Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

NGUYỄN BÁ TRUNG BÁO CÁO TTĐHNNx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.1 KB, 52 trang )

Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP –
INTERNSHIP
Quản lý trồng mới cao su tại dự án Bean Heack -Công ty
cổ phần cao su Chư Sê – Kampong Thom tại Xã Sakariem,
Huyện Parasat Blang, Tỉnh Kampong Thom, Campuchia
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung
Lớp : KHCT 43, Khoa Nông học, ĐHNL Huế
GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
Điện thoại: 0986999141
Công ty thực tập: Công ty CP cao su Chư Sê - Kampong Thom
Địa chỉ: Tỉnh Kampong Thom, Vương Quốc Campuchia
HDVCT: Phạm Đình Dũng
Điện thoại: 0977332468
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
1
Khoa Nông Học
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
Kampong Thom, 8/2012
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại kinh tế mở như hiện nay, tỷ lệ sinh viên khi tốt nghiệp có việc làm
ngay và đáp ứng nhanh các yêu cầu công việc của mình chiếm tỷ lệ không nhiều, đa số
họ đều cần một khoảng thời gian dài để làm quen và thích ứng với môi trường nghề
nghiệp thực tế. Điều này không làm thỏa mãn được các nguyện vọng và yêu cầu của
thế giới việc làm (WoW), phần nào đó giảm cơ hội tuyển dụng của sinh viên. Vì vậy
việc kết hợp giữa việc học lý thuyết và nâng cao tính thực hành khi sinh viên còn ở
trên giảng đường đại học là một hoạt động cần thiết và mang nhiều ý nghĩa quan trọng.
Thực tập định hướng nghề nghiệp - Internship là một môn học mới, được thiết kế
trong chương trình đào tạo nghành Khoa học cây trồng của Khoa Nông học, Trường
Đại học Nông Lâm Huế. Với môn học này, vào học kỳ 6 (năm 3) sinh viên sẽ tham gia
trực tiếp vào các công ty hay tổ chức để đảm nhận một số nhiệm vụ, công việc nhất


định theo yêu cầu của họ và mục tiêu học tập của mình. Được làm việc trong môi
trường nghề nghiệp thực sự sinh viên có thể cống hiến năng lực hiện có của mình một
cách nhiệt tình, có trách nhiệm và tích cực. Ở đó họ có thể va chạm thực tế; có những
trải nghiệm lý thú; có nhiều bài học quý báu, sâu sắc; có điều kiện để ứng dụng những
kiến thức đã học trên ghế nhà trường vào thực tiễn sản xuất. Từ đó có thể cảm nhận
được các tương tác khác nhau của môi trường nghề nghiệp trong tương lai, dần thu hẹp
khoảng cách giữa thực tế và lý thuyết; vun đắp, rèn luyện thái độ nghề nghiệp; rèn dũa
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
2
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
lập trường cá nhân ngày càng vững vàng; nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết. Đó là
những hành trang quan trọng để vào đời, để khi ra trường sinh viên không còn bỡ ngỡ,
có thể thích ứng nhanh với công việc mà thế giới việc làm đòi hỏi, đặc biệt là trong nền
kinh tế thị trường ngày càng phát triển ở nước ta. Hơn thế nữa, đây cũng là điều kiện
thuận lợi cho các công ty, tổ chức đánh giá, lựa chọn và tuyển dụng nhân viên một cách
chủ động và hiệu quả; là cơ hội để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển hình ảnh và
vị thế của nhà trường.
Xuất phát từ những ý nghĩa thiết thực của môn học, cùng với những mục tiêu học
tập mà mình đặt ra, trong kỳ thực tập nghề nghiệp lần này em mong muốn đi sâu vào
lĩnh vực sản xuất kinh doanh cây công nghiệp dài ngày ở một công ty, doanh nghiệp
lớn. Sau thời gian 4 tháng làm việc tại Công ty cổ phần cao su Chư Sê – Kampong
Thom; với vai trò là một nhân viên kỹ thuật của dự án em đã làm việc, học hỏi và thu
được những kinh nghiệm nghề nghiệp thực tiễn đầy bổ ích. Tất cả những điều đó sẽ
được em trình bày tóm lược trong bài báo cáo này.
Bài báo cáo của em bao gồm các nội dung cơ bản như: Mục tiêu của đợt thực tập;
tìm hiểu tổng quan về công ty và dự án; mô tả những nhiệm vụ được giao; những bài
học kinh nghiệm có được và kết luận định hướng cho việc học tập, nghiên cứu trong
tương lai.
II.MỤC TIÊU THỰC TẬP
1. Mục tiêu chung

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
3
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
- Tìm hiểu nắm bắt kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su thông qua các hoạt động thực
tế được thực hiện tại công ty.
- Phát triển các nhóm kỹ năng mềm, thái độ nghề cần có trong môi trường làm việc
chuyên nghiệp, có áp lực và trách nhiệm.
- Xác định và phát triển năng lực thích hợp với bản thân.
- Định hướng sự phát triển nghề nghiệp mong đợi trong tương lai.
- Học hỏi, trải nghiệm cuộc sống; hiểu biết thêm về văn hóa, đất nước con người Vương
quốc Campuchia.
2. Mục tiêu cụ thể
* Về kiến thức chuyên nghành:
- Biết được các công việc cần thực hiện trong mùa trồng mới cao su.
- Khai hoang, thiết kế lô, nhặt rễ, khoan hố, bón lót phân….
- Phun thuốc diệt cỏ dại, xạc cỏ hàng 3, bảo vệ thực vật...
- Quản lý trồng mới, trồng dặm, tưới nước chống hạn, bón phân chăm sóc.
- Tăng thêm sự hiểu biết về công tác sản xuất và cung ứng giống thông qua tiếp cận và
học hỏi thực tế các kiến thức về vườn ươm giống, vườn nhân giống.
- Tìm hiểu cách lập và thực thi dự án tại công ty, tăng cường kiến thức về lập và quản lý
dự án trên hoàn cảnh thực tế.
* Tìm hiểu về công ty và dự án.
- Tìm hiểu để có cách nhìn tổng quát về công ty cổ phần cao su Chư Sê – Kampong Thom,
dự án trồng cao su Bean Heack.
+ Quá trình thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức...
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
4
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
+ Các công việc được triển khai thực hiện tại công ty.
- Biết phân tích, đánh giá mối liên hệ, sự tương tác các bộ phận trong công ty và công ty

với môi trường bên ngoài.
- Thông qua quá trình quản lý công nhân, giao lưu để hiểu hơn về các nét văn hóa người
địa phương.
* Về các kỹ năng muốn học hỏi, rèn dũa và bồi đắp như:
- Kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng thương thảo.
- Kỹ năng lập kế hoạch.
- Kỹ năng quản lý thời gian.
- Kỹ năng ra quyết định và lãnh đạo.
III. NỘI DUNG THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
5
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
PHẦN I. TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU CHƯ SÊ- KAMPONG
THOM VÀ DỰ ÁN TRỒNG CAO SU BEAN HEACK
1. Tìm hiểu Công ty cổ phần cao su Chư Sê – Kampong Thom
1.1 Quá trình thành lập
Chính phủ Việt Nam với mong muốn gia tăng sản lượng cao su thiên nhiên, kế
hoạch đến năm 2020 cả nước đạt 800.000 tấn. Để đạt được điều này ngoài việc ứng dụng
các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất mủ còn phải tiến hành trồng mới để mở rộng
thêm diện tích. Tuy nhiên, quỹ đất trong nước còn lại có thể trồng cao su hiện còn lại
không nhiều. Do đó, phương hướng đầu tư mở rộng sang các nước láng giềng như
Campuchuia, Lào đang được chú trọng.
Vương quốc Campuchia có các điều kiện thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây
cao su: quỹ đất đai còn nhiều, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, thủy văn tương đối giống
với vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam. Trong những năm gần đây Chính phủ Campuchia
đang có chủ trương kêu gọi sự đầu tư của nước ngoài trên nhiều lĩnh vực, trong đó có
việc mời gọi trồng và khai thác cây cao su tự nhiên.
Thực hiện mong muốn của chính phủ của hai nước về việc hợp tác, phát triển trồng
và khai thác cao su tại Vương quốc Campuchia và thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất

kinh doanh của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, công ty cổ phần Cao su Chư Sê
Kampong Thom với tên tiếng anh là Chu Se – Kampong Thom Rubber Joint Stock
Company (viết tắt là CRCK) đã được Thom thành lập ngày 15/7/2009 theo quyết định số:
164/QĐ-HĐQTCSVN của hội đồng quản trị tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
(TĐCNCSVN) và được sở kế hoạch đầu tư tỉnh Gia Lai cấp giấy phép đăng ký kinh
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
6
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
doanh số 5900614851 ngày 22/7/2009. Khi thành lập, vốn điều lệ của công ty là 805 tỷ
đồng, bao gồm ba cổ đông với tỷ lệ vốn góp là công ty TNHH PT cao su Chư Sê 50%,
tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam 49% và và Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng Cơ
bản và Địa ốc cao su (1%). Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty là ông Nguyễn Quốc
Khánh (Tổng giám đốc công ty TNHH PT cao su Chư – Sê); Tổng giám đốc là Ông
Nguyễn Duy Linh; hai Phó tổng giám đốc là Ông Nguyễn Tiến Dũng và Ông Trần Ngọc
Lộc. Trụ sở chính của công ty được đặt tại địa chỉ: 420 Hùng Vương, thị trấn Chư Sê,
huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Tại Campuchia văn phòng đại diện công ty được đặt tại thị
trấn Stoung, huyện Stoung, tỉnh Kampong Thom.
1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Chức năng nhiệm vụ chủ yếu (và trước mắt) của công ty là trồng, chăm sóc, khai thác
cây cao su trên địa bàn vương quốc Campuchia với tổng diện tích khoảng 18.000 ha và
có khả năng tăng thêm diện tích trong thời gian tới. Về lâu dài công ty hướng tới các
chức năng và nhiệm vụ như sau (Theo “Dự án đầu tư trồng cao su” của công ty cao su
Chư Sê – Kampong Thom tại Campuchia):
* Chức năng
+ Trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su của công ty và các vùng lân cận.
+ Khai thác và sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ cao su.
+ Sản xuất cây giống phục vụ trồng trọt trong nông nghiệp.
+ Sản xuất phân bón và hóa chất Nitơ.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
7

Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
+ Xây lắp các công trình kiến trúc dân dụng, công nghiệp và giao thông (các công
trình cơ sở hạ tầng).
+ Bán buôn các loại máy móc, vật tư phục vụ cho nông nghiệp; các mặt hàng nông
sản.
+ Bán buôn các nông lâm sản nguyên liệu khác, dịch vụ vận tải và hoạt động dịch vụ
tài chính khác .
* Nhiệm vụ
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Tổ chức khai hoang trồng mới, chăm sóc, khai thác và chế biến mủ cao su. Tiến
hành nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật vào quá sản xuất kinh doanh.
- Hiện công ty đã và đang thực hiện một số nhiệm vụ và đạt được những thành tựu
quan trọng như:
+ Tổng diện tích vườn cây sau 3 năm trồng mới đã đạt trên 9000 ha.
+ Đầu tư xây dựng cơ bản các cụm nông trường thuộc công ty, đường cấp phối,
đường lô, cầu cống thoát nước.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
8
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
+ Tạo công ăn việc làm và từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn
thể cán bộ, công nhân viên công ty;
+ Kết hợp đầu tư kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh, chính trị, và trật tự xã
hội trên địa bàn.
1.3 Quy mô, diện tích của công ty
Công ty là một trong những đơn vị thuộc TĐCNCSVN có diện tích đất trồng cao su
lớn nhất tại Vương quốc Campuchia. Công ty được Chính phủ hoàng gia và Bộ tài
nguyên và môi trường Campuchia giao diện tích đất rừng tự nhiên trồng cao su là 18000
ha nằm trên vùng đệm của ba tỉnh là Kampong Thom, Siem Riep và Prash Vihear. Đến
năm 2012 dự án trồng mới thứ 2 gần như đã được hoàn tất, tổng diện tích cao su đã trồng
lên tới trên 9200 ha; theo kế hoạch năm 2013 công ty tiến hành khai hoang trồng mới dự

án thứ 3; dự kiến đến năm 2015 tổng diện tích của công ty là trên 15000 ha với 8 nông
trường quản lý và chính thức tách thành 2 công ty trên mọi phương diện.
1.4 Tầm nhìn, mục tiêu của công ty
Tầm nhìn, mục tiêu của Công ty dự kiến đến năm 2015 trồng mới hoàn thành 18.000
ha cao su với chất lượng vườn cây sinh trưởng tốt và đồng đều; phấn đấu đưa vườn cây
đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản vào cạo mủ theo đúng thời gian quy định. Đồng thời
từng bước góp phần ổn định đời sống vật chất, tinh thần của CBCNV và người lao động
địa phương, thúc đẩy kinh tế xã hội vùng dự án ngày càng phát triển, xây dựng các công
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
9
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
trình đảm bảo an sinh xã hội như trường học, trạm y tế, chùa….tạo công ăn việc làm cho
người lao động dôi dư trên địa bàn và các khu vực lân cận, từng bước tạo niềm tin đối với
chính quyển và người dân địa phương về dự án trồng cao su của công ty mang lại. Mặt
khác nâng cao nhận thức, hiểu biết, trình độ văn hóa và phong cách lao động chuyên
nghiệp cho người lao động, làm theo nhu cầu, hưởng theo khối lượng và chất lượng công
việc.
1.5 Kết quả đạt được đến 8/2012 và kế hoạch tiếp theo
Tháng 11/2009 công ty bắt đầu khai hoang, làm vườn ươm, đến năm 2010 công ty bắt
đầu trồng mới. Với đội ngũ cán bộ ngày càng tăng lên, giàu kinh nghiệm, lòng nhiệt
huyết, phong cách quản lý, làm việc chuyên nghiệp, luôn hoàn thành nhiệm vụ đề ra, chỉ
trong vòng chưa đầy 03 năm đầu tư khai hoang, chuẩn bị đất đến tháng 8/2012 công ty đã
hoàn thành trồng mới được 9200 ha cao su trong đó năm 2010 trồng 2029 ha, 2011 trồng
3500 ha và năm 2012 trồng 3700 ha. Hiện vườn cây năm 1 và 2 đang sinh trưởng tốt và
đồng đều do 3 nông trường quản lý; diện tích 3700 ha cao su vừa hoàn thành sau mùa
trồng mới đang đi vào chăm sóc và trồng dặm; dự kiến cuối năm nay công ty thành lập
thêm nông trường 4 để tiếp quản phần diện tích này. Với kết quả đó công ty được Tập
đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (TĐCNCSVN) đánh giá là ngọn cờ đầu trong đầu tư
trồng mới cao su tại Vương quốc Campuchia; được Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn tặng đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong 2 năm liền 2010, 2011.

Như vậy năm 2012 song song với công tác chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản ở các
nông trường 1, 2, 3; công ty đã hoàn thành kế hoạch trồng mới đề ra. Với thành tích này
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
10
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
công ty vươn lên dẫn đầu về diện tích trong các công ty đầu tư trồng cao su trên địa bàn
vương quốc Campuchia.
Trong các mùa trồng mới tiếp theo công ty phấn đấu hoàn thành phần diện tích còn lại;
dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành kế hoạch trồng mới với trên 15000 ha cao su và
thành lập 8 nông trường. Bắt đầu từ năm 2013, công ty vừa tiến hành song song cong tác
trồng mới và đào tạo công nhân địa phương về kỹ thuật, sự chuyên nghiệp để chuẩn bị đi
vào khai thác tại các Nông trường 1,2,3.
1.6 Bộ máy tổ chức của công ty và vị trí, chức năng của từng phòng ban, bộ phận.
BAN
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
Phòng Tài chính kế toán
Phòng HC - QT
Phòng
Kế hoạch
Đầu tư
Phòng
Kỹ thuật
Nông nghiệp
Đội khai hoang
Nông Trường 2
Nông Trường 3
Phòng TCLĐTL
Chi bộ Đảng
Công đoàn

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Trạm
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
11
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
y tế
8 Đội trồng mới
DỰ ÁN CRCK2
DỰ ÁN BEAN
HEAK
Đội vườn ươm
Nông Trường 1
1.6.1 Bộ máy tổ chức của công ty
Sơ đồ tổng quát bộ máy tổ chức của công ty
1.6.2 Vị trí, chức năng của các phòng ban
Dưới đây là nội dung tóm lược vị trí, chức năng của các phòng ban; các nhiệm vụ
và quyền hạn của từng phòng được đính kèm trong phần phụ lục (quyết định của công ty
cổ phần cao su Chư Sê – Kampong Thom về việc ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn các phòng ban công ty số : …../QĐ – CRCK).
a, Phòng HC -QT
Phòng HC - QT là phòng trực thuộc Công ty TNHH PT cao su Chư sê -Kampong
Thom - đơn vị thực hiện và quản lý dự án của Công ty Cổ phần cao su Chư Sê –
Kampong thom. Phòng có chức năng tham mưu giúp cho Ban Tổng Giám đốc Công ty
trong các lĩnh vực công tác Hành chính- Quản trị, thư ký, văn thư - lưu trữ, Công nghệ
thông tin của Công ty và những nhiệm vụ khác có liên quan.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
12
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
b, Phòng TCLĐTL
Phòng TCLĐTL là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH PT cao su Chư sê -Kampong

thom- đơn vị thực hiện và quản lý dự án của Công ty CP cao su Chư sê - Kampong thom
có chức năng tham mưu cho Ban tổng giám đốc công tác tổ chức lao động và Nghiệp vụ
tiền lương, công tác đào tạo, chế độ chính sách và thi đua khen thưởng - kỷ luật của toàn
Công ty.
c, Phòng Kế hoạch Đầu tư
Phòng Kế hoạch Đầu tư là Phòng trực thuộc Công ty TNHH phát triển cao su Chư Sê
– Kampong Thom - đơn vị thực hiện và quản lý dự án của Công ty cổ phần cao su Chư sê
- Kampong thom. Phòng tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong quản lý điều hành các
công tác sau:
-Xây dựng Kế hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm.
-Lập và quản lý công tác đầu tư. Công tác xây dựng cơ bản của Công ty.
-Công tác quản lý, sử dụng tài sản phục vụ sản xuất.
-Công tác cung ứng, vật tư hàng hóa.
-Phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất hàng năm của Công ty.
d, Phòng Tài chính kế toán
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
13
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch huy động,
quản lý sử dụng vốn, tài sản đạt hiệu quả, phù hợp với điều lệ tổ chức hoạt động Công ty
và đảm bảo theo quy định của Pháp luật;
Tổ chức thực hiện công tác Kế toán tại Công ty theo đúng chế độ kế toán và các
chuẩn mực kế toán của nhà nước ban hành, phù hợp với đặc điểm quy mô tổ chức hoạt
động kinh doanh của Công ty.
e, Các nông trường
Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và khai thác mủ cây cao su, là đơn vị chịu trách nhiệm
trực tiếp đối với chất lượng vườn cây. Hiện tại các nông trường đang chăm sóc cây cao su
ở thời kỳ kiến thiết cơ bản năm 1, 2, 3. Công ty hiện có 3 nông trường; nông trường 1 có
diện tích 2028 ha, nông trường 2 là 2314 ha, nông trường 3 là 1043 ha; sau mùa trồng
mới năm 2012 sẽ thành lập thêm nông trường 4 và dự định khi dự án trồng mới kết thúc

công ty có tất cả 8 nông trường.
g, Các đội trồng mới
Là đơn vị chịu trách nhiệm chuẩn bị và thực hiện các công đoạn cần thiết để trồng
mới cây cao su theo đúng quy trình kỹ thuật đã ban hành. Theo kế hoạch năm 2012 cả
công ty sẽ trồng mới 3700 ha với 7 đội trồng mới. Các đội trực tiếp chỉ đạo, phân bổ công
nhân tiến hành công tác chuẩn bị và trồng mới hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao
phó; chịu sự điều khiển của ban chỉ đạo trồng mới. Đến tháng 7/2012 căn cứ vào tình
hình thực tế công ty đã thành lập thêm đội trồng mới số 8 để đẩy mạnh tiến độ trồng mới
nhằm đạt kế hoạch đã đề ra.
f, Đội vườn nhân
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
14
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
Là đơn vị sản xuất và liên doanh với các công ty khác nhằm tạo lập quỹ cây giống
để phục vụ công tác trồng mới và trồng dặm cho công ty. Hiện đội vườn nhân đang mở
rộng thêm quy mô diện tích để phục vụ nhu cầu giống ngày càng cao của công ty.
g, Trung tâm y tế
Có chức năng khám chữa bệnh cho CBCNV và công nhân lao động trong công ty;
tiến hành kiểm tra thường xuyên và đưa ra các biện pháp phòng trừ dịch bệnh kịp thời
đảm bảo sức khỏe và môi trường làm việc tốt.
1.7 Đội trồng mới số 7
Đây là đơn vị em được phân công thực tập trong thời gian trồng mới cao su từ
tháng 5 đến tháng 8. Đội 7 có nhiệm vụ thực hiện trồng mới 560 ha cao su theo đúng quy
trình kỹ thuật và yêu cầu của công ty.
- Nguồn lực đội 7 bao gồm:
Về cán bộ và giám sát viên: Đội trưởng Phạm Đình Dũng; trợ lý Lê Quang Tấn; giám
sát Phạm Quang Khải; phiên dịch Anh Cu; 2 sinh viên Nguyễn Bá Trung và Phạm Xuân
Hậu; cùng cán bộ tăng cường từ Phòng Kỹ thuật nông nghiệp (KTNN).
Về lực lượng lao động trực tiếp: số lượng nhân công do các Mê ka đưa vào dự án từ
các vùng lân cận dao động trong khoảng từ 40 đến 240 người tùy thời điểm. Thời điểm

đầu trồng mới cao su cũng là thời vụ trồng lúa của người dân nên lao động khan hiếm,
càng trở về sau lượng lao động càng nhiều và dồi dào hơn, đảm bảo được nhu cầu lao
động của đội.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
15
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
1.8 Phân tích hoàn cảnh của công ty
Phân tích SWOT hoàn cảnh của công ty được trình bày trong bảng dưới đây.
Thuận lợi:
- Ban lãnh đạo công ty có năng lực quản lý
lãnh đạo tốt và có bề dày về kinh nghiệm
trong nghành cao su.
- Có sự quan hệ bền vững với các đối tác
(chính quyền địa phương, các công ty trên
địa bàn…); các nhà thầu.
- Điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu tương
đối thích hợp cho sự phát triển của cây cao
su.
- Vấn đề đền bù được tiến hành thuận lợi bởi
đất rừng của nhà nước là chính.
- Lao động địa phương dồi dào, giá cả lao
động thấp.
- Tình hình chính trị, an ninh của nước bạn
Khó khăn:
- Hiện đang kinh doanh đơn nghành, phụ
thuộc nhiều vào khả năng cung ứng vật tư
của các đối tác nhất là trong mùa trồng
mới ( giống, phân bón, thuốc BVTV, dụng
cụ lao động).
- Luật đất đai và doanh nghiệp của Vương

quốc Campuchia không cho phép diện tích
của một doanh nghiệp trên 10.000 ha.
- Lao động mang tính thời vụ, không
chuyên nghiệp, rất khó có tính kỷ luật
trong lao động.
- Trình độ dân trí lao động thấp, tiếp thu
kiến thức mới chậm.
- Giá cả mặt hàng tiêu dùng cao, có thể có
sự độc quyền.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
16
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
được duy trì ổn định.
- Hiện tượng thời tiết đặc biệt như gió lốc,
hạn kéo dài.
- Sự bất đồng về ngôn ngữ.
Cơ hội:
- Nước ta gia nhập WTO: có thị trường tiêu
thụ rộng; mở rộng kinh doanh đa ngành
nghề.
- Vườn cây có tiềm năng năng suất cao, diện
tích lớn.
- Sự mở rộng thu hút đầu tư nước ngoài trên
nhiều lĩnh vực của chính phủ Campuchia =>
tăng khả năng mở rộng đầu tư thêm về diện
tích và các nghành nghề phụ khác.
- Sự hồi phục của nền kinh tế thế giới đang
theo chiều hướng tích cực.
Thách thức:
- Lượng vốn lưu động luôn phải nằm ở

mức cao do đặc thù về phong tục tập quán
lao động của người địa phương.
- Sự cạnh tranh của các đối thủ trong
nghành trên thị trường khi nước ta gia
nhập WTO.
- Sự không ổn định của nền kinh tế và
chính trị trên thế giới gây ảnh hưởng tới
giá mủ trong toàn nghành cao su có sự dao
động mạnh.
- Tiền lương cán bộ công nhân viên chức
đang giảm.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
17
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
- Công ty hiện là một trong những ngọn cờ
đầu của TĐCNCSVN.
- Nhà nước ta có nhiều chính sách quan tâm,
ưu đãi cho việc phát triển của nghành cao
su.
- Việc đưa công nhân đi vào làm việc ổn
định, khuôn khổ và đào tạo kĩ thuật khi
vườn cây đi vào khai thác mủ đang là một
thách thức lớn.
2. Tìm hiểu về dự án trồng cao su Bean Heack
2.1 Khái quát chung về dự án trồng mới cao su Bean Heack và CRCK2.
Công ty Cổ phần cao su Chư Sê – Kampong Thom đang tiến hành trồng mới cao
su trên địa bàn tỉnh Kampong Thom, Vương quốc Campuchia; đến thời điểm này phần
diện tích đã khai hoang và trồng mới được phân thành hai dự án đó là dự án CRCK2 và
dự án Bean Heack. Dự án Bean Heack thuộc sự quản lý của Công ty trách nhiệm hữu hạn
và đầu tư Bean Heack, dự án CRCK2 thuộc sự quản lý của công ty CRCK2. Song đây chỉ

là sự tách biệt về mặt hình thức giấy tờ, thực tế cả hai công ty vẫn thuộc sự quản lý chung
của ban tổng giám đốc. Sự tách công ty chỉ nhằm mục đích thỏa mãn điều kiện của luật
đất đai, luật doanh nghiệp nông nghiệp của Vương quốc Campuchia.
Năm 2012 công ty tiến hành trồng mới chủ yếu trên diện tích của dự án Bean
Heack và một phần của dự án CRCK2.
2.2 Những căn cứ để xây dựng dự án
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
18
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
- Căn cứ luật đầu tư nước ngoài của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ vào mục tiêu chiến lược của TĐCNCS Việt Nam.
- Căn cứ vào mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kampong
Thom đến năm 2035.
- Căn cứ vào công văn số … của Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp (LN - NN)
Campuchia trình Chính Phủ về việc về việc đồng ý cấp đất tô nhượng cho công ty Chuse
Kampong Thom Alphivat caosu dùng vào việc trồng cây cao su trên địa bàn huyện
Stoung, Palasat Blang, tỉnh Kampong Thom để trồng cây cao su.
- Căn cứ vào công văn của Phó thủ tướng kiêm Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ
Hoàng gia Campuchia cho Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp về việc đồng ý cấp đất tô
nhượng cho công ty Chuse - Kampong Thom Alphivat Caosu dùng vào việc trồng cây
cao su trên địa bàn huyện Stoung, Palasat Blang, tỉnh Kampong Thom để trồng cây cao
su.
- Căn cứ vào công văn số … của Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp về việc xin ủy
quyền từ Chính phủ Hoàng Gia Campuchia để ký kết hợp đồng cấp đất tô nhượng cho
công ty Chuse - Kampong Thom Alphivat Caosu dùng vào việc trồng cây cao su trên địa
bàn huyện Stoung, Palasat Blang, tỉnh Kampong Thom để trồng cây cao su.
- Căn cứ vào giấy ủy quyền số … của Thủ tướng Chính phủ Vương quốc
Campuchia cho Bộ trưởng Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp ký hợp đồng giao đất tô nhượng
để trồng cao su và thành lập nhà máy chế biến huyện Stoung và huyện Parasat Blang, tỉnh
Kampong Thom, Vương Quốc Campuchia cho công ty Chuse – Kampong Thom Alphivat

Caosu.
- Căn cứ vào báo cáo kết quả về việc xác định mốc ranh giới đất tô nhượng và
kiểm tra, cắt diện tích với đất vướng mắc với dân địa phương và diện tích cần bảo tồn
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
19
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
khác ra khỏi diện tích đất tô nhượng của công ty Chuse - Kampong Thom Alphivat Caosu
do bộ Campuchia lập.
- Căn cứ công văn số … của Bộ Nông Lâm và Ngư nghiệp gửi công ty Chuse
Kampong Thom Alphivat Caosu về việc cho phép công ty tiến hành khai hoang để làm
vườn ươm, nhà làm việc, nhà kho, nhà ở công nhân và làm đường vào khu đất tô nhượng.
- Căn cứ bản thỏa thuận về việc cho thuê đất trồng cao su giữa Bộ Nông Lâm và
Ngư nghiệp với công ty Chuse - Kampong Thom Alphivat Caosu (ngày…).
* Ngoài ra dự án còn căn cứ những tài liệu sau:
- Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát thổ nhưỡng do Công ty cổ phần Xây dựng cơ
bản và Địa ốc Cao su (Việt Nam) lập tháng 12/2009.
- Tài liệu quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội thời kỳ 2005 đến 2025 và kết quả
điều tra kinh tế xã hội năm 2008 của huyện Stoung, tỉnh Kampong Thom, Vương quốc
Campuchia.
- Tài liệu khí hậu, thủy văn của trạm huyện Stoung, tỉnh Kampong Thom,
Vương quốc Campuchia.
2.3 Chủ đầu tư và nguồn lực
* Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần cao su Chư Sê – Kampong Thom;
- Ngày thành lập: 22/7/2009
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 39 06 000026 do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Gia
Lai cấp.
- Địa chỉ: 420 Hùng Vương, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Tại Campuchia
văn phòng đại diện công ty được đặt tại thị trấn Stoung, Huyện Stoung, tỉnh Kampong
Thom.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Quốc Khánh (TGĐ Công ty cao su Chư Sê)

Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
20
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
- Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Duy Linh
- Vốn điều lệ: 805 tỷ VND.
- Ngành nghề kinh doanh: (xem chức năng, nhiệm vụ của công ty)
* Nguồn lực:
- Cán bộ công nhân viên chức: 121 người (tháng 4/2012) chủ yếu là cán bộ từ công ty mẹ
cao su Chư Sê, Việt Nam; một bộ phận nhỏ là phiên dịch người Campuchia.
- Công nhân lao động thời vụ: lao động thường xuyên 600 người/ ngày; lúc cao điểm 1000
– 1800 người/ ngày (người Campuchia).
- Tổng lượng vốn đã đầu tư: 6000 tỷ VNĐ (tính đến tháng 4/2012).
- Các đối tác, nhà thầu liên doanh phục vụ cho dự án: nhà thầu khai hoang (DN Ngôi Sao
Mekong, DNTN Châu Bình, DNTN Vũ Long, DN Che Kum Ninh, DN Sous Bin, …).
- Các nhà vườn cung cấp giống tại Campuchia (nhà vườn ông Trần Văn Sử, ông Trương
Tấn Hải); Việt Nam (Công ty cao su Đông Dương tại Long Khánh Đồng Nai; các công ty
tai Dầu Dây, Tây Ninh…).
- Liên kết với nhà thầu An Bình Phú sản xuất phân bón vi sinh, các đối tác cung cấp các
vật tư nông nghiệp khác như: màng phủ PE, lưới che, bạt che, dao, cuốc, kéo…phục vụ
cho công tác sản xuất của công ty.
2.4 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội vùng dự án
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
21
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
Theo cáo kết quả điều tra, khảo sát thổ nhưỡng do Công ty cổ phần Xây dựng cơ bản
và Địa ốc Cao su (Việt Nam) lập tháng 12/2009 thì cơ bản điều kiện đất đai ở đây thuận
lợi cho sự phát triển của cây cao su; Điều kiện khí hậu thủy văn tại vùng dự án tương
đồng với điều kiện ở Đông Nam Bộ (vùng có diện tích cao su lớn tại Việt Nam). Đây là
những điều kiện tiên quyết để lập dự án.
Ngoài ra các điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho sự bắt đầu và phát triển dự án

như: nông dân chủ yếu lao động nông nghiệp, lạc hậu, nghèo nàn; nguồn nhân công lao
động dồi dào, có thể huy động một lượng lao động lớn khi cần; giá thành lao động thấp,
người lao động cần cù, chịu khó; tình hình chính trị xã hội ổn định.
2.5 Nhận xét đánh giá chung tình hình cơ bản
•Thuận lợi:
- Diện tích đất đai rộng, khí hậu thời tiết, địa hình, khí hậu, độ cao, thủy văn, thổ nhưỡng
đều thích hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây cao su.
- Địa chất tốt phù hợp cho việc đầu tư xây dựng các công trình phục vụ cho dự án.
- Chủ yếu là đất công, rất ít phần diện tích đất rẫy của dân phải đền bù giải phóng mặt bằng
nên thuận lợi về thủ tục chuyển giao và giảm giá thành đầu tư.
- Nguồn nhân lực chủ yếu làm nghề nông, tương đối dồi dào phù hợp với yêu cầu của dự
án.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
22
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
- Gần Việt Nam do đó thuận lợi về việc chuyển giao kỹ thuật, giao dịch và xuất khẩu, tiết
kiệm chi phí vận chuyển.
- Công ty cao su Chư Sê – Kampong Thom có lực lượng cán bộ nòng cốt từ công ty cao su
Chư Sê đã có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến cao su.
- Được sự ủng hộ của Chính phủ nước bạn, của chính quyền địa phương và người dân
trong vùng.
•Khó khăn:
- Diện tích trồng cao su của công ty cao su Chư Sê – Kampong Thom tuy là rừng đã khai
thác nhưng trữ lượng cây thực sinh còn nhiều nên việc khai hoang sẽ khó khăn và tốn
kém.
- Hạ tầng cơ sở trong vùng còn thiếu và yếu, cần đầu tư nhiều nên sẽ làm tăng giá thành
đầu tư.
- Kỹ năng và năng suất của lực lượng lao động tại chỗ còn thấp, cần phải đào tạo căn cơ và
lâu dài nên trước mắt phải huy động nhân lực nòng cốt từ Việt Nam sang.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ

23
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
24
Báo cáo thực tập định hướng nghề nghiệp Lớp KHCT 43
Bản đồ dự án CRCK2 và dự án Bean Heack, công ty CP cao su Chư Sê- Kampong Thom
PHẦN II: NHỮNG HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
Trong thời gian thực tập 4 tháng tại công ty cổ phần cao su Chư Sê – Kampong
Thom từ 10/4 – 10/8 em đã tham gia làm việc tại 2 bộ phận quản lý thuộc công ty. Trong
thời gian đầu tiên em được giao nhiệm vụ tại Nông Trường 3, dự án Bean Heack; tại đây
em đã tham gia công tác kiểm kê trồng dặm và tỉa chồi kiểm soát cho các tổ thuộc Nông
Trường. Từ 5/5 đến 8/8 em được phân về làm việc tại đội trồng mới số 7. Đội 7 có tiền
thân là đội Mì (Sắn) và sang mùa trồng mới được giao nhiệm vụ trồng 560 ha cao su. Các
nhiệm vụ mà em thực hiện tại đội 7 bao gồm từ công tác thu hoạch, phơi và xuất mì đến
chuẩn bị đất và trồng mới cây cao su.
Một số nhiệm vụ chính đã thực hiện trong quá trình thực tập.
1. Kiểm kê trồng dặm vườn cây 2011 và 2012 :
- Mô tả và ý nghĩa công việc: ở vườn cây trồng năm 2011, 2012 các nông trường cần tiến
hành trồng dặm để định hình vườn cây. Để thực hiện công việc này cần tiến hành kiểm kê
số cây chết, cây không hiệu quả để các nông trường, công ty có kế hoạch thực hiện bám
sát, xác định lượng giống cụ thể, quản lý về tài chính. Biết được chính xác số cây trồng
dặm có ý nghĩa rất quan trọng, nó liên quan đến lượng giống cần thiết để chuẩn bị và
phân phối trên lô, đối chiếu với số liệu báo cáo của công nhân để trả tiền công họ (đào
hố, trồng mới, bón phân…), đưa ra kế hoạch thực hiện sát với thực tế để đảm bảo đúng
tiến độ.
Sinh viên thực tập: Nguyễn Bá Trung GVHD: PGS. TS Trần Thị Lệ
25

×