Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.08 KB, 64 trang )

1


MỤC LỤC

Trang

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội có vai trị rất quan trọng đối
với q trình hình thành nhân cách lối sống của con người. Giáo dục đạo
đức lối sống tốt đẹp theo các chuẩn mực đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vừa là yêu cầu cơ bản thường xuyên của sự nghiệp cách mạng, vừa là nhiệm
vụ cấp bách hiện nay, nhằm khơi dậy và phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời khắc phục sự suy thoái về đạo đức lối
sống và các tệ nạn xã hội, hình thành và phát triển các giá trị đạo đức mới.
Từ đó từng bước xây dựng con người Việt Nam có nhân cách cao đẹp, có
bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống lành mạnh, quan hệ xã hội nhân văn,
tiến bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực, sáng ngời, tiêu biểu
cho các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam. Việc học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết. Dù Người đã đi xa
nhưng để lại cho dân tộc ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vơ giá và
giá trị nhân văn cao cả. Vì vậy, toàn đảng, toàn quân và toàn dân ta nguyện
suốt đời học tập đạo đức, tác phong và lối sống của Người.
Vào tháng 11/2006, Bộ Chính Trị quyết định mở cuộc vận động “ Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong tồn Đảng, tồn
qn và tồn dân. Đây là đợt triển khai sâu rộng trong toàn xã hội mà trong
đó có tầng lớp học sinh, sinh viên về học tập và làm theo tấm gương đạo đức

2




của Người. Vấn đề thanh niên - sinh viên luôn là mối quan tâm đặc biệt của
toàn xã hội, bởi vai trò của thanh niên - sinh viên hết sức to lớn. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng nói "Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước
nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên"[17, Tr.185].
Trong những năm gần đây, tác động của kinh tế thị trường làm thay
đổi lối sống, nếp sống của các tầng lớp trong xã hội, thực trạng văn hóa học
đường trong một bộ phận sinh viên các trường đại học, cao đẳng trở thành
vấn đề nóng được xã hội quan tâm. Trường đại học Vinh là một ngôi trường
nằm trên quê hương Hồ Chủ tịch, với bề dày truyền thống hơn 50 năm lịch
sử hình thành và phát triển. Từ khi thành lập cho tới bây giờ trường đã gặt
hái được rất nhiều thành tích và đã được xếp vào một trong mười sáu trường
trọng điểm quốc gia của cả nước. Tuy nhiên cũng hòa nhập với xu thế
chung, tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường nhiều sinh viên của
trường đang mải mê theo đuổi những giá trị vật chất thấp kém, tầm thường
mà quên đi trách nhiệm nghĩa vụ lớn lao của mình đối với Tổ quốc. Thói
quen đua địi, hưởng lạc chạy theo những thói hư tật xấu, những tệ nạn xã
hội đang làm hư hỏng một số thanh niên, thiếu niên vốn không tự giác học
tập, rèn luyện. Họ đang sa vào một cuộc sống thiếu lý tưởng, khơng có niềm
tin, khơng có sự định hướng một cách đúng đắn, khơng có lý tưởng cao cả
để phấn đấu, cuộc sống con người sẽ trở nên tẻ nhạt, tầm thường, thậm chí
vơ nghĩa. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát
triển những hiện tượng rất đáng lo ngại trong giới trẻ ngày nay như: Đua xe,
nghiện ngập ma túy, mại dâm, bạo lực học đường...Cho nên, đẩy mạnh cuộc
vận động và học tập làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh càng trở
nên quan trọng và cấp thiết.

3



Vì vậy mà tơi chọn đề tài “ Vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường
đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về sự vận dụng tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh vào cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên như:
-

Thạc sĩ Thái Bình Dương: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo

dục đạo đức cách mạng cho sinh viên ở trường đại học Vinh hiện nay (Đề tài
nghiên cứu Khoa học cấp bộ năm 2008).
-

Đoàn Nam Đàn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào

tạo thanh niên ở nước ta hiện nay (Luận án tiến sĩ triết học, năm 2005, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
-

Thạc sĩ Thái Bình Dương: Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề giáo

dục đạo đức cách mạng cho thanh niên – Tạp chí giáo dục lý luận, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh – HVCT Khu vực 1số 9 (102) - 2005.
-

Thạc sĩ Bùi Thị Cần: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ trẻ

và sự vận dụng vào công tác bồi dưỡng sinh viên ở đại học Vinh hiện nay

( Luận văn thạc sĩ năm 2007, Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ
Chí Minh).
-

Tiến sĩ Nguyễn Lương Bằng: Tình hình tư tưởng, chính trị, đạo đức

và lối sống của sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng các tỉnh Bắc
Trung Bộ ( Luận án tiến sĩ năm 2000, đại học Vinh).
-

Nguyễn Văn Hùng: “Bước đầu tiếp cận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí

Minh về giáo dục thanh niên”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3, năm 1994.
-

Phạm Văn Thanh: “Công tác giáo dục Thanh niên hiện nay theo tư

tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, năm 2002.

4


-

Trần Thanh Nam: “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong giáo dục

thanh niên hiện nay”, Tạp chí Tư tưởng văn hóa, số 10, năm 2003.
-

Đồn Nam Đàn: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng, giáo dục


thanh niên”, Tạp chí Cộng sản, số 6, năm 2005.
Từ những cách tiếp cận khác nhau, các cơng trình nói trên đã phần nào
đề cập tới tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ
nói chung và giáo dục đạo đức cho sinh viên nói riêng. Trong đó, các tác giả
tập trung làm rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh đối với việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ, thế hệ cách
mạng cho đời sau.
Những kết quả nghiên cứu của các cơng trình là nguồn tư liệu quý và
quan trọng giúp tôi tiếp thu, tham khảo, làm định hướng cho đề tài nghiên
cứu của mình.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
Nghiên cứu những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
để làm cơ sở lý luận cho việc tìm hiểu thực trạng của quá trình giáo dục đạo
đức Hồ Chí Minh ở trường đại học Vinh. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả giáo dục và xây dựng cho sinh viên trường đại học Vinh những
chuẩn mực đạo đức, lối sống trong sáng và bản lĩnh chính trị vững vàng,
kiên định.
- Nhiệm vụ:
+ Phân tích làm rõ sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho
sinh viên trường đại học Vinh.
+ Khảo sát thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức của sinh viên
trường đại học Vinh.

5


+ Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại

học Vinh trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và vận
dụng nó vào cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học Vinh.
- Phạm vi nghiên cứu
Đạo đức và giáo dục đạo đức là vấn đề phức tạp và tinh tế, đòi hỏi
phải được nghiên cứu từ nhiều góc độ, nhiều nhân tố và nhiều khía cạnh
khác nhau. Trong khn khổ khóa luận tơi chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục
đạo đức cho sinh viên trường đại học Vinh trong giai đoạn hiện nay. Các số
liệu, tài liệu khảo sát chủ yếu đề cập từ những năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa
học như: Phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp thu thập thông tin, phương pháp quan sát điều tra thực tế,
phương pháp thực nghiệm khoa học…để thực hiện đề tài.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc vận dụng tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh vào công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học
Vinh.

6


Chương 2: Một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học Vinh
trong giai đoạn hiện nay.


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VẬN
DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO CƠNG TÁC
GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
1.1 Lý luận chung về đạo đức và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
1.1.1 Khái niệm đạo đức
Trong đời sống xã hội, đòi hỏi tất yếu mỗi người phải ý thức được ý
nghĩa, mục đích hoạt động của mình trong q khứ, hiện tại và tương lai.
Những hoạt động đó bao giờ cũng có sự chi phối của những quan hệ giữa
các cá nhân, cá nhân và xã hội. Những mối quan hệ đó qui định giới hạn
nhất định nhằm đảm bảo lợi ích của cộng đồng và xã hội. Những qui định
này tự giác tạo thành động lực cho phát triển xã hội. Đó là các qui tắc, chuẩn
mực hồn tồn tự giác trong hành động của mỗi cá nhân trong tất cả các
quan hệ xã hội. Nói cách khác, đó chính là đạo đức của con người trong xã
hội. Đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau:

7


Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các qui tắc,
nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi
của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến
bộ xã hội trong quan hệ cá nhân.
Đạo đức là toàn bộ những qui tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và
đánh giá cách ứng xử của con người với nhau trong quan hệ xã hội và quan
hệ với tự nhiên.
Đạo đức là hệ thống các qui tắc, chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong
quan hệ con người với con người, con người với cộng đồng xã hội, với tự
nhiên và với cả bản thân mình.

Hay theo cách khác: Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý
các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng
rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối
với xã hội nói chung; Là những nguyên lý (nguyên tắc) phải tuân theo trong
quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của
mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định – nếu không tuân theo
những “nguyên tắc” ấy thì được gọi là người vơ (khơng có) đạo đức.
Ví dụ: đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, tha hoá đạo đức, một
con người thiếu đạo đức....
Với Khổng Tử "Đạo Đức" là gốc của con người, nói đến con người
trước hết là nói đến "Đạo Đức": Làm người có nết hiếu đễ thì ít ai dám xúc
phạm bề trên. Khơng thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng
có. Người qn tử chăm chú vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra.
Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân…
"Đức" với Khổng Tử là lời nói đi đơi với việc làm trên cơ sở cái thiện:
"Người xưa thận trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà khơng làm được"
Chính trên cơ sở đó, Khổng Tử đã đề xuất đường lối "Đức Trị" - đường lối
8


trị nước bằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ơng. Khổng Tử đã
quan niệm người làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hoá dân) thì
như sao Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngơi sao khác hướng về cả có nghĩa là
thiên hạ sẽ về theo. Trước sau Khổng Tử vẫn tin rằng phải dùng chính lệnh
để dẫn dắt dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi
tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo để
đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính.
Khác với các quan niệm trước, Mác và Ăngghen đã quan niệm đạo
đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống xã hội, là kết quả của sự phát triển lịch
sử. Theo Mác, Ăngghen, con người khi sống phải có “quan hệ song trùng”.

Một mặt, con người quan hệ với tự nhiên, tác động vào tự nhiên để thỏa mãn
cuộc sống của mình. Tự nhiên khơng thỏa mãn con người, điều đó buộc con
người phải xơng vào tự nhiên để thỏa mãn mình. Mặt khác, khi tác động vào
tự nhiên, con người không thể đơn độc, con người phải quan hệ với con
người để tác động vào tự nhiên. Sự tác động lẫn nhau giữa người và người là
hệ quả của hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần mà cơ bản là hoạt động
thực tiễn và hoạt động nhận thức. Cho nên Mác và Ăngghen quan niệm: Đạo
đức là sản phẩm tổng hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, là sản
phẩm của hoạt động thực tiễn và nhận thức của con người. Những quan hệ
người – người, cá nhân - xã hội càng có ý thức, tự giác, ý nghĩa và hiệu quả
của chúng càng có tính chất xã hội rộng lớn thì hoạt động của con người
càng có đạo đức. Đạo đức “đã là một sản phẩm xã hội, và vẫn là như vậy
chừng nào con người còn tồn tại”.
1.1.2

Nguồn gốc hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành tư tưởng Hồ

Chí Minh cho nên nguồn gốc hình thành nên tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cũng là nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí
9


Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam đã được hình
thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước; là sự
vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức cách mạng của chủ nghĩa
Mác - Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát triển những tinh hoa văn
hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và phương Tây, mà Người đã
tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian lao, thử thách và
vơ cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải

phóng con người.
a.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ

truyền thống của dân tộc
Là người con ưu tú nhất của dân tộc, tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn
trước hết từ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam: Đó là một chủ nghĩa nhân văn kết tụ từ ngàn đời của quá trình
sinh sống dựng nước và giữ nước của cả một cộng đồng từng gắn bó máu
thịt với nhau từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác, cùng
nhau giải quyết những nhiệm vụ lịch sử để tồn tại và phát triển. Tinh thần
anh hùng bất khuất trong công cuộc dựng nước và giữ nước là dòng chảy
xuyên suốt lịch sử, là nhân tố đứng đầu, là giá trị tinh thần con người Việt
Nam, là đạo lý làm người, là niềm tự hào dân tộc, là bản sắc văn hóa tạo
thành động lực, thành sức mạnh tồn tại và phát triển của dân tộc suốt 4000
năm. Và truyền thống đoàn kết tương thân tương ái: Nhân nghĩa, thủy
chung, cưu mang đùm bọc, lá lành đùm lá rách,… truyền thống này bắt
nguồn từ yêu cầu chống thiên tai thường xuyên của dân tộc. Truyền thống
thông minh, sáng tạo, cần cù, nhẫn nại: Trong lao động sản xuất lao động và
chống xâm lược. Truyền thống hiếu học, cầu tiến, hòa hợp, lạc quan u đời,
ln sẵn sàng đón nhận những tinh hoa văn hóa của nhân loại, những tư
tưởng bài ngoại, thủ cựu, hẹp hòi, cực đoan đều xa lạ với truyền thống con
10


người Việt Nam, Bác Hồ là biểu hiện sống động của truyền thống tốt đẹp
này.
Quê Bác nằm ở hạ lưu sông Lam của xứ Nghệ, nơi hội tụ của các
trung tâm văn hóa vùng Bắc Trung bộ, nơi phát tích nhiều nền văn hóa cổ,

một vùng văn hóa dân tộc học đặc sắc. Bác sinh ra trong một gia đình nhà
Nho nghèo yêu nước ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An - một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Vùng quê ấy,
trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thường xuyên đương
đầu với muôn vàn giặc giã, thiên tai, trong khổ đau vẫn gan góc, trong mất
mát vẫn kiên cường. Truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương đã ảnh
hưởng to lớn và sâu sắc đến tuổi ấu thơ của Bác, đến việc hình thành nhân
cách, tư tưởng của Người. Bối cảnh văn hóa hồn cảnh q hương và gia
đình đã có nhiều tác động thiết thực đến nhân vật kiệt xuất Hồ Chí Minh.
Tính cách xứ Nghệ với các đặc điểm: Lý tưởng trong tâm hồn, trung kiên
trong bản chất, khắc khổ trong sinh hoạt, cứng cỏi trong giao lưu…đều là
những tính cách có ý nghĩa đạo đức. Đặc biệt là gương hy sinh vì độc lập tự
do của đất nước của những con người nơi đây. Những tấm gương gia đình
Nghệ Tĩnh và riêng gia đình Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm
hồn, lý tưởng cậu bé Nguyễn Sinh Cung, của chàng trai Nguyễn Tất Thành.
Bản thân gia đình Hồ Chí Minh cũng là một gia đình văn hóa đạo đức,
vừa có chất Nho giáo, vừa chịu ảnh hưởng Duy Tân. Những người trong và
ngồi gia đình Hồ Chí Minh - là những nhân vật khá tiêu biểu, những hình
ảnh đẹp của thời đại. Những bạn bè của ông, rồi của cha như Hồ Sĩ Tạo,
Vương Thúc Mậu, Hà Văn Cận, Phan Bội Châu, bà ngoại Nguyễn Thị Kép,
ơng ngoại Hồng Xn Đường có cơng lao tác thành cho Nguyễn Sinh Sắc.
Những vị quan có uy tín và thế lực lớn như Cao Xuân Dục, Đào Tấn đã dành
cho Nguyễn Sinh Sắc rất nhiều thiện cảm và cả những người bạn trong tuổi
11


trẻ Hồ Chí Minh như Diệp Văn Kỳ, Trần Đình Nam ở Huế, các con cháu của
Nguyễn Thông, của Hồ Bá Tang ở miền Nam và ở Phan Thiết. Môi trường
văn hóa mà Hồ Chí Minh tiếp cận từ lúc thiếu thời là một mơi trường đặc
biệt có tác động sâu sắc đến tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh. Chủ

tịch Hồ Chí Minh khơng lặp lại truyền thống một cách giản đơn và cũng
không chỉ khai thác ở truyền thống đạo đức dân tộc, cũng không chỉ tự hạn
định trong phạm vi cổ truyền. Để có phần sáng tạo của mình, Hồ Chí Minh
đã tiếp cận cả ba nguồn văn hóa, văn hóa dân tộc, văn hóa khu vực, văn hóa
thế giới. Hồ Chí Minh đã nâng đạo đức truyền thống của dân tộc lên một
tầm cao mới - đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Hồ Chí Minh tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đơng trước hết là Nho
giáo: Hồ Chí Minh coi trọng kế thừa và phát triển những mặt tích cực của
Nho giáo. Đó là thứ triết học hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp
đời, triết lý nhân sinh: tu thân, dưỡng tính, đề cao văn hóa, đạo đức, lễ giáo,
nhân nghĩa, Trí, Tín, Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Bên cạnh đó, Người tiếp thu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
(dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc).
Với Phật giáo, người tiếp thu tư tưởng vị tha, chân, thiện, từ bi, cứu
nạn, cứu khổ, thương người như thể thương thân, lối sống đạo đức, trong
sạch giản dị, chăm làm điều thiện (khơng nói dối, không tà dâm, không sát
sinh, không trộm cắp, không uống rượu). Phật giáo Thiền tông vào Việt
Nam đề ra luật chấp tác: Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực, thiền phái
Trúc Lâm Việt Nam chủ trương nhập thế gắn với dân chống kẻ thù xâm
lược.
Hồ Chí Minh tiếp thu Tinh hoa văn hóa phương Tây: Xuất thân từ gia
đình khoa bảng, tư chất thơng minh, trình độ quốc học, Hán học vững vàng,
12


người học hỏi không ngừng khi bôn ba năm châu bốn biển, đã thông thái
những ngôn ngữ tiêu biểu cho nền văn minh của nhân loại, người am tường
văn hóa Đông, Tây, kim cổ, Người tượng trưng cho sự kết hợp hài hịa văn
hóa Đơng – Tây. Ngay từ khi cịn học ở trường Tiểu học Đơng Ba và trường

Quốc học Huế thì Hồ Chí Minh đã làm quen với văn hố Pháp. Người rất
muốn tìm hiểu cuộc đại Cách mạng Pháp năm 1789. Thực tiễn trong 30 năm
hoạt động Cách mạng ở nước ngoài Người chủ yếu sống ở Châu Âu. Do đó,
Người chịu ảnh hưởng rất sâu rộng về nền văn hoá dân chủ và các mạng ở
phương Tây. Người tiếp thu tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của đại Cách
mạng Pháp (Khi học ở Vinh, ở Huế, người đã chủ tâm tìm hiểu những tư
tưởng này, sau này khi trở lại Pháp 1917, người tiếp thu tận gốc những
phương pháp này trong các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp: Mông
Teskiô, Rút xô, Vinte). Nghiên cứu Cách mạng Tư sản Mỹ 1776, người tiếp
thu tư tưởng tự do, nhân quyền.
Trong hành trình tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh đã biết làm giàu
trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, trong đó có cả tư tưởng văn
hóa phương Đơng và tư tưởng văn hóa phương Tây. Chủ nghĩa Mác-Lênin
là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và
phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở hình thành thế giới quan
và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn ái
Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước
trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển
hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và
của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của
lịch sử. Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ
nghĩa Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất. Người
13


tiếp thu Chủ nghĩa Mác – Lênin là tiếp thu và nắm vững cái cốt lõi cái bản
chất và cái linh hồn sống của lý thuyết này, nắm vững phương pháp luận
khoa học và quan điểm lập trường cách mạng để giải quyết các vấn đề thực
tiễn của Cách mạng Việt Nam.

Đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khám phá ra kho
tàng đạo đức Macxit, đó là thứ đạo đức đích thực, cốt lõi là giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xã hội, mang lại tự do, ấm
no, bình đẳng, hạnh phúc thật sự cho con người, vì sự tiến bộ, phát triển xã
hội, đưa nhân loại từ chỗ bị tha hóa đến vương quốc tự do, vương quốc đích
thực, chủ nghĩa nhân đạo đích thực.
Hồ Chí Minh cịn thấy được ở Mác, Ănghen, Lênin là những tấm
gương đạo đức sáng ngời, họ không chỉ là những lãnh tụ thiên tài về chính
trị mà cịn là những lãnh tụ giản dị, khiêm tốn, coi khinh xa hoa, yêu lao
động, đời tư trong sáng… là hiện thân của tình anh em bốn bể. Họ dạy
chúng ta phải cần kiệm, liêm chính.
Hồ Chí Minh chỉ rõ đạo đức cũ và đạo đức Mác-Lênin đối lập nhau.
Đạo đức mới là đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng cá nhân mà vì
lợi ích chung của Đảng, dân tộc, nhân loại, nó địi hỏi phải phá tan xiềng
xích nơ lệ, xây dựng xã hội mới bình đẳng tốt đẹp cho mọi người.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng vơ sản, mang bản
chất cách mạng và khoa học, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp tinh hoa giữa
nhân loại, là một hệ thống mở phát triển cùng với thực tiễn Việt Nam, góp
phần tạo dựng bộ mặt văn hóa Việt Nam, là vũ khí tinh thần trong cơng cuộc
xây dựng đất nước theo con đường Xã hội chủ nghĩa.
1.1.3 Những nội dung cơ bản của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực
hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời
14


hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục,
rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê
trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề
đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu

của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của
người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sơng nước.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hồn
thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng
có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người
cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
khơng lãnh đạo được nhân dân”[17, Tr. 252]. Người quan niệm đạo đức tạo
ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc
thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”[17, Tr. 273]. Quan
niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt
đức, coi nhẹ mặt tài. Người mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho
nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm
vụ cách mạng.
Tại Đại hội IX (4-2001), Đảng ta có bước phát triển trong nhận thức
và tư duy lý luận khi khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin
vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại... Tư tưởng Hồ
Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là
tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”[10, Tr. 83-84].
15


Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thể hiện rõ nhất ở cuộc đời hoạt động
cách mạng cống hiến cho đất nước, vì độc lập cho dân tộc và hạnh phúc của
nhân dân. Người nói: “ Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng

bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [16, Tr. 161].
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyền thống đạo đức
dân tộc và đạo đức của Chủ nghĩa Mác- lênin, biểu hiện ở tình yêu sâu sắc,
bao la rộng lớn đối với con người, sự trung thành vô hạn đối với tổ quốc với
nhân dân và lý tưởng Cộng Sản Chủ Nghĩa, sự hài hòa giữa lối sống cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư với đức tính khiêm tốn giản gị, là sự thống
nhất giữa lý luận đạo đức và thực tiễn đạo đức. Cần, kiệm, liêm, chính, là
bốn đức của con người mà khơng thể thiếu được, nếu thiếu một đức sẽ
không thành người, Người nói:
“ Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một mùa thì khơng thành trời
Thiếu một phương thì khơng thành đất
Thiếu một đức thì khơng thành người”[17, Tr. 631]..
Chủ tịch Hồ Chí Minh khơng chỉ bàn một cách sâu sắc, cơ đọng, thấm
thía về vấn đề đạo đức mà chính bản thân Người, trong suốt cuộc đời, đã
thực hiện một cách mẫu mực những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình
đặt ra. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức
được Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi Người nhấn mạnh
phẩm chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ
cách mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó Người đã khái quát
thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong
16


thời đại mới là: Trung với nước, hiếu với dân; u thương con người; Cần,
Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư; Tinh thần quốc tế trong sáng.
Một là, trung với nước hiếu với dân: Đây là phẩm chất quan trọng
nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác. Từ khái niệm cũ "trung

với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến
phương Đơng, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo
đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một
cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. “Trung với nước hiếu với dân,
suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội,
nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào
cũng đánh thắng”[23, Tr. 350]. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi
hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam
không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về
sau.
Hai là, yêu thương con người: Quan niệm của Hồ Chí Minh về con
người rất tồn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương
con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành
tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao động
bị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh u thương đồng bào, đồng chí của Người,
khơng phân biệt họ ở miền xuôi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay
gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam yêu
nước thì đều có chỗ trong tấm lịng nhân ái của Người. Tình yêu thương của
Người còn thể hiện đối với những người có sai lầm khuyết điểm. Với tấm
lịng bao dung của một người cha, Người căn dặn, chúng ta: "Mỗi con người
đều có thiện và ác ở trong lịng ta, phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi
con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ
của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người
17


phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm
cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không
phải đập cho tơi bời” [16, Tr.161-162]. Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng:
“Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” [24, Tr. 510], nhắc nhở mỗi cán

bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người.
Ba là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư: Trong những phẩm chất
chung đó thì phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư được
Người đề cập nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng
ngày của mỗi người, gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành
động của mỗi cá nhân trong đời công cũng như trong đời tư, trong sinh hoạt
cũng như trong công tác. Vậy Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư là
gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giải thích ý nghĩa và mối liên quan của những
từ này một cách đơn giản, rõ ràng và rất dễ hiểu.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng, dẻo dai;
lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng. Cần cịn là làm
việc một cách thơng minh, sáng tạo, có kế hoạch, khoa học. Theo Bác, con
người có đức Cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy, cũng làm được. Đúng
như câu tục ngữ kiến tha lâu cũng đầy tổ, nước chảy mãi đá cũng mòn. Bác
lưu ý, kẻ địch của chữ Cần là lười biếng. Bác cho rằng nếu có một người,
một địa phương, hoặc một ngành mà lười biếng thì khác nào tồn chuyến xe
đang chạy, mà có một bánh trật ra ngồi đường ray. Họ sẽ làm chậm trễ cả
một chuyến xe. Vì vậy, người lười biếng là có tội với đồng bào, với Tổ
quốc.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền
của của dân, của nước, của bản thân; phải tiết kiệm từ cái lớn đến cái nhỏ,
không phơ trương hình thức, khơng xa xỉ, hoang phí. Cần và Kiệm phải đi
đôi với nhau như hai chân của con người. Cần mà khơng Kiệm thì như gió
18


vào nhà trống, như nước đổ vào cái thùng không đáy, làm chừng nào xào
chừng ấy, rốt cuộc không lại hồn khơng. Kiệm mà khơng Cần thì khơng
tăng thêm và khơng phát triển được. Bác giải thích, tiết kiệm khơng phải là
bủn xỉn. Khi khơng đáng tiêu xài thì một hạt gạo, một đồng xu cũng không

nên tiêu, nhưng khi có việc cần làm lợi cho dân, cho nước thì hao bao nhiêu
của, tốn bao nhiêu cơng cũng vui lịng, như thế mới là kiệm.
Liêm nghĩa là trong sạch, là ln ln tơn trọng, giữ gìn của cơng, của
dân, khơng tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng.
Khơng ham người tâng bốc mình. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm,
ham tiến bộ. Vì vậy mà quang minh chính đại, khơng bao giờ hủ hố. Bác đã
nhắc lại một số ý kiến của các bậc hiền triết ngày trước: Khổng Tử nói:
"Người mà khơng Liêm thì khơng bằng súc vật"; Mạnh Tử cho rằng: "Ai
cũng tham lợi thì nước sẽ nguy". Do vậy, Bác yêu cầu mỗi người, nhất là
cán bộ lãnh đạo phải thực hiện tốt chữ Liêm. Chữ Liêm và chữ Kiệm phải đi
đôi với nhau như chữ Kiệm phải đi đôi với chữ Cần. Có Kiệm thì mới Liêm
được, bởi xa xỉ ắt sinh tham lam, không giữ được Liêm. Bác cũng chỉ rõ
ngược lại với chữ Liêm là tham ô, là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét
nhân dân, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của nhà nước làm quỹ
riêng cho địa phương mình. Tham ơ là trộm cướp, là kẻ thù của nhân dân.
Muốn Liêm thật sự thì phải chống tham ơ.
Chính nghĩa là khơng tà, thẳng thắn, đứng đắn. Theo Bác, trên trái đất
có hàng mn triệu người, trong số người đó chỉ có thể chia làm hai hạng là
người thiện và người ác. Trong xã hội, tuy có trăm nghìn cơng việc song
những cơng việc ấy có thể chia làm hai thứ là việc chính việc tà. Làm việc
chính là người thiện, làm việc tà là người ác. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng
làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc ích nước,
lợi nhà. Bác đã khẳng định Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính, như một
19


cái cây cần có cành lá, hoa quả mới là một cây hồn tồn. Con người có
Cần, Kiệm, Liêm nhưng cần phải Chính thì mới hồn chỉnh.
Chí cơng vơ tư nghĩa là khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến
mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau, phải lo trước thiên hạ, vui

sau thiên hạ. Thực chất của chí cơng vơ tư ở đây chính là thể hiện mối quan
hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, thể hiện thái độ, trách nhiệm của
mỗi người đối với cơng việc được giao. Chí cơng vơ tư cịn là ham làm
những gì có lợi cho dân, cho nước, không ham địa vị, không màng công
danh, vinh hoa phú q. Chí cơng vơ tư thì lịng dạ thanh thản, đầu óc tỉnh
táo, sáng suốt. Đối lập với chí cơng vơ tư là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá
nhân là bệnh mẹ đẻ ra hàng trăm thứ bệnh con, hàng trăm thói hư, tật xấu.
Bác coi đó là thứ giặc ở trong lịng, tội cũng nặng như tội việt gian, mật
thám vậy. Thực hành chí cơng vô tư là kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, nâng cao đạo đức cách mạng.
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng: Đó là, tinh thần đồn kết quốc tế
vơ sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều
là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao
động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách
mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân
tộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến
bộ trên thế giới vì hồ bình, cơng lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn
của thời đại là hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước,
các dân tộc.
Có thể nói, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều bài viết, bài báo để
phân tích, giải thích sinh động, cụ thể và sâu sắc về các phẩm chất Cần,
Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư, đồng thời chỉ ra quan hệ giữa chúng với
20


nhau. Cần, Kiệm, Liêm, Chính sẽ dẫn đến Chí cơng vơ tư; ngược lại, đã Chí
cơng vơ tư, một lịng vì nước, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện
được Cần, Kiệm, Liêm, Chính và có được nhiều tính tốt khác. Tư tưởng của
Người về Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí cơng vơ tư là sự kế thừa những giá

trị đạo đức truyền thống của dân tộc, là sự vận dụng sáng tạo tư tưởng đạo
đức của Chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn của công cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Bác coi đó không phải chỉ là phẩm chất của cá nhân mà còn của cả tập thể,
của cả dân tộc. Do vậy, Người yêu cầu mỗi người dân Việt Nam đều phải
rèn luyện, tu dưỡng theo các phẩm chất trên, đặc biệt là cán bộ, đảng viên có
chức, có quyền. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, Người vẫn còn căn dặn:
"Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Phải giữ gìn Đảng ta thật sự trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là
người đầy tớ thật trung thành của nhân dân"[24, Tr. 498]. Thắng lợi của cách
mạng Việt Nam gần tám thập kỷ qua có vai trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí
Minh. Ngày nay nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hố, hiện đại hố đất nước thì sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người
lại càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
1.1.4 Tầm quan trọng của việc vận dụng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
vào cơng tác giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Gần 40 năm đã qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản "Di
chúc" căn dặn toàn Đảng, toàn dân và thế hệ trẻ những điều hệ trọng, những
việc cần phải làm vì sự nghiệp cách mạng. Những lời dặn của Người trong
đó có tư tưởng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vẫn giữ nguyên giá
trị to lớn, có ý nghĩa sâu sắc. Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình,
21


Chủ tịch Hồ Chí Minh ln chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng. Đó
khơng chỉ là lực lượng trực tiếp gánh vác và giải quyết những nhiệm vụ hiện
tại, mà còn là đội ngũ kế cận, nguồn bổ sung có đủ năng lực để kế thừa và
tiếp tục phát triển sự nghiệp của những thế hệ đi trước. Trong “Di chúc”,

Người nhắc nhở tồn Đảng, tồn dân phải ln ghi nhớ rằng bồi dưỡng thế
hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Luận
điểm đó chứa đựng thế giới quan khoa học của một lãnh tụ cách mạng, phản
ánh tầm nhìn xa trông rộng của một nhà hiền triết, một nhà văn hóa lớn; nó
đã trở thành một chân lý của cách mạng.
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm biến xã hội cũ xấu xa, bất cơng
và phi nhân tính thành một xã hội mới, tốt đẹp và công bằng cho tất cả mọi
người là một quá trình đầy cam go, thử thách. Trong “Nhà nước và cách
mạng”, khi đề cập đến tính chất phức tạp của những nhiệm vụ cách mạng,
chẳng hạn như vấn đề chính quyền, V.I.Lênin từng nói rằng, đấu tranh giành
chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền cách mạng cịn khó hơn.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định “có độc lập, tự do mà nhân dân vẫn
chết đói, chết rét thì độc lập, tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì; nhân dân chỉ
hiểu rõ giá trị của độc lập, tự do khi họ được ăn no, mặc ấm...”[16, Tr. 56].
Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân dân tất thảy những quyền con
người hết sức tự nhiên và chân chính ấy. Nhưng, chủ nghĩa xã hội không
phải muốn là tức khắc có ngay, mà chỉ có thể là kết quả của cuộc đấu tranh
rất bền bỉ của con người. Nhắc lại những điều đó để thấy, sự nghiệp cách
mạng là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn
khác nhau và do vậy, đòi hỏi sự hy sinh, cống hiến quên mình của nhiều thế
hệ cách mạng.
Thực vậy, trong tiến trình ấy, những lớp người hiện tại đã trực tiếp
giải quyết thành công nhiều nhiệm vụ, nhưng cũng có khơng ít cơng việc
22


cịn dang dở; hơn nữa, thực tiễn cuộc sống ln đặt ra những vấn đề mới đòi
hỏi phải tiếp tục giải quyết. Theo đó, nếu thiếu lực lượng kế cận xứng đáng
thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khó khăn, mà ngay cả Những
gì đã có cũng khó được gìn giữ, bảo tồn.

Tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thể hiện sự vĩ
đại, sâu sắc trong tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư tưởng này,
Người không chỉ thấy hiện tại mà cịn thấy cả tương lai; khơng chỉ dành tâm
huyết trước mắt cho sự nghiệp cách mạng mà còn chăm lo vun trồng cái gốc
của sự nghiệp đó để nó trở nên vững bền. Ở đây, quan điểm biện chứng duy
vật về sự phát triển mà Người tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin được vận
dụng một cách sáng tạo: tương lai đang ở ngay trong hiện tại.
Đánh giá rất cao vai trị của thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh viết: “Một năm
khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân
của xã hội”[16, Tr. 167]. Đầy nhiệt huyết, có sức sống tràn trề và năng lực
sáng tạo..., đó là thế mạnh, là vốn quý của tuổi trẻ. Với tư cách là đội ngũ dự
bị, lực lượng kế cận hùng hậu của cách mạng và là những người chủ tương
lai của nước nhà, các thế hệ trẻ - trước hết là thanh niên, có trách nhiệm kế
tục sự nghiệp cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà lớp người đi
trước đã chuyển giao vào tay mình. Coi vận mệnh của nước nhà thịnh hay
suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do thanh niên, Hồ Chí Minh khẳng định,
thanh niên phải trở thành một lực lượng to lớn, vững chắc trong công cuộc
kháng chiến và kiến quốc, phải là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh
niên già,... là người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế và văn
hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xay dựng chủ nghĩa xã hội.
Sinh ra và lớn lên trong lịng dân tộc, gắn bó máu thịt với nhân dân,
Chủ tịch Hồ Chí Minh có lịng tin mãnh liệt vào sức mạnh vô địch cũng như
năng lực sáng tạo phi thường của quần chúng nhân dân, trong đó có thế hệ
23


trẻ. Thế hệ trẻ nói chung và trẻ em nói riêng ln ở trong trái tim và tâm trí
của Người. Lúc nào Người cũng dành mn vàn tình thương u cho các thế
hệ trẻ. Hơn thế nữa, Người còn gửi gắm niềm tin khi đặt trọn tương lai của
cách mạng, của dân tộc vào họ. Nhân ngày khai trường của năm học đầu tiên

dưới chế độ mới, Người đã gửi thư khích lệ và động viên học sinh cả nước:
“Ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho
chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong
cơng cuộc kiến thiết đó, nước nhà trơng mong chờ đợi ở các em rất nhiều.
Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay
khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”[16, Tr. 33].
Đối với thanh niên, Người căn dặn “Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân
dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn, phải
yêu và trọng lao động. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân”[22, Tr.
106]; “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực
hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì
giúp đỡ người kém. Người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần kiệm để
xây dựng nước nhà”[22, Tr. 106].
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, như một lơ-gíc tất yếu,
việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là nhiệm vụ rất quan trọng và
rất cần thiết. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định, muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Muốn
làm tròn trọng trách người chủ tương lai của đất nước, thế hệ trẻ phải được
giáo dục, bồi dưỡng một cách thường xun và tồn diện. Có như vậy, họ
mới hội đủ các phẩm chất, năng lực cần thiết, cả về trí tuệ lẫn bản lĩnh chính
trị, cả về nhân cách, đạo đức lẫn sức khỏe, để đáp ứng những yêu cầu của
công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
24


Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế
tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định
lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày cơng vun
trồng. Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám

nghĩ, dám làm của mình. Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về
mọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học - cơng nghệ,
để cùng với tồn Đảng, tồn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Rất nhiều phong trào thi
đua, như Thanh niên tình nguyện, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ học
đường,... được đơng đảo đồn viên, thanh niên, sinh viên và học sinh hưởng
ứng, thực hiện. Đảng, Nhà nước và xã hội đã có nhiều hình thức ghi nhận và
tơn vinh những thanh niên, sinh viên và học sinh tiêu biểu, xuất sắc trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Có thể nói, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay vẫn xứng đáng với niềm tin yêu,
sự khen ngợi và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đồn viên và thanh
niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, khơng ngại khó
khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng
cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa
vừa “hồng” vừa “chuyên”[24, Tr. 510]. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, do
ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế
tồn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu,
một bộ phận thanh, thiếu niên ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực
đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, lười học
tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh
hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm
pháp luật... Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của
25


×