Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Vai trò của nguyễn ái quốc trong việc thành lập đảng CS VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.77 KB, 4 trang )

HỒ CHÍ MINH, vị anh hùng dân tộc, người đã bôn ba cả đời khắp năm châu
bốn biển để tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt nam .
Giữa lúc nước nhà đang khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước đòi hỏi
phải có một lực lượng lãnh đạo và có một đường lối cách mạng đúng đắn ,một lý
luận soi đường .Tất cả đã được giải quyết từ khi Đảng ra đời, đó thật sự là một
bước ngoặt trọng đại cho cách mạng Việt nam .Quá trình vận động thành lập Đảng
là một quá trình đấu tranh và chuẩn bị lâu dài ,toàn diện của Nguyễn Ái Quốc - Hồ
Chí Minh và những người cách mạng Việt Nam. Trong đó người có vai trò hàng
đầu ,có tác động lớn nhất đến việc thành lập Đảng chính là lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Sinh ra trong một gia đình nho học yêu nước,lớn lên trên quê hương giàu truyền
thống yêu nước đấu tranh bất khuất,lại được tiếp nhận sự giáo dục của gia đình
theo tư tưởng yêu nước thương dân tất cả đã hình thành cho Nguyễn Ái Quốc lòng
căm thù sâu sắc giặc Pháp xâm lược ,thông cảm với nỗi khổ của nhân dân ngay từ
thời niên thiếu.
Tuy chịu ảnh hưởng tinh thần yêu nước của cha anh nhưng bằng trí tuệ thiên
tài và sự độc lập trong suy nghĩ đã tạo cho Người có một tư tưởng và chí hướng
hoàn toàn khác với phong trào yêu nước đương thời. Người đã sớm nhận thấy
những hạn chế,sai lầm của những nhà cách mạng đi trước nên đã chọn cho mình
một hướng đi riêng đó là sang phương Tây,vừa để học hỏi kinh ngiệm, nghiên cứu
lý luận,xem xét tình hình vừa tham gia trực tiếp vào lao động và đấu tranh trong
hàng ngũ công nhân và nhân dân lao động các nước để tìm con đường cứu
nước.Và sự lựa chọn đó đã đưa cách mạng Việt nam đến một chặng đường mới,là
mốc đánh dấu và cũng là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt nam
đó là sự ra đời của Đảng cộng sản việt nam.Từ nay cách mạng đã có người lãnh
đạo và có một đường lối rõ ràng, giải quyết được sự khủng hoảng lớn đang còn tồn
tại. Cùng tìm hiểu vai trò của lãh tụ Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng cộng
sản Việt Nam.
Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Hoàn cảnh quốc tế cuối thế kỷ IXX đầu thế kỷ XX:
Là sự khủng hoảng lớn của cách mạng Việt nam về đường lối cứu nước cuối
thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Từ cuối thế XIX chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giai đoạn


tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, các nước đế quốc bên trong thì tăng
cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì xâm lược áp bức nhân dân các dân
tộc thuộc địa. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân ngày
càng sâu sắc, phong trào đấu tranh dân tộc diễn ra sôi động ở các nước thuộc địa.
Ngày 1-8-1914 chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển manh mẽ, đặt ra yêu cầu
bức thiết phải có hệ thống lí luận khoa học với tư cách là vũ khí tư tưởng của giai
cấp công nhân chống chủ nghĩa tư bản. Trong hoàn cảnh đó chủ nghĩa Mác ra đời.
Chủ nghĩa Mac-Lenin đã chỉ rõ muốn giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh
thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải lập ra Đảng cộng sản.
Sự ra đời của Đảng cộng sản là yêu cầu khách quan đáp ứng cuộc đấu tranh của
gia cấp công nhân chống áp bức bóc lột. “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848)
1


xác định: Những người cộng sản luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong
trào, là bộ phận kiên quyết nhất trong bộ phận công nhân các nước. Nguyễn Ái
Quốc đã vận dụng và phát triển sang tạo chủ nghĩa Mac_Lenin. Vào thực tiễn cách
mạng Việt Nam, sang lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mac-Lenin là
kim chỉ nam cho hành động của Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1917 cách mạng tháng mười Nga giành thắng lợi, Thắng lợi của cách
mạng Nga mở ra một thời đại mới, “thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại
cách mạng giải phóng dân tộc”. Cuộc cách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào
đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân các nước, và là một trong những động
lực ra đời của Đảng cộng sản. Với ý nghĩa cách mạng tháng mười Nga, Nguyễn Ái
Quốc đã nhận định: Cách mạng tháng mười Nga như tiếng sét đã đánh thức nhân
dân Châu Á tỉnh giấc mê hàng thế kỷ nay, “Cách mệnh Nga đã dạy cho chúng ta
rằng muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng làm gốc, có đảng vững
bền, phải bền gan, phải hi sinh, phải thống nhất”.
Tháng 3-1919, Quốc tế cộng sản (Quốc tế 3) được thành lập, sự ra đời của quốc

tế cộng sản có ý thức thúc đảy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế.
Hoàn cảnh trong nước:
Sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào năm 1858, nhân dân ta đã
đứng lên kháng chiến để bảo vệ nền độc lập ,rất nhiều phong trào đã nổ ra nhưng
đều bị thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp.Ta có thể kể ra một số phong trào tiêu
biểu của nhân dân ta thời kỳ này như : Phong trào Cần Vương kháng Pháp theo
ngọn cờ Cần Vương đã liên tiếp diễn ra kéo dài từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX.
Phong trào Đông du(1906-1908):do nhà yêu nước Phan Bội Châu lãnh đạo.Phong
trào mở đầu cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư
sản. Phong trào Đông kinh nghĩa thục(1907, Phong trào Duy tân(1906-1908)
Phong trào Việt Nam quang phục hội (1912)….
Tất cả những phong trào trên đều thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc và lòng
yêu nước của nhân dân ta nhưng cuối cùng đều thất bại.Sư thất bại đó biểu lộ tính
chất non yếu của cách mạng Việt nam thời kỳ này.Sự nghiệp giải phóng dân tộc
càng lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.Vấn đề đặt ra lúc
này:cần phải tìm một con đưòng cứu nước khác với con đường phong kiến và con
đường dân chủ tư sản . Đó là một đòi hỏi tất yếu của cách mạng Việt nam đầu thế
kỷ XX.
Vai trò của lành tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam:
Trong lúc hoàn cảnh đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc thì Hồ Chí Minh
với tên gọi Nguyễn Tất thành đã rời tổ quốc từ tháng 6 -1911 đi sang phương
Tây,nơi mà người cho là có tư tưởng dân chủ ,tự do và khoa học kỹ thuật phát
triển để xem họ làm như thế nào,học tập rồi trở về nước giúp đồng bào mình cởi
bỏ xiềng xích nô lệ.Và đó cũng là bước khởi đầu cho quá trình bôn ba khắp năm
châu bốn biển để tìm ra con đường cứu nước của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Cuộc cách
mạng tháng Mười Nga thành công đã trực tiếp tác động đến quá trình tìm đường
2



cứu nước của Nguyễn Ái Quốc ,Người tin tưởng và hướng theo con đường của
cách mạng thang Mười Nga vĩ đại. -Năm 1919:các nước đế quốc thắng trận trong
chiến tranh thế giới thứ nhất họp nhau ở Vecxai,với tên là Nguyễn Ái Quốc,Người
đã thay mặt những người yêu nước Việt Nam gửi đến hội nghị bản yêu sách gồm
tám điểm đòi quyền lợi cho nhân dân Việt nam ,tuy không được chấp thuận nhưng
đó là đòn tấn công trực diện đầu tiên vào chủ nghĩa đế quốc. Tháng 12-1920 tại
đại hội Đảng xã hội Pháp tại Tours Hồ chí minh đứng về phía đại đa số của đại hội
bỏ phiếu tán thành việc thành lập Đảng cộng sản Pháp và việc gia nhập Quốc tế
cộng sản.
Từ đó Nguyễn Ái Quốc trở thành chiến sĩ cộng sản, một chiến sĩ cộng sản đầu
tiên của Việt Nam.Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quyết định trong sự nghiệp
hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh , nó cũng đánh dấu cho bước ngoặt mở
đường cho thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt nam.
Sau khi trở thành chiến sĩ cộng sản , cùng với việc thực hiện những nhiệm vụ
đó với với phong trào cộng sản và công nhân quôc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến
mạnh mẽ việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta,từng bước chuẩn bị về
chính trị,tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng. -Từ năm 1921 đến tháng 61923 ,tại Pháp,Hồ Chí Minh đã tham gia sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc
địa”nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân thuộc địa.Người viết nhiều sách
báo đặc biệt là báo “Người cùng khổ” và cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”
được xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925. Vào năm 1924 Người đã viết tác
phẩm ”Đường kách mệnh”.Tác phẩm này đã có tác dụng to lớn đối với cách mạng
Việt Nam những tư tưởng cơ bản về đường lối chiến lược,sách lược,phương pháp
cách mạng mà Nguyễn Ái Quốc nêu ra trong tác phẩm đã đặt nền tảng cho cương
lĩnh cách mạng của Đảng ta sau này.
Thông qua các bài viết,tác phẩm trên đã thể hiện khá hoàn chỉnh hệ thống quan
điểm cách mạng và lý luận của Hồ chí Minh về “Đường kách mệnh”.Nội dung hệ
thống quan điểm đó là : -Muốn cứu nước ,giải phóng dân tộc không có con đường
náo khác là con đường cách mạng vô sản.
Người đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước,thức dậy tinh thần phản kháng

dân tộc,kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa phải tự dựa vào lực lượng của
mình,phải tự đứng lên giải phóng cho mình.
Hồ Chí Minh đã sớm xác định tính chất cách mạng của các nước thuộc địa là
dân tộc cách mệnh ”. Giương cao ngọn cờ chống đế quốc , giành lấy độc lập tự do
và sau khi thắng lợi sẽ phát triển theo con đường XHCN , đó là tư tưởng cách
mạng đúng đắn của Hồ Chí Minh về cách mạng thuộc địa. Hồ Chí Minh cũng đã
khẳng định ” trong thời đại hiện nay , giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có
sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối cùng ” . Nông dân là lực
đông đảo nhất ở thuộc địa , bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề , phải đi với
giai cấp công nhân ,chịu sự lãnh đạo và tổ chức của giai cấp công nhân thì giai cấp
nông dân mới có thể giải phóng được . Ngược lại giai cấp công nhân muốn giành
được quyền lãnh đạo duy nhất và đưa cách mạng thành công thì phải liên minh với
nông dân.
3


Trước sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước, các tổ
chức cộng sản ở Việt Nam ra đời.
“Đông Dương Cộng sản Đảng (thành lập ngày 17-06-1929), An Nam Cộng sản
Đảng (thành lập vào mùa thu năm 1929), Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn (91929).
Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng:
Đến cuối năm 1929 những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức Đảng
cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng
cộng sản thống nhất, chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào của Đảng cộng sản Việt
Nam. Nhận được tin về sự chia rẽ của những người cộng sản ở Đông Dương,
Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm tới Trung Quốc, Người chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng,
họp từ ngày 6-7 đến ngày 7-2-1930 tại Hương Cảng , Trung Quốc. Hội nghị nhất
trí với năm điểm lớn theo đề nghị của Nguyễn Ái Quốc và quyết định hợp nhất các
tổ chức cộng sản, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. Phương hướng chiến lược

của cách mạng Việt Nam là:”tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để
đi tới xã hội cộng sản”.
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu
tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của gia cấp công nhân Việt Nam
và hệ tư tưởng Mác-Lenin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng cộng sản
Việt Nam ra đời “là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng
Việt Nam ta. Nó chứng tỏ rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức mạnh
lãnh đạo cách mạng”.
Thực tế lịch sử cho thấy, trong quá trình chuẩn bị chính trị, tư tưởng và tổ chức
cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh
không chỉ vận dụng sáng tạo mà còn bổ sung phát triển học thuyết Mác-Lenin về
Đảng cộng sản. Đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1911) chỉ
rõ: “Đảng cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lenin
với phong trào công nhân với phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam. Chủ
tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất của sự kết hợp đó, là tiêu biểu sang
ngời cho sự kết giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội”.

4



×