Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Phân biệt một số dược liệu có nhầm lẫn bằng phương pháp hiển vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (27.05 MB, 36 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI

PHÂN BIỆT MỘT SÔ Dược LIỆU

có NHẦM LẪN

BẰNG PHƯƠNG PHÁP HIỂN VI

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ ĐẠI HỌC KHOÁ 1995-2000

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Hoàng Liên

Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Viết Thân
TS. Bành N hư Cương

Nơi thực hiện;
Thời gian tliực hiện:

Bộ môn Dược liệu
3-5.2000

HÀ NỘI - 5.2000


Lời cảm ơn
Bm xỉu bày tỏ lòng lĩíiih



và. bỉết ơu sâu

sắc eúe Ểliiiy:

TH. ĩlíGlIYẾHỉr V lẾ r THÂ5T
T H . BÀỉm im ư cươisríi
đã. Ểiìii ắìiili liiíỏỉiỊ» dẫu và. ỉịĩítp đỡ em hoàn Ểliùiih
klioá luân tốt ngliỉệp này.
lỉm eũn^ xin eliâit thànli eảm 0(11 eác thầy, eô ^ỉáo,
eác ký thuât vỉên, eáe pltòn^ ban đã. tân tìiili dạy bảo,
gỉửp đữ em tron^ quá trìnli làm klioá htận tốt n^hỉệp
cũn^ nliiẩ tron^ uhữitg nám học vừa qua.
]^í[liâii dip này clto phép em được gửỉ lòn^ bỉết
ưn tớỉ ^ỉa đình, bạn bè đã. đông vỉêu và ^ỉúp đữ em
l*ilÍỂ lllliểll.
Hà uộỉ n g à y S3/05/2000

sỉỉn li v ỉê n
I^guyễu Thỉ Hoàn^ Ivỉên


MỤC
LỤC


Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Phần I. Đặt vấn đề


1

Phần II. Tổng quan

2

Phần III. Thực nghiệm và kết quả
3.1. Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

2

3.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét

4

3.2.1. Địa cốt bì

4

3.2.2. Hoàng kỳ

10

3.2.3. Hoàng đằng

14

3.2.4. Hoài sơn


19

3.2.5. Ý đĩ

24

Phần IV. Kết luận và đề xuất

29

Tài liệu tham khảo

31


PHẦNI

ĐẶT VÂN ĐỂ
Cùng với những đổi thay to lớn của nền kinh tế Việt Nam trong cơ chế
thị ti-ườiig, ngành Dược có nhiều bước phát triển đáng kể trên các lĩnh VỊĨC như
khai thác, sản xuất, phân phối, kinh doanh thuốc, đáp ứng tương đối đầy đủ
nhu cầu cho phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
Cũng như thuốc tân dược, mặt hàng thuốc đông dược hiện nay rất phong
phú, đa dạng, ngày càng mở rộng và phát triển kịp với xu hướng sử dụng dược
liệu theo phưoíng pháp cổ truyền đang ngày một tăng. Tuy nhiên, so với tân
dược, lĩnh \ạrc thuốc đông dược còn nhiều mặt hạn chế:
Thứ nhất, thuốc đông dược chưa được quản lý, kiểm soát bằng một hệ
thống kiểm tra chất lượng chặt chẽ như thuốc tân dược nên việc buôn bán,
phân phối, xuất nhập khẩu dược liệu cũng chưa có những qui định rõ ràng về
mặt pháp lý. Trong khi đó, những dược liệu được trồng, khai thác và chế biến

trong nước còn rất ít, đa số dược liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài với
nhiều nguồn khác nhau mà những nguồn này không được kiểm soát và thường
không có nguồn gốc rõ ràng.
Thứ hai, nhiều người hoạt động ở lĩnh vực này hoặc là không có chuyên
môn hoặc là có những kiến thức rất hạn chế về thuốc đông dược.
Chính bởi những lý do trên mà hiện nay trên thị tRtờng thuốc đông dược
ngoài những mặt hàng đáp ứng được những yêu cầu về mặt chất luợng còn có
rất nhiều dược liệu không bảo đảm chất lượng do sự nhầm lẫn giữa các loại
với nhau; dược liệu không rõ nguồn gốc và nguy hiểm hơn cả là hiện tượiig
giả mạo dược liệu.
Với mục đích là nhằm góp phần vào việc quản lý, phân phối, xuất nhập


khẩu dược liệu, đổnc thời mong muốn đưa ra được một số tiêu chuẩn có íhể
dùng làm cơ sở cho việc xây dựng những chuyên luận kiểm nghiêm dược liệu
sau này, chúng tôi tiến hành đề tài: " Phản biệt một sổ dược liệu có nhầm
lẫn bằng phương pháp hiển vi " với các mục tiêu sau:
1. Kiểm níỊhỉệm đánh ẹ/ấ tính chân thực của một s ố dược liệu cụ thể về
mặt vi học.
2. Sử dụn^ nhữn^ tiến hộ khoa học kỹ thuật như chụp ảnh hiển ví, kỹ
thuật ảnh vi tính vào quá trình nghiên cứu, tạo nên những số liệu, hình ảnh
có độ chân thực và tính khách quan cao phù hợp với các yêu cẩu chuníỊ của
khu vực về kiểm nghiệm dược liệu hằng phương pháp hiển v i .
PHẦN II

TỔNG QUAN
Để thuận tiện cho việc theo dõi, chúng tôi xếp phần tổng quan không
theo trình tự truyền thống mà chia theo từng phần tương ứng với từng vị dược
liệu.


PHẦN III

THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
3.1.1. NGUYÊN LIỆU:
Các mẫu dược liệu nghiên cứu được mua tại các cửa hàng bán tự do cho
người bệnh và cho các cơ sở sản xuất, bao gồm:


Địa cốt bì



Hoàng kỳ


• Hoàng đằng.
• Hoài sơn.
• Ý dĩ.
3.1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u .

3.1.2.1. Thu mẫu và bảo quản mẫu:
Mỗi mẫu dược liệu được chia làm 2 phần:
• Một phần sấy khô, bảo quản trong túi PE làm mẫu và vi phẫu
• Một phần thái nhỏ, sấy khô, nghiền bột, bảo quản trong lọ hay ống
nghiệm có nút kín, để nơi khô ráo, ghi nhãn: tên, ngày tháng, nơi thu...

3.1.2.2. Quan sát hình dạng bên ngoài:
Dược liệu thu mẫu được quan sát tỉ mỉ về hình dáng, kích thước
(chiều dài, đường kính , bề dày...), mầu sắc, các đặc tíiứi cụ thể về bên ngoài ,

mặt cắt, mặt bẻ bên trong, thể chất ( rắn, chắc, xốp...).

3.1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm vi học.
♦t* Đặc điểm vỉphẫui
Chúng tôi tiến hành cắt vi phẫu, nhuộm và cố định tiêu bản theo các
bước sau:
+ Dược liệu đã ngâm mềm được cắt ngang bằng dụng cụ cắt vi phẫu
cầm tay.
+ Ngâm các lát cắt trong dung dịch Cloramin để tẩy các chất có chứa
trong các tế bào.
+ Rửa bằng nước cất.
+ Rửa bằng axit acetic.
+ Rửa bằng nước cất.
+ Nhuộm vi phẫu bằng xanh metylen.


+ Rửa bằng nước cất.
+ Nhuộm đỏ son phèn, thời gian phụ thuộc độ bắt màu của vi phẫu và
độ đậm đặc của thuốc nhuộm.
+ Rửa bằng nước cất.
+ Loại nước lần lượt bằng cồn 30° , 50°,70°, 95° và cồn tuyệt đối.
+ Lắc vi phẫu 3 lần trong xylen.
+ Đặt vi phẫu vào một giọt bôm Canada trên lá kính, đậy lam kính để ở
chỗ thoáng 2 -3 tuần.
- Quan sát các đặc điểm vi phẫu trên kính hiển vi và vẽ sơ đồ tổng quát.
- Sử dụng kỹ thuật vi tính để đưa hình ảnh từ kính hiển vi vào máy vi
tính.

♦♦♦. Đặc điểm bột dược liệu.
+ Quan sát bằng mắt thường màu sắc, ngửi, nếm nhận biết mùi của từng

bột dược liệu .
+ Sử dụng các dung dịch lên kính khác nhau để làm tiêu bản bột dược
liệu.
+ Quan sát các đặc điểm của bột dược liệu dưới kính hiển vi.
+ Sử dụng kỹ thuật vi tính để đưa hình ảnh từ kính hiển vi vào máy vi
tính.
<♦. So sánh: sự khác biệt của từng mẫu với nhau về đặc điểm vi phẫu và đặc
điểm bột rồi căn cứ vào các tài liệu chuẩn, mẫu chuẩn để phân biệt thật giả,
nhầm lẫn.

3.2. KẾT QUẢ THựC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT:


3.2.1.1. Tổng quan:
Dược liệu dùng là vỏ rễ phơi hay sấy khô của cây Câu kỷ {Lycium
sinense Mill.), họ Cà (Solanaceae) [1].
Chi Lycium có khoảng 100 loài trong đó có hai loài đuợc sử dụng làm
thuốc tưoỉng đối phổ biến là Lyciiim chínense Mill. và Lycium ruthennicum
Murray.. Lyciiim chínense Mill. được trồng nhiều ở Tmng Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên.. [13]. ở Trung Quốc, người ta trổng nhiều ở các tỉnh biên giới
gần Việt Nam như: Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam [11].
Loài Lycium ruthennicum Murray, có ở Ẩ i Độ và nhiều nước khác, ở
Việt Nam hiện cũng có hai loài trên. Cây đựơc di thực vào nước ta và được
trổng ở các vùng lân cận Hà Nội, Đà Lạt và rải rác ở nhiều nơi khác [13].
Dược điển Tmng Quốc dùng Địa cốt bì là vỏ rễ của hai loài:
+ Câu kỷ (Lycium chínense Mill. ).
+ Ninh Hạ câu kỷ hay Tmng Ninh câu kỷ (Lycium barbarum Ait.)[l].
Địa cốt bì thường bị giả mạo bởi vỏ rễ của các loài như:
- Jasmimum giralda Diels.
- Clerodendron cyrtophyllum Turez., họ


cỏ roi ngựa (yerbenaceae)

- Periploca sepium Bge., họ Thiên lý (Ascỉepiadaceae) [19].
YÊU C Ầ U KIỂM NGHIỆM:

+ Đặc điểm bên ngoài:
Vỏ rễ dài 6 -12 cm, cuộn tròn thành ống hoặc được tách ra thành từng
mảnh nhỏ, vỏ dày hay mỏng tuỳ theo rễ (thường dày l-3mm) màu vàng đất.
Mặt ngoài hơi sần sùi đôi khi có các kẽ nứt rạn của bẩn, dễ bong ra. Mặt trong
thưòỉng có vết nhăn dọc. v ỏ nhẹ giòn, dễ bẻ gẫy. Mặt bẻ không bằng phẳng
[5],


+ Đặc điểm vỉ phẫu:
Lớp bần gồm 6 -7 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn. Vòng mô
cứng liên tục bao bọc. Trong các tế bào mô cứiig chứa nhiều tinh thể calci
oxalat hình lăng trụ. Mô mềm vỏ hẹp gồm 4-5 hàng tế bào nhỏ dẹt. Tiếp theo
có nhiều tế bào mô cứng xếp xít nhau thành từng đám lớn. Libe cấp hai phát
triển nhiều, gồm những tế bào tròn nhỏ, đều đặn, có màng mỏng. Rải rác có
các đám mô cứng chứa tinh thể calci oxalat.
Xen giữa libe là các tia một cấu tạo bởi 1 -2 hàng tế bào chạy dài từ
trong ra, càng tới gần mô mềm vỏ tia một càng loe rộng. Tầng sinh libe-gỗ
[5].

+ Đặc điểm bột:
Màu vàng nâu, vị nhạt. Soi kính hiển vi thấy: Tế bào mô cứng rất nhiều,
hình dạng không nhất định thưòng đứng rời nhau, có khi lại tụ họp thành từng
đám. Tinh thể calci oxalat hình khối, hình vnông, đa số rời ra ngoài, đôi khi
vẫn nằm trong tế bào mô cứng. Mảnh bần. Hạt tinh bột tròn, nhỏ, có khi hình

mũ. Mảnh mô mềm [5].
Theo tài liệu kiểm nghiệm dược liệu của Trung quốc [19], yêu cầu kiểm
nghiệm với Địa cốt bì như sau:
Bột dược liệu màu vàng, soi kính hiển vi thấy các mảnh mô mềm có
chứa calci oxalat dạng cát, các tế bào rây màu vàng nhạt, tế bào libe xếp thành
dãy, các mảiứi bần có tế bào hình đa giác. Tế bào cứng hình tròn hoặc chữ
nhật màu hơi vàng, thành dày. Hạt tinh bột đơn, kép 2, 4 [19].
Địa cốt bì có vị đắng, tính mát, quy kinh phế, can, thận; có tác dụng
làm mát huyết, mát phổi, dùng làm thuốc giải nhiệt, mát huyết, chữa ho, ho ra
máu [5].


Địa cốt bì lâu nay vẫn sử dụng trên thị tmờng là một loại vỏ rễ có mùi
thơm. Chúng tôi quy ước tên gọi của các mẫu dược liệu này là "Địa cốt bì".

Địa cốt b ì ”:
Hình dáng bên ngoài
Dược liệu "Địa cốt bì" là vỏ rễ cuộn tròn hình ống nhỏ, dài 3-17 cm,
rộng 0.5 - 1.5 cm, dày 1 - 3 mm. Mặt ngoài màu vàng xám, xù xì, vân nứt dọc,
không đều, mặt trong màu trắng ngà hoặc trắng vàng, chất nhẹ và giòn, dễ bẻ
gẫy, mặt gẫy không bằng phẳng.
Đặc điểm vi phẫu:
Mặt cắt ngang hình chữ nhật, nhìn từ ngoài vào trong thấy:
Lớp bần gồm 1 8 - 2 0 hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn thành hàng
đồng tâm và dãy xuyên tâm (1). Mô mềm vỏ là những tế bào thành mỏng,
hình đa giác xếp lộn xộn (2). Bó libe cấp 2 chiếm khoảng 2/3 vi phẫu (3). Tia
một gồm 1 - 2 hàng tế bào (4). Tinh thể calci oxalat hình khối nằm rải rác
trong mô mềm vỏ (5). Tầng phát siiứi libe-gỗ gồm 1 - 2 hàng tế bào đều đặn
(6). Rải rác có các túi chứa chất thơm (7). (ảnh 1).
Đặc điểm b ộ t:

Bột "Địa cốt bì" màu vàng nâu, mùi thơm, vị nhạt. Soi dưới kính hiển vi
thấy: Tế bào mô cứng nhiều hình dạng không nhất định, thường đứng rời nhau
hoặc tụ thành từng đám (3). Tinh thể calci oxalat hình khối, hình vuông (5)
kích thước 0.03 - 0.04 mm rời ra lứiau hoặc vẫn nằm trong mô mềm. Mảnh
bần (1). Hạt tinh bột tròn kích thước 0.005 - 0.03 mm riêng lẻ (4) hay tập
tmng thàiih từng khối trong các tế bào mô mềm (2). (ảnh 2)
Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc điểm của "Địa cốt bì" không phù
hợp với tiêu chuẩn kiểm nghiệm của Dược điển Việt Nam cũng như yêu cầu
kiểm nghiệm của vị Địa cốt bì đã nêu ở trên.


00

'• 'i t '- "*' •• '' ' '■'^ J •'

Ảnh 1: Viphẫu "Địa cốt bì
Ảnh 2: M ột số đặc điểm bột "Địa cốt bì'
Ảnh 3: Viphẫu vỏ rễ cây Khủ khởi
Ảnh 4: M ột số đặc điểm bột vỏ rễ cây
Khủkhởi. '


Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu so sánh đặc điểm giải phẫu của vị dược
liệu này với vỏ rễ của cây Câu kỷ {Lycium sinense Mill.) là Địa cốt bì theo
quy định của Dược điển [5]. Mâu nghiên cứu thu ở vườn Thực vật tmờng Đại
học Dược Hà Nội.

❖ . Khủ khỏi:
Hình dáng bên ngoài:
Dược liệu Khủ khởi là vỏ rễ cuộn tròn hình ống. Mặt ngoài màu vàng đất,

mặt trong màu trắng ngà.
Đặc điểm vi phẫu:
Dược liệu Khủ khởi: Mặt cắt ngang hình chữ nhật, nhìn từ ngoài vào
trong thấy:
Lớp bần gồm 6 - 7 hàng tế bào xếp lộn xộn (1). Mô mềm vỏ là những tế
bào thành mỏng hình đa giác, xếp lộn xộn (2). Bó libe cấp hai chiếm khoảng
2/3 vi phẫu có hình bó tháp (3). Tia một gồm 2 - 3 hàng tế bào (4). Tinh thể
calci oxalat dạng cát (5). Tầng phát sinh libe-gỗ gồm 2 - 3 hàng tế bào đều
đặn (6). (ảnh 3)
Đặc điểm bột:
Bột vỏ rễ Khủ khởi màu vàng nâu, mùi nhẹ, vị đặc biệt. Soi dưới kính
hiển vi thấy: Rất nhiều hạt tinh bột hình tròn đường kính 0.01 - 0.02 mm đứng
riêng lẻ (4) hay tập trung thành từng khối trong các mảnh mô mềm (3) .Tinh
thể calci oxalat dạng cát khó nhìn dưới kính hiển vi thường (5), dễ nhìn dưới
kính hiển vi phân cực (6). Mảnh bần (1). Mảnh mô mềm (2). (ảnh 4)

♦♦♦. So sánh:
Vi phẫu của 2 dược liệu đều có những đặc điểm chung giống nhau của
vỏ rễ như: lớp bần, mô mềm, libe, tia một, tầng phát sinh libe-gỗ. Điểm khác


nhau là ở vi phẫu "Địa cốt bì" có các túi chứa chất thơm và các tinh thể calci
oxalat hình khối tập trung ở phần mô mềm vỏ sát lớp bần còn ở vi phẫu vỏ rễ
Khủ khởi có các tế bào chứa tinh thể calci oxalat dạng cát. Kết quả cho thấy
đặc điểm của vị " Địa cốt bì " cũng không giống với đục điểm của vỏ rễ Khủ
khởi đem so sánh.

3.2.I.3. Nhận xét:
Căn cứ vào các tài liệu tham khảo thì Địa cốt bì được mô tả trong Dược
điển Việt Nam II, tập 2 là đặc điểm của vị Địa cốt bì nam ịClerodendron

cyrtophylliim Turez., Verbenaceae) [18]. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy vị
"Địa cốt bì" trên thị tiiĩờng không đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm nghiệm của
Địa cốt bì (Lycium sinense) mà phù hợp với các tiêu chuẩn kiểm nghiệm của
vỏ rễ Hương gia bì {Peripỉoca sepium Bge.), họ Thiên lý (Ascỉepiadaceae)
[19], [20] (còn có tên khác là Bắc ngũ gia bì, Ngũ gia bì, Xú ngũ gia, Giang
liễu bì, Dương nãi đằng hay Dương đào tiêu) - một vị thuốc thường dùng giả
mạo Địa cốt bì. Địa cốt bì là vị thuốc thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt lương
huyết có vị ngọt, tính hàn, quy kinh can, thận, phế, dùng để chữa sốt, giải
nhiệt còn Hương gia bì có vị cay, đắng, tính hơi ấm, hơi có độc được dùng làm
vị thuốc tán phong thấp, mạnh gân cốt. Vậy Hương gia bì không thể thay thế
cho Địa cốt bì được.
ở một số khu vực miền Nam, người ta nhầm vị thuốc này vói Ngũ gia
bì hương (Acanthopanax trifoliatus (L.) Merr., họ Nhân sâm (Araliaceae), là
một vị thuốc có tác dụng khu phong thấp, ích can thận, bổ gân cốt [1]. Sự
nhầm lẫn này không gây tác hại lớn khi sử dụng vì chúng có tác dụng, công
dụng có thể thay thế cho nhau.
3.2.2. HOÀNG KỲ:


Hoàng kỳ là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ {Astragalus
membranaceus Bge.) hoặc Hoàng kỳ Mông c ổ {Astragalus mongholiciis
Bge.), họ Đậu (Fabaceae ) [5].
Hiện nay, ta dùng Hoàng kỳ nhập từ Tmng Quốc. Một số địa phương ở
Tmng Quốc dùng các cây khác làm Hoàng kỳ .
Theo một số tài liệu thì có khoảng 13 loài thuộc chi Astragalus và nhiều
loài thuộc các chi khác trong họ Đậu, thậm chí cả những họ khác được dùng
lẫn lộn, thay thế và giả mạo Hoàng kỳ. Vídụ: Astragalus tongolensis ưlbz.,
Astragalus sinicus L., Astragalus bhotanensis Baker., Melilotus albus Desr.,
Oxytropis caerulea (Pall) DC., Gossypium hirsutum L, họ Bông {Malvaceae),
Medicago sativa L. [19].

YÊU C Ầ U KIỂM NGHIỆM:

+ Đặc điểm bên ngoài:
Hình tm tròn, ít phân nhánh, trên to dưới nhỏ, dài 30-60cm, đường kính
1-3 cm. Mặt ngoài màu vàng xám hoặc nâu nhạt, có vân dọc. Thể chất rắn hơi
dẻo, chắc và có bột, bẻ ra có nhiều xơ lứiỏ. Lófp ngoài màu trắng ngà, hơi xốp.
Trong một màu vàng nhạt, có hình hoa cúc, khúc già bẻ ra có khi khô xác, có
khi rỗng giữa, màu nâu đen, vị hơi ngọt. Loại to dài, ít nhăn nheo, chất rắn, xơ
bông nhiều, nhiều bột, nếm có vị ngọt là loại tốt. Loại nhỏ xốp, ít chất bột,
hoặc trên đầu rỗng là loại kém [5].

+ Đặc điểm vỉ phẫu:
Lớp bần gồm nhiều tầng tế bào. Đôi khi trong lớp bần có nhiều những
đám tế bào thàiửi mỏng hoặc đám sợi màu nâu, xung quanh có một vòng tế
bào bần. Có khi bên ngoài lóp libe phát sinh một tổ chức mới của bần. Lófp vỏ
mỏng có tế bào mô cứng đơn độc hoặc họp thành từng đám, hình bốn cạnh
hoặc hình ba cạnh có lúc có lỗ, ngoài ra còn có một số ít sợi hoặc bó sợi. Lớp
libe rộng chiếm khoảng một nửa bán kính, gồm những bó mạch rây tương đối


Anh 5: Hoàng kỳ

Ảnh 6: Vi phẫu Hoàng kỳ


rõ ở gần tầng sinh libe-gỗ, bó sợi libe gần như hoá gỗ, tia libe gồm 2 - 5 hàng
tế bào, phía ngoài uốn cong và thường bị rách. Tầng sinh libe-gỗ hình thành
một vòng liên tục. Lóp gỗ tạo thành do ống dẫn, bó sợi gỗ và tế bào mô cứng;
ống dẫn có đưòng kính 1 5 - 1 7 mm, xung quanh có vân hoặc mạng đơn độc
hoặc hơp thành từng đám 2 - 3 ống. Phần một ít ống dẫn [5].


+ Đặc điểm bột:
Bột Hoàng kỳ phải có màu trắng ngà, sợi xếp thành bó hoặc nằm rải
rác, mảnh mạch, tế bào mô cứng, thành hơi dày [15]; C183Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, quy kinh tỳ và phế, có công năng bổ khí,
cố biểu, tiêu độc. Dùng để trị các chứng bệnh do nguyên khí hư tổn, biểu hư,
tự ra mồ hôi, khí hư huyết thoát, tỳ hư ỉa chảy, ung nhọt lâu không vỡ hoặc đã
vỡ mà lâu khỏi [5].

3.2.2.2. Thực nghiệm:
Hình dạng bên ngoài:
Các mẫu Hoàng kỳ trên thị ti-ường theo đặc điểm bên ngoài còn có thể
phân thành hai loại Hoàng kỳ tẻ và Hoàng kỳ nếp. Hoàng kỳ nếp mềm hơn,
mọng hơn, khi nếm ngọt hơn so với Hoàng kỳ tẻ.
Rễ hình tm tròn, trên to dưới nhỏ. Đầu nhỏ phân làm nhiều nhánh nhỏ.
Rễ dài 40 - 50 cm, đường kính 0.5 - 1.5 cm. Mặt ngoài màu nâu sáng, có vân
dọc nhỏ. Chất rắn, dẻo chắc, có bột, bẻ ra có nhiều xơ nhỏ. Mặt cắt ngang
phẳng có lớp ngoài màu trắng ngà, hơi xốp; trong một màu vàng nhạt, (ảnh 5)
Đặc điểm vi phẫu:
Cấu tạo giải phẫu của cả hai loại nếp và tẻ tương tự nhau. Lát cắt ngang
hìiứi tròn. Mép ngoài uốn lượn. Nhìn từ ngoài vào trong thấy:
Lớp bần gồm 1 5 - 1 6 hàng tế bào sắp xếp lộn xộn (1). Mô mềm (2) cấu
tạo từ những tế bào thành mỏng, các tế bào bên ngoài bị ép bẹt. Libe (4) sắp


xếp thành dải kéo dài sát hoặc gần sát bần, sợi libe (3) tạo thành bó. Tầng
phát sinh libe-gỗ gồm 3 hàng tế bào xếp thành vòng tròn liên tục. ứ ig với
mỗi bó libe là bó gỗ (6) tạo thành dải kéo dài vào tận trung tâm, các mạch gỗ
kích thước không đều. Trên các dải gỗ có nhiều bó sợi gỗ (8). Các bó libe -gỗ
xếp thành hình nan hoa, ngăn cách giữa chúng là các tia một (7) gồm 5 - 7
hàng tế bào. (ảnh 6)

Đặc điểm bột:
Bột của các mẫu Hoàng kỳ không khác nhau nhiều: Bột màu trắng ngà
mùi thofm nhẹ, vị ngọt. Soi dưới kính hiển vi thấy:
Các hạt tinh bột đơn, kép đôi, kép ba đứng riêng lẻ (3) hay tạo thành
khối trong các mô (1). Sợi xếp thành từng bó hoặc nằm rải rác, trên các sợi có
các tinh thể calci oxalat hình khối xếp thành hàng (2). Các mảnh mạch điểm
hoặc mạch vạch (5). Tinh thể calci oxalat hình khối, kích thước khoảng
O.Olmm (4). Rải rác có các mảnh bần. (ảnh 7)

3.2.2.3. Nhận xét:
Căn cứ theo các đặc điểm hiển vi của các mẫu Hoàng kỳ và các yêu cầu
về kiểm nghiệm của Hoàng kỳ {Astragalus membranaceus Bge., Astragalus
mongholicus Bge.), nhận thấy vị thuốc Hoàng kỳ đang sử dụng trên thị tiirờng
không đáp ứng tiêu chuẩn kiểm nghiệm vì đặc điểm bột Hoàng kỳ theo tiêu
chuẩn có chứa tế bào mô cứng nhimg không có tinh thể calci oxalat trong khi
đó trong bột Hòang kỳ thu mẫu có chứa tinh thể calci oxalat mà không có tế
bào mô cứng. Vị thuốc Hoàng kỳ thuộc nhóm thuốc bổ khí, có vị ngọt, tính
ôn, quy kinh phế, tỳ, dùng để trị các bệnh tỳ hư, huyết hư, thiếu máu, suy
nhược. Vị thuốc này sẽ không thể đem lại kết quả điều trị như mong muốn
khi bị thay thế bởi một dược liệu khác. Trên thực tế, người ta vẫn dùng những
loại dược liệu khác cùng chi Astragalus để thay thế Hoàng kỳ. Theo tài liệu
[14] cho biết một vài loài cùng chi này cũng có tác dụng và có thể thay thế


cho Hoàng kỳ. Nếu đúng như vậy thì nên tiến hành nghiên cứu lấy căn cứ để
mở rộng phạm vi tiêu chuẩn Dược điển đối với vị thuốc này.
3.2.3. HOÀNG ĐẰNG

3.2.3.I. Tổng quan:
Hoàng đằng là rễ và thân đã phơi hay sấy khô của cây Hoàng đằng

(Fibraurea tinctoria Lour. và Fibraurea recisa Pierre.), họ Tiết dê
(Menispermaceae) [6]. Chi Fibraurea ở Châu Á và ở Việt Nam có hai loài
Fibraurea tinctoria Lour. và Fibraurea recisa Pierre. Cả hai loài đều phân bố
tương đối phổ biến ở khắp các vùng núi thấp (từ lOOOm trở xuống) và tmng du
của hai miền Nam, Bắc nước ta. Mức độ phân bố phong phú hơn ở các vùng
núi từ Nghệ An trở vào đặc biệt các tỉnh Tây Nguyên và Đông Tây Nguyên,
Sông Bé và Tây Ninh. Riêng loài Fibraurea recisa Pierre, có lứiiều hơn ở các
tỉnh Tây Nguyên [13].
Có một số cây dễ nhầm lẫn với loài Hoàng đằng như:
- Dây bánh nem {Bowringia calỉicarpa Champ.) thuộc họ Đậu
(Fabaceae), còn có tên là Cây rễ vàng , Dây gan, Chứa vàng phùi (Thái) [13].
- Vàng đắng {Coscinum fenestratum (Gaertn) Colebr.), thuộc họ Tiết dê
(Menispermaceaè), tên khác là Vang đằng, Hoàng đằng lá trắng, Dây mỏ
vàng [13],
YẾU C Ầ U KIỂM NGHIỆM:

+ Đặc điểm bên ngoài:
Những đoạn rễ hay thân hình tm thẳng hoặc cong queo, dài 1 0 - 3 0 cm,
đường kính 1 - 2 cm, có khi tới 10 cm. Mặt ngoài màu nâu có nhiều vân dọc
và sẹo của cuống lá (đoạn thân) hay sẹo của rễ con (đoạn rễ). Mặt cắt ngang
có màu vàng gồm 3 phần rõ rệt: phần vỏ hẹp; phẩn gỗ có những tia một xếp
thành hình nan hoa bánh xe; phần một à giữa tròn và hẹp, cứng, dai, khó bẻ


gẫy. Vị rất đắng.
+ Đặc điểm vỉ phẫu: Cả hai loài đều có cấu tạo thân và rễ giống nhau:
Thán: Lớp bần còn sót lại gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn.
Mô mềm vỏ gồm những tế bào màng mỏng có hình gần tròn, hình trứng hay
hình chữ nhật, rải rác có những tế bào mô cứng, màng dày, khoang rộng, có
nhiều vân rõ. Tinh thể calci oxalat hình lập phương, hình chữ nhật, hay hình

thoi, nằm trong các tế bào mô cứng hoặc nằm gần các tế bào mô cứng. Vòng
mô cứng liên tục uốn lượn, lồi lõm theo các bó libe-gỗ, gồm những tế bào
màng dày, khoang rộng, rải rác cũng có tinh thể calci oxalat. Bó libe nằm sát
vòng mô cứng, phân cách bởi các tia một hẹp, gồm 2 - 3 hàng tế bào hình chữ
nhật. Bó gỗ gồm nhiều mạch gỗ to, phân cách nhau bởi các tia một, rải rác
cũng có vài tế bào mô cứng [6].
R ễ : Lớp bần còn sót lại gồm những tế bào hình chữ nhật màng dày. Tầng
phát sinh ngoài gồm một lófp tế bào màng mỏng. Vòng mô cứng liên tục gồm
những tế bào màng dày hoá gỗ có vân rất rõ, rải rác nhiều tinh thể calci oxalat
hình lập phương hoặc hình tròn. Libe và gỗ cấp 2 chia thành 2 hoặc 3 cánh
quạt. Mỗi cánh quạt bị các tia một cắt thành nhiều nhánh [6].
+ Đ ặc điểm bột: Tế bào mô cứng hình gần tròn, chữ nhật, hoặc hình thoi,
màu vàng. Mảnh mạch vạch hay mạch điểm. Mảnh mô mềm có tế bào chứa
tinh bột. Tinh thể calci oxalat hìiứi lập phương hay hình khối chữ nhật. Các hạt
tinh bột nhiều hình dạng (tròn, chuông, hay trái xoan), có nhiều hạt kép đôi,
rốn rõ , đường kính 1 0 - 2 3 |Lim [6].

3.2.3.2. Thực nghiệm.
Chúng tôi đã tiến hành thu nhiều mẫu Hoàng đằng. Căn cứ vào các đặc
điểm màu sắc, hình dáng bên ngoài có thể chia chúng thành hai nhóm lớii:
Nhóm 1 - Màu vàng tươi, mặt cắt mịn, nhiều bột; Nhóm 2 - Màu vàng nâu ánh
xanh, mặt cắt không mịn, ít bột.


Hình dáng bên ngoài: Dược liệu là những đoạn hình tm thẳng hoặc cong queo
dài khoảng 7-16 cm, đưòfng kính khoảng 1.5-4 cm hoặc là những lát cắt vát
ngang dày khoảng 0.3-1.5 cm, đường kính khoảng 2- 5 cm. Bên ngoài màu
xám hoặc vàng nâu có những vân dọc, ngang không đều, sần sùi, thỉnh thoảng
có vết sẹo. Mặt cắt ngang phẳng, màu vàng ánh xanh hoặc màu vàng sáng
chia làm 3 phần rõ rệt:

+ Phần vỏ; Chiếm khoảng 1/6 đường kính mặt cắt ngang nhìn rõ hai
lớp, lớp ngoài màu sáng hơn lớp trong, mỗi lớp chiếm khoảng 1/2 phần vỏ.
+ Phần gỗ: Chiếm khoảng 4/6 đưòfng kính mặt cắt ngang. Có những tia
ruột toả thành hình nan hoa bánh xe. Nhìn rõ mạch gỗ trong thớ gỗ.
+ Phần tmng tâm tròn hẹp, nằm trong cùng.
Dược liệu có thể chất chắc, dai, khó bẻ
gẫy.(ảnh 8)
Đặc điểm vi phẫu:
Mặt cắt ngang hình tròn, nhìn từ ngoài
vào trong thấy: Lớp bần (1). Lớp mô
mềm vỏ (2). Bó libe cấp hai (3) hình
tháp tròn hoặc nhọn chiếm 1/2 khoảng
cách từ lớp bần và tầng phát sinh libe-gỗ
(4), thường bị khô chỉ còn lại khoang
rỗng. Tương ứng với từng bó libe cấp hai
là bó gỗ cấp hai (5) chiếm khoảng 4/6
đường kính vi phẫu. Giữa các bó libe gỗ
có những tia một xếp đều đặn thành
hình nan hoa bánh xe (6). Mô mềm một
(7).


Ảnh 8: Một số mẫu Hoàng đằng

Ảnh 9; Một số đặc điểm bột Hoàng đằng


Đặc điểm bột:
Bột Hoàng đằng màu vàng nâu, ánh xanh, hoặc màu vàng sáng, vị đắng.
Soi trên kính hiển vi đều thấy: hạt tinh bột với nhiều hình dạng, đofn, kép đôi,

có rốn phân nhánh (6). Mảnh mô mềm mang tinh bột (1). Sợi thành dày đứng
riêng lẻ hoặc tạo thành từng bó (5). Tế bào mô cứng nhiều hình dạng đứng
riêng lẻ hoặc tạo thành từng khối (3). Mảnh mạch vạch, mạch điểm (4). Tinh
thể calci oxalat hình khối chữ nhật, hình phiến (7). Mảnh bần (2). (ảnh 9)
Nhiều ý kiến cho rằng vị dược liệu Hoàng đằng hiện nay được thu hái
từ cây Hoàng đằng có lẫn Vàng đắng. Với hy vọng có thể phân biệt được hai
loại này, chúng tôi tiến hành phản ứng vi hoá xác định Berberin của các mẫu
bột: Kết quả cho thấy, chúng đều cho tinh thể hình kim, hình khối màu vàng,
đứng riêng lẻ hoặc tạo thành hình sao.

3.2.3.3. Nhận xét:
Mặc dù hình dáng bên ngoài có sự khác biệt song các mẫu Hoàng đằng
đều cho những đặc điểm vi học tương tự nhau và đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm
nghiệm. Bằng những nghiên cứu hiển vi mà chúng tôi đã thực hiện chưa đủ
điều kiện để đánh giá, phân biệt chúng theo giả thiết đã nêu trên. Chúng tôi hy
vọng sẽ tiếp tục tiến hành các phưoỉng pháp khác để có thể khẳng định rõ điều
này.
3.2.4. HOÀI SƠN

3.2.4.I. Tổng quan:
Hoài S0fn là thân rễ đã chế biến khô của cây Củ mà/ (Dioscorea
persimilis prain et BurkilL), họ Củ nâu (Dioscoreaceae). [6]
Chi Dioscorea có số lượng loài lớn nhất trong họ

củ nâu

phân bố chủ

yếu ở các vùng nhiệt đới và ôn đới ấm. Phần lổfn cây mọc hoang và một số ít
được trồng lấy củ ăn. ở Việt Nam có hofn 30 loài trong đó


củ mài là cây quen


thuộc. Ngoài ra, còn nhiều cây đã và đang được dùng rộng rãi trong nhân dân
như;
+ Dioscorea cirrhosa Lour. (Cây OỈI nâu )
+ Dioscorea alata L. ( Củ cái, Khoai vác )
+ Dioscorea tokoro Makino. ( Tỳ giải)
+ Dioscorea bulbifera L. ( Củ d ạ i , c ủ mỡ )
+ Dioscorea escalenta Burk. ( Củ từ )
+ Dioscorea kratica Prain et Burk. ( Khoai mỡ )
+ Dioscorea pentaphylla L.( Cây sú vằn, Củ trâu, Từ năm lá )
+ Dioscorea brevipetiolata p. wils ( Khoai m à i )
+ Dioscorea glabra Rox B. ( Khoai rạng, Củ cọc)
+ Dioscorea collettii Hook.jp^ Nần nghệ, Ty giải)
+ Dioscorea hemsleyi Prain et Burk. (Chiêm sơn dược)
+ Dioscorea poilanei Prain et Burk. (( Củ từ Poilane)
+ Dioscorea chingii Prain et Burk. ( Sơn cát thự, Từ chinh )
+ Dioscorea deltoidea wall ex Kunth. ( Củ nêm, Từ tam giác )
+ Dioscorea hispida Denn St. {Dioscorea triphylla var reticulata
Prain et Burk.) (Củ nần, Củ nê..)
+ Dioscorea zingiberensis C.H Wright.( Củ mài gừng..) [1] [2].
Trên thực tế có một số loài thuộc chi này được dùng thay Củ mài làm
Hoài sơn như:
+ Dioscorea alata L.
+ Dioscorea glabra Roxb. (Làm thuốc thay Củ mài lứiimg không
làm được tá dược trong bào chế)



+ Dioscorea hemsleyi Prain et Burk.
+ Dioscorea bulbiỷea L.. [1]
Có một số loài khác cho củ ăn được như Củ mài song không chế biến
thành Hoài sơn nhưng dễ nhầm lẫn:
+ Dioscorea pyriỷolia Kunth..
+ Dioscorea decipiens Hook.
+ Dioscorea intempestiva var chevalierii. Prain et Burkill.
+ Dioscorea intempestiva Prain et Burkill.
+ Dioscorea hamiltoni Hook.
+ Dioscorea brevipetiolata Prain et Burkill.
+ Dioscorea kratica Prain et Burkill. [13].
YẾU C Ầ U KIỂM NGHIỆM:

+ Đặc điểm bên ngoài
Thân rễ phình to (quen gọi là củ), có nhiều hình dạng, thường hình trụ,
thẳng hay cong, dài 5 - 20 cm, đường kính 1 - 3 cm. Mặt ngoài màu trắng hay
ngà vàng, nhẵn bóng. Chất chắc, v ế t bẻ có nhiều bột, màu trắng ngà, không
có xơ [6].

+ Đặc điểm bột
Nhiều hạt tinh bột hình tiTTng hay hình chuông, dài 1 0 - 6 0 |.im, rộng
khoảng 20 |Lim, có vân đồng tâm, rốn lệch tâm, hình chấm hay hình vạch. Tinh
thể calci oxalat hình kim dài 35 - 50 ịim. Mảnh mô mềm gồm các tế bào
màng mỏng, chứa tinh bột. Mảnh mạch mạng [6].

3.2.4.2. Thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thu Hoài sơn (Củ mài), c ủ cọc và Củ mỡ được
trồng tại viíờn thuốc Ninh hiệp (Gia Lâm, Hà nội) làm mẫu chuẩn, đồng thời



>l5#
s
■-Ü

CM
s

x>
ề*o CÖ <ọ. ó -

u

«o
'< p

o
œ
u

I §•I ẫ

O-

Xi



é

Ì? I


1I. s-a «ã0 CÖ- K
cd

4 -Ị

M

3 3 3
g .
®
'S

^
ẫ ¿ ' ¿¿ ¿ 1 1
-ỗ -ễ -ễ -§ <-5.^
¿ ^

ID

1 .§

ă
£
»n
8o -^<3
1



×