Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Sản xuất bột giấy cụ thể Bột Cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.91 KB, 11 trang )

Nhóm 2 : Tìm hiểu sản xuât bột cơ
Công nghệ sản xuất bột cơ
Khái niệm
Phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học là sản xuất dùng tác dụng cơ học mài hoặc nghiền nguyên liệu
gỗ thành bột giấy ( hay gọi là bột cơ)
Bột cơ với hiệu suất rất cao, có thể đạt từ 85 – 95 % .Bột cơ này có thành phần
tương đương như gỗ (chỉ có một tỉ lệ nhỏ chất bị hòa tan trong quá trình nghiền )
nên trong thành phần bột cơ tỷ lệ lignin gần như vẫn giữ nguyên như trong thành
phần nguyên liệu gỗ ban đầu.
Bột cơ thường chiều dài sơ sợi ngắn (<1,5mm) và vụn vì trong quá trình dùng cơ
học làm cho sơ sợi dạng tế bào bị gẫy và dập vụn . Do đó xơ sợi thu được ngắn,
vụn nên độ thoát nước của bột cơ thường thấp hơn bột hóa hay bột cơ khó thoát
nước hơn bột hóa.
-

Mài gỗ cho bột có độ che phủ rất cao, nhưng tính chất cơ, lý lại kém .
Nghiền dăm gỗ cho bột có tính chất cơ lý cao hơn những tính quang

học lại kém hơn.
Bột cơ học được dùng trong thành phần nhiều loại giấy ,còn bột hóa tuy có độ
bền cơ,lý rất cao, nhưng phạm vi sử dụng hẹp hơn.
Sản xuất bột cơ cần gỗ chất lượng cao và tốn năng lượng. Khả năng tạo liên kết
của bột cơ kém hơn bột hóa và do vậy tính chất cơ,lý của bột cơ thấp hơn. Bột
cơ thường chứa tạp chất, không thể tẩy trắng bột cơ tới mức như bột hóa và khả
năng hồi màu của bột cơ khá cao.
Bột cơ có những ưu điểm là độ đục cao ,bắt mực in tốt,hiệu suất cao, giá
thành rẻ,thích hợp để sản xuất các loại giấy như : giấy in báo, giấy in, giấy viết,


giấy vệ sinh, giấy carton, giấy dùng cho đồ hàng mã. Bột cơ sau khi tẩy trắng


thường bị hồi màu. Nhược điểm của bột cơ là độ bền cơ lý thấp, bột cơ để lâu
biến thành màu vàng.
Với phương pháp cơ học, quá trình phân tách sợi chủ yếu nhờ tác động cơ
học để tách các tế bào hay các xơ sợi trong gỗ. Nếu quá trình có thêm tác động
nhiệt ta có bột nhiệt cơ, nếu lại có thêm tác động của hóa chất ta có bột hóa
RMP nhiệt cơ.
Gỗ mềm có thớ xơ sợi dài nên thích hợp để sản xuất bột cơ hơn là gỗ cứng.
Vì sau khi nghiền, xơ sợi của bột cơ từ gỗ mềm vẫn còn đủ dài để làm giấy. Gỗ
cứng thường được sử dụng để sản xuất bột hóa nhiệt cơ.
Định nghĩa : Bột cơ là loại bột giấy được sản xuất bằng cách mài hoặc
nghiền nguyên liệu gỗ sau khi đã được xử lý dưới tác dụng cơ học để tạo ra bột
giấy .
Phân loại bột cơ : tùy thuộc vào phương pháp sản xuất mà bột cơ được chia
thành các loại như sau :
- Bột gỗ mài áp thường: SGW (stone Groundwood ) -Bột mài ở áp suất
thường, nhiệt độ nước tưới ở 70 – 75 °C .Hiệu suất : 80,5% . Khúc gỗ
được áp mạnh vào bề mặt đá mài quay liên tục ,dưới tác dụng của ma
-

sát thì từng lớp xơ sợi gỗ sẽ được tách ra và tạo thành bột .
Bột mài áp suất trung bình :PGW (Pressure Groundwood ) -Bột mài ở

-

áp suất 2,5 bar ,nhiệt độ nước tưới : 100°C .Hiệu suất : 98%.
Bột mài áp suất cao :PGW-S ( Super Pressure Groundwood ) – Bột mài

-

ở áp suất 4,5 bar ,nhiệt độ nước tưới : > 100°C.Hiệu suất: 98,5 %.

Bột gỗ nghiền : RMP ( Refiner Mechanical Pulp ) – Dăm mảnh gỗ được
rửa ( có thể được xử lý nhiệt ) rồi được nghiền trong máy nghiền đĩa tạo

-

thành bột giấy. Hiệu suất: 97,5%.
Bột gỗ nghiền áp : PRMP (Prefiner Mechanical Pulp) -Bột nghiền,
tương tự như RMP ,nhưng nghiền ở áp suất ở nhiệt độ cao. Hiệu suất :
97.5%.


-

Bột nghiền nhiệt Cơ: TPM (Thermon- mechanical Pulp ) – Dăm mảnh
gỗ được xử lý bằng hơi nước ở nhiệt độ 140 -155 °C và nghiền trong

-

máy nghiền đĩa để tạo bột giấy. Hiệu suất: 97,5%.
Bột gỗ hóa cơ :CMP (Chemi- thermo-mechnical Pulp )-Dăm gỗ được

-

xử lý hóa chất ,sau đó thường nghiền ở áp suất cao .Hiệu suất: < 90%.
Bột hóa nhiệt cơ : CTMP (Chemi-thermo-mechnical Pulp) - Dăm gỗ

dược xử lý hóa chất ,nhiệt,nghiền dưới áp suất cao. Hiệu suất : > 90%
Tính chất chung của bột cơ
- Bột cơ thường có chiều dài xơ sợi ngắn< 1,5mm vì xơ sợi bị gẫy ,dập
vụn chứ không còn nguyên dạng tế bào sợi ban đầu .Bột cơ có độ thoát

-

nước thấp hơn bột hóa hay khó thoát nước hơn bột hóa.
Thành phần của bột cơ gần giống như nguyên liệu gỗ ban đầu.Hiệu suất

-

thu dược bột cơ cao ( 80 – 95 %)
Nguyên liệu của bột cơ thường thích hợp là gỗ mềm,vì sau quá trình
nghiền cơ học ,bột cơ từ gỗ mềm vẫn còn độ dài xơ sợi thích hợp để có

-

thể làm giấy .
Bột cơ có dộ đục cao ,tính chất bắt mực tốt.
Hiệu suất thu hồi cao.
Giá thành rẻ ,thích hợp sản xuất các loại giấy: giấy báo,giấy in,giấy

-

viết,giấy bao bì giấy hàng mã....
Bộ cơ dẽ bị hồi màu sau khi tẩy trắng.
Bột cơ có độ bền cơ lý thấp.
Không tăng độ bền cơ lý trong quá trình nghiền để sản xuất giấy.

2.1.1 Phương pháp sản xuất bột cơ học.
Sơ đồ khái quát quá trình sản xuất bột cơ học.
a).Phương pháp mài.
Nguyên tắc sản xuất : Nguyên liệu gỗ đã dược bóc vỏ chặt thành từng
khúc tròn khoảng 600 – 1200 mm.Sau đó được đưa vào khoang mài, gỗ ép sát vao

lỗ mài quay liên tục.Dưới tác dụng của ma sát và áp suất,nhiệt sinh ra từ ma sát


giữa gỗ và lỗ mài làm mềm lignin,từng lớp sợi gỗ sẽ được giải phóng và tạo thành
bột gỗ mài.
Cấu tạo của thiết bị mì gỗ : Gồm đá mài,khoang chứa gỗ có các pittong nén để
tạo lực nén những khúc gỗ vào mặt lô đá mài,hệ thống tưới nước và hệ thống
chuyển động cho đá mài quay như hình 2.4
Lỗ đá mài là bộ phần chủ yếu của máy mài,có thể được làm bằng phương
pháp đúc cả lô đá hoặc chết tạo từng phần được thể hiện như hình sau.
Chất lượng bột phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng mặt lô đá mài có độ nhám
cao để tạo ma sát lớn ,giúp cho sự tách các sợi gỗ từ gỗ đễ dàng .Ngày nay hầu hết
lô đá mài là đá nhân tạo có độ chịu mài mòn cao.Lớp mặt cứng của đá (bằng oxit
nhôm hoặc bằng Carbua Silic dày khoảng 7cm) thường được đúc thành phiến ,gắn
lên khung thép hoặc bê tông .Khi lớp này bị mòn sau khoảng thoài gian ,thì người
ta thay 1 lớp khác .Phía trên bề mặt lô đá mài có bố trí những lỗ phun nước, để rửa
trôi những sợi gỗ bám trên bề mặt lô đá mài và để làm nguội lô đá mài .Sau một
thời gian nhất định bề mặt của lô đá mài nhẵn dần đi,năng suất mài giảm ,khi đó
người ta thường phải bỏ lớp đá mài cũ đem gia công lại và thay thế bằng lớp đá
mài mới có độ nhám cao để đảm bảo năng suất mài.
Ngày nay thiết bị mài gỗ rất đa dạng ,có nhiều kiểu công nghệ được thể
hiện qua một số hình ảnh như sau.
Hinh ảnh ….
Yêu cầu về nguyên liệu gỗ thích howpjcho sản xuất bột gỗ mài là :gỗ có mầu
sáng ,ít lõi mầu sẫm ,thớ dài ,gỗ mềm ,it nhựa để tránh gây ra hiện tượng keo dính
trong quá trình mài .độ ẩm của gỗ cao thì gỗ càng dễ mài ,độ ẩm tối thiểu của gỗ
khi mài là 40%.nếu độ ẩm dưới 40% thì độ bền cơ lý của bột sẽ giảm .độ ẩm tối ưu
là 45-50% .



Bột gỗ mài dưới áp suất khí quyển SGW
Mô tả quá trình : Nguyên liệu gỗ dài từ 1 - 1,5, đã dược bóc vỏ rủa sạch sẽ dược
ép song song với trục quay của lỗ mài .nhiệt sinh ra do ma sát giữa gỗ và lỗ mài sẽ
làm nóng các lớp sợi gỗ và làm mềm lignintrong gỗ, làm cho quá trình tách sợi gỗ
được dễ dàng hơn ,nhiệt độ của lỗ mài giữ 60-80 độ . Các chỗ lồi trên lỗ mài có tác
động cắt ,xé các sợi gỗ ra khỏi khối gỗ .lỗ mài sẽ được làm mát từ vời phun nước
làm cho gỗ không bị cháy và đồng thời rửa trôi những sợi gỗ còn bám trên lỗ mài.
Sau đó bột theo dòng nước được đưa ra ngoài
Cơ chế của quá trình mài được được thể hiện qua 2 cơ chế sau :
+ Sự phá vỡ cấu trúc xơ sợi bằng sự " làm mêm và phân hủy cấu trúc xơ
sợi "
Trong quá trình mài, các sợi gỗ trong cấu trúc gỗ chiu tác động tuần hoàn của tác
đọng lực cắt, lực nén và lực đàn hồi sợi gỗ trước khi có sự tách sợi gỗ là yêu tố
quan trong để có được sợi gỗ không bị cắt phụ thuộc vào nhiệt độ mài và hàm
lượng nước ...ở một nhiệt độ cao gỗ hấp phụ nhiều nước thì tác động hóa deo càng
lớn .trong quá trình sản xuất bột cơ mài thường thực hiện ở nhiệt độ khoảng 100130 độ thì lignin trong trang thái động cao hay trang thái mềm cao (nhiệt độ chảy
mền của lignin khi bão hòa ở nhiệt độ 80-90 độ ).khi đó dưới tác động của lỗ mài
,làm cho sợi gỗ dễ dàng tchs ra không bị đứt và cắt .trong quá trình mài nhiệt có
tách dụng thuận lơi cho quá trình phá hủy
Cấu trúc gỗ tạo ra những bó sợi gỗ không bị tổn thương . Kiểm soát nhiệt độ mài
thông qua việc đo nhiệt độ của nước, nếu nhiệt độ quá thấp thì sợ sinh ra sẽ cứng
,ngược lại nếu nhiệt độ quá cao thì sợi sinh ra thì sẫm mầu không mong muốn
Ngoài ra sự phá vỡ cấu trúc xơ sợi gỗ còn phụ thuộc mức độ sần sùi của trên
bề mặt lỗ mài và nước cho vào trong quá trình mài .nếu độ sần sùi nhỏ thì sẽ có sự
cắt sợi gỗ do vậy làm giảm chất lượng của bột giấy . Quá trình mài phải có đủ
nước và sự tuần hoàn nước tốt để làm mát lỗ mài ,do sự ma sát giữa gỗ và lỗ mài
sinh ra nhiệt.
Nước cũng để làm chất bôi trơn ở vùng mài làm giảm năng lương vận hành máy và
chống cháy cho gỗ
+ tách xơ sợi bằng tác động bóc tách :

khi gỗ nạp bằng piston nén vào bề mặt lỗ mài ,lớp sợi gỗ bên ngoài tiếp xúc với
lớp đá mài sần sùi trên bề mặt lỗ bị lỏng leo dần dần tác động “bóc tách “các đầu
lỏng lẻo của sợi gỗ tách ra khỏi cấu trúc gỗ và các lớp lân cận được cuốn vào theo
hướng quay của lỗ mài .cứ như vậy quá trình tách bóc xơ sợi được diễn ra và tạo
thành bột mài .
Thông số ảnh hưởng đến quá trình mài .
Chất lượng bột gỗ mài phụ thuộc vào các yếu tố sau đây :


+ nguyên liệu :Loại gỗ ,tuổi gỗ ,độ ẩm của gỗ ,tình trạng mối mọt cảu
gỗ ..
+đặc tính của lô đá mài :Loại đá mài ,kích cỡ lớp đá mài sàn sùi ,kiểu
lỗ
đá …
+độ sắc lô đá mài :tần suất ,mức dộ sắc ,loại thiết bị làm sắc …
+nhiệt độ mài :khi nhiệt độ mài cao thì lignin dễ bị mềm ra giúp cho
quá trình mài tách sợi gỗ diễn ra dễ dàng hơn ,sợ st bị phá hủy hơn ,có
độ dài lơn,nhờ đó có độ bền cơ lý của bột cao hơn .Năng lượng tiêu
thu của quá trình giảm .Nhưng bột lại đen do tác dụng nhiệt với
lignin trong gỗ
+Qúa trình vận hành :áp lực vận hành ,mức độ chìm trong nước của lô
đá mài ,hóa chất phụ gia,tốc độ của lô đá mài …tốc độ lô đá mài liên
quan đến tần số lực tác dụng .khi tăng tần số lực tác động thì nhiệt độ
chảy mềm của gỗ tăng lên .do vậy sự phá hủy cấu trúc gỗ do biens
dạng cơ học xảy ra nhanh hơn ở tần số thấp hơn ,hay năng lượng tiêu
tốn sẽ thấp hơn và tính chất cơ lý của bột tốt hơn khi tốc độ cối mài
thấp hơn .
+Hệ thống nước :Lưu lương nước ,nhiệt độ và áp suất nước phun ,số
lượng và vi trí vòi phun ..Hệ thống nước cho vào cũng ảnh hưởng tới
quá tringf tách sợi gỗ và không làm cắn ngắt sợi gỗ thì lượng nước

phải đủ và để khống chế nhiệt độ của nước ổn định thường nhiệt độ
đạt 120 độ ,việc sử dụng nước để khống chế nhiệt độ mài là thông số
quan trong của quá trình :
Nếu quá nhiều nước trong thiết bị mài thì làm tăng trở lực quay của lỗ
đá mài gây cản trở quá trình mài đồng thời giảm nhiệt của làm mềm
lignin gây khó khăn cho việc tách sợi gỗ ,nhưng nếu it nước thì không
đủ độ ẩm cần thiết cho gỗ sinh ra hiên tượng làm biến màu bột hoặc
cháy gỗ .
b) Công nghệ sản xuất bột cơ nghiền
là phương pháp sản xuất bột cơ theo phương pháp nghiền dăm mảnh gỗ trên
máy nghiền thành bột giấy gọi là bột cơ nghiền


nguyên tắc nghiền :nguyên liệu gỗ được cắt thanh dăm mảnh gỗ qua rữa để
loại bỏ tạp chất nặng ,rồi qua máy nghiền (máy nghiền đĩa )làm trà sát sẽ bị phá
vỡ ,tách cắt xé sợi gỗ trong dăm mảnh gỗ tạo thành bột cơ nghiền
Công nghệ sản xuất bột cơ nghiền có thể nghiền trong môi trường nhiệt độ
cao ,môi trường hóa học
Thiết bị nghiền :có những loại máy sau :máy nghiền hai đĩa nằm ngang quay
ngược chiều ,lạo máy nghiền hai đĩa trong đó có một đĩa quay và một đĩa cố
định ,máy nghiền côn .Thường đĩa mài quay với tốc độ 1500vong /phút hình
ảnh một số thiết bị thường gặp như sau
Hình chưa có …….
Nguyên tắc sản xuất :Dòng dăm gỗ và nước bộ sung với nồng độ bột nhất
định được đưa vào phần gần tâm của các đĩa ,làm tách các sợi gỗ khỏ khói dăm
mảnh gỗ ,dòng sợi gỗ này sẽ chuyển động ly tâm cùng với nước ra biên của các
đĩa ,rồi sau đó theo của thaot bột ra ngoài . Ngoài ra có thể sử dùng hóa chất
cho vào cùng với nước bổ sung khi cần xử lý dăm mảnh gỗ .
Hình ảnh cấu tạo khoang nghiền của máy chưa có ….
Cấu tạo của đĩa nghiền cũng đa dạng như : số răng thưa hay dày sâu hay

không trong một đĩa có nhiều loại răng từ tâm ra mép của đĩa vì vậy trong máy
nghiền đĩa có rất nhiều loại đĩa mà ta phải chon máy nghiền đĩa sao cho phù
hợp với mục đích sử dụng để nghiền các dăn mảnh gỗ và yêu cầu kỹ thuật của
bột nghiền cơ. Vật liêu làm đĩa nghiền phải chịu mài mòn cao .
Hình ảnh ,,,,,,
1)

Quy trình sản xuất bột nghiền ở áp suất khí quyển (RMP )

Nguyên liệu dăm gỗ sau khio rửa được đi qua máy nghiền để tạo thành bột cơ
nghiền RMP .Đặc điểm của bột RMP là sợi gỗ thường bị đướt ngang ,nên chiều
dài sợi gỗ ngắn ,độ bền cơ lý thấp .
Hình ảnh ……
Dăm nmảnh gỗ hợp cách được rửa ( thông thường rủa bằng nước nóng )để
loại các sỏi và cũng hâm nóng dăm .sau đó dăm mảnh sạch được nạp vào hệ


thống nghiền ( có thể nghền 1 cấp ,2 cấp hoặc 3 cấp tùy thuộc vào công nghệ )
thông thuopwngf là công nghệ nghiền 2 giai đoạn :
Giai đoạn 1 nghiền thô :dăm mảnh gỗ qua hệ thống nhiều máy nghiền đĩa
( cố đọ răng thô) bị trà sát sẽ bị phá vỡ thành bột nghiền cơ thô ở nồng đọ
nghiền cao thay đổi từ 16-25%
Giai đoạn 2 nghiền tinh :Bột sau khi nghiền thô được được thực hiện trên
máy nghền đĩa hoặc nghiền côn có răng min hơn lại tiếp xúc trà sát tiếp cho
đến khi tạo thành bột xơ sợi đáp ưng yêu cầu.nhưng bột sau khi quá máy
nghiền thường bị xoán lại .do vậy phải cho xơ sợi thẳng ra để tăng tinh liên kết
của tơ giấy .vvì vậy người ta phải duỗi thẳng xơ sợi trong bột bằng cách pha
loãng bột đến nồng đọ 3%trong nước nóng và khuấy trộn hoặc rung động trong
nước ở nhiết dộ 85-90 độ trong khoảng 30p làm cho xơ sợi duỗi thẳng ra ,đây
là công đoạn giúp cho những xơ sợi bị cong xoán trong quá trình nghiền được

duỗi ra trước khi qua hệ thống sàng lọc ,cô đặc và bảo quản bột giấy .
Đây là sự khác biệt trong quá trình sản xuất bột cơ nghiền RMP và bột gỗ
mài SGW .bột nghiền RMP thường có chiều dài xơ sợi lớn hơn nên độ bền cơ
lý thường cao hơn so với bột mài SGW .những nhược điểm của bột RMP có
màu tối hơn so với bột SGW
Ngày nay phương pháp sản xuất bột nghiền cơ được cải tiến bằng nhiều cách
dựa trên nguyên tắc làm mềm lignin trước khi nghiền để xơ sợi đễ bị tách
hơn ,ít bị tổn hại hơn và có độ bền cơ lý cao
2)

Quy trinh sản xuất bbột nghiền ở nhiệt độ cao (TMP)

Tính năng cơ lý của bột nghiền được cải thiện đáng kể khi dăm gỗ được xử
lý ở nhiệt độ cao trước và trong khi nghiền (110-130độ ).ở nhiệt độ này gỗ
được hóa dẻo nên sợi được tách ra dễ dàng và ít bị đứt .
Quá trình sản xuất bột nhiệt cơ như sau :dăm gỗ được trục vít xoắn đưa vào
khoang xông hơi . Tại đây ra nhiệt bằng tận dụng hơi thoát ra từ máy nghiền
đĩa đẻ làm nóng dăm mảnh tới nhiệt độ 90 dộ và có thời gian lưu thích hợp
.việc xông hơi có tác dụng đuổi không khi ra khỏi dăm mảnh gỗ trước khi vào
máy nghiền đĩa ,tránh hiện tượng áp suất giả trong máy nghiền . Dòng bột ra sẽ
xủ lý ngầm nước để làm duỗi sợi gỗ trước khi qua sàng lọc xơ sợi


2.1.2) Bột hóa nhiệt cơ
Bột hóa cơ: (CMP)
Để cải thiện tính chất cơ học của bột TMP người tat hay quá trình xử lý
nhiệt bằng xử lý hóa học ở nhiệt độ cao. Hóa chất thường dung là NaOH và
Na2SO3 hay NaOH và H2O2 .
Nếu quá trình xử lý dăm gỗ với Na2SO3 với tỉ lệ 10-15% sơ với nguyên liệu
diễn ra ở nhiệt độ 140 – 1600C trong thời gian 30-60 phút ta được bột bán hóa

(CMP) ( còn có tên NSSC – Nuetral Sunlfite Semichemeal)
Nếu quá trình xử lý dăm gỗ với hóa chất tỉ lệ thấp (khoảng 1-5% Na2SO3 +
1-7% NaOH ) diễn ra ở nhiệt độ thấp hơn (60-1200C) trong thời gian ngắn
hơn(< 30 phút ) thì ta có bột hóa nhiệt cơ (CTMP). Bột hóa cơ mang những
tính chất trung gian giữa bột cơ và bột hóa, hiệu suất của bột hóa cơ có thể thay
đổi trong khoảng rộng 60-90% tùy thuộc lượng hóa chất và nhiệt tiêu hao do
vậy bột hóa cơ có thể thay thế bột hóa hoặc bột cơ dược dùng thay thế làm
nhiều loại giấy.
Bột bán hóa CMP
Từ gỗ mềm, độ thoát nước khoảng 300-400ml thường dùng để thay thế bột
sulphat (Bột kraft) trong sản xuất giấy in báo nhằm giảm giá thành.
Bột CMP hoặc CTMP từ gỗ cứng thường dùng để thay thế cho bột nhiệt cơ
từ gỗ mềm để sản xuất giấy in ở những nước không có nguồn gỗ mềm.
Bột CTMP : Từ gỗ mềm với những tính chất khác nhau tùy lượng hóa chất
và nhiệt sử dụng , được dùng cho nhiều loại giấy : CTMP có độ thoát nước cao
650-700 ml dùng đẻ sản xuất băng vệ sinh,…CTMP có độ thoát nước 350-500
ml dùng trong sản xuất giấy ăn. CTMP có độ thoát nước 250 -500 ml được
dùng làm lớp sóng trong các tông sóng và sản xuất giấy in.
2.2.4 Thu hồi nhiệt
Trong quá trình sản xuất bột cơ phát sinh lượng nhiệt dước tác dụng hơi
nước thoát ra từ máy nghiền . lượng nhiệt này cần được thu hồi dưới dạng hơi sạch


để sử dụng cho công đoạn , nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng ở những nhà máy
hiện đại người ta có thể thu hồi lượng nhiệt đạt khoảng 2/3 lượng nhiệt phát sinh.
Hơi nước nhiệt độ cao sau khi thoát khỏi máy nghiền qua thiết bị xyclon
tach bột còn lẫn trong hơi. Sau đó hơi được đưa qua thiết bị trao đổi nhiệt để tạo
hơi thứ sạch.
Quá trình thu hồi nhiệt diễn ra như sau: Nước sạch cần dùng để sản xuất
hơi được dẫn ngược chiều qua thiết bị trong đổi nhiệt với hơi thu hồi từ máy

nghiền. kết quả là nước sạch sẽ nóng lên. Sau đó nước nóng sạch này tiếp tục được
dẫn vào tháp bốc hơi trong thiết bị trao đổi nhiệt , tại đây nước nóng sạch sẽ nhận
nhiệt từ dòng hơi máy nghiền, sẽ sôi và bay hơi tạo thành dòng hơi sạch đêm đi sử
dụng cho các công đoạn khác. Sau khi dòng hơi của máy nghiền qua thiết bị trao
đổi nhiệt bị ngưng tụ vẫn còn nóng và còn một lượng nhỏ khí không ngưng sẽ đi
tiếp qua thiết bị trao đổi nhiệt để làm nóng nước sạch, sau khi dòng khí không
ngưng ra khỏi thiết bị trao đổi nhiệt được dẫn vào tháp phun nước để làm sạch
không khí lần cuối trước khi thải ra môi trường.
Thường thì trong thành phần khí không ngưng này còn cả các chất nhựa cây
và cách chất trích ly dễ bay hơi. Thành phần này có thể thu hồi để sản xuất các sản
phẩm khác




×