Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

KL11 -57 02.1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.13 KB, 7 trang )

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo phải
vươn lên đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định: “Giáo dục và
Đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và
động lực đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Do đó cần “
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung,
phương pháp dạy và học, thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa
giáo dục; chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”, nhằm mục tiêu “đào tạo con
người việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm
mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” [3,
tr.25], [1,tr.150].
Giáo dục thể chất (GDTC) được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm
giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng
cao khả năng làm việc, kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo dục thể chất
trong nhà trường thực sự có vị trí quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ
phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ làm phong phú thêm đời sống văn
hoá tinh thần của nhân dân, thiết thực phục vụ những nhiệm vụ kinh tế - xã
hội trong tình hình mới. Giáo dục thể chất là một mặt không thể thiếu của
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Đảng và Nhà nước coi công tác
GDTC trong nhà trường là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục cũng như trong chiến lược phát triển sự nghiệp thể dục thể thao
(TDTT).
Đổi mới và mở cửa cũng tạo ra nhiều vấn đề mới trong đào tạo Đại
học (ĐH), quản lý và giáo dục sinh viên. Nhiều vấn đề của thời đại ngày
nay như việc làm, lao động, học vấn, sức khỏe…cũng đồng thời xuất hiện
và được tập trung giải quyết đối với học sinh – sinh viên trong đó có vấn
đề giáo dục thể chất và thể thao.GDTC là một môn học quan trọng, giúp


sinh viên rèn luyện thể lực góp phần vào việc phát triển toàn diện cho sinh
viên. Mục đích của GDTC cho sinh viên là góp phần đào tạo đội ngũ cán
bộ, chuyên gia có trình độ cao, khoa học kỹ thuật cho đất nước, có thể chất
cường tráng, có tri thức và tay nghề cao, có nhân cách của con người Việt
Nam, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của kinh tế thị trường, xứng đáng
với vai trò là người chủ tương lai của đất nước. Xây dựng xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh và nhà nước pháp quyền định hướng Xã hội chủ
nghĩa.
Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo và tập luyện thể dục thể thao
(TDTT) là nhiệm vụ hàng đầu của các trường nói chung và trường Đại học
Sư phạm Hà Nội nói riêng, trong đó nhiệm vụ hàng đầu thuộc về khoa
Giáo dục thể chất.
Giáo dục thể chất trong các nhà trường sư phạm góp phần : Thực
hiện mục tiêu đào tạo toàn diện đội ngũ cán bộ giáo viên trong tương lai,
có sức khoẻ đáp ứng yêu cầu của nghề nghiệp và có khả năng vận dụng thể
dục thể thao vào thực tiễn lao động sản xuất sau này. Thực hiện nhiệm vụ
giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực của sinh viên;
giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần tập thể, ý thức tổ
chức kỷ luật,yêu thích các môn thể thao, xây dựng học tập và rèn luyện
thân thể; duy trì củng cố sức khoẻ cho sinh viên phát triển cơ thể một cách
hài hoà, xây dựng thói quen, loại trừ thói quen xấu trong cuộc sống, tổ
chức các hoạt động thi đấu thể thao. Nhằm tích cực hoá sinh viên, đạt được
hiệu quả tốt trong quá trình học tập, thực hiện tốt công tác xã hội hoá của
Đảng và Nhà nước về thể dục thể thao.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là trường đại học sư phạm đầu tiên
của nước ta (trường thành lập năm 1951), hiện nay trường đào tạo 22
chuyên ngành khác nhau. Trên con đường phát triển đi lên trở thành trường
đại học trọng điểm, song song với việc không ngừng nâng cao chất lượng
đào tạo chuyên môn, nhà trường luôn chú trọng công tác GDTC để đạt
được mục tiêu giáo dục toàn diện sinh viên. Được sự quan tâm hỗ trợ của

lãnh đạo các cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi nhà tập góp phần
đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy nội khoá và ngoại khoá cho sinh viên
nhà trường.
Trong những năm gần đây, nhà trường đã đạt được những thành
công đáng khích lệ về hoạt động GDTC; đảm bảo thực hiện nghiêm túc
chương trình quy định về GDTC của Bộ giáo dục và Đào tạo; tổ chức,
huấn luyện đội tuyển thể thao tham gia các hoạt động thi đấu thể thao trong
và ngoài nhà trường đạt được nhiều thành tích thứ hạng cao điều này có
ảnh hưởng vô cùng lớn lao trong khu vực và toàn quốc. Bên cạnh đó, công
tác giáo dục thể chất của trường vẫn còn hạn chế như: Hình thức giảng dạy
nội khoá chưa được phong phú, sinh viên học tập môn thể dục chưa tích
cực, tỉ lệ phần % số sinh viên thi lại và học lại còn nhiều, sinh viên chưa ý
thức được nhiệm vụ học tập của mình. Nhiều sinh viên cố gắng tập luyện
nhưng vẫn không đáp ứng được yêu cầu của bộ môn GDTC. Vì vậy, việc
nhu cầu học tập môn GDTC của nữ sinh viên là một vấn đề cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên chúng tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá
thực trạng và nhu cầu học tập môn giáo dục thể chất của nữ sinh viên
trường Đại học Sư phạm Hà Nội
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về TDTT
1.2. Khái quát về giáo dục thể chất trong các trường đại học
1.2.1. Mục tiêu giáo dục thể chất ở bậc đại học
1.2.2. Nhiệm vụ của công tác giáo dục thể chất ở bậc đại học
1.2.3. Đặc điểm giáo dục thể chất ở bậc đại học
1.3. Khái quát chung về trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1.3.1. Đặc điểm chung.
1.3.2 Vai trò và vị trí của nhà trường sư phạm trong đào tạo giáo viên
1.3.3. Đặc điểm học tập của sinh viên sư phạm
Khái niệm về học tập của sinh viên sư phạm

1.4. Chức năng và nhiệm vụ của khoa Giáo dục thể chất
1.5. Vai trò của tự giác tích cực trong Giáo Dục Thể Chất
1.5.1. Tính tích cực:
1.5.2. Tính tích cực học tập
1.5.3. Biểu hiện của tính tích cực học tập
1.5.4. Vị trí của nguyên tắc tự giác tích cực trong giáo dục thể
chất:
1.6. Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm
1.6.1. Nhu cầu
1.6.2. Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ
CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
2.1. Thực trạng kết quả học tập môn giáo dục thể chất của nữ
sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2.2. Thực trạng về tính tích cực của nữ sinh viên trong học tập môn
GDT
2.2.1. Hứng thú học tập môn thể dục của nữ sinh viên trường ĐHSP Hà
Nộ
2.2.2. Nhận thức sinh viên về môn học GDTC
1.5. Vai trò của tự giác tích cực trong Giáo Dục Thể Chất
1.5.1. Tính tích cực:
1.5.2. Tính tích cực học tập
1.5.3. Biểu hiện của tính tích cực học tập
1.5.4. Vị trí của nguyên tắc tự giác tích cực trong giáo dục thể
chất:
1.6. Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm
1.6.1. Nhu cầu
1.6.2. Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ
CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

2.1. Thực trạng kết quả học tập môn giáo dục thể chất của nữ
sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2.2. Thực trạng về tính tích cực của nữ sinh viên trong học tập môn
GDT
2.2.1. Hứng thú học tập môn thể dục của nữ sinh viên trường ĐHSP Hà
Nộ
2.2.2. Nhận thức sinh viên về môn học GDTC
2.2.3. Biểu hiện trong hoạt động học tập của sinh viên
2.2.3.1. Thực trạng về sự chuẩn bị của sinh viên trước khi lên
lớp học thể dục.
2.2.3.2. Thái độ học tập trong giờ học GDTC của sinh viên sư
phạm trường ĐHSP Hà Nội
2.3. Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa thể dục thể thao
của sinh viên sư phạm
2.3.1. Mức độ tham gia tập luyện ngoại khóa của sinh viên nữ
trường ĐHSP Hà Nội

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×