Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sáng kiến: Công tác tuyên truyền trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.42 KB, 7 trang )

BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN TRONG TRƯỜNG MẦM NON.

I/ NHẬN THỨC VẤN ĐỀ:
Công tác tuyên truyền ở bậc học Mầm Non đóng vai trò rất trọng, đặt biệt ở vùng nông thôn,
nhận thức việc cho trẻ đến trường Mầm non còn có hạn, một số phụ huynh kinh tế khó khăn
chưa cho các cháu 1-2-3 tuổi đến trường mà đa số trẻ đến 4-5 tuổi mới cho ra lớp để đỡ phần
tốn kém.
Làm thế nào để đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc – giáo
dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non là cấn thiết, hiểu được trẻ ở lưa tuổi càng nhỏ thì sự tác động
để phát triển trí tuệ, thể lực của trẻ sẽ tốt hơn so với trẻ lớn, khi đã hiểu thì họ sẵn sàng đưa
con em ra lớp chứ không chờ chúng ta phải tuyên truyền vận động nhiều. Chúng ta cần hiểu
rằng các cháu như những cây non mới được gieo trồng nếu không được chăm bón tốt thì cây
non kia sẽ cằn cỗi, úa tàn. Vì vậy chúng ta là những người làm công tác giáo dục Mầm non
tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu, cùng nhận tốt việc giáo dục các cháu để làm nền tảng
cho tương lai sau về nguồn lực con người có đủ “Đức – Trí- Thể - Mỹ” góp phần xây dựng
đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay.



Thực trạng vấn đề:

Năm học 2006-2007 được sự phân công của lãnh đạo Phòng Giáo dục, lãnh đạo UBND
Huyện Đại Lộc bản thân đựơc điều động từ trường MN Đại Hiệp về công tác tại trường MN
Bình Minh, với chức vụ hiệu trưởng, qua một thời gian tìm hiểu, điều tra, nắm bắt thấy số trẻ
ra lớp so với các đơn vị khác chưa cao, tuy đây là vùng Thị Trấn, bản thân đề ra kế hoạch
cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân, phụ huynh, các ban ngành xung quanh
xã nhận thức được việc chăm sóc-giáo dục trẻ tại trường mầm non mà có sự quan tâm
hơn, nên tôi đã chọn viết đề tài:
“Vài biện pháp thực hiện công tác tuyên truyền trong trường mầm non”
II/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
1/ Trao đổi toạ đàm trực tiếp cùng phụ huynh:




Trong công tác giáo dục mầm non, việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh là việc làm rất cần
thiết mà lâu nay nhiều nhà trường cũng đã tiến hành, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm thế
nào để thu hút được sự chú ý, tập trung nghe và thực hiện tốt các yêu cầu mà cô giáo, nhà
trường đưa ra cho phụ huynh cần nắm bắt, muốn thành công người quản lý phải suy nghĩ
sáng tạo xây dựng hình thức và nội dung gặp gở sao cho phong phú, tạo được ấn tượng buổi
ban đầu, không nên nặng nề về các khoản đóng góp mà hãy dành nhiều thời gian trao đổi
tâm sự về đặt điểm, tâm lý lứa tuổi của các cháu, nói nhiều về việc học, việc chơi, sinh hoạt
và những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua bài giảng của cô giáo hàng ngày.
Tổ chức kế hoạch gặp gở một cách hợp lý theo hình thức truyền thông theo nhóm, hộ gia
đình hoặc tổ chức cuộc họp tuỳ thuộc vào điều kiện thuận lợi của mỗi GV và nội dung cần
tuyên truyền ở mỗi độ tuổi có khác nhau..
Ví dụ: Tập trung một nhóm người có con suy dinh dưỡng để tuyên truyền về phòng chống
bênh suy dinh dưỡng. Hay đến hộ gia đình để tuyên truyền về kiến thức chăm sóc trẻ sơ
sinh.... Hoặc tổ chức cuộc họp giữa năm để tuyên truyền về cách chăm sóc sức khoẻ mùa
đông cho trẻ.....
Tiêu chí ở trường mầm non là giáo dục các cháu theo 5 lĩnh vực để phát triển thể chất, trí tuệ,
ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ, đối tượng chúng ta tiếp cận để tuyên truyền
trong công tác dạy trẻ là phụ huynh nên cần chuẩn bị tốt để những kiến thức đến với phụ
huynh thật sự có ích. Thông qua chương trình thao giảng chuyên đề ở trường, ngoài việc
giúp cho đội ngũ nắm bắt thêm kiến thức về chương trình mầm non mới còn mời phụ huynh
đến dự để phụ huynh nắm bắt được những kiến thức mà cô giáo cung cấp cho các cháu qua
từng môn học, từng nội dung cụ thể của mỗi bài dạy, ở mỗi đề tài nhằm phát triển, giáo dục
cho trẻ được những gì..... chứ không phải cháu đến lớp chỉ biết chơi, ăn, ngủ là xong. Chúng
ta cần cung cấp cho phụ huynh biết thêm là: Đối với độ tuổi trẻ mầm non “Học mà chơi,
chơi mà học” không nên gò ép cháu phải học viết, học đọc, làm toán nhiều, vì như thế cháu
sẽ tiếp thu kém hiệu quả, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của cơ tay do phải viết nhiều,
ảnh hưởng đến xương cột sống nếu phải ngồi nhiều, cháu sẽ chẵn nhớ gì vì chưa tập trung
chú ý tốt....dần dần phụ huynh sẽ hiểu ra và cùng chúng ta thực hiện tốt công tác chăm sóc –

giáo dục trẻ.


Qua biện pháp nầy tôi nhận thấy phụ huynh toàn trường có sự phối kết hợp với trường nhiều
hơn, đặc biệt khi mời phụ huynh đến dự thao giảng chuyên đề, lúc đầu chỉ một ít phụ huynh
tham dự nhưng chúng tôi không nản chí mà mời dự tiếp các chuyên đề khác, mỗi chuyên đề
số lượng phụ huynh có tăng lên, đến nay chúng tôi không cần phải tuyên truyền trên loa phát
thanh măng non của trường mà chỉ ghi thông báo ở cổng trường, hoặc nhắc các cháu mai
mời giúp ba, mẹ dự giờ thì gần như 100% phụ huynh có mặt, họ rất thích thú khi được trực
tiếp chứng kiến con em họ học được những gì, thao tác của các cháu, ngôn ngữ của các cháu
ra sao.... và họ cũng nắm bắt thêm phương pháp, cách đặt câu hỏi mở để trẻ trả lời, hoặc ôn
lại một số kiến thức cũ mà cô giáo yêu cầu.....
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức tuyên truyền, toạ đàm, trao đổi nhiều lần với nhiều nội
dung cho đông đảo các bậc phụ huynh vào những lúc 15 phút trước giờ đón trẻ với các nội
dung như: Lễ giáo, vệ sinh, thể dục, thể thao.....
Tôi tổ chức tuyên truyền cả những sản phẩm của trẻ đã thực hiện tại trường cho phụ huynh
đến xem và nhiều phụ huynh trầm trồ khen ngợi con em mình thật khéo tay, làm nhiều tranh,
ảnh, tô màu đẹp đến thế .
2/ Tuyên truyền bài viết qua thông tin đại chúng:
Đây là một mặt trong công tác tuyên truyền của nhà trường trong năm học qua có sự thành
công đáng kể, dưới sự chỉ đạo và phân công rạch ròi của hiệu trưởng nên chất lượng bài viết,
tin viết về trường mầm non đã có hiệu quả nhiều với đông đảo quần chúng nhân dân, các cấp
lãnh đạo và đặt biệt đối với phụ huynh, cứ mỗi tuần viết một bài, nội dung bài viết được
thống nhất trong ban giám hiệu, phân công cụ thể cho 5 thành viên trong liên tịch gồm (Hiệu
trưởng, p.hiệu trưởng, tổ trưởng tổ tổ lớn, TTT nhỏ, TTT nuôi) mỗi người chịu viết một bài
để phát trên đài truyền thanh, thôn, xã, chương trình phát thanh măng non của trường mỗi
tuần 2 lần vào thứ 3 và thứ 6, tuỳ theo thời điểm và các hoạt động của nhà trường trong tuần,
trong tháng mà có bài viết cho phù hợp.
Ví dụ:
Ngày khai giảng thì đưa tin về ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.



Ngày tết trung thu thì đưa tin về lễ hội trung thu mà cô giáo đã tổ chức cho các cháu tại
trường, với chị Hằng Nga, lồng đèn, phá cỗ, múa lân....
Bài viết về huy động học sinh ra lớp.
Bài viết về kết quả khám sức khoẻ lần 1, 2 cho trẻ trong trường.
Bài viết về các hội thi của trường trong năm học.
Bài viết về tổ chức bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ .
Bài viết về cách phòng chống bệnh đỏ mắt khi có dịch đỏ mắt xảy ra trên diện rộng ở địa bàn
trường lớp......
Rất nhiều bài viết mà trong năm học nhà trường đã làm được, bên cạnh nhà trường còn mời
các anh, chị phóng viên về quay hình ảnh và đưa tin các hoạt động, các hội thi do trường tổ
chức để đông đảo quần chúng nhân dân được nghe, được nhìn thấy các hoạt động chăm
sóc-nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non có sự đầu tư rất nhiều cả công sức lẫn trí tuệ để góp
phần dạy dỗ các cháu ngày một tiến bộ hơn.
Ngoài ra chúng tôi còn phối hợp với các đài phát thanh của ban dân chính khu để tuyên
truyền, thông báo những công việc cần thiết như tiêm chủng mở rộng (công tác nầy chúng
tôi phối hợp với y tế), thông báo cho học sinh tựu trường để chuẩn bị cho ngày khai giảng,
thông báo về các cuộc họp phụ huynh.....
Nhờ thực hiện tốt công tác nầy mà thông tin cần thiết để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh
nhanh và hiệu quả nhất, nhiều phụ huynh đã nắm bắt được chủ trương, kế hoạch của nhà
trường mà phối hợp tốt góp phần nâng cao chất lượng nuôi, dạy trẻ trong nhà trường.
Xin minh hoạ hình ảnh hội thi “Trẻ mầm non với luật giao thông” và hội thi sáng tạo cùng
kidsmart của nhà trường đã tổ chức vào tháng 3 và tháng 4 năm 2007.
Đây là phần thi kiến thức phần trả lời câu hỏi của ban giám khảo. Qua hội thi nầy nhà trường
tuyên truyền đến với đông đảo nhân dân, các bậc phụ huynh về thực hiện tốt luật giao thông,
ôn lại một số luật đi đường.... qua đó giáo dục các cháu thực hiện tốt, khi đi ra đường phố,
hoặc biết được phần đường dành cho người đi bộ, hoặc biết được một số loại biển báo....Tiếp
tục là hình ảnh phần thi chào hỏi về phương tiện giao thông của từng đội dự thi giới thiệu



cho khán giả các loại phương tiện giao thông, đặc điểm, công dụng, cách sử dụng chúng như
thế nào, ngoài ra còn trả lời một hoặc 2 câu hỏi phụ của ban tổ chức đua ra xoay qunh chủ
điểm “Phương tiện giao thông” đã học. Đây là hình ảnh của hoạt động phòng kidsmart với
ngôi nhà sách của bailey trong hội thi “Sáng tạo cùng kidsmart ”.
3/ Tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua, ngày hội ngày lễ để tuyên truyền:
Đây cũng là một trong những biện pháp thật tốt để thực hiện tuyên truyền và làm công tác xã
hội hoá giáo dục.Việc tổ chức hội thi, ngày hội ngày lễ có tốn nhiều công sức, nhiều tiền của
nhưng chúng ta biết phối hợp để phát huy, để khai thác từ nhiều phía: Phụ huynh, các ban
ngành đoàn thể, các cấp lãnh đạo, tổ chức chặc chẽ có hiệu quả thì mọi khó khăn đều hoàn
thành tốt. Thông qua hội thi chúng ta mời nhiều thành phần đến tham dự, cùng phối hợp với
nhiều đơn vị trường đến học tập, tham quan, tham khảo, chia vui với những thành công mà
trường chúng ta thực hiện được. Chính ở hội thi nầy chúng ta tập trung nhiều lực lượng để
tưyên truyền nhất, qua đó mọi người, mọi tầng lớp hiểu được việc làm của bậc học mầm non,
hiểu được trẻ đến trường mầm non là để học tập, tiếp thu nhiều điều hay, lẽ phải, tổ chức
tuyên truyền qua hội thi nầy chúng ta nhận được nhiều kết quả hơn bởi vì ai cũng muốn đi
xem các cháu.biểu diễn. Hội thi mà các trường mầm non tổ chức dưới hình thức sân khấu
hoá ngoài trời gần giống như biểu diễn văn nghệ nên có sức thu rất cao. Ngoài ra nhà trường
còn tổ chức 100% các ngày hội ngày lễ trong năm rất sinh động, bằng tất cả nghệ thuật của
đội ngũ sư phạm đã hoá trang chị Hằng Nga thật đẹp, Chú Cuội thật sinh động, những bài
múa, bài hát được các cô giáo dàn dựng công phu, tỷ mỹ, thật đẹp, động tác điêu luyện..... để
các cháu ham thích, tạo được niềm vui cho trẻ em qua tết trung thu, ngày hội của cô, của mẹ,
ngày của các chú bộ đội, ngày hội mùa xuân, trẻ được cung cấp thêm một số kiến thức về
phong tục tập quán của quê mình trong những ngày tết đến.... nhiều bậc phụ huynh phấn
khởi khi thấy con em họ có niềm vui, có những tiếng cười rộn rã.... khi được đến trường như
thế, tôi nhận ra nhiều khuôn mặt phụ huynh lo âu, hồi hộp nhưng không kém phần tự hào khi
con em họ trả lời được một câu hỏi hay, múa được điệu múa khó hoặc làm đội trưởng trong
phần thi nào đó.....Trong năm học nầy chúng tôi đã thành công ở hội thi “Cô và trẻ cùng tạo
hình”. Những bàn tay khéo léo của cô, trẻ đem lại hội thi nhiều sản phẩm đẹp, từ thỏi đất sét
bình thường đã làm thành một mâm ăn với nhiều món thật xinh, từ những cây bút màu, tờ

giấy trắng đã vẽ nên cảnh sông, núi, quê hương thật sinh động và hấp dẫn lạ thường, mới


nhìn qua chúng ta tưởng như đấy là sảm phẩm của những nhà tạo hình, những nhà hoạ sĩ.
Qua đây tôi đã thấy mình thực hiện có kết quả trong công tác tuyên truyền về trường mầm
non, với khái niệm dân gian của cha ông chúng ta là dạy cho biết ăn, biết nói, biết gói, biết
mở... tức là biết nhiều thứ, thì chúng tôi nói rằng chỉ là những cô giáo mầm non mới có khả
năng làm việc đó. Vì vậy tuy có nhiều vất vả, ưu đãi chưa cao song chúng tôi vẫn cố gắng
vượt qua, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người.
III/ KẾT QUẢ:
Sau một năm thực hiện các biện pháp tuyên truyền trong trường mầm non thật sự trường tôi
đã có nhiều chuyển biến đáng kể, nhận thức của đông đảo phụ huynh, các ban ngành đoàn
thể đặt biệt là lãnh đạo địa phương đã đưa vào nghị quyết của Hội đồng nhân cấp Xã xây
dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia trong năm 2007. Từ đầu năm học số lượng học sinh chỉ
có 220 cháu với 120 cháu bán trú thì đến cuối năm học số lượng tăng lên 270 cháu với 190
cháu bán trú, chính là nhờ sự tín nhiệm, yêu thương, thông suốt, hiểu được tầm quan trọng
của trẻ mầm non khi được đến trường, trẻ sẽ phát triển tốt hơn về thể chất và trí tuệ của các
bậc phụ huynh. Toàn hội đồng vui vẻ hẳn lên, chị em mỗi người một tay cùng chăm lo cho
trường, cho lớp, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ thực tế trong công tác giáo dục mầm non tôi nhận thấy rằng việc tuyên truyền cho các
bậc phụ huynh cùng giáo dục trẻ, tuyên truyền cho các ban ngành, đoàn thể cùng với nhân
cùng góp phần xây dựng cơ sở vật chất trường học, hiểu được tầm quan trọng của bậc học
mầm non trong xã hội là điều cấn thiết.
Trong quá trình thực hiện tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
1/ Đưa ra kế hoạch tuyên truyền một cách cụ thể và người quản lý phải kiên trì thực hiện,
biết chọn lọc và khai thác nội dung, tổ chức hình thức tuyên truyền phù hợp khi trao đổi, toạ
đàm cùng phụ huynh.
2/ Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, với ban giám hiệu nhà trường để đưa nội
dung bài viết phù hợp, có sức thuyết phục thì mới đến tai người nghe và mới có hiệu quả.



3/ Cần tổ chức nhiều hội thi, hội giảng, ngày hội ngày lễ để tuyên truyền, thông qua đó
chúng ta tăng cương cũng cố, ôn luyện các kiến thức đã dạy cho các cháu một cách hiệu quả
để phụ huynh thấy rằng trẻ đến trường mầm non là được học tập, tiếp thu nhiều điều bổ ích
chứ không phải vui chơi, hoài phí hoặc đó chỉ là nơi giữ trẻ.



×