B ộ YTẼ
Trường đại học dược Hà Nội
c?
•
*
•
•
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬDỤNG
VÀ THEO DÕI PHẢN ÚNG CÓ HẠI CỦA KHÁNG SINH
tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội trước và sau khi thành
lập Họi dồng thuôc và điều trị
Khoá luận tốt nghiệp dược sĩ đại học
khoá ( 1995 - 2000 )
Người thực hiện : sv Lê Đình Quang.
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương
Bộ môn tổ chức quản lv dược.
Nơi thực hiện: Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Trung tâm ADR quốc da.
Thời gian thực hiện .-3/2000-5/2000.
\
\
; Jt - ?<*V'
>
HÀ NỘI, THÁNG 5- 2000
a
j
;
LỜI CẢM OM.
Với lòng biết ơn sâu sắc, tồi xin chân thành bày tỏ lònẹ cảm ơn tới:
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Hương - Bộ mồn tổ chức quản lý dược.
Người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và ẹiành nhiều thời gian giúp đỡ tôi trưnạ
suốt quá trình thực hiện kìĩoá luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
Ds . Nguyễn Thị Phương Châm-Vụ điều trị. Bộ y tế.
Ds . Phạm Kim Liên- Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội.
Ds . Lê Kim Thanh- Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nộị.
Những nẹười đã tạo điều kiện thuận ỉọi cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nạhiệp.
Tôi cũnẹ hầy tở lònq biết ơn tới Ban giám hiệu trường đại học Dược Hà Nội,
ban giám đốc bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng toàn thể các thầy cô giáo tron q bộ
môn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá luận này
Hà Nội trgà- V 22 tháng 5 năm 2000
Sv : Lê Đình Quang.
MỘT số Từ VIẾT TẮT
ADR
Adverse drug reaction (Phản ứng có hại của thuốc)
AT-HL-HQ-KT
An toàn- Hợp Lý- Hiệu quả -Kinh Tế.
BN
Bệnh nhân.
BV
Bệnh viện
BVPSHN
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
CP
Chính phủ
HĐT&ĐT
Hội đồng thuốc và điều trị.
KS
Kháng sinh.
KSDP
Kháng sinh dự phòng
TB
Trung bình
TT
Thông tư.
TTLHĐT&ĐT
Trước thành lập hội đồng thuốc và điều trị
STLHĐT&ĐT
Sau thành lập hội đồng thuốc và điều trị
WHO
World health organization (Tổ chức y tế thế giới)
MỤC LỤC
Trang
PHẨN I - ĐẶT VẤN ĐỂ
PHẨN II - TÔNG QUAN
1
2
1- Lịch sử phát triển của kháng sinh
2
2- Tinh hình sử dụnc kháng sinh
2
3- Phản ứns có hại của kháng sinh ỏ' các bệnh viện trong toàn quốc
4
4 - Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện
6
PHẨN i n - ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
12
PHẦN IV - KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN
16
I - Khảo sát chung
16
1 - Tổng số BN đến khám và điều trị
16
2 - Tổng số BN điều trị nội trú
16
3 - Sô ngày điểu trị trung bình
18
II. Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh
19
1 - Số loại KS thường được sử dụng tại BV
19
2 - Tỷ lệ BN có sử dụng KS
23
3 - Tv lệ BN sử dụng 2 KS phối hợp trở lên
24
4 - Tỷ lệ tiền thuốc KS so vói tổng tiền thuốc
27
5- Tỷlệ BN bị nhiễm khuẩn sau mổ khi áp dung phương pháp KSDP
28
III - Theo dõi ADR do kháng sinh tại BVPSHN
29
1 - Tổng số các báo cáo về ADR BVPSHN từ 1995 - 1999
30
2 - Tỷ lệ ADR theo nhóm thuốc
30
3 - Tỷ ]ệ ADR tron 2; nhóm KS
32
4 - Các KS gảy ADR
33
5- Biểu hiện ADR do KS
34
6 - Mối liên quan 2 Ĩữa độ tuổi và biểu hiện ADR
35
7 - Mối liến quan giữa đườns đưa thuốc và biểu hiện ADR
36
PHẦN V - KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỂ XUẤT
38
I - Kết luận
38
II- Ý kiến để xuất
39
PHẦN ỉ: ĐẶT VẤN ĐỂ
Thuốc là mộỉ loại hàng hoá đặt biệt có vai trò quan trọng trong công tác
chăm sóc sức khoẻ nhân dân, để đạt được mục tiêu chàm sóc ngày càng tốt cho sức
khoẻ nhân dán, ngày 20 tháng 6 năm 1996 Chính phủ ban hành nghị quyết 37/CP
về :“Chính sách quốc gia về thuốc”, trong đó mục 1.2.4 phần I có yêu cầu Bộ y tế
thành lập HĐT&ĐT ở các bênh viện.
Thực hiện thông tư 08/BYT_TT về việc hướng dẫn tổ chức, chức năng nhiệm
vụ của HĐT&ĐT ở bệnh viện, ngày 18 tháng 3 năm 1996 BVPSHN đã thành lập
HĐT&ĐT BV nhằm mục đích sử đun2 thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.
Để đánh giá hoạt độne của HĐT&ĐT BVPSHN trước và sau khi thành lập
thống qua việc đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh tại BVPSHN, chúng tôi tiến
hành đề tài:
“ Khảo sát tình hình sử dụng và theo dõi phản ứng có hại của kháng sinh
đã gặp tại bệnh viện phụ sản Hà nội trước và sau khi thành lập hội đồng thuốc
và điều trị”
Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu sảu đây:
1- Tìm hiểu thực trạng sử dụng kháng sinh tại BVPSHN trước khi thành lập
HĐT&ĐT (năm 1995,1996) và sau khi thành lập HĐT&ĐT (1997-1999)
2- Theo dõi các phản ứng có hại (ADR) của kháng sinh tại BVPSHN từ năm
1996-1999
3- Đề xuất một số ý kiến nhằm đẩy mạnh hoạt động của HĐT&ĐT BVPSHN
1
PHẦN lí: TỔNG QUAN
1- Lịch sử phát triển của kháng sinh:
Người đầu tiên tìm ra kháng sinh là Alexander Fleming (1881-1955). Năm
1940 SA. Waksman (1888-1973) lần đầu tiên tuyển chọn kháng sinh từ các nấm
thiên nhiên, 1942 ống cho ra đòi thuật ngữ antibiotic, 1943 p. Enrlich đã tổng
hợp được ChloramDhenicol bằng con đường hoá học. Tới năm 1950 con người
đã tìm ra 150 kháng sinh và năm 1960 lên tói 1200. Từ năm 1970, người ta đã
tuyển chọn được các vi sinh vật kháng sinh từ những phương pháp mới: Phương
pháp ức chế các chủng đột biến siêu mẫu với kháng sinh, phương pháp ức chế
các chủng đột biến kháng kháng sinh, phương pháp phát hiện hoạt tính hiệp
trợ....
2- Tình hình sử dụng kháng sinh
Trên thế giới, tại các nước đang phát triển (Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Thuỵ điển,
úc...), kháng sinh được quy định rất nghiêm túc trong sử dụng: Phải có đơn của thày
thuốc mới được cấp và bán kháng sinh, có quy định chặt chẽ các loại kháng sinh
dùng trong bệnh viện và khán? sinh bán tại hiệu thuốc nhưng vẫn xuất hiện các
chủng vi khuẩn kháng kháng sinh như: E.Coli kháng ampicillin; Cefotaxim. Những
thuốc dùng rộn 2 rãi nhất là những thuốc bị vi khuẩn kháng thuốc nhiều nhất, ở Việt
Nam, việc sử dụng kháng sinh còn rất tuỳ tiện, lạm dụng do thiếu thông tin, thiếu
hiểu biết cặn kẽ về kháng sinh khống có quy định về việc sử dụns kháng sinh và
hậu quả là ngày càng sia tăng các chủng vi khuẩn kháng khánc sinh.
Qua nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh trong toàn quốc, kết quả cho thấy
Salmonella typhi kháng thuốc lan tràn từ Nam ra Bắc, năm 1994, tỷ lệ kháng
Chloramphenicol ở miền bắc là 8% và miền Nam là 96,7%, nhưng đến năm 1996 tỷ
lệ này đã ngang bằng ở các miền (>90%), tỷ lệ này được giảm xuống còn 61,8%
vào năm 1998. Các thuốc còn tác dụng tốt với Salmonella là Cephalosporin III,
Fluoroquinilones.
Ngoài ra nhiều thuốc thông thường đã xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng
E.Coli kháng lại nhiều kháng sinh thường dùng và tính kháng thuốc của chúng
không ổn định giữa các chủng. Hiện nay E.Coli còn nhạy cảm với Aminoslycoside
và Fluoroquinilone.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh đó là việc lạm dụng kháng
sinh, tỷ lộ bệnh nhân dùng kháng sinh chiếm 77,1% bệnh nhân nội trú, trong đó có
56,1% bệnh nhân dùng từ 2 kháng sinh trở lên, thậm chí có những thày thuốc sử
dụng từ 7 đến 14 kháng sinh cho một bệnh nhân. Việc dân tự ý dùng kháng sinh để
điều trị bệnh cũng đang báo động, theo kết quả một cuộc điều tra của chương trình
chăm sóc sức khoẻ ban đầu của Bộ y tế tại 9 tỉnh cho thấy việc dùng kháng sinh
không hợp lý, 34-37% dùng kháng sinh ửong cảm cúm, 78% dùng kháng sinh
trong đau đầu, đau dây thần kinh (17).
Việc sử dụng kháns sinh lan tràn và đans báo động như hiện nay, để sử dụng
kháng sinh hợp lý, an toàn, việc theo dõi phản ứng có hại của kháng sinh rất cần
3
thiết, trung tâm ADR phía bắc (Hà nội) và trung tâm ADR phía Nam (Thành phố
Hồ Chí Minh) là hai nơi lưu trữ các báo cáo ADR về thuốc đã thẩm định, trong đó
các báo cáo ADR về kháng sinh là nhiều nhất, chiếm 10,3% (390 báo cáo trong số
1306 báo cáo ADR toàn quốc) năm 1998.
3- Phản ứng có hại của kháng sinh ở các bệnh viện trong toàn quốc
• Phản ứng có hại của thuốc là một phản ứng độc hại, không định trước và xuất
hiện ở liều thường dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh
hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý của cơ thể
• Phản ứng có hại của thuốc được chia làm 2 loại: type A và type B
- Type A:
+ Thông thường với liều thích hợp có thể tiên đoán trước và thường ít
gây nguy hiểm
+ Điều trị bằng cách điều chỉnh liều lượng
Ví dụ: Dị ứng, mẩn ngứa....
- Type B:
+ Tương đối không bình thường
4
+ Nhìn chung không lién quan đến liéu lượng
+ Không dự đoán được bản chất
+ Thường trầm trọng hơn
+ Đôi khi tính nhạy cảm mang tính di truyền
Ví dụ: Choáng phản vệ...
Theo dõi phản ứng có hại của thuốc là một trong những hoạt động của công
tác thông tin thuốc trong bệnh viện
Trong các phản ứng có hại của thuốc, choáng phản vệ là một phản úng
nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong. Tổ chức y tế thế giới nghiên cứu tình hình
dị ứng Penicillin trên một số lượng nsười lớn vào năm 1958 cho thấy tỷ lệ
choáng phản vệ là 1/70000. Người ta ước tính cứ 10 vạn mũi tiêm kháng sinh
thì có tới 49 ngưòi bị choáng phản vệ, nguy cơ tử vong là 2 người trong
1000000 người.
Theo báo cáo ADR đã thẩm định tại trung tâm ADR (phía bắc và phía nam)
năm 1998, toàn quốc có 179 báo cáo choáng phản vệ do thuốc và dịch
truyền, trong đó có 14 trường hợp tử vong do choáng phản vệ.
Kháng sinh là thuốc gây choáng phản vệ nhiều nhất: 40 trường hợp trong số
390 báo cáo kháng sinh chiếm 10,3%; trong đó có 7 trường hợp tử vong và tử
vong do Penicillin là 3 trường hợp. Phản ứng có hại nhiều nhất là do
Streptomycin: 134 trường hợp trong đó có 4 trường hợp choáng phản vệ. Thứ
hai là Ampicillin 64 trường hợp trong đó 12 trường hợp choáng phản vệ. Thứ
ba đến Gentamycin 34 trường hợp trong đó có 3 trường hợp choáng phản vệ.
Đặc biệt là Ciproíloxacin với 23 trường hợp xuất hiện phản ứng có hại và đã
có 6 trườns hợp choáns phản vệ.
Phản ứng có hại của thuốc nhiều khi không lường hết được hậu quả, đặc biệt
là choáng phản vệ. Để sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho người bệnh, chính
phủ đã ban hành chính sách thuốc quốc gia ngày 20 tháng 6 năm 1996,
trong đó có vêu cầu Bộ y tế thành lập HĐT&ĐT ở các bệnh viện.
4- Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện
4.1. Mục đích:
Sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả cho người bệnh.
4.2. Thế nào là sử dụng thuốc hợp lý
Sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi người bệnh phải nhận được thuốc thích hợp với
đòi hỏi lâm sàng và ở liều lượng đáp ứng được yêu cầu cá nhân ngưòi bệnh trong
một khoảng thòi gian thích hợp và vói chi phí ít gây tốn kém nhất cho người bệnh
và cộng đồng.
6
Ví dụ: Chỉ tiéu đánh giá kê đơn thuốc hợp ]ý, an toàn (Theo Tổ chức y tế thế
siới) gổm có:
Tri số tối ưu
Chỉ số kê dơn
Số lượng thuốc bình quân 1 đơn
1,5
Tỷ lệ % thuốc kê đơn dưới dạng tên gốc
100%
TỶ lệ % đơn thuốc có 1 kháng sinh
20-30%
Tỷ lệ % đơn thuốc có 1 thuốc tiêm
20%
Tỷ lệ % các thuốc có trong danh mục thuốc
100%
thiết yếu
4.3. Chức năng, nhiệm vụ của HĐT&ĐT
4.3.1. Chức năng:
HĐT&ĐT của bệnh viện có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các
vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính
sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
4.3.2. Nhiệm vụ:
•
Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các quy định cơ bản về cung ứng,
quản lý và sử dụng thuốc của bệnh viện
•
Xây dựng và trinhg giám đốc phê duvệt danh mục thuốc dùng cho bệnh viện
7
•
Xây dựng và trình giám đốc phe duvệt quy trình giao phát thuốc, theo dõi
dùng thuốc đồng thời giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện khi quy trình
trên được phê duyệt.
•
Giúp giám đốc bệnh viện các hoạt độnc sau đây:
- Giám sát kê đơn hợp lý
+ Tiêu chuẩn một đơn thuốc hợp lý
+ Kiểm tra nội dung ghi chép bệnh án về quá trình dùng thuốc.
- Tổ chức theo dõi các phản ứng có hại của thuốc ưong bệnh viện
- Tổ chức thông tin về thuốc
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc
- Thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ với bác sĩ kê đon và
với y tá điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh.
4.4. HĐT&ĐT của BVPSHN
BVPSHN là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành sản — phụ khoa của Hà nội,
được Bộ V tế chỉ đạo thí điểm xây dựns HĐT&ĐT. Ngày 18 tháng 3 năm 1996,
8
HĐT&ĐT cua BVPSHN được thành lập thực hiện các chức nàng và nhiệm vụ đã
quv định. Trẽn thực tê qua 4 năm thành lập HĐT&ĐT BVPSHN đã thực hiện tốt
các nhiệm vụ sau đây:
•
Xáy dựno danh mục thuốc dùng trong bệnh viện
•
Cung ứng thuốc:
-
Khoa dược đảm bảo cung ứne thuốc đầy đủ, kịp thòi
-
Nguồn mua chủ vếu là các công ty dược nhà nước
- Đối với nhiều biệt dược cùng một tên gốc, bệnh viện chỉ chọn lưu hành
một loại thuốc để thuận lợi cho công tác quản lý, theo dõi sử dụng
•
Giám sát kê đơn:
- Nhóm dược sĩ lâm sàng khoa dược thường xuyên xuống bệnh phòng cùng
bác sĩ chọn thuốc, kiểm tra đơn thuốc.
-
Hàng tuần HĐT&ĐT tổ chức bình bệnh án để kịp thời phát hiện những
bệnh án sử dụns; thuốc không hợp lý, tiến hành chấn chỉnh và rút kinh
nghiệm nhằm nâng cao chất lượng điều trị
- Khoa dược hướng dẫn, kiểm ữa các y tá điều dưỡng, nữ hộ sinh trong việc
thực hiện thuốc theo y lệnh.
9
•
Theo dõi phản ứnq có hại cùa ỉhuôc:
Theo dõi phản ứng có hại của thuốc là một nhiệm vụ của HĐT&ĐT BV.
Trước khi thành lập HĐT&ĐT, việc báo cáo ADR không được quan tâm (khỏng
có báo cáo nào năm 1994), nhưng từ khi thành lập khoa dược đã phối hợp với
các khoa lâm sàng theo dõi, phát hiện kịp thời các ADR, kết quả là trong 4 năm
qua toàn bệnh viện đã có 50 báo cáo ADR cửi tởi trung tâm ADR phía bắc (Hà
nội).
Theo dõi phản ứns có hại của thuốc, đặc biệt là kháng sinh đã giúp cho
HĐT&ĐT BV phát hiện những thuốc thưcmg gây ADR để xem xét, cân nhắc khi
đưa vào danh mục thuốc BV.
•
Thông tin về thuốc:
Khoa dược BV làm nhiệm vụ thông tin về thuốc cho các bác sĩ, dược sĩ, điều
dưỡng viên trong bệnh viện một cách đầy đủ, trung thực giúp bác sĩ lựa chọn
đúng thuốc trong kê đơn, các nội dung thông tin thường gồm:
-
Thuốc mới: chỉ định, chống chỉ định...
-
Thuốc cấm lưu hành
-
Phản ứng có hại của thuốc
10
Các quv ché dược hiện hành
•
Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiêh thức vẻ thuốc
- Nghiên cứu khoa học: BV khuyến khích toàn thể cán bộ công nhân viên
trong BV tham gia nghiên cứu khoa học đóng góp những biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả điều trị, năm 1996 bệnh viện đã nshiên cứu thành công
đề tài sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật, năm 1998 đã đưa
vào điều trị chính thức.
- Đào tạo kiến thức về thuốc: để nâng cao kiến thức sử dụng thuốc trong BV
cho các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, BV đã mở các lớp học về chuyên
đề Dược lâm sàng như: kháng sinh, vitamin, tương tác thuốc, phản ứng có
hại của thuốc (ADR)
•
Thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ kê đơn và y tá
điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh. Để đạt hiệu qủa cao trong
điều trị cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và y tá, từ khi thành
lập HĐT&ĐT BV đã quan tâm đến việc tạo mối quan hệ này ngày càng tốt
hon.
11
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1-Đối tượng nghiên cứu.
- Các số liệu về KS lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp, khoa dược, phòng tài vụ
BVPSHN từ 1995-1999.
- Các báo cáo về ADR của BVPSHN từ 1996-1999 lưu tại trung tâm ADR quốc
gia.
- Bệnh án lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp BVPSHN từ 1995-1999.
2-Địa điểm nghiên cứu.
BVPSHN.
- Trung tâm ADR Quốc gia(Hà Nội)
3-Thời gian nghiên cứu.
-Từ 3/2000 đến 5/2000.
4-Nội dung.
4.1- Khảo sát chung.
- Tổng số BN đến khám và điều trị .
- Tổng số BN điều trị nội trú .
- Sô ngày điều trị trung bình .
4.2- Khảo sát tỉnh hình sử dụng KS
- Số loại KS thường được sử dụng tại BV
- Tỷ lệ BN có sử dụng KS .
- Tỷ lệ BN sử dụng 2 KS phối hợp trở lên.
- Tỷ lệ tiền thuốc KS so với tổng tiền thuốc.
- Tỷ lệ BN bị nhiễm khuẩn sau mổ khi áp dụng phương pháp KSDP.
1
4.3- Theo dõi ADR do KS tại BVPSHN
- Tổng số các báo cáo về ADR BVPSHN tù' 1995-1999.
- Tỷ ỉệ ÁDR theo nhóm thuốc .
- Tỷ lệ ADR trong nhóm KS .
- Các KS gây ADR .
- Biểu hiện ADR do KS.
- Độ tuổi gây ADR.
- Đường đưa thuốc và biểu hiện ADR.
5- Phương pháp nghiên cứu .
- Hồi cứu các báo cáo về KS lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp, khoa dược, phòng tài
vụ BVPSHN từ 1995- 1999.
- Hồi cứu những báo cáo về ADR do KS của BVPSHN lưu tại trung tâm ADR
quốc gia( Hà Nội) từ 1996-1999.
- Hồi cứu bệnh án lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp BVPSHN từ 1996-1999.
5.1-Tính cỡ mẫu.
5.1.1-
Cỡ mẩu cho nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh.
- Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho việc xác định một tỷ lệ trong quần thể[251
Trong đó:
+ N là cỡ mẫu .
+z là hệ số tin cậy tra trong bảng tính sẵn
+ p là tỷ lệ ước tính dựa trên khảo sát thử hoặc khảo sát trước đó .
+ d là sai số cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và quần thể nghiên cứu.
+ a là mức ý nghĩa thống kê (với độ tin cậy là 95% thì a =0.05).
Bảng 1: Cỡ mẫu cho nghiên cứu
Cỡ mẫu
BN sử dụng KS
BN sử dụng 2 KS trở lên
Trước thành lập
138
195
288
138
HĐT&ĐT
Sau thành Lập
HĐT&ĐT
- Cỡ mẫu cho nghiên cứu này là :
+ Trước thành lập HĐT&ĐT 195 bệnh án
+ Sau thành lập HĐT&ĐT 288 bệnh án.
Tổng số bệnh án phải lấy là 483
Xác định cỡ mẫu cho đánh gỉá hiệu quả sử dụng KSDP ( tỷ lệ nhiễm khuẩn sau
mổ). Do yêu cầu của nghiên cứu nên chúng tôi chỉ khảo sát những bệnh án có can
thiệp ngoại khoa và sử dụng KSDP.
+ Theo các nghiên cứu trước đó, tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ là 5%.
+ Áp dụng công thức trên ta tính được cỡ mẫu là 73. Như vậy, n=73 là cỡ mẫu tối
thiểu cần lấy trong trường hợp kết quả nghiên cứu sai khác không quá 5% so với tỷ
lệ thực độ tin cậy 95%. Để chắc chắn và thuận tiện cho tính toán chúng tôi chọn cỡ
mẫu là 75.
5 .1 2 -Theo dõi ADR do kháng sinh tạiBVPSHN.
- Do những báo cáo về ADR của BV không nhiều (50 báo cáo trong 5 năm), nên
chúng tôi quyết định chọn 100% số báo cáo của B V để tiến hành nghiên cứu .
5.2-
Lấy mẫu
- Do số lượng bệnh án trong 1 năm có rất nhiều ( khoảng 600 bệnh án trong 1
tháng), vì điều kiện và thời gian không cho phép nên chúng tôi chỉ lấy bệnh án vào
1 tháng nhất định của từng năm.
- Trên cư sở lính dồng nhất của bộnli án và ý kiến của chuyên gia bệnh viện, cliiing
tôi quyết định chọn số bệnh án ở tháng 9 (hoặc 10) hàng năm để tiến hành khảo sát.
- Áp dụng phương pháp lấy mẫu phân tầng cho từng năm.
Bảng 2 : Cỡ mẩu cho từng năm.
TTLHĐT&ĐT
STLHĐT&ĐT
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
Cỡ mẫu cho
98
97
96
96
96
từng năm
Tổng
195
288
- Áp dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các bệnh án nghiên cứu.
6-Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .
- Số liệu sau khi thu thập thì tiến hành phân tích đánh giá bằng phương pháp toán
thống kê và so sánh tính tỷ trọng, lập các bảng biểu và vẽ các biểu đồ để đánh giá
nhận xét từng chỉ tiêu.
r
PHẨN IV : KẾT QUẲ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN .
I.KHẢO SẤT CHUNG
1-Tổng sô BN vào khám tại BVPSHN tù 1995-1999.
BVPSHN là BV chuyên khoa đầu ngành sản -phụ khoa của HN, hàng năm BV
đón tiếp phụ nữ của HN và các vùng lân cận tới để điều trị các bệnh phụ khoa, điều
trị thai bệnh lý, điều trị vô sinh, kế hoạch hoá gia đình, các sản phụ ...với số lượng
hàng năm như sau:
Bảng 3: Tổng sốB N đến khám và điều trị tại BVPSHN từ 1995-1999
TTLHĐT&ĐT
Năm
STLHĐT&ĐT
1995
1996
1997
1998
1999
46030
52147
60868
74974
75068
Tổng sô lầtt khám
68902
78061
90746
10588Ố
105021
Tổng SỐBN nạo hút
4931
5417
6150
7099
7619
Tổng SỐBN vào
khám
thai
Nhân xét:
1
^ L 1999 số BN vào viện khám tăng khoảng gấp đôi so với năm 1995
điều này cũng phù hợp vói số lần khám cũng tăng khoảng gấp đôi từ 1995-1999.
- Số ca nạo hút thai tăng mạnh điều này chứng tỏ số người có thai ngoài ý muốn có
xu hướng gia tăng.
2- Tổng số BN điều trị nội trú.
- Số BN vào viện khám và điều trị tại BVPSHN được chia làm 2 loại: ngoại trú và
nội trú. Những BN khám ngoại trú tại BV thường là những người khám phụ khoa,
khám thai, chữa vô sinh, xảy thai và nạo xảy, nạo phá thai. Còn những BN được
điều trị nội trú tại BV bao gồm một số bệnh được trình bày trong bảng 4:
Bảng 4 : Tổng sốB N điều trị nội trú.
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
TB
1-Tổng sô BN điều
10487
12007
12342
13061
14600
100
5778
6139
6924
7204
7682
54
(55.1)
(51.1)
(56.1)
(55.1)
(52.6)
2419
2893
2992
3207
3057
(23.0)
(24.0)
(24.2)
(24.6)
(20.9)
3359
3246
3932
3997
4625
(32.1)
(27.1)
(31.9)
(30.5)
(36.7)
2- Tổng SỐBN mổ
1943
2393
2540
2979
3100
20
+ M ổ phụ khoa
596
784
976
1193
1142
7
(5.7)
(6.5)
(7.9)
(9.1)
(7.8)
1353
1609
1549
1777
1958
(12.9)
(13,4)
(12.6)
(13.7)
(13.4)
+MỔ triệt sẩn
0
0
15
9
0
0
3.Loại khác
2766
3475
2878
2878
3818
26
(24.4)
(29.0)
(23.4)
(22.1)
(26.2)
trị nội trú
+Tổng số đẻ
+ Đẻ khó
+ Đẻ thường
+MỔ sản khoa
23
31
13
Biểu đồ l:T ỷ lệ BN đến điều trị nội trú tại BVPSHN từ 1995-1999.
B Đẻ thường
■ Đẻkhó
□ Mổ phụ khoa
□ Mổ sản khoa
■ Loại khác
Nhân xét:
- Số BN điều trị nội trú tăng lên theo từng năm. Tuy nhiên tỷ ỉệ số BN vào viện điều
trị nội trú theo từng nhóm bệnh so với tổng số BN điều trị nội trú ít có sự thay đổi
theo các năm:
+ Số ca đẻ khó (Forceps, giác hút, chỉ huy tĩnh mạch, đẻ ngôi ngược) chiếm tỷ lệ ở
mức trung bình (23%)
+ Số ca đẻ thường chiếm tỷ lệ cao nhất (31%)
+ Số ca mổ phụ khoa (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, chửa ngoài tử cung )
chiếm tỷ lệ ít nhất(7%)
4- Một số ca khác (theo dối chửa ngoài tử cung, dưỡng thai, điều trị thai bệnh lý)
chiếm (26%).
3-Số ngày điều trị trung bình :
Ngay từ khi thành lập, HĐT&ĐT BVPSHN đã thường xuyên họp để đưa ra các
phác đồ điều trị thích hợp và lựa chọn thuốc sử dụng có hiệu quả phù hơp với đối
tượng BN, sau một thời gian đưa vào điều trị có tổng kết, hiệu chỉnh nhằm có được
hiệu quả điều trị tối ưu nhất. Với mục: tiêu cuối cùng là hiệu quả điều trị cao, ít tác
dụng có hại, chi phí thấp và thời gian điều trị ngắn.
Bảng 5: Sô ngày điều trị trung bình qua các năm 1995-1999 tại BVPSHN.
TTLHĐT&ĐT
Năm
Sô BN vào
STLHĐT&ĐT
1995
1996
1997
1998
1999
10487
12007
12342
13061
14600
6.7
6.3
6.0
6.4
5.8
viện
Số ngày điều
trị trung bình
Nhân x é t:
Từ 1995-1999 số bệnh nhân vào viện tăng nhưng số ngày điều trị trung bình
giảm. Năm 1995(TTLHĐT&ĐT) số ngày điều trị trung bình là 6,7 ngày đến năm
1999 (STLHĐT&ĐT) chỉ còn 5,8 ngày, giảm được 0,9 ngày. Điều này chứng tỏ
chất lượng điều trị phần nào được cải thiện.
II-KHẢO SÁT TÌNH HÌNH sử DỤNG KHÁNG SINH.
1-Số loại kháng sinh được sử dụng tại BVPSHN từ 1995-1999
BVPSHN đã sử dụng khoảng hơn 20 loại kháng sinh khác nhau để phục vụ công
tác điều trị. Với mỗi loại kháng sinh đưa vào điều trị đã được HĐT&ĐT cân nhắc
lựa chọn, đó là những KS có hiệu quả điều trị cao, ít có tác dụng phụ và do các
hãng có tín nhiệm sản xuất.
Bảng 6: Sô loại kháng sinh được sử dụng tại BVPSHN từ 1995-1999
STT
Họ kháng sinh
1
Amỉnoglycosỉd
Gentamycin, Tobramycin , Amikacin.
2
Beta-lactam
Penicilin, Ampicilin, Amoxicilin,
Tên thuốc
Ampicilin+Subactam, Amoxicilin+A.Clavulanic,
Ceíadroxyl, Ceíalotin, Cefazolin, Cefuroxim,
Cefotaxim
3
Cloramphenicol
Cloramphenicol
4
Imidazol
Metronidazol
5
Quinolon
Peíloxacin
6
Suựamỉd
Cotrimoxazol
7
Macrolid
Erythromycin
8
Tetracyclỉn
Tetracyclin, Doxycyclin
Trong số 20 loại KS thuộc 8 họ KS khác nhau sử dụng tại BVPSHN, có 11
loại KS thường được sử dụng phổ biến trong điều trị:
Bảng 7 : Các loại KS thường được sử dụng tại BVPSHN từ 1995-1999:
STT Tên thuốc
1 Ampỉcỉlỉn Ig
Truớc thành
Sau thành lập
lập HĐT&ĐT
HĐT&ĐT
Ghi chú
ĐV
1995
1996
1997
1998
1999
Lọ
58542
49879
43034
43524
0
0
0
789
33940 Stanclacilin
3062 Augmenlin
Lọ
0
298
96
0
0
V
0
7224
49179
57946
59381
2 Amoxicilỉn lg + Lọ
A.clavulanỉc
0.2g
3
Ampỉcilỉn lg
ưnasyn
+Subactam
0.5g
4
Amoxicỉlỉn
Ampỉcilin 0.5g
xuất
trong nước
0.5g
5
Sản
V
41303
33553
0
0
0
Sản
xuất
trong nước
6
C e /o ta x im I g
Lọ
739
442
325
519
688
Sản
xuất
trong nước
7
C efa lo tin l g
Lọ
1840
1507
0
0
0
8
Gentamỉcỉn
Lọ
29581
24733
21101
23102
17639
Sản
xuất
trong 11ước
0.08g
9
C efu ro x im
Lọ
0
3019
4105
4845
4444
Lọ
811
2875
2314
3150
3791
Lọ
0
1325
4371
1045
1597
Z inacef
0 .7 5 g
10 Metronỉdaiol
0.5g
11 Tobramicin
0.08g
21
Nebcin