂN LỰC

IV. TÀI TRỢ RỦI RO NHÂN SỰ

2


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
I. KHÁI QUÁT VỀ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Là khả năng sẽ xảy ra một kết quả có lợi hay
không có lợi từ mối nguy hiểm hiện hữu.
Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm: toàn bộ số cán bộ, công nhân, nhân viên, nhà
quản trị, lao động toàn thời gian và bán thời gian, lao động theo mùa và lao động quanh năm.
Quản trị nguồn nhân lực là thiết kế các chính sách và thực hiện các lĩnh vực hoạt động
nhằm khiến cho con người đóng góp giá trị hữu hiệu nhất cho tổ chức, bao gồm các lĩnh vực
như hoạch định nguồn nhân lực, phân tích và thiết kế công việc, chiêu mộ và lựa chọn, đánh
giá thành tích, đào tạo và phát triển, thù lao, sức khoẻ và an toàn nhân viên.
Rủi ro nguồn nhân lực là tổn thất nhân sự của một tổ chức khi có người lao động gặp tai nạn
(tử vong, thương tật…), bị mất sức lao động trước thời hạn nghỉ hưu, hoặc bỏ việc do nhiều
nguyên nhân khác nhau, không những gây ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người lao động và
gia đình mà còn tác động trực tiếp đến năng suất lao động, gây hậu quả kinh tế lâu dài của tổ
chức
II. NHẬN DẠNG RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
1. Mối nguy hiểm:
- Là các nguyên nhân của tổn thất
- Có hai mối nguy hiểm chính ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn của các ông chủ và người
lao động tại nơi làm việc, đó là: con người và môi trường làm việc của họ.
1.1. Con người
a. Nguy hiểm về ý thức đạo đức:
- Là loại nguy hiểm vô hình không nhìn thấy được và cũng rất khó đánh giá, khó lượng hóa, do
đó trong đánh giá người ta có thể dễ dàng chấp nhận một giá trị lớn nhất hoặc nhỏ nhất.
Ví dụ: Một người nhà quản lý tồi đã làm cho việc kinh doanh không tốt, hàng hóa ứ đọng

nhiều, họ nhờ đến trộm cắp lấy bớt hàng hoặc gây hỏa hoạn để giải quyết số hàng đó.
b. Sai lầm của con người
Mỗi cá nhân đều có quan điểm riêng về đánh giá sự nguy hiểm, bởi mỗi người có kinh
nghiệm, trình độ nhận thức khác nhau và luôn giữ quan điểm của mình. Có những vấn đề hoặc
sự việc con người không tiên đoán trước được nên thường đưa ra những quyết định sai lầm
hoặc có lỗi với các hành vi của họ.
Ví dụ: Nhà quản trị đánh giá nhân viên theo tiêu chuẩn của riêng mình, chỉ mới quan sát 1,2
lần mà bình phẩm khen chê như: “Anh A quá lỗ mãng, ông B quá luộm thuộm, anh C là nhân
viên gương mẫu”…
1.2. Môi trường làm việc
a. Điều kiện làm việc
- Áp suất: chất lượng không khí, nhiệt độ, độ ẩm…
Ví dụ: không khí quá khô, nhiệt độ quá thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu tới giọng hát và sức khỏe
của nghệ sĩ khi đang trình diễn.
- Tiếng ồn và độ rung:

3


Ví dụ: Hàng trăm nhân viên của công ty Apple đã bị mất hoặc suy giảm thính giác do liên tục
thực hiện những bài kiểm tra về âm thanh của từng chiếc Iphone.
- Nơi làm việc: phòng làm việc, làm việc trên cao, sân khẩu, phòng thu âm, phòng tập nhảy,
phòng thanh nhạc…
- Ánh sáng và màu sắc: chất lượng ánh sáng. Ánh sáng quá chói và nhiều màu trộn lẫn trên
sân khấu sẽ khiến thị giác của nghệ sĩ bị suy giảm.
b. Nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình lao động
Nhiều loại nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất có các dặc tính sau: độc, sinh chất
gay ung thư, ăn mòn, gây khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản…
Ví dụ: Công ty Samsung đã bị rất nhiều người lao động kiện vì đã khiến họ bị vô sinh trong
quá trình làm việc tại công ty

c. Tổ chức nơi làm việc:
Có thể gây nguy hiểm ý thức đạo đức: người lao động bất cẩn, không chấp hành quy định, nội
quy khác…
Ví dụ: Một thành viên trong một nhóm nhạc không tuân thủ lịch trình chung sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng cho các thành viên khác.
d. Quan hệ lao động: gồm mối quan hệ giữa các người chủ và người lao động, giữa người lao
động với người lao động. Khi người lao động bất mãn với cách quản lý của ông chủ, người lao
động không hòa hợp được với nhau hay ganh ghét, đố kị nhau có thể dẫn đến những rủi ro như
đình công, bạo lực lao động.
Ví dụ: Các nghệ sĩ luôn bất mãn với cách thức chia thu nhập của công ty quản lý của mình,
các thành viên trong một nhóm nhạc bất hòa với nhau là 1 scandal nghiêm trọng nhất đối với
sự nghiệp chung của họ.
e. Hút thuốc nơi làm việc: gây hại đến sức khỏe người lao động, gây khó chịu với người xung
quanh, tốn thời gian lao động của tổ chức, có nguy cơ gây hỏa hoạn cao.
f. Làm việc ban đêm: Nhân sự buồn ngủ, sao lãng, làm sai gây tai nạn.
Ví dụ: Làm việc ban đêm gần như là việc thường ngày của nghệ sĩ, nó kéo dài tới sáng hôm
sau hay thậm chí là cả ngày hôm sau. Điều đó làm cho cơ thể họ yếu đi, ngất xỉu khi đnag trình
diễn, cổ họng không có thời gian phục hồi, lâu ngày sẽ khiến nghệ sĩ suy giảm khả năng
chuyên môn của mình, nghiêm trọng hơn là gây ung thư vòm họng.
2. Thuyên chuyển lao động
Thuyên chuyển lao động là sự di chuyển nhân sự vào (tuyển dụng) hoặc ra (cho nghỉ việc)
khỏi một công việc với sự cho phép của công ty.
Cụ thể hơn, thuyên chuyển lao động là việc chuyển người lao động từ công việc này sang
công việc khác hoặc từ chỗ làm này sang chỗ làm khác. Thuyên chuyển có tác dụng điều hòa
nhân lực giữa các bộ phận, lấp vị trí làm việc còn trống.
Các rủi ro trong thuyên chuyển lao động:
• Tự ý bỏ việc: người lao động tự ý kết thúc công việc của mình tại công ty.
• Giãn thợ (trong một thời gian ngắn): công ty đình chỉ một số lao động để giảm bớt áp
lực do nền kinh tế suy thoái.
• Được phép nghỉ chính thức: Người lao động kết thúc vĩnh viễn công việc do nguyên

nhân chuyên môn.
4


Nguyên nhân khác: người lao động nghỉ việc do đến tuổi hưu trí, bị chết hoặc do ốm
đau thường xuyên.
3. Nguy cơ rủi ro và nguồn rủi ro
- Nguy cơ rủi ro: là các đối tượng chịu các kết quả, có thể là được hay mất
- Nguồn rủi ro:
• Môi trường vật chất
• Môi trường văn hoá - xã hội
• Môi trường chính trị
• Môi trường luật pháp
• Môi trường hoạt động
• Môi trường kinh tế
• Vấn đề nhận thức.
4. Phương pháp nhận dạng rủi ro
• Thiết lập bảng kê
• Phân tích tài chính:
• Phương pháp lưu đồ:
• Thanh tra hiện trường
• Tham khảo các chuyên gia trong tổ chức
• Làm việc với các nguồn bên ngoài
• Phân tích các tổn thất
• Phân tích các hợp đồng


III. ĐO LƯỜNG RỦI RO
Đo lường mức độ tổn thất mà công ty phải chịu khi rủi ro xảy ra


IV. KIỂM SOÁT RỦI RO
Đó là những kĩ thuật, những công cụ, những chiến lược và những quá trình nhằm biến đổi
rủi ro của tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất
và mức độ rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.
Các phương pháp kiểm soát rủi ro bao gồm:
• Né tránh rủi ro
• Ngăn ngừa tổn thất
• Giảm thiểu tổn thất:
• Quản trị thông tin
• Chuyển giao kiểm soát
• Đa dạng hóa

V. TÀI TRỢ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật và công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và
tổn thất.
Các phương pháp tài trợ rủi ro: Lưu giữ tổn thất và chuyển giao tài trợ rủi ro.

CHƯƠNG III: RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
GIẢI TRÍ SM ENTERTAINMENT
5


I. ĐỊNH NGHĨA VỀ CÔNG TY GIẢI TRÍ
Công ty giải trí (hay còn gọi là công ty quản lý nghệ sĩ) là loại công ty tham gia trong việc
quản lý và xây dựng hình tượng cho các ca sĩ, nhóm nhạc hay diễn viên một cách chiến lược,
bài bản. Đôi lúc nó cũng được hiểu như một công ty thu âm, hãng phim truyền hình hay
một đài truyền hình. Phần lớn các công ty loại này tồn tại ở các nước Đông Á như Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, và Trung Quốc.
Nguồn nhân lực trong các công ty giải trí gồm: giám đốc điều hành, các nhân viên phụ
trách từng mảng như tài chính, xin tài trợ, gây quỹ, quan hệ đối ngoại, nội dung, truyền thông,

stylist...và các nghệ sĩ, thực tập sinh trực thuộc công ty.
Trong công ty giải trí, nhân lực là sự bắt tay giữa người làm chuyên môn với người làm kinh
tế để hoạt động hiệu quả. Để phát triển thành công 1 nghệ sĩ, các công ty giải trí có một quy
trình cơ bản gồm:
• Đào tạo với các giáo viên chuyên môn
• Tập thể hình
• Thay đổi ngoại hình,
• Trang phục được stylist chỉ định phù hợp với phong cách mà công ty định hướng
• Cách đi đứng, chào hỏi
• Biểu diễn, vũ đạo, diễn xuất
• Kỹ năng ứng xử truyền thông, người hâm mộ
• Học ngoại ngữ để phát triển ra nước ngoài
• Tìm nhạc sĩ sáng tác riêng hoặc chọn ca khúc, hòa âm phối phí, làm album, quay MV,
bắt show đi diễn hoặc lựa chọn các kịch bản phim, tổ chức concert và tìm kiếm các hợp
đồng quảng cáo.
Thậm chí có một số công ty giải trí còn tự tay sản xuất phim cho các nghệ sĩ công ty mình
diễn xuất, điển hình là C-jes Entertainment và SM Entertainment.
Những việc kể trên không phải các ca sĩ hoạt động đơn lẻ nào cũng có thể tự lo cho mình
trọn vẹn và quy củ như có hẳn một ê-kíp thực hiện như các công ty quản lý. Đó là lý do chính
vì sao ngày càng nhiều người muốn trở thành nghệ sĩ tìm đến công ty quản lý.

II. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SM ENTERTAINMENT
SM Entertainment (hay còn gọi là Công ty Giải trí S.M), là một trong những tập đoàn giải
trí hàng đầu và quyền lực nhất tại Hàn Quốc, chuyên hoạt động trong lĩnh vực đào tạo năng
khiếu, sản xuất và phát hành các sản phẩm âm nhạc K-pop, được sáng lập bởi Lee Soo Man.
Ban đầu, "SM" là viết tắt của Soo Man, nhưng giờ đây SM thường được hiểu là "Star
Museum" (Bảo tàng ngôi sao).
Các công ty con:
• SM TinTin Hall (2000)
• SM Entertainment Japan (2001)

• SM Academy (2003)
• SM Pictures (2007)
• SM Amusement
• SM F&B Development
• SM Entertainment USA (2008)
• SM Town Travel (2012)
• SM Culture and Contents (2012)
6


SM Beijing
Hiện tại SM có trên 3000 nhân viên bao gồm: các nhà quản trị, nhân viên văn phòng, nghệ sĩ,
vũ công, nhạc sĩ, biên đạo múa, giáo viên thanh nhạc, người quản lý, stylist, chuyên gia trang
điểm. SM cũng là tập đoàn giải trí có số lượng nhân viên đông nhất Hàn Quốc


1. Thành viên Ban quản trị
TÊN NHÀ QUẢN TRỊ
Lee Soo Man
Kim Young Min
Lee Jong In
Han Sae Min
Nam So Young
Gregory Hwang
Shim Jae Won

CHỨC VỤ
Nhà sáng lập /Chủ tịch HĐQT
Giám đốc điều hành
Giám đốc tài chính

Giám đốc truyền thông
Giám đốc đối ngoại
Giảm đốc trình diễn
Giám đốc trình diễn

2. Các nghệ sĩ trực thuộc SM Entertainment gồm:
CA SĨ / NHÓM NHẠC
Tên ca sĩ/ nhóm Năm
nhạc
debut
1. BoA
2000
2.Kang Ta
2001
3.DBSK
2003
4. Super Junior
2005
5. SNSD
2007
6. J-Min
7. Shinee
2008
8. F(x)
2009
9. EXO
2012
10. Henry
2013
11. Tae Min

12. Red Velvet
2014
13. Zhoumi

DIỄN VIÊN
Tên diễn viên phim

Diễn viên hài

1. Jang Dong Gun
2. Go Ara
3. Kim Ki Bum
4. Kim Min Jong
5. Lee Yeon Hee
6. Kim Ha Neul
7. Han Chae Young
8. Kang Ye Won
9. Yoon Da Hoon
10. Song Jae Rim
11. Kim Soo Ro
12. Lee Jae Ryung
13. Choi Jong Yoon.
14. Yoo Ho Jung
15. Moon Ga Young
16. Lee Jae Won
17. Yoon So Hee
16. Shim Bo Hee
17.Park Ji Min

1. Hong Rocky

2. Jang Dong Hyuk
3. Jun Hyun Moo
4. Kang Ho Dong
5. Kim Byung Man
6. Lee Soo Geun
7. Shin Dong Yup
8.Kim Kyung Sik
9. Lee Dong Woo
10. Ryu Dam

THỰC TẬP SINH
SM Rookies
1. Tae Yong
2. Jeno
3. Mark
4. Yuta
5. Johnny
6. Ten
7. Hina
8. Ji Sung
9. Lami
10.Winny

12. Herin
13. Jae Hyun
14. Go Eun
15. Han Sol
16. Dong Hyuk
17. Jee Soo
18. Hye In

19.Tae Il
20.Yong Ju
21. Jae Min

11.Yeri

3. Các nghệ sĩ khác:
Nhà soạn nhạc
Yoo Young Jin

Viết lời
Tiếng Hàn
Tiếng Trung
Kenzie
Li Yuan

Biên đạo múa

Khác

Gregory Hwang

Lu (ảo thuật gia)
Park Myung Soo
(MC)
Song Kwang sik
(nghệ sĩ piano)

Kenzie


Kim Boo Min

Wang Yajun

Shim Jae-won

Song Kwang-sik

Misfit

Zhou Weijie

Rino Nakasone

7


Park Soo Hyun
Hitchhiker
Kangta
Noize Bank

Seo Ji Eum
Yoo Young Jin

Zhou Mi

Mihawk Back

Kim Mi Jung

(Người mẫu)

4. Các phim đã sản xuất:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Attack on the Pin-Up Boys
Heading to the Ground
Paradise Ranch
I AM.
To the Beautiful You
Prime Minister and I
Miss Korea
Mimi

III. NHẬN DẠNG CÁC RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC
- Rủi ro thuần túy:
Tình huống
Hành động sẽ thực hiện
- Tạm thời hoãn lại các hợp đồng biểu diễn,
hợp đồng quảng cáo và chương trình truyển
hình của nghệ sĩ đã được lên lịch từ trước.
- Nói chuyện để tìm hiểu nguyên nhân.
- Kiện và đòi bồi thường nếu nhân viên đơn

phương chấm dứt hợp đồng, ngược lại công ty
1. Nhân viên rời bỏ công ty
sẽ bồi thường nếu công ty đơn phương chấm
dứt hợp đồng với nhân viên
- Gây áp lực với các đài truyền hình để cấm
các nghệ sĩ đó xuất hiện trên truyền hình.
- Sắp xếp lại các hoạt động của các nhân viên
làm việc cùng nhóm
- Trấn an các cổ đông của công ty
- Giải thích các quan điểm của công ty
2. Nhân viên bất đồng với công ty về thu
- Thương lượng, phân chia lại tỷ lệ thu nhập.
nhập, chế độ đãi ngộ.
- Mình bạch hơn về thu nhập của nhân viên và
thành viên ban quản trị.
- Kiểm tra kỹ lại các bài hát
3. Các nhạc sĩ bị tố cáo đạo nhạc
- Có thể yêu cầu bồi thường bản quyền.
- Không can thiệp nếu scandal đó không gây
ảnh hưởng tới hoạt động của nhân viên và lợi
nhuận công ty và ngược lại
- Gây áp lực với truyền thông.
4. Nghệ sĩ gây scandal
- Âm thầm giải quyết, thương lượng với
những người có liên quan tới sự việc.
- Tổ chức họp báo hoặc thông qua truyền
thông để nghệ sĩ gửi lời xin lỗi
5. Nhân viên không làm theo lịch trình đã
sắp xếp


- Phân công lại công việc cho các nhân viên
khác cùng nhóm.
8


- Xử lý kỉ luật, trừ lương
- Xem xét sa thải
6. Nhân viên gặp tai nạn bất ngờ, suy
giảm thể lực

7. Nhân viên bị giảm hoặc mất khả năng
chuyên môn

8. Các nghệ sĩ mới debut không đúng thời
điểm

- Hoãn lại hoặc hủy những công việc trong
thời gian nhân viên gặp tai nạn.
- Bố trí nhân viên y tế riêng cho nhân viên.
- Sắp xếp lại lịch trình làm việc.
- Tạm thời giảm cường độ làm việc.
- Kiểm tra lại khả năng chuyên môn và tổ
chức cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo
với các chuyên gia.
- Vạch ra một kế hoạch mới cho nhân viên
trong công việc khác.
- Thay đổi các chiến lược.
- Tăng thời lượng xuất hiện trên các đâì truyền
hình.
- Rút ngắn khoảng cách vè thời gian phát hành

giữa các bài hát.
- Có thể đưa nghệ sĩ sang những thị trường
tiềm năng khác như: Nhật Bản, Trung Quốc.

9. Nhân viên xung đột với khách hàng

- Khiển trách, xử lý kỉ luật

10. Bỏ lỡ hoặc không giữ được những
nhân viên tài năng.

- Thay đổi phương thức tuyển dụng
- Tổ chức các cuộc thi tuyển chọn nhân viên
- Chú ý hơn vào những chương trình tìm kiếm
tài năng trên truyền hình.
- Xem xét việc chiêu mộ trong tương lai
những người tài đã bị bỏ lỡ.
- Trả lương cao cho những nhân viên giỏi và
giàu sức sáng tạo.
- Điều chỉnh tiêu chuẩn lựa chọn nhân viên,
giảm bớt sự đánh giá dựa trên ngoại hình, chú
trọng hơn vào phong cách và tài năng của các
ứng viên.

- Rủi ro suy đoán:
• Nhân viên thường xuyên phải làm việc đêm: tuy làm đêm ảnh hưởng đến sức khỏe
nhưng sản phẩm mới sé được phát hành ra thị trường sớm, đi biểu diễn nhiều hơn, thời
gian bù đắp chi phí ngắn lại.
• Để thực hiện chiến lược phủ sóng toàn cầu, công ty đã có kế hoạch đưa nghệ sĩ phát
triển ra thị trường Mỹ và Nhật Bản – 2 thị trường khó tính nhất thế giới. Nếu thành

công thì đó sẽ là một bước tiến dài. Tuy nhiên, nếu thất bại thì không những công ty
phải chịu tổn thất tài chính lớn mà các nghệ sĩ cỏn bị suy giảm sức ảnh hưởng của
mình tại Hàn Quốc.
• Công ty có rất nhiều nhân viên người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc. Các
nhân viên này sẽ giúp các công ty mang về những khoản lợi nhuận khổng lồ tại thị
trường Trung Quốc. Tuy nhiên, khi tranh chấp giữa công ty và nghệ sĩ xảy ra, các
9


nghệ sĩ người Trung Quốc sẽ được bảo vệ bởi luật pháp Trung Quốc và sự ủng hộ tại
quê nhà của họ nên công ty sẽ không thể thực hiện được việc gây sức ép đối với họ.
• Sự suy thoái kinh tế toàn cầu khiến mọi người thắt chặt chi tiêu, họ trở nên khó tính
hơn trong việc chọn mua các bài hát hay một album và thậm chí là lựa chọn việc yêu
mến một nghệ sĩ. Tuy nhiên, điều này khiến các nhân viên của công ty phải không
ngừng sáng tạo, phải trở nên tiến bộ hơn.
• Sự tranh chấp giữa Hàn Quốc và Nhật Bản khiến các nghệ sĩ gặp khó khăn khi đang
hoạt động tại Nhật.
- Rủi ro thị trường
Các bài hát mới, thông tin nội bộ liên tục bị “rò rỉ” ra ngoài gây khó khăn cho nhân viên
các phòng ban vì phải thay đổi chiến lược một cách gấp rút. Hoạt động của các nghệ sĩ
đôi khi phải hoãn lại một thời gian dài.
Sự thay đổi liên tục phong cách nghe nhạc của phân khúc khách hàng người trẻ tuổi
khiến các đội ngũ nhân viên trở tay không kịp, các bài hát không phù hợp với thị hiếu
khán giả, các nghệ sĩ mới ra mắt không đúng thời điểm.

Nguyên nhân:
- Công ty muốn thu hồi vốn đầu tư nhanh hơn nên sắp xếp lịch trình quá dày đặc cho nhân
viên.
- Sự cuồng nhiệt của người hâm mộ đôi khi vượt quá giới hạn.
- Thể lực của nhân viên, đặc biệt là nhân viên nữ yếu và phải thường xuyên ăn kiêng.

- Đôi khi xuất hiện sự đố kị, cạnh tranh lẫn nhau giữa các nhân viên
- Áp lực từ công ty đối thủ về sự ra mắt của các nghệ sĩ mới
- Nhân viên phải làm việc ban đêm liên tục nhiều ngày.
- Luật pháp nước ngoài
- Suy thoái kinh tế toàn cầu
- Tình hình chính trị giữa Hàn Quốc và các quốc gia khác.
- Sự bùng nổ công nghệ thông tin
- Sự thay đổi thị hiếu của khách hàng.

IV. ĐO LƯỜNG RỦI RO:
Các nhân viên của SM Entertainment đều là các chuyên gia trước khi được SM chiêu mộ mà
không qua vòng tuyển dụng. Họ được trả lương rất cao và phúc lợi cố định, đội ngũ nhân viên
này ít khi gây rủi ro. Vì vậy trong bài thuyết trình này chỉ đo lường các tổn thất đối với nghệ sĩ.
1. Thực tập sinh
Số tiền
Chi phí cho thực tập sinh
Đơn vị
(USD)
Chi phí tuyển dụng
10 người
300.000
Chi phi đào tạo
1 người
100.000
Chi phí sinh hoạt
1 người
120.000
Chi phí phát hành album thử nghiệm
10000 bản
240.000

Chi phí tổ chức các buổi họp buổi họp báo
1 lần
80.000
Chi phí thuê trang phục, trang điểm, chăm sóc ngoại hình
1 người
40.000
Chi phí quảng cáo.
1 người
150.000
10


Chi phí biểu diễn trên truyển hình

1 lần

70.000

2. Nghệ sĩ đã hoạt động trên 1 năm
TỔN THẤT
1. Các hợp đồng quảng cáo
- Quảng cáo truyền hình
- Quảng cáo ảnh
- Đại diện cho các thương hiệu
2. Các buổi chụp ảnh cho các tạp chí bị hủy
3. Các đài truyền hình cấm vận
4. Các vai diễn có thể bị cắt
5. Các nguồn tài trợ bị cắt (mỹ phẩm, thời
trang, trang sức…)
6. Các show diễn bị hủy

7. Giá trị cổ phiếu giảm (khoảng 30%)
8. Lượng tiêu thụ album giảm
9. Các sự kiện giải trí, tuần lễ thời trang
10. Các buổi fan meeting bị hủy
11. Thù lao cho các nhân viên trong ekip

ĐƠN VỊ

SỐ TIỀN (USD)

1 quảng cáo

80.000 - 500.000

1 lần
1 chương trình
truyền hình
1 tập phim
1 nhà tài trợ

30.000 - 100.000

1 show
1 cổ phiếu

10.000 – 40.000
10 x 20.650.000 cổ phiếu
= 206.500.000
40.000 – 60.000
6.000 – 20.000

10.000 – 30.000
3.000 – 12.000

1000 bản
1 sự kiện
1 lần
1 người

10.000 - 15.000
15.000 – 80.000
20.000 – 100.000

V. KIỂM SOÁT RỦI RO
1. Né tránh rủi ro, quản trị thông tin
Đặt ra 1 số điều luật ràng buộc các nghệ sĩ khi kí kết hợp đồng với công ty.
Luôn chú trọng và luôn quan tâm đến từng hoạt động của nghệ sĩ. Trong đó có những
quy định: phải cho công ty biết đích xác mình đang ở đâu ở mọi thời điểm, không được
phép tự ý thôi việc nếu không có sự chấp thuận của công ty.
• Mọi phát ngôn của nghệ sĩ đều được kiểm soát gắt gao bởi công ty.
• Phong cách của các nghệ sĩ cũng phải phục vụ cho yêu cầu công việc. Trang phục, lối
trang điểm, kiểu tóc của nghệ sĩ mỗi lần xuất hiện cũng đều do công ty định hướng.
• Luôn bảo mật , quản lý chặt chẽ các thông tin bất lợi gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh
của các nghệ sĩ
2. Giảm thiểu tổn thất
• Chủ động đối phó với những scandal, cũng như những tổn thất về mặt nhân sự.
• Trấn an các cổ đông,
• Tránh trả lời báo giới hoặc giải thích rõ với báo giới
• Tạo quan hệ tốt với các phóng viên giỏi.




V. TÀI TRỢ RỦI RO NHÂN SỰ
1. Lưu giữ tổn thất

11


- Sau 2 năm thành lập doanh nghiệp, SM đã thành lập thêm 1 quỹ đầu tư để thu hút vốn và đề
phòng cho các tổn thất không chuẩn bị trước.
- Thế chấp các bất động sản của công ty cho ngân hàng để nhanh chóng giải quyết khi các tổn
thất ập đến cùng một lúc
- Phát hành thêm cổ phiếu
2. Chuyển giao tài trợ
Chuyển giao cho công ty bảo hiểm Korean Life Insurance để bảo hiểm cho nghệ sĩ (y tế, tai
nạn)

12


13



×