Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Một cái nhìn mới về kênh tín dụng trong chính sách tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (988.13 KB, 101 trang )

& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG
TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

NHÓM: THINK & GROW
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TRẦN HƯNG THỊNH
1


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

MỤC LỤC
Bản tóm tắt
Tóm tắt phi chuyên môn
1. Giới thiệu
2. Dữ liệu, nhận dạng và phương pháp nghiên cứu.
2.1. Tổng hợp điều tra tín dụng ngân hàng (BLS) tại khu vực đồng Euro.
2.2. Cuộc khảo sát các quản lý tín dụng cao cấp (SLO).
2.3. Thống kê tổng thể đối với BLS và SLO.
2.4. Dữ liệu kinh tế vĩ mô
2.5. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
3. Các kết quả.
3.1. Biến động của kênh tín dụng.
3.2. Giá trị tài sản của doanh nghiệp và hộ gia đình với kênh cho vay ngân hàng.
3.3. Cuộc khủng hoảng tài chính
4. Kết luận.

Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Số liệu



2


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

Tóm tắt
Bất kỳ phép phân tích thực nghiệm nào về kênh tín dụng đều phải đối mặt một thách thức nhận dạng chủ yếu đó là: những thay
đổi về cung và cầu tiền tệ rất khó phân định rõ ràng. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta dùng những câu trả lời cụ thể từ những cuộc
khảo sát về cho vay ngân hàng ở Mỹ và khu vực đồng Euro. Đặt thông tin này trong mô hình VAR chuẩn, ta thấy rằng: (1) kênh tín
dụng hoạt động thông qua kênh giá trị tài sản tài sản những hộ gia đình, doanh nghiệp và ngân hàng; (2) kênh tín dụng khuyếch đại
sự tác động của sự thay đổi về chính sách tiền tệ đối với GDP và lạm phát; (3) đối với những khoản cho vay kinh doanh, sự tác động
qua kênh cho vay (cung) cao hơn do cầu và kênh giá trị tài sản. Đối với các khoản cho vay tiêu dùng, cầu là mạnh nhất; (4) suốt cuộc
khủng hoảng, những hạn chế về cung tín dụng đối với những doanh nghiệp ở châu Âu và những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn đối với
những khoản vay thế chấp ở Mỹ đã góp phần đáng kể làm giảm GDP.
Phân loại JEL: E32, E44, E5, G01, G21
Từ khóa: Kênh giá trị tài sản của đối tượng vay phi tài chính, kênh cho vay ngân hàng, kênh tín dụng, tình trạng khan hiếm tín dụng,
những tiêu chuẩn cho vay, chính sách tiền tệ.

3


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

Tóm tắt phi chuyên môn
Những sự kiện xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu suốt vài năm qua đã gợi ý rằng khu vực tài chính và khu vực ngân hàng nói
riêng, là yếu tố then chốt quyết định về sự dao động bất thường của chu kỳ kinh tế. Hầu hết các quốc gia ở Euro và Mỹ đã trải qua
cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất kể từ sau cuộc đại khủng hoảng.Tình trạng suy thoái toàn cầu đã đề cập có thể xem là khốc liệt
nhất trong kỷ nguyên này.
Vai trò của khu vực ngân hàng tác động đến nền kinh tế nói chung, đặc biệt thông qua nguồn cung tín dụng đối với khu vực tư,

đã trở thành vấn đề được quan tâm cốt lõi đối với những chuyên gia và nhà làm chính sách. Cung cấp tín dụng cho khu vực tư để tài
trợ cho đầu tư và tiêu dùng có thể giảm trong giai đoạn suy thoái như thế này.Trong suốt thời gian này, những hạn chế tín dụng có thể
là sự phản ánh về những vấn đề khả năng thanh toán và tính thanh khoản của các ngân hàng, những điểu làm giảm khả năng và sự sẵn
lòng cung ứng tín dụng của các ngân hàng.Trong khi đó, tình hình tài chính ngày càng xấu hơn của các doanh nghiệp và hộ gia đình
có thể hạn chế khả năng vay mượn của họ bởi vì rủi ro vay nợ của họ gia tăng. Triển vọng kinh tế tồi tệ có lẽ cũng làm giảm nhu cầu
vay.
Xuyên suốt cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, các hành động của những ngân hàng trung ương ở hầu hết các nước phát
triển là nhằm để hỗ trợ tổng cầu, mặc khác nó cũng giúp chống lại sự giảm trong nguồn cung tín dụng của các Ngân Hàng cho khu
vực tư. Do đó, việc xác định và định lượng những cơ chế liên kết liên quan với chính sách tiền tệ, cung tín dụng và nền kinh tế vĩ mô,
càng có mối quan hệ chặt chẽ hơn
Trong tài liệu này, chúng tôi giải quyết theo lối thực nghiệm ở rất nhiều những câu hỏi liên quan về sự tác động của những
kênh tín dụng đối với tăng trưởng GDP và lạm phát và cách mà những thay đổi trong chính sách tiền tệ được truyền tới những kênh

4


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

này. Chúng tôi cũng tập trung vào giai đoạn khủng hoảng tài chính gần đây và nhìn nhận vài trò của những giới hạn trong giá trị tài
sản ngân hàng trong việc làm giảm GDP thông qua việc giảm cung tín dụng.
Chúng tôi tách biệt cung và cầu tín dụng bằng việc cơ sở dữ liệu được dựa trên những thông tin cụ thể từ cuộc khảo sát về số
tiền cho vay ở Mỹ và khu vực chung Euro, nơi mà chúng tôi theo dõi những thay đổi về nhu cầu vay mượn, những thay đổi về tiêu
chuẩn cho vay do những thay đổi trong giá trị / rủi ro thực của doanh nghiệp (hay hộ gia đình), và những thay đổi về tiêu chuẩn vay
do những thay đổi trong năng lực tài sản của ngân hàng (vốn và tính thanh khoản).
Ba chiều hướng nổi lên từ sự phân tích.Trước hết, kênh tín dụng trong chính sách tiền tệ thì đã có thể vận hành. Những thay
đổi về lãi suất qua đêm ảnh hưởng đến nguồn tín dụng khả dụng, những ảnh hưởng này sau đó sẽ tác động đến sản lượng và lạm phát.
Những kết quả này ảnh hưởng đến tất cả các loại hình cho vay (kinh doanh, thế chấp và tiêu dùng) và những vùng kinh tế, dù những
tác động khác nhau về quy mô và thời gian. Thêm vào đó, cả những thay đổi trong giá trị tài sản của ngân hàng và những thay đổi
trong tiềm lực tài chính của những đối tượng đi vay có ảnh hưởng đến GDP và giá cả do nguồn tín dụng khả dụng.
Thứ hai, chúng tôi xác định số lượng các kênh khác nhau và nhận thấy rằng kênh tín dụng làm tăng một cách đáng kể sự tác

động của sự thay đổi về chính sách tiền tệ lên GDP và lạm phát.Hơn thế nữa, đối với các doanh nghiệp, sự tác động thông qua kênh
cho vay (cung) thì cao hơn so với thông qua cầu và giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với cho vay hộ gia đình, tác động của kênh
cầu tin dụng là cao nhất.
Sau cùng, tập trung phân tích suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính, chúng tôi thấy rằng, ở khu vực đồng Euro, sự giảm cung
tín dụng cho các doanh nghiệp góp phần đáng kể tới sự giảm sút trong tăng trưởng GDP, nghĩa là đã có một sự khan hiếm tín dụng
với những tác động thực. Trong khi đó, những việc làm của ngân hàng trung ương châu Âu và của hệ thống đồng Euro, bao gồm hạn
chế chính sách tiền tệ và sự đo lường không chuẩn về dự trữ cho khả năng thanh toán, đã đem lại một sự tiếp sức đáng kể cho nền

5


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

kinh tế. Ở Mỹ, những hạn chế tín dụng đối với những khoản cho vay thế chấp đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giải thích sự sụt
giảm GDP.
Do đó, những kết quả mới nhất này đem lại những định hướng cho những hành động mà các ngân hàng trương ương nên theo
đuổi để đối phó cuộc khủng hoảng tài chính. Phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng, một cuộc khủng hoảng tài chính tác động đến cung
tín dụng (ví dụ nó tác động đặc biết đến năng lực tài sản của ngân hàng), những chính sách nhằm nới lỏng sự hạn chế trong giá trị tài
sản của các ngân hàng và của các lãi suất chính sách tiền tệ thể là có lợi và giúp duy trì tăng trưởng kinh tế và việc làm.
“Những câu hỏi đáng chú ý cực kỳ quan trọng cho nghiên cứu. Một là […] vai trò của nguồn tín dụng trong nhận thức của
chúng ta về sự dao động của nền kinh tế và chính sách tiền tệ. Tài liệu trong lĩnh vực này còn rất hạn chế, điều này phản ánh sự khó
khắn trong việc xác định những cơ chế liên quan và tìm kiếm các bằng chứng thực nghiệm.” Boivin, Kiley và Mishkin (2010), Sổ tay
Kinh tế học – tiển tệ.
“Nhiều tài liệu kinh tế vĩ mô trước đây đã nhấn mạnh vào những những hạn chế của thị trường tín dụng đối với những người
vay tiêu dùng và việc coi những trung gian như những rào cản diễn ra phổ biến”. Gertler và Kiyotaki (2010), Sổ tay Kinh tế học –
tiền tệ.
“Những dao động trong cung tín dụng xuất phát từ việc là có bao nhiêu giai đoạn sụt giảm trong tổng giá trị tài sản của các
trung gian tài chính […]. Những thay đổi trong mục tiêu chính sách để xác định lãi suất ngắn hạn, và có tác động trực tiếp đến sự lợi
ích của các trung gian.” Adrian và Shin (2010), Sổ tay Kinh tế học – tiền tệ.


6


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

1. GIỚI THIỆU

Những sự kiện đã bộc lộ trong nền kinh tế toàn cầu suốt vài năm qua đã ám chỉ rằng khu vực tài chính- đặc biệt là khu vực
ngân hàng - là yếu tố then chốt quyết định về sự dao động bất thường của chu kỳ kinh tế. Nhiều quốc gia ở châu Âu và Mỹ đã trải qua
cuộc khủng hoảng tài chính tệ hại nhất kể từ sau cuộc đại khủng hoảng.Tình trạng suy thoái toàn cầu đã xảy ra, xem ra là khốc liệt
nhất trong kỷ nguyên này.
Nhìn chung, các ngân hàng có một số kênh để tác động đến nên kinh tế. Một trong những cơ chế quan trọng nhất là về cung tín
dụng cho khu vực tư. Tổng giá trị tài sản ngân hàng tác động đến cung tín dụng cho khu vực tư, chính khu vực này sẽ sử dụng nguồn
này để tài trợ cho đầu tư và tiêu dùng. Suốt cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, chẳng hạn như, sự thắt chặt tín dụng có lẽ là sự phản
ánh về những vấn đề khả năng thanh toán và tính thanh khoản của các ngân hàng.Trong khi đó, khả năng tài chính suy yếu của các
doanh nghiệp và hộ gia đình có lẽ đã hạn chế khả năng vay mượn của họ, bởi vì rủi ro tăng. Thêm vào đó, quan điểm cho là kinh tế
không có nhiều biến chuyển đã làm yếu đi nhu cầu vay mượn. Cho nên, các hành động của những ngân hàng trung ương ở nhiều
nước phát triển là nhằm để đáp ứng những yêu cầu tổng thể, mặc khác nó cũng làm hạn chế cung tín dụng cho khu vực tư. Do đó,
việc xác định và định lượng những cơ chế liên kết liên quan với chính sách tiền tệ, cung tín dụng và nền kinh tế vĩ mô là có môi quan
hệ chặt chẽ.
Trong tài liệu này, chúng tôi giải quyết những câu hỏi liên quan : (i) Chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến GDP và lạm phát
thông qua kênh tín dụng rỗng rãi hay không? (ii) Tầm quan trọng tương đối của cầu các khoản vay, giá trị tài sản của người đi vay
phi tài chính, và nguồn cung hạn hẹp các khoản vay là gì? Sự tác động của chính sách tiền tệ có khác nhau giữa cho vay hộ gia đình
7


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

và cho vay doanh nghiệp không? (iii) Sau cùng, tập trung vào cuộc khủng hoảng tài chính gần đây, giới hạn trong vốn ngân hàng và
thanh khoản có làm giảm đáng kể GDP thông qua sự cắt giảm cung tín dụng không? 1.

Mọi nghiên cứu thực nghiệm về kênh tín dụng của những chính sách tiền tệ đối mặt với một thách thức chính và các tài liệu
nghiên cứu vẫn chưa thành công trong việc tìm chiến lược nhận định rõ ràng để làm rõ vấn đề này. Những thay đổi trong cầu tín dụng
và các tiêu chuẩn về cung tín dụng là những biến số chung không quan sát được. Một sự thay đổi của chính sách tiền tệ thắt chặt có
thể tác động cùng lúc đến cung và cầu tín dụng. Khi có chính sách gia tăng mức lãi suất, chi phí của khoản cho vay (mức cho vay) gia
tăng, có thể làm giảm cầu vay nợ. Cùng lúc đó, những những người đi vay phi tài chính và các ngân hàng đồng thời phải đối mặt với
việc chi phí bảo hiểm bên ngoài gia tăng, vì vậy ảnh hưởng đến tín dụng. Toàn bộ những yếu tố vĩ mô về tín dụng có thể quan sát
được (số lượng và giá cả) không truyền tải đủ thông tin để tách biệt những thay đổi của cung tín dụng. Thực tế, đối với một sự thắt
chặt tiền tệ, cả kênh lãi suất cơ bản (thông qua cầu vay nợ) và kênh tín dụng có khả năng dự báo sự suy giảm khối lượng của những
khoản trợ cấp cho vay mới2.Về giá cả của những khoản cho vay, mức cho vay trung bình phổ biến thậm chí có thể không gia tăng
đáng kể trong hệ quả của việc thắt chặt tiền tệ bởi vì sự cạnh tranh về chất lượng của các ngân hàng đối với những người đi vay tốt
1 Đối với những định nghĩa về sự khác nhau giữa các kênh theo Bernanke và Gertler (1987 và 1995), Bernanke (2007), và Gertler và Kiyotaki
(2010). Theo Holmstrom và Tirole (1997), Stein (1998),Diamond và Rajan (2001), Freixas và Rochet (2008), cung cho vay của ngân hàng là khuôn
mẫu bởi những sự cạnh tranh đầy rẫy từ những giá cả mô giới vay mượn giữa các ngân hàng và những người đi vay phi tài chính (các doanh nghiệp
và hộ gia đình), giữa các ngân hàng và những nhà đầu tư (nhà bán lẻ, bán buôn và những cổ đông). Chính sách tiền tệ tác động rõ nét đến những
sự cạnh tranh này thông qua những thay đổi mạng lưới giá cả và các mức bảo hiểm tài chính bên ngoài của cả những người đi vay tài chính và phi
tài chính. Vì thế, nó có thể ảnh hưởng đến cung cho vay và tổng sản lượng và giá cả như là hậu quả (Bernanke và Blinder, 1988, 1992; Diamond và
Rajan, 2006, 2009; Gertler và Karadi, 2010; Bernanke và Gertler, 1989; Kiyotaki và Moore, 1997,
2008; Bernanke, Gertler, Gilchrist, 1996, 1999; Matsuyama, 2007; Fostel và Geanakoplos, 2009; Adrian

2 Thêm vào đó, khối lượng cho vay cũng bị ảnh hưởng bởi những khoản cho vay có liên quan trước đó và giới hạn tín dụng (không thêm vay mới).
Hơn nữa, cầu vay nợ ngân hàng có thể gia tăng sau khi thắt chặt tiền tệ đối với nguồn vốn tài chính hoạt động và quỹ luân chuyển hoặc bởi sự hạn
chế tiếp cận thị trường tài chính đối với những người đi vay (theo Bernanke và Gertler, 1995; Friedman và Kuttner, 1993).

8


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

nhất (Bernanke, Gertler và Gilchrist, 1996). Vì thế, cấu trúc về vốn cho vay đầu tư của ngân hàng cũng thay đổi, điều đó hàm ý rằng
khối lượng và mức vốn cho vay trung bình phổ biến là những tiêu chuẩn đo lường không chính xác để nhận dạng kênh tín dụng.

Tài liệu nghiên cứu đã thử giải quyết bài toán nhận dạng này với sự hỗ trợ của dữ liệu vi mô như là dữ liệu cấp độ doanh
nghiệp và ngân hàng (theo Bernanke và Gertler, 1995). Dù rằng theo như Kashyap và Stein (2000), sự nhận dạng vi mô không thể
phân tích đầy đủ hiệu quả của sự thay đổi chính sách tiền tệ trong tổng tín dụng và sản lượng, mà chỉ nêu lên một trong số nhiều tác
động khác nhau thông qua sự so sánh giữa các ngân hàng (theo ví dụ trong Kashyap và Stein, 2000) hoặc những người đi vay phi tài
chính. (theo ví dụ trong Gertler và Gilchrist, 1994) với những mức độ nhạy cảm khác nhau đối với một sự thay đổi chính sách tiền tệ.
Thêm vào đó, những người đi vay có ràng buộc có thể vay mượn từ các ngân hàng có ràng buộc, điều đó khiến cho kênh giá trị tài
sản và những kênh cho vay của ngân hàng có tương quan với nhau (Gertler và Gilchrist, 1994) và vì thế dẫn đến sự khó khăn trong
việc phân biệt rõ ràng. Hơn thế nữa, những sự phân tích dựa trên dữ liệu vi mô thường sử dụng giả thiết tín dụng thực tế (nghĩa là
không có sự đo lường trực tiếp nào về cầu cho vay được ghi nhận), và vì thế, sự nhận dạng vi mô buộc phải đưa ra những giả thiết
giới hạn về sự thay đổi của nhu cầu vay nợ. Chẳng hạn như Kashyap và Stein (2000) giả thiết rằng các ngân hàng với khả năng thanh
khoản khác nhau sẽ đối mặt như nhau với sự thay đổi trong cầu vay nợ như là một phản ứng với sự thay đổi chính sách tiền tệ 3. Hậu
quả dẫn đến là sự nhận dạng sử dụng dữ liệu vi mô không thể tính toán sự tác động tương đối về tác động thật sự của nguồn cung, cầu
vay nợ và những kênh giá trị tài sản phi tài chính4.

3 Một ngoại lệ là Jiménez, Ongena, Peydró và Saurina (2010) , người sử dụng những ứng dụng vay nợ và dữ liệu về mức độ ngân hàng – doanh
nghiệp.

9


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

Trong phần này, chúng ta xác định những thay đổi đối với cung vay nợ và cầu vay nợ bằng cách sử dụng những câu hỏi chi
tiết trong cuộc khảo sát kín và duy nhất Bank Lending Survey (BLS) đối với khu vực châu Âu và US Senior Loan Officer (SLO)
Survey. Những ngân hàng trung ương ở châu Âu và thuộc Fed đã yêu cầu thông tin hàng quý từ các ngân hàng về những tiêu chuẩn
cho vay mà các ngân hàng áp dụng cho khách hàng và về cầu vay nợ mà họ nhận được từ các doanh nghiệp và hộ gia đình. Thông tin
này dựa vào những tiêu chuẩn cho vay thật sự mà các ngân hàng áp dụng chung cho tất cả những người đi vay (không riêng gì những
khoản vay được chấp nhận). Hơn nữa, những cuộc khảo sát, đặc biệt là BLS, chứa thông tin về những nhân tố ảnh hưởng đến việc
quyết định những tiêu chuẩn cho vay tiền thực sự; những nhân tố có liên quan đến năng lực cân đối ngân sách của ngân hàng và quan
điểm của những người đi vay, khả năng và sự mạo hiểm (đối với doanh nghiệp và hộ gia đình) 5. Những thông tin kết hợp này vì vậy

là chủ chốt để xác định những thay đổi trong cầu vay nợ và để phân biệt rõ ảnh hưởng của (cung) cho vay tiền ở ngân hàng, giá trị tài
sản (với người đi vay phi tài chính) và kênh cầu vay nợ.

4 Trong kênh cho vay tiền của ngân hàng, những bằng chứng được đưa ra theo kinh nghiệm không phải là kết quả cuối cùng, mà bao gồm cả
những phân tích ủng hộ cho sự tồn tại của kênh vay tiền ngân hàng (ví dụ Kashyap và Stein, 2000; Peek và Rosengren, 1995, 1997, 2009) và bằng
chứng nghiêng về cơ chế truyền dẫn thông thường (Romer và Romer 1990; Ramey 1993). Vấn đề chính ko chỉ để nhận biết mà còn để xác định mức
khác nhau giữa những kênh thứ cấp (Boivin, Kiley và Mishkin, 2010).

5 Thông tin được thu thập từ BLS tốt hơn SLO ở nhiều góc độ. Những phản ứng lại liên quan đến những nhân tố có ảnh hưởng đến những quyết
định của các ngân hàng làm thay đổi tiêu chuẩn cho vay thì toàn diện trong khu vực châu Âu BLS hơn là Mỹ SLO – những thông tin chủ yếu để xác
định kênh cung ứng. Thêm vào đó, cầu vay tiền và những tiêu chuẩn cho vay có sự tương quan ở khu vực châu Âu ít hơn đáng kể so với Mỹ. Hơn
thế nữa, những tiêu chuẩn cho vay tiền có thế chấp có sự thay đổi đáng kể ở khu vực châu Âu hơn Mỹ, có thể bởi vì trong những ngân hàng châu Âu
là rất nhiều những nhà cung cấp thế chấp chủ yếu, như là sự đối lập với Mỹ. Bên cạnh đó, ở khu vực châu Âu có chính sách tiền tệ phổ biến ngoại
trừ sự không đồng nhất xuyên suốt trong các chu kì kinh tế và tín dụng. Cuối cùng, khu vực châu Âu là một hệ thống ngân hàng vượt trội khi so sánh
với Mỹ, nơi có nhiều thị trường vượt trội (theo Allen et al., 2004). Tất cả những điều này khiến cho cuộc khảo sát cho vay trong các ngân hàng ở khu
vực châu Âu là độc nhất.

10


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

Vì những tiêu chuẩn cho vay và cầu vay nợ có thể phản ứng lại, và còn ảnh hưởng, đến chu kì biến động kinh tế (Bernanke và
Gertler, 1995), chúng ta đưa nguồn thông tin dồi dào vào những tiêu chuẩn cho vay và cầu tiền tệ vào mô hình VAR chuẩn để giải
thích mối liện hệ.
sự liên hệ giữa tín dụng và chu kì kinh tế (theo Christiano, Eichenbaum và Evans, 1999). Ở khu vực châu Âu, chúng ta sử dụng mô
hình VAR bao gồm những tiêu chuẩn cho vay và cầu vay nợ từ BLS cho mỗi quốc gia trong 12 quốc gia trực thuộc khu vực đồng
Euro năm 2002, năm mà BLS được ban hành. Mẫu hình này được đưa vào để tính toán chính sách tiền tệ thông thường và một số
mức độ không đồng nhất xuyên suốt trong các chu kì kinh tế và tín dụng. Đối với Mỹ, chúng ta ước lượng mô hình VAR cho 1 nước.
Dữ liệu khả dụng phụ thuộc và khoảng thời gian điều tra ở 2 nên kinh tế: 2002:Q4—2009:Q4 đối với khu vực Euro và 1992:Q3—

2009:Q4 đối với Mỹ.
Về sự nhận dạng các thay đổi trong chính sách tiền tệ, chúng ta theo hướng Christiano, Eichenbaum và Evans (1999) và
Angeloni et al. (2003) và sử dụng lãi qua đêm như công cụ của chính sách tiền tệ. Phản ứng lại với cuộc khủng hoảng tài chính, tháng
10 năm 2008, Ngân hàng Trung Ương châu Âu đã nới lỏng đáng kể lập trường tài chính thông qua cắt giảm chính sách lãi suất và áp
dụng phương pháp gia tăng tín dụng. Với mẫu hình này, hệ thống tiền tệ ở châu Âu đang cho các ngân hàng vay thông qua đấu giá
các phần thanh khoản có lãi suất cố định. Sự thực hiện đầy đủ chính sách này đem đến mức lãi qua đêm (EONIA) thấp hơn lãi suất
chính sách đáng kể (Trichet, 2009 và ECB, 2009). Dựa trên sự quan sát này, chúng ta tin rằng mức lãi EONIA là thước đo dễ nhận
thấy của chính sách tiền tệ trong suốt thời kì khủng hoảng. Vì lợi ích của cấu trúc cân đối, chúng ta chú ý đến lãi suất quỹ liên bang
(Federal Funds Rate) như là một thước đo chính sách tiền tệ của Mỹ, mặc dù những hoạt động của Fed trong suốt cuộc khủng hoảng
chỉ trực tiếp hướng đến một số thị trường và được thực hiện đầy đủ qua suốt những cơ chế khác nhau (Bernanke, 2009 và ECB,
2009). Vì thế, đối với lãi suất qua đêm ở Mỹ có thể không phải là một thước đo toàn diện lập trường của chính sách tiền tệ trong suốt

11


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, kết quả chính của bài này (đối với cả khu vực châu Âu và Mỹ) thì chính xác tại một mẫu (tập hợp một
khoảng thời gian được xét) ngắn hơn kết thúc vào quý 3 năm 2008 (thời gian Lehman Brothers’ phá sản).
Về sự nhận dạng những thay đổi tín dụng, chúng ta tin tưởng vào những người quản lý ngân hàng và coi sự đánh giá của họ
như một sự phản ánh đáng tin cậy cho tình hình thị trường tín dụng ngân hàng. Vì vậy, chúng tôi sử dụng (1 cách đột phá) các câu trả
lời liên quan đến cầu cho vay làm đại diện cho cú shock cầu tín dụng. Thay đổi trong chuẩn cho vay tổng hợp làm đại diện cho cú
shock đến nguồn tín dụng sẵn (cung tín dụng ) có có thể phân biệt rõ ràng hơn thành hai biến sử dụng các câu trả lời liên quan đến
các thay đổi của những chuẩn này. Chúng tôi cũng có một đột phá khác đó là những thay đổi trong chuẩn cho vay-xảy ra do thay đổi
trong năng lực cân đối kế tóan của các ngân hàng và cạnh tranh-như là một thước đo cho cung tín dụng (kênh cho vay ngân hàng), và
những thay đổi trong chuẩn cho vay –xảy ra do những thay đổi trong năng lực giá trị tài sản của các doanh nghiệp và hộ gia đình-như
là một thước đo cho năng lực của người đi vay (kênh giá trị tài sản của các doanh nghiệp và hộ gia đình). Một kiểm định những thay
đổi tín dụng khả dụng ước lượng được từ mô hình thể hiện rằng chúng nhất quán với những giai đoạn của sự hạn chế trong những thị
trường tín dụng ở cả khu vực châu Âu và Mỹ. Những sự thay đổi cung tín dụng ở khu vực đồng Euro còn tương đồng những giai
đoạn của sự suy yếu thị trường liên ngân hàng trong suốt những cuộc khủng hoảng tài chính gần đây.

Bài viết của chúng tôi có một sự đóng góp mấu chốt cho những nghiên cứu về truyền dẫn chính sách tiền tệ. Chúng tôi phân
định được vấn đề cung và cầu của nguồn vốn cho vay một cách mới lạ và trực tiếp bằng việc sử dụng những thông tin bí mật và duy
nhất của những ngân hàng về tiêu chuẩn cho vay đối áp dụng đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình và một vấn đề quan trọng nữa
là những nguyên nhân đằng sau những quyết định thay đổi tiêu chuẩn cho vay của các ngân hàng (thay đổi giá trị ròng của ngân hàng

12


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

hoặc bên cho vay)6 . Chiến lược này cho phép xác định sự tác động một của một sự thay đổi chính sách tiền tệ lên tổng hợp sản phẩm
đầu ra và giá cả thông qua nhu cầu vay vốn, lượng cung và hệ thống tổng hợp giá trị tài sản của những khách hàng vay phi tài
chính(Bernanke và Gertler, 1987, 1989, 1995, Diamond và Rajan, 2006; Gertler và Kiyotaki, 2009, Boivin, Kiley và Mishkin, 2010;
Adrian và Shin, 2010). Tiếp theo dựa vào Den Haan et al. (2007), chúng tôi cũng chỉ ra sự phân hóa tác động của những sự thay đổi
chính sách tiền tệ trên thị trường cho vay khác nhau(kinh doanh, các khoản vay thế chấp và vay của người tiêu dùng) và đánh giá tầm
quan trọng tác động của danh sách đầu tư tổng hợp các khoản cho vay của ngân hàng lên sự truyền dẫn chính sách tiền tệ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng đóng góp cho tập hợp các tài liệu gần đây về cuộc khủng hoảng hiện tại. Bằng việc xây dựng dựa trên
phương pháp được sử dụng để phân tích các kênh truyền dẫn, chúng tôi nghiên cứu những những sự thay đổi khác nhau đã ảnh hưởng
tổng hợp đầu ra trong cuộc khủng hoảng như thế nào bằng cách phân tích những khủng hoảng tín dụng tiềm năng, ý nghĩa thực sự
của những khủng hoảng này, và tác động của chính sách tiền tệ (Diamond và Rajan,2009; Gertler và Karadi, 2009). Kết quả của
chúng tôi có thể giúp làm sáng tỏ lý thuyết liên kết chu kỳ kinh doanh và khu vực tài chính. Đồng thời, nó cũng có các gợi ý về chính
sách quan trọng đối với các ngân hàng trung ương và chính phủ.
Có ba nhóm kết quả được rút ra sau quá trình phân tích. Đầu tiên,kênh tín dụng thực sự hoạt động được. Một thay đổi trong
chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến sự khả dụng của tín dụng, xáo trộn trong sự khả dụng của tín dụng ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP
6 Lown và Morgan (2006) phân tích nội dung thông tin của US SLO. Tuy nhiên, họ chỉ sử dụng những câu trả lời từ một trong những câu hỏi của cuộc

khảo sát trên các tiêu chuẩn cho vay - cụ thể là thay đổi trong các tiêu chuẩn tín dụng áp dụng cho các khoản vay C & I - và nhu cầu vay proxy với
các biến số vĩ mô thường được sử dụng bởi các tài liệu trước đó. Trong thực tế, nhằm mục đích phân tích các khả năng có thể đoán trước của tiêu
chuẩn cho vay, họ ưu tiên sử dụng toàn bộ số liệu trong qá khứ của khảo sát SLO, do đó họ không thể đưa vào các câu trả lời cho các câu hỏi mới
có từ 1991 liên quan đến nhu cầu vay vốn. Họ nhận thấy rằng các tiêu chuẩn tín dụng dự đoán đầu ra trong tương lai và tăng trưởng tín dụng. Công

việc của chúng tôi là khác nhau trong mục tiêu và phạm vi do chúng tôi kiểm tra các hệ thống tín dụng của chính sách tiền tệ và sử dụng nhiều câu
trả lời từ cuộc khảo sát cho vay ngân hàng để khai thác một cách đầy đủ nội dung thông tin của nó. Các cuộc điều tra - đặc biệt là BLS - bao gồm các
câu hỏi về các yếu tố đằng sau quyết định thay đổi tiêu chuẩn cho vay.Chúng tôi khai thác thông tin này cùng với các câu trả lời liên quan đến nhu
cầu vay vốn để xác định các hệ thống tín dụng của chính sách tiền tệ.

13


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

và lạm phát. Tác động là khá đáng kể cho thế chấp, kinh doanh,và các khoản vay tiêu dùng, nhưng có sự khác biệt trong mức độ và
thời gian của tác động lên khách hàng vay và khu vực kinh tế khác nhau. Một khi chúng tôi phân biệt được những tác động của thay
đổi trong tiêu chuẩn cho vay năng lực tài sản của ngân hàng và áp lực cạnh tranh từ những thay đổi trong khả năng của người vay,
chúng tôi thấy rằng kênh tín dụng của ngân hàng và kênh giá trị tài sản của doanh nghiệp và kênh giá trị tài sản của hộ gia đình là
hoạt động.
Tiếp theo, chúng tôi định lượng tầm quan trọng tương đối của kênh đối với các loại khách hàng vay khác nhau bằng cách phân
tích ý nghĩa kinh tế của các tác động khác nhau thông qua những trường hợp có thể biểu thị trong các tình huống khác nhau được
thiết kế thích hợp. Chúng tôi thấy rằng hệ thống tín dụng (mở rộng) khuếch đại tác động của sự xáo trộn trong chính sách tiền tệ lên
GDP và lạm phát. Đối với các khoản vay kinh doanh, điều này tác động thông qua hệ thống cho vay ngân hàng cung cấp nhiều hơn là
thông qua các kênh cầu tín dụng và kênh giá trị tài sản. Đối với các khoản vay hộ gia đình, kênh nhu cầu là mạnh nhất. Tuy nhiên, tác
động về mặt kinh tế của sự xáo trộn chính sách tiền tệ lên GDP thông qua kênh giá trị tài sản của doanh nghiệp và hộ gia đình vẫn có
ý nghĩa kinh tế.
Cuối cùng, chúng tôi phân tích cú shock trong tăng trưởng GDP ở khoảng thời gian của cuộc khủng hoảng tài chính trong khu
vực đồng Euro và Mỹ. Trong khu vực Euro, phân tích xáo trộn cho thấy rằng việc giảm cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp do
hạn chế trong giá trị tài sản góp phần đáng kể vào sự suy giảm của tốc độ tăng trưởng GDP - tức là, đã có một cuộc khủng hoảng tín
dụng cho các doanh nghiệp lần lượt dẫn đến sự tụt giảm đáng kể trong GDP (Bernankevà Lown, 1991). Chính sách mở rộng tiền tệ
hiện nay, ít nhất là trong khu vực châu Âu,dường như đã hỗ trợ tăng trưởng GDP, đều nhằm mục đích giảm nhẹ hạn chế trong giá trị
tài sản và hạ lãi suất ngắn hạn (Gertler Karadi, năm 2009). Tại Mỹ, giới hạn khả dụng tín dụng đối với các khoản vay thế chấp là một
14



& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

trong những xáo trộn quan trọng nhất để giải thích những thay đổi trong tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn khủng hoảng. Trong
trường hợp của Mỹ, thật không may,người ta không thể phân biệt tác động của việc giới hạn do giá trị ròng thấp của các hộ gia đình
Mỹ hay là các vấn đề về vốn và tính thanh khoản ngân hàng.
Phần còn lại của bài báo được cấu trúc như sau. Phần 2 mô tả các dữ liệu được sử dụng trong quá trình phân tích, tập trung vào
các chi tiết của khu vực BLS của Euro và Điều tra Mỹ SLO, và đánh giá tổng kết việc xác định thực nghiệm và phương pháp luận.
Phần 3 trình bày và thảo luận các kết quả.Phần 4 tóm tắt các bài báo, thảo luận về những tác động chính sách, và kết luận.

15


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

2. Dữ liệu, nhận diện và phương pháp nghiên cứu
Như đã giải thích ở phần trên, các giả thiết chủ yếu trong lý thuyết truyền dẫn chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng bao gồm:
1. Tác động của thay đổi chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm giảm nguồn cung cho vay của các ngân hàng. Điều này sẽ lại làm giảm

tổng sản lượng đầu ra và giá cả.
2. Thay đổi của chính sách tiền tệ được truyền dẫn thông qua những thay đổi trong tài sản ròng của các chủ thể vay phi tài chính

( các công ty và hộ gia đình), và các ngân hàng – cụ thể làm kênh giá trị tài sản và kênh tín dụng ngân hàng.
Những thử thách chính, như trên là:
1. Phân định rõ những tác động của thay đổi đối với nguồn cung, cầu các khoản vay.
2. Phân định rõ các ảnh hưởng của kênh giá trị tài sản các công ty và hộ gia đinh (các chủ thể vay phi tài chính) và ảnh

hưởng của kênh cho vay ngân hàng.
Trong phần này, chúng tôi sẽ giải thích cách chúng tôi giải quyết hai dự báo chính (các dự báo có thể kiểm tra) của lý thuyết
này, tập trung chủ yếu vào các dữ liệu có thể giúp chúng tôi giải các thử thách được nhận định.

Chiến lược nhận diện của chúng tôi dựa trên những câu trả lời được báo cáo trong hai cuộc điều tra BLS (điều tra về cho vay
ngân hàng tại khu vực đồng Euro) và SLO ( điều tra các giám đốc và quản lý cao cấp về tín dụng tại Mỹ). Ngân hàng trung ương
châu âu và các cục dữ trự liên bang khu vực của Mỹ đã yêu cầu từ các ngân hàng cung cấp thông tin hàng quý về chuẩn cho vay
của mình (kèm theo lý do thay đổi chuẩn nếu có), còn về phía cầu các khoản vay, họ nhận được thông tin từ các công ty và hộ gia
đình. Việc cuộc điều tra được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương - thường xuyên có sự giám sát của chính quyền- đã góp
16


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

phần tăng độ tin cậy của các thông tin được cung cấp cũng như uy tín chung của cuộc điều tra. Ý nghĩa kinh tế về mặt cung và
cầu tín dụng của các câu trả lời báo cáo trong các cuộc điều tra được suy ra một cách tự nhiên từ các câu hỏi đã được thiết kế. Vì
vậy, chúng tôi tin tưởng các ngân hàng trong cách đánh giá chuẩn cho vay áp dụng đối với các công ty và hộ gia đình, các lý do
trong việc thay đổi chuẩn được đưa ra bởi các ngân hàng (do những thay đổi trong trạng thái giá trị tài sản của những người đi
vay và của các ngân hàng) cũng như nhu cầu các khoản vay mà các ngân hàng nhận được 7. Chiến lược thực nghiệm của chúng
tôi là gắn vào mô hình VAR chuẩn những thông tin có giá trị cao từ các cuộc điều tra của ngân hàng-những thông tin bí mật được
tổng hợp từ 12 nước khu vực đồng Euro và những thông tin đại chúng của Mỹ.
Các phần tiếp theo đây diễn tả chi tiết các thông tin được sử dụng để phân tích và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm được
dùng. Cụ thể:
Phần 2.1 tổng hợp hệ thống của điều tra BLS khu vực đồng Euro.
Phần 2.2 trình bày ngắn gọn đặc điểm chính của cuộc điều tra ở Mỹ, vốn đã được sử dụng trong các tài liệu khác (tài liệu
Lown and Morgan 2006)
Phần 2.3 trình bày tổng hợp các biến chúng tôi sử dụng từ BLS và SLO
Phần 2.4 trình bày những vấn đề kinh tế vĩ mô khác sẽ được sử dụng để phân tích.
Phần 2.5 minh họa cho phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.

7 Lown and Morgan (2006) và De Bondt et al.(2010) chỉ ra rằng các bản điều tra có khả năng dự báo sản lượng đầu ra và tăng trưởng tín dụng ở Mỹ và khu vực đồng Euro.
Dựa trên số liệu ở cấp độ từng ngân hàng đơn lẻ ở Italia, một tài liệu gần đây cũng đã nghiên cứu mối liên hệ giữa các câu trả lời của BLS và dữ liệu tín dụng, và nhận ra tằng
các câu trả lời trong bản điều tra là những chỉ số đáng tin cậy cho sự phát triển của thị trường tín dụng ngân hàng (xem thêm Del Giovane, Ginette and Nobili,2009)]


17


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

Chiến lược xác định là chung cho tất cả các quốc gia châu Âu. Tuy nhiên, một số khác biệt sẽ được trình bày giữa khu vực
đồng Euro và Mỹ bởi dữ liệu sẵn có (xem thêm phần phụ lục).
2.1 Điều tra về cho vay ngân hàng của khu vực đồng Euro

Hàng quý, các ngân hàng trung ương quốc gia thuộc ngân hàng trung ương châu Âu đã yêu cầu các nhóm ngân hàng đại diện
của mối quốc gia cung cấp các thông tin về chuẩn cho vay mà các ngân hàng này áp dụng và thông tin về cầu các khoản vay mà
ngân hàng nhận được8. Bản điều tra bao gồm 18 câu hỏi cụ thể cả về quá khứ và kỳ vọng của tình hình tăng trưởng thị trường tín
dụng. Những tăng trưởng trong quá khứ đề cập đến chuẩn cho vay áp dụng và cầu tín dụng trong 3 tháng vừa qua, còn kỳ vọng
diễn biến tập trung vào các dự báo cho quý tiếp theo. Cuộc điều tra tập trung vào hai đối tượng vay vốn là các công ty và hộ gia
đình. Các khoản vay của hộ gia đình lại được phân biệt cụ thể hơn nữa thành các khoản vay mua nhà và các khoản vay tiêu dùng,
nhất quán với cách phân loại số liệu chính thức của khu vực đồng Euro9.
Các câu hỏi đơn giản là các câu hỏi định tính, không yêu cầu số liệu. Các câu trả lời được thu thập bởi ngân trung ương của các
quốc gia châu Âu. Thông thường, bản câu hỏi được gửi cho các nhà quản lý tín dụng cao cấp, ví dụ như trưởng bộ phận tín dụng
của các ngân hàng. Một nhóm các ngân hàng sẽ đại diện cho giới ngân hàng của quốc gia đó. Vì vậy nhóm đại diện này sẽ bao

8 Berg,van Rixtel, Ferrando, de Bondt and Scopel (2005) mô tả chi tiếp cấu trúc của bản điều tra. Sauer (2009) and Hempell, Köhler-Ulbrich and Sauer (2009) đã cung cấp
những cập nhật mới bao gồm những điểm cái tiến mới nhất và một vài thay đổi đã được thực hiện (yêu câu thông tin bổ xung qua các câu hỏi đặc thù) Bản điều tra được sử
dụng cho mục đích nghiên cứu lần đầu tiên trong Maddaloni and Peydró (2009) and Maddaloni, Peydróand Scopel (2009).

9 Sự phân loại này có một chút khác biệt só với cách phân lọai của Mỹ và bản điều tra SLO, trong bản điều tra SLO vay thế chấp được phân biệt kỹ hơn thành vay chuẩn và
vay dưới chuẩn.

18



& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

gồm các ngân hàng có quy mô khác nhau, tuy nhiên một số ưu tiên được dành cho các thông tin nội bộ của các ngân hàng lớn 10.
Những phân tích được báo cáo trong tài liệu này dựa trên sự tổng hợp các câu trả lời nhân được từ hơn 90 ngân hàng 11. Tỷ lệ trả
lời đã đạt 100% trong hầu hết các giai đoạn.
Quy mô và tầm bao quát của cuộc điều tra đã thay đổi chút ít kể từ khi khởi đầu. Về bảng câu hỏi, các câu hỏi thông thường đã
được giữ nguyên trong suốt quá trình. Một số câu hỏi đặc thù đôi khi được đưa ra nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề nhất định.
Chúng tôi không sử dụng các câu trả lời của những câu hỏi này do chỉ thu thập được trong một vài quý.
Bảng câu hỏi bao quát cả tình hình cung và cầu tín dụng ngân hàng. Vấn đề cung tín dụng được đề cập đến trong 10 câu hỏi
khác nhau, tập trung vào thay đổi chuẩn cho vay, các nhân tố gây ra những thay đổi này, các điều kiện tín dụng và các điều khoản
áp dụng đối với khách hàng – ví dụ: khi nào, tại sao các ngân hàng lại thay đổi chuẩn cho vay. Về vấn đề cầu tín dụng, chủ yếu
chỉ có 2 câu hỏi, một liên quan đến cầu tín dụng của mỗi loại chủ thể vay, câu còn lại liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến
cầu tín dụng (nhu cầu đầu tư, khả năng tiếp cần các nguồn cung tài chính khác,v.v) 12 .

10 Khi chúng tôi truy cập vào thông tin về quy mô ngân hàng, một giả thiết thú vị nảy ra từ kênh cho vay đó là: kênh tín dụng có thể mạnh hơn ở các ngân hàng nhỏ. Chúng tôi
đã tạm dừng những phân tích này để tiến hành điều tra kỹ càng hơn

11. Giai đoạn đầu, có 87 ngân hàng tham gia điều tra. Con số này duy trì cố định cho đến năm 2007, khi Slovenia tham gia khu vực đồng Euro và các ngân hàng của Slovenia
đã tham gia điều tra. Sau đó, năm 2008, con số này tăng lên 112 với sự tham gia của Cyprus, Malta và một số ngân hàng mới ở Itatlia và Đức.

12 Các nhân tố làm thay đổi nhu cầu vay vốn cũng chứa đựng những thông tin hữu ích. Một giả thiết thú vị để kiểm tra trong tương lai đó là xem liệu các tác động kinh tế của
kênh tín dụng có cao hơn khi nhu cầu vay vốn tăng và khả năng tiếp cần các nguồn tài chính khác là hạn chế.

19


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

Nhóm câu hỏi đầu tiên để cập những thay đổi trong tiêu chuẩn cho vay dành cho mỗi đối tượng vay vốn (công ty và hộ gia đình,
dành cho mua nhà hay tiêu dùng). Chuẩn cho vay là khung xương hay là tiêu chuẩn cho các chính sách của một ngân hàng (xem

Lown and Morgan , 2006,và Freixas and Rochet, 2008). Hai câu hỏi khác nhau, về vấn đề được đưa vào để khảo sát xem các
ngân hàng có thay đổi chuẩn cho vay áp dụng cho các công ty và cho các hộ gia đinh trong quý vừa rồi rồi (hoặc họ có định thay
đổi trong quý tiếp theo)13. Nhóm câu hỏi tiếp theo cho các ngân hàng cơ hội để đánh giá cách các nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến
chuẩn tín dụng của họ. Cụ thể, liệu có phải những thay đổi trong chuẩn cho vay là do những thay đổi trong vấn đề cân đối các
nguồn lực của ngân hàng, do những thay đổi trong áp lực cạnh tranh hay là do những thay đổi trong độ tin cậy và tài sản dòng
của người vay vốn. Nhóm câu hỏi cuối cùng hướng đến những thay đổi trong các điều kiện và các điều khoản cho vay – các
nghĩa vụ hợp đồng thoả thuận giữa ngân hàng và người đi vay, ví dụ như lãi suất, tài sản thế chấp, quy mô, thời hạn và các giao
ước khác.
Kết quả điều tra của khu vư châu Âu (trung bình của các kết quả thu được ở mỗi nước trong khu vực) được công bộ hàng quý
trên website của ECB ( Ở một số rất ít các nước, kết quả
tổng hợp của nội địa được công bố bởi chính các ngân hàng trung ương quốc gia đó. Tuy nhiên, tổng hợp tất cả các câu trả lời
của mỗi quốc gia và từng ngân hàng được giữ bí mật.
Vì mục địch của nghiên cứu này, chúng tôi tập chung vào một số câu hỏi nhất đinh của bản điều tra BLS được trình bày trong
phần phụ lục. Vì mục đích của chúng tôi là xác định các tác động tới cung và cầu tín dụng – cân đối các nguồn lực của các ngân
13 Đề phòng trường hợp các ngân hàng nước ngoài cũng năm trong nhóm mẫu đại diện, chuẩn tín dụng được để cập đến là chính sách cho vay ở thị trường nội địa. Chính
sách này có thể sẽ khác so với các các tiêu chuẩn của ngân hàng mẹ.

20


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

hàng và người đi vay- vậy nên chúng tôi tập trung vào các câu hỏi liên quan đến việc thay đổi chuẩn cho vay của ngân hàng. Hơn
nữa, vì chúng tối quan tâm đến các quyết định cho vay thực tế của ngân hàng nên chúng tôi cũng so sánh kết quả phân tích ở Mỹ
và khu vực đồng Euro (xem mục 2.2), chúng tôi phân tích các câu trả lời liên quan đến các quyết định thay đổi chuẩn cho vay
thực tế trong quý vừa qua và chúng tôi không sử dụng các câu trả lời liên quan đến các thay đổi được kỳ vọng 14.
Để có một nhóm đối tượng nghiên cứu ổn định, chúng tôi đã giới hạn trong vòng 12 nước tham gia vào khu vực đồng Euro vào
thời điểm đầu tiên khi bản đầu tra được tiến hành (quý 4, 2002). Các câu trả lời kéo dài từ quý 4,2002-quý4, 2009. Trong suốt
giai đoạn này, chúng tôi liên tục nhận được dự liệu từ 12 nước khu vực đồng Euro là (Austria, Belgium, France, Finland,
Germany, Greece, Ireland, Italy,Luxembourg, Netherlands, Portugal, and Spain)

2.2 Điều tra các giám đốc ngân hàng (Senior Officer) của Mỹ (SLO)

Cục dữ trự liên bang hàng quý đã công bố các kết quả điều tra về chuẩn cho vay của các ngân hàng, cuộc điều tra ý kiến của
các giám đốc ngân hàng về thực tế cho vay (SLO). Cuộc điều tra bao phủ cả vấn đề cho vay kinh doanh và cho vay hộ gia đình.
Bản câu hỏi tập trung vào nguồn cung và nhu cầu các khoản cho vay ngân hàng, nhưng các câu hỏi chỉ tập trung vào những sự
phát triển trong quá khứ mà không có những câu hỏi về những dự kiến tương tai. Từ năm 1990 các nhân viên đã có những báo
14 Các câu trả lời liên quan đến các nhân tố bao gồm cả những thay đổi trong chuẩn cho vay của ngân hàng (ví dụ: tại sao các ngân hàng lại thắt chặt chuẩn cho vay) củng
cố thêm sự xác định các giới hạn nguồn cung các khoản vay. Những nhân tố này có thể chia thành hai nhóm chính. (1) những nhân tố liên quan đến năng lực cho vay của
ngân hàng trong mối quan hệ với những hạn chế trong cân bằng các nguồn lực của họ cũng như những áp lực cạnh tranh; (2) các nhân tố liên quan đến những thay đổi trong
các rủi ro và trong tài sản ròng của người vay. Các câu hỏi liên quan đến nhóm nhân tố thứ nhất xác định những giới hạn cung tín dụng thuần, vì vậy, xác định kênh cho vay
của ngân hàng. Thông tin này hữu dụng không chỉ trong việc tách biệt kênh cho vay của ngân hàng với kênh giá trị tài sản các nguồn lực của các công ty/hộ gia đình mà còn
củng cố thêm việc xác định nguồn cung tín dụng (ảnh hưởng bao trùm lên các thay đổi trong cầu vốn vay và chất lượng người vay)

21


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

cáo riêng rẽ về chuẩn cho vay cho các công ty lớn vào nhỏ (cũng như báo cáo về nhu cầu vay). Chúng tôi thường sử dụng những
câu trả lời liên quan đến các công ty lớn trong phương pháp phân tích chuẩn của mình.
Mẫu hiện tại gồm hơn 60 ngân hàng, bao gồm những ngân hàng lớn nhất ở mỗi khu vực trong 12 khu vực dữ trự liên bang.
Cuộc điều tra được thực hiện bởi các ngân hàng dự trự liên bang khu vực. Tỷ lệ phản hồi hầu như đạt 100%. Nhưng thông tin
thêm về cấu tạo của cuộc điều tra có thể được tìm thấy trong tài liệu Lown and Morgan (2006) 15. Kết quả của cuộc điều tra có thể
xem tại />Tương tự như các câu hỏi trong BLS, dành cho vay thương mại và công nghiệp (C&I), cuộc điều tra SLO hỏi về những thay
đổi trong tiêu chuẩn cho vay và những nhân tố quyết định những quyết định thay đổi này. Những nhân tố đó có quan hệ lớn với
tình hình cân đối các nguồn lực của các ngân hàng, cạnh tranh trong ngành ngân hàng, và độ tin cậy và triển vọng của khách
hàng. Đang chú ý đó là SLO có chứa một câu hỏi cụ thể về việc các quyết định về chuẩn cho vay đã bị ảnh hưởng như thế nào
bởi sự nhân nhượng của ngân hàng đối với các rủi ro cho vay, một thông tin không được báo cáo trong BLS 16. Không may là
khác với khu vực đồng Euro và BLS, SLO không cung cấp nhưng thông tin về chuẩn vay thế chấp và tiêu dùng mà chỉ có thông
tin về cho vay C&I17

15 Xem thêm thông tin tại Lown, Morgan and Rohatgi (2000) và Lown and Morgan (2006)
16 Những thông tin này có thể được dùng như một thước đo trực tiếp tham vọng mạo hiểm của các ngân hàng trong hành vi cho vay. Trong khi điều tra BLS ở châu Âu không
cung cấp những thông tin loại này, sự phong phú trong các thông tin của cuộc điều tra cho phép xuất ra thước đó này một các gián tiếp bằng cách giữ nguyên những nhân tố
khác và bằng cách phân tích các kiểm khoản và điều kiện cho vay (xem Maddaloni và Peydró, 2009)

17 Thêm vào đó, một số câu hỏi về những nhân tố ảnh hưởng đến chuẩn cho vay trong điều tra SLO đã được thêm vào trong những năm gần đây, điều này khiến tăng thêm
những hạn chế trong việc sử dụng các câu trả lời trong khoảng thời gian được nghiên cứu ở thị trường Mỹ

22


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

Bản điều tra xuất hiện lần đầu vào năm 1967. Kể từ đó đến nay, cấu trúc cơ bản của cuộc điều tra đã được thay đổi vài lần. Vì
thế, khoảng thời gian có thể được dùng cho một phân tích kinh tế tổng quát với sự nhất quán trong thông tin điều tra ngắn hơn rất
nhiều. Các câu hỏi liên quan đến vấn đề nhu cầu vay kinh doanh và hộ gia đình được thêm vào cuộc điều tra từ quý 3 năm 1992.
Vậy nên, đây là thời điểm bắt đầu các phân tích của chúng tôi 18. Nhằm phục vụ mục đích của tài liệu này, chúng tôi chỉ tập trung
vào một số ít các câu hỏi được trình bày chi tiết trong phần phụ lục.
2.3 Thống kế tổng thể đối với BLS và SLO.

Các câu hỏi trình bày trong BLS và SLO được trả lời dựa trên 5 mực độ lựa chọn từ “nới lỏng đáng kể” đến “thắt chặt đáng
kể” đối với những câu hỏi liên quan đến thay đổi chuẩn cho vay, đối với những câu hỏi liên về cung và cầu vay vốn thì câu trả lời
thay đổi từ “ giảm đáng kể” đến “tăng đáng kể”.
Cũng giống như một số tài liệu, ví dụ Lown and Morgan 2006, chúng tôi định lượng các câu trả lời khác nhau bằng cách sử
dụng chỉ số phần trăm ròng19. Khi tính toán lượng vốn khả dụng, phần trăm ròng là sự chênh lệch giữa phần trăm các ngân hàng
18 các câu hỏi có liên quan đến nguồn cầu cho vay tiêu dùng đã được đưa vào chỉ trong quý 4 năm 1995
19 Việc sử dụng chỉ số này hàm ý rằng không có sự phân biệt nào giữa mức độ thắt chặt (nới lỏng) của chuẩn cho vay trong các thông tin phản hồi (tương tự như mức độ
tăng giảm trong nhu cầu vay vốn). Vân để này có thể được xác định bằng việc sử dụng các chỉ số khuyếch đại. Một ví dụ đơn giản để tính các chỉ số này: chỉ số đo là 0,5%
các ngân hàng trả lời rằng họ đã thắt chặt (nới lỏng) phần nào và có 1% trả lời rằng họ đã thắt chặt (nới lỏng) đáng kể. Một phương pháp tính tương tự có thể áp dụng để trả
lời các vấn đề về nhu cầu vay vốn. Kết quả thu được sử dụng cái chỉ số khuyếch tán và chỉ số phần trăm ròng không khác biệt về chất lượng, vì thế chúng tôi không trình bày

các chỉ số này vì chúng cũng chứa một mức tự do nhất định khi lựa chọn chỉ số đo.

23


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

báo cáo sự nới lỏng chuẩn và phần trăm các ngân hàng báo cáo thắt chặt chuẩn cho vay. Tỷ lệ phần trăm ròng của những ngân
hàng đã thay đổi chuẩn (do những nhân tố liên quan đến vấn đề cân đối các nguồn lực) cung cấp một thước đo cho nguồn cung
tín dụng thuần. Một giá trị dương thể hiện đã thực sự có một sự thắt chặt trong chuẩn cho vay.
Đối với những thay đổi trong nhu cầu vay vốn, tỷ lệ phần trăm ròng là sự chênh lệch giữa phần trăm của những ngân hàng báo
cáo sự gia tăng nhu cầu vay vốn và tỷ lệ phần trăm của những ngân hàng báo cáo giảm. Trong trường hợp này, một con số dương
biểu thị một sự giảm thực trong nhu cầu vay vốn. Bảng 1A và 2A ( phần phụ lục) tổng hợp tổng cầu, chuẩn cho vay, chất lượng
người vay và nguồn cung tín dụng thuần (ví dụ: tổng hợp các hạn chế của giá trị tài sản và áp lực của việc cạnh tranh) của khối
đồng Euro và Mỹ.
Những người trả lời cuộc điều tra đánh giá cùng lúc cả tình hình nguồn cung và nhu cầu trên thị trường ngân hàng, vì thế câu
trả lời của họ có thể có mối tương quan rất cao. Tuy nhiên, một sự phân tích tương quan đơn giản giữa các câu trả lời liên quan
đến cung, cầu tín dụng ở mức độ quốc gia đã chỉ ra rằng mối tương quan này không hoàn hảo và sự tương quan là khá thấp khi
câu các câu trả lời có liên quan đến vấn đề các kênh cung thuần. Biểu đồ A trong phần phụ lục giải thích rõ thêm vấn đề này. 3
biểu đồ này thể hiện mối tương quan giữa tổng cầu tín dụng và (i) tổng vốn khả dụng (thay đổi trong những tiểu chuẩn cho vay
tổng thể cho các doanh nghiệp), (ii) các nhân tố cung liên quan đến chất lượng của người đi vay (các điều kiện và mức rủi
ro/triển vọng của các công ty) và (iii) cung tín dụng thuần (các nhân tố liên quan đến khả năng cân đối các nguồn lực của ngân
hàng và áp lực cạnh tranh). Ở cả mỹ và khu vực đồng Euro, mối tương quan giữa nhu cầu vay vốn và nguồn cung tín dụng được

24


& Grow [MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ KÊNH TÍN DỤNG TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ]

xác nhận qua cuộc điều tra giảm đáng kể khi nguồn cung được xác định thông qua các yếu tố cung “thuần” – tạo ra bởi kênh cho

vay ngân hàng. Trong trường hợp này mối tương quan chưa bao giờ lớn hơn 40% 20.
2.4 Dữ liệu kinh tế vĩ mô.

Ngoài những thông tin từ các ngân hàng trung ương, chúng tôi thêm vào trong quá trình phân tích ba biến kinh tế vĩ mô: tổng
sản lượng đầu ra, giá cả và lãi suất chính sách tiền tệ. Biến sản phẩm đầu ra là tỷ lệ tăng trưởng của GDP thực trong 4 quý cho
mỗi quốc gia trong khu vực đồng Euro và Mỹ. Sự tăng trưởng trong giá cả được đại diện bởi mức tăng trưởng của tỷ lệ giảm phát
GDP trong 4 quý. Cuối cùng, tỷ lệ lãi suất của chính sách tiền tệ là lãi suất cho vay qua đêm (EONIA) cho khu vực châu Âu và
tỷ lệ lãi suất liên bang đối với Mỹ. ở Mỹ, tỷ lệ lãi suất liên bang đã được sử dụng rộng rãi như một chỉ số thể hiện thái độ của
chính sách tiền tệ (xem Bernake and Blinder (1992), Bernanke and Mihov (1997), Christiano,Eichenbum and Evans (1999) và
den Haan et al (2007)). Tại khu vực đồng Euro, tỷ lệ EONIA biến động trong một hàng rào mà hội đồng chính phủ của ECB quy
định (giữa một tỷ lệ huy động cơ sở và một tỷ lên cho vay biên cơ sở). Vì Vậy chỉ số này thể hiện thái độ của chính sách tiền tệ
của khu vực đồng Euro.
Vào tháng 10/2008 ngân hàng trưng ương châu Âu đã giảm lãi suất chính sách và cũng giới thiệu một thước đo tín dụng tăng
cường, cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng thông qua đấu giá các gói cấp vốn lãi suất cố định. Chính sách này đã làm
EONIA giảm đáng kể và thấp hơn lãi suất chính sách (ECN,2009). Vì vậy, chúng tôi coi EONIA là một thước đo của chính sách
20 Kết quả là tương đương nếu các sự tương quan được tính toán với các khoản vay hộ gia đình ở khu vực Euro. Các thông tin tương tự không được cung cấp trong SLO
của Mỹ

25


×