Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luận kinh tế đầu tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.5 KB, 23 trang )

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư là một hoạt động kinh tế của đất nước; một bộ phận của hoạt động sản
xuất kinh doanh, được mọi cá nhân quan tâm khi có điều kiện nhằm tăng thu nhập và
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của bản thân, gia đình và xã hội.
Đầu tư phát triển là một bộ phận của đầu tư. Về bản chất chính là đầu tư tài sản
vật chất và sức lao động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho mình đồng thời
cho cả nền kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản
xuất khác. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và kết cấu hạ
tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn
nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản
này nhằm duy trì hoặc tăng thêm tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại, bổ
sung tài sản và tăng thêm tiềm lực của mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của đất
nước.
Nhưng trong những năm vừa qua, tình trạng khép kín trong hoạt động đầu tư
phát triển nói chung, đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng là hiện tượng xảy ra rất phổ
biến, và chính là nguyên nhân của nhiều tiêu cực. Hiện tượng khép kín trong đầu tư
làm giảm hiệu quả của họat động đầu tư. Gây ra sự thất thoát, lãng phí lớn tiền bạc và
của cải của các chủ thể đầu tư, của toàn dân cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Hơn nữa, khép kín trong đầu tư còn là một trong những rào cản lớn đối với các
thành phần kinh tế khác nhau tham gia đầu tư, hạn chế tính minh bạch và công khai
trong hoạt động đầu tư. Từ đó nảy sinh tiêu cực và là nguồn gốc phát sinh thất thoát
lãng phí trong đầu tư từ nguồn vốn nhà nước.
Với đề tài: “Chống khép kín trong đầu tư” nhằm góp phần tìm ra những giải pháp
nâng cao hiệu quả đầu tư ở nước ta hiện nay.
Do trình độ còn hạn chế, cũng như thời gian nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu chưa
nhiều nên trong đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
giáo viên và các bạn học viên.


2


PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
VÀ VẤN ĐỀ KHÉP KÍN TRONG ĐẦU TƯ
1.1 Lý luận chung về đầu tư phát triển
1.1.1. Đầu tư phát triển là gì?
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn
trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những
tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị,…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng,…), gia
tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử
dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền
vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án
đầu tư hay đánh giá hiệu quả hoạt động dự án đầu tư phát triển cần tính đúng, tính đủ các
nguồn lực tham gia.
Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn
thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động xã
hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ.
Trến góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư được chia thành hai nhóm
chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận. Trên góc độ xem
xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại được khuyến khích đầu tư,
loại không được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư. Từ góc độ tài sản, đối
tượng đầu tư chia thành những tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vô hình. Tài sản
vật chất, ở đây, là những tài sản cố định được sử dụng cho sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động. Tài sản vô hình như phát minh sáng
chế, uy tín, thương hiệu,…
Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết
bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô
hình (những phát minh sáng chế, bản quyền…). Các kết quả đạt được của đầu tư góp

phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản
ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết
3


quả đó. Kết quả và hiệu quả của đầu tư phát triển cần được xem xét trên cả phương
diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các loại lợi ích, phát huy vai
trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan
quản lý nhà nước các cấp. Thực tế, có những khoản đầu tư tuy không trực tiếp tạo ra
tài sản cố định và tài sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư cho y
tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo…nhưng lại rất quan trọng để nâng cao chất lượng
cuộc sống và vì mục tiêu phát triển, do đó, cũng được xem là đầu tư phát triển .
Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững , vì lợi ích quốc gia,
cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các
thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi
nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực…
Đầu tư phát triển thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định. Theo nghĩa
đầy đủ, chủ đầu tư là người sở hữu vốn, ra quyết định đầu tư, quản lý quá trình thực hiện
và vận hành kết quả đầu tư và là người hưởng lợi từ thành quả đầu tư đó. Chủ đầu tư chịu
trách nhiệm kiểm tra giám sát đầu tư, chịu trách nhiệm toàn diện về những sai phạm và
hậu quả do ảnh hưởng của đầu tư đến môi trường và do đó, có ảnh hưởng quan trọng đến
việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại
vấn đề “độ trễ thời gian”, thực chất của vấn đề này là sự không trùng hợp giữa thời
gian đầu tư với thời gian vận hành kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại nhưng kết quả đầu tư
thường thu được trong tương lai. Đặc điểm này của đầu tư cần được quán triệt khi
đánh giá kết quả, chi phí và hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển.
1.1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Qui mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển là rất
lớn.
Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Qui mô
vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các
chính sách, qui hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vố đầu tư, bố
4


trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm, trọng điểm.
Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự án trọng
điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ
một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến
độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề
“hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư,…
- Thời kỳ đầu tư kéo dài.
Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và
đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian kéo dài hàng chục
năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng
cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hàng phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập
trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế
hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
Thời gian vận hành các kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào họat động
cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát
huy thành quả lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như: Kim tự Tháp Ai Cập, Vạn Lý
Trường Thành ở Trung Quốc, Ăng Co Vát ở Cam-pu-chia,…Trong suốt quá trình vận
hành, các thành quả đầu tư chịu sợ tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều
yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội,…
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình xây dựng
thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, dó đó quá trình thực

hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các
nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng.
Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác,
nên công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển cần phải quán triệt đặc điểm này trên
một số nội dung sau:
* Trước tiên, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng. Đầu tư
cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý…cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên
những căn cứ khoa học. Thí dụ, công suất xây dựng nhà máy sàng tuyển than ở khu
5


vực có mỏ than, do đó quy mô vốn đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào trữ lượng than của
mỏ. Nếu trữ lượng của mỏ ít thì quy mô của nhà máy sàng tuyển không nên lớn để
đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà
máy theo dự kiến trong dự án.
* Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý. Để lựa chọn địa điểm thực hiện đầu tư đúng
phải dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính
trị, xã hội, môi trường văn hóa…Cần xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và nhiều
phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầu tư cụ thể hợp lý nhất,
sao cho khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, tạo điều kiện
nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao.
Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết
quả đầu tư cũng kéo dài…nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường
cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà
đầu tư như: quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu,…có nguyên nhân
khách quan như: giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất
không đạt công suất thiết kế…Như vậy, để quản lý hoạt động đầu tư phát triển hiệu
quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro bao gồm:



Thứ nhất, nhận diện rủi ro đầu tư.



Thứ hai, đánh giá mức độ rủi ro.



Thứ ba, xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro.

1.1.3. Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển.
1.1.3.1. Tác động của đầu tư phát triển đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh
tế.
* Tác động đến tổng cầu:
Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của nền kinh tế. Theo số
liệu của WB, đầu tư thường chiếm từ 24% đến 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả
các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn
hạn. Xét theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
6


cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu (AD) tăng
(nếu các yếu tố khác không đổi.
AD = C + I +G + X – M
Trong đó:

C: Tiêu dùng
I: Đầu tư
G: Chi tiêu Chính phủ

X: Xuất khẩu
M: Nhập khẩu

* Tác động đến tổng cung.
Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính là cung trong nước và cung từ
nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong nước là một hàm của các yêu tố sản xuất:
vốn, lao động, tài nguyên, công nghệ…,thể hiện qua phương trình sau:
Q = F (K, L, T, R,…)
Trong đó:

K: Vốn đầu tư
L: Lao động
T: Công nghê
R: Nguồn tài nguyên

P

AS1
AS2

P1
P2
P0

AD2
AD1
Q
7
Q0


Q1

Q2


Sơ đồ 1: Tác động của đầu tư đến tổng cung, tổng cầu
Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp là tăng tổng cung của
nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác, tác động của vốn đầu tư còn
được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi
mới công nghệ…Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung cho nền kinh tế.
1.1.3.2. Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư vừa tác động đến tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng.
Tăng quy mô đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp
phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế, do đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Biểu hiện tập trung của mối quan hệ này được thể hiện ở công thức tính hệ số
ICOR (Incremental Capital Output Ratio – tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng)

Vốn đầu tư tăng thêm
ICOR

=

Đầu tư trong kỳ
=

GDP tăng thêm

GDP tăng thêm


Như vậy, nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.
Theo một số nghiên cứu của các nhà kinh tế, muốn giữ tốc độ tăng trưởng khá cao và
ổn định thì tỷ lệ đầu tư phải chiếm khoảng trên 25% so với GDP, tùy theo ICOR của
mỗi nước.
Đầu tư cũng tác động đến chất lượng của tăng trưởng kinh tế, chúng ta đều thấy
rằng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời kỳ 1994-2004 chủ yếu do yếu tố bề rộng, đặc
biệt do yếu tố vốn – nhân tố mà Việt Nam còn thiếu và sử dụng hiệu quả không cao,
trong khi yếu tố lao động, được coi là nguồn lực nội sinh, lợi thế chi phí thấp thì mức
đóng góp cho tăng trưởng kinh tế lại chưa tương xứng.
8


1.1.3.3. Đầu tư phát triển tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ
với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất lẫn mặt lượng. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về qui mô, tốc độ giữa
các ngành, vùng. Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm:
cơ cấu kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế.
Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên
phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh
tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực.
Đối với cơ cấu ngành, vốn đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng
ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp…đều ảnh hưởng đến
tốcđộ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền
đề vật chất để phát triển các ngành mới… do đó, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành.
Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát

triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói
nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị,
…của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những
vùng khác cùng phát triển.
1.1.3.4 Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ.
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển
khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và quốc gia
Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công nghệ.
Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển do có nhiều lao động và nguyên liệu,
thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu, sau đó giảm
dần hàm lượng lao động và nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng
vốn, thiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng
mức để phát triển nguồn nhân lực. Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn,
9


thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên quá trình
chuyển đổi này cũng là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư đầu tư lớn, thay đổi cơ
cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình
chuyển đổi và sự phát triển khoa học công nghệ.
Công nghệ mà doanh nghiệp có được có thể là do nhập khẩu từ bên ngoài hoặc tự
nghiên cứu và ứng dụng. Dù nhập hay tự nghiên cứu để có công nghệ cũng đòi hỏi
lượng vốn đầu tư lớn. Mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần phải có bước đi phù
hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy
lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân.
1.2. Sự khép kín trong đầu tư
Hiện tượng khép kín đầu tư thực chất là hiện tượng các chủ thể tham gia quá
trình đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án, thực hiện và quản lý dự án, giám
sát dự án, nghiệm thu, quyết toán dự án đầu tư không độc lập hoàn toàn về tổ chức, về
tài chính, hay cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý, tiến hành thông đồng, móc

ngoặc nhau để trục lợi cho mình.
Chủ thể tham gia hoạt động đầu tư bao gồm: Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu
tư xây dựng, Người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn
( bao gồm tư vấn lập dự án, tư vấn giám sát thi công, tư vấn khảo sát, tư vấn thiết kế
và dự toán, tư vấn quản lí dự án…), đơn vị thi công, cơ quan thẩm định, giám sát,…
Mục đích tham gia của các chủ thể là đảm bảo tuân thủ các quy định về xây dựng, tiết
kiệm, hiệu quả, chống lanngx phí, thất thoát và các tiêu cự khác trong đầu tư xây dựng.
1.2.1. Đặc điểm của hiện tượng khép kín trong đầu tư
- Khép kín đầu tư mang ý nghĩa tiêu cực vì nó thể hiện sự thông đồng giữa các
thể tham gia để trục lợi. Mục đích khép kín đầu tư là để trục lợi. Khép kín đầu tư nếu
không có sự thông đồng vẫn sẽ đảm bảo được mục tiêu quản lý của Nhà nước về đầu
tư xây dựng.
- Khép kín đầu tư chủ yếu xảy ra đối với nguồn vốn Ngân sách nhà nước. Điều
đó cho thấy lĩnh vực đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách là cơ sở vật chất kỹ thuật có giá
trị lớn, thời gian thu hồi dài, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội của đất nước… Do đó,
vai trò quản lý của Nhà nước đối với nguồn vốn này là rất quan trọng.
10


- Khép kín đầu tư chỉ xảy ra trong hoạt động đầu tư có sự thông đồng giữa các
chủ thể của 1 dự án cụ thể.
- Chúng ta có thể phân loại hiện tượng khép kín trong đầu tư:
+ Theo giai đoạn thực hiện:
1.2.2. Tác động của hiện tượng khép kín trong đầu tư đến hoạt động đầu tư.
- Hiện tượng khép kín trong đầu tư làm giảm hiệu quả của họat động đầu tư do
có sự hư hỏng, lãng phí, thất thoát, rút ruột công trình.
- Gây ra sự thất thoát, lãng phí lớn tiền bạc và của cải của các chủ thể đầu tư,
của toàn dân cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Một trong những rào cản lớn trong lĩnh vực đầu tư hiện nay đó là tình trạng
khép kín trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nhà nước, việc tách bạch

giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý kinh doanh tại các bộ, các ngành,
các địa phương chưa rõ ràng, rành mạch. Như vậy sẽ tạo rào cản đối với các
thành phần kinh tế khác nhau tham gia đầu tư, hạn chế tính minh bạch và công
khai trong hoạt động đầu tư. Từ đó nảy sinh tiêu cực và là nguồn gốc phát sinh
thất thoát và lãng phí trong đầu tư từ nguồn vốn nhà nước.
PHẦN II: THỰC TRẠNG KHÉP KÍN TRONG ĐẦU T Ư
Ở VIỆT NAM HI ỆN NAY
2.1. Thực trạng khép kín trong đầu tư
Hiện tượng khép kín trong đầu tư diễn ra đối với các dự án sử dụng vốn ngân
sách, các nguồn viện trợ như ODA thời gian qua ở Việt Nam luôn là vấn đề kinh tế,
xã hội bức xúc.
Một số ví dụ điển hình cho hiện tượng khép kín trong đầu tư là ở các dự án xây
dựng cơ bản của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), dự án xây dựng sân vận động Mỹ
Đình (SVĐ).
Các công trình của Bộ GTVT hiện tại gần như khép kín hoàn toàn, từ khâu
khảo sát, thiết kế cho đến đấu thầu, thi công, giám sát. Chủ đầu tư cũng là Bộ GTVT.
Đối với hoạt động đấu thầu, tuy nói là đấu thầu rộng rãi nhưng không có nhà thầu
nào bên ngoài “chen” vào được, mà tập trung chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp thuộc
11


Bộ GTVT. Đây cũng là một đặc điểm chung của DN VN và việc thay đổi nó theo
hướng mở rộng, chấm dứt “khép kín” không phải là chuyện đơn giản.
Hiện tượng khép kín trong đầu tư tại Bộ GTVT để lại những tác hại nghiêm
trọng không chỉ gây thất thoát vốn nhà nước mà còn gây náo động xã hội như tại Ban
quản lý các dự án 18 (PMU18).
PMU18 trực thuộc Bộ GTVT được thành lập theo quyết định số 1675
QĐ/TCCB - LĐ ngày 23-8-1993 của Bộ GTVT. Ban đầu, PMU18 được giao nhiệm
vụ quản lý việc xây dựng mới, nâng cấp đường và các công trình trên tuyến quốc lộ
18 (QL18).

Tổng giám đốc đầu tiên của PMU18 sau đó lên làm thứ trưởng của Bộ GTVT.
Khi ông này lên làm thứ trưởng Bộ GTVT, PMU18 như được “chắp cánh” với hàng
loạt các dự án béo bở khác, nguồn vốn thực hiện từ hàng trăm đến hàng ngàn tỉ đồng,
kể cả vốn đầu tư trong nước hay viện trợ phát triển (ODA). Điển hình là dự án các
cầu trên QL1 giai đoạn II-3 với tổng vốn 2.122 tỉ đồng; khôi phục các cầu QL1 giai
đoạn III có tổng vốn 1.485 tỉ đồng; dự án giao thông nông thôn 2 (WB2): 2.439 tỉ
đồng; dự án xây dựng QL3 Hà Nội - Thái Nguyên: 3.523 tỉ đồng,...
PMU 18 là ban quản lý “đặc biệt” nhất của Bộ GTVT khi thực hiện cơ chế TGĐ
chỉ đạo trực tiếp theo ngành dọc, từ trên xuống lãnh đạo mỗi phòng ban, dự án quan hệ
trực tiếp với TGĐ, không có các mối quan hệ chiều ngang với các phòng ban khác như
kế hoạch, kỹ thuật, tài chính... để giám sát công việc của nhau.
Cụ thể, PMU18 thành lập các phòng tư vấn dự án (PID) và mỗi PID này là một
phòng điều hành dự án từ A - Z nên trưởng phòng PID cũng chính là giám đốc điều
hành dự án, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của TGĐ. Mỗi phòng PID này quản lý khép kín
một dự án từ các khâu chuẩn bị đầu tư, xây dựng dự án, đấu thầu, thi công, quyết
toán...
Như vậy, quyền hạn của trưởng PID rất lớn, quyết định hoàn toàn mọi biến
động của dự án. Điều này dễ dẫn đến việc trưởng PID lộng hành, tác oai tác quái, tự
quyết định mọi việc. Kể cả việc mang các tài sản công như ôtô thuộc dự án cầu Bãi
Cháy cho mượn linh tinh để đối ngoại hoặc tham ô phần trăm hoa hồng 5-15% từ
phía nhà thầu khi đấu thầu, thực hiện dự án.
12


Mối quan hệ của PMU18 với Bộ GTVT được coi như quan hệ giữa bên A và
bên B. Trong đó, Bộ GTVT chính là bên A, có quyền ban phát các dự án nào đó cho
bên B. Thực tế đã chứng minh, PMU18 được “ưu ái” giao hàng loạt dự án xây dựng
cầu đường lớn, nhưng gần như dự án nào cũng đều có “mùi” tiêu cực, lãng phí và
thất thoát hàng tỉ đồng, trong khi không ít ban quản lý khác không có dự án hoặc chỉ
lèo tèo một vài dự án.

* Những hậu quả nghiêm trọng trong các dự án đầu tư khép kín tại
PMU18:
Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Nội Bài - Bắc Ninh có chiều dài
33,91km (toàn bộ quốc lộ 18 dài gần 200km), thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc
với tổng dự toán hơn 581 tỉ đồng được Bộ GTVT giao cho PMU18 làm đại diện chủ
đầu tư.
Mặc dù chưa quyết toán, nhưng ngay trong lúc thi công chủ đầu tư cấp phát
thừa và cấp phát sai... hơn 49 tỉ đồng và đã bị kiểm toán Nhà nước phát hiện. Nguyên
do là khi khảo sát, thiết kế không đúng, không sát thực tế nên phải thay đổi thiết kế
bằng cách chuyển từ đắp đất nền đường sang đắp cát nên phải chi thêm vốn đầu tư
44 tỉ đồng. Và phải thay đổi thiết kế kỹ thuật để phù hợp với điều kiện thi công, gây
lãng phí hơn 4 tỉ đồng.
Nghiêm trọng hơn, việc lập dự toán thiếu chính xác đã dẫn đến tổng giá trị công
trình “đội” giá lên gấp nhiều lần so với dự toán ban đầu (vượt hơn 115 tỉ đồng).
Trong công tác nghiệm thu khối lượng thi công thì trùng lắp tại hàng loạt các hạng
mục công trình, như nghiệm thu trùng khối lượng phần đắp cát giữa hai loại cát (loại
A và loại B); trùng khối lượng bấc thấm và vải địa kỹ thuật tại một số điểm.
Hạng mục tại km14+745, chiều dài cống hộp chưa hoàn thành nhưng đã được ba
bên chủ đầu tư, tư vấn giám sát và đơn vị thi công... đồng lòng nghiệm thu và thanh
toán. Thậm chí một số hạng mục còn được chủ đầu tư quyết toán vượt so với thực tế thi
công, như hạng mục đắp cát loại A từ km12+00 đến km13+00; hạng mục bấc thấm đoạn
km8+496 đến km8+980... “
Nguy hiểm đến mức có hạng mục do thiếu kiểm tra giám sát nên lõi sắt đã được
thay bằng... cọc tre! Mặt khác, cho đến thời điểm thi công, số tiền chủ đầu tư tạm
13


ứng giải phóng mặt bằng trên 70 tỉ đồng vẫn chưa quyết toán.
Cũng dự án QL18, trong khi thi công đoạn Bắc Ninh - Chí Linh (Hải Dương),
hai nhà thầu là Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng và Công ty Samwhan (Hàn Quốc)

đã tự ý thay đổi thiết kế vật liệu của công trình từ cát vàng sang cát đen để nhà thầu
“bỏ túi” riêng nguồn kinh phí thi công công trình. Việc thay đổi thiết kế vật liệu như
thế có khả năng ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình do cát đen là loại cát ngậm
nước, dễ gây lún nứt đường.
Theo phê duyệt dự án, giá cát vàng là 54.000 đồng/m 3 nhưng khi chuyển sang
cát đen chỉ còn 38.000 đồng/m 3. Nhà thầu mua chỉ 7.000-8.000 đồng và vận chuyển
về đến chân công trình cộng với quá trình lu, lèn nền đường chi phí cũng chỉ xấp xỉ
30.000 đồng/m3. Như vậy khoản chênh lệch giữa giá thực tế và giá được phê duyệt sẽ
được nhà thầu “bỏ túi” một cách... “minh bạch”!
Vậy mà PMU18 vẫn cho phép thay đổi các nội dung vật liệu đó. Như vậy đấu
thầu hoàn toàn vô tác dụng. Chỉ cần nhà thầu và chủ đầu tư bắt tay với nhau thì giá
thầu nào cũng có thể chấp nhận.
Dự án giao thông nông thôn 2:
Dự án giao thông nông thôn 2 (WB2) được thực hiện với số vốn đầu tư là 145,3
triệu USD nhằm cải tạo, nâng cấp 13.000km đường giao thông và 5.000km cầu thuộc
40 tỉnh trên cả nước.
Các công trình của dự án này đã xảy ra sai phạm ở hầu hết các khâu từ thi công
đến nghiệm thu khối lượng, quyết toán sai thực tế... Nhiều công trình đưa vào sử
dụng đã bị xuống cấp và phải thi công lại. Qua thanh tra 700 dự án thuộc Dự án giao
thông nông thôn 2 tại 22 tỉnh với số vốn 523 tỉ đồng, cơ quan thanh tra đã phát hiện
sai phạm 13,45 tỉ đồng, gồm: sai về khối lượng 2,99 tỉ, sai về dự toán 2,497 tỉ, lãng
phí đầu tư không hiệu quả 2,27 tỉ...
Tình trạng bớt xén khối lượng, nghiệm thu quyết toán khống của dự án này đã
diễn ra một cách có hệ thống. Đa số các công trình đều có vấn đề từ trình tự lập dự
toán, phê duyệt đầu tư và thi công. Nguyên nhân là phía PMU18 thông đồng, không
kiểm tra, rà soát kỹ các hợp đồng dự án, để nhà thầu thao túng công việc, hợp thức
hóa trên sổ sách để thanh toán, gây thiệt hại kinh phí đầu tư.
14



Dự án xây dựng sân vận động Mỹ Đình:
SVĐ quốc gia Mỹ Đình có tổng mức đầu tư 966 tỷ đồng (tương đương 69 triệu
USD), giá trúng thầu là 785,670 tỷ đồng chia thành 8 gói thầu. Đơn vị trúng thầu là
nhà thầu HISG (Trung Quốc) với giá bỏ thầu 52,983 triệu USD (khoảng 741,762 tỷ
đồng). Đây là gói thầu trọn gói từ thiết kế, thi công, cung cấp và lắp đặt thiết bị công
trình SVĐ. Tuy nhiên, kiến trúc của SVĐ đã không quán triệt chỉ đạo của Đảng, Nhà
nước về tính “mẫu mực”, tính “dân tộc” và “hiện đại”.
Công trình xây dựng SVĐ Mỹ Đình là một minh chứng cho hiện tượng khép
kín trong đầu tư bởi lẽ tư vấn thiết kế, giám sát và bên thi công gần như cùng một
gốc. Do đó, bên thi công đã thay đổi gần 94% giá trị thiết bị sử dụng của công trình
so với hợp đồng, giao thầu hưởng chênh lệch hàng triệu USD. Dự án SVĐ này vẫn
đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
Sau khi trúng thầu, nhà thầu HISG đã ký hợp đồng (HĐ) với nhiều thầu phụ
trong nước với đơn giá rất thấp để hưởng chênh lệch hàng triệu USD. Ví dụ, phần bê
tông dầm móng ký với giá 55,78 USD/m3 để hưởng chênh lệch 32,8 USD/m3; cốt
thép dầm móng ký với giá 408,1 USD/tấn, hưởng chênh lệch 125,01 USD/tấn. Thậm
chí ở hạng mục dầm bê tông, ký giá thực hiện với nhà thầu phụ 55,78 USD/m3,
hưởng chênh lệch 82,92 USD/m3 (chiếm 59,76% đơn giá đã ký với chủ đầu tư).
Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà thầu phụ (như Công ty Xây dựng Bảo tàng Hồ
Chí Minh, Tổng Công ty VINACONEX, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long và
Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà...) lại tiếp tục "làm trung gian" ký lại HĐ với các
công ty thành viên để hưởng chênh lệch.
Điển hình như Tổng Công ty VINACONEX đã giao lại cho các công ty thành
viên: Vimeco, Vinaconex 1, Vinaconex 7, Vinaconex 5, Nhà máy bê tông và xây
dựng Xuân Mai… Để đảm bảo lợi nhuận với mức giá thi công thấp như vậy, các
công ty này đã thi công thiếu khối lượng trị giá: 130,814 triệu đồng, làm hao hụt
nguyên vật liệu. Riêng Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long thi công thiếu khối
lượng trị giá: 58,302 triệu đồng.
Về vấn đề tỷ lệ hao hụt thép của hạng mục thân và móng SVĐ của các nhà thầu phụ
(VINACONEX, Tổng Công ty Thăng Long, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà) là 8,51%.

15


Số hao hụt lớn hơn so với định mức theo TCVN là 6,51%.
Theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư, toàn bộ thiết bị vật tư có xuất xứ từ Tây
Âu và Mỹ (kể cả vật tư thiết bị đưa vào xây lắp). Thế nhưng, thực tế giá trị thiết bị
đưa vào sử dụng đã thay đổi so với hợp đồng chiếm tới 17/18 triệu USD tổng giá trị
thiết bị, trong đó, có 5,49 triệu USD giá trị thiết bị không rõ nguồn gốc.
Trước đó, dù chưa có thiết kế nhưng HISG khẳng định đáp ứng đầy đủ các
trang thiết bị theo đúng nội dung hợp đồng với tổng giá trị không đổi. Nhưng nhà
thầu HISG không thực hiện đúng như biên bản thỏa thuận HĐ và những thay đổi này
lại đều được chủ đầu tư là UBTDTT chấp thuận.
Nghiêm trọng hơn là về chất lượng thiết bị sử dụng tại SVĐ: qua thanh tra phát
hiện có tới 5,495 triệu USD giá trị thiết bị không rõ nguồn gốc (chiếm 30% tổng giá
trị gói thầu thiết bị); thiết bị có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá trị 793.800 USD,
của một số nước châu Á khác chiếm 675.200 USD. Và, thiết bị thiếu so với hợp đồng
là 344.000 USD. Phần lớn thiết bị đều không ghi rõ tên nước sản xuất trên nhãn hiệu.
Chỉ riêng việc cung cấp xe cứu thương, nhà thầu HISG đã tự ý thay từ xe Toyota sản
xuất ở nước ngoài, bằng xe sản xuất trong nước chênh lệch tới 30.870USD.
Hệ thống điều hòa không khí của SVĐ cũng có nhiều vấn đề. Hệ thống này có
giá trị theo hợp đồng là 2,46 triệu USD (37,8 tỷ đồng). Tuy nhiên, theo bộ hồ sơ
nhập khẩu, hệ thống điều hòa chỉ có giá trị nhập khẩu là 9,1 tỷ đồng. Số tiền chênh
lệch lên tới 28,6 tỷ đồng.
Công trình vẫn được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng cho dù có những
sai phạm đó. Từ vấn đề này có thể thấy phải có sự móc ngoặc giữa các bên chủ đầu
tư, nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát CONINCON (Công ty Tư vấn
công nghệ thiết bị và Kiểm định xây dựng - Bộ Xây dựng) và công ty Kiểm định chất
lượng Việt Nam (VINACONTROL).
Ngoài ra, hiện tượng khép kín trong đầu tư còn diễn ra tại các tổng công ty nhà
nước trực thuộc các Bộ, như tại Tổng công ty lắp máy Việt Nam LILAMA.

LILAMA là Tổng Công ty 90 được thành lập theo Quyết định số 999 ngày
1/12/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có chức năng, nhiệm vụ chính là sản xuất
kinh doanh xây dựng theo quy hoạch kế hoạch phát triển ngành xây dựng của Nhà
16


nước trong các lĩnh vực: thi công lắp đặt thiết bị máy móc; thi công xây dựng các
công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, bưu điện, công
trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến
thế điện…
LILAMA được chỉ định làm nhà thầu chính của dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt
điện Uông Bí mở rộng có tổng vốn đầu tư trên 4.271 tỷ đồng do Tổng Công ty Điện
lực Việt Nam làm chủ đầu tư, và thực hiện hợp đồng EPC (thiết kế, chế tạo, cung cấp,
lắp đặt, thử nghiệm và nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng nhà máy) gói thầu số 7 gói thầu quan trọng nhất, có dự toán được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 216,76
triệu USD (chiếm trên 70% giá trị dự án).
Tuy nhiên, chủ đầu tư (EVN) và tổng thầu LILAMA đã làm trái các quy định
hiện hành của Nhà nước, trong đó có quy chế quản lý và đầu tư của Chính phủ. Hai
đơn vị này không tổ chức đấu thầu gói thầu số 7; giá đề nghị chỉ định thầu 267,1 triệu
USD chỉ căn cứ vào các lần chào giá và vượt so với dự toán được Bộ Công nghiệp
duyệt 23,73 triệu USD và vượt dự toán 50,34 triệu USD so với giá trị gói thầu đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hơn nữa các thiết bị cũng bị đổi từ sản phẩm của các nước G7 chủ yếu của Nhật,
Mỹ, Pháp (có chất lượng tốt) sang G8 chủ yếu của Nga (chất lượng thấp hơn). Chưa
dừng lại, LILAMA còn ký hợp đồng với các nhà thầu phụ cung cấp thiết bị với số tiền
chênh lệch lên đến 40 triệu USD (so với giá ký với EVN)..
Ngòai ra, hoạt động đấu thầu ở Việt Nam ngày càng nảy sinh nhiều tiêu cực và
hạn chế. Tình trạng khép kín, dàn dựng “quân xanh, quân đỏ”, bỏ thầu giá thấp “thê
thảm”, “trúng thầu bằng mọi giá” sau đó điều chỉnh giá gói thầu, tiết lộ những tài liệu,
thông tin về đấu thầu, dàn xếp, thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu dể một nhà
thầu thắng thầu trong một gói thầu …còn tương đối phổ biến. (thực trạng đấu thầu xảy

ra ntn?) Không những vậy, tình trạng “ chỉ định thầu” đang vô hiệu hóa các quy định
về cạnh tranh, kiểm soát sự độc lập của nhà thầu nước ngoài”trong luật đấu thầu. Theo
đánh giá của Bộ KH&ĐT, xu hướng chỉ định chỉ định thầu hiện nay vẫn còn nhiều với
75% các gói thầu còn chỉ định thầu, chiếm đến 45% tổng vốn đầu tư. Đã vậy, toàn bộ
quá trình đấu thầu do chủ đầu tư quyết định khép kín và không có cơ quan giám sát,
thẩm tra. Vẫn còn có tình trạng dàn xếp, thông động giữa các nhà thầu khiến cho việc
17


đấu thầu chỉ mang tình hình thức. “Chỗ dựa” chính để áp dụng hình thức chỉ định thầu
là” việc lạm dụng các điều khoản chưa rõ ràng trong luật” như phản ánh của ông Ninh
Viết Định ( Trưởng ban Quản lý đấu thầu-Tập đoàn Điện lực Việt Nam).Trong khi đó,
việc điều chỉnh các hoạt động đấu thầu quy định trong rất nhiều văn bản pháp luật như
Nghị định 88/CP, Nghị định 66/CP… dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn gây
khó khăn trong việc áp dụng cho cả người quản lí cũng như người tham gia đấu thầu
và tạo những “kẽ hở” để các nhà thầu “lách luật” lợi dụng.

Như vậy, hiện tượng khép kín trong đầu tư diễn ra ở Việt Nam thời gian qua đối
với các dự án sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn viện trợ, vay ưu đãi. Hiện tượng này
đã gây những hậu quả nghiêm trọng: tổn thất nguồn vốn rất hạn chế của Nhà nước,
gây ra những tiêu cực, sai phạm trong kinh tế, xã hội. Kết quả của những công trình
đầu tư có tính khép kín là những sản phẩm kém chất lượng, thậm chí rất nguy hiểm
cho cuộc sống người dân.
2.2. Nguyên nhân của tình trạng khép kín trong đầu tư:
- Nguyên nhân khách quan :
+ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí và thực hiện hoạt dộng đầu tư ở nước ta còn
trùng lặp. Còn nhiều doanh nghiệp, công ty, tổng công ty nhà nước nằm trong các Bộ
chủ quản. Do đó, có sự chồng chéo giữa hai chức năng quản lí và thực hiện hoạt động
đầu tư, trực tiếp gây tình trạng khép kín trong đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư.
+ Cơ chế phân bổ, cấp phát đối với nguồn ngân sách hạn chế. Khi mà vốn ngân

sách còn được phân bở một cách thiếu thận trọng, thiếu chính xác vào tay những chủ
đầu tư thiếu tinh thần trách nhiệm, có ý trục lợi, mà không có sự giám sát hoặc giám
sát hình thức thì vốn ngân sách sẽ chảy trong một vòng khép kín và vào túi những
người tham gia hoạt động đầu tư vốn ngân sách đó.
+ Hệ thống các văn bản pháp luật còn thiếu và yếu, chưa là cơ sở pháp lí tốt để
gắn kết trách nhiệm của các bên tham gia hoạt động đầu tư, chưa mạnh tay đối với các
sai phạm trong hoạt động đầu tư.
+ Kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ, có nhiều yếu tố phi thị trường song
song cùng hoạt động.
18


- Nguyªn nh©n chñ quan:
+ Năng lực đội ngũ lãnh đạo, quản lí hoạt động đầu tư ở Việt Nam còn thấp.
Điều này thể hiện trong việc chưa nghiên cứu ban hành các văn bản có tính pháp lí
chặt chẽ trong hoạt động đầu tư, trong việc quy hoạch, chủ trương đầu tư, ra quyết
định đầu tư. Thiếu sự giám sát trong việc thực hiện pháp luật đầu tư, quy hoạch hay
chủ trương đầu tư. Một số lãnh đạo ở vị trí quan trọng nhưng mờ mắt trước lợi ích cá
nhân đã để xảy ra hiện tượng khép kín trong đầu tư.
+ Các bên tham gia quá trình đầu tư từ chủ đầu tư, tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát,
bên tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công công trình, bên nghiệm thu, quyết toán công
trình đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, thông đồng móc ngoặc nhau để
bớt xén, rút ruột những công trình đầu tư gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Chưa phát huy được sự giám sát của quần chúng nhân dân. Trong thực tế, rất
nhiều người dân không ý thức được những công trình đầu tư là để phục vụ lợi ích của
chính họ, lợi ích của cộng đồng do đó họ không quan tâm giám sát.
Cũng có nguyên nhân là những người dân này không có thông tin về vông trình
đầutư vì không được phổ biến rộng rãi, hay chủ đầu tư lấp liếm thông tin.

PHẦN III: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HIỆN TƯỢNG

KHÉP KÍN TRONG ĐẦU TƯ
Khối lượng xây dựng cả nước hàng năm rất lớn, có năm vượt cả con số 100.000
tỷ đồng. Không chỉ Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý mà nguồn vốn này rải đều
ra trong nhiều bộ, ngành: Giao thông, Nông nghiệp, Công nghiệp, Điện lực... Điều dễ
dàng nhận thấy là quy trình đầu tư thường khép kín trong một bộ: viện của bộ quy
hoạch, vụ đưa vào kế hoạch, viện khác của bộ thiết kế, viện khác nữa tiến hành thăm
dò địa chất, công ty của bộ thi công, trung tâm của bộ giám định.
Rất nhiều nhà khoa học đã nêu nghi vấn về sự chính xác của quy hoạch, sự cần
thiết của công trình, mức độ chính xác của chi phí thi công nếu như tất cả đều nằm
trong một bộ và dưới sự chỉ huy của một cá nhân. Điều này giống như trong một trận
bóng đá, ông “đội bóng nhà nước” lại giữ cả vai trò cầu thủ, lẫn trọng tài thì rất khó có
được một kết quả trung thực.Về khía cạnh nào đó, cơ quan chủ đầu tư, các cơ quan cấp
19


vốn lại là người thẩm định dự án thì quyền lực tăng gấp đôi. Quyền lực này nếu không
có cơ chế giám sát chặt chẽ thì rất dễ bị lợi dụng. Vấn đề lớn nhất trong lĩnh vực đầu
tư xây dựng hiện nay là không nên để toàn bộ quy trình từ khâu xét duyệt quy hoạch,
kế hoạch, chủ trương đầu tư đến khâu thiết kế, dự toán, đầu tư xây dựng... ở trong một
vòng tròn khép kín. Các biện pháp cụ thể hiện nay gồm:
3.1. Bố trí vốn đầu tư phải tập trung, có trọng điểm. Vốn phân bổ phải được
kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, không để
lãng phí, thất thoát. Nghiên cứu ban hành các nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn đầu tư
theo mục tiêu.
V ề việc phân bổ vốn ngân sách nhà nước, phải thực hiện rà soát vốn đầu tư cho
từng công trình, dự án đầu tư xây dựng c ơ bản, tập trung vốn đầu tư cho các dự án
công trình có hiệu quả, có khả năng hoàn thành, đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn
nhất.
Không bố trí vốn cho các dự án chưa đủ thủ tục đầu tư. Và người đầu cơ quan
đơn vị phải chịu tr ách nhi ệm quy định của pháp luật về những vi phạm trong quản lý

và sử dụng ngân sách nhà nước.
3.2. Các cấp các ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định
của pháp luật về đầu tư. Đi đôi với việc phân cấp trong quản lý đầu tư, bổ sung các chế
tài về quản lý nhà nước đủ mạnh để tăng cường trách nhiệm của các chủ thể tham gia
hoạt động đầu tư xây dựng. Cụ thể:
Đối với tổ chức tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát thi công: rà soát các tổ chức tư
vấn về năng lực chuyên môn và tư cách chủ thể. Tổ chức tư vấn phải hoạt động độc
lập và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật về thiết kế và
chất lượng công tác tư vấn.
Đối với người ra quyết định đầu tư: quy định rõ trách nhiệm cá nhân của người ra
quyết định đầu tư, chỉ quyết định đầu tư các dự án khi đã xác định rõ nguồn vốn, đúng
quy hoạch, bảo đảm có hiệu quả và không trái với các quy định hiện hành về quản lý
đầu tư xây dựng. Người quyết định đầu tư phải bị xử phạt hành chính, cách chức hoặc
miễn nhiệm và bồi thường thiệt hại vật chất khi quyết định những d ự án đấu tư sai,
gây lãng phí tiền bạc của Nhà Nước.
20


Đối với chủ đầu tư: chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất
lượng và tiến độ xây dựng công trình, dự án. Lựa chọn giám đốc điều hành dự án là
người có đủ điều kiện về năng lực, phù hợp với từng loại và cấp công trình theo quy
định.
Đối với nhà thầu: quy định chặt chẽ điều kiện năng lực và chế tài xử lý đối với
nhà thầu được phép tham gia đấu thầu, quy định các loại hình và quy mô công trình
các nhà thầu được phép tham gia phù hợp trình độ và năng lực của các nhà thầu. Chám
dứt tình trạng nhà thầu nh ận thầu bằng mọi giá hoặc giao thầu lại cho các nhà thầu
không đủ điều kiện năng lực thi công, xây dựng công trình.
Trường hợp phát hiện có hiện tượng thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư với
tổ chức tư vấn hoặc nhà thầu xây dựng thì tuỳ theo mức độ sai phạm để có biện pháp
xử lý như phạt tiền, kỷ luật hành chính, phạt không cho tham gia hoạt đ ộng xây dựng

trong nhiều năm, đồng thời thông báo trên bản tin Thông tin đấu thầu và trang thông
tin về đấu thầu của Nhà Nước.
3.3. Rà soát, bổ sung, sửa đổi các v ăn b ản quy pham pháp luật về quản lý đ ầu
tư xâydựng nhằm hình thành hệ thống pháp luật đồng bộ, có tính pháp lý cao và thực
hiện thống nhất.
3.4. Kiện toàn, sắp xếp lại các ban quản lý dự án, đảm bảo đủ năng lực chuyên
môn, kinh nghiệm theo quy định của pháp luật, tiến tới xoá bỏ các ban quản lý dự án
không có đủ điều kiện năng lực, thành lập các ban quản lý chuyên nghiệp hoạt động
theo mô hình tư vấn quản lý dự án. Hạn chế các chủ đầu tư trực tiếp quản lý th ực hiện
dự án. Trư ng hợp không có đủ năng lực quản lý dự án thì chủ đầu tư phải thuê tư vấn
quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại và cấp công tr ình theo quy
định của pháp luật.
3.5. Nghiên cứu, hoàn chỉnh cơ chế về quản lý đầu tư nhằm quản lý có hiệu qu ,
tách chức năng quản lý nhà nước với chức n ăng quản lý kinh doanh trong tất cả các
khâu của hoạt động đầu tư theo hướng các nhà thầu tư vấn phải hoạt động trong môi
trường hoàn toàn độc lập và phát huy được hết vai trò độc lập trong nhiệm vụ tư vấn,
các nhà thầu xây dựng phát huy triệt để được thế mạnh của mình.
3.6. Thiết lập trang thông tin (WEB) về các hiện tượng sai phạm trong đầu tư
21


trong từng khâu: chủ trương, ra qu ết định đầu tư sai, tư vần đầu tư, giám sát không
độc lập, không tổ chức đấu thầu công khai theo quy định của Nhà Nước. Thường
xuyên cập nhật những thông tin về nhà thầu như năng lực, kết quả hoạt động hoặc
nhưng vi phạm về quy chế đấu thầu, về năng lực chuyên môn và các hình thức xử lý
trên trang WEB về đấu thầu, trang tin về đấu thầu.
3.7. Nghiên cứu để từng bước thực hiện xã hội hoá trong đầu tư nhất là đầu tư
xây dựng theo hướng giảm dần danh mục các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà
nước. Ngân sách nhà nước chỉ đầu tư xây dựng những công trình, dự án theo đúng
Luật Ngân sách nhà nước. Khuyến khích các thnh phần kinh tế khác cùng tham gia với

nhà nước đầu tư các công trình mang tính dịch vụ như cấp nước, thoát nước, vệ sinh
môi trường, giao thông đô thị, tàu điện ngầm, ôtô buýt. Khuyến khích các doanh
nghiệp tư nhân tham gia đầu tư xây dựng các công trình công cộng như trường học,
bệnh viện, trụ sở làm việc để cho thuê.
3.8. Tăng cường công tác giám sát đầu tư, thanh tra, kiểm tra của Chính phủ kết
hợp với thanh tra chuyên ngành. Tăng cường sự giám sát của các cơ quan ngôn luận và
cộng đồng với hoạt động đầu tư. Nghiên cứu, bổ sung các chế tài v ề thanh tra, kiểm
tra, giám sát đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách nhà ước.
Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng xây dựng các công trình, thành
lập hệ thống mạng lưới kiểm định chất lượng xây dựng công trình và trách nhiệm của
các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, nhất là tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát của các tổ chức giám sát độc lập, của cơ quan ngôn luận, của cộng đồng
đối với hoạt động đầu tư, có như vậy, tình trạng khép kín trong đầu tư mới có thể chấm
dứt.

22


KẾT LUẬN
Đàu tư là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua đầu tư mà
tài sản của mỗi cá nhân và xã hội đuề tăng lên. Chúng ta không thể phủ nhận vai rò to
lớn của đầu tư đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nước ta.
Hiện tượng khép kín trong đầu tư hiện nay là một trong nhiều biểu hiện cách
thức thể hiện hành vi tiêu cực nhằm trục lợi trong hoat động đầu tư diễn ra thời gian
qua ở Việt Nam. Khép kín trong đầu tư làm giảm hiệu quả của hoạt động đầu tư, gây
ra sự thất thoát, lãng phí tiền bạc và của cải của các chủ thể đầu tư, của toàn dân cũng
như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Do vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh hoạt động đầu tư để đẩy mạnh phát triển, tăng
trưởng nền kinh tế. Chúng ta cần có những biện pháp rà soát, chấn chỉnh, xử lí nghiêm

các sai phạm gây ra khép kín trong đầu tư là phải xây dựng một hệ thống các giải pháp
chống khép kín trong đầu tư nhằm tăng hiệu quả đầu tư, sử dụng hợp lí và có hiệu quả
nguồn vốn ngân sách nhà nước.

23



×