BÀI HỌC MINH HOẠ CHỦ ĐỀ NƯỚC
( Thiết kế dựa trên phân tích hoạt động học tập của học sinh và theo mô hình
trường học mới VNEN)
Lớp 8 – 2 tiết
MỤC TIÊU
Sau bài học, học sinh:
- Nêu được thành phần định tính và định lượng của nước
- Trình bày tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng được với
nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại ( Na, Ca..), oxit bazơ (CaO, Na 2O,...) , oxit
axit ( P2O5, SO2,...) .
- Làm được các thí nghiệm chứng minh thành phần và tính chất của nước.
- Viết được PTHH của nước với một số kim loại (Na, Ca...), oxit bazơ, oxit axit.
- Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể.
- Biết được vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và cách
bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.
- Phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tự nghiên cứu, năng lực thí nghiệm thực
hành, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Tích hợp Giáo dục ứng phó với BĐKH: Bảo vệ môi trường sống (Vai trò của nước).
A
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – KẾT NỐI
Học
Họccá
cánhân
nhân
Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các hình ảnh dưới đây:
Phân tử nước được cầu Nước cần thiết cho ......
Tổ chức tuyên truyền ...
tạo bởi .......
Trang 1
Tổ chức ….. hồ, ao...
B
Hồ nước bị ....
Nguồn nước đang…
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KHÁM PHÁ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NƯỚC
Học cặp đôi
Quan sát đoạn phim mô tả sự phân hủy nước.
1. Hãy trao đổi với bạn về đoạn phim trên và trả lời các câu hỏi sau:
a. Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước (đã có pha thêm một ít dung dịch axit sunfuric
loãng), trên bề mặt 2 điện cực sẽ sinh ra khí gì?
b. Hãy cho biết tỉ lệ về thể tích của các khí đó ?
c. Viết phương trình biểu diễn sự phân hủy nước bằng dòng điện.
2. Ghi kết quả vào vở và báo cáo với thầy /cô giáo.
Học cặp đôi
Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm sự tổng hợp nước.
1. Hãy trao đổi với bạn về đoạn phim trên và trả lời các câu hỏi sau:
a. Khi xảy ra hỗ hợp nổ giữa khí hiđro và oxi thì chất khí còn lại trong ống trụ là khí gì?
Dựa vào đâu em biết?
b. Viết phương trình biểu diễn sự tổng hợp nước.
c. Hãy cho biết thành phần khối lượng của nguyên tố hiđro và oxi trong nước?
2. Ghi kết quả vào vở và báo cáo với thầy /cô giáo.
Trang 2
Học
Họccá
cánhân
nhân
Em hãy điền vào dấu chấm hỏi những kí tự và số thích hợp:
Nước là hợp chất được tạo bởi 2 nguyên tố ? ……..và ? ……..Trong đó:
a. Tỉ lệ thể tích:
VH 2
VO2
=
?
?
mH ?
=
mO ?
c. % H ≈ ?.........; %O = ?...........
b. Tỉ lệ theo tỉ lệ khối lượng
Công thức hóa học của nước là ? …….….
TÍNH CHẤT CỦA NƯỚC
Học
Họccá
cánhân
nhân
Đọc thông tin sau:
Trong tự nhiên nước (nước sông, nước biển, nước mưa…) ngoài thành phần chính là nước
còn có một số chất khác... Muốn tách được nước tinh khiết ra khỏi nước tự nhiên, người ta
thường dùng phương pháp chưng cất. Nước thu được sau khi chưng cất gọi là nước cất.
Chưng cất bất kì thứ nước tự nhiên nào đều thu được nước cất.
b) Nước cất (nước tinh khiết) sôi ở
a) Chưng cất nước tự nhiên
100oC
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị. Lớp nước dày có màu xanh da
trời. Các nhà khoa học đã tiến hành các thí nghiệm và đo được nước có khối lượng riêng ở 4
o
o
C là 1 g/ml ( hoặc 1kg/lít ). Sôi ở 100 C (ở áp suất khí quyển là 760 mm Hg). Hóa rắn ở
o
0 C thành nước đá và tuyết. Chúng ta sẽ làm thí nghiệm kiểm chứng về khả năng hòa tan
của nước.
Trang 3
Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
1. Thí nghiệm:
Dụng cụ: Khay đựng, lọ thủy tinh, ống hút hóa chất, ống nghiệm, đũa thủy tinh.
Hóa chất: muối ăn, canxi cacbonat (CaCO 3), dung dịch axit sunfuric, dầu ăn, lưu huỳnh
dioxit (SO2) thu sẵn, nước cất
Bây giờ chúng ta hãy làm thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho một ít muối ăn, canxi cacbonat (CaCO3) vào 2 ống nghiệm đựng nước
dùng đũa thủy tính khuấy đều.
Thí nghiệm 2: Cho 1-2 ml dung dịch axit sunfuric và vài giọt dầu ăn vào 2 ống nghiệm
đựng nước
Thí nghiệm 3. Cho 1-2 ml nước vào lọ thủy tinh đựng khí lưu huỳnh dioxit ( SO2) đậy
nắp và lắc đều.
Hãy quan sát và cho biết hiện tượng xảy ra. Ghi vào phiếu học tập ý kiến của nhóm.
Thí nghiệm
Ống nghiệm 1
Hiện tượng
Ống nghiệm 2
Lọ thủy tinh
Thí nghiệm 1. Cho muối ăn, và
CaCO3 vào nước
Thí nghiệm 2. Cho dung dịch axit
sunfuric, dầu ăn vào nước.
Thí nghiệm 3. Cho khí lưu huỳnh
dioxit (SO2) vào nước.
Kết luận: …..……………………………………………………………………………..
…..……………………………………………………………………………………….
2. Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp về quá trình thí nghiệm và kết quả thí nghiệm.
3. Trao đổi nhóm và cho biết: Nước có hòa tan được hết tất cả các chất rắn, chất lỏng, chất
khí hay không? Ghi vào vở ý kiến của em.
…..……………………………………………………………………………………….
4. Dùng các từ/cụm từ thích hợp cho dưới đây để điền vào chỗ trống trong các câu sau.
Nước là hợp chất tạo bởi hai (1.………..) là (2………….) và (3……….). Nước tồn tại
ở 3 trạng thái: (4……). Ở thể lỏng nước không màu, không mùi, không vị. Lớp nước
dày có màu (5………). Sôi ở (6……….) (ở áp suất khí quyển là 760 mm Hg). Hóa rắn
o
ở (7…….) thành nước đá và tuyết. Khối lượng riêng ở 4 C là (8……...) (hoặc
Trang 4
1kg/lít ). Nước (9………) nhiều chất rắn (đường, muối ăn…), chất lỏng (cồn, axit…),
chất khí (SO2, HCl, NH3…).
o
a) 0 C
b) xanh da trời
o
c) 100 C
d) nguyên tố
e) hòa tan
f) 1 g/ml
g) hidro
h) rắn, lỏng, khí
i) oxi
5. Ghi kết quả vào vở và báo cáo kết quả làm việc với thầy/cô giáo.
Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
1. Thí nghiệm:Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm:
Thí nghiệm 1:
Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm đựng nước
Bước 2: Cho 1 mẫu nhỏ kim loại natri (Na) vào ống nghiệm 1; cho đinh sắt (Fe) vào ống
nghiệm 2.
Thí nghiệm 2.
Bước 1: Chuẩn bị 2 ống nghiệm (1 ống nghiệm đựng một ít vôi sống – canxi oxit (CaO), 1
ống nghiệm đựng một ít đồng oxit (CuO)).
Bước 2: Cho 1-2 ml nước vào 2 ống nghiệm trên.
Bước 3: Nhúng mẫu quỳ tím vào chất tạo thành trong 2 ống nghiệm trên.
Thí nghiệm 3.
Bước 1: Lấy lọ thủy tinh đã hòa tan lưu huỳnh đioxit (SO2) ở trên.
Bước 2: Nhúng mẫu quỳ tím vào chất tạo thành lọ thủy tinh.
2. Quan sát hiện tượng và ghi tường trình thí nghiệm theo bảng sau:
Thí nghiệm
Natri và Sắt tác
dụng với nước
CaO và CuO tác
dụng với nước
Ống nghiệm
Hiện tượng – giải thích
Phương trình hoá
hiện tượng
học
1 (Na + H2O)
2 (Fe + H2O)
3 (CaO + H2O)
4 (CuO + H2O)
Lưu huỳnh dioxit
Lọ thuỷ tinh
(SO2) tác dụng với
(SO2 + H2O)
Trang 5
nước.
2. Đại diện các nhóm báo cáo trước lớp về quá trình thí nghiệm và kết quả thí nghiệm.
3. Thảo luận các câu hỏi sau:
a. Chất tạo ra do oxit bazơ hóa hợp với nước thuộc loại gì? Chất tạo ra do oxit axit hóa hợp
với nước thuộc loại gì?
b. Dấu hiệu nào nhận ra dung dịch bazơ, dung dịch axit ?
4. Hãy điền các từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Ở điều kiện thường nước có tác dụng với một số kim loại (K, Na, Ca, Ba…) tạo ra
dung dịch (1 …………….…) và giải phóng (2………..). Nước tác dụng với một số
oxit bazơ (Na2O, K2O, CaO, BaO…) tạo ra dung dịch (3………..…..). Nước tác dụng
với một số oxit axit (SO2, SO3, P2O5, N2O5 …) tạo ra dung dịch (4. …………..). Dung
dịch bazơ làm quỳ tím chuyển sang màu (5………….), dung dịch axit làm quỳ tím
chuyển sang màu (6…………...)
5. Ghi kết quả vào vở và báo cáo kết quả làm việc với thầy/cô giáo
C
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Học
Họccá
cánhân
nhân
1. Em hãy làm bài tập dưới đây:
Câu 1. Nước được tạo bởi những nguyên tố nào?
A. Hidro, Lưu huỳnh, oxi
B. Hidro và cacbon
C. Hidro và Oxi
D. Hidro và Nitơ
Câu 2. Cho các phản ứng hóa học sau
(1)
2H2 + O2 2H2O
(2)
4Na + O2 2Na2O
(3)
2H2O 2H2 + O2
(4)
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
Phương trình hóa học biểu diễn sự phân hủy và tổng hợp nước là
A. (1) và (3)
B. (3) và (1)
C. (1) và (4)
D. (4) và (2)
Câu 3. Cho các chất sau: Na, K2O, SO2, P2O5 , Fe, BaO, Cu. Dãy chất nào tác dụng được với
nước ở điều kiện thường
A. Na, K2O, SO2, P2O5, BaO
B. Fe, Na, SO2, P2O5, BaO
C. SO2, Na, K2O, Cu, BaO
D. K2O, P2O5, Fe, BaO, Cu
Trang 6
Câu 4. Chất nào dưới đây làm làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
A. H2O
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaOH
D. NaCl
Câu 5. Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm của nước tác dụng với kali dưới đây.
Khí thoát
ra?
K
Nước
Hãy:
a. Nêu hiện tượng hóa học xảy ra.
b. Cho biết khí thoát ra trong ống nghiệm.
c. Viết phương trình hóa học của phản ứng.
d. Cho quỳ tím vào cốc đựng sản phẩm sau khi phản ứng kết thúc. Quỳ tím sẽ
chuyển sang màu ?
Câu 6. Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất lỏng sau: KOH, H3PO4, H2O. Hãy trình bày cách nhận
biết 3 chất trên
Câu 7. Cho 10,8(g) hỗn hợp X gồm có Na, Na 2O vào nước (dư ) sinh ra 2,24 (l) khí H2
(đktc) và dung dịch Y.
a. Lập PTHH
b. Dung dịch Y chứa chất gì? Trình bày cách nhận biết dung dịch Y.
b. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
2. Báo cáo kết quả làm việc cá nhân/nhóm với thầy/cô giáo.
D
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
Học
Họccá
cánhân
nhân
Đọc thông tin sau:
Trang 7
Tư liệu 1. Vai trò của nước trong một số lĩnh vực của đời sống hàng ngày
Tư liệu 2:
Trái Đất, hành tinh xanh
Việt Nam, ảnh chụp vệ tinh
Vịnh Hạ Long
Hồ Tây
Tuy nhiên ở Việt Nam sau một thời gian...
Trang 8
Sông Hồng, đoạn chân cầu Long Biên (tháng 3/2005)
Hồ Ông Kính (Bình Thuận)
Miền Trung
... và trên thế giới
Ở Ấn Độ
Ở Châu Phi
Tư liệu 3.
Thật khó có thể đo đạc chính xác trữ lượng nước trên Trái Đất. Hiện tại, người ta có
thể đưa ra các con số gần đúng về trữ lượng nước ở biển và đại dương, trên lục địa (nước
mặt và nước ngầm), trong khí quyển và trong sinh quyển.
Nguồn
Trữ lượng (km3)
Đại dương
1 350 000 000
Nước trên lục địa
35 976 700
Băng
27 500 000
Nước ngầm
8 200 000
Biển
105 000
Hồ nước ngọt
100 000
Ngấm trong đất
70 000
Sông suối
1 700
Trong khí quyển (trong không khí)
13 000
Trang 9
Trong sinh vật
1 100
Tổng lượng nước ngọt (tức là nước có nồng độ muối dưới 3g/lít) có thể khai thác trực
tiếp vào khoảng 9 triệu km3 và phần lớn là nước ngầm.
Nguồn: trang web của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp
/>Từ đó cho thấy nước có rất nhiều trên Trái Đất, có những dự trữ nước khổng lồ nhưng nhiều
nơi đang thiếu nước ngọt. Nước ngọt có thể khai thác sử dụng được chiếm tỉ lệ cực kì nhỏ
bé và phân bố không đều.
Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
Thuyết trình các nội dung đã chuẩn bị sẵn ở nhà (tài liệu, mạng internet…)
1. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất
2. Đề xuất một số phương pháp tiết kiệm nước sạch và chống ô nhiễm môi trường nước.
Về nhà em hãy trao đổi với người thân các các nội dung sau:
- Cách sử dụng tiết kiệm nước.
- Cách giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm.
E
HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG
Học
Họctheo
theonhóm
nhóm
Các em hãy trao đổi trong nhóm và trả lời câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Cho 9,75g kim loại R (I) cho vào cốc nước ( dư ) sau phản ứng khối lượng cốc nước
tăng 9,5g
a. Tính thể tích khí H2 sinh ra đktc
b. Xác định kim loại R
Câu 2. Cho 210 kg vôi sống CaO tác dụng với nước. Biết vôi sống có 10% tạp chất không
tác dụng được với nước, khối lượng Ca(OH)2 thu được của phản ứng trên là:
a. 249,75 (kg)
b. 2497,5 (kg)
c. 24,975 (kg)
d. 2,4975 (kg)
Em có biết?
Trang 10
Khối lượng nước tiêu thụ trên thế giới được phân phối như sau:
Em hãy điền các số liệu dưới đây vào dấu ? của biểu đồ
a. 15-17%
b. 3-9%
c. 80%
Sinh hoạt: ?........
Sản xuất công nghiệp: ………
Sản xuất nông nghiệp: ……..
Nước còn là một trong những chỉ tiêu xác định mức độ phát triển của nền kinh tế xã hội . Ví
dụ, để có 1 tấn sản phẩm, lượng nước cần tiêu thụ như sau: Than cần từ 3-5 tấn nước, dầu
mỏ từ 30-50 tấn nước, giấy từ 200-300 tấn nước, gạo từ 5.000-10.000 tấn nước, thịt từ
20.000-30.000 tấn nước.
Trang 11