Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

đề tài nghiên cứu về tội trộm cắp tài sản ở địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 20102014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.53 KB, 27 trang )

Mở Đầu
I.

Tính câp thiết của đề tài.

Trong điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Việt Nam, với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
là một trong những yếu tố hàng đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.
Phương châm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho quan hệ
pháp luật về kinh tế, dân sự, hình sự…. ngày càng đa dạng, phong phú.
Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, bên cạnh sự phát triển
đó, nền kinh tế thị trưởng đã làm nảy sinh những mặt trái, đó là sự tha hóa,
biến chất về đạo đức và nhân phẩm của một số bộ phận con người, làm
phát sinh tệ nan xã hội, dẫn đến tình hình chính trị, an ninh và trật tự xã hội
đi theo khuynh hướng xấu.
Tội phạm ngày một gia tăng, tính chất, mức độ hành vi phạm tội ngày
càng nguy hiểm, tinh vi hơn, trong dó có các loại tội phạm như: tội cướp
giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lợi dụng sự tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản, trôm cắp tài sản,… xảy ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Nó xâm
phạm trực tiếp đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ, đó là
quyền sở hữu của con người, sở hữu của nhà nước đã được ghi nhận tại
điều 32 Hiến Pháp 2013 nước CHXHCNVN quy định: “1. Mọi người có
quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư
liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp
hoặc trong các tổ chức kinh tế khác quyền sở hữu tư nhân và
quyền thừa kế đươc pháp luật bảo hộ.”, đây là một quyền cơ bản
gắn liền với lợi ích cá nhân của mỗi con người, có đảm bảo được
quyền này thì mới khích lệ, động viên mọi người vận dụng hết khả
năng của mình để cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của đề tài trong thực
tiễn, với những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập


tại nhà trường và những kiến thức thực tế ngoài xã hội, nhóm em
chọn đề tài: “ Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2010-2014” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
Như chúng ta đã biết sở hữu là quyền bất khả xâm phạm được nhà nước
bảo vệ và được quy định bảo hộ trong hiến pháp và các văn bản quy phạm
pháp luật như : Bộ Luật Dân Sự đó là toàn bộ các quyền của chủ sở hữu
đối với tài sản thuộc sở hữu của mình cũng như các quyền của người khác
1


không phải là chủ sở hữu đối với chính tài sản đó. Chủ sở hữu có quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình. Khi chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt chủ sở hữu được tự mình thực hiện các hành vi
theo ý chí ( Điều 175 BLDS) ba quyền năng này tạo thành một thể thống
nhất trong nội dung quyền sở hữu, tuy mỗi quyền này mang một ý nghĩa
khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Còn đối với
những người được chủ sở hữu giao cho quyền chiếm hữu, sử dụng định
đoạt mà không kèm theo việc chuyển quyền sở hữu thì việc thực hiện các
quyền đó chỉ được thực thi trong phạm vi nhất định và trong thời gian mà
chủ sở hữu cho phép. Các hành vi xâm phạm quan hệ sở hữu có nghĩa là
xâm phạm đến các quan hệ pháp luật về chế độ sở hữu được pháp luật bảo
vệ. Trộm cắp tài sản là một tội phạm được quy định tại Điều 138 Bộ luật
hình sự của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, loại tội phạm
này xâm hại tới quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân, tổ chức khác,
mọi hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu tài sản của công dân, tổ chức nếu
không được pháp luật cho phép đều là vi phạm pháp luật cần được phát
hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh.
Trong những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Nghệ An tình hình tội phạm
xâm phạm đến quyền sỡ hữu của con người diễn ra hết sức phức tạp , dưới
nhiều hình thức đa dạng gây mất trật tự an ninh xã hội , làm nhức nhối toàn

thể cộng đồng. Đây là một hiện tượng xã hội tiêu cực cần sớm được ngăn
chặn. Đặc biệt, đối với tỉnh Nghệ An – một tỉnh nghèo miền trung đang
trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế , mở cửa nền kinh tế. Do đó một số loại
tội phạm và các tệ nạn xã hội khác củng phát triển đa dạng như: ma túy,
mại dâm, trộm cướp,bảo kê.v.v..cùng với sự phát triển của các loại tội và tệ
nạn xã hội này tội “trộm cắp tài sản” củng đang có chiều hướng gia tang về
cả số lượng và các vụ củng như tính chất mức độ phạm tội. Đây là loại tội
phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội. Không những trực tiếp xâm hại
đến tài sản của con người mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự
chung cho xã hội và gây hoang mang trong quần chúng nhân dân.
Trước tình hình đó, đấu tranh phòng chống tội phạm là một điều hết sức
cần thiết. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta phải nghiên cứu, tìm
hiểu về những quy định, hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản để có những
giải pháp đúng đắn.
II.

Mục đích và nhiệm vụ
2


Nghiên cứu đề tài để hiểu rõ nguyên nhân của trộm cắp tài sản trê địa bàn
tỉnh Nghệ An để từ đó có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Tham
mưu cho cơ quan bảo vệ pháp luật, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật
ngày càng vững mạnh.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài là kết hợp giữa lí luận và

thực tiễn dựa trên cơ sở Chủ nghĩa Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh
- Khảo sát,thu tập số liệu,tìm hiểu thực trạng xác định tội trộm cắp và


việc áp dụng hình phạt,xét xử ở nước ta hiện nay.
- Các phương pháp được sử dụng là: phương pháp so sánh, tổng hợp,
chứng minh, phân tích để rút ra kết luận về đề tài.
IV. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn
2010-2014, đối tượng nghiên cứu bao gồm: nhân thân, giới tính, độ
tuổi, hoàn cảnh gia đình, thực trạng của xã hội, cơ quan bảo vệ pháp
luật, chính sách pháp luật.
V. Bố cục bài viết

Chương 1:
• Các vấn đề lý luận chung về tội trộm cắp tài sản.
Chương 2:
• Diễn biến chung về tình tội trộm căp tài sản trên địa bàn tỉnh

Nghệ An giai đoạn 2010-2014 xét về tính chất và mức độ.
• Thực trạng xét về mức độ của tội trộm cắp tài sản.
• Thực trạng xét về tính chất của tội trộm cắp tài sản.
• Nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An
• Thực trạng công tác đấu tranh và phòng chống tội trộm cắp tài
sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chương 3:
• Các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật
về tội trộm cắp tài sản, công tác đấu tranh phòng chống tội trộm
cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.

Nội dung
Chương 1: các vấn đề lí luận chung về tội trộm cắp tài sản
I.


Lịch sử nghiên cứu của vấn đề
3


Đã có nhiều công trình nghiên cứu về trộm cắp tài sản nhưng những công
trình này trên phạm vi quốc gia, nhưng khi áp dụng tại từng địa phương lại
xảy ra nhiều bất cập, phần lớn các nghiên cứu chỉ đi sâu vào lý luận mà lơ
là thực tiễn khiến cho việc nghiên cứu thiếu khách quan.
II.

Các khái niệm cơ bản

Khái niệm tội trộm cắp tài sản: được hiểu là hành vi lén lút, bí mật
chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành
của mình.
Về đối tượng trộm cắp tài sản gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và các
quyền tài sản (quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005).
Tuy nhiên, thực tế thì quyền tài sản khó (hoặc không thể) là đối
tượng của tội trộm cắp tài sản (chẳng hạn như quyền sử dụng đất)
vì quyền tài sản tuy được coi là tài sản nhưng có tính đặc thù, chỉ là
một quyền năng mang tính pháp lý được Nhà nước bảo hộ, để
chuyển dịch được phải thông qua cách lén lút mà chiếm đoạt được.
Hành vi vi phạm pháp luật: Là hành vi lệch chuẩn xã hội do người
có năng lực hành vi thực hiện một cách có lỗi, xâm hại đến các
quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ.
III.

Các dấu hiệu cơ bản của tội trộm cắp tài sản


Tôi trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138.

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai
triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai
triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội
chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
4


e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến
dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới
năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến
năm mươi triệu đồng."
Về chủ thể: phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy
nhiên người phạm tội từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 và khoản 2 điều 138 của bộ luật hình sự vì đó là
những tội phạm ít nghiêm trọng ở khoản 1 và nghiêm trọng ở khoản
2.
Về khách thể: tội trộm cắp tài sản xâm hại đến quan hệ sở hữu
được pháp luật bảo vệ.
Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: chiếm đoạt bằng hình thức lén lút với thủ
đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản nhằm
tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý
tài sản không biết.
+ Hậu quả: là thiệt hại về tài sản, mà cụ thể là giá trị tài sản bị
chiếm đoạt.
Mặt chủ quan: tội trộm cắp tài sản được thực hiện do cố ý với mục
đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Như vậy có thể thấy đặc điểm nổi bật của tội trộm cắp tài sản là
người phạm tội lén lút lấy tài sản mà chủ sở hữu hoặc người quản
lý tài sản không biết, chỉ sau khi mất họ mới biết là mình bị mất tài
sản.
5


Chương 2: thực trạng, nguyên nhân
I.


Diễn biến chung về tình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2010-2014 xét về tính chất và mức độ

Số liệu thu thập từ VKSND tỉnh Nghệ An về tội trộm cắp tài sản
Năm
2010
2011
2012
2013
2014

Số vụ
403
435
473
414
479

Số người phạm tội
479
491
509
483
603

Biểu đồ thể hiện diễn biến số vụ,số người phạm tội trộm cắp tài sản trên
địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2014.
Nhận xét:qua biểu đồ ta thấy tình trạng trộm cắp tài sản trên địa bàn
tỉnh nghệ an có xu hướng tăng.
Năm 2010-2014 số vụ tăng 76 vụ.

Năm 2012-201 số vụ giảm xuống 59 vụ.
Năm 2013-201 số vụ lai tăng lên 65 vụ.
Năm 2010-2014 số vụ tăng 184 người.

6


Bảng số liệu này chỉ là số tội phạm rõ được thống kê,còn rất nhiều tội
phạm ẩn chưa bị phát hiện,nên nó mới phản ánh một phần tình hình tội
trộm cắp tài sản. Theo nhóm em nguyên nhân của sự giảm về cả số người
và số vụ trộm cắp tài sản ở năm 2013 là vào năm này tỉnh Nghệ An gặp
khó khăn về kinh tế,thiên tai,bão lũ tàn phá nặng nề,vì thế nên người dân ít
tài sản hơn,ít đi chơi hơn nên số vụ trộm cắp giảm đi.

- Địa bàn hoạt động của tội trộm cắp tài sản

Qua các vụ án về tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An tập trung
ở các đường quốc lộ, khu phố sầm uất lợi dụng sơ hở của khách hàng để
thực hiện hành vi trôm cắp tài sản,chủ yếu là xe máy đắt tiền.
Nhà ga, bến xe, sân bay, chợ, quảng trường, lễ hội: bọn tội phạm thưởng
lợi dụng lúc đông người trà trộn với khách hàng rồi móc túi.
Ở các khu vực có sinh viên ở trọ thì lợi dụng sự sơ hở , chuốc hơi gây mê,
cắt khóa để trộm cắp laptop, tiền, điện thoại.
Khu vực nông thôn: tội phạm thường lợi dụng lúc đêm tối để thực hiện
hành vi trộm cắp, đối tượng mà chúng thực hiện chủ yếu là gia súc, gia
cầm, xe đạp, xe máy,…
- Thời điểm thực hiện tội phạm:
Các vụ án trộm cắp tài sản thường xảy ra vào ban đêm và số ít vào ban
ngày.
Qua công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm cho thấy các loại tội

phạm trộm cắp vào ban đêm thì đối tương phạm tội chủ yếu là người địa
phương, do chúng thông thạo đường đi lối lại, am hiểu lối sống sinh hoạt
của người dân, nên đêm tối là thời điểm thích hợp để chúng thực hiện hành
vi nhằm che dấu bộ mặt thật của mình để tránh sự phát giác của quần
chúng.
Đối với trộm cắp tài sản xảy ra vào ban ngày, ngoài đối tượng là người
địa phương còn có đối tượng là người ở nơi khác đến. Chúng thường hoạt
động theo từng nhóm, từ 2 đối tượng trở lên, ít mang tính đơn lẻ, thường
có sự liên kết với nhau và mang theo hung khí chúng chống trả quyết liệt
khi bị phát hiện, đã có nhiều đối tượng trộm chó vì chống trả lại người dân
nên đã bị đánh chết.
- Đặc điểm của trộm cắp tài sản:
-Về giới tính:
7


Theo hồ sơ thống kê của VKSND tỉnh Nghệ An về số lượng nam,nữ trộm
cắp tài sản.
Năm
2010
2011
2012
2013
2014

Nam
401
412
426
412

514

Nữ
78
79
83
71
89

Biểu đồ thể hiện đặc điểm giới tính trong việc trộm cắp tài sản.
Nhận xét: -qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ nữ phạm tội trộm cắp tài sản so với
nam giới hầu như không thay đổi qua các năm.
-tỷ lệ nữ phạm tội trôm cắp tài sản là rất thấp so với nam giới.
Đối với tội phạm là nữ giới, do yếu tố về kinh tế mà nảy sinh ý định trộm
cắp tài sản, đối tượng này thường lợi dụng sự thân quen, nhân lúc sơ hở,
thiếu cảnh giác của chủ tài sản để thực hiện hành vi. Đối với những trường
hợp này thường ít nghiêm trọng, chủ yếu hành vi mang tính chất đơn lẻ và
không thường xuyên.
Đối với nam giới, tội phạm bao giờ cũng mang tính chất, mức độ nguy
hiểm cao hơn, liều lĩnh, táo bạo hơn. Các đối tượng này thường không có
công ăn việc làm, lười lao động, thiếu tiền ăn chơi, hoàn cảnh ép buộc, bị
dụ dỗ, theo bạn bè xấu, mắc phải các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, lô
đề, cá độ.
II.

Thực trạng xét về mức độ của tội trộm cắp tài sản
Theo số liệu thống kê tại VKSND tỉnh Nghệ An.

Năm
2010

2011
2012
2013
2014

Dưới 18 tuổi
79
81
83
87
117

Từ 18-35 tuổi
309
323
333
307
413

Trên 35 tuổi
91
87
93
89
97
8


Biểu đồ thể hện tỷ lệ % giữa các nhóm tuổi phạm tội trộm cắp tài sản.
Nhận xét: Nhóm tuổi dưới 18 phạm tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ thấp và

tỷ lệ này đang tăng dần qua các năm.
Nhóm tuổi từ 18-35 chiếm tỷ lệ phạm tội trộm cắp tài sản rất lớn
và có xu hướng tăng.
Nhóm tuổi trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ phạm tội thấp và đang giảm
dần qua các năm.
Qua số liệu thống kê được và tình hình thực tiễn cho thấy trội trộm cắp
tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang dần trẻ hóa nhất là độ tuổi vị thành
niên. Nguyên nhân khiến nhóm đối tượng này phạm tội gia tăng là ham
chơi,đua đòi,nhận thức còn hạn chế,nghiện game online và sự gia tăng các
loại thú vui tiêu khiển không lành mạnh ,tiếp cận với internet quá sớm và
tiếp thu thông tin không đúng cách, sự phát triển sớm hơn về mặt thể chất,
tâm sinh lý. Qua quá trình tìm hiểu về nhóm đối tượng này thì đa số xem
phim khiêu dâm, các đoạn clip hài tục tỉu, phim bạo lực, nghiện game
online và xem đó là điều bình thường.
Nguyên nhân khiến nhóm đối tượng từ 18-35 phạm tội trộm cắp tài sản
là do không có việc làm ổn định, lười lao động, nghiện ma túy, cờ bạc,
rượu chè, cá cược, gái gú. Nhóm đối tượng này hành động rất liều lĩnh và
xảo quyệt.
Nhóm đôi tượng trên 35 tuổi phạm tội thường do khó khăn về kinh
tế,trong lúc túng quấn nên làm liều.
- Nhân thân của người phạm tội:
9


Thường là những người có trình độ văn hóa thấp, ham chơi, bản lĩnh kém,
lười lao động và không có việc làm ổn định. Hoàn cảnh gia đình: thường
là gia đình khó khăn, thiếu thốn về vật chất, bố mẹ không hạnh phúc,
không làm gương cho con cái, có lối sống không lành mạnh, trẻ mồ côi.
III.


Nguyên nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh
Nghệ An

Căn cứ vào các dữ liệu thu thập được nhóm 9 xin được nêu ra các nguyên
nhân của tội trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An với nhiều góc độ
khác nhau:
- Nguyên nhân về kinh tế-xã hội:

Bước vào giai đoạn hội nhập và phát triển đất nước, đất nước ta chuyển
sang nền kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế
xã hội để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Kéo theo hệ lụy của sự phát triền đó là những tiềm ẩn mà nền kinh
tế thị trường tạo ra đó là sự phân hóa giàu nghèo, sự xuống cấp về
đạo đức, lối sống….Chính điều đó đã dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích
kinh tế,mâu thuẫn xã hộ tăng cao giữa các tầng lớp dân cư. Đây
chính là nguyên nhân cơ bản đẫn đến hành vi phạm tội nói chung
và hành vi trộm cắp tài sản nói riêng.
Đồng thời, cơ chế thị trường mở cửa phát triển cho nhiều doanh
nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo lại càng rõ nét nhiều người làm ăn,
kinh doanh thuận lợi thu được nhiều lợi nhuận chính đáng. Nhưng
ngược lại cũng có những người bất chấp các quy định của pháp
luật để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản để duy trì sự tồn tại hoặc
để thỏa mãn những mong muốn tức thời. Bên cạnh đó,sự xuất hiện
các tệ nạn xã hội như ma túy,mại dâm,cờ bạc…cũng ngày càng gia
tăng, ảnh hưởng đến tình hình mức độ gia tăng tội phạm nói chung
và tội trộm cắp tài sản nói riêng. Để phục vụ nhu cầu cá nhân họ sẵn
sàng thực hiện hành vi phạm pháp của mình để thỏa mãn nhu cầu đó. Kinh
tế - xã hội trong những năm qua còn khó khăn; do ảnh hưởng của mặt trái
cơ chế thị trường, một bộ phận người lao động không có việc làm, sự
xuống cấp về đạo đức xã hội, chạy theo lối sống thực dụng; một bộ phận

thanh thiếu niên lười lao động, biến chất về đạo đức xã hội.
Hiện nay, số lượng khu công nghiệp còn ít, số lượng người trong
độ tuổi lao động không kiếm được việc làm rất nhiều đây cũng là
10


nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình tội trộm cắp tài sản ngày
một gia tăng trên địa bàn tỉnh.
- Nguyên nhân về văn hóa, giáo dục:

Do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, khát vọng làm giàu bằng
mọi cách cũng tác động đến tâm lý của con người, kể cả những
việc trái với pháp luật, trái với phong tục, tập quán, đạo đức của
dân tộc. Như vậy, mặt trái của cơ chế thị trường chính là ở chỗ nó
không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến lĩnh vục kinh tế - xã hội mà còn
đe dọa đến nền văn hóa của đất nước. Đó là sự xuống cấp nghiêm
trọng về đạo đức ảnh hưởng đến tâm lý và suy nghĩ của quần
chúng đặc biệt là lớp trẻ ngày nay.
Bên cạnh sự xuống cấp về đạo đức,văn hóa thì vấn đề về giáo
dục cũng cần phải chú trọng và quan tâm. Quản lý và giáo dục của
gia đình nhà trường và xã hội cung ảnh hưởng đến nhận thức và
cách hành xử của thế hệ trẻ. Nhưng đồng thời những thiếu sót và
sai lầm trong việc giáo dục con cái, học sinh, sinh viên cũng là
những nguyên nhân làm gia tăng tội phạm nói chung và tội trộm
cắp tài sản nói riêng.
Với tình hình internet, sách báo, có nội dung kích động,văn hóa
phẩm độc hại tràn lan như hiện nay nếu không biết cách tiếp thu
một cách chọn lọc thì nó là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến
lối sống, đạo đức của nhân dân mà đặc biệt là thế hệ trẻ của đất
nước.

Vấn đề giáo dục cần phải được chú trọng và quan tâm. Với
việc giáo dục còn gặp nhiều bất cập, yếu kém như hiện nay.Một nền
giáo dục bất cập như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất đạo
đức, cách tư duy, suy nghĩ của học sinh - sinh viên mà nguyên nhân
chủ yếu xuất phát từ sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã
hội.
- Nguyên nhân từ phía gia đình:

Gia đình là tế bào của xã hội là cái gốc của mỗi người. Đây là
nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia
đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát
triển của trẻ em.Vai trò của gia đình trong việc giáo dục, quản lý trẻ
em đặc biệt là vai trò của cha mẹ là hết sức quan trọng. Quản lý và
giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa
11


trẻ đó sinh ra cho đến khi trưởng thành đủ khả năng về nhận thức
hành vi của mình. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, giáo dục
con cái có lối sống đạo đức, trong sáng ,lành mạnh,có ích cho xã
hội. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là
nguyên nhân dẫn con cái đến con đường tệ nạn, suy thoái đạo đức,
vi phạm pháp luật. Những thiếu sót từ phía gia đình có thể là do:
+ Là sự lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục của cha mẹ
không đúng, như: thảo mãn và đáp ứng yêu cầu vật chất của con
cái khi yêu cầu đó là không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi
hoặc điều kiện gia đình không cho phép. Sự nuông chiều thái quá,
không bắt lao động, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, bỏ qua nghĩa vụ
của con cái phải làm từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi hưởng
thụ, ham chơi, đua đòi, sống ích kỷ, ỷ lại vào điều kiện của bố mẹ

không chịu suy nghĩ, lười lao động. Có những gia đình do bố mẹ
thiếu sự hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã không biết cách
khuyên ngăn, giáo dục đúng đắn mà lại đánh đập,đe dọa điều này
vô tình làm cho trẻ trở nên hung hăng, bạo lực và mất kiểm soát
hành vi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến
nguyên nhân vi phạm pháp luật của người chưa thành niên.
+ Gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến việc giáo, dục
quản lý con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội, như: bố mẹ lo làm
ăn buôn bán, do phải đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ ốm đau
bệnh tật không quản lý việc học tập, sinh hoặt của con cái, bố mẹ đi
làm ăn xa như xuất khẩu lao động phải sống với ông bà, Có những
trường hợp con cái bỏ học hàng tháng, đi chơi qua đêm, nghiện
hút, nghiện game, bài bạc,cá cược, lô đề, trộm cắp, sa vào tệ nạn,
lập hội, băng nhóm phạm tội,...mà bố mẹ không hề hay biết, chỉ
đến khi nhận được thông báo của cơ quan chức năng, bạn bè,
hàng xóm mách bảo thì mới ngả ngửa ra và căm ghét chính đứa
con của mình. Điều đó nói nên nền tảng gia đình và cánh hành sử
của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhận thức tư duy
và hành động của con cái.
+ Một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn, bố
mẹ đang chấp hành hình phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết, sống với gì
ghẻ bố dượng, mồ côi cả cha lẫn mẹ sống với ông bà, sống với anh
chị em ruột, sống một mình, sống lang thang. Những trẻ em này rơi
vào hoàn cảnh này thường dẽ bị tổn thương về tâm lý do tự ty, mặc
cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn điều kiện vật chất như: học tập,
12


vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục đẫn đén mất phương hướng khi
hành động dễ bị lôi kếo vào các tệ nạn xã hội và có hành vi tiêu

cực, phạm tội.
- Từ phía nhà trường:

Việc giáo dục về các chương trình pháp luật trong nhà trường là
điều kiện cần và là điều kiện đủ để học sinh – sinh viên hình thành
nhận thức, hành động đúng theo chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
Thế nhưng, viêc giáo dục trong nhà trường về các chương trình
giáo dục đạo đức, pháp luật chưa được chú trọng, quan tâm đúng
mức. Đặc biệt, đối với học sinh – sinh viên cá biệt nếu không được
sự quan tâm của gia đình và sự chặt chẽ trong quản lý,giáo dục của
nhà trường thì họ rất dễ đi vào con đường phạm tội.
Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa nhà trường
và gia đình vẫn chưa được thường xuyên. Nhiều trường hợp con
đã bỏ học mà bố mẹ không hề hay biết.
- Từ phía xã hội:

Do những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng vơi
những thiếu sót trong việc quản lý văn hóa – xã hội của các cơ
quan nhà nước các tổ chức xã hội, vì vậy chúng ta chưa đánh giứa
hết tính chất phức tạp, nhiêm trọng của tình hình tội phạm để đề ra
những chủ trương, biệt pháp phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh
phù hợp.
Hệ thống pháp luật về trẻ em và người chưa thành niên thiếu đồng
bộ, việc thi hành chưa nghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ
quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành các cấp, các
chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện đúng
trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống vi phạm pháp
luật của người chưa thành niên, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của
gia đình và nhà trường.
Vai trò của các cơ quan đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh

niên trong việc giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật của
người chưa thanh niên còn mờ nhạt. Thông thường, những người
vi phạm pháp luật thuộc đối tượng ở tổ chức nào thì ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn giao cho tổ chức đó giáo dục, giúp đỡ và
bảo vệ quyền lợi của họ. Nhưng trên thực tế rất ít trẻ em vi phạm
pháp luật được giao cho Đoàn Thanh niên quản lý, giáo dục, nếu có
13


thì cũng chưa được các cơ sở đoàn quan tâm đúng mức. Sự mờ
nhạt của các tổ chức Đoàn cũng như việc thiếu quan tâm của gia
đình dẫn đến nhiều thanh niên trở về từ từ các trường giáo dưỡng
lại tiếp tục đi vào con đường tái phạm. Bên cạnh đó, một bộ phận quần
chúng nhân dân còn chủ quan, thiếu cảnh giác trong việc bảo vệ tài sản, sự
mất cảnh giác của người dân, người quản lý, bảo vệ tài sản trong các cơ
quan, doanh nghiệp và các hộ gia đình như: không khóa cổ, khóa càng xe
máy, để phương tiện ở những nơi không có người trông giữ; cửa nhà khóa
không an toàn, thậm chí quên không khóa cửa nhà, cửa phòng làm việc;
các cơ quan, doanh nghiệp, trường học không có lực lượng bảo vệ chuyên
trách, bảo vệ lỏng lẻo, không lắp đặt hệ thống giám sát an ninh, hệ thống
chiếu sáng, tường rào không bảo đảm, không thường xuyên tổ chức tuần
tra, canh gác bảo vệ tài sản, nhất là vào ban đêm, ngoài giờ hành chính hay
các dịp nghỉ lễ...tạo điều kiện thuận lợi để tội phạm trộm cắp tài sản hoạt
động. Do công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tội phạm nói
chung và tội phạm trộm cắp tài sản nói riêng chưa thường xuyên và hiệu
quả; hệ thống chính trị ở cơ sở nhiều nơi chưa thật sự vào cuộc, chưa xem
đó là nhiệm vụ của mình, chưa phát huy được sức mạnh của nhân dân, còn
xem nhẹ nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tội phạm và còn
trông chờ, ỷ lại, xem đây là nhiệm vụ của lực lượng công an. Chính
những đặc điểm tâm lý, xã hội tiêu cực đó khi gặp những điều kiện

thuận lợi như sự thiếu đề phòng sự thiếu thận trọng, đề phòng của
người quản lý tài sản thì người phạm tội sẽ càng nảy sinh ý thức
tiêu cực, mong muốn chiếm được tài sản của người khác. Một số
giới trẻ lớn lên trong môi trường khá biến động, phức tạp và chịu sự
tác động của nhiều giá trị xã hội bao gồm cả mặt tich cực và tiêu
cực, nhưng ít và chậm được định hướng đên hành vi tiêu cực, gây
hậu quả xấu cho xã hội. Ngoài ra, tâm lý tiêu cực còn chi phối trong
các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính trị, môi trường và làm nảy sinh
các tệ nạn xã hội không chỉ trong quần chúng nhân dân mà trong cả
đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước. Điều đó thể hiện ở chỗ,
không ít cán bộ, Đảng viên mất cảnh giác, biến chất và dễ dàng bị
mua chuộc, sa ngã…gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, là
mất lòng tin trong nhân dân và là xấu đi hình ảnh của Đảng ta.
Đồng thời, làm giảm đi tính nghiêm túc trong hoạt động quản lý nhà
nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội tạo điều kiện cho bọn tội phạm
thực hiện hành vi phạm tội làm gia tăng tội phạm trong nhà nước ta.
Tất cả những điều này đều thể hiện sự tác động của đặc điểm tâm
14


lý tiêu cực trong một bộ phận nhân dân, kể cả đội ngũ cán bộ công
chức nhà nước là nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, tồn tại tội
trọm cắp tài sản cũng như tội phạm khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An
những năm gần đây.Một nguyên nhân không kém phần quan trọng nữa
là sự quản lý của chính quyền địa phương chưa hiệu quả , chưa kịp thời
phát hiện ngăn chặn , xử lý những vi phạm pháp luật như : ma túy, mại
dâm, cờ bạc,bảo kê,cá độ,lô đề… Đây là những hành vi thường dẫn đến ý
thức phạm tội trộm cắp tài sản để có tiền mua ma túy sử dụng ,chơi cờ
bạc . Thêm vào đó , chính quyền địa phương còn chưa quản lý tốt các
loại dịch vụ mua bán đồ cũ , cầm đồ… ở mức độ nào đó , các cơ sở này đã

tiếp tay cho những hành vi tiêu thụ hàng hóa do phạm tội mà có.
- Nguyên nhân về chính pháp luật:

Nhà nước Việt Nam XHCN đang bước vào thời kỳ đổi mới,
đánh dấu bước phát triển về kinh tế, chính tri, văn hóa, xã hội. Tuy
nhiên đây cũng là lúc các chính sách quản lý của nhà nước thể hiện
nhiều cơ hở, thiếu sót. Cơ chế quản lý, chính sách pháp luật chưa
có sự thay đổi để thích ứng với cơ chế thị trường. Mặc dù hệ thống
pháp luật đã có nhiều số lượng và thay đổi về chất lượng nhưng
chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm của xã hội,
thiếu tính ổn định, đồng bộ. trước ngưỡng cửa gia nhập vào nền
kinh tế thế giới, chúng ta cần phải có hệ thống pháp luật đầy đủ để
điều chỉnh mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ cho quản lý kinh tế
và xã hội để ngăn ngừa và hạn chế các sự gia tăng của các loại tội
phạm.
Mặt khác, chính sách pháp luật của nước ta còn thiếu tính
thực tế, chưa có tính bao quát lâu dài mà chỉ thường chạy theo giải
quyết các vấn đề bức xúc trước mắt. Vai trò của các cơ quan cá
nhân, tổ chức, cơ quan hành chính có nhiệm vụ quản lý cò hạn chế,
còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm quản lý cho các cấp, các ngành.
Công tác quản lý ở nhiều ngành, nhiều cấp còn mang nặng tính
hành chính, quan liêu xa rời với thực tiễn. Tình trạng trên đây là một
trong những nguyên nhân và điều kiện thuận lợi cho tình trạng nói
chung và tình hình tội trộm cắp tài sản nói riêng phát triển. Việc
nâng cao trách nhiệm cho cơ quan nhà nước và các tổ chức trong
việc thiết lập chính sách pháp luật chặt chẽ là tất yếu.
- Nguyên nhân về phía cơ quan bảo vệ pháp luật :
15



Việc thực thi pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng bị hạn
chế là nguyên nhân và điều kiện cho tội trộm cắp tài sản ngày một
gia tăng cũng như về số lượng và quy mô, tính chất. Công tác quản
lý nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại để người phạm tội trộm cắp tài
sản lợi dụng trong quá trình gây án, tiêu thụ và trốn tránh pháp luật.
Ngoài những nguyên nhân trên, tình hình tội trộm cắp tài sản gia
tăng trên địa bàn huyện còn xuất phát từ chính những nguyên
nhân, điều kiện xét dưới góc độ tâm lý xã hội của cán bộ, công
chức nhà nước:
Thói quen vô tổ chức kỷ luật, không tôn trọng kỷ luật, trật tự, kỷ
cương phép nước, lòng tham lam, thói vị kỷ, vụ lợi, khát vọng làm
giàu bằng mọi cách kể cả vi phạm pháp luật, trái với phong tục, tập
quán, đạo đức của dân tộc.
Cái tôi, cái cá nhân có cơ hội phát triển mạnh trong cơ chế thị
trường khi mà ý thức và trách nhiệm của công dân chưa được hình
thành toàn diện dẫn đến một số cán bộ có lối sống vị kỷ, vụ lợi cá
nhân lo cho mình trước mà dẫm, đạp lên lợi ích của cả nhà nước,
xã hội, thờ ơ với trách nhiệm mà nhân dân giao cho mình.
Như vậy, việc dẫn đến tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tỉnh Nghệ
An nhưng năm vừa qua xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác
nhau. Song, để hạn chế được những nguyên nhân đó cần có sự
vào cuộc của các cơ quan chức năng cũng như sự quản lý của gia
đình, nhà trường…hơn nữa để hạn chế sự gia tăng của loại tội
phạm này.
Tóm lại : Dẫn đến tình trạng phạm tội trộm cắp tài sản bao gồm rất
nhiều nguyên nhân . Trong đó những nguyên nhân đã nêu trên là những
nguyên nhân chủ yếu nhất . Có thể trong trường hợp do một nguyên nhân
cụ thể cũng có thể do nhiều nguyên nhân đan xen kết hợp tác động cùng
một lúc dẫn đến một người phạm tội này . Từ những ngyên nhân đó cho ta
thấy biện pháp cần khắc phục thật hiệu quả ngăn chặn mọi hành vi phạm

pháp xâm phạm đến quyền sở hữu của nhân dân.

Chương 3:
I.
Các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật
về tội trộm cắp tài sản, công tác đấu tranh phòng chống tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn thành phố trong thời gian.
16


Trong quá trình nghiên cứu đề tài nhóm 9 có một số kiến nghị,giải
pháp trong việc hạn chế và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội
trộm cắp tài sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An như sau:
Trước thực trạng tội “trộm cắp tài sản” ngày càng gia tăng trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, có nhiều diễn biến phức tạp đòi hỏi các cấp, các ngành,
các cơ quan tổ chức và nhân dân phải có những giải pháp cần thiết để
phòng chống loại tội phạm này. Tội “trộm cắp tài sản” là hiện tượng tiêu
cực trong xã hội. Nó có nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác
nhau. Mỗi biện pháp phòng ngừa gắn liền với chức năng, vai trò của một
cơ quan nhà nước và một số tổ chức nhà nước và xà hội nhất định. Bao
gồm các biện pháp cụ thể sau:
1. Dạy nghề, hướng nghề nghiệp tạo việc làm ổn định và nâng cao

đời sống cho nhân dân
Nhằm nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân, khắc
phục tình trạng sa sút trong xã hội. Cuộc đấu tranh phòng chống loại tội
phạm này sẽ không đạt kết quả cao nếu không giải quyết được vấn đề kinh
tế của đất nước, đời sống của nhân dân và nhiệm vụ về văn hóa xã hội. Để
làm được điều đó cần mở rộng tính dân chủ, công tác, tạo điều kiện cho
nhân dân tham gia tích cực các hoạt động này. Bên cạnh đó còn phải đẩy

mạnh công tác bồi dưỡng cán bộ có đủ năng lực và trình độ, phẩm chất đạo
đức phục vụ cho công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
Các cơ quan bảo vệ pháp luật đặc biệt là Tòa án nhân dân cần đẩy mạnh
công tác tuyên truyền bằng mọi biện pháp cách thức như: Tổ chức các
phiên tòa lưu động tại các địa bàn thường xuyên xảy ra các tội cướp tài sản
nhằm răn đe ngăn ngừa ý thức phạm tội củng cố tinh thần đoàn kết đấu
tranh phòng chống tội phạm này.
- Giải quyết tình trạng thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự

gia tăng dân số, sự di dân từ ngoại tỉnh… đảm bảo mức sống tối
thiểu, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo
- Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư từ nước
ngoài, tập trung tạo điều kiện cho các tổ chức phát triển kinh tế ngày
càng nhiều trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Phát triển hệ thống quản lý tài chính, hạn chế thanh toán bằng tiền
mặt tập trung nâng cao hình thức thanh toán bằng thẻ tín dụng…
những điều đó sẽ giảm cơ hội trộm cắp của bọn tội phạm.

17


- Đối với tỉnh Nghệ An cần phải tập trung vào việc giáo dục, bồi

dưỡng các thế hệ trẻ, đặc biệt là các em học sinh đang ở tuổi mới
lớn, dễ bị dụ dỗ vào các con đường xấu.
- Có chính sách tạo công ăn việc làm đối với những người mới trở về
từ con đường lạc lối, giúp họ sớm hòa nhập với cộng đồng.
- Có sự quan tâm đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh nghèo
khó, người có tiền án tiền sự, chú trọng thực hiện các chính sách xã
hội như: chính sách gia đình thương binh, liệt sĩ,…tạo niềm tin ở

nhân dân, tuyên truyền phong trào nhân dân quyết tâm chống tội
phạm.
2. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật

Nhiệm vụ của các cơ quan chức năng là khi có tội phạm xảy ra phải
nhanh chóng điều tra phá án, bắt kẻ phạm tội, khắc phục hậu quả mà kẻ
phạm tội gây ra, xử lý nghiêm minh kẻ phạm tội để quần chúng nhân dân
tin tưởng vào pháp luật và cơ quan bảo vệ pháp luật. Trên thực tế những
năm qua các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã chưa thực
hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình. Quốc hội cần có những biện pháp ràng
buộc trách nhiệm hơn nữa với những cơ quan này, để họ thực hiện nghiêm
chỉnh công việc mà nhân dân giao phó.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về trật tự, an toàn

xã hội tác
1. Công tác quản lý nhân khẩu
Trước hết cần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về nhân
khẩu, cư trú, tạm trú. Các địa phương cần quy định chặt chẽ việc quản lý
đăng ký hộ khẩu, cư trú, tạm trú. Các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt
chẽ với nhân dân phát hiện những đối tượng lang thang có biểu hiện nghi
vấn phạm tội trên địa bàn. Các đối tượng trộm cắp tài sản thường đi lang
thang vào các khu vực dân cư để tìm sự sơ hở, mất cảnh giác của người
dân mà thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.Tại các trường Đại học, Cao
đẳng, Trung cấp…cần phải có phương pháp quản lý sinh viên không chỉ
trong giờ học mà trong những hoạt động ngoài giờ. Bên cạnh đó, tỉnh cần
tăng cường công tác quản lý cư trú đối với những người di dân, di cư từ
nơi khác đến, hạn chế tình trạng gia tăng số người phạm tội trộm cắp tài
sản ở các địa phương. Cơ quan chức năng cụ thể là cảnh sát khu vực có sự
18



phối kết hợp với các tổ chức, đoàn thể ở cơ sở, địa bàn dân cư, thắt chặt
công tác quản lý khai báo tạm trú tại các khu vực tập trung nhà nghỉ, khách
sạn, nhà trọ, nhà cho thuê, khu vực dân cư phức tạp. Đối với những đối
tượng có tiền án,tiền sự. Để làm tốt công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm nói chung, trộm cắp tài sản nói riêng, chính quyền tỉnh Nghệ An phải
không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả quản lý đảm bảo an ninh trật tự,
an toàn xã hội.
Với điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,nhiều người dân từ các
tỉnh thành khác đến học tập, làm ăn, sinh sống trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Sự di dân này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại tội phạm. Do đó, tỉnh cần
phải quản lý chặt chẽ công tác đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú. Không
những tuyên truyền cho người dân biết nghĩa vụ khai báo tạm trú, tạm
vắng mà còn phải có những biện pháp xử lý đối với những cá nhân, tổ chức
không chấp hành.
Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về con người, trước hết Bộ Công an
và Bộ Tư pháp cần phải thực hiện tốt công tác cấp pháp, quản lý giấy tờ
tùy thân, chứng minh thư nhân dân, cần phải làm cho mọi người dân thấy
rõ và có ý thức nghĩa vụ phải chấp hành các quy định về việc đăng ký các
loại giấy tờ tùy thân để sử dụng đúng mục đích, thuận lợi cho việc quản
lý, điều tra và phát giác tội phạm.
2. Công tác quản lý trật tự trị an:

Tỉnh Nghệ An có khá nhiều khu di tích lịch sử, khu du lịch, khu vui
chơi giả trí, khu nghỉ mát… Do đó, tại các địa điểm này các cơ quan chức
năng cần phối kết hợp với lực lượng dân phòng tại địa phương có biện
pháp phù hợp để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những đối tượng xấu, có
nghi vấn. Các cơ quan chức năng mà đặc biệt là cơ quan, tổ chức trực tiếp
tổ chức, quản lý các chương trình, các lễ hội, các loại hình dịch vụ thường
xuyên nhắc nhở, cảnh báo mọi người về tình trạng trộm cắp tài sản ở địa

điểm đó, có biện pháp ngăn chặn không để nạn trộm cắp xảy ra. Với cách
làm đó sẽ giúp người dân biết được những hành vi xấu của bọn tội phạm để
từ đó nâng cao cảnh giác bảo vệ tài sản của mình. Hàng năm tỉnh Nghệ An
thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt làm ảnh hưởng đến tình hình trật tự trị
an. Do đó chính quyền địa phương cần có những chính sách cụ thể, phù
hợp, kịp thời để đảm bảo sự ổn định, an toàn cho những khu vực đó khi có
thiên tai xảy ra. Đối với những chức năng quản lý hoạt động giao thông
cần tăng cường kiểm tra hành chính trong việc sử dụng xe máy, giấy tờ
đăng ký xe nhằm phát hiện xe máy bị lấy trộm. Tăng cường quản lý chặt
19


chẽ dịch vụ cầm đồ. Hoạt động cầm đồ là một trong những hình thức tiêu
thụ tài sản bất hợp pháp. Do đó tỉnh cần quy định rõ trách nhiệm của
những cơ quan chức năng trong việc quản lý loại hình dịch vụ này, nâng
cao trách nhiệm quản lý của các ngành chủ quản, trách nhiệm quản lý hành
chính nhà nước ở các xã, phường. Những trường hợp chủ hiệu cầm đồ có
hành vi chứa chấp, tiêu thụ tài sản do phạm tội mà có cần phải có biện
pháp xử lý nghiêm khắc, cần thiết thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với những hành vi đó để làm gương cho kẻ khác. Tăng cường hiệu lực
quản lý các nghành nghề dịch vụ để chủ động phòng ngừa những thiếu sót,
sơ hở trong việc cung cấp dịch vụ mà bọn tội phạm có thể lợi dụng. Mặt
khác, công tác quản lý phải không gây cản trở cho việc phát triển kinh tế,
không gây phiền hà cho nhân dân. Trước hết tăng cường quản lý một số
nghành và dịch vụ như: cầm đồ, bán đồ với giá rẻ mà không có giấy tờ
chứng minh ( ví dụ: bán xe máy trộm ). Đồng thời tuyên truyền giáo dục để
người hành nghề chấp hành đúng quy định pháp luật loại trừ khả năng tiêu
thụ tài sản bất hợp pháp và các vi phạm pháp luật khác của những người
hành nghề này.
Tiếp tục đổi mới và thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế phối hợp giữa các cơ

quan bảo vệ pháp luật, nâng cao trách nhiệm, phát huy chức năng của các
cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các lực lượng vũ trang, phải gắn
việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội với chương trình
phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự. Tập trung xây dựng lực
lượng Công an nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác thật sự
trong sạch, vững mạnh để thực hiện tốt vai trò nòng cốt, xung kích trong
đấu tranh phòng, chống tội phạm, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác điều tra, xử phạt vi phạm hành chính, xét xử, xử lý nghiêm
những trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật
một cách sâu rộng trong toàn xã hội, xây dựng môi trường sống lành mạnh
để phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm
trước mắt và lâu dài.
Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, ngừa, phát hiện, tố giác
và đấu tranh chống các loai tội phạm và tệ nạn xã hội, thực hiện phối hợp
phong ngừa tội phạm từ gia đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Củng
cố vai trò và hoạt động của các huyện, xã, các cơ quan xí nghiệp tham gia
tích cực phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc.
20


Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, giáo dục và
cảm hóa những người phạm tội tại cộng đồng dân cư bằng nhiều hình thức,
không ngừng giúp họ cải tạo tiến bộ, hoàn lương, tái hòa nhập với gia đình,
cộng đồng xã hội. Chấn chỉnh công tác giam giữ, thi hành án và nâng cao
hiệu quả công tác giáo dục cải tạo phạm nhân.
Chủ động các biên pháp phòng ngừa, ngăn chặn, trấn áp kịp thời đối
với tội trộm cắp tài sản. Tập trung phòng chống tội phạm này phải đi đôi
với các tội phạm khác như: tội buôn lậu, tham nhũng, giết người, cướp tài
sản, các tệ nạn xã hội như: bảo kê, ma túy, mại dâm, cờ bạc… tăng cường

hiệu lực quản lý của Nhà nước trên các lĩnh vực trật tự đô thị, quản lý các
hoạt động văn hóa… tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự xã hội.
Xây dựng và triển khai thực hiện 4 đề án chủ yếu của chương trình
phòng chống tội phạm bao gồm:
- Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm,
-

3.

cảm hóa giáo dục, cải tạo người phạm tội tại gia đình và dân cư.
Rà soát bổ sung và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của
tỉnh về phòng chống tội phạm, tăng cương tuyên truyền giáo dục
pháp luật và trách nhiệm công dân về bảo vệ an ninh trật tự.
Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm có tổ chức, tội phạm nguy
hiểm.
Đấu tranh phòng chống các tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên.
Các cấp, các nghành cần phải phân công trách nhiệm trong công tác
phòng chống loại tội phạm này. Trong đó:

a. Công an tỉnh: là cơ quan đầu mối chủ trì, trực tiếp phối hợp với các Sở,

Ban, Nghành liên quan trong công tác phòng chống tội trộm cắp tài sản
trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về an
ninh trật tự, củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp đến phòng ngừa
và đấu tranh chống tội phạm, nhất là các lực lượng ở các huyện ,các cơ
sở, các ban bảo vệ dân phố, bảo vệ chuyên trách ở các cơ quan, xí
nghiệp; đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc, tấn
công trấn áp các tội phạm; kịp thời phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh
phòng chống tội trộm cắp tài sản. Phối hợp với các nghành Kiểm sát,
Tòa án tiến hành điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm

tội; nghiên cứu, dự báo tình hình, diễn biến đối với tội trộm cắp tài sản,
đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp đấu tranh phù hợp.
b. Thanh tra tỉnh: có trách nhiệm tổ chức công tác điều tra, kiểm tra,

phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp với
21


cơ quan bảo vệ pháp luật tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động tuân theo
pháp luật, góp phần phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm.
c. Sở văn hóa thông tin: có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan thông tin

đại chúng và nghành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh
thực hiện pháp luật, trách nhiệm của công dân trong phòng chống tội
phạm. Thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật để tuyên truyền
những gương người tốt, việc tốt trong công tác đấu tranh phòng chống
tội phạm, phê phán những hiện tượng tiêu cực, giúp cơ quan chức năng
phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật; thường xuyên kiểm
tra và khắc phục những những hiện tượng không lành mạnh trong các
hoạt động văn hóa, nghệ thuật, báo chí, phát hiện các đề xuất cử lý
nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
d. Sở giáo dục đào tạo và các trường Đại học: có nhiệm vụ thường

xuyên quản lý giáo dục cán bộ, học sinh, sinh viên các trường đại học,
có kế hoạch đưa nội dung giáo dục pháp luật và các quy định bảo vệ an
ninh trật tự vào chương trình giáo dục ở các cấp học, phối hợp với Công
an thành phố tổ chức các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống các
hành vi trộm cắp tài sản trong khu vực nhà trường.
e. Sở lao động – thương binh và xã hôi: có nhiệm vụ chỉ đạo việc dạy


nghề cho các đối tượng ở các trại giam, đảm bảo khi ra trại có có trong
tay kỹ năng nghề đảm bảo cho việc tạo thu nhập nuôi sống bản thân,gia
đình góp phần phát triển xã hội, có chính sách khen thưởng, đãi ngộ vật
chất, tinh thần đối với các đơn vị, cán bộ chiến sĩ và công an có thành
tích xuất sắc trong đấu tranh phòng chống tội phạm.
f. Sở tư pháp: nghiên cứu, rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện

hệ thống pháp luật về tội phạm nói chung, tội trộm cắp tài sản nói riêng.
Phối hợp với các nghành liên quan tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp
luật, mở chuyên mục giáo duc thường xuyên trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
g. Viện kiển sát nhân dân tỉnh:

Viện kiểm sát nhân dân là một trong cơ quan bảo vệ pháp luật của
nhà nước, có chức năng thực hành quyền công tố,kiểm sát các hoạt động
tuân theo pháp luật,giám sát các hoạt động tư pháp nhằm góp phần bảo
đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Viện kiểm
22


sát nhân dân có vị trí và vai trò quan trọng trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm.
Để phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, đòi hỏi Viện kiểm sát phải
thực hiện một cách chính xác và đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình
trong tố tụng hình sự. Vì vậy, nếu xem dưới góc độ vai trò, trách nhiệm
pháp lý thì hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân về
cơ bản phải thực hiện theo hai hướng chủ yếu: Một là, thông qua công tác
phòng chống để thực hiện chức năng; hai là phối hợp thực hiện các nhiệm
vụ phòng ngừa với các chủ thể khác.

Ở hướng hoạt động phòng ngừa tội phạm thông qua công tác để thực
hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp áp dụng các biện pháp pháp lý có tác
dụng quan trọng góp phần tích cực vào việc ngăn chặn tội phạm, hạn chế
hậu quả thiệt hại do tội phạm gây ra, kiềm chế, đẩy lùi và từng bước làm
giảm tội phạm, khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của từng loại
tội phạm cũng như tình hình tội phạm trộm cắp tài sản trong xã hội.
Cùng với các biện pháp tác động trực tiếp nhằm đảm bảo cho quá trình
khởi tố, điều tra phát hiện và xử lý tội phạm được nhanh chóng, chính xác,
kịp thời theo quyền năng và nghĩa vụ tố tụng. Viện kiểm sát nhân dân còn
gián tiếp tác động để áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm thông
qua việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của mình.
Thực tế hiện nay có một số người bị án phạt tù giam vẫn tiếp tục trốn tránh
thi hành án, nhũng người bị án phạt tù nhưng cho hưởng án treo và những
người bị án cải tạo không giam giữ hiện cũng chưa có một quy chế quản lý
chặt chẽ, ở các trại giam một số người bị bắt giam tiếp tục bỏ trốn,một số
khác đút lót tiền cho quản giáo nên không phải chấp hành án trong trại
chúng ra ngoài xã hội tiếp tục phạm tội. Điều đó đã làm cho các bản án do
Tòa án tuyên có hiệu lực pháp luật nhưng lại không được chấp hành, tác
dụng của việc thực thi quyền lực tư pháp trong suốt quá trình tố tụng từ khi
khởi tố đến lúc truy tố, xét xử bị vô hiệu, kể phạm tội vẫn nhởn nhơ ngoài
vòng pháp luật và khinh nhờn luật pháp. Hơn ai hết, các cơ quan bảo vệ
pháp luật trong đó có Viện kiểm sát nhân dân cần phải nhanh chóng áp
dụng các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa,và xử lý nghiêm khắc các cá
nhân,tổ chức vi phạm.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần xây dựng một chương trình phòng
ngừa tội phạm,tiếp thu lấy ý kiến nhân dân về những vấn đề bức xúc trong
23



xã hội mà chưa được giải quyết,kiểm sát chặt chẽ hoạt động tư pháp đang
gây nhiều bức xúc trong dư luận hiện nay.
Với các quy định hiện hành, Nhà nước cũng đã trao cho viện kiểm sát
một số quyền hạn cụ thể như: Tự mình khởi tố vụ án, khởi tố bị can và
chuyển đến cơ quan điều tra để yêu cầu tiến hành điều tra, yêu cầu cơ quan
điều tra khởi tố, hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của cơ quan điều tra,
kiến nghị các cơ quan, tổ chức. Những cơ quan này nếu được thực thi đầy
đủ và chính xác sẽ có tác dụng phòng ngừa rất lớn, trước hết là đảm bảo
mọi tội phạm đều phải được điều tra phát hiện và xử lý kịp thời, không bỏ
lọt tội phạm. Trong các biểu thống kê công tác Kiểm sát của Viện kiểm sát
nhân dân cần có các tiêu chí về số lượng thực hiện các quyền này và trong
các báo cáo kết quả công tác bắt buộc phải phân tích, đánh giá về hiệu quả
thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong từng thời gian, ở từng
địa bàn nhất định.
Vấn đề nghiên cứu lý luận và triển khai ứng dụng các biện pháp phòng
ngừa bấy lâu nay ít được chú trọng. Ai cũng biết rằng chúng ta không thể
đấu tranh phòng chống tội phạm có hiệu quả nếu không tìm ra các nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm để có biện pháp tác động phù
hợp.
h. Tòa án nhân dân

Thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự, các vụ án trộm cắp tài
sản, Tòa án các cấp kịp thời phát hiện sớm những sơ hở mất cảnh giác của
nhân dân và sở hở trong công tác quản lý nhà nước, cũng như phương thức
thủ đoạn mới của tội phạm. Từ đó phối hợp với các cơ quan chức năng
trong phòng ngừa tội phạm. Thông qua các vụ án được xét xử lưu động.
Tòa án tuyên truyền ý thức cảnh giác, nâng cao hiểu biết pháp luật trong
nhân dân. Việc tăng cường hoạt động xét xử lưu động các vụ án hình sự ở
các địa bàn dân cư sẽ thu hút sự quan tâm của nhân dân, trên cơ sở đó làm
tốt nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục pháp luật rộng rãi trong nhân dân.

Trong quá trình xét xử các vụ án, Tòa án nhân dân các cấp cần phải
đảm bảo sự công minh của pháp luật. Việc áp dụng cụ thể mức hình phạt
phải phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mục
đích phạm tội cũng như tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của bị cáo. Tòa án
cần tăng cường hoạt động xét xử lưu động, đáp ứng yêu cầu của công tác
đấu tranh chống tội phạm, tránh tình trạng để án tồn đọng, giải quyết kéo
dài.Nâng cao trình độ của các thẩm phán,các thẩm phán phải là những
người giỏi thực sự và tâm huyết với nghề có đạo đức tốt,có chế độ đãi ngộ
24


tốt để họ yên tâm công tác và chấm dứt được việc chạy án vẫn đang âm
thầm xảy ra.
4. Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến tội trộm cắp tài

sản
Theo quy định Điều 328 Bộ luật hình sự thì dấu hiệu định lượng tài
sản là dấu hiệu định tội và khung để phân hóa các trường hợp phạm tội
trộm cắp tài sản là không phù hợp. Do đó, không nên quy định dấu hiệu
định lượng phản ánh giá trị là dấu hiệu định tội.
Đối với quy định về hình phạt tiền theo phân tích ở chương 2 thì khó
thi hành đối với người trộm cắp tài sản. Do đó cần có văn bản tổng kết và
hướng dẫn áp dụng hình phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với những
trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản của Nhà nước, trị giá tài sản bị trộm
cắp có giá trị lớn, trộm cắp tài sản của người nước ngoài…Việc quy định
cụ thể đối tượng áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt tiền để việc thi
hành hình phạt tiền có tác dụng. Có như vậy thì mới có tác dụng giáo dục,
răn đe và bản án hình phạt tiền phải được thi hành nghiêm túc.
5. Tăng cường hoạt động phòng ngừa tội phạm từ phía nạn nhân


của tội trộm cắp tài sản
Một trong nhưng giải pháp phòng ngừa hiệu quả đối với tội phạm
trộm căp tài sản là phòng ngừa từ phía nạn nhân.
Để phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản từ phía nạn nhân cần phải
thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân có ý thức trong việc tự
bảo quản tài sản của mình.
Do thủ đoạn gây án của tội phạm rất đa dạng. chỉ cần một chút lơ là
mất cảnh giác cũng có thể bị mất tài sản, cho nên biện pháp tự phòng ngừa
hiệu quả nhất là nâng cao tinh thần cảnh giác mọi lúc mọi nơi, không để
cho bọn trộm có cơ hội hoạt động.
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp tuyển chọn những người có thân
nhân tốt để làm các khâu trọng yếu như: bảo vệ, thủ kho…và phải thường
xuyên kiểm tra. Để phòng những sơ hở mà người phạm tội có thể lợi dụng
đưa tài sản trộm cắp ra ngoài.
6. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chính sách pháp luật tới

nhân dân:
25


×