Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Bài tập tình huống – Bình luận:
1. Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tác động như thế nào tới hoạt
động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp?
2. Sự thỏa mãn công việc có tác dụng như thế nào trong quá trình quản lý?
Bài làm:
1. Người lãnh đạo chính là nhà quản lý cao nhất trong một tổ chức, cụ thể ở
đây là trong doanh nghiệp. Vì vậy, một trong những công việc của người
lãnh đạo chính là quản lý. Để tìm hiểu tác động của năng lực quản lý tới
hoạt động sản xuất kinh doanh, cần xác định rõ các chức năng của quản
lý, vai trò của Nhà quản lý trong Doanh nghiệp.
Hoạt động quản lý có chức năng, vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN). Quản lý là quá trình
lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhằm đạt được mục đích, mục
tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường luôn biến động và nguồn lực
hữu hạn, vì vậy doanh nghiệp không thể hoạt động được nếu không có
hoạt động quản lý, dù hình thức quản lý, cách thức quản lý có thể khác
nhau trong các tổ chức, các doanh nghiệp khác nhau.
Đối với người lãnh đạo nói riêng, các chức năng quản lý còn thể hiện ở
mức độ cao hơn, thể hiện tầm nhìn của người lãnh đạo.
Hoạt động quản lý rất quan trọng trong doanh nghiệp, và hoạt động quản
lý được thực hiện bởi nhà quản lý (NQL), vì vậy vai trò của NQL trong
hoạt động DN là rất quan trọng. NQL giỏi là nền tảng cho sự phát triển
của tổ chức, sự thịnh vượng của doanh nghiệp. Riêng người lãnh đạo
đóng vai trò then chốt, thể hiện thông qua vai trò quản lý ở cấp cao nhất,
trên cơ sở tầm nhìn và định hướng cho sự phát triển của tổ chức cùng với
các phương thức thực hiện nó. Vai trò của NQL bao gồm các vai trò cơ
bản:
- Vai trò liên kết con người
- Vai trò thông tin
- Vai trò ra quyết định
1
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Để thực hiện công việc hiệu quả, vai trò liên kết con người thể hiện ở việc
NQL cần có khả năng huy động, phát huy được sức mạnh của những cá
nhân khác nhau trong tổ chức để thực hiện mục đích, mục tiêu của tổ
chức. Liên kết con người tạo động lực chung cho cả tổ chức. NQL không
chỉ liên kết con người bên trong tổ chức, mà còn liên kết tổ chức với
những con người bên ngoài tổ chức, thể hiện ở vai trò là người đại diện.
Để có những quản lý hiệu quả, cũng như để bộ máy của DN hoạt động
trơn tru, NQL phải thể hiện được vai trò thông tin của mình. Vai trò này
thể hiện ở việc NQL cần nắm bắt thông tin kịp thời và chính xác để có
những quyết sách phù hợp. Thông tin NQL phải là thông tin đa chiều,
ngoài việc truyền tải những quyết định xuống cho cấp dưới còn phải tiếp
nhận thông tin phản hồi từ cấp dưới lên, tiếp nhận thông tin từ cấp trên
xuống, tiếp nhận thông tin từ những thay đổi ở môi trường bên ngoài, để
từ đó tổng hợp xử lý thông tin đưa ra hành động có hiệu lực, hiệu quả và
bền vững.
Để giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh
của DN, NQL cần thể hiện được vai trò ra quyết định của mình. Sản
phẩm của các NQL là những quyết định quản lý, và DN chỉ có thể phát
triển vững mạnh được khi những quyết định quản lý là đúng đắn được
đảm bảo thông tin trong điều kiện môi trường biến động.
Người lãnh đạo thể hiện được vai trò quản lý của mình trong tổ chức và
đưa ra được những chiến lược hoạt động phù hợp với điều kiện môi
trường thì DN sẽ theo đó mà ngày càng phát triển. Ngược lại, khi không
thể hiện được các năng lực quản lý, không có những quyết định đúng đắn,
kịp thời thì hoạt động sản xuất kinh doanh của DN sẽ gặp những khó
khăn, trở ngại, và thậm chí nếu điều này diễn ra trong khoảng thời gian
dài mà không có biện pháp khắc phục thì DN sẽ không tồn tại được.
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2. Sự thỏa mãn công việc có tác dụng như thế nào tới quá trình quản lý
Quản lý suy cho cùng là quản lý con người. Như vậy để tìm hiểu tác động
của sự thỏa mãn công việc tới quản lý, cần tìm hiểu tác động của sự thỏa
mãn công việc tới con người.
Sự thỏa mãn công việc hiểu theo nghĩa chung nhất là sự hài lòng về công
việc hiện tại con người đang làm, và môi trường xung quanh công việc.
Sự thỏa mãn về công việc thể hiện trên những khía cạnh sau:
- Sự hài lòng về công việc
- Sự hài lòng về thu nhập
- Sự hài lòng về vị trí
- Sự hài lòng về các mối quan hệ
- Sự hài lòng về nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, áp lực công việc
Bắt nguồn từ sự hài lòng về các yếu tố trên, tác động đến con người:
- Có động lực, động cơ làm việc
- Có niềm tin vào công việc, vào tổ chức
- Có sự gắn bó giữa cá nhân với tổ chức
- Có sự hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tổ chức
- Có tâm lý thoải mái trong công việc, bầu không khí làm việc thuận lợi
Dù ở cương vị nào, là nhân viên hay là nhà quản lý thì sự hài lòng về
công việc đều đưa đến những tác động tương tự nhau. Và đặc biệt trong
hoạt động quản lý của Nhà quản lý, việc hiểu được điều này và tìm cách
đem đến sự hài lòng trong công việc cho nhân viên là rất quan trọng. Nó
3
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
giúp quá trình quản lý đạt hiệu quả và thuận lợi hơn rất nhiều so với trong
một tổ chức mà mọi người không hài lòng với công việc của mình.
4