Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV An Vy miền Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.31 KB, 58 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN BÍCH NGỌC

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV AN VY MIỀN NAM
NĂM 2013-2014
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2015


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN BÍCH NGỌC

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV AN VY MIỀN NAM
NĂM 2013-2014
LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dƣợc
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Ngọc Phan
ThS. Lê Thu Thủy

HÀ NỘI 2015



LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy TS.Lê Ngọc
Phan, cô giáo ThS Lê Thu Thủy đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng – Phó Trƣởng
Bộ môn Quản lý và kinh tế dƣợc đã cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu
trong thời gian làm đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn Ban giám hiệu Trƣờng Đại học Dƣợc Hà
Nội, Phòng sau đại học, các thầy cô trong bộ môn Quản lý và Kinh tế dƣợc đã
giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại Trƣờng.
Xin cảm ơn Ban giám đốc và các phòng ban có liên quan tại công ty
TNHH MTV An Vy Miền Nam đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập
số liệu để thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những ngƣời bạn bè trong lớp CKI
khóa 16 và các bạn bè thân thiết đã cùng chia sẻ những khó khăn trong suốt thời
gian qua.
Cảm ơn gia đình đã luôn động viên, tạo điều kiện cho tôi trong học tập và
trong cuộc sống.
Trân trọng cảm ơn
Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015

Nguyễn Bích Ngọc


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1 : TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .................................... 3
1.1.1. Khái niệm ...................................................................................................... 3
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh ................................................ 4
1.1.3. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh .............................................. 4
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích HĐKD .................................................................... 4
1.1.5. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh ................................................ 5

1.2. Vài nét về thị trƣờng thực phẩm chức năng ............................................... 8
1.2.1. Thị trƣờng thực phẩm chức năng Việt Nam.................................................. 8
1.2.2. Cơ hội và thách thức .................................................................................... 10

1.2.2.1. Cơ hội .......................................................................................... 10
1.2.2.2. Thách thức................................................................................... 12
1.3. Vài nét về công ty TNHH MTV An Vy Miền Nam................................. 12
1.3.1. Công ty THNN MTV An Vy Miền Nam .................................................... 12
1.3.2. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực ........................................... 13

Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 15
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phƣơng pháp .................................................... 15


2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................. 15
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 15
2.1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 15
2.1.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................................... 17

2.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu: .................................................. 17
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 19

3.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV An Vy Miền
Nam giai đoạn 2012 – 2014............................................................................. 19
3.1.1. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về vốn ............................................................. 19

3.1.1.1.Tình hình biến động vốn .............................................................. 19
3.1.1.2. Phân tích tình hình biến động vốn vay ....................................... 20
3.1.2. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về chi phí ........................................................ 23
3.1.3. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về doanh thu ................................................... 25
3.1.4. Chỉ tiêu phân tích, đánh giá về lợi nhuận .................................................... 26

3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013 - 2014 . 27
3.2.1. Tỷ số hoạt động ........................................................................................... 27

3.2.1.1.Vòng quay hàng tồn kho: ............................................................. 27
3.2.1.2.Vòng quay khoản phải thu: .......................................................... 28
3.2.1.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định ............................................... 29
3.2.1.4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: ................................................... 30
3.2.1.5. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu: ............................................. 31
3.2.2. Tỷ suất về khả năng sinh lợi ........................................................................ 31

3.2.2.1.Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu: ................................................... 31
3.2.2.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản: ................................................ 32
3.2.2.3.Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu:........................................... 33


3.2.3. Tỷ số thanh toán .......................................................................................... 34

3.2.3.1.Tỷ số thanh toán hiện thời............................................................ 34
3.2.3.2.Tỷ số thanh toán nhanh: ............................................................... 35
3.2.4. Tỷ số nợ và kết cấu tài chính ....................................................................... 36


3.2.4.1.Tỷ suất nợ:.................................................................................... 36
3.2.4.2.Tỷ số tự tài trợ: ............................................................................. 37
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................. 39
Qua phân tích hoạt động kinh doanh của công ty trên đƣa ra bàn luận sau:... 39
4.1. Về vốn....................................................................................................... 39
4.2. Về chi phí.................................................................................................. 39
4.3. Về doanh thu bán hàng ............................................................................. 40
4.4. Về lợi nhuận ............................................................................................. 41
4.5. Về sản phẩm và nguồn hàng..................................................................... 42
4.6.Về giá sản phẩm ........................................................................................ 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 44
1. Kết luận........................................................................................................ 44
1.1. Về phân tích hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV An Vy miền
Nam giai đoạn 2012-2014: .................................................................................... 44
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh ....................................................... 45

4.2.1 Về tỷ số hoạt động .......................................................................... 45
4.2.2.Về tỷ suất khả năng sinh lợi ............................................................ 45
4.2.3. Một số chỉ tiêu về đánh giá tình hình tài chính của công ty .......... 45
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐS

Bất động sản

CP


Chi phí

DN

Doanh nghiệp

DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần

DV

Dịch vụ

GVHB

Giá vốn hàng bán

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

HTK

Hàng tồn kho


LN

Lợi nhuận

MTV

Một thành viên

NNH

Nợ ngắn hạn

NDH

Nợ dài hạn

PTNH

Phải thu ngắn hạn

PTHĐKD

Phân tích hoạt động kinh doanh

PTKD

Phân tích kinh doanh

QLDN


Quản lý doanh nghiệp

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCNH

Tài chính ngắn hạn

TCDH

Tài chính dài hạn


TSDH

Tài sản dài hạn

TS

Tài sản

TSLĐ

Tài sản lƣu động

TSNH


Tài sản ngắn hạn

TPCN

Thực phẩm chức năng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lƣợng nhân sự các phòng ban .................................................... 14
Bảng 2.1 Bảng các biến số và chỉ số nghiên cứu ............................................ 15
Bảng 3.1. Bảng tình hình biến động vốn và vốn vay ...................................... 19
Bảng 3.2 Cơ cấu tài sản công ty ...................................................................... 21
Bảng 3.3. Cơ cấu các loại chi phí .................................................................... 23
Bảng 3.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua 2 năm .................... 24
Bảng 3.5. Cơ cấu các loại doanh thu ............................................................... 25
Bảng 3.6. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của của công ty.............................. 26
Bảng 3.7. Vòng quay hàng tồn kho ................................................................. 27
Bảng 3.8. Vòng quay khoản phải thu .............................................................. 28
Bảng 3.9. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định ................................................... 29
Bảng 3.10. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ...................................................... 30
Bảng 3.11. Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu ................................................ 31
Bảng 3.12. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ..................................................... 31

Bảng 3.13. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ................................................... 32
Bảng 3.14. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ............................................. 33
Bảng 3.15. Tỷ số thanh toán hiện thời............................................................. 34
Bảng 3.16. Tỷ số thanh toán nhanh ................................................................. 35
Bảng 3.17. Tỷ số nợ trên tài sản ...................................................................... 36
Bảng 3.18. Tỷ số tự tài trợ ............................................................................... 37


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Số cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN ................................................. 8
Hình 1.2. Số lƣợng sản phẩm TPCN giai đoạn 2005 – 2013 ............................ 9
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống Công ty TNHH MTV An Vy Miền Nam .............. 13


ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây kinh tế phát triển, thu nhập ngƣời dân tăng
cao,việc phòng và chữa bệnh ngày càng đƣợc ngƣời dân quan tâm. Đồng thời
với xu hƣớng quay về với các hợp chất thiên nhiên có trong động vật và cây cỏ,
khai thác kinh nghiệm y học cổ truyền và nền văn minh ẩm thực của các dân tộc
phƣơng Đông. Nắm bắt những yếu tố này mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp
trong và ngoài nƣớc hƣớng đến thị trƣờng thực phẩm chức năng. Tổng số doanh
nghiệp tham gia vào thị trƣờng dƣợc phẩm tính đến năm 2014 là 1781 doanh
nghiệp làm cho thị trƣờng này ngày càng phải cạnh tranh khốc liệt.
Chính vì điều đó để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các
nhà quản trị phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình. Điều này
sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra nhiều lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Dựa vào những vấn đề đã phân tích, nhà quản lý có căn cứ để đề ra
phƣơng hƣớng cho công ty đi đến cung cấp, sản xuất, tiêu thụ, đầu tƣ hay huy
động vốn…
Trong thời gian qua, ngành Dƣợc thế giới đã không ngừng trƣởng thành

và phát triển mạnh mẽ. Cùng hoà vào xu thế phát triển đó, Ngành Dƣợc nƣớc ta
đã có những bƣớc phát triển đáng kể, ngày càng vƣơn lên, hoà nhập cùng với
các nƣớc trong khu vực.
Tuy nhiên, trong điều kiện mở cửa nhƣ hiện nay, ngoài những thuận lợi
nhất định, ngành Dƣợc nƣớc ta cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình phát
triển, hội nhập của mình. Các doanh nghiệp Dựợc Việt Nam, nhất là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên
thƣơng trƣờng để tồn tại và phát triển.
Công ty TNHH MTV An Vy Miền Nam đƣợc thành lập từ năm 2010, là
một công ty vừa và nhỏ có số vốn kinh doanh hạn chế, nguồn nhân lực mỏng và
chƣa đồng đều nên việc phân tích hoạt động kinh doanh để đƣa ra đƣợc quyết
1


định đúng đắn, phù hợp là vấn đề sống còn của công ty. Với mong muốn tìm
hiểu thực trạng hoạt động của Công ty TNHH MTV An Vy Miền Nam, đánh giá
hoạt động kinh doanh của Công ty trong 2 năm từ 2013-2014, nhìn nhận lại
những gì đã làm đƣợc và chƣa làm đƣợc, cũng nhƣ những thuận lợi và khó khăn
trong quá trình hoạt động, từ đó đề xuất những chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh
mới hy vọng góp phần nhỏ bé giúp công ty ngày càng đứng vững và lớn mạnh
trong tƣơng lai, chính vì vậy tôi tiến hành đề tài: “Phân tích hoạt động kinh
doanh của công ty TNHH MTV An Vy Miền Nam năm 2013-2014” với mục
tiêu:
Phân tích tình hình sử dụng vốn,chi phí tại công ty TNHH MTV An Vy
Miền Nam năm 2013-2014 nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty năm 2013 - 2014
Từ đó đánh giá chiến lƣợc kinh doanh và những đề xuất nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh của công ty.

2



Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tƣợng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tƣợng đó” [8]
“Phân tích hoạt động kinh doanh (PTHĐKD) là quá trình nghiên cứu để
đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm
năng cần khai thác ở doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phƣơng án và
giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN” [9]
Trƣớc đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô
nhỏ, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chƣa nhiều và chƣa phức tạp, công việc
phân tích thƣờng đƣợc tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác hạch
toán. Khi sản xuất kinh doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản
trị càng nhiều, đa dạng và phức tạp. PTKD hình thành và phát triển nhƣ một
môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích nhƣ là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trƣớc quyết định
và là cơ sở cho việc ra quyết định. PTKD nhƣ là một ngành khoa học, nó nghiên
cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề
xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi DN.
Nói tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để
đánh giá toàn bộ quá trình kết quả hoạt động của doanh nghiệp, nhằm làm rõ
chất lƣợng hoạt động kinh doanh & các nguồn tiềm năng cần đƣợc khai thác,
trên cơ sở đó đề ra các phƣơng án và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh ở doanh nghiệp.

3



1.1.2. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Cho phép nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng về sức mạnh cũng nhƣ hạn
chế của doanh nghiệp mình, từ đó có thể xác định đúng đắn mục tiêu cùng với
chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. PTHĐKD là công cụ để phát triển những khả
năng tiềm tàng & công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
Là cơ sở quan trọng để đƣa ra các quyết định kinh doanh.
Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở
doanh nghiệp.
Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.
Tài liệu PTHĐKD không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên trong
doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tƣợng bên ngoài khi họ có mối quan
hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có quyết định
đúng đắn trong việc hợp tác đầu tƣ, cho vay...với doanh nghiệp. [2]
1.1.3. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh
Thông qua các chỉ tiêu kinh tế đánh giá quá trình hƣớng đến kết quả hoạt
động kinh doanh dƣới tác động của các yếu tố ảnh hƣởng.
Thực hiện PTHĐKD cần thiết phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh
tế, xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tố tác động đến chỉ tiêu.Xây
dựng mối liên hệ giữa các chỉ tiêu với nhau để phản ánh đƣợc tính đa dạng của
nội dung phân tích. [2]
1.1.4. Nhiệm vụ của phân tích HĐKD
Kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã
xây dựng.
Tìm các nhân tố ảnh hƣởng của các chỉ tiêu & nguyên nhân gây ra các
ảnh hƣởng đó.
4


Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng & khắc phục những yếu

kém trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng phƣơng án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã đề ra.[2]
1.1.5. Các chỉ tiêu phân tích hoạt động kinh doanh
1.1.5.1. Tỷ số hoạt động:
 Vòng quay hàng tồn kho:
Số vòng quay hàng tồn kho
=

Doanh thu thuần
Hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng nhƣ thế nào. Số
vòng quay càng cao, chứng tỏ việc luân chuyển hàng tồn kho qua các năm nhanh,
giảm chi phí lƣu kho nhƣng nếu số vòng quay này quá lớn sẽ làm công ty thiếu hàng
cung ứng cho khách hàng, mất uy tín doanh nghiệp.
 Vòng quay khoản phải thu:
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu
Chỉ tiêu này phản ánh việc thanh toán các khoản phải thu của khách hàng sau khi
kết thúc một vòng quay thì công ty thu hồi đƣợc nợ. Nếu số ngày của vòng quay càng
nhỏ thì tốc độ quay càng nhanh, thời gian bị chiếm dụng vốn càng ngắn.
 Kỳ thu tiền bình quân:
Khoản phải thu x 360
Kỳ thu tiền bình quân =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu dùng để đo lƣờng khả năng thu hồi vốn trong thanh toán tiền hàng, cho
thấy khi tiêu thụ bao lâu thì doanh nghiệp thu đƣợc tiền, thể hiện đƣợc chính sách bán

5



chịu của doanh nghiệp đối với khách hàng. Mặt khác qua chỉ tiêu này đánh giá đƣợc
tình hình thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm.
 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tài sản cố định
Tỷ suất này nói lên là một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, và nó
đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Hiệu suất càng cao thì càng tốt.
 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu:
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Dùng để đo lƣờng mối quan hệ giữa doanh thu và vốn chủ sở hữu, xem xét nguồn
vốn đầu tƣ của chủ sở hữu có hiệu quả hay không.
 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản =
Tổng tài sản
Tỷ suất này đo lƣờng một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh
sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Dùng để phản ánh hiệu quả tổng quát về quản lý
và khai thác tài sản nói chung của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao càng tốt vì khi đó
nó cho phép tiết kiệm nguồn vốn, giảm đƣợc chi phí sử dụng vốn.
1.1.5.2. Tỷ suất về khả năng sinh lợi:
 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu: (ROE):
Lợi nhuận ròng
ROE =

x 100%

Vốn chủ sở hữu

6


Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sinh lời từ nguồn vốn bỏ ra đầu tƣ vào doanh
nghiệp, cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu lãi ròng ( là khoản lợi sau
khi đã trừ các khoản phát sinh trong kỳ). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ rằng doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả trên số vốn bỏ ra.
 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản(ROA):
Lợi nhuận ròng
ROA =

x 100%
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh đo lƣờng khả năng sinh lời trên tài sản của doanh nghiệp, cứ
1 đồng vốn đầu tƣ chi ra cho tài sản thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu lợi, chỉ tiêu này càng
cao thì kinh doanh có hiệu quả trên số tiền bỏ ra.
 Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu:
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu
này càng cao thì kết quả kinh doanh càng đạt hiệu quả.
 Mô hình phân tích theo tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu:
Tổng tài sản
ROE =

Lợi nhuận ròng

x

Vốn cổ phần

Doanh thu thuần
x

Doanh thu thuần

Tổng tài sản

= tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần x tỷ suất sinh lợi trên doanh thu x
hiệu suất sử dụng tài sản
Vậy, tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần sẽ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố sau:
-

Hiệu suất sử dụng tài sản hiện có.

-

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu.

-

Tỷ suất tài sản trên vốn cổ phần.

7


1.2. Vài nét về thị trƣờng thực phẩm chức năng

1.2.1. Thị trường thực phẩm chức năng Việt Nam
Theo Hiệp hội Thực Phẩm Chức Năng, thực phẩm chức năng là sản phẩm
hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng
dinh dƣỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy
cơ và tác hại bệnh tật [11]. Tác dụng của TPCN là có khả năng cải thiện sức
khỏe và làm giảm thiểu nguy cơ và tác hại bệnh tật, bao gồm thực phẩm bổ
sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dƣỡng y học. Nó không phải
là trị liệu y học nhằm mục đích điều trị hay cứu chữa bệnh tật của con ngƣời.
Từ năm 1999, TPCN từ các nƣớc bắt đầu nhập khẩu chính thức vào Việt Nam
[11]. Đồng thời, do có sẵn nguồn nguyên liệu, có lịch sử lâu đời nền y học cổ
truyền, có sẵn dây chuyền sản xuất thuốc và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp
và trào lƣu phát triển TPCN trên thế giới, các công ty dƣợc, các cơ sở sản xuất
thuốc Y học cổ truyền bắt đầu chuyển sang sản xuất TPCN. Tính đến cuối năm
2014, gần nhƣ cả ngành dƣợc Việt Nam đã lao vào lĩnh vực TPCN, với sự tham
gia của 1,781 doanh nghiệp.

Hình 1.1. Số cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN
8


Nguồn: Hiệp hội TPCN Việt Nam 2014
Hình 1.2. Số lượng sản phẩm TPCN giai đoạn 2005 – 2013
Số lƣợng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng năm 2000 là
13 cơ sở, đến cuối 2012 là 1,552 cơ sở, với hơn 5,500 sản phẩm. Năm 2013, số
cơ sở SXKD TPCN đã tăng lên 3,512 cơ sở (tăng 226% so với 2012), với 6,851
sản phẩm (tăng 124%). Trong đó, 80% sản phẩm TPCN là nhập khẩu – 20% sản
phẩm sản xuất trong nƣớc. Sản phẩm xuất khẩu đang gia tăng nhanh chóng, tăng
172% giai đoạn 2012-2013, trong khi sản phẩm sản xuất trong nƣớc giảm 23%
giai đoạn 2012-2013[11]
1.2.2. Cơ hội và thách thức

1.2.2.1. Cơ hội

 Dân trí ngày càng đƣợc nâng cao
Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, cùng với đời
sống, dân trí ngày một nâng cao, thì ngƣời dân cũng ngày càng có ý thức nhiều
hơn với sức khỏe của mình. Nhu cầu bảo vệ và nâng cao sức khỏe của ngƣời dân

9


từ đó cũng gia tăng. Bên cạnh việc ăn uống hàng ngày thì theo nhiều chuyên gia
cho rằng nhu cầu bổ sung các thực phẩm chức năng giàu vitamin tất yếu sẽ trở
thành xu hƣớng tƣơng lai; vì bên cạnh việc bổ sung các chất dinh dƣỡng thì đây
cũng là nguồn “vacxin” phòng những bệnh mạn tính không lây nhiễm, giúp hỗ
trợ chức năng các bộ phận trong cơ thể, giúp nâng cao sức đề kháng giảm bớt
các nguy cơ bệnh tật. [10]
Và theo thống kê của ngành y tế, số lƣợng TPCN đƣa vào lƣu thông trên
thị trƣờng có xu hƣớng tăng lên rất rõ rệt, cả về nhập khẩu cũng nhƣ sản xuất
trong nƣớc. Tính đến 2013, chỉ riêng số lƣợng danh mục sản phẩm sản xuất
trong nƣớc chúng ta đã có trên 2,300 sản phẩm chiếm khoảng 40% tổng số sản
phẩm lƣu hành. Với năng lực sản xuất nhƣ vậy, hàng năm nhu cầu về nguyên
liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng của Việt Nam là khoảng từ 50,000 đến
70,000 tấn. [10]
Hãng nghiên cứu thị trƣờng Euromonitor tin tƣởng rằng sự phát triển của
ngành thực phẩm chức năng thời gian qua đã chỉ ra rằng thị trƣờng này sẽ tăng
trƣởng một cách nhanh chóng với tốc độ tăng trƣởng mỗi năm lên đến 20%
trong 20 năm tới [11]. Với dân số đông thứ 3 khu vực Đông Nam Á dân trí cũng
nhƣ nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe đã mở ra một triển vọng vô cùng
tiềm năng cho thị trƣờng thực phẩm chức năng ở Việt Nam [11]
 Điều kiện tự nhiên

Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với khí hậu cùng tính đa dạng tự nhiên sinh học
cao, Việt Nam có khoảng 3,948 loài thực vật, 408 loài động vật, 75 loại khoáng
vật và trên 50 loại tảo có khả năng làm thuốc. [10]
Kết hợp với nền y học cổ truyền lâu đời thì đây rõ ràng là một tiềm năng
vô cùng to lớn cho ngành thực phẩm chức năng.

10


Nhà nƣớc đang chú trọng phát triển công nghệ sinh học mà sinh học là cốt
lõi để phát triển thực phẩm chức năng. Nền kinh tế đang trên đà phát triển, thu
nhập ngày càng tăng, công nghệ thông tin bùng nổ hỗ trợ trong việc quảng bá
sản phẩm. TPCN rất dễ áp dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học, tìm
ra đƣợc một loại thuốc mới rất khó nhƣng nghiên cứu một loại sản phẩm TPCN
lại dễ, Việt Nam đã nghiên cứu sản xuất đƣợc nhiều sản phẩm TPCN, chất
lƣợng tƣơng đƣơng với nƣớc ngoài.
“Tập trung nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao các quy trình công nghệ
sản xuất một số sản phẩm chức năng có chất lƣợng cao mang bản sắc đặc hữu,
độc đáo kết hợp giữa nền Y học cổ truyền lâu đời của nƣớc nhà và ứng dụng các
công nghệ chiết xuất, bào chế sản phẩm tiên tiến, hiện đại trên cơ sở sử dụng
nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú về cây cỏ và động vật làm
thuốc của Việt Nam…”- theo định hƣớng phát triển của Viện Thực phẩm chức
năng Việt Nam VIDS trong giai đoạn 2010-2015.
 Việt Nam chịu ảnh hƣởng của xu hƣớng Thế giới
Theo PGS-TS Lê Văn Truyền thì 70% ngƣời dân ở Mỹ thƣờng xuyên sử
dụng TPCN để phòng bệnh. Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2006), thị
trƣờng TPCN ở Mỹ chiếm 35%, Châu Âu 32%, Nhật Bản 25% và phần còn lại
của các nƣớc trên thế giới là 8%. Thị trƣờng TPCN tại Mỹ năm 2007 là 27 tỉ
USD và năm 2013 đƣợc dự đoán tăng lên 90 tỉ USD. Xu thế phát triển TPCN
trên thế giới và khu vực ASEAN cũng tác động mạnh mẽ vào thị trƣờng Việt

Nam là đƣơng nhiên. Tính đến 2013 thì có 39 quốc gia xuất khẩu 5,518 sản
phẩm thực phẩm chức năng vào thị trƣờng Việt Nam. Trong đó các sản phẩm
thực phẩm chức năng của Mỹ chiếm 18.15% thị phần TPCN ở Việt Nam, sau đó
là Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Pháp, Malaysia, Thái Lan, Canada, Đức…

11


1.2.2.2. Thách thức

Thách thức lớn nhất là nhận thức chƣa đầy đủ về TPCN: từ định nghĩa,
phân loại, phân biệt, tác dụng, quản lý TPCN trên thế giới và ở Việt Nam.
Các quy định pháp luật về TPCN còn thiếu và chƣa đầy đủ, đặc biệt là các
tiêu chuẩn, quy chuẩn và quy định quản lý
Các cơ sở, công ty, tổ chức, cá nhân sản xuất còn mang tính riêng lẻ,
trƣớc mắt vì lợi ích riêng của mình, chƣa có sự liên kết, tổ hợp để tạo ra sức
mạnh dây chuyền và bền vững.
1.3. Vài nét về công ty TNHH MTV An Vy Miền Nam
1.3.1. Công ty THNN MTV An Vy Miền Nam
Công ty đƣợc thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 16 tháng 4 năm
2010. Lĩnh vực phân phối chính chuyên phân phối thực phẩm chức năng. Số
lƣợng các sản phẩm mà công ty hiện đang phân phối rất đa dạng với các sản
phẩm nhƣ Herbsol ích trí, Herbsol an thần, Herbsol Tràng vị nhi, Herbsol
sang mắt, Herbsol tiêu khát, Herbsol hạ hoả phương, Herbsol nhuận tràng,
Herbsol hải sâm, Seavie san hô mềm.
1.3.2. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực

12



Công ty TNHH MTV An Vy Miền Nam đƣợc thành lập vào năm 2010.Bộ
máy công ty theo sơ đồ sau:
GIÁM ĐỐC

P.GIÁM ĐỐC

BỘ PHẬN
KINH DOANH

GIÁM
SÁT
VÙNG
GIÁM
SÁT
TDV
CÁC
TỈNH

GIÁM
SÁT
ĐỘI
CHĂM
SÓC
KHÁCH
HÀNG

BỘ PHẬN KẾ
HOẠCH TỔNG
HỢP


TỔ

TỔ

CHỨC

KHO

HÀNH



CHÍNH

ĐIỀU

BỘ PHẬN
KẾ TOÁN-TÀI
VỤ

VẬN

Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống Công ty TNHH MTV An Vy Miền Nam
Tổ chức bộ máy của công ty đƣợc xây dựng vào năm 2010, Giám đốc là
lãnh đạo cao nhất của công ty, chỉ đạo trực tiếp xuống phó giám đốc.Phó giám
đốc phân công nhiệm vụ cho các bộ phận .Ban giám đốc chịu trách nhiệm về
hoạt động kinh doanh, kế toán - tài vụ, nhân sự, chất lƣợng hàng hóa trƣớc các
cơ quan chức năng. Các bộ phận, các tổ, nhóm đƣợc phân chia theo từng chức
năng cụ thể:
Bộ phận kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch, chiến lƣợc, kế hoạch phát

triển kinh doanh, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty,nghiên cứu thị
13


trƣờng, tiếp thị mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm sản phẩm phù hợp, chọn đối tác,
xây dựng các phƣơng án, trình ban giám đốc và thực hiện.
Bộ phận kế hoạch tổng hợp chịu trách nhiệm về hành chính, nhân sự,
nhận hàng, bảo quản hàng hóa theo đúng tiêu chuẩn quy định cả về số lƣợng,
chất lƣợng, giao, nhận hàng theo hóa đơn mua và bán hàng.
Bộ phận kế toán - Tài vụ phụ trách toàn bộ kế toán, thống kê tài chính,
chịu trách nhiệm ghi chép theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý tốt
các nguồn vốn, quản lý tiền hàng giá cả, hoạch toán chi phí, lập báo cáo kế toán,
tổng kết tài sản, quyết toán tài chính theo quy định của công ty và chế độ kế toán
hiện hành.Chịu trách nhiệm quản lý tài chính, công nợ.
Các bộ phận hoạt động và chịu trách nhiệm trƣớc ban giám đốc.
Bảng 1.1. Số lượng nhân sự các phòng ban
STT

Số lƣợng

Bộ phận

Tỷ lệ %

nhân sự

1

Giám đốc


1

3,57

2

Phó Giám đốc

2

7,14

3

Bộ phận kinh doanh

16

57,14

4

Bộ phận kế hoạch tổng hợp

5

17,86

5


Bộ Phận kế toán tài vụ

4

14,29

Tổng cộng

28

100,00

14


Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và phƣơng pháp
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả kinh doanh của Công ty TNHH MTV An Vy Miền Nam trong
giai đoạn 2013-2014.
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu : từ 01/ 2015 đến 05/ 2015
- Địa điểm nghiên cứu : Công ty TNHH MTV An Vy Miền Nam
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp mô tả cắt ngang
Bảng 2.1 Bảng các biến số và chỉ số nghiên cứu
Stt
1

Phân


Tên biến

Công thức tính

loại

Nợ phải trả và Biến liên

Nợ

phải

Tổng nguồn

tục

nguồn vốn

Vốn CSH và

Biến liên

Vốn

Tổng nguồn

tục

nguồn vốn


Nguồn thu thập

trả/Tổng Dựa trên báo cáo hoạt
động kinh doanh

vốn
2

CSH/

Tổng Dựa trên báo cáo hoạt
động kinh doanh

vốn
3

Tài sản ngắn Biến liên

Tài sản ngắn hạn/Tổng Dựa trên báo cáo hoạt

hạn và Tổng tục

tài sản

động kinh doanh

TSDH/Tổng tài sản

Dựa


tài sản
4

TSDH

và Biến liên

Tổng tài sản

trên

HĐKD

tục

15

báo

cáo


×