Tải bản đầy đủ (.pptx) (15 trang)

Blendmode Layerstyle Trong Photoshop Tài Liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.89 KB, 15 trang )

I. Blending mode – chế độ Pha trộn mầu
Các chế độ hoà trộn màu sắc của Photoshop được chia làm 5 nhóm:
Darkening (làm tối hình ảnh hoặc dùng để sửa những bức ảnh bị chói sáng)
Lighting (làm sáng hình ảnh hoặc dùng để sửa những bức ảnh thiếu sáng)
Contrasting (kết hợp cả Darkening và Lighting để hiệu chỉnh độ tương phản của bức 
hình)
Compare – So sánh (để căn chỉnh và so sánh sự khác nhau giữa 2 bức hình)
Coloring (để sửa sắc độ và độ bão hoà màu sắc)
*Hai chế độ hoà trộn đầu tiên (Normal và Dissolve) thì lại không nằm trong nhóm
nào trong mấy nhóm trên cả.
Normal: mặc định, chỉ đơn giản là layer này chồng lên cái kia, cái nào ở trên sẽ che 
lấp hết các pixel của các layer dưới.
Dissolve: Chỉ hoạt động khi layer có những semi-transparent pixel (dịch nôm na là 
những pixel bán-trong-suốt), tức là những pixel đó vẫn có màu nhưng vẫn có thể 
nhìn xuyên qua những pixel đó. Semi-transparent pixel có được khi bạn xài brush với 
hardness <100% hoặc áp dụng bộ lọc blur hay set layer opacity dưới 100%. Để có thể 
hình dung rõ thì hãy xem hình bên dưới.


a. Darkening – rất hiệu quả khi chỉnh sửa và làm tối bất kỳ phần nào của bức hình.
Darken:  Hiểu đơn giản là so sánh từng pixel của layer áp dụng mode này với các 
layer bên dưới, pixel nào tối hơn sẽ được giữ lại.
Multiply: Phối hợp layer có mode này với cái bên dưới theo dạng là “multiplying” 
(tạm dịch là “nhân” màu), kết quả là một màu bao giờ cũng “tối” hơn. Ứng dụng để 
fix mấy ảnh bị chói sáng. Nhân đôi layer của ảnh bị chói rồi set cho nó mode 
multiply,  kết quả khá tốt :
Color burn: Photoshop sẽ lấy thông tin về độ sáng tối của layer áp dụng mode này 
này để tăng tương phản và làm tối màu của các layer bên dưới. Màu càng tối thì độ 
tương phản càng cao. -> màu trắng không có tác dụng gì cả.
Linear burn:  Lấy thông tin về  độ sáng tối của layer áp dụng mode này để làm tối các 
layer ở bên dưới. -> màu trắng không có tác dụng.


Darker Color : tương tự như Darken, nhưng có khác ở chỗ : nó hoạt động trên tất cả 
các channel màu, chứ không như darken, hoạt động trên cơ sở từng channel.
Có thể hiểu là : với darken, nó xét từng channel màu, ví dụ channel RED, nó xét xem 
layer nào ít màu đỏ hơn – tức là “tối” hơn, nó sẽ giữ lại phần tối hơn của channel 
đó. Còn darker color là xét tổng thể. Bạn có thể tự vẽ 1 hình thế này và xem xét.


b. Lightning – Giúp làm sáng ảnh và sửa những ảnh thiếu sáng. Nó ngược hoàn
toàn với nhóm Darkening ở phía trên. Vì thế phần này mình sẽ nói nhanh và lướt
qua vài chỗ không quan trọng.
Lighten – trái ngược với Darken, chọn ra pixel sáng hơn và giữ lại pixel đó. –> áp 
dụng nó cho layer màu đen là vô dụng.
Screen – trái ngược với Multiply, nhưng kết quả luôn là một hình SÁNG hơn –> áp 
dụng sửa ảnh thiếu sáng khá tốt. Cách làm cũng là nhân đôi layer lên và áp dụng 
mode screen.
Color dodge : trái ngược với Color burn : Dùng thông tin độ sáng tối của layer áp 
dụng mode này để tăng độ tương phản và làm sáng màu layer dưới nó -> màu đen 
vô dụng.
Linear dodge: trái ngược với Linear burn: dùng thông tin độ sáng tối của layer áp 
dụng mode này để tăng độ sáng cho layer bên dưới nó -> màu đen cũng vô dụng.
Lighter color : ngược với Darken color: hoạt động trên tổng thể các channel chứ 
không phải từng channel như Lighten.


c. Contrasting – kết hợp cả lighting và darkening lại, dùng để tăng độ tương phản cho
bức hình – cũng là nhóm các bạn blend màu hay xài nhất. Và Lưu ý khi dùng mode này
thì màu gray 50% (#808080) sẽ vô dụng, trừ trường hợp với mode Hard mix.
Overlay : kết hợp của Multiply và Screen.
Lời khuyên cho bạn khi sử dụng overlay khi muốn tăng độ tương phản cho bức hình là 
hãy chọn màu gray 50% rồi nhẹ nhàng di chuyển lên xuống trong bảng chọn màu để 

được hiệu quả tốt. Đừng chọn bừa màu khi sử dụng cái này.
Soft Light : Kết hợp giữa Darken và lighten, nói chung là cho hiệu ứng nhẹ hơn so với 
Overlay
Hard Light : kết hợp giữa linear dodge và linear burn
Vivid light –  Kết hợp giữa Color  Burn và Color Dodge
Linear Light : kết hợp của Linear Burn và Linear Dodge
Pin Light : mode này sẽ chọn giữ lại màu dựa trên giá trị sáng/tối của layer áp dụng 
mode này và các layer bên dưới. Nếu màu của layer có mode này sáng hơn 50% gray thì 
tất cả những pixel nào tối hơn sẽ bị thay thế, còn nếu màu của layer tối hơn gray 50% 
thì ngược lại.
Hard mix : Nó sẽ trả về các màu Red, Green, Blue, Cyan, Yellow, Magenta, White hoặc 
Black cho bạn thấy, Nếu pixel màu  a có red = 100, green = 250, blue = 0 + màu b có  R = 
50, G=100, blue = 0 thì kết quả trả về là 1 màu R=0, G=255 và B=0, tức là nếu Red (a) + 
Red (b) <255 thì red (hard mix) = 0, còn nếu red(a) + red(b)>=255 thì red(hard mix) =255


d. Coloring – thay màu cho ảnh
Hue : đổi sắc thái màu trên tấm hình mà không đụng chạm đến độ sáng tối trên 
hình.
Saturation
Lấy thông tin độ bão hoà màu sắc của layer áp dụng mode này cho các layer bên 
dưới. Nếu layer áp dụng mode có nhiều màu khác nhau thì kết quả không bị ảnh 
hưởng vì nó chỉ lấy thông tin Saturation trong màu mà thôi.
Color : thay thế màu sắc, nếu thay bằng màu đen hoặc trắng thì hình sẽ mất màu.
Luminosity: sử dụng thông tin sáng – tối của layer này áp dụng cho các layer bên 
dưới nó.


e. Compare – So sánh layer trên với các layer dưới
Difference : Mode này dùng để so sánh sự khác nhau giữa 2 bức hình, nếu chỗ nào 

giống thì nó sẽ có màu đen.
Exclusion: Mode này giữ lại màu đen, và invert (đảo ngược) màu khác màu đen, tuỳ 
vào độ sáng của màu khác màu đen thì mức độ invert nhiều hay ít.
Subtract: Lọc bỏ một số mầu, hiển thị mầu đen Divide : Chia các giá trị mầu, hiển thị 
mầu trắng


2. Định dạng cho Layer
Photoshop hỗ trợ rất nhiều định dạng về kiểu dáng (style) cho 1 layer, bạn có thể dễ dàng tùy 
chỉnh qua hộp thoại Layer Style bằng cách click đúp vào hình ảnh phía trước tên Layer hoặc 
click phải vào layer và chọn Blending Option.
Hộp thoại này cung cấp rất nhiều tùy chỉnh với 1 layer, trong bài viết này, Hòa xin đề cập sơ 
lược với các bạn về các tính năng tại đây, chi tiết sẽ được đề cập trong các bài viết sau khi áp 
dụng thực tế hoặc các bạn có thể tự tìm hiểu thêm. Các tính năng theo các tab từ trên xuống:
Styles: Kiểu dáng cho Layer, đây là những thiết lập về style cho layer đã được xây dựng sẵn 
(như hiệu ứng thủy tinh, vàng thỏi, đèn neon,…), khi chọn vào Photoshop sẽ tự động điều 
chỉnh các thông số tùy chỉnh bên dưới ứng với kiểu dáng (style) đó.
Bevel and Emboss: Làm nổi layer và đánh bóng thêm trên bề mặt cho layer.
Stroke: Tạo viền bên ngoài cho layer
Inner Shadow: Tạo bóng đổ từ viền layer hướng vào trong layer
Inner Glow: Tạo hiệu ứng sáng từ viền layer hướng vào trong layer
Satin: Tạo thêm 1 lớp màu phủ lên bề mặt layer
Color Overlay: Phủ màu lên toàn bộ bề mặt layer.
Gradient Overlay: Phủ màu dạng gradient lên toàn bộ bề mặt layer
Pattern Overlay: Phủ 1 hình mẫu (pattern) lên toàn bộ bề mặt layer
Outer Glow: Tạo hiệu ứng sáng từ viền layer hướng ra ngoài layer
Drop Shadow: Tạo hiệu ứng bóng đổ bên ngoài layer


II.Layer Styles

1. Sử dụng Layer Style có sẵn
Photoshop có 1 bộ Layer Style có sẵn với một số lượng lớn , tất cả đều được sử 
dụng thông qua Style Palette ( Window > Styles ) . Để sử dụng Layer Style , 
chọn một Layer mà bạn muốn từ Layers Palette , sau đó chọn Layer Style mà 
bạn muốn dùng 
Sau khi áp dụng một Layer Style , hiệu ứng trong layer có thể thấy được , chỉnh sửa , 
vô hiệu hóa hoặc tái kích hoạt nó từ Layers Palette . Layers với hiệu ứng đã được áp 
dụng thì sẽ hiện lên hình vòng tròn với chữ ‘f’ . Để mở rộng hoặc chỉnh sửa hiệu ứng 
đã được áp dụng , click mũi tên bên phải biểu tượng chữ ‘f’ 
Bạn có thể nhanh chóng vô hiệu hóa layers bằng cách bấm vào hình con mắt ở bên 
trái layers, và bạn cũng có thể phục hồi lại tại đúng vị trí đó.


2. Layer Style tự định nghĩa
Drop Shadow
Tạo bóng đổ sau nội dung trên layer.
Inner Shadow
Tạo bóng đổ phía trong đường viền nội dung của Layer, tạo cảm giác Layer bị lõm vào trong.
Outer Glow and Inner Glow
Tạo nguồn phát sáng bắt nguồn từ ngoài hoặc phía trong vùng nội dung của Layer.
Bevel and Emboss
Thêm nhiều sự kết hợp khối nổi và đổ bóng cho Layer.
Satin
Dùng một lớp che bề mặt để tạo kết quả mịn mượt.
Color, Gradient, and Pattern Overlay
Tô nội dung layer với mầu, mầu gradient hoặc mẫu tô.
Stroke
Tạo đường viền cho đối tượng ở layer hiện hành sử dụng color, gradient hay pattern.



3. Bevel and Emboss
Kết hợp khối nổi và vát xiên cho Layer
-Style: Có 5 dạng
+ Outer Bevel : Hiệu ứng vát cạnh bên ngoài.
+ Inner Bevel : Hiệu ứng vát cạnh bên trong.
+ Emboss : Hiệu ứng chạm nổi.
+ Pillow Emboss : Hiệu ứng chạm nổi dạng khắc chìm.
+ Stroke Emboss : Chạm nổi cho đường viền (chỉ tác dụng khi sử dụng hiệu ứng 
đường viền Stroke).
-Technique: có 3 tùy chọn
+ Smooth: vát cạnh mềm mại (tùy chọn này thường đi kèm theo độ size nhỏ nếu nét 
chữ mảnh)
+ Chisel Hard: vát cạnh cứng (sắc cạnh)
+ Chisel Soft: vát cạnh mềm (cạnh trơn)


– Depth: Độ sâu (sắc cạnh) của khối nổi.
– Direction: hướng nhìn thấy khối nổi (hoặc là hướng ánh sáng chụp lên khối nổi): 
Up (tạo cảm giác nhìn từ trên xuống khối nổi), Down (nhìn từ dưới lên khối nổi). 
Thấy rõ hơn khi kết hợp với độ Angle.
– Size: độ (cao) ghồ lên của khối nổi.
– Soften: độ mềm của cạnh khối nổi.
– Angle: hướng để thấy khối nổi (hướng sáng sẽ ngược lại để thấy được mặt có khối 
nổi lên ^ ^)
– Altitude: độ rõ của khối nổi (càng gần tâm thì nguồn sáng càng lớn, khối nổi thấy 
được càng rõ). Mức thể hiện đi kèm với hướng Angle.
– Use Global Light : Sử dụng một nguồn ánh sáng chung.
– Anti-aliased: chế độ khử răng cưa
– Highlight Mode: độ pha trộn màu cho phần khối nổi đối diện nguồn sáng.
– Shadow Mode: độ pha trộn màu cho phần khối nổi khuất so với nguồn sáng (phần 

tối).
– Opacity: độ trong suốt / mờ đục.
– Gloss Contour : Kiểu khối nổi.
Mục Bevel & Emboss có 2 hiệu ứng con:
+ Contour: hiệu ứng làm dày/ vát mỏng đường viền quanh khối nổi.
+ Texture: hiệu ứng áp chất liệu cho bề mặt toàn khối.


4. Drop Shadow
Tạo hiệu ứng bóng đổ bên ngoài. 
 – Distance : Khoảng cách của hiệu ứng đối với đối tượng.
– Spread : Độ trải (căng) của bóng.
– Size : Độ lớn của bóng, bóng càng lớn thì càng nhòe ra và có độ chuyển mềm.
– Noise : Tạo nhiễu hạt.
5. Stroke
Tạo hiệu ứng cho đường viền bao quanh toàn đối tượng

-Size: Kích thước đường viền
- Position: Vị trí đường viền
-Blend Mode: Kiểu hòa trộn mầu
-Opacity: Độ mờ đục
-Fill Type: Kiểu tô mầu đường viền


6. Inner Shadow
Tạo hiệu ứng bóng góc bên trong đối tượng 
 – Distance : Khoảng cách của hiệu ứng đối với đối tượng.
– Choke : Độ trải (căng) của bóng.
– Size : Độ lớn của bóng, bóng càng lớn thì càng nhòe ra và có độ chuyển mềm.
– Noise : Tạo nhiễu hạt.

7. Inner Glow/Outter Glow
Tạo hiệu ứng phát sáng hướng vào phía trong/phía ngoài đối tượng 
Choke/Spread: Độ căng
Range: kiểm soát vùng ánh sáng của đường viền
Jitter: Thay đổi ứng dụng mầu sắc gradient và opacity


8. Satin
Tạo độ trơn láng, bóng nước. 
9. Color Overlay
Phủ một lớp màu lên đối tượng
10. Gradient Overlay
Phủ một lớp Gradient lên đối tượng.
11. Pattern Overlay
Phủ một lớp họa tiết lên đối tượng.


12. Thao tác khác với Layer Style
Copy và Paste hiệu ứng
– Copy hiệu ứng : Click phải chuột vào Layer đang có hiệu ứng > chọn lệnh “Copy 
Layer Style”.
Ÿ - Paste hiệu ứng : Chọn các Layer cần dán hiệu ứng, click phải chuột vào một trong 
các Layer đang chọn > Chọn lệnh “Paste Layer Style”.
Xóa hiệu ứng
Ÿ - Cách 1 : Rê chuột thả Layer chứa hiệu ứng vào biểu tượng sọt rác (Delete Layer).
Ÿ - Cách 2 : Click phải chuột lên Layer chứa hiệu ứng > Clear Layer Style.
Ÿ – Cách 3 : Menu Layer > Layer Style > Clear Layer Style.
Tách hiệu ứng
Ÿ – Cách 1 : Click phải chuột vào Layer chứa hiệu ứng cần tách (lớp hiệu ứng effect) > 
Chọn lệnh Create Layer.

-Ÿ Cách 2 : 
+ Chọn Layer chứa hiệu ứng cần tách > Menu Layer > Layer Style > Create Layer.
+ Khi click lệnh Create Layer > Sẽ xuất hiện câu thông báo > OK.
Lệnh này sẽ tách mỗi hiệu ứng thành 1 layer riêng biệt nhưng vẫn trỏ về layer ban 
đầu.
13. Layer Style với Opacity và Fill property



×