Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

thành phần tham gia thị trường trái phiếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.67 KB, 5 trang )

4. THÀNH PHẦN THAM GIA VÀ CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ
4.1 Thành phần tham gia
4.1.1 Nhà phát hành trái phiếu
• Chính phủ và các cơ quan chức năng được uỷ quyền: phát hành trái phiếu quốc tế để
tạo vốn cho quốc gia.
Thị trường vốn ngày nay không còn bị đóng khung trong phạm vi quốc gia mà sự phát triển mạnh
mẽ của nó với xu hướng toàn cầu hoá, đã mở ra nhiều triển vọng cho các Chính phủ huy động vốn
trên bình diện quốc tế. Một trong các hình thức huy động vốn trên thị trường vốn quốc tế phổ biến
hiện nay được nhiều Chính phủ lựa chọn là phát hành trái phiếu quốc tế. Đó là hình thức Chính
phủ phát hành các chứng từ vay nợ (được gọi là trái phiếu quốc tế) ra thị trường vốn quốc tế, đây
là hình thức vay vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư quốc tế không phải qua các tổ chức trung gian như
vay ngân hàng.
• Chính quyền các địa phương hay các tiểu bang: Mục đích phát hành trái phiếu quốc tế
của các tổ chức này là nhằm gây quỹ, tạo vốn tài trợ cho việc xây dựng những dự án chung có sinh
lợi như là hệ thống giao thông, trường học và những dịch vụ công cộng.
Theo thống kê của Standard and Poors’ năm 2009, trái phiếu chính phủ quốc tế của Mỹ chiếm
20%, còn lại là của các quốc gia mới nổi và các nước phát triển khác. Các nước phát triển thường
được xếp hạng tín nhiệm AAA còn các nước mới nổi thường được xếp hạng tín nhiệm là BBB.
Các quốc gia mới nổi chỉ chiếm 5% số trái phiếu chính phủ quốc tế.
• The World Bank, IMF, Ngân hàng trung ương các nước
• Các Ngân hàng thương mại
• Các công ty lớn
4.1.2 Các tổ chức đầu tư quốc tế
Các tổ chức đầu tư quốc tế thường gồm:
• Quỹ hưu trí - Pension Funds
• Các công ty bảo hiểm
• Các ngân hàng
• Các quỹ Hỗ tương
• Các nhà đầu tư chiến lược
• Quỹ phòng vệ
• Các định chế đầu tư khác


4.2 Cơ cấu các bên tham gia
Một đợt phát hành trái phiếu sẽ có các thành phần tham gia sau: Issuer, Lead and Co-Manager,
Underwriter, Sellers, Trustees, Paying Agents.
[2]Issuer (or borrower)-nhà phát hành, những người cần vay vốn thông qua phát hành trái phiếu.
Người phát hành có thể là một ngân hàng, một công ty, một tồ chức quốc tế hay chính phủ. Các
chủ thể phát hành này cần đến một Ngân hàng để nhờ ngân hàng phát hành trái phiếu cho mình.
Ngân hàng này được gọi là ngân hàng chủ trì-lead bank, hay nhà quản lí bao tiêu-Lead manager.
Ngân hàng này có thể mời thêm các ngân hàng khác và tạo thành managing group để cùng nhau
thỏa thuận và thực hiện việc phát hành trái phiếu. Managing group này sau đó bán trái phiếu cho
các nhà bảo lãnh-underwriter hoặc bán trực tiếp cho nhóm mua-selling group. Managing group,
underwriter và seller được gọi chung là syndicate-nhóm bao tiêu hay nhóm cho vay. Khi nhóm này
bán trái phiếu cho các nhà đầu tư là khách hàng của họ, thì đây là thị trường sơ cấp. Khi các nhà
đầu tư mua bán qua lại với nhau thì đó là thị trường thứ cấp.
Sau khi trái phiếu được bán đi, một ngân hàng làm đóng vai trò là principal paying agent có nhiệm
vụ thu lãi và gốc từ nhà phát hành rồi trả cho nhà đầu tư. Những principal paying agent này cũng
thường đóng vai trò là fiscal agent-là người đại diện cho nhà phát hành. Tuy nhiên, nếu paying
agent đóng vai trò là trustee-đại diện của nhà đầu tư, thì phải có một ngân hàng khác đóng vai trò
là fiscal agent, do nhà phát hành chỉ định.
Các chủ thể tham gia trong thị trường được tổ chức bởi Hiệp hội thị trường thứ cấp quốc tế (the
International Primary Market Association-IPMA) ở London và Hiệp Hội thị trường chứng khoán
quốc tế (International Security Market Association-ISMA) ở Zurich.
• Phí quản lý và bảo lãnh
Phí quản lý và bảo lãnh cho các đợt phát hành trái phiếu quốc tế có thể thay đổi tuỳ theo kỳ hạn
thanh toán trái phiếu - lệ phí cao hơn đối với trái phiếu dại hạn hơn và cũng tuỳ thuộc vào tiếng
tăm của công ty huy động vốn cũng như địa vị của nước chủ nhà. Thông thường, các lệ phí này
dựa vào tỷ lệ phần trăm số vốn phát hành và thanh toán chiết khấu giá.
• Rủi ro bảo lãnh
Hoạt động bảo lãnh phát hành cũng có rủi ro. Đó là rủi ro khi giá bán trái phiếu cho nhà đầu tư
không bằng giá mà nhà bảo lãnh phát hành cam kết bán với nhà phát hành. Ví dụ, nếu người quản
lí cam kết phát hành trái phiếu với giá 100 USD, nhưng nhà đầu tư trên thị trường chỉ đồng ý mua

với giá 98 USD thì nhà bảo lãnh phát hành phải bù phần chênh lệch đó. Các lí do dẫn đến hiện
tượng trên có thể là do một sự tăng lên đột ngột của lãi suất, sự giảm tín nhiệm đột ngột của nhà
phát hành, hoặc do nhà đầu tư đột nhiên thích trái phiếu định giá bằng EUR hơn USD.
Do đó, nhà bảo lãnh phát hành cần phải hiểu rõ về cả bên cung và bên cầu. Họ phải có đủ năng lực
tài chính để ứng phó khi rủi ro bảo lãnh xảy ra. Đồng thời, họ phải có các mối quan hệ rộng rãi với
các nhà đầu tư để có thể phát hành trái phiếu thật nhanh, trước khi thị trường thay đổi.
• Thị trường Gray
Có một sự bất đối xứng giữa nhà quản lí và nhóm bán. Nhà quản lí hấu như có mọi quyền lực để
áp đặt mọi quy tắc lên nhóm bao tiêu(sydicate). Do đó, họ có động lực nhận thật nhiều đợt bảo
lãnh phát hành để tăng doanh số của mình. Họ áp dụng các điều khoản dễ dàng hơn cho nhà phát
hành. Theo đó thì giá bán cũng phải tăng lên và lợi suất giảm. Do đó, họ phải bán trái phiếu với
giá cao (overpriced). Những nhà quản lí này tin rằng họ có thể lập một nhóm bán hàng để bán với
giá cao, vì các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng đầu tư rất sẵn lòng tham gia vào nhóm
bao tiêu. Tuy nhiên, nếu thị trường đánh giá không tốt về trái phiếu do họ bảo lãnh phát hành, họ
sẽ không thể bán hết trái phiếu và phải chịu thiệt hại. Hiện tượng này được gọi là “excessive
competition”.
Từ năm 1970, các chủ thể tham gia trong thị trờng phát triển một phương pháp để giải quyết tình
trạng trên. Để tránh việc không thể bán trái phiếu ngang mệnh giá trên thị trường thứ cấp, họ bán
kỳ hạn trái phiếu. Nghĩa là những người bán sẽ bán trái phiếu ngay lập tức khi nhận được thông
báo về việc bán trái phiếu đó, với giá 98-99% mệnh giá để nhà đầu tư không biết là trái phiếu đã
được định giá cao hơn giá trị thực.
4.3 Cơ cấu thị trường trái phiếu quốc tế
4.3.1 Thị trường sơ cấp
Cũng như các thị trường nội địa, bộ phận thị trường sơ cấp của thị trường trái phiếu quốc tế cũng
là thị trường xử lý việc phát hành các trái phiếu mới.
Trên thị trường này có sự tham gia mà các nhà phát hành nổi tiếng thế giới như ngân hàng Crédit
Suisse, ngân hàng First Boston, ngân hàng Deutche hay công ty chứng khoán Nomura.
4.3.2 Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là bộ phận quan trọng trong hoạt động có hiệu quả của thị trường sơ cấp bởi vì
đó là phương tiện đảm bảm việc chuyển đổi thành tiền mặt cho chủ trái phiếu. Hiển nhiên là thị

trường sơ cấp sẽ hoạt động kém hiệu quả vì không hấp dẫn lắm đối với các nhà đầu tư tiềm năng
khi có ít hoặc không có triển vọng chuyển đổi sang tiền mặt sau đợt phát hành mới. Ngoài ra, sự
tồn tại của thị trường thứ cấp cũng cho phép định giá những trái phiếu mới căn cứ vào mức lãi có
được từ những đợt phát hành lớn.
Thị trường thứ cấp của thị trường trái phiếu Châu Âu là loại thị trường phi tập trung - việc buôn
bán các loại trái phiếu quốc tế hay Châu Âu được tiến hành bởi Hiệp hội các nhà kinh doanh trái
phiếu quốc tế (AIBD - Association of International Business Dealers) thông qua điện thoại và xác
nhận qua điện tín. AIBD được thành lập vào cuối những năm 1960 và có trên 900 thành viên của
khoảng 40 nước. AIBD đã góp phần quan trọng vào việc tạo ra thị trường và phân phối sản phẩm
của thị trường trái phiếu quốc tế và thị trường trái phiếu Châu Âu. AIBD đã đóng nhiều vai trò bao
gồm cả cung cấp nguồn thông tin về những đợt phát hành lớn và cố gắng điều chỉnh các hoạt động
trên thị trường bằng cách cải tiến luật lệ và thủ tục làm cho hoạt động trên thị trường được trôi
chảy. Vì vậy những vấn đề như tập quán kinh doanh, kỹ thuật tính toán tiền lãi tích luỹ, định giá trị
trái phiếu hay thanh toán… đều nằm trong quy chế của AIBD.
Về cơ chế kinh doanh, việc báo giá trái phiếu theo giá bán và giá mua tạo ra một khoản chênh lệch
giá nhất định. Phạm vi chênh lệch này tuỳ thuộc vào mức độ khả năng thanh toán tiền mặt của một
đợt phát hành nhất định cũng như tình trạng tài chính của nhà buôn. Kinh doanh thường được thực
hiện với một lô tối thiểu là 10 trái phiếu, mỗi lô thường có giá trị $10.000.
Trên thị trường thứ cấp các nhà kinh doanh kiếm lợi trên trái phiếu qua 2 cách:
• Chênh lệch giá mua và giá bán trái phiếu: Chênh lệch này cũng thay đổi theo tính chất
trái phiếu. Thường mức độ dao động giá đối với loại trái phiếu có lãi suất cố định là rộng hơn so
với trái phiếu có lãi suất thả nổi. Mức lợi nhuận do chênh lệch giá còn cao hơn đối với loại trái
phiếu có khả năng thanh toán tiền mặt thấp. Nói chung, các chênh lệch vào khoảng 0,5% giữa giá
mua và giá bán đối với trái phiếu có khả năng thanh toán tiền mặt và có thể tăng đến 1% - 2% đối
với những trái phiếu kém tích cực hơn.
• Thời cơ: Các nhà buôn chứng khoán luôn chờ đợi thời cơ trên thị trường chứng khoán
để mua và bán chứng khoán đúng lúc. Khi nhà buôn trái phiếu quốc tế quyết định mua một số
lượng lớn một loại trái phiếu là lúc ông ta dự đoán rằng người ta sẽ rất cần đến loại trái phiếu này
và hy vọng giá trái phiếu sẽ tăng cao hơn nhiều. Nhưng cũng không loại trừ những bất lợi xảy ra
sẽ làm hỏng thời cơ, như việc một công ty phát hành trái phiếu bị đánh giá lại thì trái phiếu đó có

nguy cơ xuống giá.

×