GIÁO ÁN DẠY HỌC BẰNG
PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
Môn : KHOA HỌC LỚP 5
Bài 30: CAO SU
Giáo viên soạn : …………………
Đơn vị : Trường Tiểu học…………….
***********
I. Mục tiêu:
Sau bài học , học sinh biết : - Làm thực hành để tìm ra
tính chất đặc trưng của cao su – Kể được tên các vật liệu dùng
để chế tạo ra cao su – Nêu được tính chất , công dụng và cách
bảo quản các đồ dùng bằng cao su .
II. Đồ dùng dạy học:
- GV chuẩn bị : bóng cao su, dây cao su, miếng cao su
dán ống nước ; nước sôi, nước lạnh, một ít xăng, 2 ly thủy
tinh, một miếng ruột lốp xe đạp, một cây nến, một bật lửa, đá
lạnh, vài sợi dây cao su, một đoạn dây cao su dài 5-10cm,
mạch điện được lắp sẵn với pin và bóng đèn.
- HS: Chuẩn bị vở thí nghiệm, bút , bảng nhóm .
III. Hoạt động dạy học:
1) Ổn định : ( 1 phút ) HS chuẩn bị dụng cụ học tập
2) Kiểm bài cũ : (4 phút) 3 HS lần lượt nêu tính chất , công
dụng , cách bảo quản đồ dùng bằng thủy tinh .
Hoạt động của GV : Hoạt động của HS :
3) Bài mới : ( 27 phút )
1. Tình huống xuất phát :
H: Em hãy kể tên các đồ
dùng được làm bằng cao
su?
GV tổ chức trò chơi
“Truyền điện” để HS kể
-Theo dõi
-HS tham gia chơi
-Theo dõi
1
được các đồ dùng làm bằng
cao su
-Kết luận trò chơi
H: Theo em, cao su có tính
chất gì?
2. Nêu ý kiến ban đầu của
HS:
-GV yêu cầu HS mô tả bằng
lời những hiểu biết ban đầu
của mình vào vở thí nghiệm
về những tính chất của cao
su
- GV yêu cầu HS trình bày
quan điểm của các em về
vấn đề trên
3. Đề xuất câu hỏi :
Từ những ý kiến ban đầu
của của HS do nhóm đề
xuất, GV tập hợp thành các
nhóm biểu tượng ban đầu
rồi hướng dẫn HS so sánh
sự giống và khác nhau của
các ý kiến trên
- Định hướng cho HS nêu ra
các câu hỏi
liên quan
- GV tập hợp các câu hỏi
của các nhóm:
H: Tính đàn hồi của cao su
như thế nào?
H: Khi gặp nóng, lạnh, hình
dạng của cao su thay đổi
- HS làm việc cá nhân: ghi vào
vở TN những hiểu biết ban đầu
của mình vào vở thí nghiệm về
những tính chất của cao su
- HS làm việc theo nhóm 4: tập
hợp các ý kiến vào bảng nhóm
- Các nhóm đính bảng phụ lên
bảng lớp và cử đại diện nhóm
trình bày
- HS so sánh sự giống và khác
nhau của các ý kiến.
-Ví dụ HS có thể nêu: Cao su có
tan trong nước không? Cao su
có cách nhiệt được không? Khi
gặp lửa, cao su có cháy
không?
-Theo dõi
- HS thảo luận theo nhóm 4, đề
xuất các thí nghiệm nghiên cứu
2
như thế nào?
H: Cao su có thể cách nhiệt,
cách điện được không?
H: Cao su tan và không tan
trong những chất nào?
4. Đề xuất các thí nghiệm
nghiên cứu:
-GV tổ chức cho HS thảo
luận, đề xuất thí nghiệm
nghiên cứu
- Tổ chức cho các nhóm
trình bày thí nghiệm
5.Kết luận, kiến thức mới :
- GV tổ chức cho các nhóm
báo cáo kết quả sau khi trình
bày thí nghiệm
- GV tổ chức cho các nhóm
thực hiện lại thí nghiệm về
một tính chất của cao su
(nếu thí nghiệm đó không
trùng với thí nghiệm của
nhóm bạn)
-GV hướng dẫn HS so sánh
kết quả thí nghiệm với các
suy nghĩ ban đầu của mình
ở bước 2 để khắc sâu kiến
thức
- GV kết luận về tính chất
của cao su: cao su có tính
đàn hồi tốt; ít bị biến đổi
khi gặp nóng, lạnh; cách
điện, cách nhiệt tốt; không
tan trong nước, tan trong
- Các nhóm HS tự bố trí thí
nghiệm, thực hiện thí nghiệm,
quan sát và rút ra kết luận từ thí
nghiệm (HS điền vào vở TN
theo bảng sau)
Cách tiến hành thí
nghiệm
Kết luận
rút ra
- Các nhóm báo cáo kết quả
(đính kết quả của nhóm lên bảng
lớp), cử đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm trình bày lại thí
nghiệm
-Theo dõi
3
một số chất lỏng khác; cháy
khi gặp lửa.
4) Củng cố , dặn dò : (
3 phút )
- Gọi 4 HS lần lượt nêu lại :
nguồn gốc , tính chất , công
dụng , cách bảo quản các đồ
dùng bằng cao su .
- Về học bài và chuẩn bị bài
mới : Chất dẻo
UBND THỊ XÃ
PHÒNG GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 669 /PGDĐT-CMTH
V/v hướng dẫn triển khai
phương pháp "Bàn tay
nặn bột" cấp Tiểu học
năm học 2012 - 2013
ngày 13 tháng 11 năm 2012
4
Kính gửi: Các trường Tiểu học.
Thực hiện công văn số 914/SGDĐT-GDTH ngày 08 tháng
11 năm 2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn
triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột” cấp Tiểu học năm
học 2012 - 2013, phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các
trường Tiểu học tự tham khảo, nghiên cứu và trường Tiểu học
thực hiện một số nội dung cụ thể sau:
1. Tổng quan về phương pháp "Bàn tay nặn bột".
“Bàn tay nặn bột” là một phương pháp dạy học tích cực,
chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho học sinh bằng
việc quan sát, tìm tòi nghiên cứu, điều tra, thực hiện thí
nghiệm… để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề
được đặt ra trong cuộc sống. Ngoài việc chú trọng đến kiến
thức khoa học, “Bàn tay nặn bột” còn dạy học sinh cách tự
học, tự khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu cuộc sống xung quanh.
“Bàn tay nặn bột" (BTNB) được Giáo sư Georges Charpak
(đoạt giải Nobel vật lý năm 1992) sáng lập vào năm 1995.
Phương pháp BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến
thức cho HS bằng việc quan sát, tìm tòi nghiên cứu, điều tra,
thực hiện thí nghiệm… để chính các em tìm ra câu trả lời cho
các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống. Ngoài việc chú trọng
đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý đến việc rèn luyện
kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.
Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn
khám phá, yêu và say mê khoa học của học sinh, đồng thời rèn
luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho các
em.
Quy trình phương pháp này là học sinh tiếp cận với vấn đề
đã được đặt ra, học sinh dự đoán điều gì sẽ xảy ra và phải làm
gì để có kết quả đồng thời ghi vào phiếu học tập. Tiếp theo đó
các em bắt đầu thực nghiệm, thí nghiệm, có bạn quan sát,
tham gia và ghi lại cả tiến trình. Sau khi thí nghiệm xong là
phần kiểm chứng, đối chiếu kết quả thu được với dự đoán ban
5
đầu để có thể đưa ra kết luận, khẳng định về hiện tượng, sự vật
đó.
Ở cấp Tiểu học, môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học
có khá nhiều tiết thực hành, thực nghiệm, tuy nhiên tại nhiều
trường Tiểu học việc thực hành, thực nghiệm hiện tại chưa đạt
yêu cầu. Học sinh thường chỉ được xem thầy cô làm thí
nghiệm, các em không ghi lại được tiến trình, ít suy nghĩ và
chỉ làm theo hướng dẫn trong sách giáo khoa hay của giáo
viên. BTNB là một phương pháp dạy học tích cực dựa trên thí
nghiệm, nghiên cứu…, trong đó chú trọng đến việc hình thành
kiến thức cho học sinh bằng thí nghiệm, tìm tòi nghiên cứu để
chính các em tìm ra câu trả lời. Cái khó của phương pháp
BTNB hiện nay đó là giáo viên phải đầu tư nhiều hơn vào bài
giảng. Một số hoạt động thí nghiệm phải được làm trước để
lấy kết quả so sánh, đôi khi phải làm đi làm lại nhiều lần. Điều
này đòi hỏi giáo viên phải tâm huyết và thật sự yêu thích môn
học, đầu tư thời gian, công sức cho phương pháp đổi mới này.
Đối với cách dạy truyền thống trước đây giáo viên ít quan tâm
đến vấn đề thực hành. Phương pháp BTNB đã tạo nên một
chuyển biến mới trong phương pháp giảng dạy.
Năm học 2012 - 2013, Sở GD&ĐT chỉ đạo tổ chức triển
khai thí điểm áp dụng phương pháp BTNB tại Trường Tiểu học
Số 1 thị xã Lai Châu, yêu cầu đơn vị thí điểm thực hiện tốt nhiệm
vụ sau:
2. Kế hoạch thực hiện.
2.1. Đối với nhà trường:
- Xây dựng kế hoạch triển khai áp dụng phương pháp
BTNB tại đơn vị. - Lựa chọn 02 lớp, mỗi giáo viên (02 giáo
viên đã được tập huấn tại Bộ GD&ĐT) dạy thí điểm 2 chủ đề,
mỗi chủ đề chọn 5 bài dạy thí điểm triển khai áp dụng các môn
Tự nhiên xã hội và môn Khoa học.
- Tổ chức thử nghiệm, rút kinh nghiệm, tổng kết các lý
luận và thực tiễn về dạy học theo phương pháp BTNB, đồng
thời góp phần về mặt cơ sở thực tiễn trong việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
6
- Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu phương pháp BTNB tới
toàn thể giáo viên và phụ huynh trong nhà trường để cùng
phối hợp thực hiện.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tự
học và tìm hiểu về phương pháp “Bàn tay nặn bột”.
- Ban giám hiệu nhà trường tích cực nghiên cứu khoa học
ứng dụng về công tác quản lý, triển khai vận dụng phương
pháp BTNB trong nhà trường. Tạo mọi điều kiện để giáo viên
áp dụng phương pháp dạy học đạt hiệu quả.
- Phê duyệt kế hoạch giảng dạy cho giáo viên trước khi
thực hiện (Mỗi tiết dạy thí điểm theo phương pháp BTNB
được tính bằng hai tiết dạy thông thường).
- Tổ chức thiết kế ghi hình một số giờ dạy có sử dụng
phương pháp BTNB làm tư liệu tham khảo và trao đổi với các
đơn vị tham gia thí điểm (Tiểu học Số 1 thị trấn Tân Uyên).
2.2. Đối với giáo viên:
- Lập kế hoạch dạy học theo phương pháp “Bàn tay nặn
bột”. Chọn chủ đề, bài dạy phù hợp với đặc điểm của lớp phụ
trách. Chỉ rõ những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của
từng bài.
- Chủ động, sáng tạo trong việc sưu tầm, chuẩn bị vật
liệu, tư liệu và các dụng cụ thí nghiệm, thực hành cho các nội
dung đã được lựa chọn theo phương pháp BTNB. Cần tận
dụng những vật liệu thực hành dễ tìm, sẵn có.
- Tích cực tự học, dự giờ đồng nghiệp, trao đổi thảo luận
với đồng nghiệp về phương pháp dạy học theo phương pháp
BTNB.
3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá.
3.1. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo
viên:
- Việc đánh giá các hoạt động của giáo viên cần thực chất
và đảm bảo tính khuyến khích giáo viên mạnh dạn áp dụng
phương pháp dạy học mới. Cần tập trung đến tính hiệu quả
trong hoạt động nhận thức của học sinh. Tập trung phát hiện,
khuyến khích các nhân tố mới.
7
- Bài học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” có thể kéo
dài trong nhiều tiết học, nhiều tuần, không chỉ trong lớp học,
trường học do vậy cần đánh giá cả tiến trình dạy học trong và
ngoài lớp học.
- Đánh giá về sự phối hợp, hợp tác, tinh thần tự nghiên
cứu, tự học hỏi, sự chủ động trong việc vận dụng phương pháp
dạy học đạt hiệu quả.
3.2. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Thực hiện đánh giá xếp loại theo Thông tư 32/TT-
BGD&ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
việc Ban hành Quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu
học.
- Cần chú trọng và việc đánh giá sự hiểu và vận dụng của
học sinh hơn là việc ghi nhớ kiến thức.
- Có thể đánh giá học sinh qua quá trình thảo luận, trình
bày, phát biểu ý kiến tại lớp học. Giáo viên có thể ghi chép lại
số lần và tính chính xác của phát biểu từ đó đánh giá sự tiến
bộ của học sinh.
- Đánh giá ý thức của học sinh trong hoạt động học tập
như: tính tích cực, nghiêm túc, năng động, tinh thần trách
nhiệm trong học tập …
- Đánh giá sự tiến bộ của học sinh thông qua ghi chép
trong vở thực hành. Điểm này có thể thay thế điểm kiểm tra
định kì.
Để triển khai, thực hiện hiệu quả phương pháp “Bàn tay
nặn bột”, Ban giám hiệu nhà trường và các thầy cô giáo cần
năng động, sáng tạo, căn cứ điều kiện thực tế nhà trường để
ứng dụng phương pháp một cách linh hoạt, khéo léo, phát huy
tinh thần tự học và sáng tạo nhằm đạt hiệu quả cao trong công
tác dạy và học. Phối hợp linh hoạt với phương pháp truyền
thống để hỗ trợ tích cực cho học sinh trong quá trình tìm tòi,
khám phá, xây dựng kiến thức mới (có kế hoạch một số bài
dạy đính kèm).
Dạy học theo phương pháp BTNB là một hoạt động đón
đầu, chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa
8
mới từ sau năm 2015. Đây là một thách thức, đồng thời cũng
là một cơ hội cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tích cực.
Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị chủ động
nghiên cứu để từng bước tiếp cận. Trường Tiểu học Số 1 triển
khai và tổ chức thực hiện; công tác báo cáo áp dụng phương
pháp BTNB theo định kì (lồng ghép trong báo cáo sơ kết, tổng
kết năm học).
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần liên hệ
trực tiếp về phòng Giáo dục và Đào tạo (CM Tiểu học) để được
giải đáp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo phòng;
- Lưu: VT, CMTH.
P.TRƯỞNG PHÒNG
(Đã kí)
9
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC
Bài dạy sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột
Môn: Tự nhiên xã hội lớp 3
1- Chủ đề: Xã hội
Thời
gian
thực
hiện
/Tuần
Tên bài dạy Mục tiêu bài dạy Thiết bị dạy học
Phương phá
giảng dạy
10
Bài 19: Các thế
hệ trong một
gia đình
Nêu được các thế hệ trong một
gia đình
- Phân biệt được các thế hệ
trong một gia đình
*Giáo viên:
- Giấy Ao,bút màu, bút dạ
-Phiếu bài tập
* Học sinh:ảnh chụp gia đình
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Thực hành
- Nêu vấn đề
Bài 20: Họ nội,
họ ngoại
Nêu được các mối quan hệ họ
hàng nội, ngoại và biết cách
xưng hô đúng
* Giáo viên:
- Giấy Ao,bút màu, bút dạ
- Phiếu bài tập
* Học sinh
ảnh họ hàng nội, ngoại
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Thực hành
- Nêu vấn đề
12 Bài 24: Một số
hoạt động ở
Nêu được hoạt động chủ yếu
của học sinh khi ở trường như
* Giáo viên:
- Giấy Ao,bút màu, bút dạ - Quan sát
10
trường
hoạt động học tập.
Trách nhiệm của học sinh khi
tham gia hoạt động đó
- Phiếu bài tập
- ảnh chụp các hoạt động
học tập ở trường
- Hình ảnh SGK
* Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt
động học tập của học sinh ở
trường học.
- Thảo luận
nhóm
- Thực hành
- Nêu vấn đề
13
Bài 25: Một số
hoạt động ở
trường (TT)
Ngoài hoạt động học tập học
sinh còn nêu được các hoạt
động chủ yếu khác ở trường:
vui chơi, văn nghệ, thể dục thể
thao, lao động vệ sinh, tham gia
ngoại khóa
Trách nhiệm của học sinh khi
tham gia hoạt động đó
- Tham gia các hoạt động do
tường tổ chức
* Giáo viên:
- Giấy Ao,bút màu, bút dạ
- Phiếu bài tập
-ảnh chụp các hoạt động của
học sinh ở trường
- Hình ảnh SGK
* Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh về hoạt
động của học sinh ở trường
học.
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn đề
Bài 26: Không
chơi các trò
chơi nguy hiểm
Nhận biết được các trò chơi
nguy hiểm như đánh nhau, ném
nhau, chạy đuổi nhau
Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa
giờ ra chơi vui vẻ và an toàn
* Giáo viên:
- Giấy Ao,bút màu, bút dạ
- Phiếu bài tập
-Vật thật giới thiệu các trò
chơi cho HS ( bộ cá ngựa, ô
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Thực hành
- Nêu vấn đề
11
ăn quan, cờ vua )
- Hình ảnh sách giáo khoa
* Học sinh:
- Sưu tầm tên trò chơi, cách
chơi các trò chơi không nguy
hiểm
2- Chủ đề: Tự nhiên
Thời
gian
thực
hiện /
Tuần
Tên bài dạy Mục tiêu bài dạy Thiết bị dạy học
Phương phá
giảng dạy
21
Bài 41: Thân
cây
Phân biệt được các loại thân cây
theo cách mọc (thân đứng, thân
leo, thân bò) theo cấu tạo( thân
gỗ, thân thảo)
* Giáo viên:
- Giấy Ao,bút màu, bút dạ
- Phiếu bài tập
- Tranh ảnh về một số loài
cây (cây có thân mọc đứng,
thân leo, thân bò, thân gỗ,
thân thảo)
- Một số thân cây như:su
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn đề
12
hào, dưa chuột, rau
muống,
- Hình ảnh SGK
* Học sinh: Sưu tầm tranh,
ảnh về một số loại thân cây
22
Bài 43: Rễ cây
Kể tên một số cây có rễ cọc, rễ
chùm, rễ phụ hoặc rễ củ.
* Giáo viên:
- Giấy Ao,bút màu, bút dạ
- Phiếu bài tập
- Các loại rễ cọc, rễ chùm, rẽ
phụ, rễ củ
- Tranh ảnh về các loại rễ
cọc, rễ chùm, rẽ phụ, rễ củ
- Hình ảnh SGK
* Học sinh
- Sưu tầm về các loại rễ cây
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn đề
23 Bài 45: Lá cây Biết được cấu tạo ngoài của lá
cây
Biết được sự đa dạng về hình
dáng, độ lớn và màu sắc của lá
cây
* Giáo viên:
- Giấy Ao,bút màu, bút dạ
- Phiếu bài tập
- Một số loại lá cây có hình
dạng khác nhau
- Tranh ảnh về một số loại lá
cây
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn đề
13
- Hình ảnh SGK
* Học sinh
- Sưu tầm về các loại lá cây
24 Bài 47: Hoa
Nêu được chức năng của hoa
đối với đời sống của thực vật và
ích lợi của hoa đối với đời sống
con người.
Kể tên các bộ phận của hoa
* Giáo viên:
- Giấy Ao,bút màu, bút dạ
- Phiếu bài tập
- Một số loại hoa: Hoa hồng,
hoa huệ, hoa cúc, hoa li
- Tranh ảnh về một số loại
hoa
- Hình ảnh SGK
* Học sinh
- Sưu tầm về các loại hoa
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Thực hành
- Nêu vấn đề
Bài 48: Quả Nêu được chức năng của quả
đối với đời sống của thực vật và
ích lợi của quả đối với đời sống
con người
Kể tên các bộ phận thường có
của 1 quả
* Giáo viên:
- Giấy Ao,bút màu, bút dạ
- Phiếu bài tập
- Một số loại quả: quả táo,
quả cam, quả nho
- Tranh ảnh về một số loại
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Thực hành
- Nêu vấn đề
14
quả
- Hình ảnh SGK
* Học sinh
- Sưu tầm về các loại quả
Bài dạy sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột Môn:
Khoa học lớp 4
1- Chủ đề: Vật chất và năng lượng
Thời
gian
thực
hiện
/Tuần
Tên bài dạy Mục tiêu bài dạy Thiết bị dạy học
Phương
pháp giảng
dạy
15
10
Bài 20:
- Nước có
những tính
chất gì?
- Nêu được một số tính chất của nước:
Nước là chất lỏng, trong suốt, không màu,
không mùi, không vị, không có hình dạng
nhất định, nước chảy từ trên cao xuống
thấp, chảy lan ra khắp mọi phía, thấm qua
một số vật hòa tan một số chất
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện
ra một số tính chất của nước
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính
chất của nước trong đời sống: làm mái nhà
dốc cho nước mưa chảy xuống, làm áo
mưa để mặc không bị ướt.
- Cốc thủy tinh
- Thìa, phễu
- Nước, đường
- Muối
- Cát
- Khay - Kính
- Khăn bông
- Phiếu bài tập
- Giấy Ao
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn
đề
- Thực hành
14
Bài 28:
- Bảo vệ
nguồn nước
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn
nước:
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát
nước thải,…
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước
- Hình trang 58.59
Sgk
- Giấy Ao
- Bút màu
- Phiếu bài tập
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn
đề
- Thực hành
16
16
Bài 31:
- Không khí
có những
tính chất gì?
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện
ra một số tính chất của không khí: trong
suốt, không màu, không mùi, không có
hình dạng nhất định, không khí có thể bị
nén lại và giãn ra
- Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính
chất của không khí trong đời sống: bơm
xe,…
- Hình trang 64. 65
Sgk
8-10 quả bóng bay.
Chỉ hoặc chun để
buộc bóng.
- Phiếu bài tập
- Giấy Ao
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn
đề
- Thực hành
16
Bài 32:
- Không khí
gồm những
thành phần
nào?
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện
ra một số thành phần của không khí: khí ni
tơ, khí ô xi, khí cacbonic, hơi nước, bụi, vi
khuẩn,…
- Hình SGK 66.67
- Lọ thủy tinh, nến,
chậu thủy tinh, vật
liệu dùng làm đế
kê lọ
- Nước vôi trong
- Phiếu bài tập
- Giấy Ao
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn
đề
- Thực hành
24
Bài 47:
- Ánh sáng
cần cho sự
sống
Nêu được thực vật cần ánh sáng để duy trì
sự sống
+ Hình SGK trang
94.95
- Phiếu bài tập
- Giấy Ao
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn
đề
- Thực hành
17
2- Chủ đề: Thực vật và động vật
Thời
gian
thực
hiện
/Tuần
Tên bài dạy Mục tiêu bài dạy Thiết bị dạy học
Phương pháp
giảng dạy
29
Bài 57:
- Thực vật
cần gì để
sống
- Nêu được những yếu tố cần để duy trì
sự sống của thực vật: nước, không khí,
ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng
- Giấy Ao
- Hình 114; 115
- Sữa bò
- Cây đậu xanh
hoặc cây ngô
- Một lọ thuốc đánh
móng tay hoặc ít
keo trong suốt
- Phiếu bài tập
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn đề
- Thực hành
31
Bài 61:
- Trao đổi
chất ở thực
vật
- Trình bày được sự trao đổi chất của
thực vật với môi trường: thục vật thường
xuyên phải lấy từ môi trường các chất
khóng, khí cacbonic, khí ô xi và thải ra
hơi nước, khí ô xi, chất khoáng khác,…
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật
với môi trường bằng sơ đồ
- Giấy Ao
- Hình 122.123
- Bút vẽ
- Phiếu bài tập
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn đề
- Thực hành
31 Bài 62: Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự - Giấy Ao - Quan sát
18
- Động vật
cần gì để
sống
sống của động vật như: nước, thức ăn,
không khí, ánh sáng.
- Phiếu bài tập
- Hình 124.125
SGK
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn đề
- Thực hành
32
Bài 63:
- Động vật
ăn gì để sống
Kể tên một sống động vật và thức ăn của
chúng
- Hình 126.127
SGK
- ảnh con vật ăn
các loại thức ăn
khác nhau
- Giấy Ao
- Phiếu bài tập
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn đề
- Thực hành
32
Bài 64:
- Trao ®æi
chÊt ë ®éng
vËt
- Trình bày được sự trao đổi chất của
động vật với môi trường: động vật
thường xuyên phải lấy từ môi trường
thức ăn, nước, khí ô xi và thải ra các chất
cặn bã, khí cac bô níc, nước tiểu,…
- Thể hiện sự trao đổi chất giữa động vật
với môi trường bằng sơ đồ.
- Giấy Ao
- Phiếu bài tập
- Hình 128.129
SGK
- Quan sát
- Thảo luận
nhóm
- Nêu vấn đề
- Thực hành
19
20