Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

quản lý nước hệ thống rừng tôm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.38 KB, 9 trang )

QU?N LÝ NU?C H? TH?NG R?NG TÔM ? VI?T NAM

Page 1 of 9

QUẢN LÝ NƯỚC HỆ THỐNG RỪNG TÔM
Ở VIỆT NAM
Nguyễn Năng Hùng
Trung Tâm KTMT & NLM
Khoa Công Nghệ
ABSTRACT
The study aims at understanding the water movement and water quality of the forest-shrimp system in
the Mangrove of the Mekong Delta, for the sustainable production and optimization of the water
management of Forest-Shrimp system in the Mekong Delta (MKD).
The study has two stages:
-

The prediction of the tide at the study site and survey of the whole system in testing the
model with different scenarios in water management

-

The detailed survey and monitoring of some environmental parameters DO; salinity; pH;
BOD; …inside the system, water level inside and outside the system. The development a
water quality model for FSS for the quantifying of water elements to benefit other studies.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Địa điểm nghiên cứu, Nông Trường Thạnh Phú, huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre (H.1).Tổng diện tích
là 14.230 ha, bao gồm một phần của ba huyện Bình Đại; Ba Tri và Thạnh Phú (trong đó Thạnh Phú
chiếm 4565 ha). Các giống rừng ngập mặn nằm ngoài hệ thống chủ yếu là cây mắm (Avicennia
alba); phần còn lại rải rác là đước (rhizophora apiculata); dứa nước (nipalm); và một số loài cây khác
như sú, vẹt, trong hệ thống chủ yếu là đước, việc khai thác ở đây là 5 năm đầu sẽ được tỉa thưa và sau


10 năm lô nào đủ tuổi sẽ được khai thác hết (Bùi thị Nga, 1998) Hình thức nuôi tôm ở đây chủ yếu
theo lối quảng canh, tôm sú (tiger shrimp) con được mua từ Nha Trang về được thuần dưỡng khoảng
hai tuần rồi được thả vào hệ thống, trình độ nuôi cuả người dân ở đây còn thấp, năng suất thu hoạch
có hiện tượng giảm dần theo thời gian (qua trao đổi với người quản lý ở đây)
Chế độ thủy văn của hệ thống rừng-tôm (HTRT) nầy, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều Biển
Đông, với đặc điểm là triều hỗn hợp và chủ yếu là bán nhật triều (hai lần đỉnh và chân trong ngày).
Biên độ triều dao động trong khoảng 2.5-3.5 mét, tùy theo con triều kém hay triều cường. Ngoài ra
còn do việc ảnh hưởng của gió mùa thổi từ biển vào có thể làm cho mực nước biển trung bình
(MNTB) dao động nhiều cen-ti-mét. Việc đóng mở cống chỉ xảy ra vào con triều cường hay con triều
kém, do đó việc dự báo mực nước ở vùng cửa sông là rất quan trọng việc xây dựng và quản lý một
HTRT, hơn nữa sẽ là điều kiện biên chính xác (mực nước ở các cửa ra của sông Cửu Long) cho việc
chạy mô hình dự báo mực nước cho bất kỳ vị trí nào trên hệ thông sông ngòi của ĐBSCL. Bộ Hải
Quân Anh có xuất bản Danh sách các thông số về triều ở dọc theo bờ biển trên khắp thế giới, tuy
nhiên chỉ có hai điạ điểm ở ĐBSCL được thể hiện trong danh sách nầy: Mũi Vũng Tàu ở cửa sông
Sài Gòn và Côn Đảo, do đó việc dự báo mực nước ở tám cửa sông CL cần được nghiên cứu sâu thêm

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630H513\630H513.htm

9/8/2005


QU?N LÝ NU?C H? TH?NG R?NG TÔM ? VI?T NAM

Page 2 of 9

dựa vào các ích lợi vừa nêu.
Biến thiên độ mặn trong mùa khô từ năm 1993-1997 tại trạm Vàm Kênh trên Cửa Tiểu được cho ở
bảng 1
Bảng 1: Độ mặn max hàng tháng trong mùa khô năm 1993-1997 tại trạm Vàm Kênh
Đơn vị: g/l

Trạm

Vàm Kênh

Năm
1993
1994

Tháng 3
32.4
31.0

Tháng 4
28.7
27.6

Tháng 5
24.0
22.8

1995

27.4

27.4

28.9

1996


27.0

26.4

21.5

1997

27.3

26.5

19.7

Ghi chú

Cửa Tiểu Tiền giang

Trong mùa mưa, do ảnh hưởng của lũ thượng nguồn nên độ mặn giảm dần và trên dòng chính ranh
mặn 0 g/l nằm ra ngoài vùng ven bờ biển trước khi xây hệ thống đê bao rừng đã được trồng trước, sau
đó để dễ dàng trong việc quản lý và kiểm soát MN, một hệ thống đê bao đã được xây dựng (năm
1995) và phân chia khu vực lâm trường Thạnh Phú ra thành các tiểu vùng. Tiểu vùng 31 được chọn
làm HTRT để nghiên cứu. Sơ đồ hệ thống cho bởi H.2, H.3 (cho thấy đập nhỏ chia HT ra làm hai
phần. H.4 cho thấy hình dạng của cống lấy nước. HT nầy cũng được nghiên cứu bởi Bùi thị Nga và
Roozen/Rosenboom về sinh thái thủy sinh.

Hình 2: Sơ đồ tiểu vùng nghiên cứu, Lô 31
Hình 1: Vị trí của điểm nghiên cứu ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long


file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630H513\630H513.htm

9/8/2005


QU?N LÝ NU?C H? TH?NG R?NG TÔM ? VI?T NAM

Hình 3: Hình đập chia cắt hệ thống ra làm hai

Page 3 of 9

Hình 4: Cống lấy nước do nông dân tự làm lấy

Việc nghiên cứu được tiến hành theo hai bước:
– Dự báo MN triều tại điểm đang nghiên cứu và tiến hành đo đạt sơ bộ hệ thống để chạy thử
mô hình trong một số tình huống trong quản lý nước hệ thống (N.N.Hung va G.J. Schireck,
1998)
– Đo đạt chi tiết và quan trắc một số thông số vế môi trường như DO, Salinity, pH, BODvà MN
trong và ngoài hệ thống. Xây dựng một mô hình chất lượng nước cho HTRT, phục vụ cho việc
định lượng các kết quả nghiên cứu khác.

2 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
2.1 Phương pháp
Giai đoạn một (N.N.Hung va G.J. Schireck, 1998)


Thu thập số liệu về mực nước, độ mặn, lịch sử hoạt động của nông trường




Đo MN ngoài khu TN trong 15 ngày



Quan trắc giờ mở cống, MN trước và sau cống của hệ thống



Đo đạt cao độ hệ thống

Giai đoạn hai (E.T.M. Klaassen, 1999)


Đo đạc chi tiết hệ thống: cao độ, mặt cắt ngang kênh



Đo MN trong và ngoài hệ thống được ghi nhận trong một thời gian dài



Đo lưu tốc tại các cống

– Đo đạc các thông số về chất lượng nước như: pH; độ mặn, BOD; chất rắn lơ lững (SS); chất
hữu cơ; hydrogen sulfide (H2S); amonium; sediment oxigen demand (SOD)

2.2 Phương tiện

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630H513\630H513.htm


9/8/2005


QU?N LÝ NU?C H? TH?NG R?NG TÔM ? VI?T NAM

Page 4 of 9

– Mô hình Duflow (được phát triển bởi một số trưòng đại học va viện nghiên cứu ờ Hà Lan:
Viện IHE Delft; Viện Rijkwaterstaat,The Hague; Đại Học Kỹ Thuật Delft và đại học
Wageningen, được nghiên cứu về chuyển động và chất lượng nước


Mô hình dự báo triều SHM 159a ver. 2.0

– PH, nhiệt độ, nồng độ DO: đối với pH và nhiệt độ sử dụng loại đo bằng điện cực (Multiple
P4). Đo DO dùng Oxi330, đo gần mặt nước và ở dưới đáy để thấy sự khác biệt theo chiều thẳng
đứng, khi lấy nước DO được đo tại cống, do vận tốc nước lớn DO xem như là như nhau ở trên
mặt và đáy cống


Độ mặn, sử dụng Refracto-meter cầm tay

– BOD (biochemical oxigen demand), sử dụng 2 chai mẫu lây nước ở độ sâu 30 cm từ mặt
nước. Một chai có dung tích 125 ml, thêm vào 1ml MnSO4 và 1ml Winklerreagens, chai thứ 2
dung tích 300ml được để trong bóng tối 5 ngày ở nhiệt độ là 200 C, sau 5 ngày 1ml MnSO4 và 1
ml Winklerreagens được thêm vào. BOD được xác định là hiệu số giữa hai gía trị DO đo được
– Dùng Diver (dụng cụ ghi tự động MN theo bước thời gian chọn trước, kết quả đo ở dạng số
hoá và có thể nối trực tiếp với máy tính để lấy số liệu), MN trong và ngoài hệ thống được ghi
nhận trong một thời gian dài



Đo lưu tốc tại các cống, sử dụng thiết bị Ott-meter loại C31

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả
3.1.1 Giai đoạn một
Dự báo MN triều
Các thông số của hàm điều hòa sử dụng trong mô hình dự báo SMH 159a ở Mũi Vũng Tàu ngay cửa
sông Sài Gòn, được cho bởi bảng 2. Kết quả cho thấy là MN dự báo ở Vũng Tàu và MN ở Bến Trại
nằm trên sông Cổ Chiên, cách cửa sông khoảng 15 km và về phiá Tây của Thạnh Phú là khá gần nhau
(H.5), tương tự H.6 cho chúng ta kết quả so sánh giữa MN dự báo tại Vũng Tàu và MN tại điểm thí
nghiệm.
Bảng 2: Các giá trị của hàm điều hòa tại Mủi Vũng Tàu

Vị Trí
Mũi Vũng Tàu

Các gía trị của hàm điều hòa
Z0
g-M2
H-M2
(m)
36
0.79

g-S2

H-S2

g-K1


H-K1

g-O1

H-O1

81

0.31

312

0.60

263

0.45

Trong đó Zo là cao trình mực nước trung bình so với mặt chuẩn

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630H513\630H513.htm

9/8/2005


QU?N LÝ NU?C H? TH?NG R?NG TÔM ? VI?T NAM

Page 5 of 9


Hình 5: So sánh MN dự báo tại Vũng Tàu với MN đo tại Bến Trại

Hình 6: So sánh MN dự báo tại Vũng Tàu với MN đo tại khu thí nghiệm Thạnh Phú

Kết quả chạy thử mô hình
Sơ đồ hệ thống H.7, bao gồm 18 nhánh, 3 cống và 17 nút. Điều kiện biên, điều kiện ban đầu và thời
đoạn tính toán được thể hiện (N.N.Hùng và G.J. Schireck, 1998).
Ngoài ra, còn một số tình huống đưa ra như:


Tình huống a: Giữ MN trong hệ thống càng cao càng tốt




Tình huống b: trao đổi nước càng nhiều càng tốt
Tình huống c: Lượng nước vào và ra là lớn nhất

Tình huống a có thể tốt cho một số loại cây ngập mặn, tình huống b có thể tốt cho thu hoạch tôm và
tình huống c có thể tốt cho chất lượng nước trong hệ thống.
Kết quả cho tình huống a,H.8 cho thấy rằng trong đợt triều cường, MN trong hệ thống dâng cao tức
thì làm ngập rừng đước. Trong tình huống b cho thấy MN dao động nhiều hơn, và thời gian ngập của
rừng đước chỉ chiếm 40% thời gian so với tình huống a, hơn nữa nước trong kênh luôn chảy và vận
tốc cũng cao, xem H.9. Thời gian ngập giống như tình huống b, mức độ trao đổi nước cao hơn 50%
so với tình huống b và lưu tốc max cũng giống như trường hợp b, xem H.10.

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630H513\630H513.htm

9/8/2005



QU?N LÝ NU?C H? TH?NG R?NG TÔM ? VI?T NAM

Page 6 of 9

Hình 7: Sơ đồ hệ thống trong mô hình Duflow

Hình 8: Biến thiên Mn tại nút 1, 2 101 và lưu lượng tại cống số 1, 2
theo thời gian trong tình huống a

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630H513\630H513.htm

9/8/2005


QU?N LÝ NU?C H? TH?NG R?NG TÔM ? VI?T NAM

Page 7 of 9

Hình 9: Biến thiên Mn tại nút 1, 2, 101 và lưu lượng tại cống số 1, 2
theo thời gian trong tình huống b

Hình 10: Biến thiên Mn tại nút 1, 2, 101 và lưu lượng tại cống số 1, 2
theo thời gian trong tình huống c

3.1.2 Giai đoạn hai


Tổng diện tích mặt nước là 262.688 m2




Vị trí các điểm đo mặt cắt (E.T.M. Klaassen, 1999), xem H.10



Kích thước các cống cho bởi hình 12

Hình 11: Vị trí các điểm đo mặt cắt
kênh

Hình 12: Hình dạng và kích thước các cống A và
B

Xác định hệ số lưu lượng m được xác định bằng công thức dưới đây

trong đó các giá trị vmean=0.257*hott+0.007

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630H513\630H513.htm

9/8/2005


QU?N LÝ NU?C H? TH?NG R?NG TÔM ? VI?T NAM

Page 8 of 9

Các giá trị ott, h có được từ kết quả đo lưu tốc
Bảng 2: Kết quả đo hệ số lưu lượng
Điều kiện lấy nước


µ

Cống A




lấy nước từ ngoài sông
xổ nước từ hệ thống

0.73
0.46

Cống B




lấy nước từ ngoài sông
xổ nước từ hệ thống

0.96
0.53

Mực nước bên trong và ngoài hệ thống (từ dụng đo diver)

Hình 12: Số đọc của diver (a) bên trong hệ thống; (b) bên ngoài hệ thống
trong chuyến đi lần 2


4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Sau đây là một số nhận xét về các kết quả đã có:
– Về dự báo MN triều, chúng ta thấy là có thể sử dụng mô hình SHA 159 a, để sử dụng trong
dự báo MN triều. Tuy nhiên theo kinh nghiệm cùa tác giả thì giá trị dự báo chỉ chính xác trong
mùa khô, khi ảnh hưởng của mưa và lũ trên thượng nguồn không ảnh hưởng đên dòng chảy trên
sông.


Có thể sử dụng mô hình Duflow như là môt công cụ trong quản lý nước một hệ thống rừng-

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630H513\630H513.htm

9/8/2005


QU?N LÝ NU?C H? TH?NG R?NG TÔM ? VI?T NAM

Page 9 of 9

tôm. Nó cho một kết quả đáng tin cậy trong thiết kế mà không cần phải cần nhiều dữ liệu cho
input
– Hệ số lưu lượng m cho thấy khá khác biệt trong hai trường hợp lấy nước và tháo nước, giá trị
m cho trường hợp lấy nước gần gấp đôi cho trường hợp tháo nước (Bảng 2). Đây là môt thông tin
quý giá cho người thiết kế cống lấy nước trong HTRT.
– Trong kết quả chạy mô hình chất lượng nước (H. 13) chúng ta thấy giá trị mô hình và giá trị
thực đo khá gần nhau. Tuy nhiên số lượng điểm thực đo quá ít, do dó cần phải thử lại mộ hình
trong các thí nghiệm khác

4.2 Kiến nghị

Sau đây là một số đề nghị:
– Để mô hình SHA có thể được sử dụng làm một công cụ dự báo MN cho cho vùng ven biển
Đông của ĐBSCL, cần phải xác định các hằng số điều hòa ở một số vị trí tiêu biểu của vùng ven
biển nầy
– Cần tiếp tục nghiên cứu thêm mô hình chất lượng nước. Chạy thêm cho các thông số khác
của chất lượng, để mô hình có thể mang tính dự báo toàn diện hơn
– Mô hình phải được thử nghiệm thêm cho một số các chuyên ngành khác như sinh thái thuỷ
sinh môi trường. Để có một kết quả toàn diện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
l

l

E.T.M. Klaasen, 1999.The Water Movement and Water Quality of Mangrove System in
Vietnam, MSc. Thesis.
Lê văn Sâm, 1998. Báo cáo "Tổng Kết Nghiên Cứu Mặn Phèn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
trong Năm năm 1993-1997".

l

Nguyen nang Hung và G.J. Schiereck, 1998. Tide motion in Thanh Phu Plot3.1, not publish.

l

Tô văn Trường, 1999. Báo cáo "Dự báo mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long".

l

Trương thi Nga, 1998. Aquatic Ecological Studies in a Mangrove-Shrimp system, MSc.Thesis.


l

Duflow software manual, 12-1995. EDS, Loire 206, P.O. Box 406, 2260 AK Leidschendam,
The Netherlands.

l

G.J. Schiereck, 1999. Mission Report, Integrated Management of Coastal Resources in the
Mekong Delta (MHO8), March 10-March 24.

file://D:\HoanthanhNCKH\d1\630H513\630H513.htm

9/8/2005



×