Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

tình hình phát hành trái phiếu quốc tế của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.28 KB, 23 trang )

B. TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
Trong giai đoạn hiện nay và những năm tới, nhu cầu vốn cho sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước ngày càng lớn. Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn đầu tư
trong nước, cần phải huy động nguồn vốn từ nước ngoài bằng các hình thức khác nhau để
đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Vì vậy, Việt Nam đã mạnh dạn tham gia thị trường
trái phiếu Quốc tế và đã thu được những tín hiệu đáng mừng song song với những lo ngại
và thách thức! Đặc biệt là lần phát hành Trái phiếu quốc tế đầu tiên của Việt Nam ra thị
trường thế giới.
1.Đợt phát hành đầu tiên 2005:
Đề án phát hành trái phiếu quốc tế đã được Bộ Tài chính “thai nghén” từ cách đây
hơn 10 năm. Năm 1994, ngay sau khi Trung Quốc phát hành trái phiếu lần đầu tiên ra thị
trường thế giới, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính bắt tay vào nghiên cứu, học hỏi kinh
nghiệm để xây dựng đề án này.
Do những biến động của thị trường tài chính-tiền tệ thế giới, đề án đã nhiều lần bị
trì hoãn do chưa hội đủ các điều kiện thuận lợi. Năm 2005, thời cơ đã đến khi các yếu tố
“thiên-thời-địa-lợi” chín muồi: Kinh tế trong nước phát triển, nợ nước ngoài ở mức an
toàn, thị trường tài chính thế giới ổn định cộng với nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển ngày
một lớn.
Việc Việt Nam lựa chọn thời điểm cuối tháng 10/2005 để phát hành trái phiếu là hết
sức đúng đắn bởi trong khi vay thương mại từ các ngân hàng trong nước đang ở một mặt
bằng lãi suất cao thì việc huy động nguồn ngoại tệ từ bên ngoài với lãi suất thấp hơn sẽ tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Đặc biệt, trong bối cảnh nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) đang
ngày càng bị thu hẹp dần và dự kiến đến năm 2010 sẽ “biến mất” khỏi cơ cấu vốn vay, thì
trái phiếu sẽ trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
"Hiếm thấy lần phát hành trái phiếu Chính phủ đầu tiên nào thu được thành công
như của Việt Nam" là nhận định được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đưa ra. Bằng chứng là
số lượng nhà đầu tư đặt mua trái phiếu lên tới trên 255 nhà đầu tư lớn (so với 150 nhà đầu
tư mua trái phiếu của Chính phủ Indonesia đầu tháng 10/2005). Tính trung bình, mỗi nhà
đầu tư chỉ mua được khoảng 20% lượng đặt mua, thậm chí có nhà đầu tư không mua được
trái phiếu. Việc nhiều nhà đầu tư lớn tham gia mua trái phiếu Việt Nam sẽ là điều kiện tốt


để tăng tính thanh khoản cho trái phiếu khi giao dịch trên thị trường thứ cấp, tạo thuận lợi
cho những lần phát hành tiếp theo.
Ngay ngày đầu tiên tại Hồng Kông (19/10), số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã đạt
khoảng 1 tỷ USD, gấp 2 lần số lượng trái phiếu Chính phủ Việt Nam định phát hành. Đến
ngày 26/10, sau khi Chính phủ quyết định tăng khối lượng phát hành thêm 250 triệu USD,
số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã tăng lên tới hơn gấp 3 lần từ mức trên 1 tỷ USD lên
khoảng 3 tỷ USD. Ngày định giá trái phiếu, 29/10, số lượng các nhà đầu tư đặt mua đã lên
tới con số kỷ lục 4,5 tỷ USD, tức là gấp 6 lần mức Chính phủ Việt Nam phát hành trong
đợt này. Tất cả các nhà đầu tư quan trọng, có uy tín lớn trên thị trường tài chính thế giới từ
Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ đều quan tâm tham gia đặt mua trái phiếu của Chính phủ
VN với số lượng lớn. Đặc biệt lần này một số Ngân hàng trung ương và các tổ chức đầu tư
của Chính phủ các nước trong khu vực Châu Á đặt mua tới 50 - 100 triệu USD. Trong đó
có Ngân hàng dự trữ quốc gia Malaysia tính đến nay chưa từng mua trái phiếu Chính phủ
của quốc gia nào thì nay đã đặt mua trái phiếu của Chính phủ VN. Đặc biệt, còn dùng cả
tiền dự trữ để tham gia mua 50 triệu USD. Điều này chứng tỏ, sức hút mạnh mẽ của trái
phiếu Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế.
Kết quả, 750 triệu USD trái phiếu đã được bán hết với lãi suất danh nghĩa là
6,875%/năm; trong đó các nhà đầu tư châu Á nắm giữ 38%, châu Âu 32% và Mỹ là 30%.
Trong số các nhà đầu tư này, các quỹ đầu tư tài chính là đối tượng quan tâm nhiều nhất đến
trái phiếu của Việt Nam (chiếm tới 52%), còn lại là ngân hàng (25%), các công ty bảo
hiểm (17%) và các tổ chức tài chính khác (7%).
Lãi suất coupon là 6,875%, giá bán là 99,223 USD. Điều này có nghĩa là lãi suất
thực mà Việt Nam phải trả cho trái phiếu này là 7,13%/năm. Mức lãi suất này được coi là
thấp so với các nước có mức tín nhiệm tương đương với Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại,
lãi suất trái phiếu chính phủ của Indonesia là 7,717%/năm, Philippines là 8,59%. Hầu hết
các nước Nam Mỹ như Brasil, Argentina, Colombia đều phải chịu mức lãi suất cao hơn
7,5%. So với một số nền kinh tế mạnh như Hàn Quốc, Úc, Nga thì mức lãi suất mà Việt
Nam phải chịu chỉ cao hơn từ 1,32-1,65%.
30 giây sau khi được định giá phát hành ở thị trường sơ cấp, trái phiếu Chính phủ
Việt Nam đã được giao dịch trên thị trường thứ cấp và giá trái phiếu đã tăng khoảng 5

điểm, sau 15 phút tăng lên 10 điểm và đến ngày 1/11 vẫn giữ ở mức tăng 10 điểm so với
lúc định giá phát hành....
Đây là đợt phát hành TPQTCP lần đầu tiên của VN ra thị trường vốn quốc tế và
giao dịch này khẳng định cam kết của VN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới. Đây là
bước đi "khai phá" đầy thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận vào thị trường
vốn quốc tế. Tín hiệu vui là thị trường quốc tế đã đón nhận mạnh mẽ và hi vọng giao dịch
lần này sẽ khuyến khích hơn nữa sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với VN.
Trước mắt, trong đợt huy động 750 triệu USD trái phiếu lần này, Tổng công ty công
nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là doanh nghiệp đầu tiên đã được lựa chọn giải ngân.
Tổng công ty Điện lực Việt Nam cũng muốn được vay vốn trái phiếu, nhưng do chưa có
phương án, vay và trả nợ khả thi nên không được chấp thuận. Vì vậy, để tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và học hỏi kinh nghiệm, trong đoàn đi tiếp thị chào
hàng trái phiếu lần này, ngoài Vinashin còn có Tổng công ty Xi măng Việt Nam, Ngân
hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Đây là những đơn vị đang có kế
hoạch phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế trong tương lai không xa.
Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam thành công là một tín hiệu tích cực.
Điều này thể hiện mức tín nhiệm của Việt Nam đã gia tăng làm cho các nhà đầu tư nước
ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Có thể sau sự kiện này, việc thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) cũng như gián tiếp (FPI) sẽ gia tăng, thúc đẩy hơn
nữa kinh tế Việt Nam tăng trưởng.
Việc trái phiếu bán chạy trên thị trường quốc tế cũng là điều kiện để Việt Nam có thể huy
động thêm nguồn vốn, tăng cường đầu tư, thúc đẩy cỗ máy tăng trưởng, khi mà nguồn vốn
trong nước đang đi dần đến điểm bão hòa, khó huy động hơn.
Việc phát hành trái phiếu quốc tế của Việt Nam sẽ có những tác tích cực. Tuy nhiên, nếu
không có những giải pháp hợp lý, những bất lợi sẽ nổi lên, đôi khi triệt tiêu hẳn những tác
động tích cực, thậm chí còn làm cho tình huống trở nên tồi tệ hơn.
Huy động trái phiếu có nghĩa là chính phủ đi vay ở nước ngoài. Đã đi vay thì phải trả mà
còn phải trả với lãi suất cao. Một khoản đi vay chỉ có thể trả được khi suất sinh lợi mà nó
làm ra tối thiểu phải bằng lãi suất đi vay. Con số cụ thể ở đây là 7,125%.
Vấn đề đặt ra đầu tiên đối với khoản vay này là phải sử dụng một cách hiệu quả. Có nghĩa

là, việc sử dụng khoản vốn này không được rơi vào vết xe đổ của các khoản vốn vay ODA.
Nhìn vào Vinashin, đơn vị được ủy thác gánh vác trọng trách này, thấy rằng vào
cuối năm 2004, tổng tài sản của họ hơn 750 triệu đô la Mỹ một chút, tương đương với số
vốn vừa được giao, tổng doanh thu khoảng chừng 350 triệu đô la, và hệ số ROE (suất sinh
lợi trên vốn chủ sở hữu thấp hơn con số 7,13% rất nhiều). Hoạt động của Vinashin mới có
sự khởi sắc trong những năm gần đây. Trong kế hoạch được phê duyệt trong năm 2001,
với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30% thì đến năm 2010, quy mô về doanh thu, tài sản
của Vinashin sẽ gấp 4 lần hiện nay là một sự thành công vô cùng lớn lao, nhưng kế hoạch
mới được duyệt sẽ là gấp 5 lần. Tốc độ phát triển này đòi hỏi phải có một cách tổ chức cực
kỳ năng động và khả năng thích ứng vô cùng lớn. Nếu không, sẽ dẫn tới tình trạng “dục tốc
bất đạt".
Để triển khai kế hoạch phát triển này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt lại Điều lệ
tổ chức và hoạt động, đồng thời cho phép Vinashin thí điểm thuê tổng giám đốc nước
ngoài. Đây là bước chuẩn bị tốt và hợp lý. Số tiền trên đã được Vinashin phân bổ đều cho
các đơn vị trong tổng công ty. Cụ thể, các đơn vị đóng tàu được 60%, các dự án phát triển
công nghiệp 30% và các dự án phát triển đội tàu là 10%. Do được đầu tư công nghệ mới,
Vinashin đã đóng tàu đến 53 ngàn tấn vàđã ký nhận đóng các tàu tải trọng 100 – 150 ngàn
tấn. Bên cạnh đó, Vinashin cũng đầu tư mạnh cho công nghiệp phụ trợ nhằm nâng cao tỷ lệ
nội địa hóa và tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp này trong tương lai. Bằng
nguồn tiền trái phiếu quốc tế, Vinashin cũng đã đầu tư phần mềm thiết kế để nâng cao
năng lực tự thiết kế. Nếu như trước đây, Việt Nam chỉ có thể thiết kế tàu dưới 20 ngàn tấn
thì trong năm qua đã tự thiết kế tàu 53 ngàn tấn và tới đây sẽ tự thiết kế tàu 105 ngàn tấn.
Về triển khai đầu tư, hiện nay Vinashin đang đầu tư hàng loạt công trình nhằm hình
thành 3 cụm công nghiệp tàu thủy ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Cụ thể, Vinashin đang
đầu tư vào khu công nghiệp An Hồng – Hải Phòng chuyên sản xuất động cơ, sản xuất nồi
hơi, nội thất tàu thủy và các cơ sở về cơ khí khác. Khu công nghiệp Lai Vu – Hải Dương
tập trung vào cơ khí và sản xuất container. Khu công nghiệp Cái Lân đang triển khai dự án
cán nóng thép tấm 500 ngàn tấn phục vụ đóng tàu và sang năm sẽ có sản phẩm thay thế
nhập khẩu. Khu công nghiệp Dung Quất đầu tư nhà máy đóng tàu có năng lực đóng tàu
100 – 150 ngàn tấn và nâng lên đến 300 ngàn tấn, có thể sản xuất các giàn khoan dầu khí…

Tuy nhiên, khó khăn nhất của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là vấn đề quản
trị công ty, xử lý mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và người điều hành. Trong trường hợp thuê
người nước ngoài, nếu không có cơ chế hợp lý thì có thể xảy ra tình trạng lợi dụng nguồn
lực của chúng ta để tìm kiếm lợi ích cho bản thân họ. Còn nhiều vấn đề khác, song trên đây
là hai vấn đề đáng lưu ý nhất trong việc triển khai chiến lược phát triển Vinashin nói riêng,
ngành công nghiệp đóng tàu nói chung.
Đợt huy động vốn từ Quốc tế lần đầu tiên của Việt Nam đã mang lại những dấu
hiệu tốt song bên cạnh đó cần phải xem xét để sử dụng nguồn vốn ấy thật hợp lí, để không
trở nên lãng phí, thành gánh nặng cho thế hệ sau.
2. Năm 2007
Huy động vốn qua phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế đang được xem là xu
hướng phát triển tất yếu của thị trường vốn Việt Nam
Năm 2005, lần đầu tiên Chính phủ VN phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường
quốc tế đã thành công rực rỡ. Số lượng các nhà đầu tư quốc tế tham gia mua trái phiếu đạt
mức kỷ lục trên thị trường vốn trong nhiều năm trở lại đây.
Sau đợt phát hành thành công cuối năm 2005, việc tìm nguồn vốn trên thị trường
quốc tế trở thành một kênh huy động đầy hứa hẹn với nhiều tổng công ty lớn và các doanh
nghiệp Việt Nam.
Sau đợt phát hành, đã có nhiều doanh nghiệp "nhăm nhe" đưa trái phiếu của mình ra
thị trường quốc tế và Bộ Tài Chính luôn khẳng định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện kế
hoạch phát hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trình Chính phủ và được đồng ý về
nguyên tắc kế hoạch phát hành 800 triệu USD trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc
tế. Đầu tháng 6/2007, Bộ Tài Chính đã kiến nghị Chính phủ thông qua Nghị quyết phát
hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế với thời hạn từ 15 đến 20 năm (hiện tại
được mở rộng thời hạn huy động từ 10 đến 30 năm) cho Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty
Hàng hải, Tổng công ty Sông Đà và Lilama vay lại để đầu tư các dự án... Trong khi đó,
năm 2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến cần phải huy động cho đầu tư phát triển khoảng
554.000 tỷ đồng, tương đương 41,5% GDP (tăng 19,6% so với ước thực hiện năm 2007)
nhằm mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 9%. Thế nhưng vấn đề này đang gặp
phải khó khăn khi mà ngân sách chỉ có khả năng đáp ứng được 17,5% tổng nguồn vốn.

Việc huy động từ các nguồn khác, đặc biệt huy động qua phát hành trái phiếu ngoài nước
cũng được tính đến.
Theo Bộ Tài chính, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần có nguồn vốn đầu tư
khoảng 140 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước là 91 tỷ USD – chiếm tỷ trọng 65%,
phần còn lại khoảng 49 tỷ USD dự kiến huy động bổ sung từ các nguồn vốn bên ngoài như
FDI – 13 tỷ USD, ODA – 11 tỷ USD và vay thương mại của Chính phủ, doanh nghiệp
khoảng 25 tỷ USD.
Song thực tiễn việc huy động vốn thời gian qua cho thấy, hình thức huy động vốn
vay thương mại qua ngân hàng, thị trường vốn trong nước và một số kênh huy động vốn
thương mại khác đã bộc lộ sự hạn chế như: hệ thống ngân hàng trong nước chưa thể đáp
ứng đầy đủ nhu cầu vốn đầu tư trung và dài hạn bằng ngoại tệ cho các dự án lớn; các
khoản vay của ngân hàng thương mại trong nước hiện tại có lãi suất dao động từ Sibor 6
tháng cộng với lãi suất phụ trội từ 1,9-2,9% (khoảng 7,35% - 8,35%/năm) là quá cao so với
huy động trên thị trường quốc tế nói chung và so với phát hành trái phiếu quốc tế nói riêng;
nguồn vốn ODA có hạn và có xu hướng giảm đi khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng
trưởng ở mức cao; thị trường chứng khoán đang trong quá trình hình thành và phát triển
chỉ có khả năng huy động bằng nội tệ, quy mô còn nhỏ, kỳ hạn ngắn...
Bộ Tài chính đánh giá việc phát hành trái phiếu lần này sẽ tiếp tục khả quan do hệ
số tín nhiệm của Việt Nam năm 2006 - 2007 đã được cải thiện. Công ty đánh giá hệ số tín
nhiệm Moody’s nâng đánh giá về triển vọng cho Việt Nam từ “ổn định” lên “tích cực” là
tiền đề cho việc nâng hạng cho Việt Nam thời gian tới. Ngoài ra, OECD cũng đã nâng mức
phân loại rủi ro cho Việt Nam từ bậc 5 lên bậc 4 giúp mức bảo hiểm tín dụng cho các
khoản vay của Việt Nam giảm được khoảng 3%.
Bên cạnh đó, tình hình giao dịch trái phiếu Việt Nam trên thị trường thứ cấp sau đợt
phát hành năm 2005 cũng khả quan. Trái phiếu Chính phủ sau khi phát hành tăng giá liên
tục lên 104% (tương đương mức lãi suất 6,4-6,5%) trong suốt thời gian dài. Từ đầu năm
đến nay, giá trái phiếu có xu hướng tăng ổn định, tại thời điểm ngày 24/4/2007, mức giá đã
đạt tới 107,5% - tương đương lãi suất 5,766%.
Căn cứ vào các biến động thị trường và lãi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, Bộ Tài
chính nhận định rằng năm 2007 là thời điểm thuận lợi để phát hành trái phiếu ra thị trường

vốn quốc tế.
Ngày 5.6, Chính phủ đã thông qua đề án phát hành trái phiếu Chính phủ Việt Nam
ra thị trường vốn quốc tế năm 2007 với giá trị khoảng 1 tỉ USD có thời hạn 15 và 20 năm.
Sau khi Văn phòng Chính phủ đã hoàn chỉnh các thủ tục để trình lên Thủ tướng, Thủ tướng
ký ban hành nghị quyết về vấn đề này.
Bộ Tài chính lựa chọn khoảng 3 ngân hàng đầu tư nước ngoài hàng đầu làm đồng
bảo lãnh chính - đồng quản lý sổ đăng ký đầu tư theo hình thức chào thầu trực tiếp. Được
biết, nguồn vốn 1 tỉ USD từ việc phát hành trái phiếu dự kiến được phân bổ cho dự án Nhà
máy lọc dầu Dung Quất là 700 triệu USD (thời hạn vay 16 năm); cho dự án thủy điện Xê
Ca Mản 3 là 60 triệu USD (thời gian thu hồi vốn khoảng 10 năm) và cho dự án mua tàu
vận tải của Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) là 240 triệu USD.
Chủ trương phát hành trái phiếu ra nước ngoài nhằm hai mục tiêu. Một là, tạo ra
hình ảnh của Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế, huy động thêm nguồn lực để phát triển
vốn trong nước, trong điều kiện doanh nghiệp chưa trực tiếp tham gia được thị trường vốn
quốc tế. Hai là, giúp doanh nghiệp làm quen và tiến tới tự huy động được vốn quốc tế.
Có thể nói, năm 2007, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng
trưởng khá khả quan, bất chấp thị trường tài chính Việt Nam biến động, với quy mô tăng từ
11% GDP năm 2006 lên 13% GDP cuối 2007. Sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài đã
tăng lên đáng kể, khối này đã mua 50% khối lượng trái phiếu phát hành. Mặc dù tính thanh
khoản của Thị Trường Trái Phiếu Việt Nam vẫn bị hạn chế do tồn tại quá nhiều loại nhưng
tới năm 2008, khả năng phát triển của thị trường này vẫn được đánh giá là khá lớn. Đây sẽ
là động lực cơ bản cho sự thành công của các kế hoạch phát hành Trái phiếu Quốc tế.
Mặc dù nhận thức rõ các lợi ích có thể đem lại từ phát hành trái phiếu quốc tế, song
hiện nay, việc phát hành loại trái phiếu này đang gặp phải rất nhiều khó khăn trước mắt. Kế
hoạch phát hành 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế từ tháng 6/2007 đã bị hoãn lại,
và vẫn chưa có doanh nghiệp nào tiếp tục thực hiện được hoạt động này. Bắt nguồn từ bối
cảnh kinh tế toàn cầu, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn, thị trường tài chính quốc tế
tạm rơi vào tình trạng trầm lắng khiến các nhà đầu tư Mỹ cũng như các nước khác có phần
dè dặt hơn trong việc tham gia đầu tư vào trái phiếu của các quốc gia khác.
Về phía bản thân các chủ thể trong nước, để phát hành trái phiếu ra thị trường quốc

tế thì hiện tại doanh nghiệp vẫn đang gặp các trở ngại nhất định về định giá hệ số tín
nhiệm, về năng lực tài chính, về khâu kiểm toán... Điều quan trọng nhất lúc này là các
doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị tất cả các điều kiện phát hành và chờ đến khi thị
trường phục hồi trở lại sẽ chớp lấy thời cơ. doanh nghiệp Việt Nam phải xác định được nhà
đầu tư vào trái phiếu là ai để công bố công khai kế hoạch phát hành, mục đích huy động
vốn, tình hình hoạt động... một cách minh bạch. Đây là điều kiện tối cần thiết để đẩy nhanh
tiến trình thâm nhập thị trường vốn quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, từ đó tạo tiền
lệ mở đường cho phát hành cổ phiếu và niêm yết quốc tế.
3. Tình hình 2009:
3.1 Đợt I
Ngày 13/02/09, Thủ tướng vừa ký ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc
phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ trên thị trường vốn trong nước.
Theo đó, Bộ Tài chính sẽ quyết định khối lượng của từng đợt phát hành trên cơ sở
nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm và nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách nhà
nước. Và để huy động vốn cho các công trình trọng điểm phục vụ nhập khẩu thiết bị, máy
móc.
Đồng thời, Thủ tướng cũng giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định lãi suất trái
phiếu cho từng đợt phát hành sau khi tham khảo ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước.
Kỳ hạn trái phiếu là 1 năm trở lên, được niêm yết và giao dịch tại sở giao dịch
chứng khoán. Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức bảo lãnh, đấu thầu
hoặc bán lẻ thông qua hệ thống kho bạc Nhà nước.
Ngày 12/3/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 505/QĐ-BTC về việc
phát hành trái phiếu đợt I năm 2009. Cụ thể, trái phiếu được phát hành, niêm yết, giao dịch
và thanh toán bằng đồng USD. Mệnh giá trái phiếu: 100 USD/trái phiếu hoặc bội số của
100 USD.
Trong đó, loại trái phiếu phát hành dưới hình thức ghi sổ, huy động 100 triệu USD
kỳ hạn 1 năm; 100 triệu USD loại trái phiếu có kỳ hạn 2 năm và 100 triệu USD loại trái
phiếu có kỳ hạn 3 năm.
Trái phiếu có lãi suất cố định áp dụng cho cả kỳ hạn; Lãi suất đặt thầu được tính

theo tỉ lệ phần trăm (%) và có phần thập phân tối đa là 2 chữ số; Lãi suất trần sẽ do Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định; Lãi suất trúng thầu được xác định trên sơ sở kết quả đấu
thầu.
Tiền lãi trái phiếu được thanh toán định kỳ hàng năm vào ngày phát hành trái phiếu;
Tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần bằng mệnh giá khi đến hạn. Ngân sách Nhà
nước đảm bảo nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn.
Ngoài ra, chủ sở hữu trái phiếu Chính phủ bằng USD được quyền chuyển nhượng,
tặng, thừa kế, hoặc sử dụng để cầm cố trong các quan hệ tín dụng... theo các quy định của
pháp luật. Bên cạnh đó, chủ sử hữu trái phiếu phải kê khai và nộp thuế đối với lãi trái phiếu
theo quy định của pháp luật hiện hành.
Ngày 16/6, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát hành trái phiếu Chính
phủ bằng ngoại tệ năm 2009 khoảng 1 tỷ USD cho mục đích đầu tư cho các dự án trọng
điểm và bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước, theo Quyết định số 211/QĐ-TTg ngày
13/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ
trên thị trường vốn trong nước.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục theo dõi quan hệ cung cầu trên thị trường để xem xét
quyết định việc phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ tại thị trường vốn trong nước
các đợt tiếp theo trong năm 2009 vào thời điểm thích hợp.
3.2 Đợt II
Ngày 17/8, Bộ Tài Chính ban hành Quyết định 1958/QĐ- BTC về việc phát
hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ đợt II năm 2009.
Theo đó, Kho bạc Nhà nước phát hành thêm trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ
trên thị trường nội địa với tổng khối lượng phát hành là 250 triệu. Thời gian phát hành từ
ngày 20/8/2009 đến hết ngày 31/8/2009, trong đó loại trái phiếu có kỳ hạn 1 năm có khối
lượng 100 triệu USD; kỳ hạn 2 năm có khối lượng 100 triệu USD và kỳ hạn 3 năm có khối
lượng 50 triệu USD.
Trái phiếu sẽ được bán bằng mệnh giá là 100 USD/trái phiếu và được phát hành
thông qua hình thức đấu thầu tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đợt phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ lần này nhằm mục đích đầu tư cho các dự án

trọng điểm và bù đắp bội chi Ngân sách Nhà nước.
Kết quả hai đợt phát hành trái phiếu:
ĐỢT 1:
Nguồn: Thống kê từ HNX
ĐỢT 2:
Đợt đấu thầu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Ngày đấu thầu 24/08/2009 26/08/2009 28/08/2009
Kỳ hạn trái phiếu 1 năm 2 năm 3 năm
Số lượng thành viên tham gia 10 6 2
Mức lãi suất đăng ký thấp nhất 2,00% 2,90% 3,80%
Mức lãi suất đăng ký cao nhất 4,50% 4,50% 5,00%
Lãi suất trúng thầu 2,98% 3,75% 3,90%
Lãi suất trần 2,98% 3,75% 3,90%
Số tiền đăng ký(triệu USD) 370 67 30
Đợt đấu thầu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3
Ngày đấu thầu 20/03/2009 24/03/2009 27/03/2009
Kỳ hạn trái phiếu 1 năm 2 năm 3 năm
Số lượng thành viên tham gia 30 13 7
Mức lãi suất đăng ký thấp nhất 1,50% 1,95% 2,15%
Mức lãi suất đăng ký cao nhất 6,00% 6.00% 7,00%
Lãi suất trúng thầu 3,00% 3,20% 3,60%
Lãi suất trần 3,00% 3,30% 3,60%
Số tiền đăng ký (triệu USD) 766 494 362,1
Số tiền gọi thầu (triệu USD) 100 100 100
Khối lượng trúng thầu (triệu
USD) 100 80.01 50.1

×