Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của một số giống dong riềng tại huyện Tam Đường,Lai Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 50 trang )

Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................................2
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................3
1.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dong riềng ............3
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và phân bố ................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm thực vật học cây dong riềng........................................................................4
1.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng .........................................................................5
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trong nước và trên thế giới ......................6
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới ............................................6
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam ...........................................6
1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................................6
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài .........................................................................6
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam ...........................................................................8
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 11
2.2. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.................................................... 11
2.2.1. Nội dung 1: Điều tra, đánh giá và xác định một số vùng sản xuất dong riềng tại
huyện Tam Đường................................................................................................................. 11
2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng
cho năng suất của một số giống Dong riềng tại Tam Đường – Lai Châu ...................... 11
2.2.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm các giống dong riềng tại huyện
Tam Đường ............................................................................................................................ 15
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 16
3.1. Kết quả xác định một số vùng sản xuất dong riềng tại huyện Tam Đường ........... 16
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tam Đường ........................................ 16
3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Bình Lư ..................................................... 19
3.1.3. Tình hình sản xuất dong riềng tại huyện Tam Đường ........................................... 20


3.1.4. Những khó khăn, thuận lợi trong việc sản xuất dong riềng tại huyện Tam Đường ..... 24
3.1.4.1. Thuận lợi .................................................................................................................. 24
3.1.4.2. Khó khăn .................................................................................................................. 25
i


3.2. Kết quả nghiên cứu và đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho
năng suất của một số giống dong riềng tại Tam Đường – Lai Châu .............................. 25
3.2.1. Thời gian nẩy mầm, độ đồng đều và tỷ lệ nảy mầm của một số giống dong riềng ..... 25
3.2.2. Đặc điểm nông sinh học của các giống dong riềng................................................ 27
3.2.3. Khả năng chống chịu của các giống dong riềng ..................................................... 29
3.2.4. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dong riềng ............. 30
3.2.5. Năng suất và tỷ lệ tinh bột của các giống dong riềng ............................................ 32
3.3 Kết quả xây dựng mô hình trồng thử nghiệm các giống dong riềng tại huyện Tam Đường.... 33
3.3.1. Thông tin chung về mô hình ..................................................................................... 33
3.3.2. Kết quả xây dựng mô hình ........................................................................................ 34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................ 35
1. Kết luận ........................................................................................................................... 35
2. Đề nghị ............................................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 37
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 38

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

ĐP

Địa phương


ĐK

Đường kính

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

NTM

Nông thôn mới

NS

Năng suất

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

ST


Sinh trưởng

iii


DANH MỤC BẢNG

Số bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1 Bảng 3.1. Kết quả điều tra tại vùng nghiên cứu

22

Bảng 3.2 Kết quả tỷ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của các giống
dong riềng tham gia thí nghiệm tại huyện Tam Đường

26

Bảng 3.3 Kết quả theo dõi một số đặc điểm nông học của các giống dong
riềng thí nghiệm

27

Bảng 3.4 Kết quả đánh giá khả năng chống chịu của các giống dong riềng


29

Bảng 3.5 Kết quả đánh giá một số yếu tố cấu thành năng suất và năng
suất của các giống dong riềng thí nghiệm

30

Bảng 3.6 Năng suất và một số chỉ tiêu chất lượng của các giống dong
riềng triển vọng

32

Bảng 3.7 Hiệu quả kinh tế của các giống dong riềng tại mô hình

34

iv


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình số

Tên hình vẽ

Trang

Hình 1

Bản đồ huyện Tam Đường


16

Hình 2

Chiều cao và đường kính thân cây

27

Đồ thị năng suất các giống dong riềng tham gia thí nghiệm năm
Hình 3

2013 tại Bình Lư – Tam Đường.

31

Hình 4

Biểu đồ năng suất tinh bột của các giống

33

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dong riềng (Canna edulis Ker) cây thân thảo, họ dong riềng (Cannaceae). Ở
Việt Nam có nhiều tên địa phương khác nhau như khoai chuối, khoai lào, dong tây, củ
đao, khoai riềng, củ đót, chuối nước. Dong riềng được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ

19. Hiện nay, dong riềng là cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân các
huyện miền núi phía Bắc. Dong riềng được trồng để chế biến lấy bột làm miến, bánh,
hạt trân châu nấu chè,...mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng và chế biến; một
ha dong riềng thường đạt 50 – 150 tấn củ tươi tương đương 70 -200 triệu đồng. Đặc
biệt, do dong riềng là cây dễ tính, có thể trồng trên nhiều địa hình khác nhau, thích
nghi với nhiều kiểu khí hậu, chịu nóng, chịu lạnh, chịu bóng,... Dong riềng có độ che
phủ đất dốc lớn, trồng vào mùa xuân, thu hoạch giữa mùa khô nên có tác dụng hạn chế
dòng chảy, bảo vệ đất dốc. Ngoài ra, dong riềng còn có giá trị trong y học, trong chăn
nuôi. Hiện nay, những tỉnh miền núi phía Bắc có tiềm năng về đất dốc, thì cây dong
riềng được coi là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu nếu được thâm canh cao kết hợp
với chế biến và có khả năng bảo vệ đất tốt.
Tam Đường là huyện cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, có diện tích
687,36 km2 , địa hình đa dạng, độ dốc lớn, bị chia cắt, có nhiều núi cao như sườn phía
Tây dãy Hoàng Liên Sơn, cao trên 1.000m. Ngoài ra, còn có nhiều núi cao từ 1.500 2.000m, đặc biệt ở phía Nam huyện, đỉnh cao nhất 2.296m. Trên địa bàn huyện không
có sông lớn chảy qua, chỉ có các chi lưu của sông Nậm Na, Nậm Mu. Tam Đường có
nhiều loại cây lương thực và công nghiệp như: lúa, ngô, chè, cây ăn quả, dược liệu,
dong riềng,... Từ nhiều năm nay bà con dân tộc có kinh nghiệm trồng và chế biến dong
riềng, nó đã giúp nhiều hộ nông dân trong huyện thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy
nhiên, trong hai năm qua thì diện tích dong riềng bị giảm nghiêm trọng do sâu bệnh
gây hại nhiều, năng suất chỉ đạt 42,4 tấn/ha (giảm 13,6 tấn/ha so với năm 2010).
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do thoái hóa giống, do bà con canh tác nhiều
năm trên một diện tích đất, xử lý đất không tốt nên những loại vi khuẩn gây bệnh năm
trước phát triển trở lại gây hại ở mức độ mạnh hơn. Để khắc phục tình trạng nêu trên
và đưa cây dong riềng trở thành cây mũi nhọn của huyện Tam Đường, chúng tôi tiến
hành xây dựng đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh
tế của một số giống dong riềng tại huyện Tam Đường – Lai Châu”.

1



2. Mục tiêu của đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả kinh tế của một số
giống dong riềng tại huyện Tam Đường. Bước đầu xác định được giống dong riềng có
triển vọng và kỹ thuật nhân giống phù hợp.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất dong riềng tại huyện Tam Đường
- Đánh giá được tình hình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của một số
giống Dong riềng tại Tam Đường – Lai Châu
- Xây dựng 01 mô hình trồng thử nghiệm các giống dong riềng tại huyện Tam Đường

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây dong riềng
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và phân bố
- Nguồn gốc: Dong riềng có nguồn gốc ở Peru, Nam Mỹ. Được chế biến lấy bột để
làm lương thực, thực phẩm là chính [2]. Hiện nay, người ta đã xác định được 7 loài
dong riềng nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ và Trung Quốc (Darlington và Janaki,
1945) đó là:
+Canna discolor ở Tây Ấn nhiệt đới,
+C. Flauca ở Tây Ấn và Mêhico,
+C. flaccida ở Nam Mỹ,
+C. edulis ở châu Mỹ nhiệt đới,
+C. Indica ở châu Mỹ nhiệt đới,
+C.libata ở Braxin,
+C.humilis ở Trung Quốc.
Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới có khí hậu nhiệt
đới và á nhiệt đới. Trong đó Nam Mỹ là trung tâm đa dạng di truyền nguồn gen dong

riềng, ngoài ra dong riềng được trồng nhiều ở các nước châu Á, châu Phi, Châu Úc.
- Phân loại cây dong riềng: Dong riềng Canna edulis Ker là cây thân thảo, họ dong
riềng (Cannaceae). Dựa vào tính chất củ, thân lá và hoa dong riềng, được chia ra 3
loại: Cây chuối hoa (Canna indica L.), cây dong đao (Canna sp), cây dong riềng
(Canna Edulis Ker). Dong riềng có tên nhiều địa phương khác nhau như khoai chuối,
khoai lào, dong tây, củ đao, khoai riềng, củ đót, chuối nước.
+Tên khoa học: Canna Edulis Ker;
+Dong riềng thuộc họ chuối hoa Cannacea;
+Bộ: Scitaminales
Số lượng nhiễm sắc thể là 9, có 2 dạng nhị bội 2n = 2X = 18 và tam bội 3n = 3X = 27
- Phân bố và các giống dong riềng: Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô
thương mại tại các nước vùng nam Mỹ, châu Phi, và một số nước nam Thái Bình
Dương. Tại châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc,
Úc và Đài Loan [11].

3


1.1.2. Đặc điểm thực vật học cây dong riềng
Thân: Thân của cây dong riềng gồm 2 loại là thân khí sinh và thân củ. Thân khí
sinh trung bình cao từ 1,2m đến 1,5m có những giống có thể cao trên 2,5m. Thân cây
thường có mầu xanh hoặc xen tím. Thân gồm những lóng kéo dài, giữa các lóng là các
đốt; Thân khí sinh được tính từ đốt tiếp phần củ. Giải phẫu thân khí sinh cho thấy bên
ngoài thân được cấu tạo bởi lớp biểu bì gồm những tế bào dẹt, dưới biểu bì có những
bó cương mô xếp thành những bó tròn có tác dụng chống đỡ cho cây, tiếp đến là
những bó libe và mạch gỗ và trong cùng là nhu mô.
Củ: Củ cây dong riềng hình thành từ thân rễ phình to, những củ to có thể đạt
chiều dài 60 cm. Thân rễ phân thành nhiều nhánh và chứa nhiều tinh bột, thân rễ nằm
trong đất; Thân rễ gồm nhiều đốt, mỗi đốt có một lá vảy, lúc mới ra lá vảy có hình
chóp nhọn dần dần to ra sẽ bị rách và tiêu dần; Trên mỗi đốt của thân củ có nhiều mầm

có thể phát triển thành nhánh, nhánh có thể phân chia thành các nhánh cấp 1 hay đến
cấp 3. Vỏ của thân có thể có màu trắng, vàng kem đến màu tía hồng. Kích thước củ
biến động khá lớn phụ thuộc vào giống và điều kiện chăm bón. Giải phẫu thân rễ cho
thấy phía ngoài cùng của củ là biểu bì gồm những tế bào dẹt, tiếp là nhu mô bên trong
có những bó cương mô và những bó mạch dẫn libe và gỗ, tiếp là lớp tế bào nhu mô
chứa ít một số hạt tinh bột, vào trong nữa là lớp trụ bì rất rõ và trong cùng là nhu mô
chứa nhiều hạt tinh bột. So với thân khí sinh thân rễ có ít bó cương mô hơn.
Năng suất cây dong riềng rất cao. Nếu trồng ở nơi đất tốt, một khóm dong riềng
có thể thu được 15 – 20kg củ. Trồng thâm canh trên diện tích lớn dong riềng cho năng
suất 50 – 60 tấn/ha.
Lá: Lá dong riềng gồm phiến lá và cuống lá với bẹ lá ở phía gốc, lá của cây dong
riềng thuôn dài, mặt trên của lá có màu xanh hoặc xanh lục xen tím, mặt dưới màu
xanh hoặc màu tím. Lá dài khoảng 35 – 60 cm và có chiều rộng 22 – 25cm; Mép lá
nguyên, xung quanh mép lá có viền một đường mỏng mầu tím đỏ hoặc màu trắng
trong; Phiến lá có gân giữa to, gân phụ song song, có màu xanh hoặc tím đỏ; Cuống lá
dạng bẹ ôm lấy thân có chiều dài khoảng 8 – 15 cm.
Rễ: Bộ rễ cây dong riềng thuộc loại rễ chùm, rất phát triển; Rễ mọc từ các đốt
của thân củ, từ lớp tế bào trụ bì ở đốt thân củ phát triển ra thành rễ. Rễ của cây dong
riềng phát triển liên tục phân thành rễ cấp 1, cấp 2 và cấp 3 (tùy thuộc vào giống). Do
củ phát triển theo chiều ngang nên rễ chỉ ăn sâu vào đất khoảng 20 - 30cm.
Hoa: Hoa dong riềng xếp thành cụm, cụm hoa dạng chùm, Hoa mọc ở ngọn cây.
Cây thường mang ít hoa lưỡng tính, không đều. Cụm hoa được bao bởi một mo chung
như hoa chuối. Chùm hoa thiết diện hình tam giác, có từ 6 – 8 đốt, mỗi đốt có 2 hoa,
đốt dưới cùng và trên cùng có 1 hoa.
4


Cấu tạo hoa gồm có 3 lá đài hình cánh rời nhau, 3 cánh hoa dài thon cuộn theo
chiều dài. Hoa có 5 nhị đực, ngoài có 3 nhị thì 2 nhị biến thành bản hình cánh hoa, 1
nhị biến thành cánh môi cuộn lại phía trước. Vòng trong có 2 nhị, trong đó 1 nhị thì

chỉ còn vết, nhị kia thì một nửa cánh mang 1 bao phấn, nửa còn lại cũng biến thành
hình cánh. Tất cả các nhị đều có màu sắc sặc sỡ, màu cánh biến động từ màu đỏ tươi
đến màu vàng điểm đỏ. Bầu hoa có 3 ô, mỗi ô có từ 6 – 8 noãn, phía trên bầu có tuyến
tiết mùi. Thời gian từ nụ đến nở hoa từ 3 – 5 ngày, hoa nở theo thứ tự từ thấp đến cao,
từ trong ra ngoài; Hoa nở vào buổi sáng, mỗi hoa nở từ 1 - 2 ngày.
Quả: Quả của cây dong riềng thuộc dạng qủa nang, hình trứng ngược, kích thước
khoảng 3cm, trên quả nang có nhiều dai mềm.
Hạt: Hạt của cây dong riềng có màu đen, hình tròn đường kính 3,5 – 5 mm. Khối
lượng 1000 hạt khoảng 12 - 13g.
1.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây dong riềng
Yêu cầu về nhiệt độ: Cây dong riềng thích hợp từ 25-30 oC, điều kiện ấm áp dong
riềng sinh trưởng phát triển khỏe hơn, tốc độ đồng hóa cao và đẩy nhanh quá trình
hình thành thân củ, thời tiết hanh và hơi lạnh đẩy nhanh quá trình vận chuyển tinh bột
từ thân lá xuống củ và dong riềng chịu lạnh khá nên có khả năng trồng ở độ cao trên
2.500m so với mặt nước biển.
Yêu cầu ánh sáng: Dong riềng không cần nhiều ánh sáng, nên có thể trồng dưới
tán cây ăn quả, cây sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Ngày dài có ảnh hưởng lớn
đến việc hình thành củ. Điều kiện ngày ngắn, cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy sự
hình thành phát triển củ, trong khi ngày dài lại thúc đẩy sự phát triển thân lá.
Yêu cầu đất trồng: Dong riềng là cây có yêu cầu về đất không khắt khe so với
cây trồng khác, nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên trồng trên
đất cát pha, nhiều mùn, đủ ẩm là tốt nhất để cho năng suất cao. Dong riềng là loại cây
chịu úng kém do vậy đất trồng dong riềng phải là nơi dễ thoát nước. Đất đọng nước
làm cho bộ rễ hô hấp kém có thể dẫn đến thối củ.
Yêu cầu nước: Dong riềng có đặc điểm chịu hạn tốt, có thể bố trí trên đất có độ
dốc trên 15 o, ít ẩm, nhưng dong riềng không chịu được ngập úng, nếu bị ngập úng cây
thường bị vàng lá, thối củ. Vùng trồng dong riềng ở vùng có lượng mưa thích hợp 9001200 mm.
Chất dinh dưỡng: Cũng như các cây có củ khác, dong riềng yêu cầu có đầy đủ
các nguyên tố dinh dưỡng NPK, trong đó K có ý nghĩa trong việc tăng khối lượng củ.
Cây dong riềng yêu cầu đất tốt giàu mùn để cho năng suất cao. Những nơi đất quá cằn

cỗi cần bón thêm phân hữu cơ. Phân bón rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất củ
của cây dong riềng.
5


1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trong nước và trên thế giới
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng trên thế giới
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước vùng nam
Mỹ, châu Phi, châu Á và một số nước nam Thái Bình Dương. Diện tích dong riềng
trên thế giới khoảng 3.000.000 ha. Năng suất trung bình đạt 30 tấn/ha. Châu Phi là
châu lục có diện tích trồng dong riềng lớn nhất thế giới.
Tại châu Á, dong riềng được trồng tại Thái Lan, Indonesia, nam Trung Quốc, Úc,
và Đài Loan [11]. Trung Quốc là nước có diện tích dong riềng lớn nhất châu Á.
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dong riềng tại Việt Nam
Diện tích dong riềng của Việt Nam đạt khoảng 30.000 ha. Sản lượng hàng năm
đạt 450.000 tấn củ tươi. Dong riềng được trồng ở những chân đất khô hạn, trên đất dốc
hoặc những nơi sản xuất tinh bột và miến. Các tỉnh trồng nhiều dong riềng để sử dụng
làm miến là Hà Nội, Hưng Yên, Hòa Bình và Đồng Nai.
Tại những vùng có diện tích trồng đáng kể, dong riềng hầu hết được chế biến
thành tinh bột, sau đó làm miến [6]. Tuy nhiên, các quy trình chế biến miến dong ở
nước ta hiện nay vẫn mang tính thủ công chưa đảm bảo chất lượng và chỉ có một số ít
nhà máy sử dụng tinh bột dong để sản xuất miến ăn liền. Dong riềng hiện nay được
chế biến với khối lượng lớn chủ yếu tại một số làng nghề tại Quốc Oai, Hoài Đức, Ba
Vì (Hà Nội), Trảng Bom (Đồng Nai), Yên Mỹ, Khoái Châu (Hưng Yên). Hiện nay nhu
cầu sử dụng miến ngày càng tăng, trong khi đó nguồn nguyên liệu cho chế biến lại
chưa đủ nên hàng năm nước ta vẫn phải nhập hàng ngàn tấn tinh bột dong ẩm từ tỉnh
Vân Nam, Trung Quốc.
1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.3.1. Các kết quả nghiên cứu ở nước ngoài
Cây dong riềng có tên khoa học là Canna edulis (Indica), thuộc nhóm cây nông

nghiệp có nguồn gốc phát sinh ở Nam Mỹ. Ngày nay dong riềng được trồng rộng rãi ở
các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên thế giới. Nam Mỹ là trung tâm đa dạng của dong
riềng nhưng châu Á, châu Úc và châu Phi là những nơi trồng và sử dụng dong riềng
nhiều nhất. Dong riềng được gọi bằng một số tên khác nhau như Queenland
Arrowroot, Canna Indica (L.), Canna Edulis (Kerr- Gawl) (Cecil,1992) [9].
Trên thế giới dong riềng được trồng ở quy mô thương mại tại các nước vùng
Nam Mỹ, Châu Phi, và một số nước Nam Thái Bình Dương. Tại Châu Á, dong riềng
được trồng tại Thái Lan, Indonesia, Nam Trung Quốc, Úc, và Đài Loan [10]. Mặc dù
vậy đến nay chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích loại cây trồng này.

6


Nghiên cứu về dong riềng ở các nước còn nhiều hạn chế. Theo Hermann và CS
(2007)[11] cây dong riềng là loài cây triển vọng cho hệ thống nông lâm kết hợp vì nó
có những đặc điểm quí như chịu bóng râm, trồng được những nơi khó khăn như thiếu
nước, thời tiết lạnh. Củ dong riềng có nhiều công dụng: Luộc để ăn, làm bột, nấu rượu.
Bột dong riềng dễ tiêu hoá nên có thể làm nguồn thức ăn rất tốt cho trẻ nhỏ và người
ốm. Bột dong riềng có thể dùng làm hạt trân châu, miến, bánh đa, bánh mì, bánh bao,
mì sợi, kẹo và thức ăn chăn nuôi. Đối với miền núi, những nơi kinh tế còn khó khăn,
dong riềng cũng là cây có thể đảm bảo an ninh lương thực. Trong thân cây dong riềng
có sợi màu trắng, có thể được sử dụng để chế biến thành sợi dệt thành các loại bao bì
nhỏ. Củ dong riềng có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi, tuy nhiên cả củ, thân, lá đều
dùng được vào mục đích này.
Những vùng có truyền thống trồng dong riềng chế biến thành bột thì bã có thể
dùng để nấu rượu, nấu rượu xong có thể dùng bã rượu (hèm) phục vụ chăn nuôi. Bã
thải của chế biến tinh bột cũng có thể ủ làm phân bón cho cây trồng và làm giá thể
trồng nấm ăn. Ngoài ra, hoa dong riềng có màu sắc sặc sỡ, bộ lá đẹp nên cũng có thể
sử dụng dong riềng làm cây cảnh trong vườn nhà.
Ở Ecuador, dong riềng được trồng trên đất cát pha, ở độ cao 2340m trên mực

nước biển, trong điều kiện nhiệt độ bình quân 15-17 0 C. Trong 6 tháng đầu người ta
trồng xen với khoai tây, sau 12 tháng thu hoạch cho năng suất củ trung bình 56 tấn/ha,
chỉ số thu hoạch 56+8%.
Nghiên cứu đánh giá 26 mẫu giống dong riềng từ ngân hàng gen dong riềng quốc
tế của CIP tại Ecuador, trong nhà lưới ở độ cao 2400m, biên độ 12 -27 oC với mật độ
2cây/m2, trên nền đất cát pha, không bón phân, Hermann và CS đã thu được kết quả
rất thú vị [10]. Năng suất củ tươi đạt từ 17-96 tấn/ha, hàm lượng tinh bột trong củ tươi
đạt 4-22% và đạt 12-31% qui về chất khô, hàm lượng đường hòa tan trong củ tươi là
5-11 độ Brix.
Nghiên cứu hệ số tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế cho thấy có sự tương quan
thuận cao giữa hàm lượng chất khô của củ với hàm lượng đường hòa tan và hàm lượng
tinh bột trong củ tươi r =0,66, trong khi số chồi tương quan nghịch với hàm lượng chất
khô trong củ r = -0,57.
Phân tích các chất dinh dưỡng trong đất trồng và trong cây, các nhà khoa học cho
biết, để thu được 1 tấn củ tươi, cho 120-130kg tinh bột khô ở mật độ 20.000cây/ ha, cây
dong riềng cần 0,54kg N, 0,53kg P, 3,11kgK, 2,47kg Mg và 0,37kg Ca. Dong riềng là
cây sử dụng rất hiệu quả nguồn N và nước trong đất.
Nhóm tác giả trong công bố của mình đã kết luận, mặc dù hàm lượng tinh bột
trong củ dong riềng thấp nhưng do năng suất củ rất cao nên vẫn có năng suất tinh bột
đạt 2,8-14,3 tấn/ha và chỉ số thu hoạch cao nên dong riềng là cây tăng thu nhập của
nông dân nghèo ở các vùng cao nhiệt đới. Tuy nhiên cho đến nay, tại các nước có
7


trồng dong riềng thì nó vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu. Ở châu Á, Trung Quốc
và Việt Nam là những nước trồng và sử dụng dong riềng hiệu quả nhất [11].
Hiện nay trên thế giới chọn tạo giống dong riềng chủ yếu chọn lọc từ nguồng gen
hoang dại, sau đó tiến hành cải tiến nguồn gen để chọn lọc giống mới. Nhưng cũng có
một số ít công trình đã nghiên cứu chọn giống dong riềng bằng chỉ thị phân tử.
1.3.2. Các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam

Dong riềng được nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ 19. Năm 1898, người Pháp đã
trồng thử dong riềng ở nước ta nhưng công việc đã bị dừng lại vì thời đó chưa biết
cách chế biến tinh bột dong riềng [1]. Từ năm 1961 đến 1965 một số nghiên cứu về
nông học với cây dong riềng đã được thực hiện tại Viện khoa học kỹ thuật nông
nghiệp (INSA) nhằm mục đích mở rộng diện tích dong riềng, tuy nhiên vấn đề trồng
dong riềng vẫn không được quan tâm vì thiếu công nghệ chế biến và tiêu thụ thấp. Từ
năm 1986 do nhu cầu sản xuất miến từ bột dong riềng ngày càng tăng nên diện tích
loại cây này đã được người dân tự phát mở rộng. Những địa phương trồng dong riềng
với diện tích lớn là Hoà Bình, Ngoại thành Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thanh Hoá,
Hưng Yên, Bắc Kạn, Thái Nguyên và Đồng Nai.
Trong thân lá dong riềng có một lượng dự trữ chất dinh dưỡng khá cao (ép 7 cây
khoai riềng cho 1,5 lít nước, trong đó dinh dưỡng chiếm 86%) do đó dong riềng chịu
hạn tốt hơn lúa, khoai lang và sắn. Dong riềng có sức sống rất mạnh, có khả năng thích
nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, có sức chống đỡ tốt với sâu bệnh. Cây không có
nhu cầu nhiều về ánh sáng nên có thể sinh trưởng bình thường nơi cớm nắng. Cây
dong riềng có khả năng chống chịu tốt nhiệt độ thấp, có thể trồng ở những nơi mà
khoai lang, sắn không trồng được. Hơn nữa, dong riềng còn là cây trồng dễ tính, yêu
cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đồi,
sườn núi dốc trên 15 0, vườn nhà và bãi cao ven sông vẫn cho năng suất củ cao. Nếu
trồng ở nơi đất tốt, một khóm có thể thu được 15-20 kg. Trồng trên diện tích lớn dong
riềng có thể cho năng suất đạt tới 45-60 tấn củ/ha nếu thâm canh. Với những đặc điểm
này, dong riềng đã trở thành một loại mặt hàng có nhiều triển vọng phát triển ở vùng
miền núi nước ta, có thể phát triển cây dong riềng trên một phạm vi rộng lớn ở nhiều
vùng để tăng nguồn vật liệu cho sản xuất ngành hàng miến, tinh bột và các sản phẩm
khác [3].
Dong riềng có nhiều đặc tính sinh học quý như kích thước hạt tinh bột lớn nhất
trong nhóm cây có củ, tới 150 micron (tinh bột sắn là 35 micron). Điều này giúp cho
việc tách chiết tinh bột dong riềng dễ dàng hơn so với một số cây có củ khác. Hàm
lượng amiloza trong tinh bột dong riềng cao đạt từ 38% - 41%, gần bằng hàm lượng
8



amiloza trong tinh bột đậu đỗ (46% - 54%) [7]. Điều này làm cho sợi miến dong riềng
dai và giòn tương tự miến đỗ xanh, trong khi giá thành miến dong chỉ bằng một nửa so
với miến đậu xanh. Đây là lợi thế canh tranh của miến dong so với miến đậu xanh. Dong
riềng chế biến thành bột có thể lãi gấp 2-3 lần trồng lúa trong điều kiện khó khăn.
Dong riềng đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong việc xoá đói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn miền núi. Trong những
năm qua, sản xuất dong riềng và các sản phẩm chế biến đã thu hút nhiều ngày công
lao động của nông dân, thợ thủ công, góp phần tạo việc làm cho nhiều người lao
động, đồng thời đã góp một phần quan trọng trong việc nâng cao nguồn thu cho
người sản xuất.
Dong riềng là cây tăng thu nhập cho nông dân tại một số vùng sinh thái đặc thù
như nơi đất khô hạn (vùng đồi núi của Huế, Sơn Tây), đất dốc, khí hậu lạnh như Mộc
Châu, Sơn la, Hòa Bình.... Tuy nhiên trong những năm gần đây do không có sự đầu tư
về chọn lọc, phục tráng giống cũng như các kỹ thuật canh tác phù hợp, các giống dong
riềng có tiềm năng và chất lượng cao đang bị suy giảm. Bên cạnh đó, quá trình chuyển
đổi cơ cấu cây trồng làm cho diện tích trồng dong riềng đang có xu hướng giảm khiến
cho nguồn cung cấp nguyên liệu ngày càng bị cạn kiệt trong khi nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm của nó vẫn không ngừng tăng lên ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Tại Việt Nam trong những năm 60 cây dong riềng đã được một số tác giả nghiên
cứu về đặc điểm thực vật học, giải phẫu lá và một số biện pháp kỹ thuật trồng [8].
Theo Mai Thạch Hoành (2003)[2], nước ta thường trồng 3 nhóm giống: Nhóm dong
đỏ, nếu thâm canh tốt năng suất đạt 40 tấn/ha, bột ướt chiếm 27% củ tươi, thời gian
sinh trưởng 8,5 – 10 tháng; Nhóm dong xanh năng suất đạt 40-42 tấn/ha nếu thâm
canh tốt, bột ướt chiếm từ 25 – 27% củ tươi, thời gian sinh trưởng 9-12 tháng; Nhóm
Việt-CIP năng suất đạt trên diện tích nhỏ thâm canh có thể tới 60 tấn/ha, bột ướt chiếm
23% củ tươi, thời gian sinh trưởng 7,5 tháng. Những năm 1993-1994, Trung tâm
Nghiên cứu khoai tây rau, nay là Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây có củ với sự
hợp tác tài trợ của Trung tâm Nghiên cứu và phát triển quốc tế Canada (IDRC), đã

bước đầu thu thập nguồn gen dong riềng tại nhiều vùng sinh thái trong cả nước, đây là
cuộc thu thập có quy mô lớn nhất và rộng nhất từ trước đến nay. Hiện tại Ngân hàng
gen cây trồng quốc gia có 71 mẫu giống dong riềng gồm cả địa phương và nhập nội từ
CIP, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hiệu quả tài nguyên này do điều kiện kinh phí hạn
hẹp chỉ đủ cho hoạt động bảo quản lưu giữ và đánh giá ban đầu [4].

9


Về kỹ thuật trồng dong riềng đạt năng suất cao, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Bắc Kạn khuyến cáo: Thời vụ trồng dong riềng từ tháng 1 đến tháng 3
dương lịch, tốt nhất là tháng 2. Mật độ từ 1,6 – 2,5 vạn cây, hàng cách hàng 0,8 – 1 m,
cây cách cây 0,5 – 0,6 m. Phân bón: 15 – 25 tấn phân hữu cơ + 200 – 400 kg đạm +
500 – 650 kg lân + 200 kg kali. Phân hữu cơ và lân bón 1 lần trước khi trồng, phân
đạm bón 3 lần (trước trồng, sau trồng 1 và 4 – 5 tháng), kali bón 2 lần (sau trồng 1 và
4 – 5 tháng). Làm cỏ và vun gốc 3 lần (sau mọc 1, 2 và 4 – 5 tháng). Thu hoạch sau
trồng 10- 11 tháng, nếu thu sớm củ non giảm năng suất và hàm lượng tinh bột, nếu thu
muộn cây có thể ra mầm mới làm giảm hàm lượng tinh bột.
Theo Nguyễn Thiếu Hùng (2012) [5], dong riềng có thể trồng quanh năm trừ
những tháng quá nóng hoặc quá rét, nhưng thích hợp nhất là từ tháng 2 đến tháng 5.
Dong riềng có thể trồng trên rất nhiều loại đất, từ đất bạc màu, đất đồi núi, đất mặn…
nhưng tốt nhất là đất xốp, nhiều mùn. Nếu trồng dong riềng trên đất đồi núi, đất đá, bãi
thoát nước thì không cần phải làm đất mà sau khi dọn cỏ, bổ hốc đường kính khoảng
20cm, sâu khoảng 20 đến 25cm sau đó mới trồng. Trồng trên đất ruộng, vườn, bãi
đọng nước thì cần lên luống rộng 1,4 đến 2m; cao 15cm- 20cm và rãnh rạch ngang
luống sâu khoảng 15cm. Mật độ trồng từ 4 đến 5 vạn cây/ha, khoảng cách khóm cách
khóm là 45 đến 50 cm, hàng cách hàng: 50 cm, nếu trồng xen với ngô và đậu tương thì
giảm mật độ trồng. Lượng phân bón: 10 đến 15 tấn phân hữu cơ + 200 kg N + 100 kg
P 205 + 200 kg K2O chia làm 3 lần. Bón lót 100% phân hữu cơ + 100% P 2 05 + 1/3 N;
sau trồng 1 tháng bón thúc lần 1: 1/3 N + 1/2 K 2O kết hợp với xới đất và vun nhẹ vào

gốc; sau trồng 4 tháng bón lượng phân còn lại kết hợp với vun cao gốc. Thu hoạch để
ăn tươi sau khi trồng 6 đến 8 tháng, còn thu hoạch để chế biến tinh bột phải sau trồng
10 đến 12 tháng.
Như vậy trên thế giới và ở Việt nam có rất ít các công trình nghiên cứu về cây
dong riềng, đặc biệt là chưa có nghiên cứu xây dựng quy trình canh tác tổng hợp và
bền vững cho vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Vì vậy việc điều tra, thu thập,
đánh giá và tuyển chọn một số giống dong riềng có năng suất, chất lượng cao và quy
trình kỹ thuật phù hợp với những điều kiện sinh thái vùng Trung du và miền núi phía
Bắc được coi là một giải pháp quan trọng góp phần vào công tác xoá đói, giảm nghèo
ở nông thôn miền núi đồng thời từng bước phát triển sản xuất dong riềng tại vùng khô
hạn ở Việt Nam.

10


CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là các giống dong riềng (giống dong riềng địa phương,
DR1, DR2-12, DR3-10). Trong đó, giống DR1, DR2-12 và DR3 có Nguồn gốc do
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triể n Cây có củ (thuô ̣c Viê ̣n Cây lương thư ̣c và Cây
thư ̣c phẩ m) cho ̣n lo ̣c và giới thiê ̣u.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01 năm 2014
đến tháng 12 năm 2014.
- Địa điểm: Thí nghiệm được bố trí tại Bản Thống Nhất - xã Bình Lư, huyện Tam
Đường, tỉnh Lai Châu.
2.2. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung 1: Điều tra, đánh giá và xác định một số vùng sản xuất dong riềng
tại huyện Tam Đường



Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: Nghiên cứu, đánh giá
điều kiện tự nhiên (khí hậu, thổ nhưỡng), kinh tế - xã hội, tập quán canh tác tại
một số vùng có khả năng phát triển dong riềng làm cơ sở xác định các vùng
trồng trong huyện.



Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất dong riềng tại huyện Tam Đường: Điều
tra, đánh giá thực trạng sản xuất cây dong riềng và phân tích những khó khăn,
thuận lợi trong việc sản xuất dong riềng tại huyện Tam Đường.

* Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong Nội dung 1:
+ Phương pháp điều tra, đánh giá thông qua bảng hỏi; (sử dụng 30 phiếu điều tra)
+ Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân;
+ Phương pháp kế thừa: Tập hợp và kế thừa các tư liệu về điều kiện tự nhiên –
kinh tế xã hội, tình hình nghiên cứu và sản xuất dong riềng; các kết quả nghiên cứu
đã có trước đây liên quan tới nô ̣i dung nghiên cứu, liên quan tới vùng nghiên cứu.
Dựa trên kết quả thống kê, báo cáo hàng năm của vùng nghiên cứu.
2.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và khả
năng cho năng suất của một số giống Dong riềng tại Tam Đường – Lai Châu
 Vật liệu nghiên cứu:
Thí nghiê ̣m gồ m 4 công thức (4 dòng, giố ng dong riề ng). Trong đó giố ng điạ phương
đươ ̣c sử du ̣ng làm giống đố i chứng.
11


- CT 1: Giống dong riềng điạ phương. Giố ng điạ phương trồ ng phổ biế n ở huyê ̣n
Tam Đường. Đây là giống được sử dụng làm đối chứng.
- CT 2: DR1;
- CT 3: DR2 -12;

- CT 4: DR3 -10;
 Phương pháp bố trí thí nghiệm:
Thí nghiê ̣m thiết kế kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), 3 lầ n nhắ c lai.̣ Mỗi ô
thí nghiệm 30m2 cho mỗi giống, tổng diện tích nghiên cứu là 360 m 2, không tính diện
tích bảo vệ.
Quy trình kỹ thuật trồng thực hiên treo quy trình Trung tâm nghiên cứu và phát
triển Cây có Củ hướng dẫn; phân bó n cho 1 ha gồ m: 200 kg N + 100 kg P 2 0 5 + 200
kg K 2 0 + 10 tấ n phân chuồ ng;
Mâṭ đô ̣ trồ ng: 25.000 cây/ha (cây cách cây = 0,5 m, hàng cách hàng = 0,8 m).
Cách bón: Bón lót toàn bô ̣ phân chuồ ng và toàn bô ̣ phân lân
Bón thúc chia làm 2 đơ ̣t: Đơ ̣t 1 sau trồ ng 55 ngày, bón 50% N + 50% K20; Đơ ̣t 2
sau trồ ng 120 ngày, bón nố t 50% N + 50% K2 0 còn lai.̣
Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau:
NL1

CT3

CT1

CT4

CT2

NL2

CT2

CT3

CT1


CT4

NL3

CT1

CT4

CT2

CT3

- Xung quanh sơ đồ thí nghiệm có dải bảo vệ.
 Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi.
Nghiên cứu đánh giá tuyển chọn giống dong riềng và các chỉ tiêu theo dõi theo
phương pháp nghiên cứu của Viện Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế, Trung tâm
Khoai tây Quốc tế (CIP) và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ (kèm theo
quy định chung đã được Trung tâm NC&PT Cây có củ biên soạn).

12


* Các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây dong riềng gồm:
- Tỷ lệ mọc: Tỷ lệ mọc của cây dong riềng được tính bằng % số cây mọc trên
tổng số cây trồng.
- Thời gian mọc: Thời gian mọc mầm được tính từ khi trồng đến khi có ít nhất
50% khóm mọc mầm, đơn vị tính là ngày.
- Độ đồng đều: Đánh giá ở giai đoạn 50 đến 75 ngày sau trồng với 5 mức đánh
giá bằng cách so sánh theo thang điểm 1 – 9:

Điểm 1. Rất không đồng đều
-

3. Không đồng đều

-

5. Trung bình

-

7. Khá đồng đều

-

9. Rất đồng đều

- Cao cây (cm): Theo dõi vào thời kỳ khi cây dong riềng ra hoa rộ. Đo từ đốt sát
đất đến đốt ra cuống hoa (đo từ mặt củ giáp thân đến ngọn cuối cùng, ở giai đoạn 180
ngày sau trồng). Đo 5 cây cao nhất của 5 khóm/ô.
- Đường kính thân (cm). Đo đường kính thân cách mặt đất 50cm, ở giai đoạn 180
ngày sau trồng. Đo 5 cây cao nhất của 5 khóm/ô.
- Số lá/ thân: Theo dõi vào giai đoạn 180 ngày sau trồng. Đếm số lá từ đốt gốc
đến đốt cuống hoa.
- Chiều dài, rộng lá: Mỗi ô thí nghiệm lấy 5 cây theo 5 điểm chéo. Mỗi cây đo 3
lá ở tầng giữa. Chiều dài của lá được tính từ cuống đến chóp lá; chiều rộng của lá được
được đo ở chính giữa bề ngang của lá.
- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính từ khi trồng đến khi có 80% số lá trên cây
chuyển vàng
1. Chín sớm: <8 tháng (240 ngày)

2. Chín T/B: 8-10 tháng (240-300ngày)
3. Chín muộn: >10 tháng (> 300 ngày)
- Tính chống đổ của cây: Giai đoạn đánh giá sau khi có gió to/bão. Đếm số cây
đổ/tổng số cây trong ô (% số cây bị đổ) cho điểm từ 1-9
Điểm 1: Không có cây đổ;

7: Đổ nhiều (50-70%);
13


3: Đổ ít (<25%);

9: Đổ rất nhiều (>75%)

5: Đổ trung bình (25-50%)
* Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số khóm thu hoạch/ô.
- Khối lượng củ/khóm (kg)
- Đường kính củ (cm) đo 5 củ trung bình của 5 khóm
- Khối lượng củ/ô (kg).

- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Khối lượng củ/khóm x số khóm/m2
- Năng suất thực thu (tạ/ha): Thu hoạch toàn bộ ô thí nghiệm, cân khối

lượng và quy ra tấn/ha.
* Chỉ tiêu chất lượng củ
- Hàm lượng chất khô (%): Lấy củ cấp 1 và cấp 2, sau thu hoạch 5 ngày
- Hàm lượng tinh bột (%): Lấy củ cấp 1 và cấp 2, sau thu hoạch 5 ngày
*Phương pháp xác định tỷ lệ tinh bột (tinh bột tươi và tinh bột khô):
Mẫu được rửa sạch, cân chính xác khối lượng (cả vỏ), đem nghiền thành bột mịn.

Sau khi nghiền xong cho vào chậu, đổ nước cất hoà tan đều bột nghiền rồi lọc qua vải
lọc nhiều lần để lấy bã bỏ đi. Nước dịch sau khi đã lọc qua vải lọc để lắng trong 24 giờ
rồi gạn bỏ nước lấy phần lắng đọng trong chậu. Tiếp tục cho nước cất vào hoà tan phần
lắng đọng đó rồi để ngâm tiếp trong 24 giờ nữa. Làm như vậy 4-5 lần ta sẽ thu được tinh
bột ướt. Tinh bột ướt được lấy ra cho vào giấy thấm để cho thoát nước đến khi nào tay
cầm vào thấy bột mịn không dính tay thì cân để tính tỷ lệ tinh bột ướt.
Tinh bột ướt sau khi cân xong cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 45 - 50 0C trong thời gian
10-12 phút (thử bằng độ bám của bột ở da tay). Cân lại khối lượng, tính được tỷ lệ tinh
bột khô.
* Chỉ tiêu chống chịu sâu bệnh
Theo dõi tỉ lệ bệnh:
Tỉ lệ cây bị hại(%) =

Số cây bị hại
Số cây điều tra

- Sâu bệnh hại (1-9) trong đó:
14

x 100


1 : Không thấy

3 : Thấy ít

5 : Trung bình

7 : Nhiều


9 : Rất nhiều

2.2.3. Nội dung 3: Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm các giống dong riềng tại
huyện Tam Đường
- Xây dựng mô hình thử nghiệm giống dong riềng: Quy mô xây dựng 01 ha cho 4
giống (DR1, DR2- 12, DR3 -10 và giống địa phương).
- Phương pháp nghiên cứu sử dụng: Mô hình được xây dựng dựa trên phương pháp tự
nguyện, mô hình được hỗ trợ một phần vật tư phân bón, cây giống và phải đối ứng
lượng vật tư còn lại theo quy trình, công lao động phổ thông,… Các số liệu được xử lý
thống kê toán học và chương trình Excell.

15


CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả xác định một số vùng sản xuất dong riềng tại huyện Tam Đường
3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tam Đường
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý, địa hình
Huyện Tam Đường nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Lai Châu, diện tích tự
nhiên 68.736,97 ha, bao gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc. Phía Bắc giáp huyện
Phong Thổ; Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và Thị xã Lai Châu; Phía Đông giáp huyện
Sa Pa tỉnh Lào Cai; Phía Nam giáp huyện Sìn Hồ và huyện Than Uyên.

Hình 1. Bản đồ huyện Tam Đường

Tam Đường là huyện có địa hình chia cắt phức tạp, được cấu tạo bởi những dãy núi
chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Phía Đông Bắc là dãy núi Hoàng Liên Sơn
kéo dài hơn 80 km với đỉnh cao Phan Xi Phăng cao 3.143 m, phía Đông Nam là dãy Pu
Sam Cáp dài khoảng 60 km, độ cao từ 600 - 1.000 m so với mực nước biển, độ dốc bình

quân từ 25-36 0, hai dãy núi này đã hình thành lên một số cánh đồng có diện tích lớn, tạo
nhiều sông, khe suối và thung lũng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp.
* Khí hậu: Tam Đường có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm hai mùa rõ rệt
16


- Mùa mưa: Từ tháng 4 đến tháng 9, (2.500-2.700mm/năm) mưa lớn, kéo dài tập
trung từ tháng 6 đến tháng 8, chiếm 67% tổng lượng mưa cả năm; ẩm độ không khí cao trên
85%, nhiệt độ bình quân trong tháng 28-30 0C, tổng tích ôn 7.300 - 8.200 0 C/năm,vào giữa
mùa thường xảy ra mưa lớn kéo dài gây lũ lụt, sạt lở.
- Mùa khô: Từ tháng 10 đến giữa tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp bình
quân 10 - 13 0C, ẩm độ không khí thấp hơn 70%, thời tiết khô hanh giá rét; trong mùa
khô thường xuất hiện những đợt gió nóng, gió lốc, mưa đá (tháng 3, 4), hiện tượng
sương mù, sương muối (tháng 12, 01) và khô hạn.
* Thủy văn: Trên địa bàn huyện Tam Đường hệ thống sông suối phân bổ tương
đối đều với các hệ thống sông suối chính như Nậm So, Sin Câu, Huồi Lược (xã Thèn
Sin); Nậm Mu, Nậm Tàng, Nậm Pha (xã Bản Bo); Nậm Dê, Nậm Đích (Bình Lư, Thị
trấn) ngoài các sông suối lớn còn có các con sông suối nhỏ phục vụ sản xuất và sinh
hoạt của người dân.
*Đất đai : Các nhóm đất phù sa, đất đen trên sản phẩm bồi tụ của cacbonat,
nhóm đất vàng được hình thành và tập trung chủ yếu ở khu vực đồi thấp, các thung
lũng có độ dốc 25 0, hàm lượng chất hữu cơ, tầng mặt rất cao và chủ yếu là lớp mùn
thô, rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây hàng năm và cây công nghiệp. Nhóm
đất mùn vàng đỏ trên núi được hình thành và tập trung chủ yếu ở những dãy núi có độ
dốc trên 25 0, tầng dày trung bình, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, thích hợp cho
việc phát triển rừng.
3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tam Đường
a. Điều kiện kinh tế
Sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 85%. Chủ yếu phát triển cây
lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp (chè, lạc, đỗ tương), chăn nuôi đại gia súc, BVKNTS rừng, trồng rừng sản xuất. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp &

PTNT năm 2013:
- Trồng trọt:
+ Tổng diện tích đất nông nghiệp 49.267,86 ha, trong đó: Đất sản xuất nông
nghiệp 11.277,12 ha ( Đất trồng cây hàng năm 9.732,8 ha, đất trồng lúa 1 vụ 3.299 ha,
2 vụ 700 ha); đất lâm nghiệp 37.870,25 ha (Đất rừng sản xuất 9.569,09 ha, đất rừng
phòng hộ 28.301,16 ha ); đất nuôi trồng thuỷ sản 117,16 h; đất nông nghiệp khác 3,33
ha; đất phi nông nghiệp 1.955,23 ha; đất chưa sử dụng 17.229,29 ha. Tổng diện tích
cây lương thực 8.158,2 ha, sản lượng đạt 37.015 tấn, trong đó: Lúa chiêm xuân: 722,2
17


ha, năng suất 56,5 tạ/ha, sản lượng 4.080,4,2 tấn; Lúa mùa: 3.323 ha, diện tích cho thu
hoạch 3.278,9 ha, năng suất 54,51 tạ/ha, sản lượng 17.874 tấn; Ngô 4.113 ha, năng
suất 36,6 tạ/ha, sản lượng 15.060,6 tấn.
+ Cây trồng khác: Đậu tương 555,8 ha, năng suất 14 tạ/ha, sản lượng 778,1 tấn;
Lạc 335 ha, năng suất 13,5 tạ/ha, sản lượng 452,3 tấn; Chè 965,4 ha, chè kinh doanh
757 ha, năng suất 45 tạ/ha, sản lượng 3.407 tấn; sản lượng 9.477 tấn; Thảo quả 1072,3
ha, diện tích cho thu hoạch 765 ha, sản lượng 344,3 tấn.
- Chăn nuôi: Tốc độ tăng trưởng trung bình 6,04%/năm, tổng đàn gia súc 44.166 con,
trong đó: Trâu 13.752 con, Bò 525 con, Lợn 29.889 con.
- Thuỷ sản: Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 117,6 ha, trong đó diện tích
khai thác 113,8 ha, sản lượng 374 tấn.
- Lâm nghiệp: Thường xuyên tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Luật Bảo vệ rừng và
phát triển rừng. Tổng diện tích đất lâm nghiệp 37.870,25 ha, trong đó: Đất rừng sản xuất
9.569,09 ha, đất rừng phòng hộ 28.301,16 ha độ che phủ đạt trên 47,5 %.
b. Điều kiện xã hội
* Dân số, lao động
- Dân số: Toàn huyện có 14 xã, thị trấn, 145 bản, 8319 hộ, 43.410 nhân khẩu, gồm
12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó: Dân tộc Mông 36,4%; Thái 16%; Kinh 12,3%;
Dao 11,2%; Giáy 9%; Lào 7,7%; Lự 5,7% các dân tộc khác 1,7%, sống xen kẽ nhau

thành làng bản, theo phong tục tập quán của từng dân tộc đã tạo ra bản sắc văn hóa đa
sắc tộc.
- Lao động: Tổng số lao động 23.221 người, trong đó nam 11.590 người, nữ 11.631
người, trong đó ước có 4.411 lao động sản xuất chè chiếm 19% so lao động toàn
huyện; chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp, chưa qua đào tạo, trình độ dân trí và
canh tác không đồng đều, điều kiện kinh tế khó khăn, thu nhập bình quân đầu người
còn thấp, tỷ lệ đói nghèo cao 46,34 % (tiêu chí mới).
* Hệ thống cơ sở hạ tầng
- Điện sinh hoạt: Hiện nay 14/14 xã, thị trấn đã có điện lưới, hơn 75% số bản đã
được sử dụng điện lưới quốc gia, đây là một điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng
và tiếp cận và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống.

18


- Đường giao thông: 14/14 xã, thị trấn có đường giao thông liên huyện, liên xã, các
xã có đường giao thông đến trung tâm; có đường liên bản đảm bảo đi lại nên rất thuận lơi
cho việc giao lưu vận chuyển hàng hóa giữa các xã, huyện và các tỉnh lân cận.
- Giáo dục đào tạo: Cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, công tác giáo dục đào tạo
cũng được quan tâm đầu tư. Cơ sở vật chất hàng năm được đầu tư, nâng cấp, đội ngũ giáo
viên được đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu chuyên môn.
- Y tế: Những năm qua công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng
lên rõ rệt. Các bệnh viện, phòng khám khu vực, trạm xá được chú trọng sửa chữa, mua
sắm trang thiết bị máy móc khám chữa bệnh cho người dân.
- Thông tin liên lạc: Công tác thông tin liên lạc: 14/14 xã, thị trấn có bưu điện văn
hóa, nhà văn hóa và tủ sách pháp luật, được cấp nhiều loại báo, sách, 80% số bản được
phủ sóng điện thoại, các hộ ở trung tâm xã, bản đã tự mua sắm thiết bị thu sóng truyền
hình qua vệ tinh.
- Hệ thống thủy lợi: Toàn huyện có 150 đập đầu mối, 81 tuyến kênh mương
chính, tổng chiều dài 141 km rất thuận lợi cho việc thực hiện dự án.

3.1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Bình Lư
Bình Lư là xã nằm ở phía đông nam huyện Tam Đường, có tổng diện tích tự
nhiên 4.580,86 ha. Địa hình chủ yếu đối núi chia cắt phức tạp, xen kẽ thung lũng hình
thành cánh đồng Bình Lư với diện tích lớn, đất đai mầu mỡ thuận lợi phát triển nông
nghiệp.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt, biên độ
nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn; mùa mưa (Nóng và ẩm) từ tháng 4 đến tháng 9,
lượng mưa tương đối cao (2.000-2.500 mm/năm) mưa lớn, kéo dài tập trung từ tháng 6
đến tháng 8, chiếm 67% tổng lượng mưa cả năm; ẩm độ không khí 70-85 %, nhiệt độ
bình quân trong tháng 28-30 0C; mùa khô từ tháng 10 đến giữa tháng 3 năm sau, thời
tiết khô hanh giá rét, ẩm độ không khí thấp hơn 70 %, nhiệt độ bình quân khá thấp (10
- 13 0C). Các hiện tượng bất thường của khí hậu trên làm ảnh hưởng trực tiếp tới sản
xuất và đời sống của nhân dân.
Sản xuất nông lâm nghiệp là nguồn thu nhập chính của nhân dân, chủ yếu phát
triển cây lương thực (Lúa, ngô, dong riềng), cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc,
bảo vệ - khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng sản xuất. Trong những năm qua, được
sự quan tâm đầu tư thông qua nhiều Chương trình, Dự án, sản xuất nông lâm nghiệp
của xã đã có bước tiến rõ rệt, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và canh tác, giống mới
19


được chuyển giao và áp dụng góp phần không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả sản xuất.
Tổng diện tích gieo trồng cây có hạt 930 ha, sản lượng 4.437 tấn, lương thực
bình quân đầu người đạt 767,7 kg/người/năm, trong đó: Lúa chiêm xuân 242 ha, năng
suất 55,6 tạ/ha, sản lượng 1.346 tấn; Lúa mùa: 324 ha, năng suất 54 tạ/ha, sản lượng
1.733 tấn; Ngô 364 ha, năng suất 37,3 tạ/ha, sản lượng 1.358 tấn. Chè kinh doanh 88
ha, sản lượng 414 tấn; Dong riềng 120 ha, năng suất 585 tạ/ha, sản lượng 6.984 tấn.
Chăn nuôi chủ yếu gia súc, tốc độ tăng trưởng trung bình 6 - 7 %/năm, tổng đàn
gia súc hiện có 5.941 con, trong đó: Trâu 1.477 con, Bò 73 con, Lợn 4.391 con. Diên

tích thuỷ sản (ao hồ) hiện có 9,08 ha, tập trung tại các bản Km2, Thống Nhất, Nà Phát,
sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 20 tấn.
Tổng diện tích đất lâm nghiệp 2.707 ha, trong đó: Đất rừng sản xuất 1068 ha,
đất rừng phòng hộ 1.638 ha độ che phủ đạt trên 41,4%. Tuy nhiên quy mô sản xuất
vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, công tác đầu tư thâm canh, ứng dụng KHKT chưa được
quan tâm đúng mức, một số vùng chủ yếu sản xuất quảng canh do đó năng xuất, chất
lượng, hiệu quả còn thấp, chưa khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phươn
Toàn xã có 1.116 hộ, gồm 4 dân tộc cùng chung sống (Kinh, Thái, Lự, Giấy,...)
sống xen kẽ nhau thành làng bản theo phong tục tập quán của từng dân tộc, đời sống
chủ yếu là thuần nông, sản xuất mang tính tự cung tự cấp. Tổng số lao động 1.325
người, trong đó nam 720 người, nữ 605 người, chủ yếu là lao động nông, lâm nghiệp,
chưa qua đào tạo, trình độ dân trí và canh tác không đồng đều, điều kiện kinh tế khó
khăn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao.
3.1.3. Tình hình sản xuất dong riềng tại huyện Tam Đường
Cây dong riềng tại huyện Tam Đường đã được nhân dân trồng từ những năm
1960, chủ yếu trồng phân tán, manh mún trên khe rừng và nương đồi có đất tốt hoặc
trong các vườn tạp tại các hộ gia đình. Trong những năm trước năm 2004, cây dong
riềng chưa được quan tâm chú trọng, các hộ trồng chủ yếu để chăn nuôi và say sát ép
miến bằng phương pháp thủ công để phục vụ tại địa phương; đầu tư chăm sóc, phòng
trừ sâu bệnh, ứng dụng KHKT rất hạn chế, cơ cấu giống dong riềng chủ yếu là giống
dong đỏ địa phương; do đó năng suất thấp, hiệu quả sản suất không cao.
Từ năm 2005 đến nay, thực hiện việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật
nuôi theo hướng hàng hóa tập trung; cây dong riềng đã được xác định là cây trồng
20


×