Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

giáo trình nhân giống cây hồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.51 MB, 131 trang )

GIÁO TRÌNH

NHÂN GIỐNG CÂY HỒI


Bài 1: Giới thiệu chung về cây hồi
Mục tiêu:
- Nhắc lại được giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái và yêu cầu ngoại cảnh
của cây hồi;
- Xác định được yêu cầu về nhiệt độ, đất, độ ẩm và đất để trồng hồi đúng
yêu cầu kỹ thuật;
- Bảo vệ, tuyên truyền, vận động mọi người trồng hồi tại gia đình và địa
phương.
A. Nội dung
1. Giá trị kinh tế
Cây hồi là một đặc sản rừng cho các sản phẩm có giá trị kinh tế lớn dùng
trong nước và xuất khẩu. Lá, hoa, quả hạt đều có tinh dầu thơm, song sản phẩm
chủ yếu của hồi là quả để cất tinh dầu. Tinh dầu hồi là nguyên liệu quý được sử
dụng trong công nghiệp bánh kẹo, rượu, gia vị và trong dược phẩm. Về dược
tính, hồi có vị cay, ngọt, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng trừ đờm, khai vị, kiện
tỳ (kích thích bộ máy tiêu hóa) tiêu thực, giảm co bóp trong dạ dày và ruột, lợi
sữa, trừ phong, giảm đau, sát trùng, có thể sử dụng chế biến thức ăn chăn nuôi.
Cây hồi chu kỳ kinh doanh dài, tính theo giá trung bình của 2 năm 2011
và 2012 thì trung bình 1ha rừng hồi cho thu nhập trên 480 triệu đồng (400cây/ha
x 60kg quả/cây x 20.000đồng/kg = 480.000đồng).
Sản phẩm hồi tiêu thụ ở trong nước ít, chủ yếu dùng để xuất khẩu. Từ khi
các nhà khoa học nghiên cứu triết xuất được Axitshikimic để sản xuất thuốc
Tamiflu chữa bệnh cúm, các nước trên thế giới rất quan tâm đến các sản phẩm
hồi.
Nhiều năm qua Lạng Sơn xác định cây hồi là cây kinh tế mũi nhọn và
chiến lược lâu dài của tỉnh Lạng Sơn. Đây là cây trồng đem lại nguồn thu nhập


đáng kể cho đồng bào thiểu số miền núi tại khu vực trồng hồi, đã hình thành
vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Tuy nhiên hoa hồi Lạng Sơn vẫn chưa được
quản lý chặt chẽ trên thực tế, để tạo điều kiện cho sản phẩm hồi tham gia hòa
nhập thị trường trong nước và nhất là thị trường quốc tế cũng như giúp cho việc
bảo hộ quyền lợi chính đáng của người sản xuất và người tiêu dùng.
Ngày 15 tháng 2 năm 2007 Cục trưởng cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã ký
quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa Lạng Sơn cho sản phẩm hồi. Đây là
một sự kiện rất có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế vùng trồng hồi, đồng thời
tạo điều kiện cho sản phẩm hồi từng bước tham gia hòa nhập vào thị trường
trong nước và quốc tế.
Hồi chính là cây xóa đói giảm nghèo và làm giầu của nhân dân một số
huyện của Lạng Sơn.
2. Đặc điểm hình thái

2


Hình 2.1.1. Cây hồi
Hồi là cây gỗ nhỏ, thường cao 6 – 8m, có khi tới 10 – 15m. Đường kính
thân cây trưởng thành từ 15 – 30cm, thân thẳng tròn. Tán lá rậm. Cành rất giòn,
tương đối thẳng. Vỏ không nhẵn, mầu xám. Lá mọc thành chùm, nhưng ở phía
cuối cành thì mọc cách. Phiến lá nguyên, dày, đầu và gốc lá thuôn nhỏ, mặt trên
lục bóng hơn mặt dưới.

Hình 2.1.2. Hình thái lá

3


Hoa lưỡng tính, mọc thành chùm ở kẽ lá, mỗi chùm 2 – 5 hoa. Cánh hoa

mầu hơi hung hoặc hồng. Cây hồi ra hoa 2 lần một năm, không có ranh giới rõ
ràng, vụ thứ nhất ra hoa vào tháng 3, tháng 4, quả chín thu hoạch vào tháng 8 –
10 (gọi là hồi mùa), lứa quả này to, đẹp, nhiều dầu; vụ thứ 2 ra hoa vào tháng
10, tháng 11, quả chín và thu hoạch vào tháng 4 – 5 năm sau (gọi là hồi chiêm),
lứa quả nhỏ, xấu, sản lượng chỉ bằng 1/4 – 1/3 sản lượng hồi mùa.

Hình 2.1.3. Cành mang hoa
Quả hồi (nhân dân gọi là hoa hồi, người Tày, Nùng gọi là mác hồi hay
mắc trác) lúc tươi màu xanh nhạt, khi chín thì khô cứng mầu nâu. Quả phức hình
ngôi sao có từ 6 – 10 cánh, thường 8 cánh. Mỗi cánh là một tâm bì, trong mỗi
tâm bì có 1 hạt. Hạt mầu đỏ hoặc nâu sẫm, trong hạt có dầu nhờn. Rễ hồi ăn
nông. Tuy vậy, khi có gió bão cây ít bị đổ mà chủ yếu là bị gẫy cành.

Hình 2.1.4. Cành mang quả

4


3. Yêu cầu ngoại cảnh
3.1. Vùng phân bố
Cây hồi có tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, ở các vùng núi Nam và Tây
nam Trung Quốc (thuộc các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, đảo Hải
Nam). Cây hồi đã được nhập trồng thử nghiệm tại Nhật Bản, Ấn Độ, Lào,
Philipin,... nhưng sản lượng không đáng kể. Ở Việt Nam hồi có nhiều ở các tỉnh
biên giới Việt – Trung, Cao Bằng (Đông Khê), Lạng Sơn, Quảng Ninh (Bình
Liêu) và Bắc Kạn. Rải rác xuống tới Tây Bắc, Nghệ An. Song vùng hồi trồng
tập trung là Lạng Sơn (chiếm 80 – 90% sản lượng toàn quốc).Tại Lạng Sơn hồi
cũng chỉ phân bố ở một số huyện phía Bắc của tỉnh như Văn Quan , Bình Gia,
Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn.
3.2. Yêu cầu về đất

Cây hồi thường mọc tốt ở vùng núi thấp và trung bình, độ cao từ 400 –
800m so với mặt biển. Cây hồi ưa lớp đất mặt có độ dầy tầng đất > = 70cm trở
lên, đất tơi xốp, đủ ẩm, nhiều mùn, pH từ 3,3 - 5, còn tính chất đất rừng, độ mùn
tối thiểu > = 2%. Tốt nhất trên đất rừng gỗ nghèo kiệt, phát triển trên đá mẹ
Rhyolit nghèo thạch anh.
Trên đất phát triển từ phiến thạch sét, phiến thạch limông, hồi sinh trưởng
trung bình. Tuyệt đối không gieo ươm hoặc trồng hồi trên đất phong hóa từ đá
vôi và trong lòng các khe sâu (không đủ ánh sáng, độ ẩm quá cao).

Hình 2.1.5. Rừng hồi thuần loài - vị trí chân núi

5


Hình 2.1.6. Rừng hồi thuần loài - vị trí sườn núi

Hình 2.1.7. Rừng hồi thuần loài - vị trí đỉnh núi

6


3.3. Yêu cầu về nhiệt độ
Hồi là cây ưa sáng, song ở giai đoạn non lại cần được che bóng. Cây hồi
sinh trưởng tốt ở nơi có nhiệt độ trung bình năm khoảng 21 – 23 0C và chịu được
nhiệt độ xuống thấp tới 00C. Khi nhỏ, cây hồi cũng không chụi được nhiệt độ
cao, về mùa hè cây con dễ bị chết (nếu không có giàn che thích hợp). Khả năng
chịu rét của cây con tương đối cao, không bị chết vì sương muối. Hai năm đầu,
hồi cần phải che bóng, độ che thích hợp từ 50 – 75% ánh sáng, sau đó hoàn toàn
ưa sáng, là loại cây chịu nhiệt kém, thoát hơi nước mạnh.
3.4. Yêu cầu về độ ẩm

Cây hồi thích hợp với những nơi có lượng mưa hàng năm lớn hơn
1.000mm, độ ẩm tương đối của không khí 70 – 80%, độ ẩm đất từ 60 – 70%
4. Xác định giống hồi đem trồng
Cây hồi là loài cây có nguồn gốc phát triển lâu đời ở Lạng Sơn. Trên thị
trường thế giới, hồi là tên thương mại chung cho các loại sản phẩm của hai loài
thực vật khác nhau: đại hồi và tiểu hồi.
Hầu hết lượng tinh dầu hồi giao dịch trên thế giới có nguồn gốc từ cây đại
hồi được trồng tập trung ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tiểu hồi: tinh dầu có vị ngọt và mùi dễ chịu hơn, nhưng sản lượng khá
hạn chế so với đại hồi. Tiểu hồi có nguồn gốc ở vùng đông Địa Trung Hải và
Tây Nam Á
Giống hồi được trồng ở tỉnh Lạng Sơn là giống đại hồi, có tên khoa học là
Illicium verrum hook.F. Tại tỉnh Lạng Sơn trồng hồi nhiều nhất ở các huyện
Văn Quan, Bình Gia, Tràng Định, Cao Lộc và Văn Lãng. Hồi chủ yếu sản xuất
cây giống từ hạt.

Hình 2.1.8. Quả hồi 8 cánh

7


B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
Câu 1: Điền những thông tin đúng vào chỗ trống trong câu sau:
a. Cây hồi là một đặc sản rừng cho các ............... có giá trị kinh tế lớn dùng
trong nước và ...............;
b. Lá, hoa, quả hạt đều có tinh dầu thơm, song sản phẩm chủ yếu của hồi
là ........... để cất tinh dầu.
c. Tinh dầu hồi được sử dụng trong công nghiệp .................. làm bánh kẹo, rượu;
trong ........................, thuốc chữa bệnh đường ruột, xoa bóp.

d. Sản phẩm từ cây hồi có tính ấm nên rất được ưa chuộng tại các vùng có khí
hậu lạnh dùng làm ................... trong chế biến các món ăn.
e. Tính theo giá trung bình của 2 năm 2011 và 2012 thì trung bình 1 ha rừng hồi
cho thu nhập trên ................. triệu đồng.
f. Hồi là cây gỗ nhỏ, thường cao 6 – 8m, có khi tới 10 – 15m. Đường kính thân
cây trưởng thành từ ...........................cm
Câu 2: Điền những thông tin đúng vào chỗ trống trong câu sau:
a. Cây hồi sinh trưởng thích hợp với những vùng có nhiệt độ bình quân năm
là..........................0C.
b. Ẩm độ không khí cần thiết cho cây hồi sinh trưởng là .......................%, độ ẩm
đất từ...........................%.
c. Cây hồi thích hợp với những nơi có lượng mưa hàng năm lớn hơn...........mm.
d. Cây hồi thích hợp với các loại đất phát triển trên đá mẹ................................có
tầng đất dầy........................tơi xốp, đủ ẩm;
e. Cây hồi lúc nhỏ cần được che bóng..............%, lớn lên cần được chiếu sáng
hoàn toàn;
C. Ghi nhớ
- Lá, hoa, quả đều có tinh dầu thơm
- Thường cao 6 – 8m, có khi tới 10 – 15m; đường kính thân cây trưởng thành từ
15 – 30cm; gỗ mầu vàng nhạt
- Hoa mọc chùm ở kẽ lá, mỗi chùm 2- 5 hoa
- Quả hồi (hoa hồi) hình ngôi sao thường 8 cánh
- Hạt mầu đỏ hoặc nâu sẫm
- Cây hồi mọc tốt ở vùng núi thấp và trung bình, độ cao từ 400 – 800m so với
mặt biển
- Đất có tầng dầy > = 70cm, đất tơi xốp, đủ ẩm, nhiều mùn, pH 3,3 - 5

8



- Lúc nhỏ cần được che bóng 50 - 75%
- Độ ẩm tương đối của không khí 70 – 80%
- Hồi gây trồng ở Lạng Sơn là giống đại hồi

9


Bài 2: Thiết lập vườn ươm
Mã bài: MĐ02-02
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm vườn ươm, phân loại vườn ươm ở nước ta, các điều
kiện để xây dựng vườn ươm và quy hoạc vườn ươm;
- Lựa chọn được địa điểm lập vườn ươm nhỏ, qui hoạch hợp lý các khu
thúc mầm, gieo hạt, cấy cây, khu trộn đất ruột bầu, hệ thống đường và hệ thống
tưới tiêu, hàng rào bảo vệ;
A. Nội dung
1. Khái niệm và phân loại vườn ươm
1.1. Khái niệm vườn ươm
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về vườn ươm, nhưng chúng ta có
thể hiểu vườn ươm là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống
lâm nghiệp.

Hình 2.2.1.Vườn ươm sản xuất cây giống lâm nghiệp
1.2. Phân loại vườn ươm ở nước ta
1.2.1. Vườn ươm tạm thời

10


- Vườn ươm tạm thời dùng để gieo ươm cây con phục vụ cho một khu

vực trồng rừng có diện tích nhỏ, trong một thời gian ngắn, thường được bố trí ở
gần nơi trồng rừng, sử dụng các loại vật liệu tại chỗ, rẻ tiền để thiết lập vườn
ươm như: giàn khung dùng cọt tre, cây gỗ nhỏ... Vật che phủ dùng tre nứa đan,
ràng ràng hoặc vật liệu nhẹ...cành lá khô ghép lại.
- Cây giống sản xuất ra thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh nơi trồng rừng,
không phải vận chuyển xa, tận dụng được diện tích gieo ươm phục vụ kịp thời
cho trồng rừng.
- Ưu, nhược điểm
+ Ưu điểm: chi phí tạo vườn ươm ít tốn kém, dễ thiết lập, gần nơi trồng
rừng, tận dụng vật liệu tại chỗ tự kiếm hoặc mua rẻ tiền, cây giống thích ứng với
điều kiện, hoàn cảnh và phục vụ kịp thời cho trồng rừng
+ Nhược điểm: thời gian sử dụng ngắn, số lượng cây giống sản xuất ít, có
thể gặp những điều kiện hoàn cảnh bất lợi như sâu bệnh, thời tiết mưa bão...

Hình 2.2.2. Vườn ươm tạm thời
1.2.2. Vườn ươm cố định
- Vườn ươm cố định dùng để sản xuất cây giống trong thời gian dài, trên
diện tích lớn, ươm nhiều loài cây với cường độ kinh doanh cao, có đủ các hạng
mục xây dựng cơ bản và thiết bị chuyên dùng, thuận lợi cho việc cơ giới hóa, tự
động hóa, có thể khống chế được những điều kiện hoàn cảnh bất lợi, không
ngừng nâng cao sản lượng và chất lượng cây giống.

11


Hình 2.2.2. Vườn ươm cố định
- Ưu, nhược điểm
+ Ưu điểm: thời gian sử dụng lâu dài, các công trình trong vườn ươm
hoàn toàn mang tính chất công nghiệp, sản xuất cây giống số lượng nhiều, diện
tích lớn, đáp ứng mục đích sản xuất kinh doanh cây giống

+ Nhược điểm: chi phí thiết lập vườn ươm cao, xa nơi trồng rừng, việc sử
dụng trang thiết bị, máy móc và hạch toán trong thực tiễn sản xuất kinh doanh
cây giống.

Hình 2.2.3. Kích thước luống gieo ươm nền cứng

12


2. Điều kiện để xây dựng vườn ươm
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Khí hậu
Khu vực vườn ươm có điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, chế độ mưa,
lượng bốc hơi…) phù hợp với đặc tính sinh thái của một loài cây hoặc các loài
cây sẽ gieo ươm. Tốt nhất nên gieo ươm và trồng rừng trên những lập địa tương
tự như nơi mà loài cây sinh trưởng. Cần tránh xây dựng vườn ươm ở nơi thấp,
ẩm ướt, không khí tù túng vì đó là môi trường rất thuận lợi cho dịch bệnh phát
triển, ảnh hưởng xấu đến cây con. Nơi đặt vườn ươm phải thông thoáng nhưng
cũng phải có khả năng hạn chế được ảnh hưởng của gió to và bão.
2.1.2. Địa hình
Nên xây dựng vườn ươm nơi tương đối bằng phẳng, thoát nước, dốc dưới
5 để tiện cho việc áp dụng cơ giới, chăm sóc cây con và tránh được hiện tượng
xói mòn, thoái hóa đất. Ở vùng núi, nếu độ dốc quá lớn, cần làm thành bậc thang
để tạo mặt bằng gieo ươm. Không nên chọn những nơi thung lũng hẹp, ít ánh
sáng, những nơi cửa gió ở các thung lũng. Nếu ở gần rừng, nên chọn vị trí cánh
xa rừng từ 20m trở lên.
0

2.1.3. Hướng làm vườn ươm
Khi chọn hướng làm vườn ươm, cần căn cứ vào điều kiện khí hậu từng

nơi, khả năng cung cấp nước và đặc tính của loài để xác định. Nên chọn sườn
nam, có giờ chiếu sáng dài, ấm áp về mùa đông, thông thoáng trong mùa hạ.
Cần tránh xây dựng vườn ươm ở nơi bị che bóng mặt trời (cây cối, núi
non, nhà cao tầng,vv…)
* Chú ý:
- Tuyệt đối không làm vườn ở những nơi hướng nắng gắt, gió mùa.
2.1.4. Đất
Đất vườn ươm tốt nhất là đất cát pha đến thịt trung bình. Đất tốt, sâu, mát,
kết cấu tơi xốp, thoáng khí, lượng nước chứa thích hợp và thoát nước. Đất thịt
có đầy đủ các đặc điểm trên, thuận lợi cho cây con sinh trưởng tốt. Ngoài ra, đất
thịt còn thuận lợi cho việc cầy bừa, hạt sau khi gieo xuống dễ nhú mầm, đồng
thời khi bứng cây ít gây tổn thương cho bộ rễ.
* Chú ý:
- Tuyệt đối không làm vườn ở những nơi úng, trũng hoặc những nơi đang
trồng rau màu.
2.1.5. Độ PH
Trong đất vườn ươm cần phù hợp với đặc tính của từng loài cây. Nói
chung, nên chọn đất từ hơi chua đến gần trung tính sẽ thích hợp cho nhiều loài
(pH = 3,3 - 5). Đối với các loài cây gieo ươm trong bầu thì vườn ươm phải gần
nơi có thể dễ dàng lấy đất đóng bầu.

13


2.1.6. Tình hình sâu bệnh hại
Trước khi xây dựng vườn ươm, cần tiến hành điều tra tình hình sâu bệnh
hại trong khu vực dự kiến sử dụng làm vườn ươm để có biện pháp phòng trừ.
Nếu có mầm mống sâu bệnh, phải tiến hành tiêu trừ ngay để tránh dịch bệnh lây
lan trong quá trình gieo ươm sau này.
2.2. Điều kiện kinh doanh

2.2.1. Vị trí vườn
Vườn ươm xây dựng ở trung tâm khu trồng rừng để tiện cho việc vận
chuyển và cây con dễ thích nghi với điều kiện hoàn cảnh.
Ngoài ra, nên xây dựng vườn ươm ở gần khu vực dân cư, thuận lợi cho
sinh hoạt hàng ngày, mua sắm vật tư và sử dụng được nhân lực tại chỗ.
Hình dạng vườn ươm nên là hình chữ nhật hoặc hình vuông để dễ quy
hoạch và sử dụng cơ giới. Diện tích vườn ươm cần đủ rộng, thỏa mãn được nhu
cầu sản xuất và cung ứng cây giống trong vùng trồng rừng.
2.2.2. Nguồn nước
Phải chọn nơi có nguồn nước sạch, đảm bảo đủ cung cấp nước quanh năm
cho vườn ươm. Nguồn nước tốt nhất là nước sông, suối hoặc nước hồ không bị ô
nhiễm. Nếu nguồn nước tự nhiên khó tìm thì phải chọn nơi có điều kiện đào
giếng dễ dàng, đủ nước tưới cho cây con. Không nên lập vườn ươm ở ven sông
hay sát bên hồ nước, vì về mùa mưa dễ bị nước ngập hoặc mạch nước ngầm quá
cao, không có lợi cho sinh trưởng của cây con.
2.2.3. Giao thông
Vườn ươm nên gần đường giao thông hoặc đường giao thông thuận tiện
để tiện cho việc vận chuyển vật tư (hạt giống, túi bầu, đất, phân bón, thuốc
phòng trừ sâu bệnh…), trang thiết bị, máy móc và cây con.
3. Quy hoạch vườn ươm
3.1. Khu vực sản xuất
3.1.1. Khu thúc mầm
Cần thiết đối với tất cả các loại vườn ươm. Trước khi gieo, hạt cần được
xử lý, kích thích nẩy mầm, diệt trừ mầm mống sâu bệnh hại, để làm tăng sức nẩy
mầm, cây mạ, cây con phát triển tốt, đồng đều kích cỡ. Khu thúc mầm phải thỏa
mãn các yêu cầu sau:
- Có mái che mưa, nắng;
- Đảm bảo thông thoáng gió;
- Có giá đỡ cố định;
Sau khi nứt nanh, hạt được mang gieo trên luống hoặc ươm trên khay tạo

cây mầm, cây mạ rồi cấy vào bầu hoặc luống cấy.
3.1.2. Khu gieo hạt

14


Chọn nơi đất tốt nhất, bằng phẳng, ít gió, quản lý và tưới nước thuận lợi
để gieo hạt. Khi cây mạ đủ tiêu chuẩn được bứng đi cấy trên luống hoặc cấy vào
bầu;
3.1.3. Khu cấy cây
Là khu chính, có diện tích lớn nhất trong một vườn ươm, nhằm nuôi
dưỡng cây con trong một thời gian dài trước khi đem trồng;
Hiện nay, các loại cây mầm, cây mạ khi đủ tiêu chuẩn cây cấy thường
được cấy vào bầu để thuận tiện cho việc chăm sóc và trồng rừng sau này đạt tỷ
lệ sống cao;
3.1.4. Khu trộn đất ruột bầu
Là nơi dự trữ và trộn đất ruột bầu. Khu này cần có mái che mưa, nắng để
bảo quản được đất ruột bầu, đồng thời cũng là nơi để đóng bầu và xếp vào luống
để gieo hạt trực tiếp vào bầu hoặc cấy cây mầm vào bầu;
3.2. Hệ thống bổ trợ sản xuất
3.2.1. Hàng rào bảo vệ
Cần xây dựng hàng rào bảo vệ xung quanh vườn ươm. Hàng rào phải chắc
chắn để có thể ngăn chặn được gia súc, gia cầm… xâm nhập;
- Đối với vườn ươm tạm thời, có thể dùng tre, gỗ, cây gai để làm hàng rào
- Đối với vườn ươm cố định thì dùng cây xanh có gai (như găng, xương
rồng, aga…) trồng xung quanh vườn hoặc có điều kiện xây tường bao hoặc dây
thép gai có trụ bê tông chắc chắn.
Ở những nơi có gió hại cần trồng các đai rừng phòng hộ cho vườn ươm cố
định. Nên chọn các loài cây mọc nhanh như: bạch đàn, keo, muồng đen…, hoặc
các loài cây địa phương có bộ rễ ăn thẳng, không phải là cây trung gian của sâu

bệnh hại. Đai rừng phòng hộ phải trồng cách vườn ươm từ 20m trở lên để không
ảnh hưởng đến cây con.
3.2.2. Hệ thống đường
Cần bố trí hệ thống đường và bề rộng mặt đường đảm bảo cho xe cộ, máy
móc hoạt động và sự đi lại của công nhận hoặc người lao động được thuận tiện
và tiết kiệm diện tích, bao gồm:
- Đường trục chính: là đường được bố trí ở trung tâm vườn, dành cho các
loại xe đi lại, vận chuyển vật tư, máy móc…Mặt đường rộng từ 6 – 8m (vườn
ươm lớn), từ 3 – 4m (vườn ươm vừa và nhỏ)
- Đường phụ (đường nhánh): là đường nối liền với đường trục chính, phân
chia vườn thành các khu nhỏ, dành cho xe thô sơ và người đi lại. Mặt đường
rộng từ 1 – 1,2m
- Đường bao quanh: ở vườn ươm cố định cần làm đường đi xung quanh
vườn, bên trong hàng rào, rộng từ 1 – 1,5m, vừa để đi lại, vận chuyển phân bón,
cây giống…, vừa là vùng cách ly khu gieo ươm với môi trường xung quanh

15


3.2.3. Hệ thống tưới tiêu
- Hệ thống tưới nước gồm có nguồn nước (ao, hồ, sông, suối, giếng), máy
bơm, cống, bể chứa, mương hoặc đường ống dẫn nước.
+ Ở vườn ươm tạm thời, có thể dùng hình thức đơn giản nhất là gánh hoặc
bơm nước từ nguồn nước gần nhất để tưới cho các luống cây…;
+ Tại vườn ươm cố định, cần xây một bể chứa nước chính ở nơi cao nhất
trong vườn hoặc tex nước ( có thể đặt trên trụ bê tông) rồi dùng máy bơm đưa
nước từ nguồn lên bể chính. Từ đó, dùng hệ thống đường ống dẫn nước tưới cho
từng luống cây…;
- Hệ thống thoát nước được thiết kế và bố trí cạnh đường đi lại trong vườn
dưới dạng các kênh, rãnh thoát nước, vừa dễ thi công, vừa giảm bớt khối lượng

đào đắp. Kích thức các kênh, rãnh thoát nước có bề mặt rộng 50cm, đáy rộng
40cm, sâu 30cm.
3.2.4. Nhà kho
Để chứa dụng cụ, vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất cây con, nêm
làm ở vị trí không che khuất ánh sáng mặt trời tới luống gieo ươm hoặc luống
cây con.

Hình 2.2.4 . Sơ đồ quy hoạch vườn ươm

16


B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Các câu hỏi
Câu 1. Trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp. Vườn ươm vừa và
nhỏ:
a. Đường trục chính
- Mặt đường rộng từ 3 – 4m
- Mặt đường rộng từ 5 – 6m
- Mặt đường rộng từ 7 – 8m
b. Đường phụ (đường nhánh)
- Mặt đường rộng từ 1 – 1,2m
- Mặt đường rộng từ 1,3 – 1,5m
- Mặt đường rộng từ 1,6 – 2m
Câu 2. Trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp. Nên xây dựng
vườn ươm nơi tương đối bằng phẳng, thoát nước:
- Có độ dốc dưới 150
- Có độ dốc dưới 100
- Có độ dốc dưới 50
Câu 3. Trả lời bằng cách đánh dấu (x) vào ô trống thích hợp. Kênh, rãnh thoát

nước có kích thước:
- Bề mặt rộng 50cm, đáy rộng 40cm, sâu 30cm

17


- Bề mặt rộng 50cm, đáy rộng 50cm, sâu 50cm
- Bề mặt rộng 50cm, đáy rộng 40cm, sâu 20cm
Câu 4. Điền thông tin đúng vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Khu gieo hạt: chọn nơi đất .............., ..............., ít gió, quản lý và tưới nước
thuận lợi để gieo hạt.
b. Hình dạng vườn ươm nên là hình ................. hoặc ............... để dễ quy hoạch
và sử dụng cơ giới.
c. Tuyệt đối không làm vườn ở những nơi ........., ......... hoặc những nơi đang
trồng ...............;
d. Khu vực vườn ươm có điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, chế độ mưa, lượng
bốc hơi…) phù hợp với đặc tính ............... của một loài cây hoặc các loài cây
sẽ .......................;
C. Ghi nhớ
- Vườn ươm là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất kinh doanh cây giống
lâm nghiệp;
- Vườn ươm tạm thời chi phí ít tốn kém
- Vườn ươm cố định chi phí thiết lập vườn ươm cao
- Nơi đặt vườn ươm thông thoáng, hạn chế được gió bão
- Địa hình làm vườn ươm chọn nơi bằng phẳng, thoát nước
- Ở vùng núi, nếu độ dốc quá lớn, cần làm thành bậc thang để tạo mặt
bằng gieo ươm
- Không làm vườn ở những nơi hướng nắng gắt, gió mùa.
- Không làm vườn ở những nơi úng, trũng hoặc những nơi đang trồng rau
màu.

- Vườn ươm phải gần nơi có thể dễ dàng lấy đất đóng bầu.
- Trước khi xây dựng vườn ươm, cần tiến hành điều tra tình hình sâu bệnh
- Hình dạng vườn ươm nên là hình chữ nhật hoặc hình vuông để dễ quy
hoạch và sử dụng cơ giới.
- Phải chọn nơi có nguồn nước sạch, đảm bảo đủ cung cấp nước quanh
năm cho vườn ươm

18


Bài 3: Sản xuất cây giống hồi từ hạt
Mã bài: MĐ02-03
Mục tiêu:
- Nhắc lại được yêu cầu kỹ thuật các bước trong sản xuất cây giống hồi
bằng phương pháp gieo hạt;
- Thực hiện được các công việc: thu hái, bảo quản hạt giống hồi; xác định
được thời vụ và chuẩn bị được đất gieo ươm; xử lý hạt giống; gieo hạt; cấy cây
mầm, ra ngôi, đảo bầu, hãm cây, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại hồi ở vườn
ươm đúng yêu cầu kỹ thuật đáp ứng cây giống tiêu chuẩn cho sản xuất;
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật
liệu.
A. Nội dung
1. Khái niệm, ưu nhược điểm sản xuất cây giống bằng hạt
1.1. Khái niệm
Sản xuất cây giống bằng hạt là quá trình sử dụng hạt giống để sản xuất ra
cây giống.
Sản xuất cây giống bằng hạt là phương pháp nhân giống hữu tính, có thể
áp dụng cho hầu hết các loài cây, trước khi con người sử dụng các phương pháp
nhân giống vô tính như: chiết, ghép, giâm hom;
1.2. Ưu, nhược điểm sản xuất cây giống bằng hạt

1.2.1. Ưu điểm
- Kỹ thuật đơn giản, dễ làm
- Cây có bộ rễ phát triển mạnh, tuổi thọ thường cao hơn các phương pháp
nhân giống khác
- Cây nhân giống từ hạt sinh trưởng khỏe, tính chống chịu với ngoại cảnh
cao
- Hệ số nhân giống cao
- Chi phí sản xuất thấp hơn so với các phương pháp khác
1.2.2. Nhược điểm
Nhược điểm chính của sản xuất cây giống bằng hạt:
- Nhiều biến dị, cây mẹ tốt nhưng cây con có thể xấu; những cây con
nhân từ một cây mẹ rất khác nhau về sản lượng, chất lượng.
- Cây nhân giống từ hạt sinh trưởng chậm;
Những nhược điểm trên đã cho thấy cây giống sản xuất từ hạt còn những
điểm hạn chế trong sản xuất kinh doanh, vì vậy ngày nay người dân đã áp dụng

19


phương pháp sản xuất cây giống bằng vô tính (như giâm, chiết, ghép). Đối với
cây lấy quả người dân đã chủ động mua cây giống hoặc sản xuất cây giống bằng
phương pháp ghép, chiết cành.
2. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống
2.1. Thu hái quả
2.1.1. Tiêu chuẩn quả giống
Quả làm giống được chọn ở những rừng cây thuần loại hồi 8 cánh ở vụ hồi mùa
(tháng 8 – 10).
Chỉ sử dụng quả hồi mùa làm giống. Ở tuổi cây thành thục từ 15 năm trở
lên, nhưng tốt nhất là cây tuổi từ 30 – 40 năm, cây không bị sâu bệnh, sinh
trưởng tốt, thân thẳng mập, tán cân đối, quả sai đều hàng năm (ở tuổi này cây

cho trung bình từ 60 – 70kg quả tươi; cây sai quả có thể cho sản lượng từ 120 –
140kg).

Hình 2.3.1. Cây hồi 40 năm ở Văn Quan - Lạng Sơn
2.1.2. Thời gian thu hái
Quả hồi để làm giống phải được thu hái vào sau tiết sương giáng (23
tháng 10 dương lịch) từ 5 – 7 ngày, quả đã chín.
2.1.3. Đặc điểm độ chín của quả
Nhận biết quả, hạt chín có những biểu hiện đặc trưng về mặt hình thái,
mầu sắc và mùi vị…quả, hạt hồi khi chín vỏ thường có mầu vàng mơ, hạt bên
trong có mầu nâu đậm, bóng nội nhũ mầu trắng và cứng.

20


Hình 2.3.2. Quả hồi mầu vàng mơ

Hình 2.3.3. Hạt có mầu nâu đậm, bóng

21


2.1.4. Cách thu hái
Để đảm bảo chất lượng hạt giống và tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình chế biến, bảo quản, đồng thời bảo vệ cây giống phục vụ sản xuất lâu dài và
sản lượng vụ sau, khi thu hái cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Chỉ thu hái những quả đã chín (vỏ quả mầu vàng mơ), mẩy, không sâu
bệnh;
- Không bẻ cành, chặt ngọn cây giống
- Thu hái quả lúc trời nắng ráo

- Trèo lên cây hoặc đứng dưới đất dùng cù nèo, móc giật từng quả chín.

Hình 2.3.4. Trèo hái quả hồi
2.2. Chế biến
2.2.1. Phân loại quả
Quả sau khi mang về sơ bộ nhặt bỏ tạp vật, tiến hành lựa chọn quả chín
để chế biến trước, những quả chưa chín đều cần nhặt để riêng hoặc những quả
chưa thật chín hoàn toàn phải ủ một thời gian cho quả chín đều.
2.2.2. Ủ quả, hong phơi
Quả chưa chín đều được ủ thành từng đống (cao từ 30 – 40cm) trên nền
nhà thông thoáng và có mái che, tránh nhiệt độ cao. Thời gian ủ từ 2 – 3 ngày
cho quả chín đều, mỗi ngày đảo lại 1 lần. Khi quả chín đều chọn những quả 8

22


cánh, mẩy, không sâu bệnh rải mỏng, phơi ở nơi thoáng mát, có thể phơi dưới
nắng nhẹ một lúc vào buổi sáng, không phơi dưới nắng to.
2.2.3. Tách hạt
Sau 4 – 5 ngày hạt tách ra, những hạt chưa tách ra được có thể dùng que
tre để tách lấy hạt. Hạt sau khi được tách ra mang cho vào nước sạch và chỉ thu
những hạt chìm xuống dưới để làm giống, hạt được vớt ra hong khô ở nơi
thoáng gió 4 – 5 ngày, khi hạt đã ráo nước cho vào bảo quản.Thường để lấy
được 1kg hạt cần 25 – 30kg quả tươi. 1 kg hạt có từ 12.000 – 13.000 hạt. Sau
khi thu lấy hạt phải thu gom vỏ quả để sử dụng lấy tinh dầu.
* Chú ý:
- Chọn những hạt mẩy đều có mầu cánh gián để làm giống;

1. Ủ quả


2. Phơi quả 3. Tách hạt 4. Chọn hạt mẩy 5. Để ráo nước
Hình 2.3.5. Tách quả lấy hạt

2.3. Bảo quản hạt giống
2.3.1. Chuẩn bị
- Dụng cụ: xô nhựa hoặc chun vại sành, túi nilon
- Nguyên liệu: hạt giống, cát có độ ẩm 15 – 16%
2.3.2. Bảo quản hạt giống
2.3.2.1. Bảo quản ẩm
Cách 1: Rải một lớp cát ẩm (có độ ẩm từ 15 – 16%) dầy 5cm sau đó dải
một lớp hạt dầy 3cm cứ như vậy thành đống cao không quá 60cm. Bên ngoài
đống ủ phủ một lớp cát dầy 5 – 7cm.

23


Cách 2: Hạt được trộn đều với cát có độ ẩm từ 15 – 16% theo tỷ lệ 1 hạt
+ 3 cát (theo thể tích), được bảo quản trong xô nhựa nhưng tốt hơn là trong
chum hoặc vại sành. Trong quá trình bảo quản 3 – 5 ngày đảo lại 1 lượt nếu cát
bị khô phải bổ sung thêm nước (phải sàng tách riêng hạt và cát khi tưới nước).
Phương thức bảo quản này có thể duy trì sức sống của hạt từ 75 – 100 ngày.
* Chú ý:
- Kiểm tra độ ẩm của cát bằng cách: nắm cát chặt trong lòng bàn tay
không có nước chảy qua kẽ tay, trong tay có cảm giác mát, khi buông tay ra nắm
cát vẫn còn nguyên hình chưa tơi rời.
- Thường xuyên giữ ẩm cho hạt và đảo hạt định kỳ, bỏ hạt mốc, thối và
những hạt nẩy mầm.

Hình 2.3.6.Nắm cát kiểm tra độ ẩm 15 – 16%


Hình 2.3.7. Trộn hạt với cát

24


Hình 2.3.8. Bảo quản ẩm cách 1

Hình 2.3.8. Bảo quản ẩm cách 2

25


×