Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

skkn-Một số biện pháp thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở trường mầm non Cát Bi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.02 KB, 29 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ở
TRƢỜNG MẦM NON CÁT BI
NĂM 2013 – 2014

1


CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
NĂM HỌC 2013 - 2014
Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp Quận
- Họ và tên: BÙI THỊ KIM HƢƠNG

- Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường mầm non Cát Bi
Tên sáng kiến M ột số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác Giá o
dục ở Trƣờng mầm non Cát Bi.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
1. Tóm tắt tình trạng giải pháp đã biết
Đứng trước tình hình thực tế hiện nay trường mầm non Cát Bi đang gặp rất
nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Trình độ giáo viên không đồng đều. Tỉ lệ huy
động trẻ ra lớp trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu, bên cạnh đó nhận thức của
nhân dân về giáo dục mầm non còn thấp.
Trước những thử thách khó khăn này thì chủ trương huy động xã hội hoá giáo
dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết và cần làm ngay vì nó
góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo của nhân dân về tầm quan trọng
và vai trò của giáo dục mầm non. Trên cơ sở xã hội hoá giáo dục tạo nguồn cơ sở
vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường học tập tốt cho các cháu đảm


bảo mọi điều kiện phát triển của ngành giáo dục mầm non.
Xã hội hóa Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, dựa vào đặc điểm nhà trường
và thực tiễn ở địa bàn trường đóng chúng tôi xin đưa ra "Biện pháp tiến hành công
tác xã hội hóa giáo dục" ở trường mình làm để góp phần nâng cao chất lượng Giáo
dục toàn diện của nhà trường.
- Đảng ủy và chính quyền địa phương chỉ đạo xã hội hóa công tác giáo dục.
- Nhà trường phải giữ vai trò chủ động trong xã hội hóa công tác giáo dục.
- Xây dựng các bước để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
2. Tóm tắt nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo: Bản sáng kiến có cấu trúc khoa học, hợp lý, mang tính
sáng tạo và thực tiễn. Các hoạt động nghiên cứu được thực hiện đảm bảo tính logic
khoa học. Lựa chọn thiết kế phù hợp và đảm bảo giá trị của nghiên cứu.
Các dữ liệu minh chứng của đề tài được trình bày đầy đủ, khoa học mang tính
thuyết phục sâu sắc.
- Khả năng áp dụng, nhân rộng: Đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang áp
dụng tại đơn vị trường Mầm Non Cát Bi – Quận Hải An – Hải Phòng.

2


- Khả năng, triển vọng áp dụng tại các trường bạn trong Quận, Thành Phố và
cả nước. Có thể áp dụng với tất cả các độ tuổi là trẻ lứa tuổi Mầm Non
- Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
Trẻ được học tập trong môi trường chuẩn Quốc gia với đầy đủ các trang thiết
bị, dụng cụ học tập vui chơi. Các phòng đều được trang bị máy điều hoà không khí,
có đầy đủ ánh sáng tự nhiên, sàn ốp gỗ có thể làm nơi vui chơi, ăn nghỉ của trẻ. Đặc
biệt nhà trường có hệ thống camera theo dõi toàn diện quá trình dạy và học, camera
được tích hợp trên website của trường nên các bậc cha mẹ đều có thể theo dõi trên
mạng internet. Cùng với cơ sở vật chất hiện đại, trường mầm non Cát Bi đạt thành
tích xuất sắc trong quá trình dạy và học, tỷ lệ nhóm trẻ chuyên cần đạt 80 - 95%,

tăng trưởng của trẻ đạt 96%, 98% số trẻ phát triển đạt yêu cầu 5 lĩnh vực phát triển
theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và đào tạo.
Hải Phòng, ngày 18 tháng 1 năm 2014
Người viết đơn

BÙI THỊ KIM HƢƠNG

3


UBND QUẬN HẢI AN
TRƢỜNG MẦM NON CÁT BI

DANH SÁCH SÁNG KIẾN ĐÃ VIẾT

Stt

Tên sáng kiến

Năm

Xếp
loại
cấp
Quận

1

Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác
2010-2011

Giáo dục ở trường mầm non Cát Bi.

B

2

Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác
2011-2012
Giáo dục ở trường mầm non Cát Bi.

B

3

Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác
Giáo dục trong trường mầm non Cát Bi.

4

2012-2013

A

Ghi
chú


UBND QUẬN HẢI AN
TRƢỜNG MẦM NON CÁT BI


BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: M ột số biện pháp thực hiện Xã hội hó a công tác
Giáo dục trong trƣờng mầm non Cát Bi.
Tác giả: BÙI THỊ KIM HƢƠNG
Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm
Chức vụ: Hiệu trưởng
Nơi công tác: Trường mầm non Cát Bi.

Ngày 18 tháng 1 năm 2014
5


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác
Giáo dục ở Trường mầ m non Cát Bi.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: trong công tác xã hội hoá giáo dục.
3. Tác giả:
- Họ và tên: BÙI THỊ KIM HƢƠNG
- Ngày tháng năm sinh: 13/12/1975
- Chức vụ, đơn vị công tác: Hiệu trưởng trường mầm non Cát Bi
- Điện thoại: DĐ: 0904 679638; Cố định: 0313 977182
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
- Tên đơn vị: trường mầm non Cát Bi
- Địa chỉ: Số 1 đường An Khê phường Cát Bi quận Hải An, TP Hải Phòng
- Điện thoại: 0313 977182
I. Mô tả giải pháp đã biết:
II. 1. Tính mới, tính sáng tạo:
Chủ trương huy động xã hội hoá giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là
một vấn đề cần thiết và cần làm ngay vì nó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp
lãnh đạo của nhân dân về tầm quan trọng và vai trò của giáo dục mầm non. Trên cơ

sở xã hội hoá giáo dục tạo nguồn cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi tạo
môi trường học tập tốt cho các cháu đảm bảo mọi điều kiện phát triển của ngành
giáo dục mầm non.
Xây dựng các bước để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.
- Tổ chức triển khai trong hội đồng nhà trường để mọi giáo viên nắm chắc được
mục đích yêu cầu, nhiệm vụ và bàn bạc thống nhất . Sau đó phân công nhiệm vụ cho
từng thành viên trong Hội đồng nhà trường thực hiện nhiệm vụ đó.
- Triển khai trong Ban giám hiệu và hội đồng nhà trường. Ban Giám hiệu trao
đổi bàn bạc với chính quyền địa phương và tập thể Hội cha mẹ học sinh.
+ Ba bên bàn bạc đi đến thống nhất nội dung và cách thức tiến hành. Phân công
rõ nhiệm vụ cho từng cá nhân, từng tổ chức.
+ Triển khai đến phụ huynh học sinh.
+ Tiến hành Đại hội phụ huynh học sinh trong toàn trường.
+ Hiệu trưởng trực tiếp điều hành cuộc họp.
+ Phụ huynh học sinh dân chủ bàn bạc và đi đến thống nhất chủ trương cách thức làm .
+ Trong quá trình họp bàn để dân chủ công khai thì Hiệu trưởng cần báo cáo
công việc cụ thể, mức đóng góp, và luôn khuyến khích sự đóng góp ý kiến của phụ
huynh học sinh và Hiệu trưởng phải là người vững vàng có lý luận và giải thích thấu
6


tình đạt lý mới có thể mang lại kết quả tốt như mong muốn và làm cho phụ huynh
phấn khởi tin tưởng.
- Xin chủ trương lãnh đạo:
+Trường làm tờ trình xin ý kiến của Phòng Giáo Dục của Ủy ban Nhân dân
quận Hải An về xã hội hóa công tác giáo dục của từng năm mà mình sẽ làm. Đây
cũng là một việc làm xin ý kiến chủ trương của các cấp lãnh đạo và nhận sự đồng
tình của các cấp .
- Một lần nữa lấy ý kiến của phụ huynh học sinh :
+ Họp phụ huynh xin ý kiến phụ huynh học sinh về từng nội dung

+ Mục đích là công khai dân chủ và hợp pháp.
+ Mọi người đều thể hiện chính kiến của mình.
+ Nếu đồng ý thì ghi đồng ý.
+ Nếu không đồng ý thì ghi không đồng ý.
+ Nếu có ý kiến khác thì ghi ý kiến của mình.
+ Sau khi thu phiếu lấy ý kiến Ban giám hiệu cùng Ban thường trực Hội kiểm
tra xem xét, nghiên cứu các ý kiến của từng phụ huynh, sau đó tập trung các ý kiến
đó lại, nếu số phiếu nhất trí từ 80% trở lên thì công việc đó sẽ được tiến hành và số
còn lại ta sẽ phải trực tiếp giải thích tuyên truyền động viên, còn phụ huynh học sinh
nào không có khả năng tham gia thì thôi cũng không có ảnh hưởng gì.
- Triển khai nội dung công việc.
Sau khi lấy ý kiến xong công việc được triển khai có sự điều chỉnh cho phù hợp
với ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo của Phụ huynh học sinh .
Như vậy xã hội hóa công tác giáo dục sẽ thành công và nó sẽ xứng với ý Đảng,
hợp với lòng dân, làm cho mọi người đều tin tưởng phấn khởi.
II. 2. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
- Đề tài nghiên cứu khoa học đã và đang áp dụng tại đơn vị trường Mầm Non
Cát Bi – Quận Hải An – Hải Phòng.
- Khả năng, triển vọng áp dụng tại các trường bạn trong Quận, Thành Phố và
cả nước.
II. 3. Hiệu quả, lợi ích thu đƣợc do áp dụng giải pháp:
a. Hiệu quả kinh tế:
Hiện nay, xã hội hóa công tác giáo dục đã phát triển ở nhiều nơi trong cả nước,
từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt ở Quận Hải An Thành phố Hải Phòng xã hội
hóa công tác giáo dục, ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của nó và ngày càng được
chứng minh như một giải pháp thực sự có hiệu quả cao trong việc phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo. Những địa phương triển khai tốt công tác xã hội hóa
giáo dục đã thu được những kết quả đáng khích lệ và mở ra một hướng đi đúng đắn
đầy triển vọng cho sự phát triển của giáo dục.


7


b. Hiệu quả về mặt xã hội:
Nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ động sáng tạo, vai trò trung tâm và
nòng cốt trong xã hội hóa công tác giáo dục. Chỉ như vậy mới lôi cuốn, thu hút và tổ
chức sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục.
Xuất phát từ nhu cầu của mình và của địa phương mà chủ động đề xuất nội
dung cần thiết xã hội hóa công tác giáo dục. Tiến hành thu thập thông tin, thăm dò
dư luận, gợi ý sự tham gia của các lực lượng cần thiết, chuẩn bị các phương án các
chương trình... Trên cơ sở đó chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo và quản lý
địa phương về phương hướng, chủ trương, mục đích, yêu cầu, nội dung cách thức,
thực hiện những yêu cầu về xã hội hóa công tác giáo dục mà nhà trường đã chuẩn bị.
Tận dụng được tiềm năng của các lực lượng xã hội, liên kết phối hợp các lực
lượng xã hội cùng làm giáo dục, nhà trường đạt được niềm tin, đem lại lợi ích thực
sự cho xã hội.
Tuyên truyền vận động phụ huynh về giáo dục thông qua Đại hội Đại biểu phụ
huynh học sinh, để từ đó họ hết lòng ủng hộ nhà trường. Làm cho phụ huynh hiểu
được quyền và trách nhiệm của mình, họ tận hiểu được những lợi ích mà bản thân và
con em họ được hưởng từ thành quả XHHGD để từ đó họ càng tích cực tham gia
công tác giáo dục hơn.
c. Giá trị làm lợi khác:
Trẻ được học tập trong môi trường chuẩn Quốc gia với đầy đủ các trang thiết
bị, dụng cụ học tập vui chơi. Các phòng đều được trang bị máy điều hoà không khí,
có đầy đủ ánh sáng tự nhiên, sàn ốp gỗ có thể làm nơi vui chơi, ăn nghỉ của trẻ. Đặc
biệt nhà trường có hệ thống camera theo dõi toàn diện quá trình dạy và học, camera
được tích hợp trên website của trường nên các bậc cha mẹ đều có thể theo dõi trên
mạng internet. Cùng với cơ sở vật chất hiện đại, trường mầm non Cát Bi đạt thành
tích xuất sắc trong quá trình dạy và học, tỷ lệ nhóm trẻ chuyên cần đạt 80 - 95%,
tăng trưởng của trẻ đạt 96%, 98% số trẻ phát triển đạt yêu cầu 5 lĩnh vực phát triển

theo tiêu chuẩn Bộ Giáo dục và đào tạo.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

BÙI THỊ KIM HƢƠNG

8


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BẢN CAM KẾT
I. TÁC GIẢ

Họ và tên: BÙI THỊ KIM HƢƠNG
Ngày tháng năm sinh: 13/12/1976
Đơn vị: Trường mầm non Cát Bi
Quận Hải An, Hải Phòng.
Điện thoại cơ quan: 0313 977182
Điện thoại cá nhân: 0904 679638
Email:
II .TÊN SẢN PHẨM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC
Ở TRƢỜNG MẦM NON CÁT BI

III. CAM KẾT


Tôi xin cam kết nghiên cứu khoa học sư phạm này là sản phẩm của cá nhân tôi.
Nếu có xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với một phần hay toàn bộ nghiên cứu khoa
học này, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Phòng Giáo dục
và Đào tạo quận - Sở GD&ĐT về tính trung thực của bản cam kết này.
Hải Phòng, ngày 18 tháng 1 năm 2014
Ngƣời cam kết

BÙI THỊ KIM HƢƠNG

9


Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA CÔNG
TÁC GIÁO DỤC TRONG Ở MẦM NON CÁT BI.
PHẦN I : MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài.
Lịch sử phát triển của loài người gắn l iền với Giáo dục. Giáo dục là
một nhu cầu không thể thiếu được của xã hội loài người. Giáo dục có
vai trò to lớn trong việc tái sản xuất sức lao động và thức tỉnh tiề m
năng sáng tạo trong mỗi người.
Điều đó có nghĩa là Giáo dục không thể tách rời đời sống xã hội,
Giáo dục có bản chất xã hội, do đó Giáo dục phải là sự nghiệp của toà n
Đảng, toàn dân. Chỉ có sự tha m gia của toàn xã hội là m công tác Giáo
dục thì mới đảm bảo cho Giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả
cao. Hay nói một cách khác ta cần làm tốt công tác xã hội hóa Giáo dục
để huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân cùng tha m gia là m công
tác Giáo dục.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này trong nghị quyết TW 2
khóa XIII đã khẳng định "Phát triển Giáo dục là sự nghiệp của toà n

xã hội của Nhà nước, của cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công
dân...". Điều 22 luật giáo dục đã khẳng định "Mục tiêu của giáo đục
mầm non là giúp trẻ phát triển về thể chất tình cảm trí tuệ, thaamr mĩ
hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách chuẩn bị cho trẻ bước
vào lớp một”.
Đất nước ta còn nghèo, nhà nước đã quan tâm đầu tư cho Giáo dục
xong cũng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của sự nghiệp Giáo
dục như hiện nay và hơn bao giờ hết lúc này đây ta cần làm cho mọ i
người hiểu về Giáo dục, say mê với sự n ghiệp Giáo dục để cùng nha u
tạo ra những bước tiến nhảy vọt trong giáo dục.
Xã hội hóa công tác giáo dục không những huy động được nhiề u
nguồn đầu tư khác từ các lực lượng xã hội, các cá nhân cho giáo dục mà
còn "mở cửa" nhà trường với xã hội bên ngoài tạo mối quan hệ gắn bó
giữa nhà trường và nhân dân, cho nhân dân thực hiện được quyền là m
chủ của mình với giáo dục nhằ m thực hiện mục tiêu giáo dục, là m cho
giáo dục phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Xã hội hóa giáo dục là con đường để thự c hiện dân chủ hóa Giáo
dục nhằ m biến hệ thống giáo dục từ một thể chế hành chính cô lập
thành một thể chế giáo dục của dân, do dân, vì dân.
Thực tế hiện nay ở một số địa phương cấp ủy Đảng, chính quyền và
các tổ chức Đoàn thể chưa hiểu được ý nghĩa to lớ n và vai trò vô cùng
quan trọng của công tác xã hội hóa Giáo dục còn coi đó là trách nhiệ m
của nhà trường. Do đó nhà trường lúc này cần giữ vai trò trung tâ m,
nòng cốt và chủ động đề xuất mọi nội dung cần thiết, mọi chủ trương và
10


hướng đi của mình cùng các biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa
giáo dục sao cho có sức thuyết phục và hiệu quả.
Đứng trước tình hình thực tế hiện nay trường mầm non Cát Bi đang gặp

rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Trình độ giáo viên không đồng đều. Tỉ lệ
huy động trẻ ra lớp trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu, bên cạnh đó nhận
thức của nhân dân về giáo dục mầm non còn thấp.
Trước những thử thách khó khăn này thì chủ trương huy động xã
hội hoá giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cầ n
thiết và cần là m ngay vì nó góp phần nâng cao nhận thức của các cấp
lãnh đạo của nhân dân về tầm quan trọng và vai trò của giáo dục mầ m
non. Trên cơ sở xã hội hoá giáo dục tạo nguồn cơ sở v ật chất trang thiết
bị đồ dùng, đồ chơi tạo môi trường học tập tốt cho các cháu đả m b ảo
mọi điều kiện phát triển của ngành giáo dục mầ m non.
Xã hội hóa Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, dựa vào đặc điể m
nhà trường và thực tiễn ở địa bàn trường đóng chúng tôi xin đưa ra
"Biện pháp tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục" ở trường mình là m
để góp phần nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện của nhà trường.
II. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, thực tiễn về xã hội hóa công tác Giáo
dục tôi xin đưa ra một số biện pháp tổ chức xã hội hóa công tác Giáo
dục ở địa phươngvà ở đơ n vị mình. Nhằm làm tốt công tác xã hội hóa
giáo dục góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp, toàn diện cả về nhân lực,
tài lực, vật lực. Huy động cả cộng đồng tha m gia là m công tác giáo dục
để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo
dục toàn diện giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ 2, trường đạt
chất lượng giáo dục cấp độ 2 .
III. Khách thể nghiên cứu và đối tƣợng nghiên cứu.
Tôi nghiên cứu xã hội hóa công tác giáo dục và thực tiễn xã hội hóa
công tác giáo dục ở địa phương của nhà trườ ng trong những năm vừa
qua. Thông qua chính quyền địa phương, qua nhân dân, qua phụ huynh
học sinh, qua một số đơn vị là m tốt công tác XHGD ở Quận, thành phố.
IV. Nhiệm vụ của đề tài.
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận, và cơ sở thực tiễn về xã hội hóa công

tác Giáo dục.
2. Nghiên cứu nội dung của xã hội hóa công tác giáo dục.
3. Một số biện pháp tổ chức Xã hội hóa công tác Giáo dục ở địa phương.
4. Tìm hiểu thực trạng xã hội hóa công tác Giáo dục ở Trường
Mầm non Cát Bi quận Hải An trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp
giải quyết.
5. Một số biện pháp thực hiện Xã hội hóa công tác Giáo dục ở
Trường mầm non Cát Bi.
11


Những kết quả đã đạt được- những tồn tại khó khăn - khuyến nghị.
V. Phƣơng pháp nghiên cứu.
1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí thuyết.
Sƣu tầm các nguồn tƣ liệ u để nghiên cứu gồm:
- Xã hội hóa công tác giáo dục nhận thức và hành động.
- Những bài giảng về quản lý trường học.
- Các chuyên san nghiên cứu giáo dục.
- Luật phổ cập giáo dục.
- Tài liệu bồi dưỡng công đoàn.
- Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc.
- Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Tài liệu Xã hội hóa công tác Giáo dục - nhận thức và hành động
" Viện khoa học Giáo dục " - 1999
- Nghị quyết Chính phủ hướng dẫn tổ chức thực hiện Xã hội hóa
công tác giáo dục ở địa phương.
- Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thành Phố Hải Phòng.
- Nghị quyết quận Ủy, ủy ban nhân dân quận Hả i An.
- Nghị quyết của Đảng ủy Phường Cát Bi về công tác Giáo dục.
- Nghiên cứu báo chí, tài liệu, chuyên san và các số liệu tổng kết

xã hội hóa Giáo dục ở địa phương qua các nă m gần đây.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.
 Dùng phương pháp quan sát :
Tìm hiểu cơ sở vật chất trường học thể hiện kết quả Xã hội hóa
công tác Giáo dục ở địa phương.
Quan sát nền nếp kỷ cương của giáo viên. Quan sát tự nhiên để xác
định thực trạng về công tác tuyên truyền vận động xã hội hoá giáo dục
của giáo viên.
Quan hệ giữa phụ huynh học sinh với nhà trường, điều kiện phụ
huynh học sinh của trường.
Quan hệ giữa chính quyền địa phương với nhà trường.
Quan sát hoạt động của học sinh để đá nh giá hoạt động đoàn thể
trong nhà trường.
Quan sát hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non Cát Bi.
* Phương pháp phỏng vấn:
+ Trao đổi với lãnh đạo địa phương: Đảng ủy, chính quyền, và các tổ chức
đoàn thể về hoạt động của họ trong công tác xã hội hóa Giáo dục.
12


+ Với người dân địa phương: xe m nhận thức của họ về giáo dục
+ Với phụ huynh học sinh:
- Xem họ có quan tâm đến nhà trường không ?
- Quan niệm về ý thức trách nhiệm.
- Quan hệ đối xử với nhà trường ra sao ?
+ Với cán bộ giáo viên tro ng trường: Xe m sự tha m gia, sự phối kết
hợp với Phụ huynh học sinh về giáo dục của giáo viên mình thế nào?
+ Với học sinh:
- Để thấy được sự quan tâm của gia đình .
- Trung bình kinh phí đầu tư cho con em đi học /năm.

- Về tình hình Giáo dục ở địa bàn trư ờng đóng, trình độ dân trí của
nhân dân, điều kiện đời sống kinh tế của nhân dân.
- Tính toán số liệu tìm ra thực trạng của nhà trường và kết quả qua
các số liệu khi thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục.
VI. Địa bàn phạm vi nghiên cứu:
Trường mầm non Cát Bi - Phường Cát Bi - quận Hải An - thành
phố Hải Phòng.

13


PHẦN II : NỘ I DUNG VÀ K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn:
1. Cơ sở lý luận :
Các nhà nghiên cứu lịch sử giáo dục và xã hội học đều khẳng định:"
Giáo dục là một nhân tố đả m bả o cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội". Điều đó có nghĩa là không thể tách rời giáo dục khỏi đời sống xã
hội. Do bản chất xã hội vốn có đó của giáo dục mà giáo dục phải là sự
nghiệp của toàn xã hội, chỉ có sự tham gia của toàn xã hội vào giáo dục
mới thúc đẩy giáo dục phát triển có chất lượng và hiệu quả.
Mục tiêu của giáo dục là là m cho con người phát triển một các h
toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học
- công nghệ. Để thực hiện mục tiêu trên ta cần tiến hành xã hội h óa
công tác giáo dục. Những địa phương nào chỉ nhìn xã hội hóa công tác
giáo dục theo khía cạnh huy động nguồn tài chính của nhân dân là
không nhìn đúng, chưa toàn diện về bản chất xã hội hóa công tác giáo
dục và chắc chắn sẽ không thể xây dựng cho địa phư ơng mình một sự
nghiệp giáo dục phát triển bền vững, có chất lượng và hiệu quả. V ì
vậy, chúng ta phải hiểu và có nhận thức đúng đắn về xã hội hóa công

tác giáo dục, từ đó xây dựng những biện pháp tổ chức về xã hội hóa
công tác giáo dục trong từng địa phươ ng cho phù hợp với điều kiệ n
hoàn cảnh đồng thời đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội .
2. Cơ sở thực tiễn.
Trong nhiều nă m qua, với cơ chế tập trung quan liêu và bao cấp đã
là m cho ngành giáo dục rơi vào thế đơn độc, không thu hút được các
nguồn lực của toàn xã hội. Đây là một trong những lí do cơ bản làm cho
cơ sở vật chất của giáo dục xuống cấp và lạc hậu, động lực của ngườ i
dạy và người học giảm sút, sự phát triển giáo dục không đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc là m cho giáo dục
trở lại với bản chất xã hội hóa vừa là phù hợp với bản chất xã hội đíc h
thực của giáo dục, vừa phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước.
Trong hoàn cảnh đất nước ta còn nghèo, ngân sách đầu tư cho giá o
dục còn hạn chế, mà trong mỗi nhà trường nói chung và trường mầ m
non Cát Bi nói riêng còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường
lớp. Trường mầ m non Cát Bi nằ m ở khu trung tâm thành phố thuộc quậ n
Hải An với diện tích 3807m 2 , trường có 10 phòng học. Trong đó có 4
phòng học chuẩn và 4 phòng học xây dựng từ nă m 1998 không đạt về
diện tích, chất lượng sử dụng không đủ số lớp học cho các cháu. Vì vậ y
nhà trường phải tận dụng phòng hội trường trên tầng 2 và các phòng
chức năng làm phòng học. Đồng thời bếp ăn cũ sửa chữa thành phòng
học. Hệ thống sân chơi còn bê tông hoá. Hàng năm số học sinh của
trường từ 450 - 500 học sinh một số học sinh thuộc phường Cát Bi,
Thành Tô. Cơ sở vật chất phương tiện đã xuống cấp. Các thiết bị đồ
dùng phần lớn đã cũ và hết hạn sử dụng... song chúng ta không thể ngồ i
14


chờ đến khi có đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển mà ta phả i
tìm ra con đường ngắn nhất, có hiệu quả cao nhất đó là xã hội hóa công

tác giáo dục, từ đó góp phần tích cực để giải quyết những khó khă n
trước mắt của nhà trường, địa phương, của từng n gành học. Là m cho
giáo dục phát triển mạnh mẽ, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc,
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Về chất lượng giáo dục được coi là hai trong ba trường mầm no n
có chất lượng của Quận. Tuy nhiên giải ở các bộ môn năng khiếu cò n
thấp chưa được quan tâm.
- Dân trí nhìn chung là nhân khẩu sống nghề lao động tự do, đời sống còn
khó khăn và trên 80 hộ nghèo của phường chủ yếu tập trung ở đây.
Đời sống gia đình các em học sinh đa số là gia đình gặp khó khăn. Do đời
sống khó khăn nên họ ít quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình.
Trường nằm ở gần Chợ Thành Tô, phường Cát Bi. Do đó sinh hoạt của
nhân dân và học sinh ở phường có nhiều ảnh hưởng và rất phức tạp, đa dạng.
Chính quyền địa phương đã quan tâm đến công tác giáo dục song
cách nhìn cũng chưa toàn diện về giáo dục, ít quan tâm đến phong trào
và cũng chỉ khuyến khích động viên .
Chưa kết hợp chặt chẽ với trường để làm công tác phổ cập giáo dục
mầ m non và tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường còn coi đây là
nhiệ m vụ của nhà trường chứ không phải của phường.
Hiện nay, xã hội hóa công tác giáo dục đã phát triển ở nhiều nơ i
trong cả nước, từ thành thị đến nông thôn. Đặc biệt ở Quận Hải An
Thành phố Hải Phòng xã hội hóa công tác giáo dục, ngày càng chứng tỏ
tính đúng đắn của nó và ngày càng được chứng minh như một giải pháp
thực sự có hiệu quả cao trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục và đà o
tạo. Những địa phương triển khai tốt công tác xã hội hóa giáo dục đã
thu được những kết quả đáng khích lệ và mở ra một hướng đi đúng đắ n
đầy triển vọng cho sự phát triển của giáo dục.
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC GIÁO DỤC .

Vì giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội hóa cao. Chỉ riêng

ngành giáo dục không thể làm tốt công tác giáo dục. Đúng như Hồ Chủ
Tịch đã nói: "Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo
dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà
trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đẹp đến mấy,
nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì k ết quả cũng
không hoàn toàn". Do vậy để là m tốt xã hội hóa công tác giáo dục ở địa
phương, ngoài việc làm cho mọi người hiểu thế nào là xã hội hóa công
tác giáo dục, vai trò và ý nghĩa của công tác này, còn phải tiến hành
xây dựng các biện pháp cụ thể để tiến hành xã hội hóa công tác giáo
dục. Từ thực tiễn nhà trường và tìm hiểu về các là m công tác xã hội hóa
giáo dục của một số gương mặt quản lý giỏi và làm tốt công tác xã hộ i
15


hóa công tác giáo dục của Thành phố và của Quận Hải An. Như chị Bùi
Thị Lại trường mầ m non Đông Hải 2 Quận Hải An, trường mầm no n
chuẩn Quốc Gia Hoa Cúc quận Lê Chân...Bản thân tôi đã rút cho mình
một số biện pháp là m tốt công tác xã hội hoá giáo dục tại trường mầ m
non Cát Bi.
1. Đảng ủy và chính quyền địa phƣơng chỉ đạo xã hội hóa công
tác giáo dục :
+ Đảng ủy địa phương phải đề ra các chủ trương, Nghị quyết về xã
hội hóa công tác giáo dục. Xác định rõ mục tiêu, phương hướng chỉ đạo
các giải pháp lớn, nhỏ, cụ thể, sát hợp với hoàn cảnh địa phương. Giả i
quyết các điều kiện thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả đồng thờ i
lãnh đạo các đoàn thể, tổ chức chính trị và quần chúng thực hiện các
Nghi quyết đề ra.
+ Hội đồng nhân dân phường là nơi cụ thể hóa các chủ trương,
phương hướng của cấp trên, của đảng ủy. Hoạch định các chương trình,
kế hoạch, cân đối các điều kiện thực hiện ng ân sách, đội ngũ cơ sở vật

chất... Để thực hiện các chủ trương Nghị quyết về xã h ội hóa công tác
giáo dục. Phân công trách nhiệ m cho các tổ chức, các cơ quan, ba n
ngành, động viên các lực lượng xã hội cùng tha m gia.
+ Ủy ban nhân dân: Phải dựa vào sự tha m mưu của ngành học, của
các nhà trường, của Hội đồng giáo dục để thực hiện các chủ trương, các
chương trình, kế hoạch về xã hội hóa công tác giáo dục.
*Mặt trận tổ quốc của địa phƣơng :
- Phải phối hợp với ngành giáo dục thực hiện công cuộc xã hội hóa
giáo dục như: Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, xây dựng gia
đình văn hóa, huy động sự đóng góp nhân lực, tài lực, vật lực của địa
phương để phát triển giáo dục . Tập hợp các quần chúng, tạo nên những
phong trào quần chúng là m giáo dục. Thu thập nhu cầu, nguyện vọng
của mọi người, bàn bạc thảo luận, đề xuất những chủ trương, những
chương trình, kế hoạch hoạt động, kiến nghị các chính sách chế độ vớ i
các cấp địa phương trong việc thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục.
*Phối hợp với phụ nữ địa phƣơng :
Hội phụ nữ địa phương với ngành giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục cho
trẻ em. Hội là người tham gia vào việc duy trì sĩ số
ở địa phương. Hội phối hợp cùng với nhà trường nắm bắt tình hình học tập của
con cái, góp phần tích cực trong việc khôi phục truyền thống hiếu học, nâng cao
dân trí của gia đình và họ tộc. Hội huy động và tổ chức lực lượng phụ nữ tham
gia xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị, khai thác tiềm năng, nhân lực, vật lực cho
giáo dục nhà trường.
*Phối hợp với các tổ chức kinh tế địa phƣơng :
Tạo điều kiện, phương tiện cho học sinh tham quan, vui chơi giải trí.

16


Đồng thời họ là những nhà "tài trợ" cho nhiều hoạt động giáo dục

ngoài nhà trường.
*Phối hợp với gia đình và họ tộc:
Gia đình và họ tộc động viên con cái và mọi thành viên đi học như
là một quyền lợi và nghĩa vụ, thực hiện trách nhiệ m phổ cập giáo dục,
nâng cao dân trí, thực hiện học tập thường xuyên và suốt đời.
Gia đình là nơi tham gia hữu hiệu nhất vào việc phát triển và duy
trì số lượng trong giáo dục, khuyến khích học sinh học tập đồng thờ i
tham gia đóng góp vật chất - lao động xây dựng trường sở, đóng học
phí, khen thưởng con cái ngoan, học giỏi.
2. Nhà trƣờng phải giữ vai trò chủ động trong xã hội hó a công
tác giáo dục :
Nhà trường phải thể hiện đầy đủ tính chủ động sáng tạo, vai trò
trung tâ m và nòng cốt trong xã hội hóa công tác giáo dục. Chỉ như vậ y
mới lôi cuốn, thu hút và tổ chức sự tha m gia của các lực lượng xã hộ i
vào công tác giáo dục.
Xuất phát từ nhu cầu của mình và của địa phương mà chủ động đề xuất nội
dung cần thiết xã hội hóa công tác giáo dục. Tiến hành thu thập thông tin, thăm
dò dư luận, gợi ý sự tham gia của các lực lượng cần thiết, chuẩn bị các phương
án các chương trình... Trên cơ sở đó chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo
và quản lý địa phương về phương hướng, chủ trương, mục đích, yêu cầu, nội
dung cách thức, thực hiện những yêu cầu về xã hội hóa công tác giáo dục mà
nhà trường đã chuẩn bị.
Để phát huy vai trò trung tâm nòng cốt trong xã hội hóa công tác
giáo dục ở địa phương, nhà trường phải thực sự là bộ phận của địa
phương, của cộng đồng. Các hoạt động giáo dục của nhà trường phả i
nhằm phục vụ những mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
Để tận dụng được tiềm năng của các lự c lượng xã hội, liên kết phố i
hợp các lực lượng xã hội cùng làm giáo dục, nhà trường phải đạt được
niềm tin, đe m lại lợi ích thực sự cho xã hội. Muốn vậy nhà trường phả i
thực sự tốt về mọi mặt, chỉ có chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà

trường mới tạo nên động lực cho sự tha m gia của xã hội làm giáo dục.
Khi nói đến nhà trường là nói đến tập thể đội ngũ cán bộ giáo viên,
đặc biệt là vai trò của Hiệu trưởng, vì Hiệu trưởng là người cụ thể hóa
các chủ trương trên những quan điểm cơ bản để xã hội hóa công tác
giáo dục. Để là m tốt việc này, người Hiệu trưởng phải có năng lực quả n
lý, nắ m vững nguyên tác quản lý, có nghiệp vụ quản lý. Phải có qua n
điểm quần chúng sâu sắc, có năng lực vân động quần chúng, phát huy
được ý thức tự giác, là m chủ, chủ động và sán g tạo của quần chúng.
Phải hiểu chức năng, nhiệ m vụ, nội dung hoạt động của từng lực lượng
xã hội có quan hệ tốt với các lực lượng xã hội đó. Phải có năng lực tổ
chức, biết tìm người, sử dụng người và sắp xếp lực lượng.
17


Hiệu trưởng phải có tín nhiệm với địa phương với cộng đồng, biết
lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng cá nhân và tổ chức xã hội để có
tiếng nói thuyết phục đối với họ.
Đối với giáo viên, phải là người nhận thức sâu sắc về xã hội hóa công tác
giáo dục và vai trò của mình trong công tác này. Phải có quan hệ tốt với các tổ
chức quần chúng, các lực lượng xã hội, nhất là đối với gia đình học sinh, với
mọi tầng lớp nhân dân trong địa phương. Mặt khác người giáo viên, phải là
người dạy giỏi,chăm sóc trẻ tốt, có phẩm chất đạo đức tốt để cuốn hút học sinh
say mê học tập và gắn bó với trường lớp.
*Với phụ huynh học sinh :
Tuyên truyền vận động phụ huynh về giáo dục thông qua Đại hộ i
Đại biểu phụ huynh học sinh, để từ đó họ hết lòng ủng hộ nhà trường.
Làm cho phụ huynh hiểu được quyền và trách nhiệ m của mình, họ tậ n
hiểu được những lợi ích mà bản thân và con em họ được hưởng từ thành
quả XHHGD để từ đó họ càng tích cực tha m gia công tác giáo dục hơn.
1. Nhà trƣờng làm tốt công tác xây dựng kế hoạch.

Lập kế hoạch gồm:
+ Nội dung công việc định là m.
+ Mục đích ý nghĩa.
+ Đối tượng tham gia.
+ Cách là m.
+ Kết quả thu được.
Cụ thể về nội dung:
* 2009 - 2010: Xây dựng bếp chuẩn + sân chơi + 420 ghế + 35 bà n
+ 60 giá đồ chơi...
* 2010 - 2011: Mua 15 máy vi tính + Xây dựng sân chơi + 20 bảng
+ cải tạo nhà xe + 22 tủ đựng đồ dùng...
* 2011- 2012: Lát sàn gỗ 11 lớp + 150 bàn, ghế chuẩn + Đầu tư
trang thiết bị bếp ăn, phòng học .
Về mục đích :
 Năm học 2009 - 2010 :
Cải tạo bếp ăn + sân chơi + mua sắm thê m 420 ghế + 35 bàn + 60
giá đồ chơi...
Giúp nhà trường có đầy đủ trang thiết bị học tập cho học sinh.
 Năm học 2010 - 2011:
Tiếp tục vận động phụ huynh mua sắm bàn ghế chuẩn, bảng dạ y
học, tủ đồ dùng, tủ đựng sách vở để toàn bộ các cháu đều có điều kiệ n
học tập tốt nhất ...
18


Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng của phổ cập đúng độ tuổi.
Quan tâm đến các hoạt động phong trào để phấn đấu là trường trọ ng
điểm có chất lượng giáo dục toàn diện thu hút học sinh.
 Năm học 2011 - 2012:
Lát sàn gỗ 11 lớp + 150 bàn, ghế chuẩn + Đầu tư trang thiết bị bếp

ăn, phòng học.
Đầu tư sân chơi, thiết bị bếp chuẩn, sân khấu, 100 bộ bàn ghế chuẩn.
Xây dựng phòng hội trường đa chức năng để góp phần nâng cao
chất lượng bộ môn nghệ thuật giúp phát huy cao khả năng của học sinh.
Mục đích để phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia.
4. Xây dựng các bƣớc để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục .
Bƣớc 1: Tổ chức triển khai trong hội đồng nhà trường để mọi giá o
viên nắm chắc được mục đích yêu cầu, nhiệ m vụ và bàn bạc thống nhất.
Sau đó phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Hội đồng nhà
trường thực hiện nhiệ m vụ đó.
Bƣớc 2: Triển khai trong Ban giá m hiệu và hội đồng nhà trường.
Ban Giá m hiệu trao đổi bàn bạc với chính quyền địa phương và tập thể
Hội cha mẹ học sinh.
Ba bên bàn bạc đi đến thống nhất nội dung và cách thức tiến hành.
Phân công rõ nhiệm vụ cho từng cá nhân, từng tổ chức.
Bƣớc 3: Triển khai đến phụ huynh học sinh.
- Tiến hành Đại hội phụ huynh học sinh trong toàn trường.
Ở đây Hiệu trưởng trực tiếp hợp với toàn thể phụ huynh học sinh
(100% phụ huynh học sinh tha m gia họp bàn) .
- Hiệu trưởng trực tiếp điều hành cuộc họp.
- Phụ huynh học sinh dân chủ bàn bạc và đi đến thống nhất chủ
trương cách thức là m .
- Trong quá trình họp bàn để dân chủ công khai thì Hiệu trưởng cần
báo cáo công việc cụ thể, mức đóng góp, và luôn khuyến khíc h sự đóng
góp ý kiến của phụ huynh học sinh và Hiệu trưởng phải là người vững
vàng có lý luận và giải thích thấu tình đạt lý mới có thể mang lại kết
quả tốt như mong muốn và làm cho phụ huynh phấn khởi tin tưởng.
Bƣớc 4: Xin chủ trương lãnh đạo :
- Trường làm tờ trình xin ý kiến của Phòng Giáo Dục của Ủy ba n
Nhân dân quận Hả i An về xã hội hóa công tác giáo dục của từng nă m

mà mình sẽ làm. Đây cũng là một việc là m xin ý kiến chủ trương của
các cấp lãnh đạo và nhận sự đồng tình của các cấp .
Bƣớc 5: Một lần nữa lấy ý kiến của phụ huynh học sinh :

19


- Họp phụ huynh xin ý kiến phụ huynh học sinh về từng nội dung
- Mục đích là công khai dân chủ và hợp pháp.
- Mọi người đều thể hiện chính kiến của mình.
- Nếu đồng ý thì ghi đồng ý.
- Nếu không đồng ý thì ghi không đ ồng ý.
- Nếu có ý kiến khác thì ghi ý kiến của mình.
- Sau khi thu phiếu lấy ý kiến Ban giá m hiệu cùng Ban thường
trực Hội kiể m tra xe m xét, nghiên cứu các ý kiến của từng phụ huyn h,
sau đó tập trung các ý kiến đó lại, nếu số phiếu nhất trí từ 80% trở lê n
thì công việc đó sẽ được tiến hành và số còn lại ta sẽ phải trực tiế p
giải thích tuyên truyền động viên, còn phụ huynh học sinh nào không
có khả năng tha m gia thì thôi cũng không có ảnh hưởng gì.
Các phiếu lấy ý kiến đó chính là bằng chứng về sự tự nguyệ n và
dân chủ. Nó đảm bảo chắc chắn cho sự thành công với ý nghĩa đíc h
thực của nó về xã hội hóa công tác giáo dục và xã hội hóa công tác giáo
dục chỉ thành công khi mọi người hiểu đúng về giáo dục và tự nguyệ n
tham gia thì nó mới trở thành sự nghiệp của t oàn Đảng toàn dân.
Bƣớc 6: Triển khai nội dung công việc.
Sau khi lấy ý kiến xong công việc được triển khai có sự điều chỉnh cho phù
hợp với ý kiến đóng góp của các cấp lãnh đạo của Phụ huynh học sinh .
Như vậy xã hội hóa công tác giáo dục sẽ thành công và nó sẽ xứng với ý
Đảng, hợp với lòng dân, làm cho mọi người đều tin tưởng phấn khởi.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC.


Với cách thức tiến hành như trên kết quả xã hội hóa công tác giáo
dục của trường mầ m non Cát Bi thật đáng khích lệ. Kết quả đó được thể
hiện như sau:
Về cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm và các hoạt động của nhà trường.
Nhờ là m tốt công tác tha m mưu nhà trường đó được đầu tư xâ y
dựng 4 phòng học chuẩn, cô trò phấn khởi hơn khi được học ngô i
trường mới. Hàng ngày c ô và trò chăm lo công tác lao động dọn dẹp vệ
sinh, xây dựng cảnh quan sư phạ m nhà trường, phụ huynh học sinh phấ n
khởi hơn khi đưa con đến trường nhập học.
Sân trường bê tông hóa gần 1000 m² khuôn viên được cải tạo thành
khu vườn cổ tích thể chất để các cháu được vui chơi hoạt động .
Năm học 2012-2013 nhà trường đó cơ bản hoàn thành xong c ác
công trình theo sơ đồ qui hoạch của trường, sân chơi rộng rãi sạch sẽ,
các hoạt động ngoạ i khoá có nhiều khởi sắc đó tạo không khí ngày kha i
giảng thực sự vừa là ngày lễ, vừa là ngày hội của tất cả c ác em.

20


Không những chă m lo xây dựng cảnh quan sư phạm tạo được b ộ
mặt cho nhà trường mà nhà trường c òn chú trọng công tác phổ cập giáo
dục trẻ 5 tuổi ở địa phương, từng bước phấn đấu hoàn thành phổ cập
giáo dục mầ m non đúng độ tuổi. Công tác duy tr ì sĩ số nhiều nă m liề n
được giữ vững. Tình trạng bỏ học giữa chừng của các cháu giả m dần.
Được sự quan tâ m của cấp trên, nhà trường xây dựng thành công trường
chuẩn quốc gia mức độ 2 nên trường chỉ còn một điểm chính công tác
huy động xã hội hóa để xây dựng và phát triển nhà trường lại càng
thuận lợi. Ngày càng có nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đóng góp
cả tài lực, vật lực cho nhà trường, Đảng ủy chính quyền địa phương

quan tâ m đúng mức cô trò lại càng phấn khởi hơn ra sức phấn đấu dạ y
tốt, học tốt.
Vườn hoa, cây cảnh nhà trường đó bắt đầu xanh tốt, từ một b ãi đấ t
trống gạch đỏ ngổn ngang khô cằn trên hiện trạng phòng học cũ đó được
cải tạo thành khu vườn cổ tích thể chât sinh động . Tập thể cán bộ giáo
viên, công nhân viên cùng học sinh trong toàn trường lao động trồng
cây và hoa theo sơ đồ qui hoạch.
Trong ba nă m trở lại đây nhà trường có nhiều tiến bộ về nhiều mặ t
(cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, chất lượng học sinh, ch ất lượng
giáo viên, hoạt động xã hội hoá...) nhận được sự đồng thuận và ủng hộ
của đa số phụ huynh học sinh trong địa bàn. Ban đại diện cha mẹ học
sinh phối hợp chặt chẽ với nhà trường được hội đồng giáo dục tuyê n
dương. Các đoàn thể phối hợp nhịp nhàng với đoàn thể địa phương cũng
như phối hợp hoàn thành tốt công việc trong đơn vị. L ãnh đạo địa
phương phấn khởi quan tâm nhiều hơn cho sự phát triển của nhà trường.
* Kết quả về công tác phổ cập giáo dục và chất lượng giáo dục đến
T2/2013.
BIỂU MẪU THỐNG K Ê

Kết quả về công tác phổ cập giáo dục
và chất lƣợng giáo dục đến T 2/2014
STT

Năm học

Nội dung
2011-2012

2012-2013


2013-2014

1

Huy động trẻ 5 tuổi ra lớp

99,7%

100%

100%

2

Tỷ lệ chuyên cần

93,7%

95%

95,5%

3

Số giải năng khiếu

38 giải

44 giải


Tốt

80%

85%

Khá

20%

15%

4

Chất lượng giáo dục

21


T.B
Đạt YC

0%

0%

CƠ SỞ VẬT CHẤT ĐƢỢ C HUY ĐỘNG

Cơ sở vật chất


STT

2011-2012

2012-2013

2013-2014

1

Ghế

50

160 chiếc

60 chiếc

2

Bàn

40

50 chiếc

20 chiếc

3


Giá (đồ chơi, học tập...)

70

20 chiếc

10 chiếc

4

Bảng dạy học

4

5 chiếc

5

Đồ dùng, đồ chơi các góc

11

9 lớp

6

Rèm che nắng

10


5 chiếc

7

Màn hình MT

6

2 chiếc

3 chiếc

8

Máy tính

5

2 chiếc

2 chiếc

9

Điều hoà

10

2 chiếc


10

Bình nóng lạnh

2

3 bộ

11

Sàn gỗ

12

Tủ chăn gối

5

4 chiếc

13

Chăn

70

50 chiếc

10 chiếc


14

Gối

480

360 chiếc

20 chiếc

15

Chiếu

150

170 chiếc

50 chiếc

16

Đồ dùng thể chất (11 lớp)

9 lớp

9 lớp

17


Camera

9 lớp

2 bộ

300 m

14 cái

2 chiếc

+Giáo viên:
Chất lượng đội ngũ giáo viên được nâng cao. Qua đợt kiểm tra toàn diện cho
thấy hiện nay không còn giáo viên xếp loại đạt yêu cầu, giáo viên giỏi các cấp ngày
càng tăng. Trình độ đào tạo và trình độ chuẩn nghề nghiệp tăng vượt trội.
Qua nối mạng internet giáo viên tích cực trong việc truy cập thông tin phục
vụ cho bài giảng, qua địa chỉ tìm kiếm với google cán bộ nhà trường thu được nhiều
dữ liệu và thông tin phục vụ cho các hoạt động của nhà trường tạo được các hình
thức sinh hoạt mới mẻ, phong phú và hấp dẫn các cháu.
22


Giáo viên tích cực sử dụng các đồ dùng dạy học hiện có trong nhà trường,
ngoài ra giáo viên nhà trường tích cực làm thêm nhiều đồ dùng dạy học phục vụ cho
giảng dạy cũng như làm đồ dùng hỗ trợ cho các hội thi đạt kết quả tốt:
- Khảo sát tay nghề giáo viên cấp trường: 28/28 + 100% GV tham gia, kết
quả: 11/28 = 39% GV đạt giỏi, 17/28 = 61% GV đạt khá.
- Thi giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học cấp trường: 21/28 + 75% GV tham
gia, kết quả: 11/21 = 52% GV đạt giỏi, 10/21 = 48% GV đạt khá. Thi giáo viên sử

dụng đồ dùng dạy học giỏi đứng thứ tư cấp quận. Thi đồ dùng sáng tạo mầm non
cấp quận: có 10 loại đồ dùng tham gia thi, kết quả: đứng thứ nhất cấp quận .
BẢNG SỐ LIỆU MINH CHỨNG

1. Số lượng và trình độ đào tạo:
Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn Tỷ lệ giáo viên giỏi các cấp

NĂM HỌC

2010 - 2011

56%

2011 - T2/2013

57%.

2013 - T2/2014

57%.

50.6%

*4/ KẾT QUẢ XẾP LOẠI CHI BỘ - NHÀ TRƢỜNG - CÁC ĐOÀN THỂ:
NĂM HỌC

CHI BỘ

NHÀ TRƢỜNG


CÔNG ĐOÀN

CHI ĐOÀN

2010-2011

Trong sạch-vững mạnh

Lao động tiên tiến

Xuất sắc

Xuất sắc

2011-2012

Trong sạch-vững mạnh

Lao động tiên tiến

Xuất sắc

Xuất sắc

2012-2013

Trong sạch-vững mạnh

Lao động tiên tiến


Xuất sắc

Xuất sắc

Nhìn vào kết quả trên ta thấy chất lượng Giáo dục ngày càng được
nâng cao và cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường. Thể hiện xã hộ i
hóa công tác giáo dục cần được quan tâ m nhiều hơn nữa chắc chắ n
những yếu điểm của nhà trường sẽ được khắc phục và hiệu quả giáo dục
ngày một toàn diện, cơ sở vật chất ngày được hoàn thiện hơn.

23


PHẦN III : K ẾT LUẬN VÀ K HUYẾN NGHỊ
I. NHỮNG NHẬN ĐỊNH ĐÁNH G IÁ CH UNG :

*Phải nói rằng xã hội hóa công tác giáo dục ở trường mầ m non Cá t
Bi trong những năm qua đặc biệt là đầu năm học 201 3 – 2014 đã thu
được một kết quả to lớn đáng khích lệ. Cách là m của nhà trường được
dư luận toàn xã hội đồng tình ủng hộ.
Nhờ có xã hội hóa công tác giáo dục mà cơ sở cảnh quan nhà
trường được cải thiện đáng kể . Và cũng vì xã hội hóa c ông tác giáo dục
mà phụ huynh học sinh quan tâ m hơn đến việc phát triển toàn diện cho
con em mình. Thể hiện là họ tạo điều kiện cho các em luyện tập thể dục
thể thao, tha m gia học bồi dưỡng ở các môn năng khiếu như:Bé khéo
tay, võ . Đặc biệt các hoạt động phong trào của trường ngày càng được
quan tâ m và đi vào chiều sâu chất lượng.
Các hoạt động được phụ huynh quan tâ m, phường tạo điều kiện và
cử đoàn viên vào hỗ trợ. Những hoạt động ngoại khoá trường mở cửa
trường để thu hút sự quan tâ m của toàn thể nhân d ân địa phương và phụ

huynh học sinh.
Việc tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học được tăng
cường, các hoạt động tập thể ngày càng sôi động, chất lượng giáo dục
ngày càng được khẳng định. Cụ thể là:
Số lượng, chất lượng học sinh ngày càng tăng .
Điều đó một lần nữa khẳng định tác dụng và vai trò to lớn của xã
hội hóa công tác giáo dục.
* Bài học:
Để xã hội hóa công tác giáo dục có hiệu quả bản thân tôi thấy
mình cần làm tốt các khâu sau đây :
1. Phải làm tốt khâu tuyên truyền vận động và đây là v iệc làm tối
cần thiết và mang tính tiên quyết.
Khi mọi người đã hiểu về giáo dục, hiểu được ý nghĩa việc là m của
mình thì họ sẽ tự giác, nhiệt tình tham gia.
Muốn tuyên truyền vận động có hiệu quả thì bản thân người Hiệ u
trưởng phải có trình độ lí luận, hi ểu sâu sắc về vấn đề mình đưa ra mớ i
có sức thuyết phục.
Hiệu trưởng phải chuẩn bị bài phát biểu chu đáo, bố cục phải rõ
ràng và trong quá trình điều hành Hiệu trưởng phải linh hoạt, khả năng
ửng xử tốt trong mọi tình huống.
Vận động mọi người làm xã hội h óa công tác giáo dục phải hết sức
thận trọng và có bài bản.
Phải xác định được hết các đối tượng cần tha m gia tuyên truyền vận
động và đối tượng cần tuyên truyền.
24


Các đối tượng tham gia tuyên truyền: Học sinh, cán bộ giáo viên,
phụ huynh học sinh, chính q uyền địa phương, các tổ chức đoà n
thể...Các đối tượng này cần được tập huấn kỹ lưỡng về nội dung, về

phương pháp là m xã hội hóa công tác giáo dục.
Vận động tuyên truyền xã hội hóa công tác giáo dục cần thông qua
các cuộc họp, các hội nghị, các buổi tập tru ng...
Các đối tượng được tuyên truyền vận động là phụ huynh học sinh
và nhân dân, các tổ chức đoàn thể...
Xã hội hóa công tác giáo dục càng thắng lợi nếu Hiệu trưởng trực
tiếp chỉ đạo và họp được với toàn thể phụ huynh học sinh toàn trường,
bởi có như vậy 100% phụ huynh mới được trực tiếp lĩnh hội những ý
tưởng và chủ trương của trường tránh việc truyền đạt sai lệch thông tin
hoặc hiểu không đầy đủ vấn đề .
2. Trong quá trình triển khai nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo,
trung tâ m. Tuy nhiên xã hội hóa công tác giáo dục muốn thành công thì
phải phát huy cao độ tính dân chủ. Cụ thể:
Khuyến khích họ bàn bạc trao đổi để đi đến thống nhất. Nếu phụ huynh học
sinh còn có ý kiến trao đổi ta nên tạo điều kiện cho họ được phát biểu.
Sau đó dựa trên ý kiến phát biểu đó người điểu khiển cuộc họp sẽ
hướng về vấn đề cần kết luận. Bao gồm:
- Nội dung công việc.
- Cách thức tìm.
- Đối tượng tha m gia.
- Mức độ đóng góp (nếu có).
- Kết quả.
* Phải huy động được nhiều người cùng tha m gia làm xã hội hóa
công tác giáo dục
3. Sau khi họp xong, để một lần nữa mỗi thành viên tham gia xã hội hóa
công tác giáo dục thể hiện chính kiến của riêng mình tránh tình trạng là cho rằng
thấy mọi người nhất trí tôi cũng nhất trí theo thì khi tiến hành bao giờ tôi cũng
phát phiếu xin ý kiến cho từng thành viên. Các thành viên có quyền mang phiếu
về nhà bàn bạc trao đổi với gia đình. Nếu nhất trí với nội dung nào thì ghi đồng
ý với nội dung đó, nếu không nhất trí thì ghi không đồng ý. Nếu có ý kiến khác

thì ghi ý kiến của mình. Một tuần sau tôi sẽ thu lại các phiếu đó. Các phiếu thu
lại, được Ban giám hiệu, thường trực Hội cha mẹ học sinh cùng nhau kiểm tra,
tập hợp các ý kiến đó lại để có quyết định chính thức trước khi triển khai.
Nếu được 80% trở lên thì công việc được triển khai.
Và những người không đồng ý với việc là m về xã hội hóa công tác
giáo dục thì ta tiếp tục vận động hoặc xe m xét. Có thể không để họ

25


×