Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI TRONG vận tải ĐƯỜNG bộ nội địa và GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG lực đáp ỨNG NHU cầu tại CÔNG TY cổ PHẦN KHO vận JUPITER VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.62 KB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ NỘI ĐỊA
VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG NHU CẦU
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN JUPITER VIỆT NAM

SVTH: TRẦN NGUYỄN THANH TUẤN
MSSV: 1154031011
GVHD: TS. GV. NGUYỄN VĂN PHƯỚC

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH TP. HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI TRONG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
NỘI ĐỊA VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC
ĐÁP ỨNG NHU CẦU TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KHO VẬN JUPITER VIỆT NAM

TRẦN NGUYỄN THANH TUẤN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế



GVHD: TS. GV. NGUYỄN VĂN PHƯỚC
CVHDTT: NGUYỄN THANH HIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Cá nhân tôi sẽ không thể hoàn thành bài báo cáo này nếu không nhận được sự giúp đỡ
tận tình và quý báu của rất nhiều người. Tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn
của tôi về sự giúp đỡ đó.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo trường Đại học
Kinh tế - Tài chính Tp. HCM, Khoa Quản trị kinh doanh, các giảng viên và
các Phòng/Ban liên quan của trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp. HCM đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài báo
cáo.
Tôi xin trân trọng bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến TS. GV. Nguyễn Văn Phước,
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Tp. HCM, người thầy đã tận tình hướng dẫn,
động viên khích lệ, dành nhiều thời gian và công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện báo cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Kho vận Jupiter Việt Nam
(Jupiter Logistics) đã đạo điều kiện cho tôi có cơ hội thực tập, làm việc tại Công ty và
sự cảm ơn sâu sắc đến các anh, chị chuyên viên phòng Logistics đã trực tiếp huấn
luyện, hướng dẫn, cung cấp tài liệu cũng như những tình cảm nồng hậu để động viên,
giúp đỡ tôi hoàn thành thời gian thực tập và bài báo cáo này.
Một lần nữa, kính chúc quý thầy và toàn thể anh chị trong công ty lời chúc sức khỏe,
thành công và thịnh vượng.

Trân trọng cảm ơn!


3


NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
4



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày …. tháng …. năm 2015

5


MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH


6


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
T
T

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

1

1PL

First Party Logistics

Logistics bên thứ nhất

2


2PL

Second Party Logistics

Logistics bên thứ hai

3

3PL

Third Party Logistics

Logistics bên thứ ba

4

4PL

Fourth Party Logistics

Logistics bên thứ tư

5

5PL

Fifth Party Logistics

Logistics bên thứ năm


6

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

7

DV

Dịch vụ

8

DN

Doanh nghiệp

9

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

10


WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

11

USD

United State Dollar

Đô-la Mỹ

12

VND

Viet Nam Dong

Việt Nam Đồng

13

Outsourcing

Thuê ngoài

14


KCN

Khu công nghiệp

15

CT CP

Công ty Cổ phần

16

JSC

Join Stock Company

Công ty Cổ phần

17

SLA

Service Level Agreement

Bản hợp đồng dịch vụ

18

ROA


Return on Asset

Chỉ số lợi nhuận ròng trên tài
sản

19

CNTT

20

IT

Internet Technology

Công nghệ thông tin

21

UAE

United Arab Emirates

Các tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất

22

DT


Doanh thu

23

CP

Chi phí

Công nghệ thông tin

8


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Kể từ ngày 11/01/2007 – thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, với
mức tăng trưởng GDP năm 2013 là 5,42% đạt 171,4 (tỷ USD). Trong đó đặc biệt là
những bước tiến vững chắc trong lĩnh vực ngoại thương, theo thống kê sơ bộ của
Tổng cục Hải quan Việt Nam trong năm 2013, tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất
nhập khẩu của Việt Nam đạt 264.07 (tỷ USD) – tăng 15,7% so với năm 2012 tương
đương với mức tăng 137,2% so với năm 2007. Từ những tín hiệu khả quan từ thị
trường cùng với việc dự báo tốt đà tăng của nhu cầu mà một số doanh nghiệp của Việt
Nam không những sản xuất kịp thời đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước


còn

đón đầu được các cơ hội tại thị trường nước ngoài, sử dụng có hiệu quả hoạt động
chuỗi cung ứng (Logistics) đã tạo ra sức bật cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Logistics được xem là chìa khóa quan trọng giúp các doanh nghiệp nâng cao
hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa nguồn nhân lực và giảm thiểu tối đa các chi phí.
Logistics
hiện đảm nhiệm vai trò liên kết tất cả các hoạt động của doanh nghiệp từ dự báo
nhu cầu, tìm nguồn cung ứng, thu mua nguyên vật liệu, quản lý hậu cần, lưu kho,
phân phối và vận tải. Trong đó vận tải đóng một vai trò quan trọng, một trong những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự lưu thông hàng hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng.
Hoạt vận tải nói chung và vận tải đường bộ nói riêng không chỉ tác động đến hoạt
động của những doanh nghiệp sản xuất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của
các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics. Từ kết quả thống kê của Tổng cục
Thống kê Việt Nam (Sơ bộ năm 2014), trong năm 2014, chỉ tính riêng với ngành
vận tải đường bộ, tổng lượng hàng hóa vận chuyển ước tính đạt 817 triệu tấn, tăng
7,3% so với năm 2012 và 102,5 % so với năm 2007. Ta có thể nhận thấy rằng, với
lượng
hàng hóa vận chuyển gia tăng đáng kể hàng năm tương ứng với nhu cầu to lớn về
vận tải hàng hóa đường bộ đã và đang đặt các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
9


Logistics tại Việt Nam trước sự lựa chọn giữa chiến lược thuê ngoài (Outsourcing)
mảng vận tải đường bộ hay đầu tư xây dựng, nâng cấp đội vận tải của riêng mình để
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Công ty CP Kho vận Jupiter Việt Nam (Jupiter Logistics Vietnam JSC) một trong những đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics tại
Việt Nam, cũng đã và đang tiếp tục sử dụng chiến lược thuê ngoài trong vận tải
hàng hóa đường bộ. Trong suốt quá trình thực tập tại Công ty CP Kho vận Jupiter
Việt Nam với kiến thức và lý thuyết được học và sự hướng dẫn của
TS - GV. Nguyễn Văn Phước, tôi đã nghiên cứu và quyết định lựa chọn đề tài báo cáo
mang tên: “Hoạt động thuê ngoài trong vận tải đường bộ nội địa và giải pháp nhằm
nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu tại Công ty Cổ phần Kho vận Jupiter Việt
Nam”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Khóa luận có những mục tiêu nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu mô hình lý thuyết để từ đó xác định yếu tố chính của việc đáp
ứng nhu cầu trong lĩnh vực logistics và công cụ đo lường tính hiệu quả của
chiến lược thuê ngoài (Outsourcing Strategy) mà cụ thể là thuê ngoài trong vận
tải.
- Đánh giá chất lượng dịch vụ và năng lực đáp ứng nhu cầu hiện tại của Công
ty
Cổ phần Kho vận Jupiter Việt Nam.
- Đánh giá hiệu quả của chiến lược thuê ngoài trong vận tải đường bộ mà
Công ty Cổ phần Kho vận Jupiter Việt Nam đang thực hiện.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của chiến lược thuê ngoài vận
tải đường bộ nội địa từ đó cải thiện năng lực đáp ứng nhu cầu của dịch vụ
logistics tại Công ty Cổ phần Kho vận Jupiter Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

10


Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là hoạt động thuê ngoài (outsourcing)
trong vận tải đường bộ nội địa và năng lực đáp ứng nhu cầu của Công ty Cổ phần
Kho vận Jupiter Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Khóa luận được thực hiện tại Phòng Logistics thuộc Công ty CP Kho vận
Jupiter Việt Nam.
- Dữ liệu sử dụng trong khóa luận bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ năm
2012 - 2014
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khóa luận sử dụng đồng thời một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện dựa vào việc thu thập số

liệu thực tế của doanh nghiệp trong hoạt động vận tải, đặc biệt là trong hoạt
động outsourcing vận tải đường bộ nội địa, cùng với việc phân tích thống kê
các
kết quả nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức, hiệp hội để có thể đưa ra đánh giá
sự tác động của chi phí đến tình hình kinh doanh của Công ty từ đó có thể
thấy được mức độ, khả năng đáp ứng của Công ty.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tác giả trực tiếp phỏng vấn các thủ
trưởng đơn vị về một số thông tin liên quan.
5. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo phần nội dung của
báo cáo thực tập gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược thuê ngoài (Outsourcing).
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp, tình hình kinh doanh và thực
trạng chiến lược thuê ngoài trong vận tải đường bộ năm 2013-2014 tại Công ty Cổ
phần Kho vận Jupiter Việt Nam.

11


Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chiến lược thuê ngoài
trong vận tải đường bộ và cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu tại Công ty Cổ phần
Kho vận Jupiter Việt Nam.

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC THUÊ NGOÀI
(OUTSOURCING)
1.1 Cơ sở lý luận:
1.1.1

Khái niệm về logistics:


1.1.1.1 Khái niệm:
Trong thế giới hiện đại ngày nay, hoạt động cung ứng – sản xuất sản phẩm,
dịch vụ diễn ra liên tục mọi nơi, mọi lúc, từ người cung ứng đầu tiên đến người tiêu
dùng cuối cùng. Từ các nhà sản xuất, họ xây dựng nhà máy, thu thập nguyên liệu thô
từ các nhà cung cấp, trải qua nhiều công đoạn - quá trình và kết thúc bằng việc chuyển
những sản phẩm hoàn thiện đến tay khách hàng. Từ các cửa hàng bán lẻ với nguồn
hàng được cung cấp từ các nhà bán buôn. Hay từ những kênh truyền hình, các nhà sản
xuất bản tin thu thập các báo cáo, tin tức từ khắp nơi trên thế giới sau đó chuyển
chúng đến người xem. Mỗi người chúng ta, sống trong một phố rộng với hàng chục
triệu dân song hàng ngày chúng ta vẫn cần tiêu thụ thực phẩm và rau xanh được nuôi
trồng tại những vùng lân cận. Ngay cả khi người mua chỉ đặt mua một quyển sách từ
những

trang

bán hàng trực tuyến thì không lâu sau đó, một nhân viên giao hàng có thể giao
quyển sách đó đến cho họ. Ta có thể nhận thấy rằng, ngay khi hoạt động mua, bán,
thuê, mượn diễn ra, một người nào đó sẽ có trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả mọi thứ
sẽ được chuyển đến đúng nơi và đúng thời điểm và đây chính là nhiệm vụ của
logistics. Logistics là chức năng chịu trách nhiệm cho sự vận chuyển và lưu giữ
nguyên liệu, hàng hóa trong chu trình di chuyển giữa nhà cung cấp và khách hàng
(Donald Waters, 2003).
12


Một ví dụ để ta có thể thấy được sự ảnh hưởng rất lớn của logistics đến thế giới
hiện nay, với thang đo là một quốc gia, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đạt
xấp xỉ 16,8 nghìn tỷ USD (2013), với dân số đạt xấp xỉ 316 triệu người (World Bank,
2013) vậy mỗi người dân Mỹ tạo ra và tiêu dùng một lượng hàng hóa và dịch vụ
khoảng 53.000 USD mỗi năm. Với một trong những hãng sản xuất máy bay lớn nhất

thế giới hiện nay – Airbus, chỉ tính trong năm 2014, hãng này đã sản xuất và bàn giao
cho các khách hàng của mình 629 chiếc máy bay các loại với giá trị xấp xỉ 86,6 tỷ
USD (Airbus, 2014) với mỗi chiếc máy bay, Airbus sẽ sản xuất hoặc đặt hàng sản
xuất các chi tiết riêng biệt tại khắp nơi trên thế giới như cánh và bộ phận đáp sẽ được
sản xuất tại Anh, đuôi và cửa được sản xuất tại Tây Ban Nha, phần thân ở Đức, phần
đuôi

tại

Pháp

sau đó tất cả được tập hợp lại để lắp ráp tại nhà máy ở Toulouse, Pháp hoặc Hamburg,
Đức và cuối cùng sau các quy trình kiểm nghiệm, các phi cơ này sẽ được giao đến
tận tay khách hàng ở khắp các lục địa. Dù ở góc độ của các nhà sản xuất hay dưới
góc độ là một quốc gia, logistics luôn đóng vai trò quan trọng. Thu mua nguyên vật
liệu từ nhà cung ứng và chuyển sản phẩm đến khách hàng, có hàng triệu người trên
thế giới liên quan đến chu trình tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiêu tốn đến hàng tỷ
USD
mỗi năm với chỉ một mục đích duy nhất – giữ cho mọi thứ trong quá trình sản xuất
được lưu thông.
Với mỗi nhà sản xuất, hoạt động vận hành chính là trung tâm, nơi tạo ra và
chuyển giao sản phẩm đến cho khách hàng. Hàng ngày, người tiêu dùng tạo ra nhu
cầu về sản phẩm và dịch vụ đa dạng, nhà sản xuất nắm bắt những nhu cầu này, qua
quá

trình

vận hành, nhà sản xuất sẽ chuyển những nguồn đầu vào, những tài nguyên của mình
thành các sản phẩm đầu ra, những sản phẩm này sẽ được chuyển đến khách hàng
nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Và logistics sẽ thực hiện vai trò của mình, di chuyển

nguyên liệu, hàng hóa trong quy trình này. Trong đó, nguồn đầu vào có thể là nguyên
liệu thô, linh kiện, trang thiết bị, thông tin, tiền hay con người. Quá trình vận hành bao
13


gồm
sản xuất, phục vụ, vận chuyển, bán hàng, huấn luyện, … và nguồn đầu ra có thể là
những sản phẩm hữu hình hoặc có thể là những sản phẩm vô hình như những dịch vụ
tài chính, bảo hiểm hay bảo hành …(Hình 1.1)
Hình 1.1 Những hoạt động tạo ra sản phẩm

Nguồn: Donald Waters (2003)

Phần lớn các quá trình vận hành để tạo ra sản phẩm trong một tổ chức thường được
phân chia ra làm nhiều giai đoạn do các bộ phận khác nhau phụ trách ví dụ như để
tạo ra sản phẩm là một căn nhà thì công ty xây dựng cần có phòng thiết kế,
phòng thu mua nguyên vật liệu, phòng xây dựng thô, phòng kỹ thuật, phòng giám sát,
phòng bán hàng, … và logistics cũng đảm nhiệm vai trò thu thập nguyên liệu từ đơn
vị cung cấp nội bộ và chuyển giao cho những đơn vị tiêu thụ nội bộ (khách hàng nội
bộ) (Hình 1.2) (Donald Waters, 2003)
Hình 1.2 Vai trò của logistics

14


Nguồn: Donal Waters (2003)

Ta có khái niệm cơ bản về Logistics như sau:
Logistics là công cụ chịu trách nhiệm đảm bảo dòng chảy của nguyên liệu từ
nhà cung cấp đến một tổ chức, qua quá trình vận hành sản xuất trong tổ chức và

kết thúc bằng việc chuyển sản phẩm đến tay người tiêu dùng (Donald Waters,
2013).
Tuy nhiên trên thế giới, logistics vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và thống nhất
về logistics, tùy theo góc độ nghiên cứu mà ta có thể có một số định nghĩa về logistics
khác như sau:
− Theo Hội đồng Quản trị Logistics – CLM (1991) cho rằng logistics là quá trình
lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dòng
lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm,
cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến
điểm
tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng.
− Theo quan điểm “5 đúng”: “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến
đúng vị trí, vào đúng thời điểm với điều kiện và chi phí phù hợp cho khách
hàng tiêu dùng sản phẩm” (Douglas M.Lambert và cộng sự, 1998, trang 11).
− Theo Liên Hiệp Quốc – khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa phương thức và
quản lý Logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002 xem “logistics là
hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho,
sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách
hàng”.
− Logistics là quá trình quản trị chiến lược thu mua, di chuyển và dự trữ nguyên
liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và dòng thông tin tương ứng trong một
công ty và qua các kênh phân phối của công ty để tối đa hóa lợi nhuận hiện tại
và tương lai thông qua việc hoàn tất các đơn đặt hàng với chi phí thấp nhất
(Christopher. M, 1998).
15


Cùng với sự phát triển của logistics các khái niệm mới sẽ xuất hiện và hoàn thiện hơn,
tuy nhiên trong bài viết này tác giả sử dụng định nghĩa cơ bản về logistics là một
công cụ để đảm bảo quá trình lưu chuyển của nguyên liệu từ nhà cung cấp đến nhà

sản xuất, trải qua quá trình sản xuất, lưu trữ và kết thức bằng việc chuyển giao sản
phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Với định nghĩa này ta có thể thấy được vai
trò
cơ bản của logistics là nhằm đảm bảo thông suốt không chỉ trong quá trình thu mua,
tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu đầu vào mà còn đảm bảo việc khách hàng nhận
được đúng thứ mình muốn và đúng thời gian mong đợi.
1.1.1.2 Lịch sử hình thành của logistics:
Theo cuốn “Logistics and Supply Chain Management” của tác giả
Christopher. M (1998), thì từ logistics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, logistikos,
nghĩa là giỏi tính toán. Từ này bắt nguồn từ nhu cầu của các đội quân cần được
cung ứng vũ khí, lương thực, phương tiện vận chuyển … trong quá trình chiến đấu.
Trong quân đội Hy Lạp và La Mã cổ xưa, các tướng lĩnh với chức danh Logistikas
là những người chịu trách nhiệm các vấn đề về cung ứng cho quân đội.
Từ logistics xuất hiện như một thuật ngữ đầu tiên trong lĩnh vực quân sự bởi
một tác giả chuyên viết về lịch sử quân sự người Pháp, Baron Henri Jomini vào
khoảng năm 1838 (Gattorna, J, 1983). Theo đó logistics được coi là một phần của
khoa học quân sự, cùng với chiến lược và chiến thuật. Logistics đóng vai trò tạo lập,
quản lý và điều khiển các nguồn lực nhằm hỗ trợ cho chiến lược và chiến thuật. Trong
hai
cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt nổ ra vào khoảng đầu thế kỷ 20, các quốc gia
tham chiến đã ứng dụng rộng rãi logistics để di chuyển binh sĩ và số lượng lớn thiết bị
quân sự và vũ khí để đảm bảo hậu cần cho các lực lượng tham chiến. Ngay từ thời
điểm đấy, hoạt động logistics đã được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng
nhất, có khả năng thay đổi cục diện chiến trường.
Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc (1945) cũng đánh dấu sự
chuyển đổi sự ứng dụng của thuật ngữ logistics từ lĩnh vực quân sự sang nhiều lĩnh
vực khác trong đó có lĩnh vực kinh tế và kinh doanh. Trong lĩnh vực kinh tế, kinh
16



doanh, logistics cũng trải quá quá trình phát triển gồm nhiều giai đoạn để thay đổi, bổ
sung, tiến triển để ngày càng hoàn thiện như ngày nay.
1.1.1.3 Quá trình phát triển của logistics:
Quá trình phát triển của logistics trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế, kinh
doanh được chia thành các giai đoạn khác nhau:
Trước những năm 1970, các hoạt động logistics là các chức năng đơn lẻ (vận
tải, kho bãi …) được lặp đi lặp lại nhiều lần trong một kênh mà từ đó nguyên liệu thô
được chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh. Những năm 1960, các hoạt động logistics
liên quan đến dòng vận động của các yếu tố giữa các phân xưởng/ các bộ phận
trong nội bộ một cơ sở (được gọi tên là facility logistics hay logistics cơ sở sản xuất).
Trong thời kỳ này, logistics là một khâu trong quá trong toàn bộ quá trình sàn xuất
kinh doanh để đảm báo đúng, đủ nguyên vật liệu/ hàng hóa cho sản xuất/ kinh doanh
(Christopher, M, 1998).
Sau năm 1970, logistics công ty (Corporate logistics) liên quan đến dòng vận
động của nguyên vật liệu, hàng hóa và thông tin trong toàn bộ quá trình sản xuất.
Trong giai đoạn này, các công ty thường coi logistics là một quá trình gắn liền với
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Christopher, M, 1998).
Vào những năm 1990, logistics trên thế giới đã phát triển lên một mức cao hơn
– logistics chuỗi cung ứng (Supply Chain Logistics) bao gồm tất cả các phần tử và
các hoạt động liên quan đến dòng dịch chuyển của hàng hóa từ giai đoạn nguyên liệu
thô đến người sử dụng cuối cùng và các dòng thông tin liên quan đến nó. Trong đó
logistics là một bộ phận của chuỗi cung ứng, mỗi chuỗi cung ứng đó là sự tương tác
giữa dòng sản phẩm/ hàng hóa, dòng thông tin và dòng tài nguyên hữu hình/ vô hình
(Ballou, R. H, 2004).
Trong giai đoạn hiện nay, với xu hướng toàn cầu hóa, logistics thế giới cũng có
những xu hướng phát triển sau:
- Logistics toàn cầu: là sự vận động của hàng hóa, thông tin và tiền tệ giữa
các quốc gia. Xu hướng logistics toàn cầu liên kết các nhà cung ứng và các
khách hàng trên toàn thế giới, với sự phát triển của thông tin liên lạc và vận tải,
17



rào cản về khoảng cách đã trở nên không còn là một vấn để nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, với lợi thế kinh tế theo quy mô và điều kiện để tiếp cận các
nguồn đầu vào giá rẻ là những nguyên nhân chính cho sự bùng nổ của logistics
toàn cầu trong thời gian gần đây. Về phạm vị, logistics toàn cầu phức tạp hơn
rất nhiều so với logistics trong nội bộ mỗi quốc gia do sự phức tạp và khác biệt
trong hệ thống luật pháp, rào cản thương mại và văn hóa ngoài ra sự khó khăn
của logistics toàn cầu còn đến từ sự cạnh tranh mãnh liệt của các công ty
trên toàn thế giới và chính sách tiền tệ của từng quốc gia (Đinh Lê Hải Hà,
2012)
- Trong thế kỷ 21, theo một số nhà nghiên cứu logistics sẽ phát triển theo
xu hướng thương mại điện tử (e-logistics). Trong kỷ nguyên mà các công nghệ
số phát triển vượt bậc, các khái niệm về thương mại điện tử lần lượt ra đời
(e-commerce, e-bussiness) đã phá vỡ tất các các rào cản về không gian và
thời gian thì xu thế phát triển logistics thương mại điện tử là tất yếu. Người ta
đã biết đến những hệ thống thông tin hiện đại như Electronic data interchange
(EDI) – hệ thống cho phép máy tính điều khiển đế truyền dữ liệu như lượng tồn
kho trực tiếp đến máy chủ của nhà cung ứng, khi lượng hàng tồn kho đến giới
hạn dưới thì hệ thống sẽ tự động gửi yêu cầu giao hàng cho nhà cung ứng.
Công nghệ này cho phép các công ty sẽ không mất nhiều thời gian để giao
dịch,

ít

xảy

ra

sai sót, tiết kiệm chi phí hay ít nhất là tiết kiệm giấy cho những thủ tục đã

không còn cần thiết. Với yêu cầu về thời gian, chí phí và địa điểm, nhiều kênh
phân phối truyền thống đã dần trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp, vì
thế e-logistics vẫn đang và sẽ trở thành xu thế mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Quá trình phát triển logistics tại Việt Nam: Theo quá trình phát triển của nên
kinh tế đất nước tư khi chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế sang cơ chế thị trường, ta có
thể phân chia sự phát triển của kinh tế Việt Nam thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1986 – 2000: khởi đầu của sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế sang
cơ chế thị trường, cho phép các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia
vào kinh doanh các dịch vụ như vận tải, giao nhận, kho bãi, trong khi trước đây chủ
18


yếu là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động và được sự bảo hộ từ Chính phủ. Đây
được coi là thời kỳ mở đầu của ngành logistics tại Việt Nam. Tuy nhiên trong thời
gian này, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa chính thức hoạt động tại
Việt Nam.
Giai đoạn 2000 – 2005: đây là giai đoạn mà hoạt động giao nhận, vận tải –
một trong những khâu quan trọng của lĩnh vực logistics phát triển mạnh mẽ ở Việt
Nam. Tuy nhiên, lĩnh vực logisctics trong thời gian này vẫn còn khá mới mẻ với các
doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, cùng với việc nới lỏng chính sách kinh tế,
cho phép các doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp, đây cũng là giai đoạn
mà các tập đoàn lớn trong lĩnh vực logistics của nước ngoài thiết lập hệ thống kinh
doanh tại Việt Nam.
Giai đoạn 2006 đến nay: cùng với sự ra đời của Luật Thương mại 2005 với
các điều khoản quy định về dịch vụ logistics và kinh doanh dịch vụ logistics (đây là
lần đầu tiên thuật ngữ “logistics” xuất hiện trong một văn bản pháp luật của Việt
Nam) đây là thời gian bùng nổ của ngành logistics với sự ra đời của các doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế tư nhân với khoảng 80% số doanh nghiệp trong lĩnh vực này
trong năm 2006 (Đinh Lê Hải Hà, 2012).
1.1.2


Phân loại logistics:

1.1.2.1 Phân loại theo chủ thể tiến hành hoạt động logistics:
Logistics bên thứ nhất (First Party Logistics – 1PL) là hoạt động logistics
do người chủ sở hữu hàng hóa/ sản phẩm tự tổ chức và thực hiện để đáp ứng nhu cầu
của bản thân doanh nghiệp. Theo hình thức 1PL, chủ thể phải tự đầu tư vào kho bãi,
phương tiện vận tải, hệ thống thông tin quản lý và nhân lực để quản lý và vận hành
hệ thống. Logistics 1PL sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp do
doanh nghiệp phải phân tán nguồn lực của mình cho những yếu tố không phải là yếu
tố cạnh tranh và mang lại lợi nhuận nhiều nhất.
Logistics bên thứ hai (Second Party Logistics – 2PL) là người cung cấp
dịch vụ logistics (không phải chủ hàng) tiến hành, nhưng chỉ cung cấp các dịch vụ
đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (lưu kho, vận tải, thủ tục hải quan, thanh
19


toán ...) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng. Loại hình này bao gồm: các công ty hãng
tàu

biển,

hãng hàng không, công ty cho thuê kho bãi, công ty vận tải hay các công ty cung cấp
dịch vụ khai thuê Hải quan, các trung gian thanh toán,…
Logistics bên thứ ba (Third Party Logistic – 3PL) là hoạt động logistics do
người cung cấp dịch vụ logistics tổ chức thực hiện, đã tích hợp các dịch vụ trong
toàn bộ chuỗi và tiến hành quản lý các dịch vụ này cho từng bộ phận chức năng trong
toàn bộ chuỗi. Ví dụ như, các công ty 3PL có thể thay mặt khách hàng làm các thủ tục
cần thiết để xuất khẩu hàng hóa (bao gồm hoạt động khai báo hải quan, kiểm hóa và
các thủ tục thông quan), vận chuyển nội địa hay thực hiện các thủ tục cần thiết với

các hãng vận chuyển quốc tế (hãng tàu hoặc hãng hàng không, …). Do dó, 3PL
bao gồm nhiều dịch vụ như kết hợp vận chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin …
và tích hợp các hoạt động này vào chuỗi cung ứng của khách hàng.
Logistics bên thứ tư (Fourth Party Logistics – 4PL) là các hoạt động
logistics do nhà cung cấp dịch vụ logistics thực hiện, các hoạt động này không chỉ tích
hợp nhiều dịch vụ đơn lẻ mà còn được gắn với các dịch vụ của những nhà cung cấp
khác. 4PL chịu trách nhiệm hợp nhất, quản lý dòng lưu chuyển, cung cấp các giải
pháp
chuỗi logistics. 4PL thường hướng đến quản trị cả chuỗi hoạt động, nhận hàng từ
nhà sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, xuất – nhập khẩu và đưa hàng đến nơi tiêu thụ
cuối cùng.
Logistics bên thứ năm (Fifth Party Logistics – 5PL) là các hoạt động
logistics gắn với sự phát triển của thương mai điện tử, trong đó nhà cung cấp dịch vụ
logistics ứng dụng công nghệ thông tin để không chỉ khai thác các dịch vụ truyền
thống mà còn phục vụ cho thị trường logistics trực tuyến thông qua internet và các
công cụ số khác.
1.1.2.2 Theo tính chất hoạt động:
Hoạt động mua (Procurement or Purchasing) là các hoạt động liên quan đến
việc tạo ra các sản phẩm từ các nhà cung cấp bên ngoài. Hoạt động mua có trách
20


nhiệm
tìm kiếm nhà cung ứng thích hợp, đàm phán các điều khoản và điều kiện, tổ chức việc
giao nhận và sắp xếp các phương án bảo hiểm cũng như thanh toán để đảm bảo
dòng nguyên liệu đầu vào sẽ được chuyển đến doanh nghiệp đúng và đủ.
Hoạt động hỗ trợ sản xuất (Manufacturing support) là các hoạt động
liên quan đến quản trị dòng dự trữ một cách có hiệu quả giữa các giai đoạn của quá
trình sản xuất, các hoạt động bao gồm: hoạt động tiếp nhận, hoạt động bảo quản và
lưu trữ, quản trị và thiết lập chính sách hàng tồn kho, xử lý nguyên liệu (chuyển

nguyên

liệu

từ bộ phận này sang bộ phận khách hoặc chuyển từ kho đến nơi cần thiết)
Hoạt động phân phối ra thị trường (Market Distribution) liên quan đến
hoạt động chuyển sản phẩm đến khách hàng và các dịch vụ khách hàng. Bao gồm
quá trình quản trị kênh phân phối, thu hồi và xử lý các phần không còn sử dụng.
1.1.2.3 Theo tính chất hướng vận động của dòng vật chất:
Logistics đầu vào (Inbound logistics) bao gồm các hoạt động hỗ trợ dòng
tài nguyên đầu vào (nguyên liệu, vốn, thông tin …) từ nguồn cung cấp trực tiếp cho
tới các tổ chức một cách tối ưu cả về chi phí và thời gian.
Logistics đầu ra (Outbound logistics) bao gồm các hoạt động liên quan đến
việc hỗ trợ dòn sản phẩm đầu ra tới khách hàng nhằm đảm báo tối ưu hóa chi phí và
thời gian nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tối đa hóa lợi ích của các tổ chức.
Logistics ngược (Reverse logistics) là quá trình thu hồi các sản phẩm, hàng
hóa hư hỏng, kém chất lượng và các phụ phẩm/ phế phẩm của quá trình sản xuất để xử
lý hoặc tái chế
Ngoài các tiêu thức phân loại nói trên, người ta có thể phân chia dịch vụ
logistics dựa vào giác độ tiếp cận hay phạm vi tiếp cận của nền kinh tế (vi mô, trung
mô, vĩ mô), theo lĩnh vực hoạt động, theo tính chuyên môn hóa của các công ty
logistics.

21


1.1.3

Mục tiêu và tầm quan trọng của logistics:


1.1.3.1 Mục tiêu của logistics:
Ta đã biết rằng logistics có trách nhiệm bảo đảm dòng vật chất bao gồm
tài nguyên đầu vào và sản phẩm đầu ra cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Vậy mục tiêu của
logistics chính là:
- Thu thập tài nguyên đầu vào cho doanh nghiệp, bảo đảm đủ đáp ứng năng lực
sản xuất của các bộ phận trong doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cho hoạt
động phân phối sản phẩm đầu ra càng hiệu quả càng tốt.
- Đóng góp vào sự hiệu quả cho toàn bộ chuỗi cung ứng. Với hiệu quả xuất
phát từ chi phí thấp/ chi phí có thể chấp nhận, giao hàng nhanh, ít lãng phí tài
nguyên đầu vào, năng suất sản xuất cao, lượng tồn kho thấp, ít hao mòn thất
thoát và tăng cao khả năng đáp ứng …
Tuy nhiên mục tiêu của logistics không chỉ dừng lại tại đây mà còn ảnh hưởng
đến lợi ích của doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp hình thành đều có mục tiêu và nhiệm vụ tối đa hóa lợi nhuận
của cổ đông. Để có thể tối đa hóa lợi ích, doanh nghiệp không chỉ cần có nguồn vốn
dồi dào hay phương tiện hiện đại, doanh nghiệp cần sản phẩm tốt với chi phí cạnh
tranh và trên hết là sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm. Tuy nhiên, sự
hài lòng của khách hàng phụ thuộc vào một chuỗi các yếu tố khác nhau như chất
lượng sản phẩm, mức độ dễ dàng để tìm mua sản phẩm, thời gian để nhận được sản
phẩm,

giá

cả

của

sản phẩm, hình thức giao hàng hay việc sản phẩm có bị hư hại trong quá trình giao
hàng hay không. Phần lớn trong các yếu tố kể trên đều phụ thuộc vào lĩnh vực
logistics của doanh nghiệp.

Vậy nên mục tiêu cuối cùng của logistics chính là sự hài lòng tuyệt đối của
khách hàng đối với doanh nghiệp với chất lượng hàng hóa, dịch vụ tốt, giá thành
hợp lý, kênh phân phối rộng và thời gian đáp ứng ngắn.

22


1.1.4

Tầm quan trọng của logistics:

1.1.4.1

Ở góc độ vĩ mô: logistics có vai trò:

Logistics phát triển góp phần mở rộng thị trường, kích thích thương mại quốc
tế, nâng cao mức thụ hưởng của người tiêu dùng đồng thời logistics cũng góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các dịch vụ logistics có tác dụng tiết kiệm và giảm chi phí trong quá trình
phân phối và lưu thông hàng hóa.
Góp phần giảm thiểu thời gian, chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ
trong thương mại quốc tế.
Dịch vụ logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và tăng cường năng lực
cạnh tranh quốc gia.
1.1.4.2

Ở góc độ của doanh nghiệp: logistics có vai trò như sau:

Logistics góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật trong sản xuất, sử dụng hợp lý và
tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp.
Logistics có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố đúng thời gian,
đúng địa điểm, nhờ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo nhịp
độ đã định, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả
vốn kinh doanh của công ty.
1.1.5

Các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến logistics:

1.1.5.1 Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô:
Các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô không những chỉ ảnh hưởng đến
hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics mà còn ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển của ngành logistics. Bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng
dịch vụ logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực
của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics.

23


Các yếu tố bao gồm: Tiềm năng của nền kinh tế, tài nguyên thiên nhiên,
con người, vị trí địa lý; Tốc độ tăng trường của cả nền kinh tế hay từng ngành; Các
thay đổi về cấu trúc của nền kinh tế và các hoạt động ngoại thương; Tỷ giá hối đoái,
lãi suất, hệ thống thuế… Các nhân tố này ảnh hưởng đến định hướng kinh doanh và
cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp cung cấp và doanh nghiệp sử dụng dịch
vụ logistics.
Ngoài ra, các nhân tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô còn ảnh hưởng đến
điều kiện lẫn cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như tạo nên sự khác biệt
trong chi phí, thời gian đáp ứng và năng lực canh tranh.
1.1.5.2 Sự toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới:
Toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay, sự toàn cầu hóa dẫn đến

sự giảm bớt các rào cản thương mại, thúc đấy sự mở rộng của các khối mậu dịch tự do
như European Union (EU) hay North American Free Trade Area (NAFTA). Xu hướng
nãy dẫn đến việc giao thương, thương mại giữa các quốc gia và các khu vực trên
thế giới diễn ra mạnh mẽ hơn và đương nhiên sẽ làm tăng nhu cầu về các hoạt động
vận tải, kho bãi và các dịch vụ phụ trợ khác … nói cách khác, sự toàn cầu hóa sẽ
thúc đẩy sự tăng trường của logistics lên một tầm cao mới, như tác giả đã đề cập ở
phần đầu, đó chính là xu thế logistics toàn cầu.
Ngoài ra, với một thị trường rộng lớn, sự dịch chuyển của hàng hóa trên thế
giới có liên quan đến rất nhiều các yếu tố và điều này làm phát sinh khó khăn để đảm
bảo an toàn, chất lượng của sản phẩm với chi phí hợp lý, đặc biệt ở các quốc gia mà
dịch vụ logistics và cơ sở hạ tầng còn kém phát triển. Bên cạnh đó, môi trường quốc tế
với
chính sách, luật pháp và các quy định có phần khác biết, các đối tác, đối thủ cạnh
tranh đến từ mọi châu lục, chính điều này cũng vừa là cơ hội mà cũng là đe dọa cho sự
phát triển cho hệ thống logistics của một quốc gia nói chung và các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng.

24


Các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực và nguồn tài chính toàn cầu cũng
ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển logistics.
1.1.5.3 Những xu thế hiện đại trong lĩnh vực logistics:
Sự phát triển của khoa học công nghệ và thông tin liên lạc đã góp phần làm
tăng năng lực, tốc độ và sự kết nối của các dòng thông tin trong chuỗi cung ứng và
trong các hoạt động logistics. Nhiều ứng dụng khoa học công nghệ được sử dụng
rộng rãi trong lĩnh vực logistics như hệ thống quản lý kho hàng
(Warehouse management system – WMS), hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử
(electronic data interchange – EDI) hay như hệ thống mã vạch và quản lý đơn hàng...
Việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực logistics đã góp phần

thúc đẩy sự phát triển và hiện đại hóa của kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện
vận tải, … giúp giảm chi phí và nâng cao hiệu quả của các hoạt động logistics.
Outsourcing: Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng họ có thể
hưởng lợi ích từ việc thuê một công ty chuyên môn hóa về logistics bên ngoài để
đảm nhiệm một phần hoặc toàn bộ mảng logistics của doanh nghiệp. Việc sử dụng
một bên thứ ba để đảm bảo việc lưu chuyển tài nguyên/ hàng hóa có thể giúp bản thân
các doanh nghiệp tập trung vào những hoạt động chủ đạo của mình.
Theo kết quả một cuộc khảo sát về logistics năm 2008, có 92% các công ty
được mời tham gia khảo sát phản hồi rằng họ có sử dụng thuê ngoài logistics
(Công ty Supply Chain Management Việt Nam, “Báo cáo khảo sát nhu cầu thuê ngoài
dịch vụ logistics ở Việt Nam”, 2008).
Từ những gì nêu ở trên ta có thể thấy được rằng, tuy lĩnh vực logistics ở
Việt Nam còn non trẻ nhưng ngành công nghiệp này đang trong quá trình tích hợp và
tự nâng cao để hoàn thiện theo xu hướng của logistics hiện đại trên thế giới nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng. Bên cạnh đó cũng phải kể đến việc
các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm ảnh hưởng của logistics trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình. Với xu hướng thuê ngoài logistics (hay còn gọi là
outsourcing logistics) hiện nay của thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã và
đang áp dụng để tối ưu hóa nguồn lực sản xuất kinh doanh của mình.
25


×